Hiển thị các bài đăng có nhãn VĂN HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VĂN HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 26 tháng 7, 2021
Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2021
Thứ Ba, 20 tháng 7, 2021
Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2021
Nguyễn Khuyến
Đôi dòng tiểu sử
Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Văn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Miễn Chi,
sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835 tại quê ngoại -- làng Văn Khê,
xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Hà.
sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835 tại quê ngoại -- làng Văn Khê,
xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Hà.
Nguyễn Công Trứ
Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả, trả vay
Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể...
Đôi dòng tiểu sử
Nguyễn Công Trứ (1778-1858) hiệu là Ngộ Trai, tự là Hy Văn, quê quán tại làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Nghệ Tĩnh.
Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Cụ thân sinh là Nguyễn Tần, đỗ Hương Cống đời nhà Lê.
Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2021
Mạnh Trinh xuất thủ hoa trà tặng, Nguyễn Khuyến nghinh chiêu họa bút thơ
Sinh thời, Chu Mạnh Trinh là bậc nhân sỹ nổi tiếng ở sự phóng khoáng hào hoa, thành thạo cả cầm, kỳ, thi, họa và còn giỏi cả về kiến trúc. Ông cũng được dân gian biết đến là người có cá tính khá mạnh mẽ qua giai thoại tặng hoa trà chơi khăm cụ đồ Nho – Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến…
CHÍNH KHÍ CA 正 氣 歌
CHÍNH KHÍ CA 正 氣 歌
Văn Thiên Tường 文 天 祥
BẢN DỊCH CỦA BÁC SĨ NGUYỄN VĂN THỌ
LỜI TÒA SOẠN
Đời Nam Tống 南 宋 (Trung Hoa), một nghĩa sĩ là Văn Thiên Tường 文 天 祥 (1236-1282) bị quân Nguyên 元 bắt giam. Ông làm ra bài Chính Khí Ca 正 氣 歌 này để tán dương cái khí chính đại của các trung thần nghĩa sĩ.
THI THIÊN / IMPROVISATION
* Nguyên tác: ADAM MICKIEWICZ (1798-1855)
* Bản dịch Pháp văn: CHARLES DOBZYNSKI [1]
* Bản dịch Việt văn: NHÂN TỬ NGUYỄN VĂN THỌ
Thứ Ba, 25 tháng 5, 2021
Chuyện tình ngắn ngủi của nữ bác sỹ đầu tiên ở Việt Nam - Bác Sỹ Henriette Bùi.
Chuyện tình ngắn ngủi của nữ bác sỹ đầu tiên ở Việt Nam - Bác Sỹ Henriette Bùi.
Là xứ thuộc địa nên người Pháp thường tỏ ra xem thường người Việt, có thái độ khinh miệt và phân biệt đối xử. Khi về làm việc tại bệnh viện Sài Gòn, mặc dù là Trưởng khoa hộ sinh và là người có quốc tịch Pháp, bà Henriette Bùi cũng không tránh khỏi bị kỳ thị. Nhưng với bản tính cương cường, dòng máu Việt vẫn tràn đầy trong huyết quản, bà đã có những phản ứng khá mạnh trước các thái độ bất thân thiện của các quan chức và đồng nghiệp người Pháp...................
Năm 1935 là năm có nhiều sự kiện xảy ra với bà Henriette Bùi. Vừa tốt nghiệp bác sĩ y khoa bà phải trở về nước lấy chồng theo ý muốn của cha. Nhưng, không như những người khác, dù có chồng bà vẫn mạnh dạn nhận nhiệm vụ trưởng khoa hộ sinh tại Bệnh viện Sài Gòn.
Nhất định không mặc đồ đầm
Người Pháp xâm lược VN đã chia đất nước ra làm 3 kỳ. Bắc Kỳ là xứ bảo hộ. Trung Kỳ thuộc triều đình nhà Nguyễn và Nam Kỳ chính thức là thuộc địa của Pháp.
Là xứ thuộc địa nên người Pháp thường tỏ ra xem thường người Việt, có thái độ khinh miệt và phân biệt đối xử. Khi về làm việc tại bệnh viện Sài Gòn, mặc dù là Trưởng khoa hộ sinh và là người có quốc tịch Pháp, bà Henriette Bùi cũng không tránh khỏi bị kỳ thị. Nhưng với bản tính cương cường, dòng máu Việt vẫn tràn đầy trong huyết quản, bà đã có những phản ứng khá mạnh trước các thái độ bất thân thiện của các quan chức và đồng nghiệp người Pháp.
Bà không thể chịu đựng nổi khi chứng kiến trong các buổi họp, chỉ các bác sĩ Pháp nói chuyện với nhau trong khi người Việt đứng về một phía. Về quyền lợi bác sĩ người Việt dù có quốc tịch Pháp cũng chỉ được hưởng lương 100đ/tháng trong khi bác sĩ Pháp gấp 10 lần.
Đối với bệnh nhân, thật khó lòng chấp nhận trước tình trạng phân biệt đối xử. Bệnh nhân Pháp thì được chăm sóc hết sức tận tình, thuốc men đầy đủ trong khi người Việt thì qua loa, chiếu lệ...
Bà cũng đã hết sức bất mãn trước thái độ xem thường người Việt của những người Pháp làm việc trong bệnh viện. Trường hợp bác sĩ Euliche đã từng mắng chửi "dân A-na-mit dơ bẩn như heo" và đánh đập các nữ hộ sinh và y tá người Việt đã làm bà vô cùng phẫn nộ.
Những điều bất công và bất bình đẳng này đã thôi thúc bà cần phải đấu tranh gay gắt để xóa bỏ. Bước đầu bà bày tỏ quan điểm với ban giám đốc bệnh viện nhưng bà chỉ nhận được thái độ không đồng tình. Không nản, bà tiếp tục đệ trình yêu cầu của mình lên thống đốc Nam Kỳ - ông Pagès. Sau khi nghiên cứu kỹ những yêu cầu của bà, Pagès thừa nhận đó là những yêu cầu hợp lý đã ra lệnh cho giới bác sĩ người Pháp phải xóa bỏ ngay tức khắc tình trạng phân biệt đối xử đồng thời phải có những cư xử đúng mực với nhân viên người Việt.
Biệt thự tư gia của bà Henriette Bùi ở số 28 đường Testard (nay là Võ Văn Tần) được bà hiến tặng làm cơ sở cho trường Đại học Y khoa thuộc viện Đại học Sài Gòn, nay là Bảo tàng chứng tích chiến tranh TPHCM. (Ảnh: Internet)
Đối với bản thân bà, ngay khi mới được giao nhiệm vụ trưởng khoa, giám đốc bệnh viện là một bác sĩ người Pháp đã lệnh cho bà phải mặc váy đầm bởi mặc như thế bà sẽ được sự kính trọng của nhiều người. Giám đốc bệnh viện cho rằng mặc y phục Việt Nam sẽ khiến nhiều người lầm tưởng bà chỉ là một cô mụ vườn đỡ đẻ không hơn không kém. Bà kịch liệt phản đối.
Bà đã đáp trả lại với viên giám đốc, nhất định không mặc đồ đầm vì bà chỉ cần sự kính trọng của người Việt qua y phục Việt Nam mà thôi.
Sau nhiều năm du học ở trời Tây, bản thân bà là người Việt nhưng lại mang quốc tịch Pháp song những yếu tố đó không làm cho dòng máu Việt trong người bà vơi đi. Bà vẫn là người Việt và phục vụ cho lợi ích người Việt ...
Hạnh phúc không mỉm cười
Trong thời gian theo học ở Pháp, năm 1934, bà dự định viết luận án tốt nghiệp về đề tài "thụ tinh nhân tạo cho những người hiếm muộn". Đề tài hay và quá mới lúc bấy giờ nên gây nhiều tranh cãi. Nhiều người khuyên bà nên tìm một đề tài khác và bà đã nge theo để sau đó, luận án tốt nghiệp của bà được đánh giá khá cao và được tưởng thưởng huy chương.
Luật sư Vương Quang Nhường, người chồng đầu tiên. Sau khi li dị với bác sĩ Henriette, ông trở thành rể vua Thành Thái. (Ảnh: Internet)
Sau khi ly hôn với luật sư Nhường, bác sĩ Henriette Bùi dồn hết tâm trí vào công việc khám chữa bệnh và nghiên cứu y học. Thời ấy, chưa có thuốc mê và trụ sinh nhưng bà đã dùng kỹ thuật giải phẫu "Caesarien" trong những trường hợp sinh khó. Rất nhiều sản phụ và trẻ sơ sinh đã được cứu.
Bà cũng đã từng nghiên cứu và học tập về châm cứu tại Nhật. Bà cũng đã áp dụng châm cứu trong việc điều trị bệnh cho bệnh nhân.
Một sự kiện trọng đại đã đến với bà trong năm 1945. Người bạn thân vừa là đồng hương Bến Tre, kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích đang giữ chức Khu bộ phó Việt Minh bị Pháp bắt kết án tử hình. Bà đã cùng số bạn bè hiện còn ở tại Pháp đã tích cực vận động, ông Bích được chuyển sang dạng tù binh để trao đổi và bị buộc phải rời khỏi Việt Nam.
Trước đó trong thời gian học tại Pháp, bà và ông Bích có những quan hệ bạn bè thân thiết. Hiểu nhau và cảm thông nhau rồi yêu nhau nhưng vì điều kiện gia đình, bà đành phải chấp nhận chung sống với người không yêu (luật sư Nhường) để rồi hôn nhân đổ vỡ.
Thoát chết, ông Bích trở lại Pháp. Lần này ông vào học trường đại học Y mặc dù đã có bằng kỹ sư cầu đường. Tốt nghiệp bác sĩ, ông không hành nghề mà trở lại trường Y dạy môn vật lý.
Bà Henriette Bùi vẫn ở lại Việt Nam. Trong suốt 20 năm phục vụ trong ngành y tại Sài Gòn, bà lần lược đảm nhận các chức vụ quan trọng và thời gian còn lại bà vẫn tiếp tục miệt mài nghiên cứu y học.
Năm 1961, bà xin thôi việc ở bệnh viện, trở lại Pháp mở phòng mạch. Tại đây, mối quan hệ bà với ông Bích được nối lại và tình yêu tiếp tục nẩy nở. Hai người chính thức trở thành vợ chồng và chung sống với nhau.
Dường như hạnh phúc không mỉm cười với bà. Sau 4 năm đầu ấp tay gối với nhau, ông Bích không may bị ung thư vòm họng. Bà đưa ông trở về VN để sống những ngày cuối đời trên quê hương mình và ông qua đời vài tháng sau đó.
Từ đó bà Henriette lao vào các công tác cứu giúp những người không may. Bà luôn có mặt trong các chương trình từ thiện, vào những nơi cam go nhất để cứu người. Năm 1970, bà tình nguyện phục vụ không lương trong ngành hộ sản và nhi khoa tại một bệnh viện ở ngoại ô Sài Gòn.
Những năm cuối đời, bà trở lại Pháp tiếp tuc khám chữa bệnh cho đến 1976 mới nghỉ hưu sau 44 năm cống hiến cho y học.
