Đại Đạo tạo con đò cứu khổ, Hướng đạo cần tự độ, độ tha. Năm chi bảy phái hiệp hòa, Trương cờ Đại Đạo xây tòa vạn linh.

LỜI GIAO CẢM

LỜI GIAO CẢM
(Kích vào hình ảnh để xem tiếp lời giao cảm)
  Xin chân thành cảm ơn quý huynh, tỷ, đệ, muội và quý độc giả đã ghé thăm NGÔI NHÀ ĐẠI ĐẠO
Hiển thị các bài đăng có nhãn KHOA HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn KHOA HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 15 tháng 6, 2021

Lá Thư Từ Bên Kia Thế Giới



* Nhà văn Nguyên Phong biên soạn và dịch thuật.

Bác sĩ Alizabeth Kubler Ross, người tiền phong trong lãnh vực nghiên cứu về hiện tượng hồi sinh cho biết:  "Con người sợ chết như con nít sợ ma, họ đã nhìn cái chết một cách sợ hãi, ghê tởm và cố gắng phủ nhận nó vì nó làm gián đoạn sự liên tục của đời sống.

Thứ Hai, 7 tháng 6, 2021

KIẾM TÌM THƯỢNG ĐẾ


Trích trong "DƯỚI MÁI ĐẠO VIỆN" của Huệ Khải


Đây là chuyện tôi nghe:
Trà đồng lên Tàng Kinh Các gặp sư huynh quản thủ. Nhìn quyển tập nơi tay chú em, quản thủ hỏi:

Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2021

KHOA HỌC THỰC NGHIỆM VÀ KHOA HỌC CHIÊM TINH BÍ TRUYỀN


                                 

KHOA HỌC THỰC NGHIỆM VÀ 
KHOA HỌC CHIÊM TINH BÍ TRUYỀN

 (Trích "Hành trình về phương đông"- Nguyên Phong)

Lawrence Keymakers là một người Anh giàu có, sống tại Benares nhiều năm. Ông làm chủ nhiều xí nghiệp lớn và có một kiến thức rất rộng về xứ này. Thương gia Lawrence khoản đãi phái đoàn trong tòa biệt thự rộng, xây cất bên bờ sông Hằng.

Sau câu chuyện xã giao, Giáo sư Allen lên tiếng: “Bạn nghĩ sao về những điều người Ấn gọi là minh triết thiêng liêng và những sự kiện mê tín dị đoan xảy ra ngoài chợ?”

Lawrence lắc đầu: “Xứ này vẫn có những trò biểu diễn như thế, nhưng ngoài những cái mà ta cho là ảo thuật hoặc mê tín dị đoan còn ẩn náu những ý nghĩa tâm linh rất ít ai biết được. Muốn tìm hiểu phải nghiên cứu cặn kẽ chứ không thể kết luận vội vã.”

Giáo sư Olivers bật cười: “Bạn cho rằng những trò ngồi bàn đinh, thổi kèn gọi rắn còn ẩn dấu những ý nghĩ tâm linh hay sao?”

“Tùy tâm trạng của mình mà xét đoán sự kiện, nếu ta nhìn nó dưới cặp mắt của người Âu thì ta sẽ chỉ thấy nó là một trò múa rối, không hơn không kém, nhưng nếu ta gạt bỏ các thành kiến, biết đâu ta chẳng học hỏi thêm được nhiều điều.”

Giáo sư Allen châm biếm: “Bạn ở Ấn đã lâu, chắc đã học hỏi được nhiều điều mới lạ?”

Lawrence mỉm cười: “Đúng thế, tôi đã học hỏi rất nhiều và điều đầu tiên tôi học được là sự khiêm tốn. Chỉ có sự khiêm tốn mới giúp ta học hỏi thêm những điều mới lạ. Các bạn hãy nhìn ly nước đầy trên tay tôi đây, nếu tôi tiếp tục rót thêm thì nước sẽ tràn ra ngoài. Trừ khi tôi đổ bớt nước trong ly đi thì tôi mới rót thêm nước vào được. Kiến thức cũng thế, chỉ khi ta khiêm tốn gạt bỏ những thành kiến có sẵn ta mới tiếp nhận thêm được những điều mới lạ. Các bạn muốn nghiên cứu học hỏi những minh triết của xứ Ấn, nhưng vẫn giữ thành kiến của người Âu, khinh bỉ mọi sự thì có khác chi ly nước đầy, làm sao rót thêm nước vào được nữa?”

Mọi người im lặng, câu nói thẳng của vị thương gia ít nhiều đã va chạm tự ái phái đoàn. Dù sao họ cũng là những khoa học gia nổi tiếng nhất của hoàng gia Anh, lúc nào cũng được nể vì, kính trọng.

Để phá tan bầu không khí nặng nề, Giáo sư Mortimer chỉ một hình vẽ lạ lùng treo trên tường: “Đây là hình vẽ gì vậy? Trông như các tinh tú thì phải?”

“Bạn nói đúng, đó là lá số tử vi của tôi.”

Mọi người bật cười, Giáo sư Allen khôi hài: “Lá số tử vi? Lawrence thân mến, bạn đã trở thành người Ấn hồi nào vậy?”

Lawrence nghiêm mặt: “Đây là một món quà vô giá của Sudeih Babu, nhà chiêm tinh giỏi nhất Ấn Độ.”

Một lần nữa, toàn thể phái đoàn phá lên cười vì nghĩ đến những gã thầy bói ngồi xổm bên lề đường. Khắp xứ Ấn, chỗ nào cũng có thầy bói, thầy tướng kiếm ăn qua sự mê tín của dân chúng. Đồ nghề của họ là một vài cuốn sách bẩn thỉu, vài niên lịch lạ lùng. Họ tự hào có thể biết rõ số phận sang hèn mọi người, nhưng hình như không biết gì về số phận của chính họ.

Lawrence lắc đầu: “Sudeih là một vị thầy, một người thuộc giai cấp thượng lưu quý phái chứ không phải loại thầy bói hạ cấp. Y nghiên cứu tử vi từ nhỏ và có thể biết trước nhiều điều quan trọng. Các bạn muốn khảo cứu hiện tượng huyền bí sao không đến gặp y. Biết đâu y chả giúp các bạn? Sudeih có thói quen là không bao giờ tiếp khách lạ nhưng y là bạn thâm giao của tôi, tôi sẽ hết lòng giới thiệu.”

Giáo sư Allen lắc đầu: “Chúng tôi muốn nghiên cứu nền văn minh xứ Ấn, chứ không phải xem vận mạng hên xui tốt xấu.”

Lawrence mỉm cười bí mật: “Như thế các bạn lại càng phải đến gặp nhà chiêm tinh này. Các bạn nên nhớ dù muốn, chưa chắc Sudeih đã chịu tiếp các bạn. Chính tiểu vương xứ Punjab đến xin yết kiến ba ngày, ba đêm mà Sudeih cũng không thèm tiếp...”

* * *
Nhà chiêm tinh ở một biệt thự rộng lớn, quanh nhà trồng rất nhiều cây cảnh. Đã có hẹn trước nên gia nhân mời tất cả mọi người vào trong phòng khách. Đó là một căn phòng rất lớn, trang trí sang trọng như phòng một ông hoàng. Sudeih Babu là một người Ấn gầy gò, nhỏ bé, nhưng có một đôi mắt sáng ngời, chứng tỏ một đời sống nội tâm dồi dào.

Y di chuyển hết sức chậm rãi như một con mèo và nói tiếng Anh rất đúng giọng và lịch sự:

“Keymakers cho biết các ông muốn tìm hiểu về khoa chiêm tinh?”

Giáo sư Olivers nói ngay: “Xin ông hiểu cho, chúng tôi muốn sưu tầm các hiện tượng huyền bí chứ không hoàn toàn tin tưởng gì về môn này.”

Babu im lặng nhìn mọi người, y lạnh lùng: “Nếu các ông muốn, tôi có thể lấy lá số tử vi cho các ông.”

Giáo sư Olivers nghi ngờ: “Xin ông đừng dài dòng về tương lai và may rủi. Hãy nói thử về quá khứ của tôi xem sao.”

Babu gật đầu hỏi Giáo sư Olivers vài câu về ngày sinh rồi y phóng bút vẽ các ký hiệu lạ lùng lên một tờ giấy.

Y chậm rãi tuyên bố: “Ông sinh trưởng trong một gia đình thương gia. Từ nhỏ ông nuôi mộng hải hồ thích du lịch, nhưng gia đình ông nghiêm khắc ngăn cấm. Thân phụ ông muốn con mình phải theo học về thương mại tại Oxford để nối nghiệp. Tuy nhiên, ông lại có năng khiếu về khoa học, nên chỉ một thời gian ngắn ông đã chuyển qua ngành Vật lý học. Cha ông giận quá, nhất định không giúp đỡ gì ông nữa. Gia tài sự nghiệp truyền cho các em ông. Đến khi ông trở nên một khoa học gia lỗi lạc của hoàng gia Anh thì cha ông lại bắt ông trở về đi vào con đường chính trị. Dưới áp lực gia đình, ông thành hôn với một thiếu nữ giòng dõi quý tộc. Cuộc hôn nhân không mang lại hạnh phúc và ông vùi đầu trong phòng thí nghiệm để tìm quên. Người vợ quen thói giao thiệp rộng đã phá nát tài sản, sự nghiệp và còn ngoại tình. Cha ông buồn phiền, thất vọng qua đời. Ông chịu đựng người vợ suốt 18 năm cho đến khi bà ta từ trần. Sau khi thu xếp mọi việc, ông gia nhập phái đoàn với mục đích rời xa Luân Đôn và thỏa mãn giấc mộng hải hồ.”

Giáo sư Olivers ngồi im không thốt lên một tiếng, chứng tỏ những điều Babu nói không sai. Một không khí nặng nề bao trùm căn phòng. Babu lạnh lùng tiếp:

“Ông có muốn tôi nói thêm chi tiết hay nói về tương lai nữa không?”

Giáo sư Olivers lắc đầu xua tay, mặt mày tái nhợt như người vừa trải qua một điều gì kinh khủng. Giáo sư lên tiếng: “Nhưng tại sao các tinh tú ở xa lại ảnh hưởng đến từng cá nhân được?”

Babu thong thả trả lời: “Nếu tinh tú ở xa quá thì khoa học thực nghiệm giải thích thế nào về ảnh hưởng của mặt trăng đối với nước thủy triều lên xuống hoặc chu kỳ trong thân thể đàn bà?”

“Nhưng nếu tôi bị tai nạn thì điều đó ăn nhập gì đến các hành tinh.”

Babu lắc đầu mỉm cười:

“Các ông nên nghĩ thế này, tinh tú chỉ là biểu tượng mà thôi. Tự nó không ăn nhập gì đến chúng ta hết, mà chính cái dĩ vãng của ta đã ảnh hưởng đến đời sống hiện tại. Tinh tú chỉ phản chiếu lại cái ảnh hưởng này mà thôi. Không ai có thể hiểu khoa chiêm tinh nếu họ không tin luật luân hồi (reincarnation). Con người chết và tái sinh trở lại trong nhiều kiếp. Định mệnh của y theo dõi và ảnh hưởng lên đời sống của y theo Luật Nhân Quả (Karma — Cause and Effect). Nếu ta không tin con người chết đi và đầu thai lại để học hỏi, để tiến hóa, để trở nên một người toàn thiện, thì mọi sự đều là ngẫu nhiên hay sao? Một Thượng Đế công bình, bác ái lẽ nào dung túng điều này?

Khi qua đời, thể xác hư thối tan rã nhưng tính tình, dục vọng, ý chí vẫn còn nguyên cho đến khi ta đầu thai vào một kiếp sống mới thì những tính này sẽ trở nên cá tính (personality) của kiếp sau. Các hành tinh chỉ là tấm gương ghi nhận các nguyên nhân này và phản chiếu trở lại. Bất cứ một hành động nào cũng tạo nên một nguyên nhân dù xấu hay tốt, ví như ta ném một trái bóng lên không trung. Trước sau gì nó cũng rơi xuống vì trọng lượng và ảnh hưởng của sức hút trái đất, nhưng đến khi nào nó rơi xuống còn tùy sức ném của ta nặng nhẹ ra sao. Khoa chiêm tinh nghiên cứu các vũ trụ tuyến này để đoán được khi nào cái nguyên nhân trước sẽ trở lại.”

