Thứ Hai, 8 tháng 11, 2021
Thứ Năm, 15 tháng 7, 2021
Thứ Năm, 13 tháng 5, 2021
Dấu chân phía trước
Lễ kỷ niệm Khai minh Đại đạo rằm tháng 10 vừ a qua hết nửa con trăng, nhưng hôm nay vẫn đang là mùa Khai minh Đại đạo, cũng như cách nay bảy mươi bảy năm (tháng 11-1926), khi các môn đồ đầu tiên của Đức Thượng đế vâng lệnh Thầy công khai mối đạo Trời ở chùa Gò Kén (Tây Ninh), thì đại lễ ra mắt nhân sinh đã kéo dài luôn ba tháng, làm nên một mùa Khai minh, làm thành sự kiện lịch sử hy hữu.
Đạo khai thì tà khởi. Từ buổi ấy, thế lực cường quyền ngoại bang đã không hề chùn tay đàn áp hàng hàng lớp lớp những người con áo trắng của Đức Cao Đài vì họ muốn mau chóng dập tắt ánh lửa tin yêu vừa bừng sáng trong hàng triệu tấm lòng chứa chan hy vọng của những người dân mất nước đang sống trong đêm dài nô lệ dưới ách thuộc địa thực dân.
Đức Thượng Trung Nhựt và Đức Ngọc Lịch Nguyệt có lần hồi tưởng:
“Chúng Tiên huynh đã trải qua biết bao lúc thăng trầm bĩ thới, trở ngại khó khăn, vào khám ra tù, lưu vong đất khách, hy sinh để tiếp nhận sứ mạng lập nền Đại đạo Tam kỳ Phổ độ từ năm Bính Dần cho đến ngày cổi bỏ xác phàm, rũ sạch những oan khiên nghiệp chướng.”
Đức Lê Kim Tỵ cũng viết vào sử Đạo một lời làm chứng:
Một tay, một cánh chống Lang Sa,
Họ quyết bóp tan mối Đạo nhà,
Sống thác thường tình đâu có nệ,
Cho người biết được khí hùng ta.
Những Bà Rá, Tà Lài lẻ loi giữ a rừng sâu nước độc, những Côn Đảo, Mã Đảocô l ập giữa bốn bề biển cả mênh mông, và còn biết bao cái tên rờn rợn của những chốn địa ngục trần gian khác nữ a, tất cả đã là những chiếc lò bát quái nấu nung, thử thách tấm lòng can trường thiết thạch của người đạo Cao Đài buổi trước. Những người áo trắng vì thế đã hy sinh, cho ánh vàng mười rực rỡ trong ngọn lửa hồng:
Xác phàm tuy mất, khí thiêng còn,
Nỗi Đạo, nỗi đời, nỗi nước non.
Có gặp lửa hồng vàng biết giá,
Tử sanh cũng giữ Đạo vuông tròn.
Đó chính là hùng khí kiêu dũng của tiền nhân, mà tập thể Hội đồng Tiền bối Đại đạo Tam kỳ Phổ độ trong một dịp trở về đã cùng trải lòng qua ngọn linh cơ:
Phận bé nhỏ Đạo nhà nắm giữ,
Vai nặng oằn hai chữ nghĩa nhân,
Có Trời, có nước, có dân,
Dân nguy, nước loạn, xả thân giúp đời
Đó chính là tinh thần bất khuất của Đức Cao Triều Phát:
Dù thế cuộc sắp bày dâu bể,
Dù nước nhà trong thế loạn ly,
Nghiêng vai sứ mạng Tam kỳ,
Trải thân hướng đạo bù chì vạn sinh
Ngày nay, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2 (quận 1) hãy còn rất nhiều chồng hồ sơ dày cộm làm chứ ng cho những biện pháp, thủ đoạn mà nhiều đời Toàn quyền Đông Dương, Thống đốc Nam Kỳ, Khâm sứ Trung Kỳ cùng với những thuộc cấp thừ a hành các tỉnh, quận... đã trăm phương ngàn kế bày ra để mong xóa sổ đạo Cao Đài.
Tuy nhiên, đời muốn vậy mà dễ nào được vậy. Đức Thất thánh Thượng Hoài Thanh (Nguyễn Tấn Hoài) khi ôn lại sử Đạo đã giúp thế nhân lưu ý một bài học lịch sử thiên thu:
“Đại đạo Tam kỳ Phổ độ trải qua bao nhiêu lần thăng trầm bĩ thái, làm cho tất cả những người hành đạo, tâm đạo, học đạo, đều chịu những nỗi gian nguy cơ cực, kẻ chết chóc, người lao tù. Nhưng thời cơ đã đến, Thiên lý tự nhiên, dầu ai toan bẻ nạng ch ống trời, hay có kẻ mong dời non lấp biển, cũng chẳng làm sao được
Đã đành chẳng lịch sử nào mà chẳng nặng thương đau và nhiều mất mát, nhưng đau lòng thay, những sự kiện sử Đạo bi tráng ấy đã ảnh hưởng quá đỗi tới tiến trình nền Đạo mà hậu quả di hại hiển nhiên không chỉ sớm chiều! Nhữ ng thuyền trưởng tài trí của nền Đạo buổi sơ khai vừa phải đối phó với bão táp cuồng phong, vừa phải lo vững tay lèo lái con thuyền Đạo hướng về mục tiêu đã định, cỡi lên muôn ngọn sóng dữ d ằn trong lúc kình ngư thủy quái vẫn không thôi đeo bám chực chờ. Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc hồi tưởng:
“Cơ Đạo lúc bấy giờ luôn luôn ứng phó xoay trở với bao nhiêu áp lực bên ngoài đưa đến. Dầu tài cán đến bực nào cũng không làm sao tiến hành cho kịp lúc.”
Hoàn cảnh l ịch sử ấy đã kềm hãm nền Đạo đang trên đà tiến triển vượt bực từ buổi sơ khai. Lớp người khai sơn phá thạch theo thời gian vừ a bị tuổi tác vừa bị nghịch cảnh bào mòn thân xác, tiêu hao sức lực. Đức Quảng Đứ c Chơn tiên (Huệ Lương Trần Văn Quế) ngậm ngùi tâm sự:
“Nhân đây Tệ huynh xin bày tỏ tâm tình đạo sự để chư hiền hữu được thấu rõ. Tệ huynh vì sứ mạng, vì nguyện lực, cũng vì nghiệp căn buổi sinh thời, nhục thể trải bao phong trần lao lý, nên cuộc hành trình không còn đủ sức và tiêu biểu cho người hướng đạo Thiên ân trên bước đường khó khăn tận độ.”
Dù muốn hay không muốn, luật vô thường vẫn là luật vô thường. Từng vị tiền bối lần l ượt nối bước ra đi, ôm trong tâm khảm một nỗi hận khôn nguôi bởi vì đạo sự còn ngổn ngang, sứ mạng còn dang dở, mà hoài bão cao cả cũng như kế hoạch vận trù mai hậu đều chưa kịp chuyển giao cho lớp người sau tiếp nối. Nỗi hận lòng đó, Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc đã hơn một lần thổ lộ:
“Tiếc vì sự nghiệp Đạo chưa thành, tuổi đời chồng chất, tâm sự và kế hoạch cũng chưa kịp trao hết cho lớp người ti ếp nối, nên hậu quả đang để lại cho đàn em gánh lấy.”
“Có những điều chưa tiện nói cho Hội thánh được biết, việc ấy mãi đến ngày nay cũng chưa được cùng ai tỏ bày tâm sự, mà đó là điều tai hại vô cùng. Đó là mầm trở ngại cho bước tiến của Đạo ngày nay.”
Khi Đức Phạm Hộ pháp dạy rằng “ đó là điều tai hại vô cùng. Đó là mầm trở ngại cho bước tiến của Đạo ngày nay” thì chính những lời lẽ nặng trìu trĩu ấy đã khi ến cho người sau không khỏi xót xa tấc dạ chia xẻ cùng người xưa, bởi l ẽ có đến mức như vậy thì bậc Thiên ân sứ mạng thay Trời hành hóa như Đức Hộ pháp mới phải đành đoạn thở than “con Tạo trớ trêu” chẳng khác chi thế tục đời thường:
Những việc từ xưa đã sắp bày,
Nhưng chưa tiện nói để ai hay,
Trớ trêu con Tạo chia đôi ngã,
Đạo nghiệp linh đinh đến nỗi này.
Nhắc đến công nghiệp tiền nhân, dù muôn lời vạn tiếng cũng không làm sao diễn bày cho rốt ráo. Quả thực, đúng như Đức Bảo pháp Chơn quân Huỳnh Chơn cảm thán:
Ôi nhắc đến mà lòng tha thiết,
Bậc tiền khai tâm huyết trải trang,
Biết bao gian khổ trần hoàn,
Điểm tô xây đắp Việt bang Cao Đài.
Thọ h ưởng sự nghiệp của người xư a để lại, người đạo Cao Đài ngày nay không thể không nhớ đến sử Đạo, không thể không thông thuộc sử Đạo, vì chính sử Đạo cũng là một phần bất ly của lịch sử dân tộc suốt một thế kỷ nhà tan nước mất. Hơn thế nữa, sử Đạo là sợi dây thiêng liêng cố kết truyền thống và hiện đại, là sinh lực đạo mạch chảy từ người xưa cho đến tận người sau. Đức Cao Triều Phát dạy:
“Dòng đời cứ triền miên như dòng nước chảy. Kẻ trước đi qua, người sau kế tiếp, người sau nữa đang đợi chờ, cứ mãi như thế theo dòng lịch sử của thời gian, còn in lại những gì cao cả cho đời thương tưởng và nhắc nhở.”
“Tiên huynh đã đi qua, chiếc bóng đã nằm xuống, nhưng tinh thần của Tiên huynh mãi mãi theo gót chân của các em mà đi vào ánh sáng Đạo, vào bóng tối của trần gian.”
Sử Đạo còn là bài học kinh nghiệm vô giá cho lớp người sau đang tiến bước đi lên, noi theo dấu chân người trước. Ý thức như thế, lớp người hôm nay lắng lòng học kỹ từng chữ từng lời trong từng trang thánh giáo thánh ngôn ắt sẽ lãnh hội vì sao đan xen với những dòng giáo lý Cao Đài vẫn là những dòng sử thi Cao Đài được viết từ ngọn linh cơ giữ a bao canh trường tịch mịch. Đức Bạch Liên Tiên trưởng (Phan Thanh) lưu ý:
“Nhìn lại viễn đồ đã qua, trên bước đường hành đạo của chư sứ đồ Đại đạo Tam kỳ Phổ độ, dẫu rằng trên vạn nẻo đườ ng nhân thế, tuy lắm cảnh thăng trầm buồn vui, hiệp tan tan hiệp, may rủi rủi may, tất cả sự kiện ấy đều là những kinh nghiệm sống, những bài học quý giá.”
Đức Cao Triều Trực cũng dạy:
“Trong tình bạn đạo, gặp lại nhau không thể không ôn lại những gì diễn tiến t ừ dĩ vãng đến hiện tại, những nỗi buồn vui bại thành trên bước đường hành đạo, để giúp đỡ cho nhau những kinh nghiệm sống. Âu đó cũng là bổn phận của người đi trước. Có chỉ bảo cho nhau để lớp người sau biết những gì cần phải làm, những gì cần phải tránh, để làm vốn liếng thực hiện đại chí của bực hướng đạo, làm sao cho đúng với tôn chỉ khai Đạo mà Đức Chí tôn đã định, để hoàn thành sứ mạng thế Thiên hành hóa và cũng để khỏi ân hận nuối tiếc như lớp người đã đi qua trong quá khứ.”
Lại nói sang ý thức chép sử. Lớp hậu bối đàn em làm sao tránh khỏi những lúc trở trăn, những hồi ray rứt. Ngọn bút nào có lương tri thì cũng phải bao phen ngập ngừ ng mà nét mực vì thế nên chẳng được trọn dòng, bởi một lẽ giản dị rằng với tấm lòng tri ân kính ngưỡng lớp tiền nhân, sự thận trọng buộc mình vốn dĩ đã dặt dè lại càng thêm muôn phần dè dặt.
Đức Giáo tông Vô vi Lý Thái Bạch dạy rằng “Sử phải thật, không thiên kiến tô hồng, không chủ quan tùy cảm, không định kiến khen chê.” Phương châm ấy quả là khuôn vàng thước ngọc nhưng muốn làm được thế đòi hỏi người chép sử phải vượt qua cái ta bản ngã của mình. Thế nên, khi các đấng tiền khai Đại đạo trở về giúp lớp người sau bổ sung nhữ ng dòng sử thi Đại đạo, thì không ai khác hơn là chính các ngài đã nêu gương sáng cho đàn em chép sử, mà Đứ c Hộ pháp Phạm Công Tắc là một trường hợp. Đức Phạm Hộ pháp dạy:
“Công qu ả khai Đại đạo Tam kỳ Phổ độ có thể nói là Bần đạo đã đóng góp được hai phần ba công quả ấy. Nhưng buồn vì nước nhà chủ quyền không được bảo đảm, kể từ thuở khai Đạo các đàn anh cũng vì lẽ ấy bị chi phối rất nhiều. Từ chỗ vị kỷ, vị danh, vị l ợi, cũng như tự ái, tự đại, tự tôn, nên đã gây ra cảnh chia ly phân tán, đã để lại một gánh nặng cho đoàn hướng đạo hậu sanh. Đó là điều đáng buồn và cũng là kinh nghiệm quý giá cho đàn em trong mai hậu. (...)
“Vết xe trước đã sụp đổ, đoàn xe sau nên tránh. Kể ra đàn anh chịu một phần trách nhiệm rất lớn trong sứ mạng. (...) V ậy chư hiền đệ muội cũng xem gương ấy mà ghi lòng trong thời kỳ hành đạo.”
Đem hết can tràng, phơi hết ruột gan mà tỏ bày với người sau như thế, là cả một tình thương bao la trong trách nhiệm trĩu nặng của người xưa đối với viễn đồ Đại đạo Tam kỳ. Đức Đoàn Văn Bản dạy:
“... tổ tiên của con người dù phải lâm vấp những sai lầm trong quá khứ, nhưng linh thể của họ nơi cõi hư vô hằng mong mỏi cho kẻ hậu bối sanh tiền phải được thanh cao tốt đẹp, phải được tiến bộ hơn họ.”
Lời dạy của Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc cũng không ra ngoài ý ấy:
Mong sao hậu tấn khôn hơn trước,
Để cố xiển dương mối đạo Thầy.
Chung dòng t ư tưởng như Đứ c Phạm Hộ pháp và Đức Đoàn Văn Bản, với nỗi lòng lo lắng cho bước đi người sau, Đức Ngọc Lịch Nguyệt tâm sự:
Trót nguyện cùng nhau đến cõi trần,
Thế Thiên hoằng đạo độ sanh dân.
Đạo chưa phổ cập dân chưa tỉnh,
Dẫu được ra đi luống ngại ngần.
Ngần ngại cho người sắp bước sau,
Dặm trường càng thấm lại càng đau.
Đau tình cốt nhục, đau non nước,
Ngoảnh lại kìa ai nghĩ thế nào?
Nói đến bài học lịch sử là nói đến cái hay và cái chưa hay của người đi trước. Nhưng thế nào là hay và thế nào là chưa hay? Năm xưa, nếu không có lời trần tình của Đức Ngô Minh Chiêu tại Minh Đức tu viện, thì làm sao người nay hiểu được nỗi lòng của Ngài? làm sao hậu thế hiểu được vì sao Ngài dù đã từ tạ ngôi vị Giáo tông mà vẫn cứ chính danh là Đệ nhất Giáo tông của Tam kỳ Phổ độ?
Hay nói đến việc chia chi rẽ phái. Nhìn về phương di ện này đã đành một nỗi ngậm ngùi xa xót, nhưng xét ở phương diện khác lại là lẽ tồn sinh để phát triển. Đức Phạm Hộ pháp dạy:
Đạo một gốc phát sanh nhiều chỗ,
Cốt là đem phổ độ nhơn sanh.
Càng nhiều kẻ dữ về lành,
Chung quy làm sáng cái danh Cao Đài.
Đức Hộ pháp dạy tiếp:
“Mỗi người, mỗi tổ chức hành đạo, dẫu có khác nhau về danh từ, về hình thức hoặc về nhân sự, đó chỉ là sự phân chia trách nhiệm để hành đạo độ đời, dốc làm sao xiển dương đạo pháp, phổ độ nhơn sanh, cho nên những người con có hiếu cùng Chí tôn Thượng phụ, cho nên những hàng hướng đạo gương mẫu làm sáng danh Đạo, danh Thầy. Đó là nhiệm vụ chánh, chớ không có nghĩa rằng gây ảnh hưởng tốt đẹp cho phe nhóm mình, tìm mọi cách xóa mờ phe nhóm khác. Đó là trái với tình thương, trái với mục đích khai Tam kỳ Phổ độ của Chí tôn Thượng phụ.”