Ngày 27/4/2012 bà trút hơi thở cuối cùng. Bà mất đã để lại cho hậu thế tấm gương sáng về nữ bác sĩ sống trọn đời với ngành y. Sau bà hàng ngàn nữ bác sĩ đã tiếp tục nối bước với đầy đủ y đức mang dáng dấp nữ bác sĩ Henriette Bùi.
Là xứ thuộc địa nên người Pháp thường tỏ ra xem thường người Việt, có thái độ khinh miệt và phân biệt đối xử. Khi về làm việc tại bệnh viện Sài Gòn, mặc dù là Trưởng khoa hộ sinh và là người có quốc tịch Pháp, bà Henriette Bùi cũng không tránh khỏi bị kỳ thị. Nhưng với bản tính cương cường, dòng máu Việt vẫn tràn đầy trong huyết quản, bà đã có những phản ứng khá mạnh trước các thái độ bất thân thiện của các quan chức và đồng nghiệp người Pháp...................
---------------------------------
Năm 1935 là năm có nhiều sự kiện xảy ra với bà Henriette Bùi. Vừa tốt nghiệp bác sĩ y khoa bà phải trở về nước lấy chồng theo ý muốn của cha. Nhưng, không như những người khác, dù có chồng bà vẫn mạnh dạn nhận nhiệm vụ trưởng khoa hộ sinh tại Bệnh viện Sài Gòn.
Nhất định không mặc đồ đầm
Người Pháp xâm lược VN đã chia đất nước ra làm 3 kỳ. Bắc Kỳ là xứ bảo hộ. Trung Kỳ thuộc triều đình nhà Nguyễn và Nam Kỳ chính thức là thuộc địa của Pháp.
Bác sĩ Henriette Bùi (1906 - 2012)
Là xứ thuộc địa nên người Pháp thường tỏ ra xem thường người Việt, có thái độ khinh miệt và phân biệt đối xử. Khi về làm việc tại bệnh viện Sài Gòn, mặc dù là Trưởng khoa hộ sinh và là người có quốc tịch Pháp, bà Henriette Bùi cũng không tránh khỏi bị kỳ thị. Nhưng với bản tính cương cường, dòng máu Việt vẫn tràn đầy trong huyết quản, bà đã có những phản ứng khá mạnh trước các thái độ bất thân thiện của các quan chức và đồng nghiệp người Pháp.
Bà không thể chịu đựng nổi khi chứng kiến trong các buổi họp, chỉ các bác sĩ Pháp nói chuyện với nhau trong khi người Việt đứng về một phía. Về quyền lợi bác sĩ người Việt dù có quốc tịch Pháp cũng chỉ được hưởng lương 100đ/tháng trong khi bác sĩ Pháp gấp 10 lần.
Đối với bệnh nhân, thật khó lòng chấp nhận trước tình trạng phân biệt đối xử. Bệnh nhân Pháp thì được chăm sóc hết sức tận tình, thuốc men đầy đủ trong khi người Việt thì qua loa, chiếu lệ...
Bà cũng đã hết sức bất mãn trước thái độ xem thường người Việt của những người Pháp làm việc trong bệnh viện. Trường hợp bác sĩ Euliche đã từng mắng chửi "dân A-na-mit dơ bẩn như heo" và đánh đập các nữ hộ sinh và y tá người Việt đã làm bà vô cùng phẫn nộ.
Những điều bất công và bất bình đẳng này đã thôi thúc bà cần phải đấu tranh gay gắt để xóa bỏ. Bước đầu bà bày tỏ quan điểm với ban giám đốc bệnh viện nhưng bà chỉ nhận được thái độ không đồng tình. Không nản, bà tiếp tục đệ trình yêu cầu của mình lên thống đốc Nam Kỳ - ông Pagès. Sau khi nghiên cứu kỹ những yêu cầu của bà, Pagès thừa nhận đó là những yêu cầu hợp lý đã ra lệnh cho giới bác sĩ người Pháp phải xóa bỏ ngay tức khắc tình trạng phân biệt đối xử đồng thời phải có những cư xử đúng mực với nhân viên người Việt.
Biệt thự tư gia của bà Henriette Bùi ở số 28 đường Testard (nay là Võ Văn Tần) được bà hiến tặng làm cơ sở cho trường Đại học Y khoa thuộc viện Đại học Sài Gòn, nay là Bảo tàng chứng tích chiến tranh TPHCM. (Ảnh: Internet)
Đối với bản thân bà, ngay khi mới được giao nhiệm vụ trưởng khoa, giám đốc bệnh viện là một bác sĩ người Pháp đã lệnh cho bà phải mặc váy đầm bởi mặc như thế bà sẽ được sự kính trọng của nhiều người. Giám đốc bệnh viện cho rằng mặc y phục Việt Nam sẽ khiến nhiều người lầm tưởng bà chỉ là một cô mụ vườn đỡ đẻ không hơn không kém. Bà kịch liệt phản đối.
Bà đã đáp trả lại với viên giám đốc, nhất định không mặc đồ đầm vì bà chỉ cần sự kính trọng của người Việt qua y phục Việt Nam mà thôi.
Sau nhiều năm du học ở trời Tây, bản thân bà là người Việt nhưng lại mang quốc tịch Pháp song những yếu tố đó không làm cho dòng máu Việt trong người bà vơi đi. Bà vẫn là người Việt và phục vụ cho lợi ích người Việt ...
Hạnh phúc không mỉm cười
Trong thời gian theo học ở Pháp, năm 1934, bà dự định viết luận án tốt nghiệp về đề tài "thụ tinh nhân tạo cho những người hiếm muộn". Đề tài hay và quá mới lúc bấy giờ nên gây nhiều tranh cãi. Nhiều người khuyên bà nên tìm một đề tài khác và bà đã nge theo để sau đó, luận án tốt nghiệp của bà được đánh giá khá cao và được tưởng thưởng huy chương.
Luật sư Vương Quang Nhường, người chồng đầu tiên. Sau khi li dị với bác sĩ Henriette, ông trở thành rể vua Thành Thái. (Ảnh: Internet)
Sau khi ly hôn với luật sư Nhường, bác sĩ Henriette Bùi dồn hết tâm trí vào công việc khám chữa bệnh và nghiên cứu y học. Thời ấy, chưa có thuốc mê và trụ sinh nhưng bà đã dùng kỹ thuật giải phẫu "Caesarien" trong những trường hợp sinh khó. Rất nhiều sản phụ và trẻ sơ sinh đã được cứu.
Bà cũng đã từng nghiên cứu và học tập về châm cứu tại Nhật. Bà cũng đã áp dụng châm cứu trong việc điều trị bệnh cho bệnh nhân.
Một sự kiện trọng đại đã đến với bà trong năm 1945. Người bạn thân vừa là đồng hương Bến Tre, kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích đang giữ chức Khu bộ phó Việt Minh bị Pháp bắt kết án tử hình. Bà đã cùng số bạn bè hiện còn ở tại Pháp đã tích cực vận động, ông Bích được chuyển sang dạng tù binh để trao đổi và bị buộc phải rời khỏi Việt Nam.
Trước đó trong thời gian học tại Pháp, bà và ông Bích có những quan hệ bạn bè thân thiết. Hiểu nhau và cảm thông nhau rồi yêu nhau nhưng vì điều kiện gia đình, bà đành phải chấp nhận chung sống với người không yêu (luật sư Nhường) để rồi hôn nhân đổ vỡ.
Thoát chết, ông Bích trở lại Pháp. Lần này ông vào học trường đại học Y mặc dù đã có bằng kỹ sư cầu đường. Tốt nghiệp bác sĩ, ông không hành nghề mà trở lại trường Y dạy môn vật lý.
Bà Henriette Bùi vẫn ở lại Việt Nam. Trong suốt 20 năm phục vụ trong ngành y tại Sài Gòn, bà lần lược đảm nhận các chức vụ quan trọng và thời gian còn lại bà vẫn tiếp tục miệt mài nghiên cứu y học.
Kỹ sư, bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích - người chồng sau của bà
Năm 1961, bà xin thôi việc ở bệnh viện, trở lại Pháp mở phòng mạch. Tại đây, mối quan hệ bà với ông Bích được nối lại và tình yêu tiếp tục nẩy nở. Hai người chính thức trở thành vợ chồng và chung sống với nhau.
Dường như hạnh phúc không mỉm cười với bà. Sau 4 năm đầu ấp tay gối với nhau, ông Bích không may bị ung thư vòm họng. Bà đưa ông trở về VN để sống những ngày cuối đời trên quê hương mình và ông qua đời vài tháng sau đó.
Từ đó bà Henriette lao vào các công tác cứu giúp những người không may. Bà luôn có mặt trong các chương trình từ thiện, vào những nơi cam go nhất để cứu người. Năm 1970, bà tình nguyện phục vụ không lương trong ngành hộ sản và nhi khoa tại một bệnh viện ở ngoại ô Sài Gòn.
Những năm cuối đời, bà trở lại Pháp tiếp tuc khám chữa bệnh cho đến 1976 mới nghỉ hưu sau 44 năm cống hiến cho y học.
Ngày 27/4/2012 bà trút hơi thở cuối cùng. Bà mất đã để lại cho hậu thế tấm gương sáng về nữ bác sĩ sống trọn đời với ngành y. Sau bà hàng ngàn nữ bác sĩ đã tiếp tục nối bước với đầy đủ y đức mang dáng dấp nữ bác sĩ Henriette Bùi.
Trần Chánh Nghĩa
( Theo http://vietnamnet.vn/)
Thứ Bảy, 22 tháng 5, 2021
TƯƠNG TIẾN TỬU & TÂM TƯƠNG TỬU
LÝ THÁI BẠCH
TƯƠNG TIẾN TỬU & TÂM TƯƠNG TỬU
Tương Tiến Tửu
Lý Bạch (701 - 762)
Tương tiến tửu - Thể thơ: Cổ phong (cổ thể) (thời kỳ: Thịnh Đường)
Nguồn: http://www.saimonthidan.com/?c=article&p=792
將進酒
君不見黃河之水天上來,
奔流到海不復回?
君不見高堂明鏡悲白髮,
朝如青絲暮成雪?
人生得意須盡歡,
莫使金樽空對月。
天生我才必有用,
千金散盡還復來。
[. . .]且為樂, (1)
會須一飲三百杯。
岑夫子,
丹丘生,
將進酒﹐
杯莫停。
與君歌一曲,
請君為我傾耳聽。
鐘鼓饌玉何足貴,
但願長醉不願醒。
古來聖賢皆寂寞,
唯有飲者留其名。
陳王昔時宴平樂,
斗酒十千恣歡謔。
主人為何言少錢,
逕須沽取對君酌。
五花馬,千金裘,
呼兒將出換美酒,
與爾同消萬古愁。
Tương tiến tửu
Quân bất kiến Hoàng hà chi thuỷ thiên thượng lai,
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi!
Hựu bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát,
Triêu như thanh ti mộ thành tuyết.
Nhân sinh đắc ý tu tận hoan,
Mạc sử kim tôn không đối nguyệt!
Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng,
Thiên kim tán tận hoàn phục lai.
[ . . .] thả vi lạc, (2)
Hội tu nhất ẩm tam bách bôi.
Sầm phu tử,
Đan Khâu sinh.
Tương tiến tửu,
Bôi mạc đình!
Dữ quân ca nhất khúc,
Thỉnh quân vị ngã khuynh nhĩ thính:
“Chung cổ soạn ngọc bất túc quý,
Đãn nguyện trường túy bất nguyện tinh!
Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch,
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh.
Trần Vương tích thời yến Bình Lạc,
Đẩu tửu thập thiên tứ hoan hước.”
Chủ nhân hà vi ngôn thiểu tiền,
Kính tu cô thủ đối quân chước.
Ngũ hoa mã,
Thiên kim cừu,
Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu,
Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu.
Bản dịch của Ngô Văn Phú
Thấy chăng anh
Nước Hoàng Hà từ trời tuôn xuống
Chảy băng ra biển chẳng quay về.
Lại chẳng thấy
Lầu cao gương sáng thương đầu bạc
Sớm tựa tơ xanh, chiều đã tuyết
Đời khi đắc ý hãy nên vui
Chớ để chén vàng trơ trước nguyệt.
Trời sinh ta tài ắt phải chọn
Nghìn vàng tiêu hết rồi có thôi
[ . . .] lại vui nữa
Đủ ba trăm chén một lần mời.
Sầm Phu Tử
Đan Khâu Sinh
Nào kèo rượu, chén chớ dừng!
Cùng người ca một khúc
Xin người nghiêng tai hãy lắng nghe
Tiệc lớn chuông trống dạo chẳng qúy
Không được tỉnh đâu, phải say nhè
Thánh hiền từ xưa đà lạnh ngắt
Lưu danh thiên hạ kẻ ôm be
Trần Vương (*) thuở trước yến Bình Lạc
Đấu rượu vạn tiền say một cuộc
Chủ nhân xin đừng nói thiếu tiền
Mai kiếm rượu về lại cùng chuốc
Áo cừu ngựa quý của ta đâu
Hãy sai hầu trẻ đem đổi rượu
Cùng uống cho tan vạn cổ sầu.
(Ngô Văn Phú, 2005. Thơ Lý Bạch trang 53-56)
* * *
Ghi Chú (từ nguồn): Vào niên hiệu Khai Nguyên, Lý Bạch đã quá 30 tuổi đời mà công danh vẫn chưa thành tựu gì. Ông thường du ngoạn khắp nơi để quên lãng và lấy đó làm an ủi, được người bạn thân là Nguyên Dần mời ông đi chơi Thái Nguyên. Phụ thân của Nguyên Dần đang giữ chức Phủ Doãn tại Thái Nguyên, Lý Bạch được tiếp đãi nồng hậu và ân cần. Khi rời Thái Nguyên phụ thân Nguyên Dần tặng cho ông một con tuấn mã và một chiếc áo lông chồn (Hồ Cừu) có giá trị nghìn vàng. Trên đường trở về ngang Lạc Dương, Lý Bạch bất ngờ gặp Nguyên Đan Khâu chơi núi Nga Mi về, hai người không nỡ chia tay, cùng nhau về chơi núi Dĩnh Dương. Vừa lúc đó vị ẩn sĩ ở vùng Nam Dương là Sầm Huân từ xa đến cùng nhau bày tiệc rượu tâm sự cho thỏa tình. Họ khiêng bàn tiệc ra giữa sân, trên trời ánh trăng tròn đang chiếu sáng, họ kể nhau nghe những cuộc du chơi đây đó và tương lai của cá nhân. Lý Bạch thở dài và có vẻ buồn lo nhưng ông tự an ủi mình và rót rượu uống hết chung này sang chung khác. Nguyên Đan Khâu sợ Lý Bạch quá chén thì chuyện không hay bèn ra hiệu cùng với Sầm Huân khích Lý Bạch làm thơ. Sầm Huân quay sang Lý Bạch, hỏi: “Xin hỏi hiền đệ, thế nào là đấu rượu?”, Lý Bạch đưa cao ly rượu lên, đáp: “Đời xưa múc rượu bằng vá (đấu), đại để một vá có thể châm được mấy ly”, Sầm Huân lại hỏi “Xin hỏi hiền đệ, ngày hôm nay đệ uống mấy đấu rồi?”, Lý Bạch thong thả đáp: “Có lẽ hai ba đấu”, Sầm Huân lại hỏi: “Nghe đồn hiền đệ uống một đấu rượu thì thơ tràn ra như nước, vậy thơ đâu?”, Lý Bạch biết mình đã mắc mưu bèn vỗ bàn đứng lên chỉ vào ngực đáp: “Ở đây này!” Cũng may lúc đó bút mực đã có sẵn, Lý Bạch liền đọc một hơi: “Quân bất kiến... Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai, Bôn lưu đáo hải bất phục hồi!...” rồi Lý Bạch rót uống thêm mấy chung mời Nguyên Đan Khâu và Sầm Huân, Nguyên Đan Khâu sợ Lý Bạch say sẽ không được nghe thơ liền nói: “Tôi đã hết tiền mua rượu rồi!”, Lý Bạch liền tiếp: “Chủ nhân hà vi ngôn thiểu tiền, Kính tu cô thủ đối quân chước. Ngũ hoa mã, Thiên kim cừu, Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu, Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu....” thế là bài Tương Tiến Tửu ra đời vào thời gian này. Tuy là bài thơ say nhưng nó được ấp ủ những cay đắng ngọt bùi trong nửa cuộc đời của Lý Bạch...
*Trần Vương chính là Tào Thực con trai của Tào Tháo, là một nhân vật rất tiêu biểu trong làng văn thơ. Tánh tình phóng khoáng, năm xưa đãi yến tiệc ở cung Bình Lạc mời tất cả các thi nhân ăn uống thoả thích...
______________
TÂM TƯƠNG TỬU
(CQPTGLĐĐ, 14-01 Canh Thân 1980)
Vượng khí THÁI hòa có đức nguyên,
Câu kinh BẠCH tự ấy chơn truyền,
Ai hay KIM ngọc năng mài dũa,
Rực rỡ TINH hoa ánh diệu huyền.
“Tiết Mạnh Xuân còn hòa dịu bao la man mác, vạn vật còn đang chuyển mình trong khí tam dương. Dù cát bụi hồng trần vẫn còn mịt mịt quyện lấy gió xuân, nhưng mầm sống của vạn vật vạn linh vẫn vươn lên theo mầm sống thiêng liêng vô tận.
“Mới nhắm mắt bóng câu, hành giả đã vượt qua hết một chu kỳ ngắn ngủi, để ngắm lại hay lắng tai nghe sau trước, sau những bước chân của hành giả có còn âm hướng vọng lại trên đường sứ mạng Thiên ân hay như muôn vạn bóng mờ lại qua qua lại. Xuân nào cũng là một mùa xuân đem đến sự thay đổi, sự tiến hóa, sự thành công. Đối với hàng Thiên ân hướng đạo, xuân khác ở chỗ bình dị thâm trầm nhưng không thiếu bổn phận vi nhân để lèo lái con thuyền cứu độ .
“Xuân Canh Thân, chư hiền đệ muội có vần thơ xuân, có chung trà ấm, có ly rượu nồng, có xuân sứ mạng và cũng có xuân phụng sự thì đâu kém những lần xuân trước. Tâm tương tửu mà Bần Đạo đã cùng chư đệ muội đối ẩm là để nhắc nhở nhau.
“Bần Đạo thiết tưởng xuân hữu hạn đối với thế nhân xuân bất tái lai nên phải có ly rượu Giao thừa, chung trà khai thái để đón giờ xuân đến, tiễn giờ xuân đi. Còn hàng chơn tu thọ Thiên ân sứ mạng chấp trì quyền pháp thì xuân lại vô cùng vô tận.
“Xuân Đạo vẫn còn, xuân tâm vẫn có. Kìa rượu xuân còn đó, chư hiền đệ muội đã nâng ly và hãy nâng ly xem như chung rượu tâm tương tửu mà năm nào Bần Đạo đã cùng chư hiền đệ muội đối ẩm. (3)Duy chỉ có một điều Bần Đạo muốn lưu ý chư hiền đệ muội: khi uống cạn ly rượu chung trà, cái thực chất có thấm thía được vào can trường huyết quản của người sứ mạng Thiên ân hay không.”
Bài TÂM TƯƠNG TỬU NĂM MẬU NGỌ
Của Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý
Tuất thời, 29-12 Mậu Ngọ (27-01-1979)
« Này chư hiền đệ! Một năm dài khổ nhọc hành đạo độ đời, nay Bần Đạo ban cho ly rượu nồng gọi là tâm tương tửu để tưởng thưởng công lao, chư đệ hãy dùng đi. Hãy nâng ly cùng Bần Đạo.
BÀI
Tâm tương tửu dễ nhường Tiên tửu,
Biết say men chí bửu Thiên ân,
Giúp cho tánh đạo sạch lần,
Diệt trừ tư hữu ngã nhân pháp quyền,
Muốn thấy tánh đừng thiên vị tánh,
Bình thường tâm mặc cảnh vô thường,
Chấp trì guồng máy thiên lương,
Thượng hòa hạ mục là phương lập thành.
Tâm tương tửu Lão dùng đãi ngộ,
Tháng năm dài lao khổ chung lo,
Uống đi men đạo hỡi trò,
Say men đạo đức dễ dò lòng nhau.
Tài với đức đổi trao phụng sự,
Tâm với tài bực thứ không hai,
Có tâm mà lại có tài,
Đức tâm tài đủ, đạo Thầy hoằng dương.
Đời thì có hai đường chơn ngụy,
Đạo chỉ cần chung thủy nhứt tâm,
Rượu này một thưởng cuối năm,
Một là ý chỉ cơ cầm ngày mai.
Chư hiền đệ hiền muội! Giờ này Bần Đạo muốn cùng chư hiền đệ muội chuốc ly cúc tửu chờ đợi hương xuân. Hãy say men đạo cuối năm để trỗi bước hành đạo độ đời trong năm mới. ®
___________________________
(1)Tạm gác 4 chữ 烹羊宰牛
(2)Tam gác 4 chữ “phanh dương tế ngưu”
(3) Đức Giáo Tông nhắc lại: Giao thừa năm Mậu Ngọ, Đức Giáo Tông ban rượu và bài thơ Tâm Tương Tửu
LÝ THÁI BẠCH
Thứ Tư, 12 tháng 5, 2021
NGƯỜI ĐẠO SĨ THÀNH BENARES
(Trích "HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG")
Thành phố Benares là một nơi có nhiều di tích lịch sử và có rất nhiều tu sĩ. Bất cứ một người Âu Mỹ nào đến đây cũng ngạc nhiên về thành phố dân cư đông đúc, nhà cửa san sát và khắp nơi nhan nhản những đền thờ, lăng tẩm đồ sộ. Có những ngôi đền trông thì thật cổ kính, trang nghiêm nhưng khi bước vào trong bạn sẽ thấy gì? Một số tín đồ hành lễ ngây ngô, vừa cầu nguyện, vừa rung một cái chuông nhỏ để lời cầu xin của họ thấu đến tai các vị thần. Một số khá đông đạo sĩ ngồi trong các tư thế du già (yoga) cực kỳ lạ lùng, khó tập luyện để tín đồ đến bỏ tiền vào trong bát nhỏ bầy trước mặt họ. Chúng tôi có cảm tưởng như họ làm xiếc biễu diễn kiếm ăn hơn là thực hành một pháp môn tu hành chân chánh.