Babu im lặng một lúc và thong thả giải thích thêm:

“Trước khi đi xa hơn, tôi muốn các ông hiểu lịch sử chiêm tinh để có một cái nhìn thật đứng đắn. Từ ngàn xưa, chiêm tinh học vẫn được coi là một khoa học quan trọng. Chiêm tinh gia chỉ đứng ở địa vị thứ hai, sau giáo sĩ mà thôi. Đối tượng của khoa chiêm tinh là vũ trụ. Tiếc thay phần này đã bị thất truyền, chỉ còn phần nhỏ nói về sự liên hệ giữa con người và các bầu tinh tú, còn được lưu truyền đến nay và được xem là khoa bói toán. Khoa chiêm tinh có từ lúc nào không ai biết, nhưng hiền triết Bhrigu đã truyền dạy các môn đồ của ông vào khoảng sáu ngàn (6.000) năm trước.

Nòng cốt của nó nằm trong bộ sách Brahma Chinta do ông soạn ra. Bhrigu có bốn đệ tử. Người thứ nhất rất giỏi về khoa học đã đi sang Ba Tư (Iran) lập nghiệp, từ đó ngành chiêm tinh đi về hướng Tây và ảnh hưởng đến Hy Lạp và La Mã sau này. Người thứ hai rất giỏi về triết học đi về phương Đông, sang Trung Hoa truyền bá ngành này ở đây. Người thứ ba thích nghiên cứu những hiện tượng siêu hình đã lên Tuyết Sơn nhập thất và sau truyền môn này cho dân chúng Tây Tạng. Người thứ tư ở lại xứ Ấn, và làm đến chức quốc sư. Bộ sách Brahma Chinta được coi là quốc bảo cất trong cung điện.

Sau này, các hoàng tử tranh cướp ngôi vua đã giành nhau bộ sách quý. Sau mấy chục năm chinh chiến, bộ sách được phân chia làm nhiều phần, mỗi ông hoàng giữ một mảnh, và từ đó khoa chiêm tinh trở nên thất truyền. Các mảnh vụn này đã được các thầy bói sưu tầm, ghi chép lại để kiếm ăn, nhưng họ chỉ nắm một vài then chốt chứ không sao hiểu hết. Như các ông thấy, căn nhà này rất lớn, gồm có 49 phòng, mỗi phòng đều chứa đầy các sách vở do tôi sưu tầm. Tất cả gia tài sự nghiệp của tôi đều được sử dụng để sưu tầm các sách cổ... Tôi xuất thân từ một gia đình hoàng tộc nhưng tôi chỉ ham mê khoa chiêm tinh. Tôi bỏ ra mấy chục năm nghiên cứu, theo học các vị chiêm tinh gia nổi tiếng cho đến khi sưu tầm được bộ Brahma Chinta. Dĩ nhiên, bộ sách này nguyên bản mấy ngàn trang nhưng tôi chỉ sưu tầm được có vài trăm trang và tốn gần hai mươi năm nghiên cứu nó.”

Babu mỉm cười nhìn Giáo sư Olivers: “Bạn Olivers thân mến, lá số tôi lấy cho ông rất khác thường so với người Âu. Tin hay không tùy ý bạn, đúng hay sai, chỉ bạn biết, nhưng tôi muốn nói thêm rằng các nghiệp quả đã trả xong. Đời bạn đã bước vào một khúc quanh quan trọng. Lá số cho thấy bạn đã đến bên thềm đạo và sẽ được một sự dìu dắt của một hiền giả.”

Giáo sư Olivers cảm động xiết chặt đôi tay gầy guộc của nhà chiêm tinh. Toàn thể phái đoàn cũng xúc động không kém. Khi trước họ đã nghi ngờ khoa bói toán, nhưng sự kiện vừa xảy ra đã thay đổi tất cả. Không ai ngờ Giáo sư Olivers lại có một đời sống cá nhân bất hạnh như thế.

Babu đưa toàn thể phái đoàn đi xem những căn phòng chứa sách với những tủ lớn chứa đựng hàng ngàn cuốn sách cổ. Giáo sư Mortimer, một nhà khảo cổ học của trường Harvard đã phải kinh ngạc trước kho tàng sách vở vô giá này. Có những bộ sách viết trên lá buôn (papyrus) cả ngàn năm trước, xen lẫn các tài liệu khắc trên gỗ vào thế kỷ thứ sáu. Toàn thể phái đoàn có cảm tưởng như phần lớn kho minh triết xứ Ấn đều tập trung nơi đây.

Giáo sư Mortimer lên tiếng: “Những sách vở này nói về những gì vậy?”

“Đó là những sách về vấn đề tôn giáo, minh triết cổ truyền, triết học Ấn Độ.”

“Như thế ông cũng là một triết gia?”

Babu mỉm cười: “Một người không hiểu về triết lý sẽ chỉ là một hạng chiêm tinh tồi hay thầy bói hạ cấp.”

“Ông có thu nhận đệ tử không?”

“Có rất nhiều người đến xin tôi dạy dỗ nhưng tôi từ chối vì thấy họ không đủ thiên tư để lĩnh hội hay không đủ ý chí để đi đến cùng. Tôi nghĩ mình chưa đủ sức làm thầy ai hết mà chỉ là một người ham mê nghiên cứu, cũng như các ông là những khoa học gia say mê kiến thức khoa học.”

“Nhưng ông cũng dùng chiêm tinh để hướng dẫn đời mình chứ? Ông có thể xem được quá khứ vị lai kia mà.”

Babu lắc đầu: “Không đâu, tôi đã tìm thấy ánh sáng Chân Lý,và không cần đến khoa chiêm tinh nữa. Khoa học này chỉ hữu ích cho những kẻ còn lần mò trong bóng tối. Tôi đã hoàn toàn trao trọn đời mình vào tay Thượng Đế (Brahman), không còn lo nghĩ, ưu phiền gì về tương lai nữa. Bất cứ điều gì xảy ra tôi cũng chấp nhận như ý muốn của Ngài.”

“Nếu ông bị kẻ hung dữ hãm hại làm lâm nguy tính mạng thì ông có cho đó là Thiên ý không? Ông sẽ làm gì để tự vệ chứ?”

“Tôi biết rằng trong khi nguy cấp chỉ cần cầu nguyện là đủ. Cầu nguyện là cần thiết vì lo âu chẳng ích gì. Nhiều khi tôi gặp khó khăn, lúc đó tôi ý thức sự giúp đỡ của Thượng Đế hơn bao giờ hết. Các bạn có biết rằng tôi đã xé bỏ lá số tử vi của mình từ khi tìm thấy ánh sáng Chân Lý. Tôi tin chắc rằng con người có thể cải tạo tinh thần để hòa hợp với Thượng Đế, còn các việc xảy ra do hậu quả của quá khứ ta không thể thoát được thì lo lắng có ích gì?”

Ý niệm về Thượng Đế là điều phái đoàn luôn luôn nghe nói đến, người dân Á châu có một tinh thần tôn giáo rất mạnh, tôn sùng Thượng Đế quá nhiệt thành. Họ đâu hiểu rằng người Âu vốn có óc hoài nghi, thường thay thế cái đức tin đơn giản bằng cái lý trí phức tạp. Làm sao họ có thể hiểu rằng Thượng Đế chỉ là một quan niệm, một giả thuyết cũng như trăm ngàn giả thuyết khác nghĩa là cần phải chứng minh cụ thể.

Babu mỉm cười như đọc được ý nghĩ mọi người:

“Này các bạn, cái lý trí tự cao tự đại của con người không có ích gì cả. Chỉ khi nào họ đạt đến trạng thái tĩnh lặng của tâm hồn, họ mới ý thức các luật huyền bí vũ trụ và sự nhỏ bé của con người. Khi tách khỏi trạng thái u mê của lý trí, họ mới ý thức sự an lạc tuyệt vời khi hòa hợp với Thượng Đế.”

Giáo sư Allen lắc đầu: “Tại sao ông không nghĩ rằng đó là một ảo ảnh? Một sự tưởng tượng?”

Babu bật cười: “Này các bạn, một bà mẹ sinh con có khi nào lại nghi ngờ rằng đứa con đó không có thật. Khi hồi tưởng lúc lâm bồn, có khi nào bà ấy cho rằng đó chỉ là một sự tự kỷ ám thị? Khi nhìn đứa con mỗi ngày một lớn khôn làm sao bà mẹ lại nghĩ rằng đứa bé không hiện hữu? Sự giác ngộ tâm linh là một biến cố vô cùng quan trọng trong đời người mà không ai có thể quên được vì từ đó con người hoàn toàn thay đổi, trở nên một người mới.”

Babu liếc mắt nhìn toàn thể phái đoàn, tất cả đều là những giáo sư, khoa học gia danh tiếng nhất. Y mỉm cười tuyên bố:

“Chúng ta chỉ mới ở vào buổi bình minh của khoa học, nhưng mỗi khám phá mới, mỗi kiến thức mới, đều đem lại cho chúng ta một bằng chứng rằng vũ trụ này là công trình của một Đấng Hóa Công.

Hãy lấy một thí dụ toán học cho dễ hiểu. Nếu ta bỏ vào túi 10 thẻ nhỏ, mỗi thẻ có ghi từ số 1 đến số 10, và tuần tự rút ra từng cái một. Sau khi rút xong ta lại bỏ thẻ vào túi, trộn đều và rút ra lần nữa. Làm sao ta có thể rút tuần tự từ số 1 đến số 10? Theo toán học, ta phải rút mười lần, mới có một lần rút được thẻ mang số 1. Phải rút 100 lần mới có một lần rút được số 1 và 2. Phải rút 1000 lần mới được số 1, 2, 3 liên tiếp. Nếu muốn rút theo thứ tự từ 1 đến 10, thì trường hợp đặc biệt này chỉ có thể xảy ra một lần trong mười tỷ lần (10.000.000.000 hay 1010), có đúng không? Nếu áp dụng toán học vào các điều kiện tạo đời sống ở quả đất này, thì ta thấy nguyên lý ngẫu nhiên không sao hội đủ các điều kiện cần thiết. Vậy thì ai đã tạo ra nó?

Trái đất quay quanh trục của nó với vận tốc một ngàn sáu trăm cây số (1.600 km) một giờ ở giữa đường xích đạo. Nếu nó quay chậm mười lần thì ngày sẽ dài gấp mười và dĩ nhiên sức nóng của mặt trời cũng gia tăng gấp mười lần. Thế thì cây cối, sinh vật đều bị thiêu sống hết còn gì. Nếu cái gì chống được sức nóng cũng chết lạnh vì đêm cũng dài ra gấp mười và sức lạnh cũng tăng lên gấp mười lần kia mà. Ai đã làm trái đất quay trong một điều kiện tốt đẹp như thế?

Mặt trời là nguồn sống của quả đất phải không? Mặt trời nóng khoảng năm ngàn năm trăm độ bách phân (5.500 oC). Quả địa cầu ở đúng một vị trí tốt đẹp không xa quá mà cũng không gần quá. Vừa vặn đủ để đón nhận sức nóng của mặt trời. Nếu sức nóng mặt trời gia tăng một chút, ta sẽ chết thiêu, và ngược lại nếu sức nóng mặt trời giảm đi một chút, ta sẽ chết rét. Tại sao trái đất nằm ở điều kiện thuận lợi như vậy?

Trục trái đất nghiêng theo một tọa độ là 23 độ. Nếu trái đất đứng thẳng, không nghiêng theo bên nào thì sẽ không có thời tiết bốn mùa. Nước sẽ bốc hơi hết về hai cực và đông thành băng giá cả.

Mặt trăng là một vệ tinh của trái đất, điều khiển thủy triều biển cả. Nếu nó không cách xa trái đất ba trăm tám chục ngàn cây số (380.000 km) mà xích lại gần hơn tám chục ngàn cây số (80.000 km) thì một cuộc hồng thủy sẽ xảy ra. Nước sẽ bị sức hút dâng lên ngập tất cả các lục địa mỗi ngày hai lần.