Tính hai mặt như thế của mỗi sự kiện l ịch sử có thể tạm biện giải bằng l ẽ nhị nguyên đối đãi. Cho nên, một khi còn mang trí phàm trong xác tục, ai dám bảo mình có thể xét chuyện thị phi không sai chân lý?
Hiểu như vậy mà thông cảm và chia xẻ với tiền nhân.
Người đời hiểu lầm người đạo đã đành mà giữa người đạo với người đạo đã chắc gì ai dễ hiểu được ai!
Một trường hợp tiêu biểu là tiền bối Cao Triều Phát (1889-1956), Bảo đạo Chưởng quản Hiệp thiên đài Tòa thánh Hậu Giang. Sinh thời, tiền bối là một hiện tượng độc đáo của nghĩa khí Nam Kỳ và có lẽ cũng chính vì thế mà tiền bối đã là một nhân vật phải chịu những mịt mờ ngộ nhận. Sau này, qua ngọn linh cơ Đức Cao Triều đã tỏ rõ nỗi niềm tâm sự:
“Tệ huynh vì lòng nhơn ái, vì sứ mạng thiêng liêng, hy thân ra để lãnh hết những điều chết chóc tai hại của nhơn sanh trong một vùng Hậu Giang đang đứng kề bên chiếc đao hai lưỡi. Hoàn cảnh đã xui nên, dầu phải tử vì Đạo, lại càng chói ngời danh tiết. Lòng Tệ huynh nguyện thế, nào có sai đâu, nên đoạn đường cứu cánh đã trói buộc Tệ huynh vào một hoàn cảnh đặc biệt, mà hiện giờ sự lầm tưởng vẫn còn mang máng trong đầu óc của chúng sanh, mà những người biết Tệ huynh thì rất ít!”
Lại thêm một trường hợp nữa để người sau thận trọng suy gẫm. Vào thập niên 1960, trong một lần hội ngộ với tiền bối Tiếp pháp Trương Văn Tràng (1893-1965) tại thánh thất Nam Thành, tiền bối Huệ Lương Trần Văn Quế (1902-1980) đã bị ngộ nhận. Than ôi, đó cũng là lần sau chót hai vị tiền bối đáng kính có dịp luận đàm việc đạo!
Tiền bối Trương Tiếp pháp quy thiên ngày 16-02-1965, đúng rằm tháng Giêng Ất Tỵ. Thoát xác rồi, lìa cảnh giới nhị nguyên rồi, bấy giờ Đức Trương Tiếp pháp mới nhận ra tấm chân tình của người bạn đạo. Thế nên sau khi thoát xác bốn tháng, Đức Trương Tiếp pháp đã thông qua tập thể Lưỡng đài Tiền bối Đại đạo, thỉnh cầu Đức Mẹ cho
phép chơn linh Trương Tiếp pháp trở v ề trần gian, và chỉ với mục đích duy nhất là để chính Ngài có dịp giải tỏa với tiền bối Huệ Lương một ngộ nhận năm nào. Hôm ấy, Đức Mẹ dạy:
“Nhân tiện hôm nay, Mẹ có tiếp khải thỉnh cầu của Lưỡng đài Tiền bối. Trương Văn Tràng xin lâm đàn để cùng Huệ Lương đôi lời tâm sự. Mẹ sẽ cho Kim đồng hộ trợ chơn linh nhập đàn.”
Kế đó, chơn linh của Đức Trương Tiếp pháp giáng đàn, bộc bạch mấy lời ngắn gọn như sau:
“Huệ Lương lão hữu. Tệ huynh còn nhớ một lời hứa tại Nam Thành thánh thất. Buổi hội trong chi phái Tam kỳ Đại đạo cũng là lần sau cùng vĩnh biệt. Tệ huynh xin vài lời lão hữu thông cảm. Đến giờ này, Tệ huynh mới biết lòng chơn thành của lão hữu đối với Đạo.”
Câu chuyện cảm động trên đây giữa hai vị ti ền bối đức độ khả kính rõ ràng là một bài học lị ch sử cho lớp người sau. Bài học ấy là: Có những việc của tiền nhân, người sau không hiểu âu cũng là chuyện thường tình giữa cảnh giới nhị nguyên. Mọi phán xét đối với lịch sử bao giờ cũng khó khăn, phức tạp. Đừng ai chủ quan nghĩ rằng mình có thể thông suốt mọi uẩn khúc của người xưa. Chỉ khi nào bỏ xác phàm rồi, chơn linh về thượng cảnh, lớp sắc màu giả tướng che mắt phàm trí tục tan biến, bấy giờ mới hiện rõ lẽ thật.
Bài học lị ch s ử quý giá ấy còn có một hệ luận quan trọng. Đó là, nếu bi ết hễ còn mang xác phàm thì còn ngộ nhận, còn lầm hiểu nhau, thì giữa đồng đạo dù hiểu lầm đến mức độ nào, vẫn cố làm theo lời các tiền khai nhắc nhở, rút ra từ kinh nghiệm bản thân khi còn bôn ba tại thế. Đức Nguyễn Ngọc Tương dạy:
Một Thầy, một Đạo, một Cha.
Nếu chưa gần được chớ xa muôn trùng.
Đức Cao Triều Phát nhắc nhở:
Mình với Đạo chung tình Tạo hóa,
Phải coi như một ngã một thân,
Đi cho mút quãng đường trần ...
Đức Nguyễn Bửu Tài khuyên:
“Hãy đặt l ại đại cuộc đạo nghĩa lên trên mọi cá tánh, mọi thất tình, để làm sáng tỏ danh Thầy danh Đạo.”
Trong lịch sử kim cổ đông tây, đã có những vĩ nhân được ngưỡng mộ và tán tụng rằng tuy sự nghiệp chưa thành nhưng ý chí đã thành. Đối với lớp tiền bối khai Đạo, ý chí dẫu đã thành nhưng bởi vì sự nghiệp chưa thành mà các đấng vẫn mãi còn vào ra cõi tục, lúc nào cũng sát cánh cùng lớp người sau đang bước theo dấu chân người trước.
Đức Bạch Liên Tiên trưởng (Phan Thanh) dạy:
“... vì nhiệm vụ còn vương mang với Tam kỳ Phổ độ nên tất cả chư vị Hội đồng Tiền bối quá vãng đã, đang và sẽ trở lại thế gian để sát cánh cùng chư hướng đạo hầu tiếp tục sứ mạng phổ truyền đạo lý, phổ độ nhơn sanh.”
Đức Thượng Trung Nhựt và Đức Ngọc Lịch Nguyệt dạy:
“Lời thành thật Tiên huynh nói đây để các em hiểu cho các anh. Dầu được về nơi cõi thượng, nhưng cũng vẫn hành đạo trong sứ mạng của mình. Tiên huynh mong rằng lời nói hôm nay các em hãy xem là tất cả tấm lòng ưu ái của các anh đối với các em nơi cõi thượng.”
Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc dạy:
“Đã là thâm tình đồng sứ mạng trong buổi tận độ chúng sanh, dù kẻ đã ra đi cũng như người ở lại, đều vẫn còn trách nhiệm như nhau.”
Nói như vậy để thấy rằng bước chân của người đi sau không hề đơn độc, mà người đi sau đang bước đi trong sự yểm trợ chặt chẽ của tiền nhân. Đức Cao Triều Phát dạy:
Cùng trong con cái Cao Đài,
Kẻ u người hiển thi tài làm nên.
Đức Thất thánh Tiên Thiên Thượng Hoài Thanh dạy:
“Tuy việc nhiều người ít, nhưng không phải như thế mà nản lòng, kẻ hữu hình rán sức rán công, người tiên cảnh sớm phò tối trợ.”
Đức Quảng Đức Chơn tiên (Huệ Lương) dạy:
Ngày xưa đồng chí đồng tâm,
Nay dầu u hiển tình thâm vẫn còn.
Nguyện lòng hai chữ sắt son,
Xương minh chánh đạo chẳng mòn chẳng sai.
Tệ huynh nhắn bạn trần ai,
Cùng chung sứ mạng Cao Đài xưa sau.
Sắc không hỗ trợ có nhau,
Khó khăn chẳng bỏ gian lao chẳng rời.
Những tình cảm gắn bó thiêng liêng ấy cho thấy giữa người đi trước của ngày xưa và người nối tiếp theo sau của ngày nay nếu có còn cách biệt thì chẳng qua chỉ là sự cách biệt bất khả kháng của xác thân huyết nhục. Đức Cao Triều Phát dạy:
“Giờ đây Tiên huynh và các em chỉ cách nhau về hình thể huyết nhục, nhưng chí hướng và sứ mạng đều cũng như nhau.”
Thậm chí, còn hơn thế nữa, người xưa với người sau tuy chưa một l ần diện kiến giữa chốn trần ai phong vũ nhưng điều ấy hoàn toàn không trở thành chướng ngại cách chia tình thâm tha thiết, ân nghĩa nặng sâu. Đức Cao Quỳnh Cư dạy:
“Dầu chư hiền hữu cùng Tiên huynh chưa một lần biết nhau lúc sanh tiền, nhưng giờ đây rõ lại tình huynh đệ thiêng liêng không xa lạ.”
Không xa lạ âu cũng dễ hiểu, bởi lẽ người đi trước kẻ theo sau, tất cả đều bước chung một con đường, nung nấu chung một hoài bão, thắp sáng một niềm tin, và cùng đứng chung dưới một bóng cờ Đại đạo. Đức Phạm Hộ pháp xác định:
“Bần đạo là người anh đi trước, các em là những đàn em đi sau, mỗi mỗi đều núp dưới bóng cờ Đại đạo để phụng sự Thiên cơ, đem lại hạnh phúc, an vui, thanh bình cho nhân loại.”
Thêm một mùa Khai minh vừ a đến với những người con áo trắng trên quê hương Việt Nam, trên mảnh đất mà Thượng đế đã chọn để lập thành Đại đạo. Và không còn bao lâu nữa, một niên trình mới cũng sắp mở ra cho Cơ quan Phổ thông Giáo lý, cho bộ máy sau cùng mà Thượng đế đã dựng gầy để phục vụ sứ mạng của Đại đạo.
Cái thời tiết khắc nghiệt của mùa đông đã qua sẽ làm sắc mai vàng mùa xuân mới càng thêm tươi thắm, thế nên:
Hết Đông chí đến ngày khai thới,
Dầu phân ly hãy đợi tao phùng,
Dặn lòng một tấm kiên trung,
Muôn sông ngàn lạch cũng chung một nguồn.
Hơn lúc nào hết, chính lúc này đây, những tín hiệu t ốt đẹp của cơ Đạo kỳ Ba đang dần dần tỏ lộ, để cho những ai đã, đang và sẽ tiếp tục đeo đuổi đường lối chân chánh của đạo Cao Đài, thực thi sứ mạng Đại thừa của Cơ quan Phổ thông Giáo lý lại thêm nung nấu đức tin khi nhớ đến lời Thiêng liêng năm xưa đã dạy: Thượng đế không bao giờ gieo giống trên tảng đá.
Dẫu lịch sử vốn chẳng mấy khi được xuôi dòng như lòng người mơ ước, nhưng “những bước chân của người đi trước với những bước chân của người đi sau đã và đang khắc sâu trong nền thời gian từng dấu một.”
Đức Cao Triều Phát dạy:
“Đại đạo khai minh trên mảnh đất nhỏ bé này, dù trong hoàn cảnh nào, thời gian nào, Đại đạo cũng đã tự nhận một giá trị, một sứ mạng nào đó rồi. Giá trị ấy, sứ mạng ấy có được, không phải chỉ nằm trong văn kiện, trong giấy trắng mực đen. Đại đạo có đạt được giá trị và sứ mạng đặt để là nhờ những người nối tiếp cùng nhau xây dựng. Mỗi cá nhân một sứ mạng, mỗi thế hệ một trách nhiệm riêng.”
Nhìn về viễn đồ thất ức niên (bảy trăm ngàn năm) của Đại đạo, thì quãng đường non tám mươi năm Cao Đài, hay lịch trình ngót bốn mươi năm Cơ quan Phổ thông Giáo lý phải chăng vẫn chỉ mới là chút vắn vỏi khiêm tốn của một khởi hành dấn bước?
Ngẫm suy như thế để mà trầm tư nhớ rằng người hôm nay đang là người sau của người xưa nhưng rồi chính người hôm nay cũng sẽ là người xưa của người sau trên dặm dài sử Đạo.
Thực vậy, nói người xưa đi trước, nói người nay đi sau, ấy là tạm l ấy một giai đoạn thời gian làm mốc. Khi đặt con người l ịch s ử trong lẽ miên viễn trường lưu của diễn trình lịch sử thì ý nghĩa xưa và nay rõ ra vô cùng tương đối. Thế nên, Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc minh định:
“Người xưa đà vắng bóng, chư hiền hữu tiếp bước theo sau, cũng đồng chung sứ mạng. Bần đạo cùng các bạn đồng liêu là hàng tiền bối của ngày nay, còn chư hướng đạo là bậc tiền bối của ngày mai. Xét ra, kẻ đi người đến, kẻ tiếp tục theo sau, nhiệm vụ như nhau, không hơn không kém.”
Và nhớ như vậy, để xin cùng nguyện cầu, cùng dặn lòng nhắc nhau, giúp nhau chân cứ ng đá mềm thận trọng tiếp bước đi tới, sao cho không hổ với người xưa và sao cho chẳng thẹn với người sau.
Chọn rồi mục đích chánh chơn,
Thệ lòng một tấm keo sơn chớ rời.
Người đi trước quên mình vì Đạo,
Mong ai sau hoài bão tương lai,
Xương minh giáo lý Cao Đài,
Mở cơ tận độ trong ngoài vạn bang.
Đó cũng chính là tấm lòng của Quảng Đứ c Chơn tiên (Hu ệ Lương Trần Văn Quế) đã vì ai mà thiết tha trao gởi cho ai trong buổi đầu tiên trở lại cõi trần:
Ai ơi sứ mạng đại thừa,
Trọn đời gồng gánh chưa vừa chưa ưng.
Nhìn nhau bỗng rưng rưng giọt lệ,
Nỗi mừng thương huynh đệ Thiên ân.
Mừng vì đường lối chánh chân,
Thương vì sứ mạng lắm phần gay go.
Thôi thì thôi chuyến đò buổi chót,
Lòng dặn lòng đắng ngọt chớ nao.
Người xưa để lại người sau,
Gieo mầm sống đạo biết bao vuông tròn.
Thứ Năm, 6 tháng 5, 2021
TÓC XANH MẤY MÙA
I. Người xưa nói: Nhân sinh nhất thế, thảo sinh nhất xuân. 人生一世, 草生一春. (Người sống một đời, cỏ sống một mùa xuân). Đại ý: Sinh vật sống lâu dài, ngắn ngủi khác nhau; nhưng cũng chỉ một đời.
Thế 世 là đời. Theo Thiệu Khang Tiết 邵康節, một thế là ba mươi năm (tam thập niên vi nhất thế 三十年為一世),([1]) cho nên chữ thế 世 cũng viết là ba chữ thập 十 liền nhau: 丗, 卋. Thế 世 viết theo lối triện là chữ chỉ 止 (dừng lại) mà phía trên là ba chữ thập , ý nói ba mươi tuổi ([2]) thì dừng lại được rồi. Nhưng dừng như vậy thì sớm quá; Đức Khổng Tử nói “tam thập nhi lập” 三十而立 (tuổi ba mươi vững vàng),([3]) thì đời ắt còn dài.
Thông thường, đời người được xem là trăm năm: Nhân sinh dĩ bách tuế vi kỳ. 人生以百歲為期. (Đời người lấy trăm năm làm kỳ hạn.) Chữ kỳ 期 ở đây là kỳ hạn, cũng là kỳ vọng. Nhưng thời xưa ít ai đạt tới ngưỡng đó; nên Đỗ Phủ 杜甫 (712-770) nói: Nhân sinh thất thập cổ lai hy. 人生七十古來稀. (Đời người bảy mươi năm, xưa nay hiếm.) Nói nôm na là “hạn dùng” mong đợi là trăm năm, nhưng thường tới bảy mươi là hết “đát” (date).
Người già (lão nhân 老人, kỳ lão 耆老, mạo điệt 耄耋) gọi cụ thể là: điệt 耋 (bảy mươi tuổi), mạo 耄 (tám mươi, chín mươi tuổi), kỳ di 期頤 (trên trăm tuổi). Gọi kỳ di, vì kỳ 期 là mong đợi (kỳ vọng), di 頤 là chăm sóc. Người ở tuổi này không tự chăm sóc được bản thân nên mong nhờ được người khác giúp đỡ; nếu không có người thân thì phải vào nhà dưỡng lão.
Thời xưa gọi đàn ông sống lâu là thọ 壽, gọi phụ nữ sống lâu là phúc 福; nên nói phúc thọ song toàn 福壽雙全 (cụ bà và cụ ông cùng sống lâu, bách niên giai lão 百年偕老). Về sau hiểu đại khái là đa phúc đa thọ 多福多壽 hay hạnh phúc trường thọ 幸福長壽.
