NHẠC và LỄ
Tất cả các tôn giáo đều sử dụng Nhạc và Lễ trong các nghi thức thờ, cúng, lễ lộc… như thuyết pháp, truyền giáo, hiảng đạo, thiền, tổ chức thánh lễ, đọc kinh, diễn hành bên ngoài nhà thờ hay các lễ công khai trước công chúng.
Ít ai để ý đến những ý nghĩa huyền nhiệm và sự ích lợi của âm nhạc trong khi hầu hết các tôn giáo xưa cũng như hiện nay đều đưa âm nhạc vào nghi lễ và nhất là trong giai đoạn hiện tại các nước trên thế giới áp dụng kỹ thuật trình diễn của nhạc vào thánh lễ Misa với nguyên một dàn nhạc như Đại Nhạc Hội, có máy quay để đưa vào Đài Truyền Hình phát đi khắp nơi trên thế giới với Satelite và trên Mạng Lưới Điện Toán Cầu Internet. Đọc thánh ca, trình diễn nhạc, phỏng vấn những người nổi tiếng trên thế giới như chính khách hiện đang nắm quyền, chính khách các nước lớn về hưu trí, các nhân vật nổi tiếng trên thế giới như một cách quảng cáo có hiệu lực trong việc chứng minh sự hiện hữu của Đức Chúa Trời vô hình và hữu hình qua mọi biến chuyển trên thế gian mà Đài Truyền Hình VOX của nước Đức cũng như các Đài truyền hình khác trên thế giới như Mỹ ở California, Áo, Thụy sĩ...mà Chương trình thuyết giảng của những mục sư nổi tiếng trong nhà thờ rất cao, rộng chứa cả ngàn người, lớn hơn cả hí trường hay vận động trường ( nhà thờ tại Augsburg, Germany và mỗi sáng Chúa Nhật, tín đồ đi lễ trong nhà thờ là người của các dân tộc, giảng bằng tiến Anh có thông dịch trực tiếp trên loa phóng thanh) có cả Trang Web với phần phát thanh MP3 khi máy PC có loa và RealPlayer. Sự việc xảy ra vừa nói lên sự tột cùng của nền văn minh hiện đại mà kỹ thuật được tôn giáo sử dụng cho việc phổ truyền giáo lý hầu đem đến cho những con người đang tiến xa giáo lý cổ truyền để gần với vô thần của khoa học vật chất và đời sống thực tế khó níu kéo lại như xưa. Hình thức, nhạc điệu, cách trình diễn của Chương trình Hour of Power (có thể dịch ra tiếng Việt là Giờ của Huyền Năng ) đã cho nhân loại thấy rằng Nhạc chiếm một vai trò quan trọng trong việc truyền giáo. Ngày nay người ta dùng âm nhạc với khiêu vũ và âm nhạc trong lúc thiền gọi là thiền nhạc, vũ thiền, trà thiền với nhạc thiền, trà đạo, thiền du ngoạn và bất cứ việc làm gì mà con người gọi là chú ý vào, tập trung ý chí vào công việc thì gọi là thiền với nhiều danh từ mới tuy người ta lạm dụng danh từ nhưng cũng có mục đích về Đạo học khi đem vào đời sống.
Tại sao âm nhạc quan trọng trong việc truyền giáo như thế?
Để chứng minh điều nầy, chúng tôi xin đưa khoa học huyền môn, âm nhạc học và tâm lý học để chứng minh là âm nhạc là phương tiện hữu ích cho sự phát triển tâm linh.
Từ xưa cách nay cả 10.000 năm cổ nhân từ Trung Hoa đã công nhận Nhạc đi chung với Lễ sẽ mang đến sự Hòa điệu mà chúng ta có thể viết thành công thức như sau:
Nhạc + Lễ = Hoà
Chúng ta có thể tìm hiểu âm nhạc đã tạo cho tâm lý một sự rung cảm thích ứng với hòa điệu của những người cùng ở một nơi nào đó tạo thành một sự hưởng ứng lâng lâng theo nhịp điệu trầm bỗng của nhạc khí trổi ra hay của cuộc hòa nhạc. Tuỳ theo sự rung động của làn sóng âm thanh mà lòng người vui, buồn, hăng tiết hay nổi sung lên khi nghe ca sĩ la hét với loại nhạc điêu mới POP của Michael Jackson, mà từ hòa có thể thành loạn (nhạc heavy metal music). Đó là nhạc ngoài đời trong các Đại Nhạc Hội ngoài trời hay trong rạp hát, còn trong tôn giáo thì trước kia người ta sử dụng nhạc điệu trầm bỗng dịu dàng (Melodie) của thánh ca, của nhạc cổ điển, còn ngày nay thì nhạc vừa đem thánh ca vào như lời nhạc hay lời đọc kinh có phổ nhạc mà còn đi xa hơn nữa là gây sự kích động tốt để đánh thức đức tin của con người khi đã mất sẽ thức dậy hoà với tri thức thêm khi nghe lý luận của nhà truyền giáo ( mục sư) để gây ấn tượng trong sự suy nghĩ về sự hiện diện của Chúa, của gương hy sinh trong Chúa Cứu Thế Jesus Christ hầu có thể nhắc nhở những ngươì đã bỏ quên đức tin trong đời sống đang chạy đua quá nhanh. Ở các tôn giáo xưa thì dùng ngày Chúa nhật và các ngày lễ lớn để nhắc nhở con chiên hay tín đồ, còn Đạo Cao Đài thì trong tháng có hai ngày Sóc và Vọng, nhưng cũng ít ai nhớ đến ngày nầy mà đến thánh thất. Ở Đạo Phật thì có ngày rằm và ba ngày rằm lớn là cách tập trung Phật tử đến chùa để đọc kinh, nghe kinh, nghe thuyết pháp và trong lúc đọc kinh thì tùy theo tôn giáo mà có âm nhạc, hoặc đánh gong, chuông, gõ nhịp, có trống, kèn, đờn cò. Trong nhà thờ Thiên Chúa giáo thì có đờn Orgel, dương cầm... Đi xa hơn nữa người ta thường nghe ở các thánh đường Hồi giáo có loa