Tóm lại, tất cả mọi đời sống trên mặt địa cầu sẽ biến mất nếu các điều kiện sai lệch đi một ly. Nếu nói rằng đời sống chỉ là một sự ngẫu nhiên thì trong tỷ tỷ lần may ra mới có một điều kiện tốt đẹp hoàn toàn để có được sự sống như thế.”

Babu quay sang nhìn Giáo sư Allen, một nhà sinh vật học của trường Harvard:

“Nếu toán học xem có vẻ trừu tượng quá, hãy thử quan sát thiên nhiên dưới cái nhìn của khoa sinh vật học (biology) xem sao. Với khả năng sinh tồn của mọi vật, ta thấy sự hiện diện của Tạo Hóa rất chu đáo. Sự sống không có sức nặng hay bề đo mà mạnh mẽ làm sao. Bạn hãy nhìn một rễ cây non nớt, mềm yếu, vậy mà nó có thể soi nứt một tảng đá cứng rắn. Sự sống chinh phục không khí, đất, nước. Nó thống trị mọi nguyên tố, nó bắt buộc vật chất tan rã rồi lại kết hợp thành các hình thể mới. Sự sống là nhà điêu khắc nặn thành những hình thể mới lạ, là họa sĩ vẽ những cảnh vật thiên nhiên tô điểm cho tạo hóa. Sự sống cũng là nhạc sĩ dạy chim hót thánh thót, dạy côn trùng ngân nga, là nhà hóa học chế các hương thơm, quả ngọt. Sự sống từ các loài thảo mộc thu hút thán khí biến thành dưỡng khí nuôi muôn loài. Hãy nhìn những giọt nguyên sinh chất (protoplasm) trong suốt gần như vô hình, mắt ta không thể nhìn thấy, mà nó di động nhờ hấp thụ sinh khí thái dương. Chính cái tế bào đơn độc này chứa mầm sống của muôn loài, và là cội nguồn của toàn sự sống theo khoa học thực nghiệm. Tự nó không tạo ra sự sống vậy thì sự sống ở đâu đã đến?

Này các ông bạn, cá hồi (salmon) sinh ra ở nước ngọt, theo dòng nước ra biển và sống ở đây cho đến khi trưởng thành rồi lại trở về nguồn. Hãy nhìn nó lội ngược dòng về sinh quán, nó bơi một mạch đâu hề phân vân lưỡng lự. Nếu ta bắt nó đem đến một chỗ khác, nó vẫn trở lại nơi xưa. Ai đã dạy cho nó phân biệt một cách chắc chắn như vậy?

Loài lươn biển cũng thế, chúng rời sinh quán từ các ao hồ, sông lạch khắp nơi trên thế giới để bắt đầu một cuộc du hành đến tận ngoài khơi quần đảo Bermuda. Muốn đến đây, một con lươn Âu châu phải đi gần bốn ngàn cây số (4.000 km), lươn Á châu phải đi xa hơn, có khi gần tám ngàn cây số (8.000 km). Chỉ tại đây chúng mới sinh sản và chết. Các con lươn con sinh ra tại đây không biết gì về sinh quán mà vẫn trở về quê hương xa xôi của cha mẹ chúng nó, biết tìm về một cái lạch ở Pháp hay một cái hồ ở Nam Dương. Giống nào về nhà giống đó, một con lươn Pháp không bao giờ bị bắt ở Ấn Độ và một con lươn giống Thái Lan không bao giờ đi lạc sang Phi châu. Ai đã ban cho loài lươn nguồn cảm kích phân biệt như thế? Ai đã hướng dẫn những con lươn bé bỏng trên đường phiêu du ngàn dặm như vậy? Chắc chắn không thể do ngẫu nhiên phải không các bạn?”

Toàn thể phái đoàn kinh ngạc trước kiến thức quảng bác của nhà chiêm tinh gầy gò, bé nhỏ. Không ai ngờ một xứ chậm tiến như Ấn Độ lại có một nhà bác học uyên thâm như vậy. Babu mỉm cười nói tiếp:

“Có lẽ các ông còn nhiều phân vân, thôi được hãy nói về yếu tố di truyền cho thực tế hơn. Yếu tố này là một mầm sống nguyên thủy rất nhỏ chứa đựng trong tất cả các tế bào. Mọi sinh vật đều có đặc điểm di truyền khác nhau. Yếu tố này cho ta thấy rõ sự sống đã được trù định từ trước vì một cái cây sẽ tạo ra một cái cây, chứ không phải con vật. Từ các loại sinh vật bé nhỏ như con kiến đến các loài sinh vật to lớn như cá voi đều chịu sự chi phối của yếu tố này. Điều này chắc chắn không phải ai nghĩ ra hay ngẫu nhiên phải không? Chỉ có Đấng Sáng Tạo mới có đủ quyền năng làm các việc đó. Này các bạn, khắp nơi trong vũ trụ đâu đâu cũng có một sự quân bình tuyệt đối, không loài nào lấn át loài nào. Hãy nhìn loài côn trùng, chúng sinh sản rất nhanh mà sao không chiếm quả đất? Ấy là vì chúng không có bộ phổi như loài có vú (mammal). Chúng thở bằng khí quản (trachea) và khi chúng lột xác lớn lên, khí quản không lớn theo nên thân thể chúng bị giới hạn trong khuôn khổ nhất định.

Con người hơn loài thú ở điểm lý trí. Bản năng con thú tuy kỳ diệu, nhưng bị giới hạn. Bộ óc con người tuyệt vời ở chỗ nó có thể vượt xa tầm giới hạn của nó. Muốn quan niệm sự hiện hữu của Thượng Đế, cần phải có một năng khiếu mà chỉ loài người mới có. Ta có thể gọi nó là trí tưởng tượng cũng được, nhưng nhờ nó mà con người mới thu nhận các sự kiện vô hình, vô ảnh. Trí tưởng tượng mở cho ta một chân trời bao la và nhờ thế ta mới ý thức một thực tại tuyệt diệu rằng Thượng Đế là tất cả, Ngài ở khắp mọi nơi, nhưng không ở đâu Ngài hiện rõ như trong tâm hồn chúng ta.”

Toàn thể phái đoàn yên lặng, thán phục những dẫn chứng hoàn toàn khoa học và giản dị của nhà chiêm tinh. Vài giờ trước đây, ai cũng nghi ngờ khả năng của “gã thầy bói”; nhưng hiện giờ mọi người đều công nhận y là một nhà bác học với kiến thức uyên bác không thua ai.

Babu mỉm cười nhìn tất cả mọi người và nói:

“Là khoa học gia, các ông hãy suy nghĩ về những điều tôi vừa trình bày. Hãy quan sát vũ trụ, hãy dẹp bỏ các thành kiến sẵn có, và sự ngông cuồng của khoa học thực nghiệm, rồi các ông sẽ thấy tất cả đều diễn ra trong một trật tự, mỹ lệ và điều hoà. Các ông sẽ ý thức sự bé nhỏ của con người trước vũ trụ bao la vì khoa học xây dựng trên căn bản của giác quan vốn rất giới hạn, sao có thể cảm xúc vũ trụ được? Nếu ta cứ khăng khăng cho rằng những cái gì không nghe được, không nhìn được, đều không hiện hữu thì thật là một sai lầm tai hại. Có biết bao nhiêu sự kiện xảy ra mà giác quan giới hạn không thể cảm nhận, cho đến một ngày nào họ khai mở các giác quan khác.”

“Làm sao ông biết như thế?”

“Tôi đã nghiên cứu trực tiếp các vấn đề này trong khi thiền định. Các sách vở bí truyền cũng đều nói rất rõ như vậy.”

Giáo sư Mortimer hấp tấp: “Chúng tôi có thể nghiên cứu hay phiên dịch những sách này không?”

Babu mỉm cười: “Liệu ông có muốn bỏ ra vài chục năm để phiên dịch không? Sách vở huyền môn đâu phải loại sách phổ thông để mọi người coi chơi. Theo tôi hiểu thì chỉ một thiểu số người thích nghiên cứu nó vì trong tiền kiếp họ đã có những hứng khởi tâm linh, đã từng nghiên cứu vấn đề này, đã có đủ trí tuệ để xét suy một cách tường tận. Họ là những người đã đến bên thềm Đạo và sắp bước vào. Chỉ những người này mới thích thú để tâm nghiên cứu những quyển sách khô khan như những sách trong nhà tôi.”

Toàn thể phái đoàn im lặng, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng nhưng tất cả đều đồng ý rằng nhà chiêm tinh nói không sai.

Giáo sư Allen lên tiếng: “Tại sao thấy ánh sáng Chân Lý rồi mà ông vẫn tiếp tục hành nghề chiêm tinh. Tại sao ông còn chỉ vẽ cho người đời quá khứ, vị lai?”

Babu hãnh diện tuyên bố: “Tôi sống và phụng sự thế gian bằng nghề nghiệp này. Đâu phải ai tôi cũng tiếp. Dù bạn là tiểu vương hay thủ tướng, nếu thấy bạn không có tâm hướng thiện, sửa đổi thì không đời nào tôi hé môi nói một điều gì. Biết bao người đã đến cổng, nhưng mấy người vào được đến đây. Cách đây ít lâu, một tiểu vương cho khuân đến một rương ngọc chỉ để hỏi tôi một điều nhưng tôi không trả lời. Nếu không nhận được một thông điệp bằng tư tưởng thì dễ gì tôi tiếp các ông và nếu không xem qua lá số của Giáo sư Olivers, dễ gì tôi tiết lộ các bí mật cho những người lạ, nhất là người Âu Mỹ. Từ xưa đến nay, khoa chiêm tinh vẫn bị người đời hiểu lầm và diễn tả sai lạc rất nhiều. Nhờ nghiên cứu bộ sách nguyên thủy Brahma Chinta nên tôi có thể nói cho các ông biết chút ít về khoa học này, với hy vọng sẽ đánh đổ phần nào thành kiến sai lầm của người Âu.

Khi sinh ra đời, mỗi cá nhân đều mang sẵn một tài sản khác nhau, đó là nghiệp báo. Tài sản này có thể tốt đẹp do các nguyên nhân hợp với thiên ý hoặc xấu xa bởi các lỗi lầm trong tiền kiếp. Tất cả nguyên nhân này đều chứa chấp trong Tàng thức hoặc A-lại-da thức (alaya-vijnana), và trở nên một động lực chi phối đời ta. Động lực này được phân phối bởi các mãnh lực trong vũ trụ một cách vô cùng phức tạp, và biến thành một thứ gọi là vũ trụ tuyến (cosmic rays). Những vũ trụ tuyến này không ồ ạt ảnh hưởng đến ta ngay, mà tùy theo sự thay đổi của tinh tú để phản chiếu xuống trần gian.

Điều này rất hợp lý vì trải qua vô lượng kiếp sống, con người đã làm biết bao điều xấu xa, đâu thể nào trong vài ba kiếp mà trả hết được. Đó cũng là lý do con người cứ trầm luân trong luân hồi sinh tử. Chiêm tinh học nghiên cứu sự xê dịch, vận hành của tinh tú mà đoán biết được các ảnh hưởng con người trong kiếp sống này. Nhờ nghiên cứu chiêm tinh mà người ta hiểu rõ rằng không hề có một đấng thần linh thưởng phạt hay kiểm soát các hành động của ta. Tất cả chỉ là hậu quả của những gì do ta tạo nên và phải gánh chịu.”

“Nhưng chính ông đã đề cập đến Thượng Đế và sự hiện hữu của ngài kia mà?”

Babu bật cười: “Các ông vẫn còn quan niệm rằng Thượng Đế là một ông già ngồi trên cao nắm quyền sinh sát, định đoạt số phận con người, đó là một quan niệm rất ấu trĩ. Thượng Đế cao cả hơn nhiều, Ngài sáng tạo và đặt tất cả vào một trật tự trong vũ trụ. Làm gì có việc Ngài định đoạt số phận từng người như các ông nghĩ. Tất cả diễn tiến theo luật vũ trụ, nhân nào quả nấy. Một lực nào cũng có một phản lực đi kèm đó là khoa vật lý chứ đâu phải gì xa lạ? Làm gì có việc số mệnh đã định sẵn, nếu thế ta cứ tiêu cực, bất động mặc cho số phận run rủi hay sao?