Dân gian tính tuổi theo mười năm, gọi là tuần 旬. Tuần là mười ngày; một tháng có ba tuần (thượng tuần, trung tuần, hạ tuần). Tính tuổi thì tuần là mười năm, do đó: bốn mươi tuổi là tứ tuần 四旬; năm mươi tuổi là ngũ tuần 五旬; sáu mươi tuổi là lục tuần 六旬; bảy mươi tuổi là thất tuần 七旬; tám mươi tuổi là bát tuần 八旬, v.v… Cụ già tám mươi tuổi gọi là bát tuần lão nhân 八旬老人.
Đức Khổng Tử (551-479 trước Công Nguyên) thọ bảy mươi ba tuổi ta (bảy mươi hai tuổi tây). Ngài tự thuật:
Ngô thập hữu ngũ nhi chí ư học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri Thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du củ. (Luận Ngữ: Vi Chính, 4)
吾十有五而志於學, 三十而立, 四十而不惑, 五十而知天命, 六十而耳順, 七十而從心所欲不踰矩.
(Ta mười lăm tuổi dốc lòng học tập; ba mươi tuổi thì vững vàng; bốn mươi tuổi không còn nghi ngờ; năm mươi tuổi biết mệnh Trời; sáu mươi tuổi nghe ai nói thì phân biện được thật hay giả, đúng hay sai; bảy mươi tuổi cứ tùy ý mà làm nhưng không vượt ra ngoài phép tắc.)
Dựa theo tự thuật dẫn trên, muốn nói tuổi ta cho văn vẻ thì mượn lời Đức Khổng: ba mươi là tuổi nhi lập 而立; bốn mươi là tuổi bất hoặc 不惑; năm mươi là tuổi tri thiên mệnh 知天命; sáu mươi là tuổi nhĩ thuận 耳順; bảy mươi là tuổi bất du củ 不踰矩.
Nói về tuổi, còn có các cách hoa mỹ như sau:
1. Lúc chẵn sáu mươi tuổi ta (năm mươi chín tuổi tây) thì nói là tròn hoa giáp.
Hoa giáp 花甲 là chu kỳ sáu mươi năm kết hợp thập thiên can 十天干 (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) với thập nhị địa chi 十二地支 hay mười hai con giáp (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Thí dụ: Người sinh năm 1924 (Giáp Tý) tới năm 1983 (Quý Hợi) thì tròn sáu mươi tuổi ta; khi ấy, thập thiên can đi được sáu vòng (từ Giáp tới Quý: 6 x 10 = 60); thập nhị địa chi đi được năm vòng (từ Tý tới Hợi: 5 x 12 = 60). Có ý kiến giải thích rằng khi nói hoa giáp, thì giáp liên quan mười hai con giáp; hoa ám chỉ mùa hoa nở, và một mùa hoa là một năm.
2. Sáu mươi mốt tuổi gọi là hoa thọ 華壽.
Chữ hoa 華 chiết tự gồm 艹 (song thập: 2 x 10 = 20) và 一 (nhất: 1) cộng thêm 4 chữ 十 (tứ thập: 4 x 10 = 40); tức là 20 + 1 + 40 = 61.
3. Sáu mươi bốn tuổi gọi là phá qua 破瓜.
Chữ qua 瓜 chẻ đôi (phá qua) thành 八八, tức là: bát bát (8 x 8 = 64); cũng tính là 二八 (nhị bát: 2 x 8 = 16) để gọi thiếu nữ đôi tám xuân xanh. Thơ xưa có câu: Nhị bát giai nhân thể tự tô. 二八佳人體似酥. (Gái xinh mười sáu tuổi thân thể nõn nà.)
4. Thọ bảy mươi bảy tuổi gọi là hỷ thọ 喜壽.
Chữ hỷ 喜 viết lối thảo gần như là 七十七, tức là: thất thập (7 x 10 = 70) + thất (7) = 77.
5. Thọ tám mươi tám tuổi gọi là mễ thọ 米壽.
Chữ mễ 米 chiết tự gồm 八十八, tức là: bát thập (8 x 10) + bát (8) = 88.
6. Thọ chín mươi tuổi gọi là tốt thọ 卒壽.
Chữ tốt 卒 viết tắt là 卆 , gồm 九十, tức là: cửu thập (9 x 10) = 90.
7. Thọ chín mươi chín tuổi gọi là bạch thọ 白壽.
Chữ bạch 白 là chữ bách 百 (100) bỏ nét 一 (nhất: 1), tức là 100 – 1 = 99.
Hai chữ 白 [bái] và 百 [bǎi] nói theo giọng phổ thông nghe na ná nhau.
8. Thọ một trăm lẻ tám tuổi gọi là trà thọ 茶壽.
Chữ trà 茶 chiết tự gồm 艹 八十八 , tức là: song thập (2 x 10 = 20) + bát thập (8 x 10 = 80) + bát (8) = 108.
9. Thọ một trăm mười một tuổi gọi là hoàng thọ 皇壽 hay xuyên thọ 川壽.
Chữ hoàng 皇 chiết tự gồm 白一十一 ; tức là: bạch nhất (chữ bạch 白 thêm chữ nhất一 trên đầu thành chữ bách 百: 100) + thập (10) + nhất (1) = 111.
Chữ xuyên 川 nhìn y hệt con số 111.
10. Thọ một trăm mười chín tuổi gọi là ngoan thọ 頑 壽.
Chữ ngoan 頑 chiết tự gồm 二八百一八, tức là: nhị (2) + bát (8) + bách (100) + nhất (1) + bát (8) = 119.
11. Thọ một trăm hai mươi chín tuổi gọi là tích thọ 昔壽.
Chữ tích 昔 chiết tự gồm 艹 百, tức là: song thập (2 x 10 = 10) + bách (100) = 120.
II. 1. Kiếp sống vạn vật vốn hữu hạn, vô thường. Thọ yểu cũng tùy loài. Như con phù du 蜉蝣 (mayfly; tên khoa học: Ephemeroptera), đời quá ngắn, khiến nhiều người so sánh mà buồn:
Đời người như bóng phù du
Sớm còn tối mất, công phu lỡ làng.
(Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên)
Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy
Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười.
(Cao Bá Quát)
Nhân sanh dị tử, nãi viết phù du tại thế.
人生易死, 乃曰蜉蝣在世.
Mạng người dễ chết, nên nói là phù du trên đời.
(Ấu Học Quỳnh Lâm 幼學瓊林)
2. Trang Tử Nam Hoa Kinh (Tiêu Dao Du) nhắc đến tuổi đời mấy loài không biết có thật hay không: Loài nấm chỉ sống trọn một buổi sáng thì không biết sự khác biệt giữa mùa xuân và mùa thu. Đó là những thứ có đời sống ngắn ngủi. Miền nam nước Sở có cây minh linh 冥 靈, mùa xuân của nó dài năm trăm năm, mùa thu của nó dài năm trăm năm; thời xa xưa có cây xuân 椿 lớn, mùa xuân của nó dài ngàn năm, mùa thu của nó dài ngàn năm. Đó là những thứ có đời sống dài.
3. Sống lâu bảy trăm năm thì theo truyền thuyết chỉ có Bành Tổ thôi, còn người phàm hiếm khi quá trăm năm. Mỗi năm thấy già thì buồn:
- Mỗi năm một tuổi, nó đuổi xuân đi.
- Đời người thấm thoát có bao lâu
Mới thấy tóc xanh đã bạc đầu.
- Triêu như thanh ty, mộ thành tuyết.
朝 如 青 絲, 暮 成 雪.
Sáng sớm như tơ xanh, chiều như tuyết.
(Lý Bạch, Thương Tiến Tửu 將 進 酒)
4. Ai cũng mong trẻ mãi, nên đa số thấy mình bạc đầu thì buồn giận. Có người lạc quan thì thấy già nên vui, vì mình tuổi cao, nghĩa là sống thọ:
Nhân kiến bạch đầu sân / Ngã kiến bạch đầu hỷ.
人 見 白 頭 嗔 / 我 見 白 頭 喜.
(Người thấy bạc đầu thì giận / Ta thấy bạc đầu thì vui.)
Vui vì may mắn hơn nhiều người chết trẻ:
Đa thiểu thiếu niên vong / Bất đáo bạch đầu tử.
多 少 少 年 亡 / 不 到 白 頭 死.
(Nhiều người trẻ không còn / Chưa bạc đầu đã chết.)
5. Đời người vốn hữu hạn mà thói đời lại thích lo việc ngàn năm, thật là vô ích:
Sinh niên bất mãn bách / Thường hoài thiên tuế ưu.
生 年 不 滿 百 / 常 懷 千 歲 憂.
(Sống chẳng đầy trăm năm / Thường ôm sầu ngàn năm.)
Nói trăm năm tưởng lâu, quay đi ngó lại tóc xanh thành tóc bạc:
Bạch phát bất tùy lão nhân khứ
Khán lai hựu thị bạch đầu ông.
白 髮 不 隨 老 人 去 / 看 來 又 是 白 頭 翁.
(Tóc bạc không đi theo ý người già
Xem qua ngó lại chính là ông đầu bạc.)
6. Khi tuổi chiều tàn xế bóng, điều ta hối tiếc nhất là để tuổi trẻ trôi qua hoang phí. Đời người hữu hạn, thời gian trôi qua nhanh như tên bay, tóc xanh sớm bạc, cho nên phải quý tuổi trẻ, phấn đấu học tập, lập sự nghiệp, kẻo cái già sồng sộc sau lưng.
Chu Hy 朱熹 (1130-1200) đời Tống từng nói:
Thiếu niên dị lão học nan thành
Nhất thốn quang âm bất khả khinh
Vị giác trì đường xuân thảo mộng
Giai tiền ngô diệp dĩ thu thanh.
少 年 易 老 學 難 成 / 一 寸 光 陰 不 可 輕
未 覺 池 塘 春 草 夢 / 階 前 梧 葉 已 秋 聲
(Trẻ dễ mau già, học khó thành
Một tấc thời gian không thể khinh
Chưa cảm giấc mộng của cỏ mùa xuân bên bờ ao
Tiếng thu đã về với xác lá ngô đồng trước thềm.)
Nhà thư pháp Nhan Chân Khanh 顏真卿 (709-785) đời Đường viết bài Khuyến Học 勸學 như sau:
Tam canh đăng hỏa ngũ canh kê
Chính thị nam nhi độc thư thì
Hắc phát bất tri cần học tảo
Bạch thủ phương hối độc thư trì.
三 更 燈 火 五 更 雞 / 正 是 男 兒 讀 書 時
黑 發 不 知 勤 學 早 / 白 首 方 悔 讀 書 遲
(Canh ba thắp đèn đến canh năm gà gáy
Là lúc nam nhi đọc sách
Khi tóc đen không biết sớm học
Lúc đầu bạc mới hối hận đọc sách muộn.)
7. Đó là nói về mặt đời, còn về mặt đạo, già hay trẻ nếu không học đạo thì cũng uổng phí kiếp người, cho nên người xưa đã khuyên:
Mạc đãi lão lai phương học đạo
Cô phần đa thị thiếu niên nhân.
莫 待 老 來 方 學 道 / 孤 墳 多 是 少 年 人
(Chớ đợi đến già mới học đạo
Mồ hoang lắm kẻ tuổi còn xanh.)
----------------------------------------------
([1]) Theo Hoàng Cực Kinh Thế 皇極經世 của Thiệu Khang Tiết (1011-1077), một nguyên 元 gồm mười hai hội 會; một hội gồm ba mươi vận 運; một vận gồm mười hai thế 世, một thế gồm ba mươi năm.
([2]) Trong bài này các tuổi đều được tính theo tuổi ta.
([3]) Luận Ngữ: Vi Chính 為政, 4.
BÀI GIẢNG BÊN SÔNG
Đây là chuyện tôi nghe.
Quay sang các môn đệ, đạo sư mỉm cười, hỏi: “Tại sao họ phải la hét om sòm như thế nhỉ?”
Một đệ tử mau mắn lên tiếng: “Thưa thầy, khi sân nộ, mất bình tĩnh, người ta ắt to tiếng với nhau.”
Đạo sư gật đầu, lại hỏi: “Nhưng cần chi phải hét ầm lên khi họ lại đứng gần nhau thế? Nói nhỏ cũng đủ nghe thấy cơ mà!”
Các đệ tử lần lượt đưa ra vài giải thích. Đạo sư chỉ tủm tỉm cười, không chấp nhận lý lẽ của ai hết. Sau cùng, đạo sư thủng thỉnh bảo:
“Khi hai người giận nhau, tấm lòng họ cách xa nhau. Họ càng giận nhiều chừng nào, trái tim họ càng cách xa nhau chừng nấy. Thế nên họ phải lớn tiếng to mồm để thâu ngắn khoảng cách giữa hai con tim, để người này nghe được người kia.
Còn khi hai kẻ yêu nhau, các con xem, họ đâu có ồn ào, ầm ĩ. Họ chỉ thủ thỉ, thầm thì với nhau thôi, vậy mà nghe chẳng sót lời nào cả, vì hai con tim họ rất gần nhau.
Người ta càng yêu nhau sâu đậm chừng nào, thì họ càng chẳng muốn lắm miệng nhiều lời. Giữa hai con tim đâu còn khoảng cách chi nữa. Cho nên, muốn biết hai kẻ có yêu nhau nhiều và thật sự yêu nhau chăng, đừng thèm nghe lời họ nói, mà hãy nhìn lúc họ gần bên nhau.”
Đạo sư đưa mắt nhìn khắp hết các môn đệ, rồi kết thúc bài giảng trên bờ sông: “Vậy, khi các con trót cãi nhau, hãy cố giữ đừng để con tim mình xa nhau. Cố giữ mồm giữ miệng, đừng thốt ra những lời nói nào làm tăng thêm khoảng cách giữa cõi lòng các con vốn đã sẵn cách xa nhau. Bằng không, khoảng cách tình cảm cứ tăng thêm hoài, đến một lúc nào đó các con sẽ không đủ sức để chạy lại với nhau nữa, hoặc không còn tìm thấy con đường nào để tìm lại nhau nữa. Ở đời, người ta hắt hủi nhau, ly dị nhau cũng vì thế.”
Một đệ tử bèn hỏi: “Thưa thầy, như vậy phải chăng khi cầu nguyện con cũng đâu cần xướng to lên? Nếu Thượng Đế ở trong con, dẫu con thầm thì hay thinh lặng Ngài vẫn nghe được hết. Còn nếu Thượng Đế ở ngoài con, ở tít trên trời cao mênh mông vô tận, thì con có gào rát họng ắt vẫn không thể lọt tai Ngài.”
Đạo sư đáp: “Cho nên phải biết thâu ngắn khoảng cách giữa các con và Thượng Đế.”
Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2021
Năm 1998 tôi vào Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại đạo với quyết tâm tu học theo đạo Cao Đài. Trước hết tôi liên tục thu thập các kinh sách Cao Đài để tìm hiểu và học hỏi, sau đó tôi sẵn sàng giúp các bạn khác những kinh sách cần thiết.
Tôi lần lượt đọc các sách được bày bán trong một tủ nhỏ ở quán chay Định Ý như: Tìm hiểu tôn giáo Cao Đài (Cơ Quan PTGL); Cao Đài khái yếu (Đạt Đức); Tìm hiểu đạo Cao Đài (Đỗ Vạn Lý), Lịch sử đạo Cao Đài phần vô vi, phần phổ độ (Đồng Tân); Nói chuyện Cao Đài (Thiên Vương Tinh); Tìm hiểu kinh cúng tứ thời, Quan Thánh xưa và nay, Lịch sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm ẩn 1920-1926 (Lê Anh Dũng)...
Tôi cũng sớm được đọc Lược sử thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà, rồi Đôi nét về một số thánh sở tại thành phố và phụ cận (họ đạo Trung Minh). Tôi ao ước muốn tìm biết Đạo Thầy đã có bao nhiêu thánh thất, thánh tịnh? hiện ở đâu?
Không thỏa mãn với những tài liệu hiện có về các thánh sở Cao Đài, tôi quyết tâm tự đi tìm tài liệu. Trước tiên, khoảng cuối năm 1998 tôi gặp hiền huynh Lê Anh Dũng tại văn phòng Trung tâm Ngoại ngữ của huynh trong khuôn viên trường Đại học Kinh tế (đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3). Đây là lần đầu tiên chúng tôi biết nhau, và nhờ đó biết thêm rằng chúng tôi cùng xuất thân từ trường Quốc gia Thương mại (thời huynh Dũng đổi tên là Ban Thương mại, Phú Thọ).
Buổi sơ ngộ, tôi chỉ nói đơn giản, chung chung là đang muốn tìm công quả để dễ bề tu học. Hiền huynh Lê Anh Dũng không do dự, bàn ngay với tôi về việc sưu tầm hình ảnh, sử liệu các thánh sở Cao Đài trong toàn quốc để viết và in thành sách. Hiền huynh sốt sắng soạn ngay một thư ngỏ và ký tên với tư cách cá nhân, kèm theo mẫu hướng dẫn thu thập thông tin ban đầu về các thánh sở. Hiền huynh cũng tặng tôi các đầu sách do huynh viết về đạo Cao Đài để khi đi các nơi, tôi có món quà làm quen với đạo hữu gần xa.
