Đại Đạo tạo con đò cứu khổ, Hướng đạo cần tự độ, độ tha. Năm chi bảy phái hiệp hòa, Trương cờ Đại Đạo xây tòa vạn linh.

LỜI GIAO CẢM

LỜI GIAO CẢM
(Kích vào hình ảnh để xem tiếp lời giao cảm)
  Xin chân thành cảm ơn quý huynh, tỷ, đệ, muội và quý độc giả đã ghé thăm NGÔI NHÀ ĐẠI ĐẠO
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÀI GIẢNG-THUYẾT TRÌNH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÀI GIẢNG-THUYẾT TRÌNH. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2021

TÂM ĐỨC ĐẠO HẠNH NGƯỜI PHỔ TẾ

Giáo Sư THƯỢNG VĂN THANH
Chưởng Quản Cơ Quan Phổ Tế
Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài

            Tâm Đức Đạo Hạnh là đòi hỏi chung, là chất liệu cần phải có nơi mọi người có đạo, từ người tu sơ cơ cho đến những bậc đã trải qua nhiều năm trong cửa đạo.

Thứ Bảy, 10 tháng 7, 2021

TRÁCH NHIỆM PHỔ TẾ TRONG CƠ ĐẠO HÔM NAY




HUỆ KHẢI

1. Duyên lành
Vào trung tuần tháng 7 Canh Dần (tháng 8-2010), tôi về Tam Kỳ lần đầu tiên nhân dịp kỷ niệm bảy mươi lăm năm đưa Đạo Thầy về Quảng Nam và bốn mươi năm lạc thành thánh đường Quảng Tín.
Sáng Thứ Ba 05-7-2016, tháp tùng quý Anh Lớn Chưởng Quản Cơ Quan Phổ Tế, tôi trở lại thánh đường Quảng Nam lần thứ hai để chia sẻ một câu chuyện về đạo sự Phổ Tế. Bấy giờ thánh hiệu ở mặt tiền vẫn còn giữ y như hồi kiến tạo vào tháng 8-1970 là thánh đường Quảng Tín.

CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẠO CAO ĐÀI



Thiện Hạnh

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (ĐĐTKPĐ) hay đạo Cao Đài khai minh vào đầu thế kỷ 20 tại Việt Nam là một sự kiện vô cùng trọng đại,đã mở ra một kỷ nguyên cứu độ mới và hy hữu trong lịch sử nhân loại từ khai thiên lập địa đến nay trên quả địa cầu nầy. ĐĐTKPĐ xuất hiện trong bối cảnh cuối thời Hạ nguơn mạt kiếp, nhân loại ngày càng tiến bộ vượt bực về mặt trí năng nhưng ngày càng mờ nhạt về mặt tâm linh.

CON NGƯỜI KỶ NGUYÊN MỚI VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỨU ĐỘ


Thiện Chí

Từ khi lịch sử nhân loại chuyển qua TK. XXI, các sử gia, các nhà khoa học, các tôn giáo đều cảnh báo: nhân loại sẽ bước sang kỷ nguyên mới của thiên niên kỷ kế tiếp. Đây là một khúc quanh vô cùng quan trọng do những dự báo thay đổi lớn lao từ tinh thần đến vật chất trong đời sống loài người.

Thuyết minh giáo lý - SỨ MẠNG ĐẠI THỪA

Khái lược về Công Quả



Bài nói chuyện tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo
ngày mùng 1 tháng 3 năm Đinh Hợi (17-4-2007)


Tam công là phương pháp tu hành của người môn đệ Cao Đài trong Tam kỳ Phổ độ bao gồm công quả, công trình và công phu. Một cách khái quát, công quả là hành thiện giúp đời nhằm tô bồi âm chất, công trình là luyện kỷ để hoàn thiện bản thân, còn công phu là tham thiền tịnh định hầu đạt đến giải thoát tại trần gian và siêu xuất thế gian.