phóng thanh cho người đọc Kinh Coran ngâm nga với điệu nhạc du dương đều đều êm tai, còn trong Phật giáo Hoà Hảo cũng có đọc Sấm giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Trong Đạo Cao Đài thì có Ban Nhạc Lễ ngồi ở phía sau Thánh thất hay Tòa Thánh trình diễn các điệu nhạc vui ( Nam Xuân), buồn (Nam Ai) , nhớ....vv theo những cổ bản trong ba bài Nam sáu bài Bắc của cổ nhạc Việt nam. Tại sao trong Đạo của Đức Chí Tôn Thượng Đế dùng cổ nhạc mà không dùng tân nhạc và hiện đại hóa như Đạo Tin Lành đang áp dụng? Có phải các tôn giáo dùng âm nhạc như một sự quảng cáo, gây hứng thú cho tín đồ hay Âm nhạc rất cần thiết theo cái lý tự nhiên mà người đời đã cảm nhận rồi áp dụng?
Sự thật thì cổ nhân đã hiểu rồi theo công thức toán học và công thức về tâm lý học. Chúng tôi xin chứng minh công thức nầy qua huyền bí học và khoa học chính xác.
1. ÂM THANH VÀ ÂM NHẠC
Âm thanh có những giọng trầm bỗng mà trong âm nhạc chia ra 7 nốt nhạc khác nhau như sol, la, si do, re, mi, la. Ở Đông phương người ta tìm ra luật Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, không riêng trong chuyện Bá Nha, Tử Kỳ mà khi áp dụng vào cây đàn thì âm thanh cùng giọng ở hai dây để bên cạnh nhau có âm hưởng cùng nhau mà máy đo có thể đo được. Khi tìm hiểu về lăng kính (Prisma) phân tách ánh sáng ra 7 màu thì người ta thấy những những màu có cùng sự hoà điệu với 7 nốt nhạc và trong con người cũng có thất tình : hỉ, nộ, ai, ái, ố, lạc, dục.
Như vậy theo luật đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu là luật của ba loại tần số cao, trung bình hay thấp của âm giai trong âm nhạc hoà trong 7 màu của ánh sáng được lăng kính phân tích và ảnh hưởng đế thất tình trong con người.
Các nhà khoa học đã đo và ghi lại được các biến thể về màu sắc, âm thanh, điển lực hay làn sóng và hơi nóng khi quay một vòng tròn từ chậm đến nhanh sẽ thất kết quả như sau:
Bảng ghi các rung động và các biến thể Màu sắc, Âm thanh, Điển lực và Hơi nóng:
1 giây đồng hồ .................................................2 lần rung động
2..................................................................... 4
3.....................................................................8
4.....................................................................16
5.....................................................................32 Lổ tai khởi sự
6..................................................................... 64 nghe được
7..................................................................... 128 tiếng động
8..................................................................... 256
9..................................................................... 512
10................................................................ 1.024
15.............................................................. 32.760 Sậm Lổ tai
20......................................................... 1.046.576 đỏ hết nghe tiếng
25....................................................... 36.554.432 đỏ sậm Làn sóng điện khởi sự
30................................................. 1.073.741.824 sậm
35............................................... 34.359.738.368 Đỏ Làn sóng điện dứt
40......................................... 1.099.511.627.776 Đỏ sáng chói
45....................................... 35.184.372.088.832 Cam Con mắt khởi sự
50..................................... 1.125.899.906.824.624 Vàng thấy ánh sáng
55.....................................36.028.797.018.963.938 Lục hết thấy ánh sáng
56.....................................72.057.594.037.927.936 xanh
57..................................144.115.188.075.865.872 chàm
58...................................288.230.376.151.711.744 tím Quang tuyến X khởi phát
59...................................576.460.752.303.423.488
60..................................1.152.924.504.606.864.976
61.................................2.305.843.009.213.693.952
62...............................4.611.686.018.427.387.904
63..............................9.223.372.036.854.775.808
2. ÂM NHẠC VÀ TÂM LÝ
Người ta thường thấy âm nhạc có tác dụng rất mạnh đối với tình cảm , tính tình của con người. Tác dụng nầy tùy thuộc vào âm điệu của bản nhạc. Thí dụ: Một người hiền dịu khi nghe bản nhạc kích động, họ trở nên hăng hái, hoạt động hơn. Họ có thể làm những cử chỉ khác lạ mà ngày thường họ không bao giờ làm như nhảy múa, quay cuồng, nhịp, lắc mình, giơ tay chỉ chỏ theo điệu nhạc, hoặc hò hét, vổ tay....