Cái khó nhất ban đầu là làm sao có được sơ bộ danh sách các thánh thất, thánh tịnh của các hội thánh trong khi tôi chỉ là một nhân viên mới vừa bước chơn vô Cơ quan Phổ thông Giáo lý, chẳng những chưa quen thân với người trong Cơ quan, mà cũng chưa hề biết người nào trong các hội thánh. Những tổ chức đạo Cao Đài rất thiêng liêng đối với tôi. Tôi đến thánh thất Sài Gòn, đi Tây Ninh, rồi Bến Tre nhiều lần để làm quen, để tìm tài liệu. Tôi tham gia đi liên giao hành đạo các nơi cũng với mục đích trên.
May mắn đầu tiên là một hôm tôi nhận được điện thoại của hiền huynh Lê Anh Dũng mời vào ngay văn phòng của huynh, vì đang có hiền huynh Khai thế Nguyễn Văn Lãnh ở đó. (Văn phòng này từng là chỗ huynh Khai thế ghé vào mỗi khi từ Bến Tre lên Thành phố họp. Sau này cũng là chỗ tôi thường hay lui tới để bàn việc đạo.)
Nhà tôi khá gần trường Đại học Kinh tế. Tôi vội đến nơi. Sau khi được giới thiệu, tôi đặt ngay yêu cầu xin huynh Khai thế cung cấp danh sách các thánh sở Cao Đài của Ban Chỉnh Đạo. Không bao lâu sau, tôi được toại nguyện với danh sách ba trăm thánh sở của Hội thánh Ban Chỉnh Đạo.
Còn với Hội thánh Tây Ninh thì khó lòng có được. Thiết tha mong muốn, rất bền lòng chờ đợi, sau rốt, tôi được hiền huynh Lễ sanh Nguyễn Văn Thọ (Phó cai quản thánh thất Sài Gòn, nay là Thái giáo hữu cai quản thánh thất Sài Gòn) giúp cho chúng tôi danh sách các thánh thất Tây Ninh do hiền huynh tự thu thập lấy.
Vậy là bước đầu tôi đã có cái mốc để tiến hành điền dã.
Đầu năm 1999 tôi mang máy chụp ảnh nhỏ, một mình chạy Honda đi tìm từng thánh sở trong Thành phố rồi qua đến các tỉnh lân cận để chụp ảnh và thu thập tài liệu. Để biết phương hướng đi, tôi dùng các bản đồ của từng tỉnh riêng lẻ (nguyên là phụ bản của báo Sài Gòn Mới in năm 1959-1960 để tặng độc giả) hoặc các bản đồ khác. Khi tôi trao đổi với huynh Lê Anh Dũng về các bản đồ này, huynh liền nhờ tôi sao lại mỗi thứ một bản, vì bấy giờ huynh đang tham khảo tài liệu Cao Đài lưu trữ ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2 (quận 1), nên cũng cần tìm hiểu các địa danh thời trước.
Mãi đến giữa năm 1999 tôi mới tình cờ gặp được tập bản đồ hành chánh của Bộ Thương binh Xã hội dùng để tính tiền trợ cấp các vùng sâu vùng xa nghèo khó. Nhờ vậy mà tôi có phương tiện tỉ mỉ hướng dẫn đường đi tốt hơn. (Vài năm sau tôi tìm thêm được Tập bản đồ hành chính Việt Nam in tại Hà Nội năm 2003, rất đẹp và chi tiết. Tôi vốn thích bản đồ từ thời đi học.)
Quen anh Ba Tài và biết thánh thất Bàu Sen
Khoảng gần cuối năm 1999, tôi nghe tiếng đồn ở thánh thất Bàu Sen (quận 5) có anh Nguyễn Văn Tài (Ba Tài), người rất tốt, luôn sốt sắng chăm lo công việc đạo. Tôi bèn ghé Bàu Sen làm quen và bàn với anh mời với một số anh em khác đi thăm một số thánh sở ở Tiền Giang.
Đầu năm 2000, mở màn với chuyến đi Tiền Giang. Cùng quý anh Ba Tài, anh Năm Hạnh (em anh Ba Tài), anh Hồ Văn Dẫu (Hai Dẫu), anh Nguyễn Quang Thoại, anh Nguyễn Văn Phát (Năm Phát), và anh Trần Văn Quang (Sáu Quang), tôi đi thăm trước nhứt là thánh thất Khổ Hiền Trang với mục đích đến ngọn núi Lan, ghé nơi Đức Phạm Hộ pháp cho đào lấy Long Tuyền kiếm, phá huyệt ếm của ngoại bang (vì họ không muốn cho nhân tài Việt Nam xuất hiện).
Chúng tôi cậy nhờ ông cai quản thánh thất Khổ Hiền Trang xin phép công an địa phương và hướng dẫn đi đến nơi, nhưng ông cai quản tỏ vẻ rất lo ngại và hứa sẽ xin phép sau. Rốt cuộc chúng tôi không đến được.
Kế tiếp, chúng tôi viếng Tòa thánh Cao Đài Việt Nam, Tòa thánh Chơn Lý, chùa Vĩnh Tràng. Lại xuống Gò Công thăm đền thờ Trương Công Định rồi qua Gò Công Đông, trở về Sài Gòn theo ngả phà Mỹ Lợi (cầu Nổi cũ).
Sau chuyến đi nầy, tinh thần anh em có phần phấn khởi, hứng thú. Tôi và anh Ba Tài dành thì giờ ưu tiên cho các chuyến đi tiếp về sau. Cứ khoảng một tuần lễ sau ngày trở về, chúng tôi cùng hẹn nhau trong một vài ngày là tiếp tục đi chuyến khác.
Ban đầu trong gia đình, người nhà hay hỏi chúng tôi đi đâu, chừng nào về. Chúng tôi không trả lời được vì địa chỉ thánh sở không rõ ràng, đường đi thì không biết rõ, không biết tên đường tên ấp, có nhiều thánh sở không biết tên và địa chỉ. Đa phần là các thánh sở nầy ở dạng đơn lập, không thuộc chi phái nào, hoặc ở nơi hẻo lánh. Nhiều lần trải qua tình trạng như vậy, cả hai gia đình tôi và anh Ba Tài không còn hỏi nữa và như vậy, khi đi, hai chúng tôi không hề liên lạc về nhà. Khi nào công việc xong thì mới về. Chúng tôi không liên lạc về nhà còn có lý do là không có thì giờ, và thường ở nơi hẻo lánh chưa có phương tiện liên lạc, chưa có điện thoại di động như ngày nay.
Điền dã
Mùa mưa, đi vùng cao; mùa khô nắng chúng tôi đi vùng đồng bằng. Cùng đèo nhau trên một chiếc xe Honda. Tỉnh gần thì cỡi Honda 50, còn nơi xa thì đi dùng xe Honda 100 phân khối của huynh Tài. Thông thường huynh Tài chạy xe, tôi ngồi phía sau dò bản đồ để định hướng, định nơi đến.
Chúng tôi nhắm hướng mà đi, tìm người mà hỏi thăm. Suốt năm năm trời, đi khắp từ Bắc chí Nam trên mọi nẻo đường, chúng tôi chấp nhận bị phạt về tội không đội nón bảo hiểm. Lý do là nón bảo hiểm quá cồng kềnh, không chỗ để, làm choán hết chỗ đựng kinh sách, lại làm tăng sự chú ý của người khác. Mầu nhiệm thay! Qua thời gian dài như vậy, dù gặp nhiều trạm kiểm soát cố định và lưu động của cảnh sát giao thông dọc con đường thiên lý, chúng tôi chưa hề bị… thổi còi lần nào.
Trước khi đi, chúng tôi vẽ trước một số điểm đến trên bản đồ tỉnh, sau đó tôi nối liên tiếp các điểm đến thành con đường phải đi. Vì vậy, con đường đi của chúng tôi sẽ không theo con đường cái, mà nó rất quanh co trên khắp nẻo đường đi tắt. Chúng tôi thường không đi trở về bằng con đường đã đi qua để giữ an toàn và rút ngắn đoạn đường.
Có một hôm trên đường đi tắt từ một xã nầy qua xã khác ở huyện Tam Bình, phải qua một cây cầu khỉ, tôi dẫn xe đi trước, anh Ba Tài đi sau, giữa cầu thình lình bánh xe trước lọt xuống cầu. Hai anh em chúng tôi cùng cố hết sức ghì phía sau xe lại, không thể nào khiêng xe lên nổi, cả hai cùng la lên khiến người hàng xóm chạy ra khiêng giúp xe vô mé bờ.
Rất nhiều phen chúng tôi chạy xe trên đường bờ ruộng để đến thánh thất. Một hôm trên bờ chạy đến thánh thất Long Phụng, trong lúc chạy gấp, gặp phải con mương được lấp đầy bằng bó rơm mà không biết, hai anh em chúng tôi vấp phải mé mương, té nhào xuống ruộng. Cả hai khắp mình mẩy đều dính đầy bùn. Đến vùng Bạc Liêu, Cà Mau, có nhiều lần hai chúng tôi đi bằng tắc ráng (loại xuồng nhỏ và dài). Năm 2003, chỉ để chụp được ảnh thánh tịnh Hắc Long Môn, chúng tôi phải thuê một chiếc tắc ráng với giá một trăm ngàn đồng cho lượt đi và lượt về.
Thường, buổi sáng chúng tôi bắt đầu đến một thánh sở ở xa nhứt rồi lần lượt quay về. Chúng tôi có chỉ tiêu mỗi ngày phải tìm được tối thiểu là mười thánh sở. Mỗi khi tìm gặp được một thánh sở Cao Đài. Chúng tôi rất sung sướng và vui mừng như thắng một trận, chiếm được một chiến lợi phẩm. Khi tìm được một thánh sở xong, chúng tôi lập tức lo chạy đi tìm thánh sở khác nên không có thì giờ nghỉ ngơi.
Chúng tôi gặp rất nhiều vị đầu họ đạo, hội trưởng, cai quản thánh sở, chủ đàn, thủ đàn. Có vị có tướng mạo tiên phong. Có vị có tâm từ bi quảng đại. Có vị tỏ rõ ý chí sắt son theo Thầy. Tất cả đã làm cho chúng tôi phải học tập, phải ghi nhớ.
Có vị nhận được quyển Đại thừa chơn giáo do chúng tôi mang theo biếu, mừng vô kể bèn lấy năm mươi ngàn đồng xin công quả. Có vị nói có mấy chậu kiểng, muốn lấy chậu nào cũng được. Có vị nhận kinh thiên đạo thế đạo mà rất mừng vì thánh thất không có.
Các thánh thất, thánh tịnh ở nơi xa rất thiếu thông tin, không biết nơi đâu có sách, không có thì giờ đi mua và nhất là yếu kinh tế, không phương tiện đi lại. Anh em chúng tôi đã có quyết tâm làm công quả, không hề nhận tiền của ai. Nỗi vui mừng của anh em chúng tôi nhiều hơn khi thấy sự vui mừng của các vị nhận kinh sách. Cứ như vậy mà suốt thời gian dài nhiều năm liên tiếp, hai anh em chúng tôi kiên trì điền dã trong nỗi vui mừng, không hề thấy cực khổ, gian nan.
Giờ làm việc để chụp hình là từ khi có ánh mặt trời đến khi mặt trời sắp lặn. Giờ đi và về thì chạy vào lúc trời tối. Có một lần đến 18 giờ tối mà chúng tôi mới vừa chụp hình xong một thánh thất ở huyện Càng Long (tỉnh Trà Vinh). Đến 22 giờ đêm, chúng tôi mới về gần đến Tân An. Thình lình có một anh (chắc là bệnh tâm thần) chạy băng qua đường, làm xe của chúng tôi quẹo cổ quăng cả hai anh em chúng tôi ra phía trước. Tưởng không còn mạng sống. Chúng tôi ráng chạy xe vô bệnh viện Long An xin cấp cứu. Nhưng được Ơn Trên hộ trì, anh Ba Tài chỉ chảy máu chút ít ở chân, còn tôi cũng bị một vết trầy xước trên vai. Hôm sau về Thành phố đi chụp hình mới biết tôi bị nứt xương bả vai.
Hư xe dọc đường
Xe Honda 100 phân khối của huynh Tài thì mới, không hư dọc đường, nhưng cũng bị bể hết vè trước, bể mặt trên ghi đông, trầy tróc khắp nơi, phải đi thay. Còn xe Honda 50 của tôi thì bị hư nhiều hơn, hư sên hư dĩa, carter.
Ngày 31-8-2002, tôi và huynh Tài chạy xe Honda 50 từ Huế qua đèo Hải Vân vào Đà Nẵng. Xe lên gần đến đỉnh đèo, máy nóng quá làm xe không còn nhúc nhích tới lui được. Hai anh em chúng tôi bèn kéo xe vô lề ngồi ngắm cảnh, vừa chờ cho máy xe nguội lại. Bỗng đâu có hai con chim nhỏ bay đuổi đánh nhau quyết liệt, đến nỗi một con bị quỵ mà con kia chưa chịu tha, khiến chúng tôi phải… “can thiệp”.
Tưởng máy xe bị kẹt piston hư luôn, không ngờ máy lại tiếp tục nổ và chúng tôi chạy về Đà Nẵng rồi leo xe đò lên Kontum. Từ đấy chạy xe trở xuống Pleiku, về Ban Mê Thuột.
Ngày 02-12-2004, buổi sáng trên đường đất nối liền thị trấn Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau), chúng tôi xuống thị trấn Sông Đốc ở sát cửa biển. Bận về gặp trời tối lại bị mưa trái mùa, xe tôi chỉ chạy được số một và số hai vì đường rất trơn trợt, lầy lội. Khi huynh Tài mệt, bị té, tôi chạy thay. Người nào cũng mấy lần bị té.
Khi về gần đến thị trấn Trần Văn Thời, đường vẫn còn lầy lội, trời lại tối om, vỏ xe trước của tôi bị bể, bánh xe trước suýt rớt ra vì ốc bù loong đùm xe đã lỏng suýt rơi mất. Thêm phần vỏ bánh xe bị kẹt dính đầy đất, hai anh em chúng tôi cùng đẩy xe, dẫn bộ rất khó khăn. Rất may là chúng tôi tìm được chỗ rửa xe, sửa xe, vá xe gần đó.
Suốt hơn năm năm chạy xe khắp ba miền từ Nam ra Bắc, từ vùng biển lên cao nguyên, xe chúng tôi không bị hư đến nỗi phải nằm lại dọc đường lần nào. Lạ lùng là lần nào xe cũng chỉ “đợi” gần tới chỗ có thợ sửa xe mới chịu… hư. Chúng tôi vẫn thường nói riêng với nhau là mình đã được sự hộ trì rất lớn của chư thần trên đường đi, nên mọi trắc trở đều bình an vượt qua.
Tìm thánh sở
Ngày 08-6-2001 qua cù lao Tân Thới giữa sông Tiền. Trên đường đi tìm thánh tịnh Thanh Huệ Long thì bị trợt chân rớt dép. Ngay lúc đó, trước mặt không xa hiện ra thánh tịnh Vĩnh Thanh Quang mà không hay. Rất mừng vì chúng tôi vừa tìm thêm một thánh tịnh mới. Thánh tịnh Vĩnh Thanh Quang trước năm 1975 trực thuộc Cao Đài Thống nhứt. Vì không biết trước nên đó không phải là mục tiêu chúng tôi đi tìm. Còn nhiều trường hợp tình cờ tìm ra thánh sở như vậy, chúng tôi tin là nhờ có Thiêng liêng hộ trì.
Tìm người để hỏi cũng không phải dễ vì tính trung bình trong nước, số người theo đạo Cao Đài chỉ có khoảng bốn phần trăm dân số. Rất hiếm người biết thánh sở, biết cách chỉ đường. Thông thường người cho tin chỉ đúng sáu mươi phần trăm. Để hỏi thăm thánh sở, chúng tôi tìm người hỏi thăm theo “tiêu chí” như sau: người lớn tuổi, đàn ông, mặc áo trắng, có để râu (có vẻ là đạo hữu). Nếu không gặp đúng người như mong muốn thì chúng tôi hạ thấp tiêu chí xuống dần dần.
Như trường hợp đi tìm cơ sở đạo Nghệ An ở thành phố Vinh. Sau khi chạy đến bến xe, đứng một hồi quan sát, chúng tôi tìm thấy một người tốt nhứt theo tiêu chí. Chúng tôi chạy theo người ấy về đến tận nhà, khi vừa quẹo vào cổng, chúng tôi liền hỏi địa chỉ cơ sở đạo. Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi đi một mạch đến cơ sở đạo mà không phải tìm hỏi thêm người thứ hai.