Trong khi mọi người trong phái đoàn đang quay phim những đạo sĩ ngồi trên bàn đinh trong các đền thờ to lớn, thì Giáo sư Spalding thong thả đi dạo ngoài bờ sông. Ông nhìn thấy một đạo sĩ vóc người lực lưỡng đang đi gần đó. Như có một mãnh lực vô hình nào đó thúc đẩy, Spalding muốn vượt lên để nhìn cho rõ, ông bèn rẽ qua một lùm cây rậm rạp, để bắt cho kịp vị đạo
sĩ nọ. Vừa đi được vài bước, ông đã giựt mình vì gặp một con rắn hổ mang to lớn chận lối.
Rắn hổ là một loại rắn cực độc, hàng năm có hàng ngàn người bị rắn cắn chết vì ở xứ Ấn giống rắn này có nhiều vô kể, xuất hiện khắp nơi. Tiến thoái lưỡng nan, chưa biết phải làm gì thì con rắn đã trườn tới ngẩng cao cổ phun phì phì. Bất ngờ, vị đạo sĩ ở đâu đi đến, ông chẳng nói gì chỉ bước thẳng vào giữa con rắn và Giáo sư Spalding. Vị đạo sĩ giơ tay vuốt nhẹ, con rắn từ từ bò vào trong bụi rậm, mất hút trước sự ngạc nhiên của Giáo sư Spalding.
Vị đạo sĩ mỉm cười thong thả tuyên bố:
“Cái phàm ngã hữu hình, hữu hoại không thể làm việc này mà đó là cái chân ngã thâm diệu, cái mà ta gọi là Thượng Đế ngự trong tôi và muôn loài đã khiến con rắn bỏ đi. Khi hoàn toàn gạt bỏ cái phàm ngã bên ngoài để cho cái chân ngã tự biểu lộ và hành động thì không chuyện gì có thể xảy ra nữa. Bằng cách phát triển toàn vẹn tình thương và bác ái của Thượng Đế cho nó xuyên qua mình và ban rải cho muôn loài ta sẽ cảm hóa được các thú dữ. Khi ông vừa gặp con rắn, một tư tưởng sợ hãi phát ra, và tôi đã nhận được tư tưởng này; ngoài ra hình như ông có ý muốn gặp tôi.”
Giáo sư Spalding ấp úng:
“Chúng tôi đang suy tầm các hiện tượng huyền bí Á châu. Thú thật là tôi đang cảm thấy hoang mang và thất vọng về những điều nhìn thấy ngoài chợ nhưng khi vừa nhìn thấy ông, tôi linh cảm có một sự gì khác thường. Hình như có một mãnh lực vô hình nào xui khiến.”
Đạo sĩ chăm chú nhìn Giáo sư rồi ra dấu cho ông ngồi xuống bên gốc cây cổ thụ gần đó. Đạo sĩ lên tiếng: “Sáng nay trong cơn thiền định, tôi nhận được một thông điệp về các ông, do đó tôi mới rời am thất đi dạo bên ngoài. Phải chăng các ông muốn tìm hiểu về phép tu du già (yoga)? Đáng lý không bao giờ tôi tiết lộ điều này, nhưng tôi đã nhận thông điệp phải giúp đỡ các ông vậy thì ông cứ hỏi, tôi sẽ cố gắng trả lời tùy theo sự hiểu của mình.”
“Xin ông cho chúng tôi được biết về khoa du già (yoga).”
Đạo sĩ yên lặng trong chốc lát và lên tiếng:
“Không ai biết rõ pháp môn du già (yoga) bắt đầu từ lúc nào trong lịch sử. Kinh sách Ấn Độ giáo (Hinduism) nói rằng thần Shiva truyền dạy môn này cho hiền triết Gheranda. Nhà hiền triết dạy lại cho các đệ tử của ông nhưng chỉ có Marteyanda là lãnh hội được các tinh túy và phổ biến trong giới trí thức thời đó. Du già (yoga) là một khoa học bao gồm nhiều thứ, từ thiên văn, địa lý, triết học, toán học, v.v... Pháp môn tôi được truyền dạy gọi là Hatha Yoga, chỉ là một phần nhỏ của toàn bộ yoga. Theo lời sư phụ tôi thì trong thời cực thịnh, yoga phát triển khắp nơi và lôi cuốn giới hiền triết, trí thức rất đông. Theo thời gian, thời hoàng kim đã qua, nhân loại đã sa vào hố thẳm của sa đọa vật chất, bị lôi cuốn vào các cám dỗ xác thịt. Để chống
lại sự phá sản tâm linh này, các hiền triết đã hội thảo để tìm một giải pháp. Sau cùng họ đi đến kết luận là cho phép truyền dạy một phần của môn yoga cho quần chúng, nhằm đem lại một giải pháp cho giai đoạn lúc đó. Phần được truyền dạy này trích ở chương Yuj (cái ách) gồm các phương pháp trói buộc tinh thần lẫn thể xác trong một kỷ luật khắc khe để đạt mục đích tập trung Tâm và Thân làm một với bản thể trời đất. Từ đó phần này được truyền bá khắp nơi và tồn tại đến ngày nay. Vì trích ở chương Yuj, nên nó được gọi là yoga. Nên nhớ đây chỉ là một phần rất nhỏ của môn yoga nguyên thủy, vậy mà phần nhỏ này cũng chỉ rất ít người hiểu rõ một cách đứng đắn. Đa số đã hiểu sai nên mới có các lối tập luyện kỳ dị, các lối tu khổ hạnh điên rồ, các tư thế lố bịch. Như các ông thấy, có các đạo sĩ nằm bàn đinh, giơ cánh tay lên trời cho đến khi nó khô liệt. Sự luyện tập như thế không có ích gì mà cũng chả mang lại một kết quả gì. Đó là những kẻ làm hoen ố danh dự một môn khoa học như yoga. Đối với đa số, yoga đã bị hạ thấp xuống thành một môn thể dục để thân thể khỏe mạnh cường tráng. Tuy thế, nếu luyện thế đúng cách nó vẫn mang lại nhiều kết quả tốt cho thể xác. Nhưng các đạo sĩ (yogi) lại khác, họ biết rằng luyện tập môn này sẽ giúp họ khám phá các năng lực tiềm tàng, mầu nhiệm, giúp họ đạt các phép thần thông biến hóa.
Để luyện ý chí, họ tập trung năng lực vào các việc như hành xác, bắt nó chịu các thử thách cực độ như phơi nắng, dầm sương, ngồi trên than hồng, đứng bằng tay, tréo chân lên cổ, nhịn đói, nhịn khát, lấy gươm xiên vào da thịt, v.v... Để chứng minh quyền năng ý chí, họ đem trò này ra biễu diễn cho quần chúng để tìm cách vừa kiếm tiền, vừa hưởng sự kính trọng của đám dân chúng khờ khạo. Mục đích của yoga đâu phải làm trò lạ mắt cho người đời kính phục.”
Giáo sư Spalding ngắt lời: “Nhưng ta có nên trách họ không? Nếu các đạo sĩ chân tu dấu kín các phép tu chân truyền thì sự hiểu lầm làm sao tránh khỏi.”
Đạo sĩ mỉm cười thong thả giải thích:
“Một ông vua có khi nào phơi bày ngọc ngà, châu báu cho mọi người coi chơi. Ông ta cất giấu cẩn thận có phải thế chăng? Pháp môn yoga còn gì quý bằng nên người tu chân chính không khi nào đem rao bán ngoài chợ. Kẻ nào thành tâm muốn học hỏi phải ra công tìm kiếm và đó là phương pháp duy nhất. Một danh sư không cần quảng cáo rầm rộ vì không cần các đệ tử xúm vào xưng tụng. Trái lại, ông tuyển chọn đệ tử gắt gao và chỉ truyền dạy các giáo lý bí truyền khi người đệ tử tỏ ra xứng đáng.
Khoa yoga bí mật vì cách luyện tập rất nguy hiểm đối với người non kém, chưa đủ khả năng. Khai mở các bí huyệt đâu phải trò chơi tầm thường. Có rất nhiều môn yoga khác nhau, nhưng tôi tu luyện theo môn Hatha Yoga, nhắm việc chủ trị xác thân trước khi chủ trị tinh thần. Lúc đầu ta phải luyện tập bắp thịt và bộ máy hô hấp cho thật thuần thục, sau đó mới đi vào thần kinh, não tủy. Nếu tập đúng cách, sức khỏe sẽ
tăng cường, sống lâu và có ý chí mạnh mẽ. Đó chỉ là giai đoạn nhập môn, nó đòi hỏi ít nhất từ một đến bốn năm mới đáng kể. Thân thể có cường tráng, tinh thần có dũng mãnh mới có thể tiếp tục bước vào giai đoạn kế tiếp.”
Giáo sư Spalding gật gù: “Như thế môn này khác phương pháp thể dục của người Âu Mỹ thế nào? Chúng tôi cũng có các cách khiến thân thể khỏe mạnh.”
Đạo sĩ bật cười lớn:
“Người Âu Mỹ biết cách làm thân thể nẩy nở trên bộ da, bắp thịt, làm sao so với lối luyện tập của người Á châu, vốn chú trọng từ bên trong ra đến bên ngoài. Trước hết có bốn cách thức căn bản: nghỉ ngơi làm xoa dịu thần kinh, cân não, tĩnh tọađể tập trung ý chí, điều tứcđể tẩy uế thân thể, khu trục các chất cặn bã, và khí côngđể kiểm soát hơi thở. Hãy lấy một thí dụ giản dị như việc nghỉ ngơi, hãy quan sát con mèo khi nó nằm yên hay rình bên lỗ chuột. Con mèo biết cách dưỡng sức, bảo tồn sinh lực không hao phí chút nào. Mọi cử động tư thế là cả một sự suy nghĩ, kiểm soát để thoải mái tối đa.
Người Âu các ông tưởng mình biết nghỉ ngơi, nhưng thật ra các ông không biết gì cả. Các ông ngồi trên ghế một lúc rồi quay bên này, ngả bên nọ. Khi thì tréo chân, lúc lại dang tay, coi thì thoải mái nhưng trí óc các ông hoạt động liên miên từ việc này đến việc nọ. Như thế chỉ là hoạt động âm thầm chứ đâu phải nghỉ ngơi. Loài vật biết cách dưỡng sức bởi vì chúng có bản năng dìu dắt mà bản năng là tiếng nói tự nhiên. Loài người được hướng dẫn bằng lý trí, nhưng thay vì làm chủ lý trí, họ đã không kiểm soát được bộ óc của họ, nên hậu quả là cả hệ thống thần kinh lẫn thể xác đều bị ảnh hưởng. Sự nghỉ ngơi hoàn toàn gần như không có.”