Này các ông bạn, chiêm tinh học là một khoa học thực tiễn và tiến bộ, không thể có vấn đề mê tín. Lá số tử vi không có nghĩa là con người chỉ là nô lệ của quá khứ mà chỉ cho ta thấy rõ sự tuần hoàn của vũ trụ mà trong đó con người có thể thay đổi tính mạng. Chiêm
tinh học nghiên cứu phản ứng của con người dưới ảnh hưởng tinh tú. Các tinh tú chỉ là những khí cụ trung gian biểu lộ một cách trung thực các tác động quân bình của nghiệp quả gây nên trong quá khứ. Mỗi người sinh ra đời vào một ngày giờ mà ảnh hưởng của tinh tú hòa hợp với nghiệp quả cá nhân của y. Các vũ trụ tuyến được tinh tú phản chiếu xuống làm mạch máu di chuyển, tế bào thay đổi, dĩ nhiên ảnh hưởng đến cuộc đời con người.

Mặc dù con người không thể thay đổi việc đã xảy ra trong quá khứ, nhưng nhờ ý chí tự do, y có thể vượt khỏi tầm ảnh hưởng này và chiến thắng ảnh hưởng tinh tú. Tôi lấy một thí dụ như thương gia Keymakers, bạn của các ông. Đáng lý theo số mạng thì ông ta phải chết trong cuộc chiến vừa qua. Nhưng vì một mầm thiện nẩy sinh, thấy chiến tranh quá ư tàn khốc, ông động lòng trắc ẩn mang tài sản ra giúp đỡ rất nhiều nạn nhân chiến cuộc. Dĩ nhiên, khi đó ông ta không hề biết gì về số mạng của mình, nhưng hành vi bác ái này đã tạo một phản lực mạnh mẽ thúc đẩy các vũ trụ tuyến xê dịch sang một bên và nhờ thế ông ta thoát chết. Số mạng của ông ta hoàn toàn thay đổi từ đó.

Các ông hiểu rằng hoán cải số mạng không có nghĩa việc quá khứ sẽ bị xóa bỏ, nhưng đáng lý một biến cố lớn sẽ xảy ra trong kiếp này, lại không xảy ra. Khi ta phát tâm làm một việc hợp với Thiên ý thì một ảnh hưởng tinh tú bỗng chói sáng và các từ điện mạnh mẽ đẩy ngược luồng vũ trụ tuyến sang hướng khác. Do đó, con người có thể cải số mệnh dễ dàng, nếu biết làm các việc tốt lành, đẹp đẽ. Dĩ nhiên, ảnh hưởng xấu không mất đi, nhưng sẽ tiềm ẩn, chờ một cơ hội khác sẽ phát hiện lại. Nói một cách khoa học thì đời người có thể ví như một phương trình toán học, A * B = C. A và B là nguyên nhân và C là hậu quả, nhưng nếu ta thêm vào đó một nguyên nhân X [khác số 1] thì A * B* X sẽ không thể bằng C nữa, vì đã có thêm nguyên tố X. Đó là nguyên lý hoán cải số mạng mà tôi vừa trình bày. Đời người thực ra đã ghi khắc trên tinh tú nhưng các tinh tú khi sáng khi mờ, và sự mờ tỏ do chính ta quyết định. Khi ta có các hành vi xấu xa, nó sẽ tạo ra những động lực xấu và thu hút các điều xấu ghi khắc trên tinh tú, phản chiếu xuống mau lẹ hơn. Dĩ nhiên hậu quả không thể lường. Trái lại, nếu ta ý thức điều này, phát tâm làm việc hữu ích, tự nhiên phát sinh các động lực tốt đánh bật các ảnh hưởng xấu sang một bên. Nhờ nghiên cứu chiêm tinh học một cách đứng đắn, khoa học, con người sẽ hiểu biết mệnh Trời, biết tin tưởng ở mình, và sống cuộc đời thoải mái, không bi quan, không lạc quan, an vui tự tại.”

“Như thế người đi trên đường Đạo, sẽ gặp gì khi đã có nghiệp quả xấu?”

“Nghiệp quả xấu ví như một án treo, bất động, nhưng không ai có thể tránh được nó. Đối với những người đã vào cửa Đạo, đã hiểu biết thì họ lại cầu xin được trả quả cho lẹ. Tuy họ không gây các nhân xấu nữa, nhưng họ đủ can đảm để chịu đựng nghiệp quả.

Có thế họ mới rút ngắn thời gian trong sinh tử luân hồi. Hiểu biết mệnh Trời để sống thoải mái chính là mục đích của khoa chiêm tinh chân chính.”

Babu im lặng suy nghĩ. Sau cùng, y bước đến một tủ lớn mang ra một cái hộp nạm vàng rất đẹp. Trong hộp chứa một quyển sách cổ viết trên lá buôn (papyrus), y long trọng tuyên bố:

“Đây chính là một phần của bộ Brahma Chinta mà tôi sưu tầm được. Các ông nên biết huyền môn có hai phần: công truyền (exoteric) và bí truyền (esoteric). Loại bí truyền chỉ được dạy cho các đệ tử đã bước vào cửa Đạo, đã được tuyển chọn rất kỹ. Hiền triết Bhrigu chỉ truyền cho bốn đệ tử bộ sách này. Tôi tiếc rằng mẫu nhỏ này còn nhiều thiếu sót và rất khó hiểu, mất hơn hai mươi năm nghiên cứu, mà tôi chỉ hiểu chút ít thôi. Gặp gỡ các bạn bữa nay là một nhân duyên hiếm có, tôi xin dịch vài trang để làm quà cho các bạn: Vạn vật trong vũ trụ dù ở cõi vô hình hay hữu hình đều được sắp hạng và phân loại theo quy mô của số 7. Tất cả mọi hình thức sinh hoạt trong dãy hành tinh hiện tại đều thuộc một trong 7 cung. Mỗi cung có 7 phân bộ hay 49 nhóm. Toàn thể thái dương hệ của chúng ta đều là sự biểu lộ của Thượng Đế, mỗi phần tử trong đó đều là một phần của Ngài. Ngoài ra có 7 vị tinh quân (Logoi) mỗi vị kiểm soát một cung. Thật ra các vị này chỉ là những trung tâm thần lực, những con đường vận hà để thần lực Thượng Đế ban rải ra. Con người có ba thể chính là thể xác, thể vía và thể trí tương ứng với ba cõi hạ giới, trung giới, và thượng giới. Thượng Đế cũng thế, tất cả vật chất trong hạ giới hợp thành thể xác của Ngài, tất cả vật chất cõi trung giới hợp thành thể vía của Ngài, và tất cả vật chất cõi thượng giới hợp thành thể trí của Ngài. Tóm lại, tất cả đều là thành phần của Thượng Đế từ hạt bụi đến các dãy thiên hà. Mọi nguyên tử vật chất cấu tạo nên chúng ta đều là một phần của Thượng Đế xuyên qua 7 cung — khi qua đây nó bị thay đổi ít nhiều, tùy ảnh hưởng các cung. Khoa chiêm tinh có thể phân biệt người nào chịu ảnh hưởng cung nào tùy số lượng nguyên tử cấu tạo xuất phát từ cung liên hệ.”

Babu nhìn mọi người thấy họ có vẻ ngơ ngác. Y mỉm cười giải thích: “Đề tài này rất khó hiểu, thôi để tôi giải thích rộng ra vậy. Nói theo danh từ Thiên Chúa giáo thì 7 vị tinh quân này đã xuất hiện trong linh ảnh (vision) của Thánh Jean. Sách Khải Huyền 4.5 nói rõ: ‘Có 7 ngọn đèn thắp trước Ngài, đó là 7 vị đại thiên thần của Chúa Trời.’ Lúc khởi thủy, mọi người chúng ta đều là thành phần của Thượng Đế, nghĩa là cùng bắt nguồn từ một nơi. Sau đó, chúng ta tách rời ra, xuyên qua 7 con đường vận hà này. Theo sự hiểu biết của tôi, thì 7 con đường biểu lộ 7 đức tính của Thượng Đế, qua 7 vị tinh quân. Vị thứ nhất là thiên thần Michael (sức mạnh), liên hệ đến Hỏa tinh (Mars). Vị thứ hai là Gabriel (toàn tri) liên quan đến Thủy tinh (Mercury). Vị thứ ba là Raphael (quyền năng) liên quan đến thái dương (the Sun). Vị thứ tư là Uriel (ánh sáng) liên quan đến mặt trăng (the Moon). Vị thứ năm là Zakiel (hảo ý) liên quan đến Mộc tinh (Jupiter). Còn hai vị kia là Jophiel (hay Sariel) và Samuel (hay Jarahmeel) thì tôi không biết rõ hành tinh liên hệ. Khoa học thực nghiệm tin rằng các hành tinh đều là sự kết hợp ngẫu nhiên của vật chất. Nếu là ngẫu nhiên tại sao chúng nằm ở các vị trí nhất định trong vũ trụ, và di chuyển theo một quỹ đạo cố định? Mọi vật dường như tuân theo một định luật thiên nhiên, nhưng đằng sau định luật đó luôn luôn có một sức mạnh thiêng liêng cai quản. Tôi cố gắng dùng tên các vị thiên thần và danh từ Thiên Chúa giáo để giải thích cho các ông. Điều này có thể được diễn tả khác đi tùy theo quan niệm tôn giáo, văn hóa; nhưng sự thật vẫn là một. Muốn hiểu khoa chiêm tinh phải đi ngược về nguồn cội. Con người từ một chốn nguyên thủy ví như nước cùng một nguồn chảy theo bảy dòng suối khác nhau để ra biển. Mỗi dòng suối sẽ mang một tính chất khác nhau, do đó nước trong suối cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều.

Loài người có thể phân biệt ra 7 đức tính rõ rệt tùy theo con đường vận hà mà họ trải qua. Chiêm tinh nghiên cứu con người và ảnh hưởng hành tinh đến các tính nết nhất định. Cũng như khoa Sinh lý học phân biệt con người qua tính chất nồng nhiệt, lãnh đạm, bạch huyết chất hay đa huyết chất. Thực ra đó chỉ là các phương pháp khác nhau để trình bày tính chất con người. Dĩ nhiên không dễ gì tìm ra cung của mỗi người vì y đã đi sâu trong luân hồi sinh tử, tạo các nghiệp quả phức tạp, và những nguyên nhân này chế ngự, ảnh hưởng đến tính tình y rất nhiều. 

Chỉ với sự khai mở các giác quan như thần nhãn hay có một kinh nghiệm sâu xa về huyền môn, ta mới có thể biết rõ họ thuộc cung nào. Nếu một người biết rõ cung của mình và tiếp tục trau dồi bản tính sẵn có, thì y sẽ tiến bộ rất nhanh, vì khí cụ hữu hiệu nhất là phương pháp thuộc về cung liên hệ. Thí dụ như người có khiếu về âm nhạc lại cứ học toán. Không phải y sẽ không tiến bộ gì, nhưng nếu đi về âm nhạc y sẽ tiến nhanh hơn vì hợp với khả năng hơn. Sự hiểu biết mình là ai, có những khả năng tiềm ẩn nào sẽ giúp ta định hướng đi cho chính xác. Đó mới là mục đích của khoa chiêm tinh.

Đa số con người hành động không ý thức, chịu ảnh hưởng ngoại cảnh, nên luôn bất mãn, không thoải mái. Họ tự đóng kịch với chính mình, hoặc sống theo một lề lối khuôn khổ không thích hợp. Trong Kinh Thánh có câu: ‘Nếu các ngươi không hồn nhiên như trẻ con, các ngươi không thể vào nước thiên đàng.’ Điều này khuyên ta nên sống thật với chính mình. Chiêm tinh học có thể giúp ta biết ta là ai, thích hợp với những công việc gì. Sự nghiên cứu chiêm tinh như thế mới gọi là đứng đắn chứ không phải chỉ xem quá khứ, vị lai, may rủi.”