Người chúng tôi muốn tìm, chúng tôi biết chắc là con của Thầy. Nhưng để con của Thầy nhận biết chúng tôi là cùng một Cha, cùng một Thầy, không phải bằng lời nói phút chốc mà được tin ngay. Chúng tôi phải chứng minh bằng cách tặng ngay một số kinh sách cần thiết mà người ấy có nhu cầu. Sau đó chúng tôi nói chuyện đến những người ở hội thánh mà người anh em ấy có quen biết. Từ đó chúng tôi thông cảm và hiểu nhau hơn.
Thần minh giúp sức
Ngày 27-3-2003 giữa vùng Đồng Tháp Mười không một bóng người ở, chỉ có rừng tràm mênh mông và đồng nước bao la, không còn biết phương hướng đi tìm thánh thất Phú Cường. Sau khi qua đò, đến ngã ba đường, không biết quẹo hướng nào, thì đột nhiên có người chạy ngang chỉ giúp. Ôi, mừng biết bao!
Ngày 29-5-2002, trên đường đi tìm thánh thất Thạnh Phú ở huyện Thạnh Hóa, xe chạy gần đến thánh tịnh Võ Ca Tràng chưa đầy năm phút, một chiếc xuồng chở lúa vừa cất hàng xong, liền chở giúp anh em chúng tôi đi khá xa, ra đến bên kia mé sông Vàm Cỏ Tây, đậu ngay trước thánh thất. Nơi nầy không có đường xe vào, người ta thường đi lại bằng xuồng. Quả thật may mắn!
Nhiều phen chúng tôi tìm được một thánh thất ở nơi rất hẻo lánh, đường sá khó khăn. Tưởng như tình cờ mà ngẫm ra chẳng tình cờ chút nào cả. Chúng tôi cảm nhận rõ là luôn có thần minh giúp sức để chỉ dẫn, và xui khiến có người đến giúp chúng tôi đúng lúc.
Bữa cơm ngon đặc biệt
Ngày 02-12-2003, sau khi lên Phú Thọ thăm Đền Hùng, anh em chúng tôi chạy về Bắc Ninh cũng vừa đúng ngọ. Hai anh em chúng tôi đến thăm chùa Tiêu (còn gọi chùa Thiên Tâm, nơi Đức Vạn Hạnh Thiền sư sáng lập và nuôi dạy Lý Công Uẩn, tức vua Lý Thái Tổ).
Chùa cất trên ngọn núi nhỏ, quanh phía dưới là con sông Tương (Tương Giang) thơ mộng. Trên ngọn núi có tượng lộ thiên rất to tạc hình Đức Thiền sư Vạn Hạnh. Dưới chân núi có nhiều tháp rất xưa của các sư trụ trì trong đó có tháp của Thiền sư Vạn Hạnh. Sau khi chúng tôi viếng chùa và chụp ảnh, ni sư trụ trì rất hiếu khách đã mời và thết đãi anh em chúng tôi bữa cơm chay rất ngon. Ngon vì tài khéo léo của người nấu ăn, vì quá đói sau mấy ngày liền không gặp nơi nào bán cơm chay dọc đường. Ni sư không cùng ăn mà sau rốt lại còn gởi tiền lì xì mỗi người mười ngàn đồng để kỷ niệm, mặc dù nhà chùa rất thanh bần.
Ngày 24-3-2004, trên đường từ Huế về, chiều tối đến Hội thánh Truyền giáo ở Đà Nẵng xin ngủ đêm để sáng hôm sau đi Kontum. Như người anh cả thân thương, Anh Lớn Truyền trạng Ngô Minh Chính mời chúng tôi ngủ cùng phòng, chăm sóc buổi ăn tối trọng hậu ở bên ngoài, và đặc biệt buổi ăn lúc bốn giờ sáng trước khi chúng tôi lên đường đi Kontum.
Trong chuyến đi lần nầy chúng tôi bị “ông tổ bản đồ” quở. Tôi thấy Kontum gần Đà Nẵng, thấy có đường nối liền hai nơi. Không ngờ, sau khi xe chạy một hồi lâu mới biết xe không đi thẳng mà lại chạy vòng vo xuống Quảng Ngãi, chạy luôn đến Bình Định. Từ đây qua Pleiku và từ Pleiku trở ngược lên Kontum. Khi đến nơi thì trời vừa hết nắng.
Ngủ nhà Thầy
Thông thường hai anh em chúng tôi không ngủ lại trong thánh thất, thánh tịnh mà tìm chỗ trọ ở ngoài để tránh làm phiền bổn đạo và cũng có phần tự do. Chỉ khi cần thiết lắm như ở thánh thất Thủ đô Hà Nội, vì cần tìm nhiều tài liệu, và vì chị Hai Hương Bình quá nhiệt tình. Anh em chúng tôi còn ngủ lại ở thánh thất Kontum, nhưng lại thức gần suốt đêm để nghe kể chuyện Thiêng liêng chữa bịnh và giữ chùa.
Trong chuyến đi thăm Đền Hùng bằng Honda, đi về đến Đà Nẵng gặp lúc tối, chúng tôi ghé vào Hội thánh Truyền giáo trong mùa tịnh mà không biết. Chúng tôi vô cùng ái ngại vì vô tình phá vỡ sự yên tĩnh tịnh trường của Hội thánh mà chúng tôi rất kính trọng. Nhưng quý anh lớn Phối sư Thượng Hậu Thanh, Thừa sử Nguyễn Thanh Giang, Truyền trạng Ngô Minh Chính rất vui vẻ, nồng hậu tiếp đãi, chuyện trò và mời chúng tôi ở lại ngủ đêm. Tình thương chân thật của quý anh lớn như thế, ngoài đời hiếm tìm thấy. Chúng tôi vô cùng hạnh phúc được ngủ ở nhà Thầy với những người anh, ngưòi chị, người đồng đạo, cùng một lòng tôn kỉnh một Đấng Cha Trời chung. Thật là mừng vui, sung sướng biết bao!
Có rất nhiều trường hợp, anh em chúng tôi và con của Thầy chưa hề biết nhau, chưa hề gặp nhau, dù cách xa ngàn dặm mà rất cảm thông, rất quý mến, rất thân thương. Chỉ do một điều duy nhứt là cả hai bên đều là anh em, là con cùng một Thầy, một Đức Chí tôn Thượng phụ.
Ở tỉnh Trà Vinh, một hôm không tìm được nhà Thầy, phải ngủ đêm tại huyện Cầu Ngang, tìm hoài không thấy nhà trọ tốt, rốt cuộc cũng phải thuê một cái phòng có một giường bằng tre. Đêm nầy ngủ không được vì mùng rách, bị muổi cắn. Lại một đêm kế ngủ không được nữa vì thuê phải một phòng ngủ mà khách trọ phòng sát cạnh nhậu nhẹt, hò hát suốt đêm. Có đêm ngủ tại Hải Phòng mà phải thuê hai lần khách sạn. Tại khách sạn thứ nhứt, lấy phòng vào nghỉ lưng chưa được một tiếng đồng hồ, bỗng tiếng trống tiếng kèn trỗi lên điếc tai. Ra xem, mới hay rằng đang có đám tang trong khách sạn! Liền phải cuốn gói dọn đi tìm khách sạn khác.
Nhịn đói mà không thấy đói
Nhiều lần nhịn đói vì mải miết đi mà quên ăn cơm. Nhiều lần phải chờ đến nơi có bán cơm chay nên trễ giờ. Nhiều lần không có cơm thì ăn trái cây trừ cơm. Nhưng đặc biệt trên đường đi từ Bắc Ninh qua Hải Dương đến Vịnh Hạ Long, không tìm thấy chỗ bán thức ăn nào. Phần đường xa, phần trời tối, nên ráng chạy xe cho đến nơi, và đành phải nhịn đói suốt từ trưa tận đến 10 giờ đêm. Rốt lại được đền bồi bằng bữa ăn cháo đêm đặt nấu trong khách sạn tại Bãi Cháy, vịnh Hạ Long.
Bốn lần thay máy ảnh
Cả hai anh em chúng tôi đều thay bốn lần xác máy chụp ảnh. Máy ảnh của huynh Tài tốt hơn máy của tôi. Lúc nầy chưa có máy chụp hình kỹ thuật số. Chúng tôi chụp bằng phim màu. Cả hai đều có trên một trăm hai mươi album. Ảnh của tôi rửa khổ 9x12cm, còn huynh Tài rửa 10x15cm. Trong khi tôi hạn chế mỗi thánh thất chỉ chụp ba ảnh thì huynh Tài chụp không giới hạn. Ảnh của huynh Tài chất trong hai thùng to, còn album ảnh của tôi thì chỉ đầy một thùng.
Khi đến một thánh sở, tôi vào trước, tự giới thiệu, tặng kinh sách làm quen, sau đó xin vào lễ Đức Chí tôn. Huynh Tài đứng ngoài chụp ảnh trước rồi dẫn xe vào sau và cùng lên bửu điện đảnh lễ. Ở thánh sở thuận tiện thì còn thong thả nói chuyện và chụp ảnh. Nhưng có nhiều nơi phải chụp nhanh, rút lui lẹ, như thể kẻ làm việc ám muội, lén lút!
Ngày 06-11-2001, đến chụp ảnh thánh thất Hữu Đạo thì có người từ trong chùa đi ra hỏi làm gì; muốn tham quan chụp ảnh thì phải trình với công an để xin phép...
Ngày 27-2-2003 đến thánh thất Tân Hồng, cửa trước cửa sau đều đóng kín. Hai anh em chúng tôi đành đứng sát rào chụp ảnh. Một người đi ngang hỏi chúng tôi có xin phép chưa mà chụp.
Ngày 09-4-2003 đến thánh thất N.T.C. không thấy người coi giữ. Các em nhỏ dẫn chúng tôi vào thất, vừa chụp xong thì người thủ tự đến yêu cầu chúng tôi phải đến công an xin phép.
Những trường hợp khó khăn như trên chúng tôi phải chụp nhanh rồi lật đật rời khỏi, không kịp bảo quản máy ảnh. Đường lộ liên xã, liên huyện hầu hết đều gồ ghề, chưa tráng nhựa; đường đồng thì nhỏ, nhiều chỗ lầy lội, chưa được lót tấm “đan” xi măng. Máy ảnh có lúc bị rớt, bị dơ, bị hư nên buộc phải thay máy khác.
Thăm danh thắng, các vì vua và danh nhân đất nước
Trước khi đi đến một tỉnh nào, chúng tôi đều tham khảo quyển Hướng dẫn du lịch để biết qua các nơi đặc biệt. Hai anh em chúng tôi không bỏ cơ hội để đi thăm các danh thắng, lăng tẩm, nơi an nghỉ của các vì vua, và danh nhân đất nước.
Ngày 30-11-2003 chúng tôi đi thăm chùa Hương ở Hà Tây, nay thuộc thành phố Hà Nội.
Ngày 01-12-2003 trên đường thăm Đền Hùng, chúng tôi thăm đền thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh, nay trực thuộc thành phố Hà Nội.
Ngày 02-12-2003, chúng tôi đến Bắc Ninh thăm đền thờ Lý Bát Đế (thờ tám vì vua đời Lý), thăm khu mộ vua Lý Thái Tổ, khu mộ vua Lý Cao Tông, Lý Thánh Tông và Lý Thần Tông, mộ của nguyên phi Ỷ Lan, đền thờ Lý Chiêu Hoàng, thăm Đền Gióng, chùa Thiên Tâm (thờ Đức Vạn Hạnh Thiền sư).
Ngày 03-12-2003 ở Hải Dương, chúng tôi thăm chùa Côn Sơn (thờ Nguyễn Trãi), thăm đền Kiếp Bạc (thờ Đức Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, vợ và bốn con trai), rồi thăm lăng vua Trần Minh Tông và mộ các vua Trần ở An Sinh (Đông Triều, Quảng Ninh). Sau đó đi thăm vịnh Hạ Long.
Ngày 04-12-2003, chúng tôi thăm đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở xã Lý Học, thành phố Hải Phòng. Rồi xuống Nam Định thăm khu di tích Phủ Giầy thờ Bà Chúa Liễu Hạnh, đền thờ Lý Nam Đế và Hoàng hậu, đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng.
Ngày 06-12-2003 thăm đền thờ và lăng vua Lê Đại Hành và Thái hậu Dương Vân Nga, vua Lê Long Đỉnh. Sau đó đến tỉnh Quảng Trị thăm thánh địa Đức Mẹ La Vang.
Ngày 31-8-2002 thăm lăng vua Khải Định, vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị, vua Tự Đức, bà Từ Dũ, vua Kiến Phúc, vua Đồng Khánh, vua Gia Long.
Ở Quảng Nam thăm phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn. Vào Bình Định thăm lăng Võ Tánh, đền thờ vua Quang Trung.
Anh em chúng tôi viếng hầu hết các vị lãnh đạo danh nhân trong Nam, không bỏ sót vị nào. Đặc biệt là các vị tiền bối khai đạo Cao Đài.
Nơi ấn tượng nhất
Ấn tượng nhất là thăm động Thần Quang, sâu dưới chân núi, dưới chùa Thầy (thờ Từ Đạo Hạnh, ở Quốc Oai, Hà Nội). Trong đó có thờ cốt ba ngàn lính của tướng Lữ Gia bị quân Tàu bao vây, đã liều chết cố thủ trong động cách nay gần một ngàn năm.
Ghé chùa Đậu thăm tượng táng hai Thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường ở Thường Tín (Hà Nội).
Tưởng khó mà dễ
Miền Trung vừa xa xôi vừa xa lạ phong tục tập quán, chúng tôi chưa hề quen biết một ai, nên có phần lo ngại. Nào ngờ, Hội thánh Truyền giáo đã nồng hậu tiếp đón chúng tôi và còn cho người chở đi từng thánh thất để giới thiệu trực tiếp. Kết quả rất tốt, công việc trở nên dễ dàng. Rút ngắn thời gian rất nhiều, chi phí không đáng kể.
Hội thánh Cầu Kho − Tam Quan cũng giống y trường hợp trên, rất hiếu khách, rất nồng hậu và cũng giúp chúng tôi đến từng thánh thất để giới thiệu, cung cấp tin tức và chụp ảnh.
Thánh thất Thủ đô Hà Nội, nơi cách xa nhứt cái rún đạo, cũng nồng nhiệt tiếp đón không kém, lại còn cho chúng tôi nhiều tin tức sử đạo và của các thánh thất có quan hệ.
Chuyến đi cuối cùng
Sau khi phát bệnh, hiền huynh Đạt Linh vẫn hành đạo tích cực. Lúc tạm khỏe, vẫn còn đi với tôi nhiều lần nữa đến nhiều thánh sở để chụp ảnh và tìm tài liệu bổ sung.
Bất kể lúc nào hiền huynh Huệ Khải hẹn đến nhà huynh họp để chọn lựa ảnh và kiểm tra danh sách các thánh sở, huynh Đạt Linh đều đến đúng giờ, mang theo các album ảnh cồng kềnh. Chẳng chút quản ngại.
Giữa năm 2008, khi cùng hiền huynh Huệ Khải duyệt lại bản thảo để chuẩn bị xin xuất bản quyển đầu tiên trong bộ sách là cuốn Các thánh sở Cao Đài tỉnh Long An, chúng tôi thấy cần thay một số ảnh cũ, bổ túc một số thông tin cần thiết. Nhưng thấy sức khỏe của hiền huynh Đạt Linh sút kém nhiều, nên tôi “lén” đi một mình, không dám cho Hiền Huynh hay trước.
Đến khi duyệt lại bản thảo quyển Các thánh sở Cao Đài tỉnh Bến Tre, do yêu cầu bổ sung ảnh và thông tin, tôi cũng định đi môt mình và chỉ rủ tu sinh Minh Trung, quê ở huyện Thạnh Phú (Bến Tre) cùng đi. Không ngờ hiền huynh Đạt Linh biết được và nhứt quyết cùng đi.
Ngày 14-8-2008, sau khi đến Bến Tre, chúng tôi chia nhau: Minh Trung chở hiền huynh Đạt Linh đi tách về huyện Thạnh Phú. Cao Hoàng Phong chở tôi đi huyện Mỏ Cày chụp hình. Hẹn nhau đến sáu giờ chiều hôm ấy, hai xe chúng tôi gặp lại tại Mỏ Cày rồi cùng trở về Sài Gòn.
Trời mưa suốt đường về. Đến chín giờ đêm chúng tôi mới tới nhà. Chúng tôi rất lo sức khỏe của hiền huynh Đạt Linh, nhưng may quá, không sao.
Những hình ảnh chụp ở huyện Thạnh Phú, in trong quyển Các thánh sở Cao Đài tỉnh Bến Tre, chính là những hình chụp sau cùng của hiền huynh Đạt Linh.