Giáo sư Spalding thở dài thú nhận: “Đó là điều chúng tôi không bao giờ nghĩ đến, nhưng liệu ông có thể nói rõ hơn về khái niệm sơ đẳng môn Hatha Yoga không?”
“Tôi chỉ có thể nói một vài tư thế giúp con người tăng cường sức khỏe thôi. Có hai mươi tư thế (asana), mà ai cũng có thể tập luyện để tăng cường sinh lực. Các tư thế này có ảnh hưởng đến một số bí huyệt khiến nó tác động lên các cơ quan suy yếu, giúp nó hoạt động trở lại mạnh mẽ hơn. Khoa học Tây phương đã chứng minh rằng ngoài các mạch máu chính, thân thể con người còn có hàng triệu các vi ti mạch chạy khắp nơi để đưa dưỡng khí nuôi cơ thể. Nếu một cơ quan hay bắp thịt ít hoạt động hay suy yếu, thì số lượng các vi ti mạch (capillaries) cũng giảm bớt đi. Tập thể thao hay bơi lội có thể làm các mạch máu nhỏ này gia tăng hoạt động, khiến cơ quan phục hồi. Cũng như thế, tập các tư thế yoga sẽ làm luồng hỏa hầu (prana) lưu chuyển, kích động các cơ quan từ trong khiến nó hoạt động, nhưng tập yoga làm nó hoạt động đúng với hiệu năng sẵn có. Do đó, nó mang lại nhiều hiệu quả thần diệu hơn. Con người không có lo gì bệnh tật nữa, nếu có bệnh cũng sẽ khỏi hoàn toàn.”
Giáo sư Spalding lắc đầu: “Tôi không tin người Âu Mỹ sẽ chấp nhận việc tập yoga chữa được hết bệnh tật.”
Đạo sĩ mỉm cười: “Một thân thể khỏe mạnh, cường tráng làm sao có thể bị bệnh được? Bệnh tật là do sự mất quân bình trong cơ thể. Người Âu Mỹ các ông chỉ biết hoạt động chứ đâu biết nghỉ ngơi, thế đã là lý do gây nên các bệnh thần kinh rồi.”
“Thôi được, xin ông nói thêm về cách tập luyện ra sao?”
Đạo sĩ thong thả giải thích:
“Việc đầu tiên là phải ngồi cho thoải mái. Ngồi trên ghế, nhất là các ghế bành êm ái rất có hại cho xương sống, con đường vận hà chính của luồng hỏa hầu (prana), và là nguyên nhân gây nên các chứng đau lưng, bại xụi, phong thấp. Phép ngồi thật ra rất dễ, chỉ cần ngồi xếp bằng dưới đất, không dựa vào đâu, không nghiêng ngả bên nào, giữ cơ thể thật thăng bằng, xương sống phải thật thẳng và thở nhẹ, đều đặn. Ai cũng có thể thở nhẹ trong vài phút nhưng sau đó sẽ lại thở loạn xạ ngay. Đó là vì bộ óc quen hoạt động, quen náo nhiệt. Hãy giữ cho lòng yên tĩnh, vắng lặng không bận rộn vào mọi chuyện vớ vẩn. Lúc đầu chưa quen chủ trị tư tưởng thì hãy nghĩ đến một cái gì đẹp đẽ, mỹ lệ như bông hoa, giòng suối. Đó là bước đầu cho việc nghỉ ngơi.”
Giáo sư Spalding buột miệng: “Như thế đâu có gì khó khăn lắm.”
Đạo sĩ bật cười: “Nghỉ ngơi cần gì phải khó khăn, phiền phức. Khi giữ được xương sống thẳng và thở hít đều đặn, thì luồng chân khí sẽ lưu thông khắp cơ thể và từ đó sẽ điều chỉnh các chỗ bế tắc, ứ đọng trong châu thân. Cách thứ hai là nẳm ngửa trên mặt đất, chân duỗi thẳng, đưa hai ngón chân cái ra ngoài. Hai tay buông xuôi bên thân mình, mắt nhắm lại để sức nặng toàn thân phân phối đều trên sàn gạch. Nên nhớ phải nằm trên sàn chứ không phải trên giường, nhất là giường nệm, vì giường mềm mại khiến thân thể lệch lạc không đều. Hãy nằm cho thoải mái, không nên cố gắng thái quá, đầu óc phải thảnh thơi, chớ suy nghĩ hay mong mỏi điều gì. Tư thế này sẽ xoa dịu bộ thần kinh khiến nó lấy lại trạng thái quân bình. Nên nhớ nền tảng chính của Hatha Yoga dựa trên sự nghỉ ngơi, dưỡng sức chứ không phải hành xác với các tư thế vặn vẹo kỳ cục.”
“Nhưng yoga có các tư thế đó cơ mà?”
“Vấn đề đứng ngồi với một tư thế đặc biệt trong một khoảng thời gian không quan trọng, nhưng sự tập trung ý chí để thi hành tư thế đó một cách đứng đắn sẽ thúc đẩy các mãnh lực tiềm tàng trong cơ thể con người. Những mãnh lực này là bí mật của thiên nhiên, nó chỉ phát triển khi người luyện tập phải kèm theo một phương pháp thở (khí công). Tư thế giúp con người chủ trị giác quan, hơi thở giúp con người mở cửa vào thế giới tinh thần. Nên nhớ tinh thần và thể xác luôn đi song đôi. Không thể có một tinh thần bạc nhược trong một thể xác tráng kiện, hay tinh thần minh mẫn trong một thể xác bệnh hoạn. Trong giai đoạn cao của Hatha Yoga, thì hành giả sẽ phải tham thiền nhập định rất lâu, thế ngồi của thể xác là điều quan trọng vì nó giúp sự tập trung tư tưởng được dễ dàng, giúp hành giả tinh tấn, tăng cường ý chí.”
“Nhưng tôi vẫn thắc mắc về các tư thế kỳ lạ, vặn vẹo thân hình của yoga như chổng ngược đầu, vắt chân lên cổ...”
“Bạn nên nhớ, trung tâm bí mật của hệ thần kinh rải rác nhiều chỗ trong cơ thể. Mọi tư thế có công dụng riêng, ảnh hưởng đến một bí huyệt nhất định. Nhờ kích động các bí huyệt đó mà ta có thể ảnh hưởng các bộ phận trong cơ thể, cũng như hoạt động trí não. Các tư thế lạ lùng chỉ dùng để kích động các bí huyệt mà thôi. Ngoài ra không còn gì khác nữa. Bạn phải nhớ kỹ rằng ngoài các tư thế còn có phương pháp khí công nữa, chứ không phải chỉ vận động các bắp thịt thôi.
Người Tây phương tập thể thao, vận động thể xác mạnh mẽ, tiêu phí sức lực để làm nẩy nở bắp thịt. Người Á châu tin rằng chính cái sức mạnh ở trong mới điều khiển và chỉ huy các bắp thịt. Bạn cho rằng phương pháp chổng ngược chân lên trời (trồng cây chuối) là lố bịch ư? Tư thế này dồn máu xuống bộ óc do trọng lượng của nó. Bình thường máu được đưa lên óc do sức vận động của tim. Sự khác biệt ở chỗ để máu tự nhiên dồn xuống óc xoa dịu cân não rất có lợi cho ai làm việc nhiều bằng trí óc và giúp quả tim ngơi nghỉ không phải cố gắng để đưa máu lên óc. Nhờ tim được nghỉ mà tránh được các chứng đau tim. Khi thực hành các tư thế này phải cẩn thận, làm chậm rãi, từ từ, có ý thức, giữ vững tư thế trong một thời gian, không nên cố gắng thái quá. Nên nhớ chìa khóa là ở sự nghỉ ngơi thong thả, chứ không phải hùng hục. Môn yoga giúp thân thể tự động điều hòa trong sự yên tĩnh, thăng bằng, khác hẳn các lối tập thể thao co tay, múa chân ào ạt của người Âu. Làm thế tuy bắp thịt cơ thể nẩy nở, nhưng thân thể náo động, có hại cho thần kinh.”
Giáo sư Spalding im lặng không thốt nên lời nào, tất cả những gì người đạo sĩ này nói ra đều hợp lý, rất khoa học, không hề có tính chất mê tín dị đoan như ông đã nghe các tu sĩ khác thần thánh hóa. Một người Âu trung bình vốn coi rẻ dân tộc Á châu như loại người chậm tiến, di sản một miền nóng bức, thiếu ăn, chắc phải ngạc nhiên khi thấy từ thời xưa người Ấn đã được giáo dục một cách tập thể dục tối tân, tinh vi, và khoa học như thế.
Đạo sĩ Ấn nhìn ông mỉm cười như đoán được ý nghĩ: “Yoga là khoa học của vũ trụ, nó không những chỉ áp dụng riêng đối với dân Á châu, mà là khắp nơi. Tôi không thể đi sâu vào chi tiết nhưng dù sao duyên hội ngộ lần này cũng tốt đẹp. Tôi giúp ông bạn một chìa khóa bí truyền này. Luật thiên nhiên định rằng trung bình con người thở với số nhịp là hai mươi mốt ngàn sáu trăm (21.600) lần mỗi ngày. Sự hô hấp quá nhanh làm gia tăng nhịp điệu nói trên và thu ngắn sự sống. Sự hô hấp chậm rãi, kéo dài, đều đặn là tiết kiệm sinh lực và kéo dài sự sống, đó là bí quyết khoa khí công. Mỗi hơi thở tiết kiệm sẽ tích tụ lại thành một số dự trữ giúp ta kéo dài sự sống. Các đồ ăn có chất kích thích hay hút thuốc làm cho hơi thở dồn dập, giảm số lượng dưỡng khí vào phổi, tất nhiên làm ta giảm thọ nhanh.
Có lẽ ông bạn còn nghi ngờ? Khoa yoga ý thức rất rõ sự liên quan chặt chẽ giữa cơ quan hô hấp và tuần hoàn. Cả hai cơ quan này liên hệ mật thiết với hệ thần kinh. Bộ thần kinh là chìa khóa vào cánh cửa tâm linh, do đó, hơi thở chính là lối vào tinh thần. Nhưng hơi thở chỉ là sự biểu lộ trên địa hạt vật chất của một sức mạnh tế nhị hơn. Sức mạnh này mới là cột trụ sinh hoạt xác thể, và chính cái sức mạnh vô hình, vô ảnh ẩn tàng trong cơ thể chúng ta mới thực sự điều khiển đời sống. Khi nó rời xác thân thì hơi thở ngừng lại và sự chết đến. Sự kiểm soát hơi thở giúp ta làm chủ một phần nào luồng sinh lực vô hình này. Khi sự chủ trị thân xác được thực hiện đến mức cao siêu, con người sẽ kiểm soát được sự vận động các cơ quan trong thân thể như tim, gan, bao tử, phổi.”
“Làm sao có thể được, tim ngừng đập là chết rồi còn gì?” Giáo sư Spalding kêu lớn.