Khi nghe một bản nhạc buồn, người ta cảm thấy buồn, khi nghe một bản thánh ca hay đọc một câu kinh với chuông ngân, gõ mõ theo giọng thánh thót đưa lên giọng cao thì cảm thấy tâm hồn lâng lâng, hướng về Phật, Chúa, quên sự đời với bao nỗi lo âu từ bên ngoài và say sưa theo điệu nhạc với tư tưởng cao thượng.
Bảy âm thanh, bảy màu sắc và bảy tình cảm được các nhà thông thiên học có thần nhãn nhìn thấy màu sắc chuyển động theo âm thanh, cho nên lòng người cũng rung động theo màu sắc đó. Nếu âm thanh cao thánh thót thì tâm hồn vươn lên cao, nếu âm thanh trầm buồn thì lòng thấy rười rượi buồn, vì màu sậm làm cho ánh sáng u tối và lòng người buồn bã thêm. Khi màu vàng tươi sáng như màu áo cà sa của sư, sãi thì lòng đầy thương yêu, hiền hòa thánh thiện.
3. NHẠC VÀ LỄ TRONG THIÊN NHƠN HIỆP NHỨT
Nhờ thế mà LỄ và NHẠC là những phương tiện giúp cho con người trở nên thuần lương hơn. Các tôn giáo đều có lễ nhạc, thí dụ như Nho giáo có Tứ Thư Ngũ Kinh (Ngũ Thư và Ngũ Kinh) mà Kinh Nhạc và Kinh Lễ bổ túc cho nhau. Kinh Nhạc bị Tần Thủy Hoàng đốt sách nên bị mất luôn nên 10 cuốn, chỉ còn 9 cuốn thôi, tuy nhiên người đời xưa vẫn hiểu là Nhạc và Lễ để tạo ra Hòa, mà khi có Hòa thì hết sanh sự, sự sanh nữa. Hoà chẳng những người với người mà giữa người với vạn vật thiên nhiên hay Đại Thiên Thế Giới hay nói rõ hơn là với Trời. Khi hoà được với thiên nhiên là thực hiện được Chân, Thiện và Mỹ, vì âm nhạc đã có sẵn trong Vũ Trụ vạn vật như tiếng chim hót, tiếng suối reo, tiếng gió thổi, tiếng vượn hú... tất cả làm thành bản nhạc tuyệt diệu của thiên nhiên.
Có hoà điệu được với thiên nhiên thì con người mới đạt được Đạo, vì Đạo là tất cả, Thượng Đế hay Đại Thiên Thế Giới hoà với nhau là Thiên Nhơn hiệp nhứt, cho nên thiền có nhạc hay gong ( ở Tây Tạng) là vậy, vì khi con người tập trung vào đối tượng thiền là Phật hay Chúa thì âm thanh là những sợi dây nối liền tâm hồn con người với các tần số hay từ điển với bên trên được. Con người nhờ có nhạc và lễ mà mở rộng lòng Bác ái, coi vạn vật như chính mình hay Vạn vật đồng nhất thể. Lễ và Nhạc giúp con người hợp nhứt với Chúa. Lễ sẽ nảy sanh ra đức tin nơi Chúa ỡ mỗi tín đồ, Phật Tử sẽ có mối dây liên lạc vô hình với chư Phật hoà với từ điển của các ngài. Lễ như Thánh Lễ, Pháp Bí Tích là những phương tiện giúp con người hướng thượng, làm lắng dịu những dục vọng thấp hèn thường nhật của con người. Những người nóng nảy, hung dữ khi nghe một bản thánh ca trong nhà thờ hay bất cứ ở đâu thì tâm hồn trở nên hiền dịu lại và thánh thiện hơn. Các tôn giáo mới xuất hiện cũng dùng lễ nhạc trong các buổi lễ: Cao Đài giáo thì đến thánh thất đãnh lễ Đức Chí Tôn để đọc Kinh và những bài kinh thì ngâm nga theo điệu nhạc của cổ nhạc Việt nam xưa như giọng Nam Xuân, Nam Ai..; Phật giáo Hòa Hảo thì dùng vọng cổ hay những bài cổ nhạc hoà âm với người đọc Sấm Giảng khi phát thanh . Đây là một kỹ thuật tuy chưa ai nghiên cứu tường tận để nói lên ý nghĩa cũa Lễ va Nhạc, nhưng là sự đương nhiên như ai cũng biết sự ích lợi và cần thiết của âm nhạc và sự liên quan của Nhạc và Lễ mà cổ nhân đã dùng rồi.