“Làm sao con người có thể biết họ thích hợp với cung nào?”

“Một nhà chiêm tinh giỏi có thể lấy lá số tử vi để xem cá nhân liên hệ với cung nào, điều này đòi hỏi rất nhiều thời giờ, kinh nghiệm. Một phương pháp khác là hãy nhìn hành động mỗi người. Người thuộc cung 1 sẽ đạt đến mục đích bằng sức mạnh ý chí. Người thuộc cung 2, phân tích kỹ lưỡng vấn đề để lựa chọn phương pháp nào hữu hiệu nhất. Người thuộc cung 3 nghiên cứu rất kỹ về thời gian, giờ khắc thuận lợi nhất v.v...

Một thí dụ khác như trong việc chữa bệnh, người cung 2 sẽ tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp nào thích hợp nhất để chữa bệnh, khi người ở cung 3 sẽ nghiên cứu thời gian nào thuận lợi để chữa. Người ở cung 6 sẽ tìm cách chữa bệnh bằng đức tin. Người thuộc cung 7 sẽ chữa bằng các nghi lễ, cúng tế, v.v... Tuy nhiên, cách tốt hơn hết là tự mình xét lấy mình. Hãy dẹp bỏ những điều mình vẫn khoác lên bản ngã như danh vọng, địa vị, ham muốn. Hãy thành thật với chính mình thì ta có thể xem được mình thuộc về cung nào. Nếu ta là người có ý chí mạnh mẽ, cương quyết làm việc trong tinh thần khoa học thì có lẽ ta ở cung 1. Nếu là người khôn khéo, thích lý luận và làm việc một cách hiệu quả thì có lẽ ở cung 2. Nếu là người nhạy cảm, thích hoạt động xã hội, từ thiện thì có lẽ ta thuộc cung 5. Nếu là người có đức tin mạnh mẽ, cẩn thận, có thể ta thuộc cung 7, v.v... Đề tài các cung rất khó giải thích trong một thời gian ngắn. Tôi chỉ có thể nói vắn tắt thôi. Cái vật chất sơ khai nguyên thủy bắt đầu tiến hóa qua 7 con đường vận hà hay 7 đức tính quan trọng. Chỉ khi nào con người phát triển toàn vẹn cả 7 đức tính này, y sẽ trở nên toàn thiện. Dĩ nhiên, chúng ta đều bất toàn dù mỗi cá nhân đã nảy nở các đức tính cần thiết căn bản. Người Âu tây đã khai mở rất nhiều khả năng
suy luận, khoa học, nhưng thiếu khả năng sùng tín, bác ái. Vì lý trí nảy nở nhiều hơn tình cảm nên họ có vẻ thiếu thiện cảm, lạnh lùng, thích chống báng thay vì dung hoà. Trong khi đó, người Á châu phát triển mạnh mẽ về sự sùng tín, bác ái, nhưng thiếu khả năng suy luận, để tình cảm chi phối nên họ có vẻ chịu đựng, nhượng bộ, khoan dung, dễ dãi. Cả hai đều không quân bình tuyệt đối, nên trong tương lai sẽ có các biến chuyển mạnh, xáo trộn để cả hai dân tộc có dịp học hỏi, hòa hợp với nhau.”

Babu im lặng suy nghĩ một lúc rồi trầm giọng:

“Trong cuộc đời nghiên cứu sách vở bí truyền của các tôn giáo, tôi không hề thấy có sự khác biệt giữa các giáo lý, nếu không nói là giống hệt nhau. Tiếc thay, con người chỉ thích đi tìm sự khác biệt để chỉ trích, phê bình và càng ngày càng đi xa đến chỗ vô minh cùng cực.”

“Nhưng các tôn giáo có khác biệt nhau chứ?”

Babu nhẹ nhàng: “Này các bạn, mỗi quốc gia có phong tục, tập quán riêng biệt. Mỗi thời buổi đều có các thay đổi, giá trị khác nhau. Do đó, một chân lý cũng có thể được giảng dạy bằng các phương pháp khác nhau. Phương pháp, ngôn ngữ có thể khác, nhưng chân lý vẫn là một, cũng như Thượng Đế có 7 con đường vận hà khác nhau qua bảy cung. Nguyên tử mỗi cung có các rung động khác nhau, có màu sắc khác nhau, tính chất khác nhau, nhưng nó đều là nguyên tử xuất phát từ Thượng Đế. Nếu bạn thay đổi áo mặc khác nhau thì bạn đâu có thay đổi, chiếc áo có thể khác nhưng người mặc áo vẫn chỉ là một. Nếu các ông đi ngược về cội nguồn các ông sẽ hiểu sự thay đổi từng thời kỳ qua ảnh hưởng tinh tú.”

Giáo sư Allen thắc mắc: “Xin ông giải thích thêm về việc này.”

Babu trầm ngâm suy nghĩ một lúc rồi trả lời:

“Trong 7 vị tinh quân có những biến đổi diễn ra từng thời kỳ giống như sự tuần hoàn của hơi thở trong bộ máy hô hấp, hay sự vận động của quả tim. Các sự biến đổi này diễn ra vô cùng phức tạp, dưới thiên hình vạn trạng. Vì lẽ thể vía con người được cấu tạo cùng một nguyên tử với thể vía các vị tinh quân, nên khi vị tinh quân thay đổi, tự nhiên mọi người trên thế gian cũng ít nhiều ảnh hưởng theo. Nói một cách khác, khi vị tinh quân cai quản một cung thay đổi thì những người đã đi qua cung đó, nguyên tử cấu tạo có chứa đựng nhiều tỷ lệ của cung đó sẽ thay đổi theo. Trong lịch trình tiến hóa, đã có những sự thay đổi trong đầu óc loài người, từng thời kỳ và do đó, văn minh nhân loại cũng đổi thay. Theo sự nghiên cứu của tôi thì mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 100 năm, nhưng cứ 25 năm cuối lại có các biến chuyển gây ảnh hưởng cho chu kỳ kế tiếp.”

“Như vậy thì sự biến chuyển kỳ này sẽ bắt đầu vào khoảng 1975 cho đến năm 2000 và ảnh hưởng đến thế kỷ 21?”

Babu gật đầu: “Thật ra chu kỳ không hoàn toàn trùng hợp từng năm, từng tháng, vì niên lịch thông thường không chính xác. Khoa chiêm tinh sử dụng một thứ lịch khác theo sự vận chuyển của các tinh tú. Tuy nhiên, để giản dị hóa vấn đề này ta có thể nói rằng cứ 25 năm cuối của mỗi thế kỷ là buổi giao thời có nhiều sự thay đổi mãnh liệt.”

Giáo sư Mortimer buộc miệng: “Nhưng đã có bằng chứng nào rằng cuối thế kỷ này sẽ có các thay đổi lớn?”

Babu mỉm cười nhìn tất cả mọi người:

“Các ông đều là người Âu, tôi xin dẫn chứng bằng lịch sử Âu châu cho dễ hiểu. Các ông có thể coi nó là sự trùng hợp ngẫu nhiên cũng được. Năm 1275, Roger Bacon phát động phong trào phục hưng văn hóa, rồi suốt 100 năm sau, toàn thể Âu châu đều thay đổi. Năm 1375, Chirstian Rosenkreuz phổ biến nền văn hóa này khắp các tầng lớp dân chúng, đưa Âu châu thoát khỏi nền tảng hắc ám của thời kỳ trung cổ. Năm 1275 và 1375 chả là 25 năm chót của thế kỷ 13 và 14 hay sao?”

Giáo sư Mortimer, một nhà bác học về cổ ngữ và lịch sử Âu châu suy nghĩ: “Quả thế, phong trào phổ thông văn hóa bằng đường lối phục hưng đã cứu nguy cho sự suy đồi của Âu châu, nhưng đó chỉ là hai trường hợp. Tôi thiết nghĩ muốn kết luận ta cần nhiều dữ kiện rõ ràng hơn.”

Babu mỉm một nụ cười bí mật và xác định:

“Thế thì ông nghĩ sao về việc phát minh ra máy in, kỹ thuật ấn loát vào năm 1473? Nhờ thế tư tưởng các triết gia, giáo sĩ mới phổ thông khắp quần chúng, nâng cao dân trí Âu châu? Ông nghĩ sao về Francis Bacon và cao trào nghiên cứu khoa học năm 1578, sử dụng Anh ngữ thay vì Latin để phổ biến kiến thức khoa học. Có phải những việc này đã đem khoa học vào xã hội để cải thiện cuộc sống hay không? Việc này xảy ra vào 25 năm cuối của thế kỷ 15 và 16. Phải phục hưng văn hóa, đưa Âu châu khỏi các thành kiến bảo thủ đã, rồi cải cách, phát triển khoa học để mọi người biết suy luận, sau đó mới thay đổi xã hội được chứ. Văn hóa đi trước phổ biến tư tưởng để dọn đường cho các thay đổi chính trị, xã hội về sau. Năm 1675, các hội kín bắt đầu mọc lên, kêu gọi san bằng giai cấp, dẹp tan bất công xã hội gây nên bởi chế độ Bảo Hoàng. Năm l789, cuộc cách mạng Pháp đã bùng nổ, và thay đổi hẳn lịch sử Âu châu. Hai biến cố này đều xảy ra trong vòng 25 năm cuối của thế kỷ 17 và 18. Từ đó đến nay chắc các ông đã thấy?”

Giáo sư Mortimer toát mồ hôi trán. Lịch sử Âu châu đối với ông nào có xa lạ gì, nhưng sự giải thích của Babu đã làm ông bừng tỉnh.

Toàn thể phái đoàn đều bàng hoàng, khâm phục Babu. Trong một buổi chiều, nhà chiêm tinh xứ Ấn đã hùng biện, dẫn chứng về toán học, sinh vật học, triết học, tôn giáo và cả lịch sử Âu châu như một học giả uyên bác nhất. Kiến thức của y đã chinh phục tất cả mọi người.

Giáo sư Mortimer run giọng: “Vậy thì theo ông việc gì sẽ xảy ra cho thế kỷ 20 này?”

Babu im lặng suy nghĩ một lúc rồi trả lời:

“Năm 1875 đánh dấu một bước tiến quan trọng, đó là sự phát triển khoa học văn minh cơ giới cùng thuyết tiến hóa của Darwin, và phong trào Thiên Chúa giáo tự do. Từ đây bắt đầu một cuộc tranh chấp giữa tinh thần và vật chất. Có hai mãnh lực rất mạnh phát xuất từ hai bầu tinh tú đối cực, gây nên phong trào duy tâm và duy vật. Thế kỷ 20 bắt đầu với sự phát triển cực thịnh của thuyết duy vật. Con người sẽ bị thúc đẩy vào các sự kiện vật chất, họ sẽ gặp các thử thách mà nhu cầu bao tử, khoái cảm xác thân tranh đấu với nhu cầu tâm linh một cách mãnh liệt. Đến khoảng 25 năm cuối, từ 1975 trở đi thì phong trào duy tâm sẽ phát triển mạnh mẽ và được phổ biến sâu rộng để thúc đẩy sự tiến hóa tâm linh. Cuối thế kỷ 20, phong trào duy vật sẽ sụp đổ, hiện tượng nghiên cứu các giáo lý bí truyền sẽ bắt đầu. Này các ông bạn, các bạn đều là những người tiên phong. Trước khi một sự phổ thông bí giáo được thực hiện phải có những hạt giống gieo sẵn và nẩy mầm. Đó là lý do các bạn được thúc đẩy để nghiên cứu các hiện tượng huyền bí phương Đông. Tôi không thể tiết lộ thêm điều gì, nhưng qua lá số tử vi của Olivers, tôi quả quyết những điều tiên đoán đều sẽ thành sự thật. Chắc chắn trong 25 năm cuối của thế kỷ này, sẽ có nhiều thay đổi và có những cố gắng giúp cho sự tiến bộ của nhân loại, giai đoạn này rất quan trọng. Có hai loại người trên thế gian. Một loại đã thấy ánh sáng rực rỡ nơi cuối chân trời và định hướng để tiến tới đó. Dĩ nhiên, họ sẽ phải chiến đấu cam go với các cám dỗ, các hoàn cảnh bất lợi xảy ra chung quanh. Nhưng ở họ, hy vọng luôn luôn sáng rỡ. Hạng thứ hai, không cảm xúc được các tư tưởng thanh cao, không tin tưởng những điều cao thượng. Họ là những người lạc lõng, đáng thương vì họ sẽ phải học các bài học hết sức đau khổ cho đến khi họ hiểu biết và quay đầu về phía ánh sáng. Điều này đã và đang xảy ra.”