1. Ý NGHĨA CÔNG QUẢ

Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Thầy dạy:

“Người dưới thế này, muốn giàu có phải kiếm phương thế mà làm ra của cải. Ấy là về phần xác thịt. Còn Thần, Thánh, Tiên, Phật muốn cho đắc Đạo phải có công quả.”[1]

Khái lược về công trình


1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH

Tam công trong đạo Cao Đài gồm công quả, công trình và công phu, là hệ thống pháp môn (phương pháp tu hành) trong đạo Cao Đài. Công quả là những điều tốt đẹp mà bản thân tác động đến chúng sanh qua tư tưởng, lời nói và hành động (giúp đời). Công trình là quá trình hoàn thiện hóa bản thân để trở nên một người tác phong đạo hạnh, hiền nhân quân tử (tu thân). Công phu là quá trình tham thiền nhập định diễn ra bên trong nội thân con người (tu tâm). Công quả, công trình và công phu là thế chân vạc vững chắc giúp người tín hữu Cao Đài quân bình từ nội tâm đến ngoại thể để có thể hoàn thành sứ mạng tiến hóa tại trần gian và siêu xuất thế gian. Công trình và công quả là nền tảng để thực hành công phu. Đức Lê Đại Tiên dạy:

Khái lược về Công Phu



Bài nói chuyện tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo
ngày rằm tháng 3 năm Đinh Hợi (01-5-2007)


Tam công là phương pháp tu hành của người môn đệ Cao Đài trong Tam kỳ Phổ độ bao gồm công quả, công trình và công phu. Một cách khái quát, công quả là giúp đời tế chúng, công trình là rèn luyện thân tâm, còn công phu là tham thiền nhập định hầu đạt đến giải thoát tại trần gian và siêu xuất thế gian.

Cánh đồng Đại Đạo


Cõi thế gian nầy có thể ví một cách thi vị như những cánh đồng, trong đó con người với nhiều quốc tịch khác nhau, thuộc đủ mọi giai tầng xã hội và mọi trình độ căn trí, có thể được xem như các loại cây lương thực (lúa gạo, lúa mì, lúa mạch, v.v.) và cây hoa màu (đậu nành, khoai tây, rau cải, v.v.) Cùng sinh sống với các loại cây hữu ích cho đời, trên những cánh đồng nầy còn có các loại cây vô ích như lau sậy, cỏ dại, v.v… Đức Giáo Tông Đại Đạo đã có lần minh họa “thế gian này như những cánh đồng ruộng mênh mông”. Ngài dạy:

Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2021

Sứ mạng Đại thừa


Thiện Hạnh

“Người tu học vào hàng Thiên đạo đại thừa là đã lập tâm giải thoát, màchỉ những con người biết giải thoát mới thấu hiểu Thiên đạo để chấp nhận sứ mạng đại thừa.”[1]

Phá chấp

 



Thiện Hạnh

Trong quá trình tu học người tín đồ trải qua nhiều cấp lớp từ thấp lên cao: tiểu thừa, trung thừa và đại thừa. Ở bậc tiểu thừa, người tu học cần dựa vào những điều qui căn bản ban đầu để làm kim chỉ nam nhằm tu tập cho thuần thục để chuẩn bị tiến lên bước kế tiếp cao hơn. Tùy theo trình độ căn trí, hoàn cảnh bản thân và mức độ hành trì, thời gian tu học của mỗi người ở bậc tiểu thừa hay trung thừa có độ dài khác nhau: có thể vài tháng, vài năm, vài mươi năm, suốt cuộc đời, thậm chí có trường hợp phải dừng bước thoái chuyển.

Thứ Năm, 8 tháng 7, 2021

CHÁNH PHÁP TRUNG HƯNG VÀ SỨ MẠNG TRUNG HƯNG

 

Giáo Sư THƯỢNG LIÊM THANH
Phó Chưởng Quản Cơ Quan Phổ Tế
Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài


I. CHÁNH PHÁP TRUNG HƯNG

Chánh pháp trung hưng là nền tân pháp của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ do Đức Thượng Đế Thái Cực Thánh Hoàng giáng truyền tại nước Nam. Chánh pháp nầy được minh thị là:

Trung vạn pháp, hưng vạn giáo, thân vạn loại, hòa vạn chủng, siêu vạn linh.