4. NHẠC KHÍ SỬ DỤNG TRONG ĐẠO CAO ĐÀI
Khi nghiên cứu về âm nhạc trong tôn giáo thì các nhà truyền giáo biết sự ích lợi của âm nhạc nên sử dụng nhạc khí nào gây sự rung động nhiều và vang xa, thí dụ như tiếng chuông ngân gây một âm hưởng rất sâu đậm trong tâm hồn con người , đờn phong cầm thì có âm vang xa hơn đờn dương cầm, cho nên trong các nhà thờ cũ thì dùng đờn đại phong cầm. Hiện nay các nhà truyền giáo thuộc các Giáo Hội Tin Lành biết sử dụng kỹ thuật âm thanh, nhạc khí như kèn, sáo, dương cầm, phong cầm, ít khi bằng đại phong cầm như trong các nhà thờ Thiên Chúa giáo để đánh đúng tâm lý và sở thích của giới trẻ thường thích nhạc kích động của Disko, nếu quá cổ như lối sử dụng nhạc cổ điển thì chỉ thích hợp với người già thôi, nên Hội Thánh Tin Lành đã sử dụng tất cả những nhạc khí khi mời chư ca sĩ đến nhà thờ ca do tự sáng tác, do bản nhạc quen thuộc hay thánh ca. Đặc biệt trong Đạo Cao Đài thì Đức Chí Tôn Thượng Đế đã cho chư Thiêng Liêng viết những bài Kinh với giọng cổ nhạc ấn định sẵn. Mỗi bài Kinh cúng Tứ Thời hay Kinh khác đều có một âm điệu thích hợp riêng cho tình cảm của người đọc lúc đọc. Trong Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo thì giọng đọc phải ngân kéo dài lên và xuống giọng theo nhịp điệu của cổ bản Nam Xuân, Nam Ai,.... và hiện nay tại Hoa Kỳ thì có Nhạc sĩ người Việt Nam trong Đạo Cao Đài đã mang âm nhạc tân thời vào những bài Kinh như để thí nghiệm và nếu được đa số tín hữu Cao Đài trẻ và già ưa thích thì Nhạc và Lễ trong Đạo Cao Đài không thua gì kỹ thuật của Hội Thánh Tin Lành và Chương Trình Hour of the Power rất thích thú và lôi cuốn khán thính giả trong cũng như ngoài Giáo Hội khắp thế giới qua các đài Truyền Hình bắt được bằng Satelite. Sự truyền giáo như là một cuộc quảng cáo, nhờ quảng cáo thì sự phổ biến mới càng có kết quả là nhiều người thích âm thanh, sắc tướng nên đã ngộ được chân lý. Trong Đạo Cao Đài cũng vậy, Đức Chí Tôn mở Đạo không riêng cho người có trình độ cao mà cho tất cả chúng sanh, dù kém cỏi đến đâu cũng hiểu, cả đứa bé trong bụng mẹ mà ngài cũng độ trước khi ra đời, hầu đời sống sẽ là con đường thăng tiến về nguồn cội phản bổn hoàn nguyên.
Những trang Cao Đài Đại Đạo có thêm kỹ thuật âm thanh MP3 như là Đài Phát Thanh và máy phát thanh khi Kinh hay máy phóng thanh đọc Sấm Giảng giống như trong Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo hay trong Đạo HỒi là những tiến bộ kỹ thuật của các kỹ sư truyền thông Việt Nam đã gây hứng thú cho cả người các nước khác.
Khi đọc Kinh thì đọc từng 2 chữ ngân dài ra và giợng đúng theo điệu cổ bản hay như ngâm thơ. Những giọng nhạc cổ như: (Giọng Nam-Ai), (Giọng Nam-Xuân), (Thài theo giọng Đảo Ngũ-Cung), .... Đa số Kinh thì do Chơn Linh của Nữ sĩ Đoàn thị Điểm giáng cơ để chư đồng tử viết ra cũng như thêm những kinh khác rút từ các Phái và in thành cuốn KINH THIÊN-ĐẠO & THẾ-ĐẠO.
Nhạc khí hiện nay trong Đạo Cao Đài vẫn theo xưa chưa chưa hiện đại hóa bằng những âm điệu tân thời như các tôn giáo khác nhất là Đạo Tin Lành. Nhạc khí trên từng lầu của Hiệp Thiên Đài phía trước Toà Thánh Tây Ninh của Ban Nhạc của Hội Thánh gồm có : kèn loại xưa, trống, chiêng, đờn cò, đờn Kìm hay đờn Nhị, nhịp gõ .... chớ chưa sử dụng các nhạc khí tối tân khác. Trong thánh giáo Đức Chí Tôn đã dạy thì Hội Thánh của Đạo Cao Đài hay Tòa Thánh Tây Ninh áp dụng đúng theo thánh ý chớ chư chức sắc không dám sửa đổi, vì Nhạc và Lễ để Hòa trong đạo lý cổ truyền chứ không chạy theo nền văn minh vật chất và kỹ thuật hiện đại bởi lý do "Đạo không phải là món hàng bán rao giữa chợ", nên không quảng cáo muốn nài ép ai thì nài hay làm sự lôi cuốn để thu hút cho nhiều người theo Đạo. Đức Ngô Minh Chiêu cũng đã nói rằng Đạo như cây cải. Con dê tìm cây cải chớ cây cải không tìm con dê. Như vậy, nếu Đạo Cao Đài được phổ biến khắp năm châu và người thuộc các dân tộc khác đã sống theo nền văn minh vật chất thì họ hội nhập bằng cách nào? Đến Việt nam vào Tòa Thánh nghe những âm thanh cũ kỹ, monotone khi đọc kinh theo tiếng Việt hay Kinh và Nhạc cùng với Lễ của Đạo Cao Đài hay là Đạo Cao Đài sẽ hội nhập vào các nền văn hóa khác cùng với âm nhạc tại các địa phương Âu Mỹ? Đây là câu hỏi, nhưng chỉ có Ơn Trên trả lời qua cơ bút mà thôi. Dù sao, theo thánh ý của Đức Chí Tôn, phần hình thức để độ những người có căn trí và sở thích đang mê say với vật chất hữu hình là bước đầu vẫn cần thiết, nhờ đó, người ta mới biết đến triết lý cao siêu của Đại Đạo trong Tam Kỳ Phổ Độ nầy mà chỉ có Đạo của chính Ông Trời hay Đức Chúa Trời hay God hay Gott hay Allah mở Đạo chớ không còn một vị thuộc người phàm nào mở Đạo nữa. Tuy nhiên, nếu những người quá văn minh và đã xa lìa đạo đức cổ điển thường chán ngán vật chất hữu hình và họ sẽ tìm về ánh sáng của Đạo, mà ánh sáng dĩ nhiên đi từ Đông sang Tây chớ không bao giờ từ Tây sang Đông đâu ! Một tâm lý gia Thụy sĩ là nhà nghiên cứu về Đạo Học là Dr. C.C. Yung đã giải thích tại sao trong lịch sử Thiên Chúa giáo có Ba Vua hay ba ngôi sao đi từ Đông sang Tây. Con số ba là gì?