“Chuyện gì sẽ xảy ra cho những người không hiểu biết này?”

Babu bật cười: “Các ông nghĩ rằng Thượng Đế sẽ trừng phạt họ ư? Không đâu, họ sẽ phải tự học lấy những bài học trong lầm lỗi, trong đau khổ. Thí dụ như một người muốn đi từ quê lên tỉnh. Y có thể đi theo các đường lộ xây cất sẵn sàng, theo bản đồ chỉ dẫn. Nhưng có người cứ khăng khăng đi theo ý mình bất tuân theo luật lệ, đường dọn sẵn không đi, bản đồ có sẵn không thèm nhìn. Y sẽ đi vào rừng, dẫm lên gai góc, đau đớn, lạc lối lung tung. Sau đó, mới ý thức được sự ngu xuẩn của mình. Đời là một bài học vô cùng quý giá mà ai cũng phải học. Cõi đời đầy những vô thường, khi thế này, lúc thế khác chứ đâu êm xuôi bằng phẳng.”

Babu ngưng nói đưa mắt nhìn về sông Hằng. Bên kia bờ sông là một câu lạc bộ với những ánh đèn màu cùng tiếng nhạc dập dìu.

Y thở dài: “Đó là nơi hội họp của một hội đồng thương mại. Hội này quy tụ toàn các thương gia, các bậc thượng lưu, trí thức, giàu có bậc nhất thành phố này. Tuần nào họ cũng hội họp ăn uống. Đa số đều đã ngoài sáu mươi mà vẫn còn ham vui. Cơ thể họ đã suy nhược, nhưng lòng hưởng thụ vật chất còn mãnh liệt. Họ tụ tập nhau để nói chuyện mưa gió, thời tiết, thú vui đời người. Không ai ý thức được rằng chỉ ít lâu nữa, ai cũng phải từ giã cõi trần. Nghe họ vui đùa, tưởng như họ có thể lột da như giống rắn để sống mãi mãi như thế.”

Babu nhìn lên bầu trời đầy sao trầm ngâm:

“Mọi vật trong vũ trụ đều quân bình tuyệt đối, không dư, không thiếu, từ hạt bụi bé nhỏ đến những dãy thiên hà vĩ đại. Đời người quá ngắn, và luôn bị lôi cuốn vào sinh hoạt quay cuồng. Đâu mấy ai ý thức được sự phung phí hôm nay dọn đường cho sự đau khổ ngày mai. Tất cả chỉ là những ảo ảnh chập chờn, thế mà người ta cứ coi như thật. Nếu biết thức tỉnh quan sát, ta có thể học hỏi biết bao điều hay. Tiếc rằng khi đắc thời người ta quên đi quá khứ rất nhanh. Chỉ trong đau khổ, nhục nhã ê chề mới chịu học. Có thể đó cũng là lý do luôn luôn có các biến động vô thường, thúc dục con người học hỏi.”

“Ông nghĩ rằng con người sẽ học hỏi trong đau khổ.”

Babu thở dài: “Đúng thế, chúng ta có tính hay quên, nên cứ phải học đi, học lại cái bài học khổ. Chỉ khi bị khổ sở, bị đàn áp, tự do bị chà đạp, con người mới quay về với niềm hy vọng cuối cùng là đức tin. Khi sung sướng ít ai nghĩ đến việc tu thân cầu giải thoát. Khi cơ thể bệnh hoạn, ta mới thấy khỏe mạnh là hạnh phúc. Khi bị tù đày, ta mới thấy giá trị của tự do. Tiếc rằng khi khỏi bệnh, ta không ý thức nguyên nhân đã gây nên bệnh đó, mà lại tiếp tục một đời sống như trước; do đó, ta cứ bị bệnh hoài.”

“Nhưng con người cũng học hỏi rất nhiều, và đã có tiến bộ lớn lao.”

Babu ngắt lời: “Các ông gọi như thế nào là tiến bộ? Trên phương diện vật chất, con người ta đã tiến bộ chút ít so với những thế kỷ trước. Nhưng phương diện tinh thần vẫn nghèo nàn như xưa, chả tiến được chút nào, bằng cớ là họ vẫn tiếp tục các lỗi lầm quá khứ.”

“Ông muốn nói đến chiến tranh ư?”

Babu im lặng nhìn lên bầu trời đầy tinh tú, ngẫm nghĩ một điều gì. Toàn thể mọi người im lặng chờ đợi.

Sau cùng, Giáo sư Allen lên tiếng: “Theo ông, thì hòa bình có thể thực hiện một ngày gần đây không?”

Babu mỉm cười trả lời: “Các ông nghĩ rằng với khả năng bé nhỏ của tôi mà có thể biết hết được ư? Từ khi con người có mặt trên trái đất này, đã có hết cuộc chiến này đến cuộc chiến khác. Chiến tranh có bao giờ chấm dứt được? Thực ra chiến tranh chỉ là sự biểu lộ trạng thái bên trong chúng ta, là sự phóng đại các động tác hàng ngày của chúng ta. Sở dĩ mỗi ngày nó một trầm trọng hơn, là do kết quả các hoạt động kỹ nghệ, và óc sáng tạo của con người. Chiến tranh không thể chấm dứt nếu các nguyên nhân gây nên cuộc chiến vẫn còn. Nếu có một cây cổ thụ thật lớn và ta muốn tiêu diệt nó, ta không thể leo lên vặt hết lá cây được, vặt lá này nó lại mọc lá khác phải không các bạn? Cách duy nhất là đốn tận gốc rễ. Nguyên nhân chiến tranh bắt nguồn từ các tham vọng, giận dữ, oán hận, đầu óc quốc gia, bộ lạc, tinh thần phe phái, đố kỵ, ganh ghét, v.v... Tận diệt được các thói xấu này là chấm dứt chiến tranh. Phương pháp duy nhất là làm một cuộc cách mạng trong tâm hồn. Chỉ khi nào loài người ý thức điều này và thay đổi quan niệm sống, xóa bỏ lòng thù hận, thì họ sẽ thấy bình an. Tiếc rằng ai cũng chỉ nhìn thấy sự sai quấy nơi người khác, nên mới có tình trạng ngày nay. Hòa bình và thiện chí cần đi đôi với nhau, nên không ai có thể thực hiện hòa bình khi lòng còn đầy oán thù, ghen ghét, muốn bốc lột kẻ khác để mưu lợi cho cá nhân mình hay phe phái mình. Tất cả các hội nghị, các mưu tính để mang lại hòa bình cho nhân loại đều thất bại, vì con người không chịu thực hiện hòa bình ở chính mình.”

Babu mỉm cười nhìn tất cả mọi người một lúc, rồi trầm giọng: “Các ông đều biết Đại đế Alexander, người đã chinh phục thế giới. Trong việc xây dựng hòa bình cho Hy Lạp, ông đã càn quét, tiêu diệt tất cả những nước láng giềng có thể đe dọa xứ sở của ông. Rồi cứ thắng xong trận này, lại phải lo đến trận khác, và cuộc chiến tranh để mang lại hòa bình cứ kéo dài. Alexander là một người thông minh theo học với hiền triết Aristotle. Khi lên ngôi hoàng đế, ông đã tâm sự với thầy: “Con sẽ chiến thắng Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ.”

Aristotle hỏi: “Rồi sao nữa?”

Alexander suy nghĩ: “Sau đó, con có thể ngủ một cách bình an”

(Ghi chú:thời đó người Hy Lạp chỉ biết đến Ấn Độ, chưa biết đếncác nước khác ở Á châu.)

Aristotle mỉm cười: ‘Con hỡi, tại sao con không ngủ bình an ngay đêm nay có hơn không?’”

Babu kết luận: “Tôi nghĩ con người cần đặt cho mình một câu hỏi tương tự. Hãy quan sát lòng mình một cách thành thật xem mình muốn gì? Chúng ta muốn bình an hay kích động? Phải chăng chúng ta đều náo nức muốn cái gì? Mỗi buổi sáng, chúng ta vội vã cầm lấy tờ báo để tìm các tin tức sôi nổi nhất. Nếu không có tin gì về chiến tranh, thiên tai, xáo trộn, khó khăn kinh tế... thì chúng ta vất tờ báo xuống đất, và than rằng chả có gì đáng xem. Có phải thế không? Chúng ta muốn sống yên ổn, không thích xáo trộn, nhưng rất thích thú nghe nói về các sự xáo trộn của kẻ khác. Chúng ta dành nhiều giờ để bàn cãi sôi nổi về người này, người nọ, chê bai ông này, diễu cợt bà kia.

Phải chăng chúng ta vẫn làm thế? Có bao giờ chúng ta đặt câu hỏi, tại sao chúng ta lại làm thế không?

Lòng ta còn ham tiền bạc, danh vọng, địa vị, sức khỏe, và chỉ cầu bình an cho chính mình thôi, nên chẳng bao giờ thỏa mãn. Nếu ai có hỏi thì ta cũng sẽ chối quanh như Đại đế Alexander chỉ xin một giấc ngủ bình an mà thôi. Giấc ngủ bình an nào có khó, nào xa xôi diệu vợi, tốn công nhọc sức mới có. Làm sao ta có thể lao đầu vào vật chất phù du, xây dựng danh vọng địa vị, thỏa mãn cái phàm ngã hữu hình hữu hoại đồng thời tìm sự bình an, yên tĩnh? Chính các điều trên đã phá vỡ sự yên tĩnh sung mãn của nội tâm ta. Phiền não là do chính ta tạo nên, chứ đâu phải hoàn cảnh phải không các bạn?

Ngày hôm nay chúng ta đã nói chuyện rất lâu rồi. Các bạn sẽ còn trải qua một hành trình dài, gặp gỡ nhiều bậc danh sư, hiền triết. Tôi chúc các bạn tìm được niềm an tĩnh của tâm hồn.”

Babu mỉm cười, giơ tay tiễn khách, vầng trăng đã lên cao, lấp loáng phản chiếu trên sông Hằng.

(Trích "Hành trình về phương đông"- Nguyên Phong)

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

Các câu hỏi thường gặp về sao băng

Sao băng là gì ?

Sao băng ( còn được gọi là sao sa hay sao đổi ngôi ) là sự bốc cháy của các vật thể nhỏ (thiên thạch ) của vũ trụ khi chúng bay vào khí quyển trái đất. Các vật thể này chuyển động với vận tốc rất nhanh đã nén không khí ở phía trước khiến chúng đạt đến nhiệt độ rất cao và bốc cháy.
Chỉ có những thiên thạch tương đối lớn mới có khả năng xuống tói mặt đất, còn lại hầu hết đều bị cháy hoàn toàn trong bầu khí quyển của trái đất. Khi các thiên thạch va vào Trái đất chúng để lại vết tích rất rõ rang, và độ ảnh hưởng phụ thuộc hoàn toàn vào khối lượng và vận tốc chuyển động của thiên thạch.
Với những thiên thạch lớn này sẽ tạo thành 1 vệt rất dài và phần đầu rất sang được gọi là Quả cầu lửa ( fire ball). Fire ball thực sự là 1 hiện tượng lí thú trong thiên văn quan sát.
Vết tích còn lại của 1 vụ va chạm thiên thạch.


Mưa sao băng là gì ?

Mưa sao băng là sự kiện xuất hiện nhiều sao băng trong 1 khoảng thời gian ngắn ( vài ngày hoặc vài chục ngày ). Mưa sao băng không có nghĩa là nhìn thấy sao băng nhiều …như mưa. Trong lịch sử thi thoảng có xuất hiện những trận mưa sao băng rất lớn với mật độ lên tới hang nghìn sao trong 1 giờ. Tuy nhiên các trận mưa có mật độ cỡ khoảng 100 sao/ h đã là rất lớn và gây sự thích thú cho người quan sát.