ĐẠT TRUYỀN
Tân Định, 14-02-2009
Thứ Năm, 15 tháng 4, 2021
MẠN ĐÀM VỀ TƯƠNG QUAN GIA ĐÌNH GIA TỘC
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
Gia đình là một tổ hợp nhỏ; quốc gia là một tổ hợp lớn. Giữa gia đình và quốc gia còn có một tổ hợp, tuy bề ngoài trông có vẻ lỏng lẻo, nhưng thật ra vẫn có ảnh hưởng lớn đến cá nhân, đó là gia tộc. Mỗi người chúng ta, ngoài cha mẹ, anh em, còn có ông bà, cô dì, chú bác, cậu mợ, anh em, cháu chắt nội ngoại xa gần.
Xưa nay, nhìn vào một cá nhân, ở bên Trung Hoa cũng như ở Việt Nam, người ta thường nhìn lên bốn đời. Như vậy cộng với đời của đương sự, tất cả có chín đời, gọi là Cửu tộc. Cửu tộc là như sau:
CAO | = KỴ HAY SƠ |
Nhưng thực sự mà sống với nhau «trông thấy được nhau» thường chỉ có 5 đời. Tuy nhiên, những gia đình được Ngũ đại đồng đường cũng hiếm.
Nhân đi tìm tài liệu để viết bài này, tôi có đến thăm một cụ bạn già, năm 1974 này đã 77 tuổi, ở đường Thủ Khoa Huân. Vào nhà, tôi thấy trên tường có treo 2 câu đối như sau:
Ngũ đại đồng đường, danh gia tế mỹ,
Bát tuần tấn thọ, đức thụ trường vinh.
(Lạc khoản đề: Tân sửu niên, trọng đông. Tùng Phong Nguyễn Khánh Trường trang hạ.) [1]
và
Ngũ đại đồng cư, trưng phúc quả,
Bát tuần khánh thọ, kỷ niên hoa.
(Lạc khoản đề: Tân sửu niên, trọng đông. Hán học cử nhân, Tổng đốc trí sĩ, Phạm Văn Hanh đi hạ.)
Hỏi ra mới biết đó là những câu đối do các thân hữu mừng vào năm 1961, nhân dịp bát tuần khánh thọ của cụ cố thân sinh. Những câu đối ấy đã nói lên được danh giá và phúc ấm của gia đình đó.
Vượt quá phạm vi gia đình để khảo về gia tộc, có một điều sẽ khiến chúng ta phải bỡ ngỡ hết sức, nếu chúng ta để một vài phút suy tư, đó là: cái công trình vô biên của tạo hóa của trời đất, đã tốn không biết bao nhiêu là công phu, năm tháng để tạo dựng nên một Ta.
Chúng ta hãy nghĩ mà coi:
Ai trong chúng ta mà chẳng có cha, có mẹ. Rồi 2 cha mẹ chúng ta cũng lại đều có cha mẹ. Như vậy vị chi đã là 4 rồi. Rồi 4 ông bà chúng ta cũng có cha mẹ, vị chi là 8. 8 cụ chúng ta lại có cha mẹ, vị chi là 16. Cứ thế mà tính lên cho đến đời thứ 10, thì chúng ta đã có 1024 tổ tiên ở khắp mọi nơi, làm đủ mọi nghề, và lưu lại cho chúng ta đủ mọi đặc tính hay hay dở.
Nếu tính lên cho đến đời thứ 20, ta sẽ có 1.048.576 tổ tiên. Tính lên đến đời thứ 30, tức vào khoảng cách đây 1000 năm, ta sẽ được con số 1.000.000.000 tổ tiên. Tính lên cho tới năm I Thiên Chúa giáng sinh, ta sẽ được con số 1025 Tổ tiên. Thật là một con số kinh khủng.[2] Nhưng mà đâu phải chúng ta mới phát xuất tự năm I ! mà tổ tiên xa vời của chúng ta đã có từ khi mới có loài người! Như vậy suy ra, thì chúng ta tất cả chẳng ít thì nhiều đều là anh em với nhau, vì trong dĩ vãng gần hay xa, cũng đã có lần tổ tiên chúng ta đã giao duyên phối ngẫu cùng nhau, nhưng theo đà thời gian các giòng họ, y như các giòng sông nhỏ, mỗi dòng đi về một ngả khác nhau, nên càng ngày càng trở nên xa lạ cùng nhau.
Bây giờ chúng ta hãy tạm lấy số 1025 là số tổ tiên ta. Rồi ta cứ cho 30 năm là một đời, nhân lên ta sẽ có 30x1025. Đó là một con số thời gian khủng khiếp, ngoài sức tưởng tượng của chúng ta! Mới hay một con người thật là có giá trị, vì đã mất bao nhiêu người, bao nhiêu năm để tạo nên ta, chứ không phải chỉ có cha mẹ sinh ra ta, và chỉ mất có 9 tháng 10 ngày đã sinh ra được ta.
Ông Dã Lan Nguyễn Đức Dụ, trong quyển Một lối chép gia phả thật đơn giản đã có nhận định xác đáng về gia đình và gia tộc như sau:
«Phạm vi của gia đình không phải chỉ có vỏn vẹn một ít người là cha mẹ, con cái, mà thật ra nó bao gồm cả tổ tiên, cụ kỵ, ông bà của chúng ta nữa. Bởi vậy, nếu mọi người không muốn cho con cháu của mình thành những người lạc lõng giữa một tập thể quốc gia rộng lớn và lúc sống cũng như khi chết không đến nỗi mờ mịt với nguồn gốc cội rễ của tổ tiên, ông bà, thì mình phải có bổn phận phục hồi lại tất cả những gì nó liên quan tới những người đã khuất (là tổ tiên cụ kỵ…)
«Vậy thì 2 tiếng gia đình chỉ có thể biểu lộ đầy đủ được ý nghĩa của nó khi bao gồm cả người chết (Tổ tiên) và người sống (con cháu). Như thế khi nhắc đến gia đình, hiển nhiên còn phải nhắc đến nhiều người khác đã chết từ lâu, trước cả ông bà cha mẹ của mình - nhưng lại có rất nhiều công lao xây đắp nền móng cho cái gia đình mà mình đang hiện diện trong đó. Hơn nữa, thuật lại những gì đã xảy ra ở trong gia đình, cũng không phải là chỉ kể câu chuyện hiện tại xảy ra ngay trong đời sống của mình, mà còn phải nhắc đến nhiều sự việc liên quan tới gia đình từ trước kia ở xa mãi bên trên cả ông bà cha mẹ mình nữa. Những sự việc ấy không tên ấy là một chuỗi dài lịch sử xẩy ra nhiều năm về trước dệt thành một tấm màn dày đặc che kín một khoảng trống thật lớn ở bên trong gia đình mà những kẻ làm con cháu chưa hề được biết tới bao giờ…»
Nơi khác ông viết: «Gia tộc Việt Nam xưa nay chia làm hai bậc: một là nhà hay tiểu gia đình, gồm cha mẹ vợ chồng con cái; hai là họ hay đại gia đình, gồm tất cả mọi người cùng chung một ông tổ sinh ra, kể cả người chết và người sống, tức là «gia tộc», gồm có một chi trưởng với nhiều chi thứ. Những người liên hệ trong một gia đình thì thường là cụ, kỵ, ông bà rồi đến cha mẹ, còn ở bên trên nữa thì có ông Cao tổ cho đến Thủy tổ. Còn ở dưới thì có con, dưới con có cháu dưới cháu là chắt, và dưới chắt là chút (hoặc huyền tôn), cho đến ở xa dưới nữa thì đều gọi chung là viễn tôn. Từ Cao tổ trở xuống đến huyền tôn thì gọi là Cửu tộc.» [3]
I. GIA TỘC VỚI DI TRUYỀN
Khảo về gia phả các dòng họ lớn ở Việt Nam, ta thấy có nhiều dòng họ liên tiếp trong nhiều đời đã sinh ra được những bậc khoa bảng triều đình.
Ngày xưa khi tôi còn học trường Y khoa Hà Nội, một lần đến chơi nhà anh bạn cùng lớp, là anh Bùi Quốc Hương. Anh cho tôi biết từ 10 đời nay cụ, kỵ, ông, cha anh đều kế thế đỗ đại khoa. Ngày nay anh cũng đỗ thạc sĩ y khoa.
Khảo về bốn dòng họ lớn ở làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông ta thấy bốn họ Phan, Phạm, Đỗ, Nguyễn từ đời Trần đến nay, liên tiếp có các bậc khoa bảng. Ngoài ra, Hà Đông cũng còn nhiều làng khác phát sinh những dòng họ văn vật:
Làng Đại Mỗ có dòng họ Nguyễn Quí, 3 đời làm đến Đại vương. Ở nhà thờ tổ của dòng họ có một biển đề:
«Nhất môn phụ tử tổ tôn, kế đăng khoa, kế vi sư phó, kế phong đại vương phúc thần, cổ kim sở hãn văn dã.» (Một nhà mà cha con, ông cháu liên tiếp đỗ đại khoa, liên tiếp được làm thái phó, liên tiếp được phong vương, phong thần, cổ kim thực ít khi nghe thấy vậy.)[4]
Ở làng Tây Mỗ thì có dòng họ Nghiêm; ở làng La Khê có dòng họ Ngô Thúc. Ở làng La Nội, những dòng họ Đặng, họ Bùi, họ Nguyễn cũng có nhiều vị đại khoa. Ở làng Hương Canh có dòng họ Nguyễn, họ Trần, ở các làng Thượng Yên Quyết, Hạ Yên Quyết cũng có những dòng họ Nguyễn, họ Hoàng có người đỗ đạt. Vì thế nên có câu: «Mỗ, La, Canh, Cót» để chỉ những làng văn vật đó ở Hà Đông.[5]
Ngoài Bắc cũng có nhiều làng có những dòng họ hết sức hiển đạt như ở Vân Đình, có dòng họ Dương, con cháu cụ Dương Khuê, Dương Lâm. Ở Hưng Yên có làng Bạch Sam với dòng họ Phạm, ở Nam Định có làng Hành Thiện với họ Đặng. Vì thế đã có câu: «Xứ Đông Bạch Sam, xứ Nam Hành Thiện.»
Ở Hải Dương thì có dòng họ Vũ Hồn ở làng Lương Ngọc, phủ Bình Giang là một dòng họ lớn từ Đinh, Lê, Lý, Trần mãi cho đến nay liên tiếp có con cháu đại khoa. Nhà thờ của dòng họ có 2 câu đối.
Câu đối 1:
Cao tằng tổ khảo dĩ lai, thập bát công khanh tam tể tướng,
Đinh Lê Lý Trần nhi hậu, bách dư tiến sĩ, tứ đình nguyên.
(Từ cụ kỵ ông cha tới nay, có 18 người liệt hạng công hầu, và 3 người làm Tể tướng. Từ Đinh Lê Lý Trần cho đến nay có hơn 100 ông tiến sĩ và 4 trạng nguyên.) [6]
Câu đối 2:
Vi tử tôn lập vạn đại cơ, công tướng khanh hầu vô trị loạn.
Dữ thiên địa đồng nhất nguyên khí, hoàng vương, đế bá hữu long ô.
(Lập cơ ngơi vạn đại lâu bền cho con cháu, dù loạn hay trị vẫn có khanh tướng công hầu. Có cùng nguyên khí như trời đất Hoàng vương đế bá còn có lúc thăng trầm.)
Ở trong Nam thì có những dòng họ Trương Vĩnh, Trương Minh, v.v... [7]
Ở Trung, ngoài những dòng họ nhỏ chúng ta phải kể đến dòng họ Nguyễn Phước, tức là dòng họ tôn thất nhà Nguyễn hiện nay. Dòng họ này khởi từ vị khai quốc công thần nhà Đinh là Đinh quốc công Nguyễn Bặc.
Đời nhà Lý có ngài Kiễm hiệu Nguyễn Đệ, Tả tướng quân Nguyễn Viễn, v.v...
Triều nhà Trần có Chiêu Quang Hầu Nguyễn Sử, Thái bảo Hoàng quốc công Nguyễn Công Chuẩn và con là Thái úy Trịnh quốc công Nguyễn Đức Trung.
Đời nhà Lê có Thượng phu thái sư Hưng quốc công Nguyễn Kim, tức là vị tổ đứng đầu Nguyễn Triều sau này. Và từ đó cho tới năm 1945 con cháu đã kế thế làm vương đế ở Việt Nam.[8]
Tại sao nhiều dòng họ kế thế được vinh hiển như vậy?
Có người cho rằng đó là vì mả phát, có người cho rằng vì làng được phong thủy tốt (như trường hợp làng Đông Ngạc). Người xưa khi bàn về thi cử đỗ đạt đã nói: «Nhất phận, nhì duyên, tam phong thổ, tứ tích âm công, ngũ độc thư.» (một là nhờ số mệnh, hai là nhờ ngoại duyên, ba là vì phong thổ, bốn là vì âm đức, năm là vì học hành). Nhưng tôi cho rằng chúng ta cũng có thể cắt nghĩa được bằng di truyền. Thực vậy trong con người chúng ta, có những di thể (gènes) rất nhỏ. Tuy là nhỏ nhưng chúng rất có ảnh hưởng đến tính nết, đến sự thông minh, đến sức khỏe chúng ta.
Y học chứng minh có những dòng họ đã truyền cho con cháu những bệnh tật cố hữu một cách rất là ly kỳ. Xin đơn cử một chứng bệnh di truyền trong dòng họ của bà Hoàng hậu Victoria nước Anh.
Hoàng hậu Victoria tuy không mắc bệnh Huyết hữu (hémophilie, một bệnh hễ chảy máu, là chảy không ngừng), nhưng có thể truyền bệnh ấy cho con trai. Con gái không mắc nhưng đi lấy chồng thì lại có thể truyền bệnh đó cho ít nhiều con trai của mình. Trong vòng bốn đời liên tiếp nhau, nhiều hoàng tử, nhiều vua chúa nội ngoại của dòng họ, đã mắc bệnh huyết hữu.
Đặc biệt nhất là trường hoàng tử nước Nga là Alexis (Tsarevitch), Hoàng tử đã mắc bệnh huyết hữu và nhiều lần đã thập tử nhất sinh, mỗi khi bị một vết xây xát nhỏ. Các lương y nhiều lần đã đành phải bó tay. Vua và Hoàng hậu phải mời vị tu sĩ tên là Raspoutine tới chữa hoàng tử mới lành. Nhưng ỷ y được vua và hoàng hậu tin phục, Raspoutine đã lộng hành quá đáng, gây nhiều xáo trộn trong nước Nga, và như vậy đã một phần nào làm cho cuộc Cách Mạng 1917 của Nga bùng nổ, lật đổ Nga Hoàng.
Và gần đây, bệnh huyết hữu cũng đã cướp mạng sống của hoàng tử Alphonse nước Tây Ban Nha. Ông hoàng này đã lưu vong sang ở Miami, Florida, Hoa Kỳ. Một hôm ông lái xe đụng vào một xe khác. Ông bị ít nhiều mảng kính bể làm xây xát, chảy máu. Những vết thương ấy nếu ở nơi người khác thì rất nhẹ, nhưng ở nơi ông thì lại rất nặng. Ông bị chảy máu không ngừng và vào đến bệnh viện thì chết. Ông là chắt của hoàng hậu Victoria.[9]
Nếu bệnh tật có thể truyền tử lưu tôn, thì dĩ nhiên sự thông minh cũng có thể di truyền nhiều đời, các đặc tính của mỗi dòng họ cũng có thể truyền được nhiều đời.
Thomas Huxley (1825-1895), một trong những ông tổ của thuyết tiến hóa cũng đã có chủ trương tương tự. Ông đã viết trong quyển Evolution and Ethics như sau:
«Kinh nghiệm hằng ngày đã làm cho chúng ta trở nên quen thuộc với những dữ kiện mà chúng ta gọi là di truyền. Mỗi người đều mang trong mình những dấu tích rõ ràng của tổ tiên xa gần.
«Đặc biệt là, cái mà chúng ta gọi là tính nết - tức là tổng hợp các khuynh hướng khiến ta hoạt động theo một chiều hướng riêng biệt nào đó, thường có thể tìm thấy nơi các tông chi tổ tiên chúng ta.
«Như vậy, chúng ta cũng có thể nói được rằng tính nết đó - cái đặc điểm tâm trí của mỗi một người đó - thực sự đã diễn tiến từ hình hài này sanh hình hài khác, thực sự đã «luân hồi, chuyển kiếp» từ đời này sang đời khác …
«Cái triết gia Ấn Độ gọi những đặc tính ấy là duyên nghiệp… Trong thuyết tiến hóa, thì khuynh hướng làm cho một mầm sống trở thành một loài riêng biệt nào đó, ví dụ như là hạt biển đậu trở thành cây biển đậu, cái đó là duyên nghiệp… Đó là kẻ thừa hưởng cuối cùng và là kết quả cuối cùng của tất cả những điều kiện đã có tác dụng trên một tộc hệ đã khai nguyên từ nhiều triệu năm nay từ khi sự sống mới xuất hiện trên mặt đất này.»