Chúng ta hỏi tại sao chiều quay của trái đất từ Đông sang Tây? Nhạc và tình cảm liên quan thế nào? Âm nhạc giáo dục con người về phần tình cảm ra sao? Đây là những câu hỏi mà khoa huyền môn đã có nói đến từ lâu mà chư vị thiền giả có thần nhãn như Đức Giám Mục C.W. Leadbeater, bà Bác sĩ Annie Besant, ông Geofrey Hudson của Thông Thiên học đã chứng minh nhiều qua thần nhãn trong những cuốn sách về Âm nhạc và âm thanh cùng màu sắc đã xuất bản mà người tín đồ Cao Đài giáo nên đọc để hiểu và tự trả lời những câu hỏi trên.
Tóm lại Nhạc là một trong ba mục đích tiến tới của loài người là CHÂN, THIỆN và MỸ mà ba nguyên tố nầy là gom lại trở nên MỘT tức là ĐẠO vậy.
http://www.caodaism.net/
Tất cả các tôn giáo đều sử dụng Nhạc và Lễ trong các nghi thức thờ, cúng, lễ lộc… như thuyết pháp, truyền giáo, hiảng đạo, thiền, tổ chức thánh lễ, đọc kinh, diễn hành bên ngoài nhà thờ hay các lễ công khai trước công chúng.
Ít ai để ý đến những ý nghĩa huyền nhiệm và sự ích lợi của âm nhạc trong khi hầu hết các tôn giáo xưa cũng như hiện nay đều đưa âm nhạc vào nghi lễ và nhất là trong giai đoạn hiện tại các nước trên thế giới áp dụng kỹ thuật trình diễn của nhạc vào thánh lễ Misa với nguyên một dàn nhạc như Đại Nhạc Hội, có máy quay để đưa vào Đài Truyền Hình phát đi khắp nơi trên thế giới với Satelite và trên Mạng Lưới Điện Toán Cầu Internet. Đọc thánh ca, trình diễn nhạc, phỏng vấn những người nổi tiếng trên thế giới như chính khách hiện đang nắm quyền, chính khách các nước lớn về hưu trí, các nhân vật nổi tiếng trên thế giới như một cách quảng cáo có hiệu lực trong việc chứng minh sự hiện hữu của Đức Chúa Trời vô hình và hữu hình qua mọi biến chuyển trên thế gian mà Đài Truyền Hình VOX của nước Đức cũng như các Đài truyền hình khác trên thế giới như Mỹ ở California, Áo, Thụy sĩ...mà Chương trình thuyết giảng của những mục sư nổi tiếng trong nhà thờ rất cao, rộng chứa cả ngàn người, lớn hơn cả hí trường hay vận động trường ( nhà thờ tại Augsburg, Germany và mỗi sáng Chúa Nhật, tín đồ đi lễ trong nhà thờ là người của các dân tộc, giảng bằng tiến Anh có thông dịch trực tiếp trên loa phóng thanh) có cả Trang Web với phần phát thanh MP3 khi máy PC có loa và RealPlayer. Sự việc xảy ra vừa nói lên sự tột cùng của nền văn minh hiện đại mà kỹ thuật được tôn giáo sử dụng cho việc phổ truyền giáo lý hầu đem đến cho những con người đang tiến xa giáo lý cổ truyền để gần với vô thần của khoa học vật chất và đời sống thực tế khó níu kéo lại như xưa. Hình thức, nhạc điệu, cách trình diễn của Chương trình Hour of Power (có thể dịch ra tiếng Việt là Giờ của Huyền Năng ) đã cho nhân loại thấy rằng Nhạc chiếm một vai trò quan trọng trong việc truyền giáo. Ngày nay người ta dùng âm nhạc với khiêu vũ và âm nhạc trong lúc thiền gọi là thiền nhạc, vũ thiền, trà thiền với nhạc thiền, trà đạo, thiền du ngoạn và bất cứ việc làm gì mà con người gọi là chú ý vào, tập trung ý chí vào công việc thì gọi là thiền với nhiều danh từ mới tuy người ta lạm dụng danh từ nhưng cũng có mục đích về Đạo học khi đem vào đời sống.
Tại sao âm nhạc quan trọng trong việc truyền giáo như thế?
Để chứng minh điều nầy, chúng tôi xin đưa khoa học huyền môn, âm nhạc học và tâm lý học để chứng minh là âm nhạc là phương tiện hữu ích cho sự phát triển tâm linh.