Chủ Nhật, 4 tháng 7, 2021

NGƯỜI ĂN CHAY TRƯỜNG: THẢO ẤN HẦU

                                                                     Huệ Ý
I. Thánh ngôn:

"Thảo Ấn hầu ?

Đức Giáo Tông: - À thảo là gì ?

Tri bạch: - Thảo là mộc

Đức Giáo Tông: - Đạo hữu có biết người ăn ròng thảo mộc là người gì không ?

Thứ Bảy, 3 tháng 7, 2021

ÍCH LỢI CỦA CÔNG PHU & CÔNG DỤNG CỦA TỊNH TRƯỜNG

Huệ Ý

I. CÔNG PHU:
1. Thánh Ngôn:“Công phu không phải là một sự bắt buộc như bẻ sắt nguội để làm binh khí, mà phải trui rèn từ từ theo khuôn mẫu hình thức của một vật hữu dụng đã định làm.

Tìm hiểu lời dạy của ĐỨC CAO TRIỀU TIỀN BỐI cho thế hệ trẻ.

Tìm hiểu lời dạy của
ĐỨC CAO TRIỀU TIỀN BỐI
cho thế hệ trẻ.



Đức Cao Triều Tiền Bối liễu Đạo ngày 5/8 Bính Thân (1956) tại Hà Nội. Sau ba lần cải táng ở miền Bắc, di hài được đưa về miền Nam cách đây mấy năm tại tư gia đường Đặng Tất Thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ Sáu, 2 tháng 7, 2021

TỪ LUẬT CẢM ỨNG ĐẾN THẾ THIÊN NHÂN HIỆP NHỨT TRONG TAM KỲ PHỔ ĐỘ




Thiện Chí

Theo truyền thuyết của các Đạo gia từ xưa thì một kiếp giáng trần của Đức Thái Thượng Lão Quân là Đức Lão Tử. Đức Lão Tử sanh vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên, sáng tác nổi tiếng của Ngài là quyển Đạo Đức Kinh, là một pho Đạo học hàm xúc chủ thuyết Vô vi và hệ thống Vũ trụ quan - Nhân sinh quan siêu việt.

Thứ Năm, 1 tháng 7, 2021

BÀN LUẬN VỀ CON MẮT THỨ BA (THE THIRD EYE)


Thiện Chí biên khảo
Tham khảo:
http://www.daikynguyenvn.com/…/ban-co-mot-con-mat-o-ben-tro…

Một số tài liệu về “Con mắt thứ ba “ viết:
“ Con người có con mắt thứ ba, điều này đã được các nhà khoa học chứng thực. Các nhà khoa học thông qua nghiên cứu giải phẫu não bộ và thuyết phôi học hiện đại phát hiện ra rằng, trong thể tùng của não bộ, chính là nơi chứa con mắt thứ ba thần bí.

Ở phía trước thể tùng quả có một loại từ trường, nó có thể hội tụ các tia chiếu, và có tác dụng quét hình ảnh. Chuyên gia sắc tố thị giác nước Anh Jim Pomark nói rằng: “Càng ngày càng nhiều chứng cứ cho thấy, thể tùng quả của một số động vật có thể đóng vai trò tương tự con mắt, nghiên cứu này đã trực tiếp chứng thực điều này.”


Các nghiên cứu ngày nay đã phát hiện, thể tùng quả không chỉ có cơ sở cấu trúc cảm quang, mà còn có hệ thống truyền tín hiệu cảm quang, với đầy đủ sắc tố võng mạc. Đôi mắt bình thường của con người chỉ là ống kính của máy ảnh, có vai trò hội tụ, tập trung các tia sáng. Thể tùng quả phát triển hơn trong thời thơ ấu, thông thường sau 7 tuổi nó bắt đầu biến hóa, rút nhỏ và không ngừng thoái hóa theo sự tăng trưởng của độ tuổi.


Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

  • Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi
  • 10 phút tìm hiểu ĐẠO CAO ĐÀI .
  • Tác giả: Đào Công Tâm (Bản PPS)
  • Dương Trọng Thu biên tập lại theo Google Slides