Tại sao mưa sao băng lại có chu kì ?

Nguyên nhân chính làm xuất hiện mưa sao băng chính là các Sao Chổi. Sao Chổi là những thiên thể quay quanh mặt trời với quỹ đạo Hyperbol hoặc elip rất dẹt. Do được cấu tạo bởi băng, bụi và đá nên khi chuyển động gần Mặt Trời chúng bị tan tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo. Nếu các sao Chổi lại đi qua hoặc ở gần quỹ đạo của Trái Đất thì khi Trái Đất chuyển động đến gần điểm giao nhau đó các bụi khí sẽ bay vào trong khí quyển làm xuất hiện rất nhiều sao băng và được gọi là Mưa Sao băng.
Vì quỹ đạo của Trái Đất và các sao Chổi là xác định nên các giao điểm là xác định trên đường đi của Trái Đất. Trong hành trình chuyển động quanh Mặt trời hang năm của mình Trái Đất sẽ đi qua những giao điểm đó tại thời điểm xác định, do đó các trận mưa sao băng là có chu kỳ, và chu kỳ của tất cả các trận mưa sao băng đều là 1 năm.

Tâm điểm và Cực điểm của mưa sao băng là gì ?

Khi quan sát các trận mưa sao băng ta thường có cảm giác các sao băng đều xuất phát hoặc hướng về một khu vực cụ thể trên bầu trời, khu vực đó gọi là tâm điểm của mưa sao băng. Trang các trận mưa sao băng, Tâm điểm này nằm trong khu vực của chòm sao nào thì trặn mưa sao băng sẽ được mang tên chòm sao đó. Các trận mưa sao băng có tâm điểm nhưng không có nghĩa chỉ ở hướng của Tâm điểm mới có, chỉ là quan sát hướng này sẽ dễ gặp sao băng hơn mà thôi.
Một đặc trưng quan trọng khác của mưa sao băng là Cực điểm. Cực điểm chính là số sao băng ối đa có thể quan sát trong 1 giờ. Cực điểm của mỗi trận mưa sao băng thường diễn ra trong vài giờ và có thể được dự báo trước cả về thời điểm và số lượng sao băng. Cực điểm của mưa sao băng cũng không có nghĩa là chỉ trong thời gian đó mới có sao băng. Như đã nói mỗi trận mưa sao băng diễn ra có khi cả chục ngày nên trong khoảng thời gian đó đêm nào cũng có thẻ nhìn thấy sao băng, tất nhiên là càng gần cực điểm thì càng có khả năng quan sát được nhiều sao băng.


Một năm có bao nhiêu trận mưa sao băng ?

Một năm có rất nhiều trặn mưa sao băng. Như năm 2008 có hơn 30 trận mưa sao băng ( chi tiết xem tại http://www.imo.net/calendar/2008 ). Tuy nhiên chúng ta chỉ quan tâm với các trận mưa sao băng tương đối lớn. cỡ trên 30 sao /h. Một vài trận mưa sao băng lớn hang năm :

Quadrantids (QUA) Từ 1 đến 5 tháng 1 hàng năm. Cực điểm thường vào 3 – 4 tháng 1.
η-Aquariids (ETA) Từ 19 tháng 4 đến 28 tháng 5 hàng năm. Cực điểm vào 5-6 tháng 5
Perseids (PER) Từ 17 tháng 7 đến 24 tháng 8. Cực điểm vào 12-13 tháng 8.
Orionids (ORI) Từ 2 đến 7 tháng 10. Cực điểm vào 4-5 tháng 10.
Leonids (LEO) Từ 10 đến 23 tháng 11. Cực điểm vào 16-17 tháng 11.
Geminids (GEM) Từ 07 đến 17 tháng 12. Cực điểm vào 12-13 tháng 12.

Thời gian diễn ra cực điểm là thay đổi hang năm, và sẽ biết được chính xác khi gần đến ngày diễn ra mưa sao băng.
Có nhiều trận mưa sao băng diễn ra không ổn định từng năm. Có thể năm nay có nhiều nhưng sang năm lại có rất ít. Vì vậy các bạn nên chú ý theo dõi các thông báo từ các CLB Thiên văn để biết chính xác hơn.

Ở đâu thì có thể xem được mưa sao băng ?

Do Tâm điểm của mỗi trần mưa sao băng ở những vùng xác định trên bầu trời nên những địa điểm nào nhìn thấy chòm sao đó là đều có thể thấy được mưa sao băng. Càng nằm gần về các cực thì càng ít nhìn được bầu trời bên kia bán cầu. Do Việt Nam nằm gần xích đạo có thể quan sát hầu hết bầu trời nên có thể khẳng định mọi nơi ở Việt Nam đều quan sát được mưa sao băng.

Quan sát mưa sao băng như thế nào ?

Kẻ thù của quan sát thiên văn nói chung và mưa sao băng nói riêng là mây và sự ô nhiễm ánh sang trong thành phố. Hẳn nhiên nhiều mây thì ta chẳng nhìn thấy gì rồi, nhưng ánh sang thành phố cũng cản trở rất nhiều việc quan sát bầu trời. Bạn nào có dịp về thôn quê sẽ thấy bầu trời rất lấp lánh với hang nghìn ngôi sao trong khi ở thành phố chỉ thấy vài ngôi sao có độ sang lớn.
Một kẻ thù khác của việc quan sát là …Mặt trăng. Ánh sáng từ trăng cũng át gần hết các ngôi sao khác, nên nếu không phải là quan sát trăng thì tốt nhất nên chọn những thời điểm không có trăng để quan sát như đầu hoặc cuối tháng. Tuy nhiên các trận mưa sao băng lại diễn ra vào những ngày xác định không cho phép ta lựa chọn, vì vậy ta nên đợi cho trăng lặn hoặc chưa mọc để quan sát.
Một chú ý khác là sẽ quan sát được nhiều sao băng hơn khi Tâm điểm của các trận mưa sao băng đã xuất hiện trên bầu trời, nhưng điều này không đồng nghĩa là trước khi chòm sao đó xuất hiện trên bầu trời thì không có sao băng.
Tóm lại là các bạn nên tìm chỗ quang, tối :p . Và nếu được thì nên nằm để có thể nhìn được bầu trời rộng hơn.

Chụp ảnh sao băng như thế nào ?


Thời gian xuất hiện sao băng là rất nhỏ, chưa đến 1 s. Cách tốt nhất để chụp được ảnh là chúng ta phải “ôm cây đợi thỏ”. Điều bạn cần là 1 máy ảnh có khả năng phơi ảnh lâu, tức là khả năng nhận ánh sang lâu. Ta hướng máy ảnh về phía tâm điểm và đặt chế độ phơi ảnh càng lâu càng tốt. Nếu trong khoảng thời gian đang phơi ảnh mà có sao băng ở khu vực chụp thì ta đã chộp được chú sao băng ấy. Nếu các bạn để ý sẽ thấy các ngôi sao bình thường ở các ảnh về sao băng thường là 1 đoạn dài, đó chính là do nhật động trong quá trình phơi ảnh.
Chúc các bạn có những buổi quan sát sao băng thú vị.

Nguồn:http://www.vatlysupham.vn/

Johannes Kepler (1571-1630), nhà Thiên văn học Ðức lừng danh

Ngày nay các nhà khoa học thường nói tới việc phóng các phi thuyền lên không gian để thám hiểm vũ trụ. Ý tưởng này đã được một nhà thiên văn đề cập tới hơn 300 năm trước. Nhưng vào thời bấy giờ, không ai để ý đến ý tưởng táo bạo này. Không ai giúp đỡ bậc thiên tài bất hủ này. Johannes Kepler, một vì sao sáng của Khoa Thiên Văn, đã sống trong cảnh nghèo túng và đã chết trong cảnh u buồn.

1/ Thuở trẻ của Kepler

Johannes Kepler sinh ngày 27/12/1571 tại Weil der Stadt (gần Stuttgart), miền Württemberg nước Đức. Cậu bé này chào đời thiếu tháng giống như Isaac Newton vì vậy ngay từ thuở nhỏ, Kepler thường đau yếu. Cha của Kepler làm lính đánh thuê và mẹ là một người đàn bà tầm thường. Khi Kepler được 2 tuổi, người Hòa Lan nổi lên chống lại quân Tây Ban Nha và cha Kepler sang dự chiến trận tại Hòa Lan. Mẹ cậu cũng sang theo, vì thế cậu Kepler được giao cho ông bà nội coi sóc. Năm lên 4 tuổi, Kepler bị bệnh đậu mùa và sau khi khỏi, căn bệnh đã để lại trên mặt cậu những đốm rỗ và khiến cho mắt của cậu kém đi.

Thuở thiếu thời của Kepler thật là bất hạnh. Trong khi những đứa trẻ khác được đi học, được ăn no mặc ấm, được sống đầy đủ trong tình thương yêu của cha mẹ thì Kepler kéo dài những ngày khốn khổ trong một quán rượu nghèo, cả ngày cậu phải rót rượu, bưng nước, chạy việc vặt. Năm 13 tuổi, Kepler làm việc trong một nông trại nhỏ. Cuộc sống mới này tuy đỡ vất vả nhưng cũng chẳng dễ chịu. Cảnh cực khổ dày vò mãi con người mảnh khảnh này và sắp sửa đưa cậu tới gặp tử thần thì Kepler được người chị gái giúp đỡ. Bà này xin chồng khi đó làm mục sư Tin Lành, để dẫn em về nuôi. Nhờ vậy Kepler được người anh rể dạy cho biết đọc, biết viết, rồi ít lâu sau, cậu được vào học trong một tu viện Tin Lành tại Maulbronn.

Lúc mới theo học, Kepler rất kém về Toán, ngoài ra môn Thần Học đã là một trở ngại đối với cậu. Nhưng bản chất thông minh của cậu đã được các thầy giáo chú ý và quý mến. Nhờ học hành tiến bộ, Kepler được theo học tại trường đại học Tübingen. Kepler quyết định trở thành một mục sư sau này nên cậu chỉ coi khoa Thiên Văn như một môn học thỏa mãn trí tò mò. Nhưng ông Möstlin, giáo sư Toán và Thiên Văn, ngay từ đầu đã nhận thấy ở Kepler một thiên tài. Ông không quản ngại chỉ dạy cặn kẽ cho cậu học trò này và cũng vì vậy trong suốt cuộc đời, Kepler bao giờ cũng nhớ ơn vị ân nhân kể trên đã mở đường khai lối cho mình tới bến vinh quang.

2/ Nghiên cứu Thiên Văn

Nhờ sự tận tâm của Giáo Sư Möstlin, Kepler làm quen dần các lý thuyết của các nhà thiên văn danh tiếng như Ptolemy, Aristarchus, Copernicus... Chẳng bao lâu, Kepler say mê khoa Thiên Văn. Kepler đã có ý tưởng táo bạo như sau: Mục đích của tôi là làm thế nào chứng tỏ rằng cách xoay vần của các thiên thể giống như sự vận chuyển của một bộ máy đồng hồ, và tôi muốn chứng minh rằng tất cả chuyển động phức tạp của các thiên thể đều do một thứ lực độc nhất chi phối. Nhưng các giáo sư trường Đại Học Tübingen lại coi ý tưởng trên như một tà thuyết. Tuy bị cho là vô lý, Kepler vẫn được thầy yêu, bạn mến vì ông giỏi Toán và tiếng La Tinh, tính tình lại vui vẻ, cởi mở.

Vào năm 1593, trường Tin Lành tại Graz, nước Áo, thiếu chân giáo sư Toán. Kepler được thu nhận vào chức vụ này. Đây là thời kỳ sung sướng nhất của ông. Ông sống trong cảnh sung túc về tiền bạc và sự quý mến của học trò. Kepler lập gia đình với một người đàn bà đẹp và giầu có. Ông có đủ thời giờ nghiên cứu Thiên Văn và lập cho mình một lý thuyết vững chắc. Kepler cho xuất bản cuốn sách Vũ Trụ Huyền Bí (Mysterium Cosmographicum). Cuốn sách này tới tay Galileo và nhà bác học lỗi lạc người Ý đã hết sức thán phục những lý lẽ vững chắc của Kepler về Thiên Văn Học.