Từ xưa cách nay cả 10.000 năm cổ nhân từ Trung Hoa đã công nhận Nhạc đi chung với Lễ sẽ mang đến sự Hòa điệu mà chúng ta có thể viết thành công thức như sau:
Nhạc + Lễ = Hoà
Chúng ta có thể tìm hiểu âm nhạc đã tạo cho tâm lý một sự rung cảm thích ứng với hòa điệu của những người cùng ở một nơi nào đó tạo thành một sự hưởng ứng lâng lâng theo nhịp điệu trầm bỗng của nhạc khí trổi ra hay của cuộc hòa nhạc. Tuỳ theo sự rung động của làn sóng âm thanh mà lòng người vui, buồn, hăng tiết hay nổi sung lên khi nghe ca sĩ la hét với loại nhạc điêu mới POP của Michael Jackson, mà từ hòa có thể thành loạn (nhạc heavy metal music). Đó là nhạc ngoài đời trong các Đại Nhạc Hội ngoài trời hay trong rạp hát, còn trong tôn giáo thì trước kia người ta sử dụng nhạc điệu trầm bỗng dịu dàng (Melodie) của thánh ca, của nhạc cổ điển, còn ngày nay thì nhạc vừa đem thánh ca vào như lời nhạc hay lời đọc kinh có phổ nhạc mà còn đi xa hơn nữa là gây sự kích động tốt để đánh thức đức tin của con người khi đã mất sẽ thức dậy hoà với tri thức thêm khi nghe lý luận của nhà truyền giáo ( mục sư) để gây ấn tượng trong sự suy nghĩ về sự hiện diện của Chúa, của gương hy sinh trong Chúa Cứu Thế Jesus Christ hầu có thể nhắc nhở những ngươì đã bỏ quên đức tin trong đời sống đang chạy đua quá nhanh. Ở các tôn giáo xưa thì dùng ngày Chúa nhật và các ngày lễ lớn để nhắc nhở con chiên hay tín đồ, còn Đạo Cao Đài thì trong tháng có hai ngày Sóc và Vọng, nhưng cũng ít ai nhớ đến ngày nầy mà đến thánh thất. Ở Đạo Phật thì có ngày rằm và ba ngày rằm lớn là cách tập trung Phật tử đến chùa để đọc kinh, nghe kinh, nghe thuyết pháp và trong lúc đọc kinh thì tùy theo tôn giáo mà có âm nhạc, hoặc đánh gong, chuông, gõ nhịp, có trống, kèn, đờn cò. Trong nhà thờ Thiên Chúa giáo thì có đờn Orgel, dương cầm... Đi xa hơn nữa người ta thường nghe ở các thánh đường Hồi giáo có loa phóng thanh cho người đọc Kinh Coran ngâm nga với điệu nhạc du dương đều đều êm tai, còn trong Phật giáo Hoà Hảo cũng có đọc Sấm giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Trong Đạo Cao Đài thì có Ban Nhạc Lễ ngồi ở phía sau Thánh thất hay Tòa Thánh trình diễn các điệu nhạc vui ( Nam Xuân), buồn (Nam Ai) , nhớ....vv theo những cổ bản trong ba bài Nam sáu bài Bắc của cổ nhạc Việt nam. Tại sao trong Đạo của Đức Chí Tôn Thượng Đế dùng cổ nhạc mà không dùng tân nhạc và hiện đại hóa như Đạo Tin Lành đang áp dụng? Có phải các tôn giáo dùng âm nhạc như một sự quảng cáo, gây hứng thú cho tín đồ hay Âm nhạc rất cần thiết theo cái lý tự nhiên mà người đời đã cảm nhận rồi áp dụng?
Sự thật thì cổ nhân đã hiểu rồi theo công thức toán học và công thức về tâm lý học. Chúng tôi xin chứng minh công thức nầy qua huyền bí học và khoa học chính xác.
1. ÂM THANH VÀ ÂM NHẠC
Âm thanh có những giọng trầm bỗng mà trong âm nhạc chia ra 7 nốt nhạc khác nhau như sol, la, si do, re, mi, la. Ở Đông phương người ta tìm ra luật Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, không riêng trong chuyện Bá Nha, Tử Kỳ mà khi áp dụng vào cây đàn thì âm thanh cùng giọng ở hai dây để bên cạnh nhau có âm hưởng cùng nhau mà máy đo có thể đo được. Khi tìm hiểu về lăng kính (Prisma) phân tách ánh sáng ra 7 màu thì người ta thấy những những màu có cùng sự hoà điệu với 7 nốt nhạc và trong con người cũng có thất tình : hỉ, nộ, ai, ái, ố, lạc, dục.
Như vậy theo luật đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu là luật của ba loại tần số cao, trung bình hay thấp của âm giai trong âm nhạc hoà trong 7 màu của ánh sáng được lăng kính phân tích và ảnh hưởng đế thất tình trong con người.