Và ông trích dẫn lời của giáo sư T.W. Rhys Davids, để kết luận: «Cỏ tuyết điểm hoa là điểm tuyết hoa chứ không phải là cây sến và chỉ là điểm tuyết hoa chứ không phải là cây sến và chỉ là hạt sương thuộc về một loại nào đó, chính là kết quả các duyên nghiệp của một chuỗi bất tận các kinh nghiệm quá khứ.» [10]
Thế là Thomas Huxley đã đồng hóa Di truyền với thuyết Duyên nghiệp (karma) của Phật giáo, và đã muốn nối liền mỗi một sinh vật hiện hữu với muôn triệu tiên tổ đã sinh ra trên mặt địa cầu này trước nó…
II. GIA TỘC VỚI VĂN HÓA, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI
Gia tộc vì là một thể chế cố cựu nên đã ảnh hưởng sâu rộng đến các vấn đề văn hóa chính trị xã hội.
Giở ca dao, tục ngữ Việt Nam, ta thấy có rất nhiều câu liên quan đến gia tộc, họ hàng. Ví dụ như:
- Cha nó lú nhưng chú nó khôn.
- Yêu nhau yêu cả đường đi,
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.
- Một người làm quan cả họ được nhờ.
- Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
- Xểnh cha còn chú, xểnh mẹ còn dì.
- Cậu chết mợ ra người dưng.
Chú tôi có chết, thím đừng lấy ai …
Gia tộc Việt Nam và Trung Hoa còn có một mối liên quan rất là kỳ quặc đến văn hóa: đó là niềm tin vào mồ mả đất cát.
Xem gia phả bất kỳ một dòng họ lớn nào, lúc đầu tiên cũng thấy đề cập đến mồ mả kết phát như là lý do chính yếu của sự phát vua, phát quan, phát phú, phát quí của giòng họ mình.
Ví dụ như dòng họ Vũ Hồn thì cắt nghĩa rằng ngôi mộ của thủy tổ đã được táng treo vào một đại huyệt gọi là: «Cửu thập bát tú triều dương.» Đó là kiểu đất «Tiến sĩ sào» (ổ ông nghè). Ông Vũ Hồn sau khi sinh được hai người con sinh đôi, người anh ở lại Việt Nam, phát ra một dòng công khanh khoa bảng ở Việt Nam liên tiếp từ bao nhiêu đời. Người con được thầy địa lý đưa về Trung Hoa, cũng đã sinh ra không biết bao nhiêu là con cái cháu chắt khoa bảng công khanh.
Trần Đức Lai, trong truyện Hoa khuê các, đăng trong nhật báo Đông Phương, nơi số 142 ra ngày 17-8-1974 đã viết về ngôi mộ của tổ phụ và tổ mẫu của Nguyễn Kim như sau:
«Tổ phụ và tổ mẫu của Nguyễn Kim là người hiền lành cày ruộng và vào rừng làm lâm sản. Một buổi chiều ông vào rừng lấy măng tre măng nứa, khi trở về, trời đổ giông gió, bèn chạy vào trong hang núi ẩn. Bỗng một tiếng sét nổ vang trời đá trên núi đổ xuống lấp chặt cửa hang, chôn sống người tiều phu họ Nguyễn trong hang đá đó. Chiều hôm sau, bà vợ đi tìm chồng thì bị cọp tha về gần hang núi nơi ông chồng đã bị chôn sống, đặt trước cửa hang rồi phóng mình đi thì bỗng mối đùn lên vùi luôn thây người vợ. Trời lại đổ mưa giông ầm ầm, ngày sau, nơi chôn cất hai vợ chồng người họ Nguyễn ở thôn Gia Miêu Ngoại Trang, trở thành một khu rừng rậm, thân nhân không làm sao tìm được xác của ông bà họ Nguyễn để chôn cất nữa. Theo thầy địa lý, thì đó là nhờ phúc đức nhà họ Nguyễn nên chồng được thiên táng, vợ đuợc hổ táng đúng ngôi đất Đế Vương sau này nhà Nguyễn mới thống nhất sơn hà lên ngôi Đế Vương.» Những chuyện như vậy đố ai lùa ra được khỏi ký ức người dân Việt.
Nhiều gia đình họp lại thành một gia tộc, nhiều gia tộc họp lại thành một nước. Bên Tàu cũng như bên ta xưa cho rằng toàn dân có khoảng chừng 100 họ vì thế nên tòan dân trong một nước cũng được gọi là Bách tính. Nhưng thực ra trong một nước có rất nhiều dòng họ.
Học giả Nguyễn Bạt Tụy đã viết trong tập Tên người Việt Nam nơi trang 49 như sau: «Ông P.Gourou, trong quyển Les paysans du Delta tonkinois, tr. 127, tính rằng có tới 202 vùng đồng bằng Bắc Việt. Nhưng theo sự tìm tòi của chúng tôi, con số ấy được tới 308 và có lẽ còn hơn nữa ở toàn cõi Việt Nam.»
Giáo sư Paul Perny, trong tập Appendice du Dictionnaire Français Latin, Chinois de la langue Mandarine parlée, đã tìm ra được tất cả 450 họ ở bên Trung Hoa trong đó 420 họ đơn và 30 kép.
Đến như chuyện lấy vợ lấy chồng, thì người ta thường tránh lấy họ đồng tông, mà lấy người thuộc dòng họ khác. Lấy nhau trong họ đồng tông, ngoài sự đàm tiếu của mọi người về phương diện luân lý, còn sợ bị ảnh hưởng tai họa về các bệnh di truyền của một dòng họ. Cho nên luật pháp Đông Tây thường cấm lấy nhau trong họ đồng tông. Lấy người khác họ, cũng còn là một cách thêm vây thêm cánh cho dòng họ mình.
Các nhà quí tộc xưa ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam quan niệm hôn nhân như một phương cách để:
1. Sinh con, đẻ cái cho đông, cho dòng họ mình lớn mạnh,bền vững lâu dài.
2. Tăng thêm uy thế của dòng họ mình. Cưới xin tức là liên kết với một giòng họ khác.
3. Vợ chồng cùng nhau lo việc tế tự tổ tiên.
Khảo thư tịch Trung Hoa, ta thấy xưa kia có một tục lệ rất ly kỳ như sau:
Khi mà nhà trai thuộc dòng quý tộc hỏi vợ, thì bên nhà gái, lúc cho con gái mình về vu quy, phải cho ít nhất là người em gái út theo chị, hay một người cháu gái theo cô để phù dâu và cũng là để làm hầu thiếp sau này. Vợ cả thì gọi là Đích. Các nàng hầu đi phù dâu thì gọi là Dắng. Các cô phù dâu gồm có ít nhất là:
– Em gái út gọi là Đệ.
– Cháu gái gọi là Điệt.
Tùy theo cấp bậc trong xã hội, số nàng hầu sẽ tăng:
– 1 người quý phái thường sẽ được cung cấp 1 vợ, 1 nàng hầu.
– Đại phu 1 vợ hai nàng hầu.
– Chư hầu 3 vợ 6 nàng hầu.[11]
– Thiên tử 4 vợ 9 nàng hầu.
Trần Thủ Độ xưa cũng đã biết dùng hôn nhân để củng cố dòng họ. Ví dụ tìm cách thông gia với các đại tướng quân, hoặc cho các vương tôn đi trấn nhậm các vùng biên cương hiểm trở, rồi lại khuyến khích họ chọn vợ trong những bộ lạc Mường Mán. Như vậy cốt là để dùng hôn nhân củng cố ngai vàng cho dòng họ. Sau này ta thấy Công Chúa Huyền Trân đã kết duyên cùng vua Chiêm Thành để đổi lấy hai châu Ô, Lý…
Và chính cũng là để tiêu diệt mầm mống phản nghịch, phục thù, nên vua chúa nước Tàu xưa đã lập hình phạt tru di tam tộc:
– Giết họ người phạm tội.
– Giết họ mẹ người phạm tội.
– Giết họ vợ người phạm tội.
Hình phạt này được Thương Ưởng sáng chế ra, nhưng đến đời nhà Đường thì Vũ Hậu truyền bỏ. Tuy nhiên ta thấy các triều đại vua chúa Trung Hoa vẫn thường áp dụng hình phạt này.
Ở nước ta, thì đời nhà Lê, triều đình nhà Nguyễn đã tru di tam tộc nhà cụ Ức Trai Nguyễn Trãi, mặc dầu trong bộ luật Hồng Đức không thấy có ghi hình phạt đó.[12] Đến đời Nguyễn, hình luật Gia Long phỏng theo hình luật Mãn Thanh, nên còn nặng hơn cả hình phạt tru di tam tộc, vì ngoài việc tru di tam tộc còn giết hết mọi người ở chung một nhà với phạm nhân, mặc dầu là khác họ.[13]
Chính vì thế mà mỗi khi có người thân bị tội, nhiều người trong dòng họ đã phải thay tên đổi họ, để thoát tội tình, đang họ Trịnh đổi ra họ Nguyễn, đang họ Nguyễn đổi ra họ Lê…
Tôi có gặp một người Trung Hoa có họ Vi 韋 . Tôi hỏi sao có họ Vi? Ông cho biết cha ông trước kia là họ Hàn 韓, nhưng vì có tội với triều đình nên đã tách chữ Hàn làm đôi, bỏ đi nửa trái, giữ lấy nửa phải, thành ra họ Vi 韋.
Cũng như ở nước ta nhiều người họ Mạc đã đổi thành họ Phạm vì Mạc 莫 và Phạm 范 đều có bộ thảo đầu (艹) như nhau. Thế là «bỏ thì thương, vương thì tội» đành giữ lấy ít là một nửa vậy.
Nói đến gia đình, gia tộc, không thể nào bỏ qua được một vấn đề tối ư quan trọng đó là sự thờ cúng tổ tiên với các vấn đề phụ thuộc liên hệ như Từ Đường, ruộng hương hỏa, đích tử, đích tôn, trưởng tộc … Lễ Ký xưa đã quy định về nhà thờ tổ như sau:
– Nhà thờ tổ to nhỏ tùy theo giai cấp và chức tước.
– Nhà thờ tổ của bậc Thiên tử có bảy miếu: ba miếu ở phía bắc gọi là Chiêu, ba miếu ở phía phía nam gọi là Mục, và một miếu ở phía Tây, để thờ vị Thái tổ đã lập ra dòng họ.
– Nhà thờ của các bậc chư hầu có năm miếu thờ: hai miếu ở phía bắc gọi là Chiêu, hai miếu ở phía nam gọi là Mục, và một miếu ở phía tây thờ vị Thái tổ được vua phong hầu và ban cấp Thái ấp.
– Nhà thờ của bậc đại phu có ba miếu: một miếu ở phía bắc gọi là Chiêu, một miếu ở phía nam gọi là Mục và một miếu ở phía tây thờ vị Thái tổ.
– Nhà thờ của các bậc quan sĩ, chỉ có một miếu.
– Thứ dân (người dân thường) không có miếu thờ riêng và thờ tổ tiên ngay trong nhà.[14]
Sau đây là sơ đồ bảy miếu của Nhà Chu:[15]
Về đích tử, đích tôn, tức là về người có bổn phận thờ cúng tổ tiên, luật Hồng Đức, điều 389, quy định:
1. Trước hết phải chọn con trưởng của người vợ cả.
2. Nếu người đích tử chết trước, thì lập người cháu trưởng.
3. Nếu không có cháu trưởng mới lập con người vợ thứ.
4. Trong hàng con vợ thứ, không chọn lấy người nhiều tuổi, mà lại chọn lấy người con hiền của vợ lẽ.
5. Trong trường hợp không có con trai, thời được chỉ định các con gái hoặc người thân thuộc (điều 388 luật Hồng Đức).[16]
Về ruộng hương hỏa, thì luật Hồng Đức quy định có thể lấy 1/20 ruộng đất để làm ruộng hương hỏa.
Điều 400 luật Hồng Đức quy định thêm: Ruộng hương hỏa dù con cháu nghèo khó cũng không được đem bán. Trái luật phải ghép vào tội bất hiếu. Nói đến gia đình, gia tộc, cũng phải nói đến người trưởng tộc.[17]
Người trưởng tộc chính là nòng cốt của một dòng họ. Tình thân ái giữa họ hàng, một phần cũng nhờ người trưởng tộc nên mới trở nên thắm thiết. Người trưởng tộc có thể là người lớn tuổi, nhưng cũng có thể là người đức cao, có địa vị lớn trong xã hội, chứ không nhất thiết phải theo nguyên tắc đích trưởng như ở ngoài Bắc. Các vị trưởng tộc có quyền triệu tập hội đồng gia tộc, hay thân thuộc họ hàng mỗi khi cần, phân xử những tranh chấp ở trong họ, định đoạt, khuyên bảo khi họ hàng có việc hôn tang hoặc những việc quan hệ khác. Tôi đã thấy nhiều vị trưởng tộc chẳng ái ngại tốn kém đã triệu tập mọi người trong họ từ ở các tỉnh xa về, để phát gia phả cho họ hàng.
Nhiều dòng họ còn lập ra những hội tương tế. Ngoài số tiền nguyệt liễm, còn thu một khoản tiền nhỏ, gọi là tiền trợ tang. Số tiền này sẽ được dùng để giúp đỡ cấp thời, mỗi khi có một hội viên mệnh một. Những dòng họ lớn, như dòng họ Nguyễn phước lại còn có bản Tin Tức để phổ biến trong dòng họ.
Nói đến gia tộc, chúng ta cũng không nên quên cách đặt tên của ít nhiều dòng họ, để cứ thấy chữ đệm là biết được tôn ti.
Điển hình nhất là họ Nguyễn Phước, năm Quí Tị 1823, tức là năm thứ 4 triều Vua Minh Mạng, vua định phép đặt tên cho tất cả Hoàng gia, tên chia làm thành 11 bài thơ. Đế hệ thì chọn vào Kim sách, 10 hệ khác thì chạm vào Ngân sách.
Bài thơ về chính thống đế hệ như sau:
Miên [18] Hường Ưng Bửu Vĩnh,
Bảo Quý Định Long Trường.
Hiền Năng Kham Kể Thuật,
Thế Thoại Quốc Gia Xương.
Như vậy thấy Tùng Thiện Vương chẳng hạn với tên là Mân (Miên) Thẩm, ta sẽ biết ngài là con của vua Minh Mạng, và cụ Ưng Hoát chẳng hạn sẽ là hàng chú Bửu Lộc, hàng ông Vĩnh Cẩn, hàng cụ Bảo Long, v.v...
Cụ Dương Khuê vì có đuợc Tùng Thiện Vương mời ngồi dạy học tại nhà cũng đã bắt chước thế thứ nhà Nguyễn mà làm một bài thơ để đặt cho dòng họ mình như sau:
Tự Thiệu Hồng Nghiệp,
Vi Bang Gia Ky (Cơ),
Thế Tế Kỳ Mỹ,
Phúc Khánh Dụ Chi.
Và dĩ nhiên là con cháu cụ sẽ có những tên Dương tự, Dương thiệu, Dương hồng, Dương nghiệp, v.v...
Ngày nay ở miền nam Việt Nam đang có phong trào làm gia phả. Nhiểu dòng họ đã in những quyển gia phả rất lớn để phát cho các gia đình trong chi tộc.
Tuy nhiên ở Việt Nam, công việc làm gia phả cũng khó, vì ít nhà có thói quen làm gia phả. Hơn nữa, vì tình hình chiến tranh, vì nạn tản cư, vì nạn hồ sơ lý lịch thất lạc, nên mỗi khi muốn truy tầm về gia phả thiệt là khó.
Ở Châu Âu trái lại, muốn lập gia phả, họ có thể lập dễ dàng, vì xứ đạo nào cũng có sổ rửa tội, sổ hôn phối, làng mạc quận huyện nào cũng có sổ bộ hộ tịch. Lại nữa các phó bản về hộ tịch trong một tỉnh đều được tập trung về thị xã, nên muốn tìm về tên tuổi, nghề nghiệp tổ tiên không có gì là khó.
Cuối cùng tưởng cũng nên cân nhắc lại một vấn đề lịch sử trong đó việc thờ cúng tổ tiên đã đóng vai chủ yếu. Đó là sự cãi vã nhau giữa các giáo sĩ Tây phương khi sang giảng đạo ở Trung Hoa về vấn đề thờ cúng tổ tiên. Các linh mục dòng tên thì cho rằng thờ cúng tổ tiên không gây trở ngại gì cho việc rao giảng phúc âm, và cứ nên để người tôn giáo tân tòng được tiếp tục thờ cúng tổ tiên như cũ. Các linh mục các dòng khác như Thừa sai, Đa minh, Biển đức, v.v... thì cho rằng phải cấm hẳn việc thờ cúng tổ tiên. Giáo hội La Mã cũng nhập cuộc. Ngày 19-03-1715, Giáo hoàng Clément XI ra sắc chỉ Ex Illa Die cấm người tôn giáo không được tôn kính tổ tiên theo lối Á đông. Tất cả những sự chia rẽ ấy đã dần dần đưa đến sự thất bại trong công cuộc truyền giáo ở Trung Hoa.