Vào thời kỳ này, có một nhà thiên văn rất danh tiếng: ông Tycho Brahe (1546- 1601), người gốc Đan Mạch. Tycho Brahe thời bấy giờ là nhà toán học của Vua Rudolf II xứ Bohemia. Ông ta lại là một nhà thiên văn có tài. Vào giai đoạn này kính thiên văn chưa được phát minh. Trong 20 năm trường tại đài thiên văn ở Prague, ông Brahe đã quan sát bầu trời bằng mắt thường một cách rất chính xác và xác định vị trí của hàng trăm vì sao.

Tycho Brahe đã ngạc nhiên trước thiên tài của Kepler và tuy nhiều tuổi hơn, cũng không ngần ngại kết bạn với ngôi sao sáng mới này. Brahe gửi giấy mời Kepler sang giúp mình nhưng Kepler từ chối, biết đâu rằng một định mệnh khắc nghiệt đang chờ đón ông.

Thời kỳ sung sướng của Kepler rất ngắn ngủi. Một cuộc chia rẽ tôn giáo đã xẩy ra tại Graz. Người ta đã chém giết nhau vì lòng cuồng tín. Vào năm 1600, những người theo đạo Tin Lành bị trục xuất khỏi Graz. Kepler, một nhà thiên văn đúng hơn là một giáo sĩ, cũng bị lôi cuốn vào nghịch cảnh này. Vợ ông phải bán vội tất cả gia sản để lẩn trốn cùng chồng. Cuộc đời của Kepler bắt đầu đen tối đi. Trước tình trạng phá sản, Kepler đành mang gia đình đến gõ cửa nhà Tycho Brahe. Khi Kepler sang sống tại Prague, Brahe đã đối xử với người thất thế một cách tẻ nhạt và coi Kepler như là một người hạ cấp, hơn là một người cộng sự. Phải chăng lòng ghen tị vẫn là thói thường của người đời.

Kepler lãnh một chân giúp việc tại đài thiên văn. Công việc mới tuy không mang lại cho ông nhiều bổng lộc nhưng chính nhờ cơ hội này, ông đã được biết tới những bảng liệt kê vị trí các vì sao (các bảng Rudolphine) của Brahe.

Ý tưởng của Ptolemy cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ không còn ngự trị trong đầu óc của những bậc trí thức vào thời đại này nữa. Nhưng không ai dám đả phá lý thuyết của Ptolemy vì nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người trong suốt 14 thế kỷ. Cũng vì thế khi Giordano Bruno xác nhận rằng trong vũ trụ còn có hàng trăm ngàn vì sao khác lớn hơn mặt trời, người ta đã mang ông ta ra thiêu sống tại Rome!

Từ trước, sở dĩ các điều hiểu biết của nhân loại bị sai lầm vì các nhà thiên văn cổ xưa tưởng rằng trái đất đứng yên, và khi quan sát thì những điều mắt thấy phải là đúng, biết đâu rằng họ đã đứng trên một nền móng chuyển động để quan sát mà không hay biết. Muốn vượt qua các trở ngại, Kepler đặt mình tại một vị trí cố định trong không gian rồi mới quan sát sự vật. Với điều kiện cốt yếu này, Kepler nghiên cứu rất tỉ mỉ vị trí của từng vì sao một. Vì quá đam mê các con số thiên văn và không muốn giòng tư tưởng bị gián đoạn bởi cuộc mưu sinh, Kepler đã không để tâm tới cảnh sống nghèo nàn của mình. Vợ ông thường phải vay nợ và lò sưởi trong nhà không có than đốt.

Năm 1601, Tycho Brahe từ trần. Kepler được bổ nhiệm làm nhà thiên văn của Hoàng Đế Đức Rudolf II với lương tháng 1.500 florins. Đây là thời kỳ nghiên cứu chuyên tâm nhất của ông. Kepler tỉ mỉ làm đi kiểm lại các bài toán thiên văn trong suốt 5 năm trường. Ông khám phá ra 2 định luật lừng danh về Khoa Thiên Văn và cho xuất bản cuốn Thiên Văn Mới (Astronomia Nova) vào năm 1609. Tác phẩm này là một trong các cuốn sách lừng danh nhất của Khoa Học, được xếp ngang hàng với cuốn Nguyên Lý (Principia) của Newton và cuốn Khảo Sát Quỹ Đạo của các Thiên Thể (De Revolutionibus Orbium Coelestium) của Copernicus.

Kepler đã đề tặng cuốn sách bất hủ kể trên cho Hoàng Đế Rudolf II trong khi vị vua này lại không hiểu được giá trị của nó. Nhà vua coi Kepler như một nhà chiêm tinh có nhiệm vụ lập ra các lá số tử vi và chuyên đoán điềm giải mộng cho mình.

Năm 1612, sự bất hạnh đến với gia đình Kepler: người con trai thứ hai của ông qua đời rồi sau đó vài tuần lễ, người vợ yêu quý cũng sang bên kia thế giới. Nhưng chưa phải là hết. Vua Rudolf II là người cấp dưỡng cho ông cũng băng hà ít lâu sau. Vị vua mới không trọng dụng nhà thiên văn nghèo nàn nữa và Kepler phải nhận một chân giáo sư toán tầm thường tại Linz. Kepler ra đi, lòng đầy sầu bi.

Kính viễn vọng (telescope) được nhà bác học Galileo phát minh vào năm 1608 và đã được dùng khắp châu Âu. Tại Linz, Kepler mượn được một kính viễn vọng, đã quan sát các vì sao mà mắt thường không nhìn tới được. Ông đã nghiên cứu Quang Học rồi phát minh ra một loại kính thiên văn mới. Tác phẩm viết về Quang Học của ông có tên là Khúc Xạ Học (Dioptrice) xuất bản vào năm 1611 đã là cuốn sách đầu tiên khảo sát về ánh sáng và các thấu kính.

Tại Linz, Kepler lập lại gia đình với một người đàn bà nghèo. Cuộc sống càng trở nên chật vật. Kepler phải nuôi ăn 7 người con trong một hoàn cảnh eo hẹp! Ông đành phải viết ra các cuốn lịch tử vi để bán lấy tiền. Đây là công việc của các nhà chiêm tinh tức là những người sống nhờ vào lòng mê tín của người khác. Đã có lần Kepler than thở một cách cay đắng: Môn chiêm tinh là con đẻ của Khoa Thiên Văn, vì vậy việc người con đứng ra nuôi sống bà mẹ sắp chết đói chẳng là hợp lý hay sao? Thật là đau khổ khi một nhà bác học chân chính phải làm một công việc phản khoa học để sống còn.

3/ Ba định luật lừng danh

Tại Linz, Kepler đang chờ đợi một đứa con sắp chào đời thì được tin mẹ của ông bị hạ ngục tại Stuttgart. Người ta đã tố cáo mẹ ông là phù thủy. Nếu Kepler không can thiệp ngay, mẹ ông sẽ bị hành hạ và bị thiêu sống! Chính trong hoàn cảnh đau khổ này, Kepler đã cho ra đời cuốn sách Sự Hòa Hợp của Vũ Trụ (Harmonices Mundi) trong đó chứa đựng định luật lừng danh thứ ba của ông.

Khoa Thiên Văn được vững chắc chính là nhờ 3 định luật danh tiếng sau đây của Kepler: (1) Quỹ đạo của các hành tinh là các hình ellipse mà mặt trời chiếm một tiêu điểm, (2) Đường nối một hành tinh với mặt trời quét qua những diện tích bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau, (3) Bình phương chu kỳ chuyển động của các hành tinh thì tỉ lệ với lập phương bán trục lớn của quỹ đạo ellipse.

Nhờ 3 định luật của Kepler mà Newton đã tìm ra Nguyên Lý Vạn Vật Hấp Dẫn. Khi mới được xuất bản, cuốn Sự Hòa Hợp của Vũ Trụ của Kepler đã bị Giáo Hội Thiên Chúa cấm ngay tức khắc. Kepler chịu chung số phận với Galileo.

Trong khi Kepler đau khổ do số phận khắc nghiệt của mình thì trận Chiến Tranh 30 Năm, pha lẫn tôn giáo và chính trị, tràn tới nơi cư ngụ của nhà thiên văn cơ cực. Thành phố Linz bị bao vây vào mùa thu năm 1626. Vào thời gian này, Kepler bị quản thúc vì "tà thuyết" của ông. Người ta đã nguyền rủa ông và niêm phong thư viện của ông.

Trước cách ngược đãi của các người chung quanh, Kepler quyết định bỏ trốn. Trong một đêm mưa ảm đạm, Kepler mắt mờ lệ, cùng vợ đẩy chiếc xe bò chở các con nhỏ và quần áo, lánh khỏi nơi mà ông còn luyến tiếc. Lẫn lộn trong các thứ đồ vật tầm thường, Kepler đã mang theo bảng liệt kê vị trí của các vì sao để sau này ông hoàn thành Bảng Rudolphine, một trong các công trình tuyệt tác của ông.

Kepler tới cư ngụ tại Ulm, bên bờ sông Donau (Danube). Nơi đây ông sống trong nghịch cảnh nhưng thiên tài của ông đã phát triển tới cực điểm. Kepler lập nên môn Quang Hình Học, nghiên cứu các đốm đen trên mặt trời và khảo sát môn Đại Số cũng như môn Hình Học. Kepler cũng không quên lời hứa trước kia với Brahe: ông bổ túc 228 vì sao khác vào bảng liệt kê các tinh tú của Tycho Brahe. Đây là một công trình khoa học to lớn của ông. Trong suốt một thế kỷ, cuốn sách liệt kê các vì sao của Kepler đã chiếm địa vị độc tôn trong ngành Hàng Hải. Để thưởng công Kepler, Vua Ferdinand II đã tặng ông một số tiền nhỏ và cho một ngôi nhà tại Sagan, miền Schlesien (Silesia, nay thuộc Ba Lan).

Càng ngày, sức khỏe của Kepler càng suy nhược. Ông lo lắng cho bản thân và nghĩ tới tương lai của các con nhỏ. Mười mấy năm về trước, vào năm 1613 Quốc Hội tại Regensburg (Ratisbon) có mời Kepler đến để sửa lại lịch. Họ còn nợ ông 11.817 florins. Lúc này, Kepler nhớ đến món nợ cũ. Trước hoàn cảnh thiếu thốn của gia đình, ông quyết định đi ngựa tới Regensburg để đòi nốt số tiền nợ. Nhưng định mệnh thật khắt khe. Tới nơi và vì quá mệt nhọc, nhà thiên văn xuất sắc này bị một cơn sốt hành hạ. Kepler đã trút linh hồn 13 ngày sau tại Regensburg miền Bayern (Bavaria), một nơi xa lạ, không người thân yêu. Hôm đó là ngày 15/11/1630.

Tại Regensburg, những người theo đạo Tin Lành phải bị chôn bên ngoài thành phố. Kepler chịu chung số phận này. Tuy nhiên, số phận hẩm hiu của nhà thiên văn tài ba chưa phải là hết vì ba năm sau, các binh lính đã san bằng nghĩa địa, lấy các mộ chí làm ụ súng dùng trong các trận chiến diễn ra tại nơi đây.

Johannes Kepler nghiên cứu Thiên Văn trong nhiều nghịch cảnh cơ cực, đã qua đời một cách cay đắng, lúc sống không được các người đương thời biết tới công trình, khi chết mộ chí cũng chẳng còn, nhưng các nhà khoa học đời sau đều ghi khắc các thành quả lớn lao của bậc vĩ nhân Kepler.


Nguồn: BacBaPhi

Newer news items:
Older news items:

Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

  • Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi
  • 10 phút tìm hiểu ĐẠO CAO ĐÀI .
  • Tác giả: Đào Công Tâm (Bản PPS)
  • Dương Trọng Thu biên tập lại theo Google Slides