“Bạn không tin ư, được bạn hãy để tay lên ngực tôi.”
Giáo sư Spalding để tay lên ngực đạo sĩ và tay kia bắt mạch. Một sự rung động lạ lùng xảy ra, nhịp tim đập của đạo sĩ từ từ chậm dần và ngưng hẳn. Đây là một ảo tưởng? Giáo sư vội đưa tay xem đồng hồ, đúng một phút im lặng, rồi quả tim bỗng bắt đầu đập trở lại.
Đạo sĩ mỉm cười giải thích: “Bây giờ thì ông tin rồi chứ? Có lẽ ông nghĩ rằng điều này phản khoa học, tôi xin lấy thí dụ mà ông có thể kiểm chứng được. Con voi thở chậm hơn con khỉ do đó nó sống lâu hơn. Quan sát lối hô hấp loài vật như con rắn chẳng hạn, nó thở rất chậm nên sống lâu hơn con chó. Nếu nghiên cứu kỹ, bạn sẽ thấy sự liên hệ mầu nhiệm giữa hơi thở và sự sống lâu. Một kẻ sống đời êm đềm, sống lâu hơn người có đời sống vội vã, náo nhiệt. Có các giống dơi ngủ suốt mùa đông. Chúng treo cẳng trên vách đá ngưng thở nhiều tháng, và chỉ tỉnh giấc khi xuân đến. Con gấu cũng ngủ suốt mùa đông như thế. Tại sao loài vật làm được mà loài người lại không làm được? Đó đâu phải phản khoa học hay phản thiên nhiên. Vì các khoa học gia kết luận rằng điều này không thể xảy ra nên không bao giờ họ nhìn thêm điều gì nữa. Đối với người Á châu, bất cứ việc gì cũng có thể xảy ra và thiên nhiên là ông thầy rất tốt.”
“Nhưng như thế đâu có lợi gì, sống lâu thêm vài tháng, vài giờ...”
Đạo sĩ mỉm cười một cách bí mật trả lời: “Một ngày nào đó, bạn sẽ hiểu lời tôi nói. Tôi không thể giải thích gì thêm lúc này. Bạn có tin rằng nếu luyện tập pháp môn này đến mức cao siêu, ta có thể thắng đoạt tử thần không? Bạn đồng ý rằng ngưng thở là chết, và nếu ta giữ được hơi thở thì ta bảo tồn sự sống có đúng không?”
“Dĩ nhiên là như thế.”
“Bạn thân mến, một đạo sư có thể cầm giữ hơi thở không những trong nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm và nhiều thế kỷ, tức là họ có thể kéo dài sự sống theo ý muốn có đúng không? Ông bạn đã đồng ý rằng hơi thở ở đâu tức là sự sống ở đó kia mà.”
“Nhưng làm sao có ai giữ được lâu như thế?”
“Khi bạn lên dãy Hy Mã Lạp Sơn, bạn sẽ gặp những người này và điều này không lạ lùng như bạn nghĩ. Khoa yoga chân truyền có thể đem lại nhiều quyền năng bất ngờ, lạ lùng, nhưng đã mấy ai khổ công tập luyện. Trong thời buổi điên đảo hiện nay, con người mê mải trong danh lợi, phù phiếm, các ảo ảnh cuộc đời, làm gì có thời giờ suy nghĩ đến sinh hoạt tâm linh. Đó cũng là lý do những người thực sự mong muốn một trạng thái tâm linh thường ẩn mình nơi hoang vắng, các bậc đó không bao giờ phải đi tìm đồ đệ mà người tìm đạo phải đi kiếm các ngài.”
Giáo sư Spalding thắc mắc: “Nhưng sống lâu trong hoang vắng để làm gì chứ?”
“Hiện giờ đầu óc bạn vẫn còn suy nghĩ như người Âu, nghĩa là lý luận theo một chiều. Muốn học hỏi, bạn phải cởi bỏ các thành kiến sẵn có, thì mới mong học hỏi những điều mới lạ. Một thời gian nữa bạn sẽ
hiểu điều tôi muốn nói. Dĩ nhiên, các bậc chân sư kéo dài đời sống vì những lý do chính đáng, cao cả chứ đâu tham sống sợ chết như người thường. Trên dãy tuyết sơn có những vị đã sống cả trăm năm, có vị sống đến cả ngàn năm. Tất cả đều có những sứ mạng riêng nên họ giữ nguyên thể xác. Một đạo sĩ thấp kém như tôi không đủ kiến thức để có ý kiến. Tôi cho bạn biết trước một điều, bạn sẽ cầm về Anh móng tay của một vị lạt ma đã sống hơn bốn trăm năm.”
“Liệu ông có thể cho chúng tôi biết làm cách nào để kéo dài đời sống như thế được?”
“Có ba phương pháp kéo dài sự sống. Phương pháp thứ nhất là luyện tập tất cả các tư thế (asana) cùng với môn khí công bí truyền cho thật thuần thục tuyệt hảo. Phương pháp này chỉ có thể thực hiện dưới sự chỉ dẫn của một vị danh sư đã có kinh nghiệm vì sai một ly đi một dặm, đó là chưa kể người tập phải có một nếp sống tinh khiết, trong sạch hoàn toàn. Một ý niệm xấu khi thiền định có thể làm loạn động hơi thở đưa đến tình trạng ‘tẩu hỏa nhập ma’, điên loạn hoặc chết ngay.
Phương pháp thứ hai là sử dụng dược chất, pha chế các loại thuốc đặc biệt, các loại cây cỏ hiếm hoi, phương pháp này cũng chỉ một thiểu số biết cách bào chế và chỉ truyền lại cho các đệ tử riêng. Phương pháp luyện đơn này chỉ được dùng trong trường hợp đặc biệt vì nó có các hiệu quả không thể lường được.
Phương pháp thứ ba là khai mở các kinh kỳ bát mạch, sinh tử huyền quan rất khó giải thích theo khoa học thực nghiệm. Tôi chỉ có thế nói như thế còn tin hay không là quyền của ông.
Trong óc con người có một lỗ trống rất nhỏ nằm sâu bên trong, và có một nắp đậy bên ngoài. Nơi cuối cùng của đốt xương sống là sào huyệt của luồng hỏa hầu kundalini. Sự trụy lạc, trác táng làm tiêu hao sinh lực, khiến con người trở nên già nua, cằn cỗi. Trái lại, nếu biết kiểm soát ta có thể tiết kiệm sinh lực. Khi một người làm chủ toàn xác thân, y sẽ kiểm soát được luồng hỏa hầu này. Chỉ những đạo sĩ yogi thượng thặng mới dám luyện tập đến luồng hỏa hầu, khiến nó thức tỉnh đi ngược lên trên theo xương sống khai mở các bí huyệt, các trung tâm quan trọng nằm dọc theo lộ trình. Khi mở được nắp đậy lỗ hổng ngay trong óc để luồng hỏa hầu Kundalini chui vào cư ngụ nơi đây, ta sẽ khai mở nhiều quyền năng, cải lão hoàn đồng kéo dài sự sống. Sự khó khăn nhất là việc mở được cái nắp đậy trên óc, việc này có khi cần sự trợ giúp của một danh sư sử dụng nội lực giúp y đả thông kinh kỳ bát mạch. Việc này rất khó vì kẻ táo bạo luyện công dễ mất mạng như chơi. Người thành công có thể kéo dài sự sống như ý muốn và khi chết thể xác họ vẫn tươi tốt như khi còn sống, không hề hư hại.”
Giáo sư Spalding im lặng, tất cả những điều vị đạo sĩ tiết lộ thật lạ lùng, ngoài tầm hiểu biết của khoa học. Chắc chắn khoa sinh lý học không thể chấp nhận luồng sinh lực vô hình này. Có lẽ nó xuất phát từ trí tưởng tượng của các đạo sĩ chất phác, mê tín chăng? Có nên tin hay không?
Như đọc được tư tưởng của Giáo sư, đạo sĩ mỉm cười: “Tôi biết ông bạn nghi ngờ vì các điều đó hoàn toàn trái với lý thuyết khoa học, nhưng bạn hỡi, minh triết bao trùm mọi khoa học, nó là khoa học vũ trụ, so với nó môn khoa học thực nghiệm chỉ là một mãnh vụn. Một ngày nào đó, khoa học sẽ tiến đến vấn đề tôi vừa trình bày, lúc đó tình trạng hiểu biết của nhân loại đã tiến hóa cao hơn bây giờ, nên có thể hiểu biết một cách chính xác hơn. Bạn nên hiểu luật vũ trụ định rằng khoa học thực nghiệm phải luôn luôn đi song song với sự tiến hóa của nhân loại. Vài trăm năm trước có phải khoa học lúc đó thật là ấu trĩ so với bây giờ hay không?
Nếu đi ngược dòng lịch sử, bạn có thấy rõ mực tiến hóa của khoa học và nhân loại luôn luôn bổ túc cho nhau không? Thời tiền sử, nói về nguyên tử lực là điều vô lý và có nói cũng chả ai hiểu. Thời Trung Cổ, nếu có giảng giải về không gian sẽ bị kết án là phù thủy. Lịch sử Âu châu đã chứng minh rằng những người thông minh quá đều bị chế nhạo là điên khùng rồi bị thiêu sống. Đó cũng là lý do các bậc danh sư không hề xuất hiện và các phương pháp tu hành được gìn giữ cẩn thận, bí mật, chỉ những người thành tâm mới được dạy bảo.”
“Nhưng có cách nào một người Âu như tôi được truyền dạy các điều này không?”
“Được lắm chứ, nhưng liệu bạn có sẵn sàng từ bỏ chốn phồn hoa đô hội để ẩn mình nơi hoang vu, tịch mịch tu học không?”
“Điều này cũng được, nhưng tôi phải thu xếp công việc đã.”
“Bạn có sẵn sàng từ bỏ mọi hoạt động vui thú phàm tục để hoàn toàn dành cho việc thực hành pháp môn yoga, không phải vài ngày, vài giờ, mà trọn đời?”
“Nhưng chẳng lẽ trọn đời chỉ có làm thế thôi? Có lẽ khi tôi già đã.”
Đạo sĩ bật cười: “Bạn mến, yoga không phải một trò tiêu khiển trong lúc nhàn rỗi hoặc khi tuổi già bóng xế. Người Âu các ông sao ham hoạt động và tham lam quá vậy?”
Giáo sư Spalding đỏ mặt cãi: “Nhưng tập yoga để làm gì? Kéo dài đời sống khổ hạnh thêm vài năm có ích lợi gì đâu?”