Nhưng dần dà, giáo hội La Mã nhận thấy mình đã có quyết định sai lầm nên đã tìm cách sửa sai. Vì thế sau 200 năm cấm đoán, Thánh bộ truyền giáo dưới triều đại Pie XII với sắc lệnh ngày 08-12-1939 đã cho phép giáo dân tỏ lòng tôn kính tổ tiên đã quá vãng như cúi đầu đi trước di ảnh, trước bài vị. Tuy có sắc lệnh ấy, nhưng ở Việt Nam có một thời đã không chịu phổ biến và thi hành, mãi sau này, khoảng năm 1960 mới cho áp dụng. Có lẽ là vì làn sóng canh tân của công đồng Vatican II đã bắt đầu dâng lên mạnh.
Gần đây, trong ít nhiều nhà Công giáo đã thấy có di ảnh cha mẹ quá vãng, phía trước có đặt hương hoa. Đó là điều mà trước kia không thể nào có.
Hơn thế nữa, ngày 29-11-1970, ngày khai mạc đài phát thanh Veritas, giáo hoàng Paul VI có gửi một sứ điệp cho các dân tộc Á Châu. Trong một đoạn sứ điệp ấy, Ngài đặc biệt ca ngợi lòng hiếu thảo gắn bó với gia đình, và sự thờ kính tổ tiên của người Á Đông. Nguyên văn như sau:
«Quả thực, thưa anh em, khi nhìn lại quá khứ của các dân tộc Á Châu, chúng tôi đã phải xúc động trước tinh thần biết trọng những giá trị tâm linh. Tinh thần ấy đã nổi bật trong tư tưởng các nhà hiền triết và trong đời sống của quần chúng Á Châu. Óc kỷ luật của các nhà tu hành, lòng đạo hạnh thâm sâu của dân chúng, lòng hiếu thảo gắn bó với gia đình, và thờ kính tổ tiên của anh em, tất cả những đức tính đó là những dấu chứng tỏ anh em không ngừng tìm đấng Chí tôn và khao khát siêu nhiên. Giá trị của những đặc điểm ấykhông chỉ liên quan đến đời sống tinh thần anh em mà thôi. Nhìn chung, những đặc điểm ấy chẳng những không làm cản trở cho bước tiến kỹ thuật, kinh tế, xã hội như anh em khao khát một cách chính đáng, mà lại còn là nền tảng cho một cái gì vô giá khiến sự tiến bộ có thể thực hiện một cách trọn vẹn mà không phải hy sinh những giá trị thâm sâu và quý hóa nhất. Chính những giá trị này đã làm cho con người, một thực thể tràn ngập luồng khí tinh thần, vừa là hay có thể là chủ của vũ trụ, các năng lực trong vũ trụ mà còn là chủ của chính mình. Khoa học và kỹ thuật đều làm chứng cho cuộc chinh phục của trí óc con người trong lĩnh vực vật chất. [...] Dầu vậy, với nhãn giới tinh thần anh em thừa hưởng được của truyền thống, tinh thần thượng luật, lòng đạo và sự bảo toàn đời sống gia đình của anh em, chắc chắn anh em có đủ sức [...] đi tới chỗ giúp nền văn minh Tây phương vượt được những nguy hiểm, trong đó nền văn minh này đang bị chính sự tiến bộ của mình nhốt chặt lại.» (Xem Sacerdos, Linh mục nguyệt san, số 109-110, tháng 1-2-1971, tr.50-57)
Giáo Hoàng Paul VI thực đã tỏ ra rất sáng suốt khi đề cao nền minh tinh thần của Á Đông, tình nghĩa gia đình bền chặt của người Á đông, lòng hiếu thảo và lòng kính nhớ tổ tiên của người Á đông. Và có lẽ ngài là vị Giáo hoàng đầu tiên đã yêu cầu Á châu với tất cả những truyền thống tâm linh tốt đẹp nên giúp cho Âu châu thoát được hiểm nguy băng đọa hiện thời.
III. TỔNG LUẬN
Bàn về gia đình gia tộc mà không đề cao được tinh thần tương thân tương trợ giữa các thành viên của dòng họ, mà không đề cao được vấn đề danh dự gia đình, mà không khuyến khích được mọi người theo gương tổ tiên để, nói rộng ra, thì an dân định quốc, phú quốc cường dân; nói hẹp lại, thì ăn ở cho xứng đáng với danh nghĩa con người thì cũng là uổng công vô ích. Cho nên khi đưa ra chủ đề tương quan gia đình gia tộc, chính là muốn chấn hưng tại tinh thần gia đình, gia tộc ngày nay đang độ suy vi, và củng cố lại mối dây liên lạc thân ái, tương phù tương trợ giữa họ hàng, mối dây mà ngày nay đà văn minh vật chất làm cho trở nên lỏng lẻo.
Và để kết thúc bài này tôi muốn nhắc lại hai gương xưa tích cũ. Đó là hai câu truyện «Thiên hạ đệ nhất gia» đã ghi trong truyện Tàu.
Nếu quý vị đã đọc Càn Long hạ Giang Nam, ắt còn nhớ chuyện Cao Thiên Tứ (tức Càn Long vi hành) khi đến Cô Tô (Tô Châu). Nơi đây vua thấy ngoài cổng nhà quan Thừa Tướng đương triều là Lưu Dung có treo một tấm biển đề: «Thiên hạ đệ nhất gia», Vua lấy làm phật ý, quyết vào hỏi cho ra lẽ.
Vua vào lớp dinh cơ thứ nhất, thì được các cháu trai của Lưu Dung khoảng 20 tuổi ra tiếp. Vua hỏi đến 5 chữ «Thiên hạ đệ nhất gia», các thanh niên này không biết đàng trả lời nên mời vua vào lớp dinh cơ thứ hai. Ở đây có anh Lưu Dung khoảng chừng hơn 40 ra tiếp. Vua lại hỏi như trên, anh Lưu Dung cũng không biết trả lời, lại mời vua vào dinh cơ thứ ba. Nơi đây thân phụ Lưu Dung khoảng 60 tuổi ra tiếp, nhưng vẫn không chịu trả lời câu hỏi của nhà vua, mà lại mời vua vào dinh cơ thứ 4. Nơi đây ông của Lưu Dung khoảng chừng hơn 80 ra tiếp. Vua lại đặt câu hỏi, ông cụ này cũng không chịu trả lời, lại mời vua vào lớp dinh cơ thứ năm ở bên trong.
Càng vào sâu thêm vua càng thấy dinh cơ một ngày một thêm lộng lẫy, cảnh trí thêm tân kỳ, đồ đạc bày biện càng ngày càng thêm sang trọng.
Vào tới dinh cơ thứ 5 vua được một ông cụ già hơn 100 tuổi ra đón tiếp. Vua lại hỏi ý nghĩa 5 chữ «Thiên hạ đệ nhất gia». Cụ già bèn trả lời: Khi già được 100 tuổi, thân bằng cố hữu chúc mừng cho già ba tấm khuôn biển. Tấm thứ nhất đề là «Thiên hạ đệ nhất gia», tấm thứ hai đề là «Bách tuế đường». Còn tấm thứ ba, Cao tiên sinh coi thì sẽ rõ biết công cuộc nhà Lưu gia này. Vua ngước mắt xem thấy tấm biển thứ ba tỏ ý khen ngợi nhà Lưu gia như vầy:
«Trời cũng không qua, đất cũng không hơn, vua cũng khó tày, nhân gian đâu lấn được. Như thể: Cha vi tể tướng, con vi tể tướng, cháu vi tể tướng. Dẫu ai giầu đâu qua đây quý, dẫu ai quý sao bằng cha con, con cháu nhà ta liên đỗ khoa trường. Dẫu dòng ai liên đỗ khoa trường cũng chẳng bằng kiến họ Lưu liên kết năm đời hiện tại sống được một trăm năm.»
Vua xem rồi thì khen rằng: «Thiệt là nhà Lưu gia đệ nhất trong đời.» (Xem Càn Long hạ Giang Nam, dịch giả Thanh Phong, tr. 215-220).
Tích thứ 2, ta đọc thấy trong quyển Đại Minh Hồng Võ.
Vua Đại Minh Hồng Võ (Minh Thái tổ) nghe thấy ở Kim Huê có nhà họ Trịnh đề tấm biển rằng: Thiên hạ đệ nhất gia, bèn giáng chiếu đòi vào chầu. Hồng Võ phán hỏi: «Người là gì mà gọi là nhà ngươi thứ nhất?» Họ Trịnh tâu rằng: «Bởi anh em bà con chúng tôi ở chung tám đời, hòa thuận không tiếng chi hết, nên quan Thái thú tặng tấm biển ấy mà làm gương cho bá tánh, chớ không phải của tôi làm.» Hồng Võ hỏi: «Bà con bao nhiêu mà ở chung lâu vậy?» Họ Trịnh tâu rằng: «Nội nhà tôi hơn một ngàn miệng ăn.» Xảy ra nghe Hoàng hậu ở sau bình bình phong tâu rằng: «Bệ hạ có một mình còn thâu đặng thiên hạ thay, nếu ngàn người đồng một lòng thì làm chi lại không nổi!» Họ Trịnh tâu rằng: «Không có phép chi lạ, phàm việc nào lớn nhỏ, cũng không nghe lời đàn bà.» Minh Hồng Võ cười ngất, xảy có sứ Hà Nam dâng lê thơm. Hồng Võ ban cho họ Trịnh hai trái mà tha về. Họ Trịnh tạ ơn, rồi để hai trái lê trên đầu mà đi ra. Vua sai quan Hiệu úy nom theo coi thử, thấy họ Trịnh đem hai trái lê về đâm nát, hòa với hai chậu nước để trên bàn giữa nhà, mỗi người uống một chén nước rồi trở mặt về Bắc mà lạy tạ ơn. Hiệu úy về tâu lại. Vua thấy vậy tặng thêm một tấm biển ngoài cửa ngõ, đề rằng: «Trịnh nghĩa môn.» (Xem Đại Minh Hồng Võ, Thanh Phong dịch, trang 380.)
Ở Việt Nam chúng ta bao giờ mới có được một nhà như Lưu gia và Trịnh gia? ●
Đã in trong Tạp chí Phương Đông, số 40, tháng 10-1974.
SÁCH THAM KHẢO
1. Coupé, André, Doctrines et cérémonies religieuses du pays d’Annam (in Bulletin de la Société des E.I, Nouvelle Série, Tome VIII, No 3, Juillet Septembre, 1933)
2. Cấn, Tôn Thất, Constitution de la Famille Impériale d’Annam (Imp. AJS, 1942)
3. Cửu Long Giang, Toan Ánh, Người Việt đất Việt, Nam Chi tùng thư, SaiGon, 1967.
4. Granet, Marcel, La Polygynie sororale et le Sororat dans la Chine Féodale, Angers, Imprimerie F.Gaultier et A.Thebert, 4 Rue Garnier.
5. Mẫu , Vũ văn, Cổ luật Việt Nam lược khảo, q. II, Saigon 1970.
6. Ross, Nancy Wilson, Three Ways of Asian Winsdom, A Clarion Book Published by Simon and Schuster, N.Y. 1969.
7. Schreiner, Alfred, Les Institutions Annamites en Basse - Cochinchine, Saigon Claude et Cie Imprimeurs, éditeurs, 1901.
8. Sển, Vương Hồng, Saigon năm xưa, nhà sách Khai Trí, Saigon 1969.
9. Tabuteau, Jacques, Connaissez-vous votre famille, c/o l’auteur, 29 de Beauvais à Clermont (Oise) et en dépôt aux éditions sociales françaises, 7 Rue Jadin Paris, XVII 1947.
10. Tavernier, M.Emile, Le Culte des ancêtres, (in Bulletin de la Société des Études Indochinoises, Nouvelle Série, Tome 1, No 2, Juillet Décembre, 1926.
11. Toàn, Nguyễn văn (Túy Lang), Thọ Mai gia lễ, nhà sách Khai Trí, Saigon, 1969.
12. Tụy, Nguyễn Bạt, Tên người Việt Nam, Saigon, 1954
13. Thanh Phong, dịch giả, Càn Long hạ Giang Nam, Tín Đức thư xã.
14. Thanh Phong, dịch giả, Đại Minh Hồng Võ, Tín Đức thư xã.
15. Thuyết, Dĩ Thủy, Phạm Văn, Đông Ngạc tập biên, Saigon 1963.
16. Ung Trình, Nguyễn Phúc - Bửu Dưỡng, Nguyễn Phúc, Tùng Thiện Vương, nhà in Sao Mai, Châu Bình, Thủ Đức, 1970.
17. Winchester A.M., Genetic (2d Edition), Houghton Mifflin Co Boston, The Riverside Press Cambrigde, 1968.
CHÚ THÍCH
[1] Cụ Nguyễn Khánh Trường đỗ cử nhân Hán học, làm đến tuần phủ.
[2] Xem Jacques Tabuteau, Connaissez vous votre famille?, Edition Sociale Française, 7 Rue Jadin Paris XVII, p. 42.
[3] Xem sách đã trích dẫn, tr.35, 34 và 31.
[4] Xem Dĩ Thủy Phạm Gia Thuyết, Đông Ngạc Tập biên, Saigon, 1963.
[5] Mỗ là Đại Mỗ và Tây Mỗ. La là La Khê, La Nội. Canh là Hương Canh, Vân Canh. Cót là Thượng Yên Quyết, Hạ Yên Quyết. (Phỏng theo Từ Liêm huyện đăng khoa chí, tài liệu viết tay bằng chữ Hán đời vua Tự Đức). Cụ Đông Quân Hưng, Phạm Gia Thuyết hiện có tài liệu này.
[6] Đôi câu đối này cụ Cửu Chung cho tôi. Cụ Đông Quân Hưng, Phạm Gia Thuyết nhớ là cửu khôi nguyên, cụ Cửu Chung nhớ là tứ đình nguyên.
[7] Đất mộ phần dòng họ Trương Minh tại Gò Vấp, đến đấy hỏi thăm nhiều người biết, Phủ thờ cũ kỹ, kèo trích mối leo cả dây. Đặc biệt nơi đây còn giữ được trên trăm bài vị tiền nhân dòng họ. (xem Vương Hồng Sển, Sài Gon năm xưa, tr. 181)
[8] Dòng họ Nguyễn phát tích từ làng Gia Miêu Ngoại Trang, tổng Thượng Bạn, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
[9] Xem Genetic (2nd edition) A.M. Winchester Colorado State-Houghton Mufflin Co Boston, The Riverside Press, Cambridge, 1958 p.p. 121 et ss.
[10] «Every experience familiarizes us with the facts which are grouped under the name of heredity. Every one of us bears upon him obvious marks of his parentage, perhaps of remoter relationships. More particularly, the sum of tendencies to act in a certain way, which we call «character» is often to be traced through a long series of progenitors and collaterals. So we may justly say that this «charater» this moral and intellectual essence of man-does veritably pass over from one fleshly tabernacle to another, and does really transmigrate from generation to generation…»
«The Indian Philosopher called charater as thus defined, «karma»… In the theory of evolution, the tendency of a germ to develop according to a certain specific type, e.g. of the kidney bean seed to grow into a plant having all the charaters of the phaseolus vulgris is it s «karma». It is the last inheritor and the last result of all the conditions that have affected a line of ancestry which goes back for many millions of years, to the time when life fisrt appeared on the earth. Then quoting professor T.W.Rhys. Davids, Huxley ends: … The snowdrop and not an oak and just that kind of snowdrop, because it is the outcome of the karma of an endless series of past experiences.» (Nancy Wilson Ross, Three ways of Asian wisdsom, A Clarion Book published by Simon and Schuster, Rockfeller Center, 630 Fifth Avenue, N.Y., 1969, p.118)
[11] Xem Marcel Granet, La Polygynie sororale et le sororat dans la Chine féodale, Angers, Imprimerie F. Gaultier et A. Thébert, 4 rue Garnier.
[12] Xem Vũ Văn Mẫu, Cổ luật Việt Nam lược khảo, quyển thứ 2, Sài Gon 1970, tr.428.
[13] Ibid. tr. 429.
[14] Lễ Ký, mục III Vương chế, chương III, thiên tử thất miếu: tam chiêu, tam mục, dữ Thái tổ chi miếu nhi thất. Chư hầu ngũ miếu, nhị chiêu nhị mục, dữ Thái tổ chi miếu nhi ngũ. Đại phu tam miếu, nhất chiêu nhất mục, dữ Thái tổ chi miếu nhi tam. Sĩ nhất miếu, thứ nhân tế ư tẩm.
[15] Xem Vũ Văn Mẫu, Cổ Luật Việt Nam lược khảo, quyển 2, tr. 275-276.
[16] Nơi đây, tôi chỉ nói đại cương, còn quý vị nào muốn đi vào chi tiết, xin đọc Vũ Văn Mẫu, Cổ Luật Việt Nam lược khảo, q.2, từ tr.264 đến 283.
[17] Xem sách đã dẫn, tr.285.
[18] hay Mân.
Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.
10 phút tìm hiểu ĐẠO CAO ĐÀI .
Tác giả: Đào Công Tâm (Bản PPS) Dương Trọng Thu biên tập lại theo Google Slides