Các nhà khoa học đã đo và ghi lại được các biến thể về màu sắc, âm thanh, điển lực hay làn sóng và hơi nóng khi quay một vòng tròn từ chậm đến nhanh sẽ thất kết quả như sau:
Bảng ghi các rung động và các biến thể Màu sắc, Âm thanh, Điển lực và Hơi nóng:
1 giây đồng hồ .................................................2 lần rung động
2..................................................................... 4
3.....................................................................8
4.....................................................................16
5.....................................................................32 Lổ tai khởi sự
6..................................................................... 64 nghe được
7..................................................................... 128 tiếng động
8..................................................................... 256
9..................................................................... 512
10................................................................ 1.024
15.............................................................. 32.760 Sậm Lổ tai
20......................................................... 1.046.576 đỏ hết nghe tiếng
25....................................................... 36.554.432 đỏ sậm Làn sóng điện khởi sự
30................................................. 1.073.741.824 sậm
35............................................... 34.359.738.368 Đỏ Làn sóng điện dứt
40......................................... 1.099.511.627.776 Đỏ sáng chói
45....................................... 35.184.372.088.832 Cam Con mắt khởi sự
50..................................... 1.125.899.906.824.624 Vàng thấy ánh sáng
55.....................................36.028.797.018.963.938 Lục hết thấy ánh sáng
56.....................................72.057.594.037.927.936 xanh
57..................................144.115.188.075.865.872 chàm
58...................................288.230.376.151.711.744 tím Quang tuyến X khởi phát
59...................................576.460.752.303.423.488
60..................................1.152.924.504.606.864.976
61.................................2.305.843.009.213.693.952
62...............................4.611.686.018.427.387.904
63..............................9.223.372.036.854.775.808
2. ÂM NHẠC VÀ TÂM LÝ
Người ta thường thấy âm nhạc có tác dụng rất mạnh đối với tình cảm , tính tình của con người. Tác dụng nầy tùy thuộc vào âm điệu của bản nhạc. Thí dụ: Một người hiền dịu khi nghe bản nhạc kích động, họ trở nên hăng hái, hoạt động hơn. Họ có thể làm những cử chỉ khác lạ mà ngày thường họ không bao giờ làm như nhảy múa, quay cuồng, nhịp, lắc mình, giơ tay chỉ chỏ theo điệu nhạc, hoặc hò hét, vổ tay....
Khi nghe một bản nhạc buồn, người ta cảm thấy buồn, khi nghe một bản thánh ca hay đọc một câu kinh với chuông ngân, gõ mõ theo giọng thánh thót đưa lên giọng cao thì cảm thấy tâm hồn lâng lâng, hướng về Phật, Chúa, quên sự đời với bao nỗi lo âu từ bên ngoài và say sưa theo điệu nhạc với tư tưởng cao thượng.
Bảy âm thanh, bảy màu sắc và bảy tình cảm được các nhà thông thiên học có thần nhãn nhìn thấy màu sắc chuyển động theo âm thanh, cho nên lòng người cũng rung động theo màu sắc đó. Nếu âm thanh cao thánh thót thì tâm hồn vươn lên cao, nếu âm thanh trầm buồn thì lòng thấy rười rượi buồn, vì màu sậm làm cho ánh sáng u tối và lòng người buồn bã thêm. Khi màu vàng tươi sáng như màu áo cà sa của sư, sãi thì lòng đầy thương yêu, hiền hòa thánh thiện.
3. NHẠC VÀ LỄ TRONG THIÊN NHƠN HIỆP NHỨT
Nhờ thế mà LỄ và NHẠC là những phương tiện giúp cho con người trở nên thuần lương hơn. Các tôn giáo đều có lễ nhạc, thí dụ như Nho giáo có Tứ Thư Ngũ Kinh (Ngũ Thư và Ngũ Kinh) mà Kinh Nhạc và Kinh Lễ bổ túc cho nhau. Kinh Nhạc bị Tần Thủy Hoàng đốt sách nên bị mất luôn nên 10 cuốn, chỉ còn 9 cuốn thôi, tuy nhiên người đời xưa vẫn hiểu là Nhạc và Lễ để tạo ra Hòa, mà khi có Hòa thì hết sanh sự, sự sanh nữa. Hoà chẳng những người với người mà giữa người với vạn vật thiên nhiên hay Đại Thiên Thế Giới hay nói rõ hơn là với Trời. Khi hoà được với thiên nhiên là thực hiện được Chân, Thiện và Mỹ, vì âm nhạc đã có sẵn trong Vũ Trụ vạn vật như tiếng chim hót, tiếng suối reo, tiếng gió thổi, tiếng vượn hú... tất cả làm thành bản nhạc tuyệt diệu của thiên nhiên.
Có hoà điệu được với thiên nhiên thì con người mới đạt được Đạo, vì Đạo là tất cả, Thượng Đế hay Đại Thiên Thế Giới hoà với nhau là Thiên Nhơn hiệp nhứt, cho nên thiền có nhạc hay gong ( ở Tây Tạng) là vậy, vì khi con người tập trung vào đối tượng thiền là Phật hay Chúa thì âm thanh là những sợi dây nối liền tâm hồn con người với các tần số hay từ điển với bên trên được. Con người nhờ có nhạc và lễ mà mở rộng lòng Bác ái, coi vạn vật như chính mình hay Vạn vật đồng nhất thể. Lễ và Nhạc giúp con người hợp nhứt với Chúa. Lễ sẽ nảy sanh ra đức tin nơi Chúa ỡ mỗi tín đồ, Phật Tử sẽ có mối dây liên lạc vô hình với chư Phật hoà với từ điển của các ngài. Lễ như Thánh Lễ, Pháp Bí Tích là những phương tiện giúp con người hướng thượng, làm lắng dịu những dục vọng thấp hèn thường nhật của con người. Những người nóng nảy, hung dữ khi nghe một bản thánh ca trong nhà thờ hay bất cứ ở đâu thì tâm hồn trở nên hiền dịu lại và thánh thiện hơn. Các tôn giáo mới xuất hiện cũng dùng lễ nhạc trong các buổi lễ: Cao Đài giáo thì đến thánh thất đãnh lễ Đức Chí Tôn để đọc Kinh và những bài kinh thì ngâm nga theo điệu nhạc của cổ nhạc Việt nam xưa như giọng Nam Xuân, Nam Ai..; Phật giáo Hòa Hảo thì dùng vọng cổ hay những bài cổ nhạc hoà âm với người đọc Sấm Giảng khi phát thanh . Đây là một kỹ thuật tuy chưa ai nghiên cứu tường tận để nói lên ý nghĩa cũa Lễ va Nhạc, nhưng là sự đương nhiên như ai cũng biết sự ích lợi và cần thiết của âm nhạc và sự liên quan của Nhạc và Lễ mà cổ nhân đã dùng rồi.