Đạo sĩ nghiêm mặt: “Ai bảo mục đích yoga là cầu sống lâu? Sống khổ hạnh mà không có ý nghĩa thì sống để làm gì? Phần lớn các đạo sĩ luyện thân thể cường tráng sống lâu hơn người khác chưa thấu hiểu được mục đích tối hậu. Bạn nghĩ các bậc chân sư chỉ lo sống thêm ít lâu thôi hay sao? Người đời thường chỉ hiểu một chiều, và đi ngay đến kết luận. Chinh phục thể xác chỉ là bước đầu đưa con người đến việc chinh phục tinh thần. Giữ cho mình không hành động xấu thì dễ nhưng giữ cho tâm không nghĩ xấu mới khó khăn gấp bội, và đòi hỏi nổ lực phi thường. Đời người quá ngắn, việc tập luyện kiểm soát thể xác đã đòi hỏi nhiều năm, không đủ để tu tập tinh thần. Do đó, các đạo sĩ mới kéo dài thêm đời sống. Môn Hatha Yoga như tôi nói chỉ nhắm mục đích chủ trị xác thân, khi thành công phải tu tập thêm Raja Yoga nhắm chủ trị tinh thần nữa chứ. Hatha Yoga dọn đường cho Raja Yoga.”
“Thế tại sao ta không tập Raja Yoga ngay có hơn không?”
Đạo sĩ lại bật cười: “Người Âu thật hấp tấp, muốn đi xa phải đi từ từ, phải tập đi trước khi tập chạy chứ. Đốt giai đoạn là bảo đảm thất bại. Khi thể xác chưa làm chủ nổi thì làm sao đã đòi làm chủ tinh thần.”
Giáo sư Spalding nôn nóng: “Nhưng làm sao tôi có thể học môn Raja Yoga, bạn có thể chỉ cho tôi thêm về môn này không?”
“Này ông bạn, việc gì cũng có duyên phận, nếu đủ duyên bạn sẽ gặp thầy hay bạn giỏi. Hãy có một lòng khao khát chân lý rồi định mệnh sẽ dẫn dắt bạn.”
“Nhưng tôi đâu quen biết ai, các bậc chân sư đâu có tên trong điện thoại niên giám. Tôi làm sao gặp các ngài?”
Đạo sĩ mỉm cười một cách bí mật: “Hãy vững niềm tin, lòng khao khát cầu đạo có một tư tưởng mạnh mẽ và chắc chắn sẽ được đáp ứng. ‘Hãy gõ cửa rồi cửa sẽ mở, hãy tìm rồi sẽ gặp’, bạn quên rồi sao?”
Giáo sư Spalding giật mình, một lần nữa câu nói quen thuộc trong Kinh Thánh lại được nhắc nhở bởi một đạo sĩ xứ Ấn. Ông bối rối không biết nói gì.
Đạo sĩ mỉm cười nói tiếp: “Người Âu có tính tò mò, cái gì cũng muốn biết. Thực hành mới là quan trọng, chứ biết suông để làm gì? Phương pháp rèn luyện tinh thần cũng giống như thể xác thôi. Nếu tập luyện thể thao đều đặn thì bắp thịt sẽ nảy nở, rắn chắc; thì rèn luyện tinh thần cũng vậy. Nhiều người có các tính xấu như ích kỷ, tham lam, hà tiện, đa nghi, do đó, họ hành động không tốt với người khác. Đa số cho rằng đó là bản tính tự nhiên, không đổi được. Thật ra, nếu muốn ta có thể sửa đổi mọi tính tình. Nếu một tập luyện đúng cách làm bắp thịt nở nang thì sự kiểm soát thích nghi sẽ tạo các đức hạnh cần thiết. Kinh Rigveda đã ghi rõ rằng kẻ nào quan niệm sự tiến hóa một cách rõ ràng chính xác sẽ ý thức được quyền lợi và hạnh phúc của mình.
Muốn trở nên một bậc toàn thiện ta phải có các đức hạnh và can đảm. Người nào muốn cải thiện xã hội phải biết cải thiện mình trước đã. Phải biết quên quyền lợi riêng để chú tâm vào phận sự chung. Phải hiểu rằng các cơ hội tiếp xúc với mọi người đều tạo cho ta cơ hội phụng sự. Phụng sự mọi người chính là phụng sự Thượng Đế. Những người nhiệt tâm sửa mình phải ý thức quyền năng vô hạn của tư tưởng vì hành động phát sinh từ tư tưởng. Người tìm đạo phải biết
kiểm soát tư tưởng của mình và sử dụng chúng một cách hợp lý và bác ái.
Kiểm soát tư tưởng là mục đích của môn Raja Yoga. Trở ngại lớn nhất của những người luyện tâm, rèn chí là sự kiêu ngạo và óc chỉ trích. Với óc chỉ trích, con người công kích tất cả, họ sẵn sàng bôi nhọ mọi đức hạnh, tìm sự sai quấy ở khắp mọi người. Người tu pháp Raja Yoga phải có thái độ ngược lại, phải tìm thấy điều thiện ở tất cả mọi người và nhìn thấy mọi sự đều có cái lý riêng của nó. Có thế họ mới giúp mình và người khác được. Trở ngại thứ hai là sự nông nổi, làm điều này chưa xong, đã nhảy sang việc khác. Vừa bắt tay vào việc đã mong thấy kết quả và nếu kết quả chưa như ý muốn liền bỏ điều theo đuổi, để nhảy sang một điều khác. Rốt cuộc không có điều gì xong cả. Thái độ này không thể chấp nhận được. Sự bền tâm kiên chí là điều cần thiết để chủ trị tư tưởng.
Dĩ nhiên, kiếp người ngắn ngủi không ai có thể trừ hết thói hư, tật xấu trong một kiếp. Do đó, việc tu hành cũng kéo dài trong nhiều kiếp sống. Khi đó họ sẽ ý thức các sự kiện vĩ đại của sự sống vô cùng và rời bỏ cái bản ngã để hòa mình vào giòng tiến hóa của vũ trụ, hòa nhập với chân ngã bất diệt.”
“Như thế môn này sẽ giúp ta trở nên một vị thánh?”
“Này ông bạn, đừng nên kết luận vội vàng. Con đường dẫn đến quả vị tiên thánh đâu phải chỉ có một. Có nhiều con đường đưa đến ChânLývà không đường nào hơn đường nào. Đây là một điều vô cùng quan trọng mà bạn phải ghi nhớ mãi mãi. Không một con đường nào hơn đường nào dù là Hatha Yoga hay Raja Yoga hay là môn gì chăng nữa. Tại sao ta cứ nghĩ pháp môn này mới hay, tôn giáo kia mới? Khôngtốt một đường nào có thể là duy nhất được. Tốt hơn cả hãy tự biết mình. Thay vì tìm một ChânLýtuyệt đối, hãy tìm sự tuyệt đối nơi mình vì ChânLýđể sống chứ không phải để dạy.”
Giáo sư Spalding im lặng không thốt lên câu nào. Lời nói của đạo sĩ như có một sức mạnh vang dội trong lòng ông. Các thành kiến từ trước bỗng tan biến hết và ông cảm thấy xúc động vô cùng.
Đạo sĩ mỉm cười: “Này ông bạn, không một vị thánh nào vỗ ngực xưng danh mà chỉ có các kẻ còn u mê trong bản ngã mới tha thiết đến danh vọng, địa vị. Khi họ đeo đầy mình những chức tước, thì làm sao họ giải thoát được? Thượng Đế ban cho ta trí thông minh để nhận xét thì ta phải biết phân biệt chứ. Hãy nhìn thành Benares với cả trăm đền thờ khác nhau, hàng ngàn giáo sĩ, tông phái. Ai cũng tự nhận rằng phe mình gần Thượng Đế nhất. Tại sao suốt hai năm nay phái đoàn các ông đã đi khắp nơi, thăm viếng mọi chỗ mà vẫn không thỏa mãn? Phải chăng vì sự hiểu biết phân biệt của các ông đã cao, không chấp nhận sự mê tín, mù quáng nữa.
Kinh Gita nói rõ: ‘Thầy nào, trò nấy. Một tu sĩ chân chính không có đệ tử bất hảo, và một đệ tử thông minh không tìm thầy bất lương.’ Luật thiên nhiên đã dạy: ‘Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.’ Một người sáng suốt đâu thể đi theo kẻ u mê. Một tu sĩ hiểu biết phải lo làm chủ chính mình để cầu giải thoát chứ đâu phải lo lôi kéo đệ tử cho đông, xây cất các đền đài cho đẹp, để tự hào về các thành quả này. Như thế là phô trương bản ngã, còn kiêu căng, ngã mạn làm sao giải thoát được. Bạn hãy sử dụng lý trí và trực giác để phân biệt những người này. Nếu bạn tha thiết mong cầu ChânLýthì chắc chắn điều mong ước sẽ thành sự thật. Chúng ta gặp nhau thế này cũng đã quá đủ, đã đến lúc tôi phải trở về am thất.”
“Nhưng làm sao tôi sẽ gặp lại ông? Tôi chưa biết tên ông.”
“Hãy gọi tôi là Brahmananda.”
Giáo sư Spalding yên lặng nhìn vị đạo sĩ khuất dần qua hàng cây rậm rạp. Bóng chiều từ từ rơi xuống trên sông Hằng.
(Trích "HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG"-NGUYÊN PHONG)
Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021
MỘT NGƯỜI ẤN LẠ KỲ
(Trích"Hành trình về Phương đông"-Nguyên Phong)
Ấn Độ là xứ có rất nhiều tôn giáo. Tôn giáo gắn liền với đời sống và trở nên một động lực rất mạnh làm chủ mọi sinh hoạt người dân xứ này. Người Ấn thường tự hào rằng văn hóa của họ là một thứ văn minh tôn giáo và dân xứ này được thừa hưởng một kho tàng minh triết thiêng liêng không đâu có. Vì thế Hội Khoa Học Hoàng Gia đã bảo trợ cho phái đoàn đến Ấn Độ để nghiên cứu những hiện tượng huyền bí này.
Tuy nhiên, sau hai năm du hành khắp Ấn Độ từ Bombay đến Calcutta, thăm viếng hàng trăm đền đài, tiếp xúc với hàng ngàn giáo sĩ, đạo sĩ nổi tiếng, phái đoàn vẫn không thỏa mãn hay học hỏi được điều gì mới lạ. Phần lớn các giáo sĩ chỉ lập đi lập lại những điều đã ghi chép trong kinh điển, thêm thắt vào đó những mê tín dị đoan, thần thánh hóa huyền thoại để đề cao văn hóa xứ họ.
Đa số tu sĩ đều khoe khoang các địa vị, chức tước họ đã đạt. Vì không có một tiêu chuẩn nào để xác định các đạo quả, ai cũng xưng là hiền triết (rishi), sư tổ (guru), hay đại đức (swami), thậm chí có người xưng là thánh nhân giáng thế (bhagwan).
Ấn Độ giáo (Hinduism) không có một chương trình đào tạo tu sĩ như Thiên Chúa giáo, bất cứ ai cũng có thể vỗ ngực xưng danh, ai cũng là tu sĩ được nếu y cạo đầu, mặc áo tu hành, xưng danh tước, địa vị để lôi cuốn tín đồ. Ấn giáo không phải là một tôn giáo thuần nhất, mà có hàng ngàn tông phái khác nhau, mỗi tông phái lại chia làm nhiều hệ phái độc lập chứ không hề có một tổ chức hàng dọc như các tôn giáo Âu châu. Các giáo sĩ mạnh ai nấy giải thích kinh điển theo sự hiểu biết của họ. Phần lớn cố tình giảng dạy những điều có lợi cho họ nhất, ngoài ra họ còn tụ họp để phong chức tước lẫn nhau hay chống đối một nhóm khác. Sự tranh luận tôn giáo là điều xảy ra rất thường, nhóm nào cũng tự nhận họ mới là chính thống, mới là đúng với giáo lý của Thượng Đế.
Do đó, cuộc nghiên cứu tôn giáo của phái đoàn không mang lại một kết quả mong ước, nhiều lúc mọi người thấy lạc lõng, rối rắm không biết đâu là đúng, đâu là sai. Hội Khoa Học Hoàng Gia chỉ thị việc nghiên cứu phải đặt căn bản trên nền tảng khoa học, hợp lý nhưng lấy tiêu chuẩn này áp dụng sẽ gặp nhiều trở ngại vì văn hóa Ấn Độ và Âu châu khác hẳn nhau. Người dân xứ này chấp nhận các tông phái như một điều hiển nhiên, không ai chất vấn khả năng các giáo sĩ hay suy xét xem lời tuyên bố của họ có hợp lý hay không. Họ sùng tín một cách nhiệt thành, một cách vô cùng chịu đựng.
Thất vọng về cuộc du khảo không mang lại kết quả như ý muốn, Giáo sư Spalding một mình lang thang đi dạo trong thành Benares. Giữa rừng người hỗn tạp ồn ào, một thuật sĩ cởi trần đang phùng má thổi kèn gọi rắn. Một con rắn hổ to lớn nằm trong sọt ngửng cổ lên cao, phun phì phì. Tiếng kèn lên bỗng xuống trầm, con rắn cũng lắc lư, nghiêng ngã. Đám đông xúm lại xì xầm coi bộ khâm phục lắm. Nếu họ hiểu con rắn đã bị bẻ răng, nuôi bằng bả á phiện và được luyện tập cẩn thận...
Khắp xứ Ấn, các trò bịp bợm này diễn ra không biết bao nhiêu lần trong ngày, nó sẽ kết thúc khi một vài tên “cò mồi” đứng trong đám đông vỗ tay, ném tiền vào rổ, và khuyến khích dân chúng ném theo...
Đang mãi mê suy nghĩ, Giáo sư Spalding bỗng thấy một người Ấn to lớn, phong độ khác thường chăm chú nhìn ông mỉm cười. Người Ấn lễ phép cúi đầu chào bằng một thứ tiếng Anh hết sức đúng giọng, ông cũng đáp lễ lại. Câu chuyện dần dần trở nên thân mật, Giáo sư Spalding bèn lên tiếng hỏi người bạn mới quen nghĩ sao về những trò bịp bợm này. Người Ấn trả lời:
“Các vị minh sư đâu có cư ngụ trong đền thờ lộng lẫy, họ đâu in danh thiếp với các chức tước, địa vị to lớn, trọng vọng. Họ đâu cần phải quảng cáo các quyền năng, đạo quả hoặc in tên trong điện thoại niên giám. Một vị minh sư không nhất thiết phải có đông đệ tử, muốn tìm gặp họ phải biết phân biệt. Các đạo sĩ mà ông đã gặp, sở dĩ nổi tiếng có đông giáo đồ vì họ biết
thu thập đệ tử qua các hình thức quảng cáo, biết hứa hẹn những điều giáo đồ muốn nghe, họ chả dạy điều gì ngoài một số “từ chương” trong kinh sách. Điều này một người thông minh có thể tự đọc sách, nghiên cứu lấy. Phải chăng ông thất vọng vì các đạo sĩ ông đã gặp chưa từng có các kinh nghiệm tâm linh?”
Giáo sư Spalding ngạc nhiên: “Tại sao ông biết rõ như thế?”
Người Ấn mỉm cười: “Các ông đã bàn cãi với nhau rằng cuối tháng này, nếu không thu thập thêm điều gì mới lạ, phái đoàn sẽ trở về Âu châu và kết luận rằng Á châu chả có điều gì đáng học hỏi. Giai thoại về các bậc hiền triết, thánh nhân chỉ là những huyền thoại để tô điểm cho vẻ huyền bí Á châu.”
Giáo sư Spalding mất bình tĩnh: “Nhưng tại sao ông lại biết những điều này? Chúng tôi vừa bàn định với nhau như thế, ngay trong phái đoàn còn có nhiều người chưa rõ kia mà?”
Người Ấn nở một nụ cười bí mật và thong thả nhấn mạnh: “Ông bạn thân mến, tư tưởng có một sức mạnh thần giao vượt khỏi thời gian và không gian. Thái độ của ông bạn là lý do mà hôm nay tôi đến đây để chuyển giao một thông điệp ngắn ngủi, chắc hẳn ông bạn rất thuộc Thánh Kinh: ‘Hãy gõ cửa, rồi cửa sẽ mở. Hãy tìm rồi sẽ gặp.’ Đó là thông điệp của một vị chân sư nhờ tôi chuyển giao.”
Sự kiện người Ấn đứng giữa chợ Benares nhắc đến một câu trong Kinh Thánh làm Giáo sư Spalding ngây
ngất như say vừa tỉnh. Toàn thân ông như rung động bởi một luồng điện cao thế.
Ông lắp bắp: “Nhưng... làm sao chúng tôi biết các ngài ở đâu mà tìm? Chúng tôi đã bỏ ra suốt hai năm trời đi gần hết các đô thị, làng mạc xứ Ấn.”
Người Ấn nghiêm nghị trả lời:
“Hãy đến Rishikesh, một thị trấn bao phủ bởi dãy Hy Mã Lạp Sơn. Các ông sẽ gặp những đạo sĩ hoàn toàn khác hẳn những người đã gặp. Những đạo sĩ này chỉ sống trong các túp lều sơ sài, hoặc ngồi thiền trong các động đá. Họ ăn rất ít và chỉ cầu nguyện. Tôn giáo đối với họ cần thiết như hơi thở. Đó mới là những người dành trọn cuộc đời cho sự đi tìm Chân Lý. Một số người đã thắng đoạt thiên nhiên và chinh phục được các sức mạnh vô hình ẩn tàng trong trời đất. Nếu các ông muốn nghiên cứu về các quyền năng, phép tắc thần thông thì các ông sẽ không thất vọng.”
Người Ấn im lặng một lúc và nhìn thẳng vào mặt Giáo sư Spalding: “Nhưng nếu các ông muốn đi xa hơn nữa, để tìm gặp các đấng chân sư (rishi) thì các ông còn phải mất nhiều thời gian nữa.”
Giáo sư Spalding thắc mắc: “Ông vừa dùng danh từ chân sư, vậy chứ chân sư (rishi) và đạo sĩ (yogi) khác nhau thế nào?”
“Nếu ông tin ở Thuyết Tiến Hóa của Darwin thì tôi xin tóm tắt: sự tiến hóa của linh hồn đi song đôi với thể xác. Chân sư là một người đã tiến rất xa trên mức thang tiến hóa; trong khi đạo sĩ chỉ mới bắt đầu.”
“Như thế thì các vị chân sư có thể làm các phép lạ được chứ?”
Người Ấn mỉm cười khẽ lắc đầu: “Chắc chắn như thế, nhưng phép thuật thần thông đâu phải mục đích tối hậu của con đường đạo. Nó chỉ là kết quả tự nhiên do sự tập trung tư tưởng và ý chí. Đối với các bậc chân sư, sử dụng phép thuật là điều ít khi nào các ngài phải làm. Mục đích của con đường đạo là giải thoát, là trở nên toàn thiện như những đấng cao cả mà đức Jesus Christ là một.”
Giáo sư Spalding cãi: “Nhưng chúa Jesus đã từng làm các phép lạ.”
Người Ấn bật cười trả lời: “Ông bạn thân mến, bạn nghĩ rằng chúa Jesus làm vậy vào mục đích khoe khoang hay sao? Không bao giờ, đó chỉ là những phương tiện để cảm hóa những người dân hiền lành, chất phác và đem lại cho họ một đức tin mà thôi.”
Một lần nữa, người Ấn lạ lùng này lại nói về một đấng giáo chủ mà hầu như mọi người Tây phương đều biết đến.
Giáo sư Spalding suy nghĩ và hỏi: “Thế tại sao các đấng chân sư không xuất hiện dạy dỗ quần chúng?”
Người Ấn nghiêm nghị:
“Ông nghĩ rằng các ngài sẽ tuyên bố cho người đời biết mình là ai chăng?
Nếu đức Phật hay đấng Christ hiện ra tuyên bố các giáo điều, liệu ông có chịu tin không? Có lẽ các ngài
phải biểu diễn các phép thần thông như đi trên mặt nước hay biến ra hàng ngàn ổ bánh mì cho dân chúng thì các ông mới tin sao? Điều này chắc rồi cũng sẽ có một số đạo sĩ hắc đạo biễu diễn để lôi cuốn tín đồ, nhưng các đấng cao cả đâu có làm thế phải không ông bạn?”
“Nhưng... nhưng... các ngài sống ẩn dật như thế có lợi gì cho thế gian đâu?”
Người Ấn mỉm cười:
“Vì không biết rõ các ngài nên thế gian không thể xét đoán các ngài một cách đứng đắn. Ai bảo rằng các ngài không giúp ích gì cho nhân loại? Nếu tôi quả quyết rằng đấng Christ vẫn thường xuất hiện và vẫn giúp đỡ nhân loại không ngừng thì ông có tin không? Có lẽ ông sẽ đòi hỏi một bằng chứng, một hình ảnh hoặc một cái gì có thể chứng minh được. Bạn thân mến, những tư tưởng sâu xa của các đấng cao cả không dễ gì chúng ta hiểu thấu. Có lẽ câu trả lời giản dị nhất là các ngài phụng sự thế gian một cách âm thầm, lặng lẽ bằng cách phóng ra các tư tưởng yêu thương, bác ái, tốt lành mà sức mạnh có thể vượt thời gian và không gian. Tuy mắt ta không trông thấy nhưng hiệu lực của nó vô cùng mạnh mẽ. Khi xưa, nhân loại còn ấu trĩ nên các ngài đã xuất hiện để đặt một nền móng, căn bản, hướng dẫn loài người. Đến nay, nhân loại đã ít nhiều trưởng thành và phải tự lập, sử dụng khả năng của mình, chịu trách nhiệm về những việc họ làm.”
Giáo sư Spalding suy nghĩ và hỏi: “Lúc nãy bạn nói rằng có một vị chân sư nhờ bạn chuyển giao một thông điệp cho chúng tôi. Bạn có thể cho tôi biết địa chỉ của ngài được không?”
“Bạn thân mến, tất cả đều do nhân duyên, đến khi nào đủ duyên bạn sẽ gặp các ngài.”
Nói xong, người Ấn Độ cúi đầu chào và biến mất trong đám người đông đúc, ồn ào giữa ngôi chợ thành phố Benares.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.
10 phút tìm hiểu ĐẠO CAO ĐÀI .
Tác giả: Đào Công Tâm (Bản PPS) Dương Trọng Thu biên tập lại theo Google Slides