4. NHẠC KHÍ SỬ DỤNG TRONG ĐẠO CAO ĐÀI
Khi nghiên cứu về âm nhạc trong tôn giáo thì các nhà truyền giáo biết sự ích lợi của âm nhạc nên sử dụng nhạc khí nào gây sự rung động nhiều và vang xa, thí dụ như tiếng chuông ngân gây một âm hưởng rất sâu đậm trong tâm hồn con người , đờn phong cầm thì có âm vang xa hơn đờn dương cầm, cho nên trong các nhà thờ cũ thì dùng đờn đại phong cầm. Hiện nay các nhà truyền giáo thuộc các Giáo Hội Tin Lành biết sử dụng kỹ thuật âm thanh, nhạc khí như kèn, sáo, dương cầm, phong cầm, ít khi bằng đại phong cầm như trong các nhà thờ Thiên Chúa giáo để đánh đúng tâm lý và sở thích của giới trẻ thường thích nhạc kích động của Disko, nếu quá cổ như lối sử dụng nhạc cổ điển thì chỉ thích hợp với người già thôi, nên Hội Thánh Tin Lành đã sử dụng tất cả những nhạc khí khi mời chư ca sĩ đến nhà thờ ca do tự sáng tác, do bản nhạc quen thuộc hay thánh ca. Đặc biệt trong Đạo Cao Đài thì Đức Chí Tôn Thượng Đế đã cho chư Thiêng Liêng viết những bài Kinh với giọng cổ nhạc ấn định sẵn. Mỗi bài Kinh cúng Tứ Thời hay Kinh khác đều có một âm điệu thích hợp riêng cho tình cảm của người đọc lúc đọc. Trong Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo thì giọng đọc phải ngân kéo dài lên và xuống giọng theo nhịp điệu của cổ bản Nam Xuân, Nam Ai,.... và hiện nay tại Hoa Kỳ thì có Nhạc sĩ người Việt Nam trong Đạo Cao Đài đã mang âm nhạc tân thời vào những bài Kinh như để thí nghiệm và nếu được đa số tín hữu Cao Đài trẻ và già ưa thích thì Nhạc và Lễ trong Đạo Cao Đài không thua gì kỹ thuật của Hội Thánh Tin Lành và Chương Trình Hour of the Power rất thích thú và lôi cuốn khán thính giả trong cũng như ngoài Giáo Hội khắp thế giới qua các đài Truyền Hình bắt được bằng Satelite. Sự truyền giáo như là một cuộc quảng cáo, nhờ quảng cáo thì sự phổ biến mới càng có kết quả là nhiều người thích âm thanh, sắc tướng nên đã ngộ được chân lý. Trong Đạo Cao Đài cũng vậy, Đức Chí Tôn mở Đạo không riêng cho người có trình độ cao mà cho tất cả chúng sanh, dù kém cỏi đến đâu cũng hiểu, cả đứa bé trong bụng mẹ mà ngài cũng độ trước khi ra đời, hầu đời sống sẽ là con đường thăng tiến về nguồn cội phản bổn hoàn nguyên.
Những trang Cao Đài Đại Đạo có thêm kỹ thuật âm thanh MP3 như là Đài Phát Thanh và máy phát thanh khi Kinh hay máy phóng thanh đọc Sấm Giảng giống như trong Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo hay trong Đạo HỒi là những tiến bộ kỹ thuật của các kỹ sư truyền thông Việt Nam đã gây hứng thú cho cả người các nước khác.
Khi đọc Kinh thì đọc từng 2 chữ ngân dài ra và giợng đúng theo điệu cổ bản hay như ngâm thơ. Những giọng nhạc cổ như: (Giọng Nam-Ai), (Giọng Nam-Xuân), (Thài theo giọng Đảo Ngũ-Cung), .... Đa số Kinh thì do Chơn Linh của Nữ sĩ Đoàn thị Điểm giáng cơ để chư đồng tử viết ra cũng như thêm những kinh khác rút từ các Phái và in thành cuốn KINH THIÊN-ĐẠO & THẾ-ĐẠO.
Nhạc khí hiện nay trong Đạo Cao Đài vẫn theo xưa chưa chưa hiện đại hóa bằng những âm điệu tân thời như các tôn giáo khác nhất là Đạo Tin Lành. Nhạc khí trên từng lầu của Hiệp Thiên Đài phía trước Toà Thánh Tây Ninh của Ban Nhạc của Hội Thánh gồm có : kèn loại xưa, trống, chiêng, đờn cò, đờn Kìm hay đờn Nhị, nhịp gõ .... chớ chưa sử dụng các nhạc khí tối tân khác. Trong thánh giáo Đức Chí Tôn đã dạy thì Hội Thánh của Đạo Cao Đài hay Tòa Thánh Tây Ninh áp dụng đúng theo thánh ý chớ chư chức sắc không dám sửa đổi, vì Nhạc và Lễ để Hòa trong đạo lý cổ truyền chứ không chạy theo nền văn minh vật chất và kỹ thuật hiện đại bởi lý do "Đạo không phải là món hàng bán rao giữa chợ", nên không quảng cáo muốn nài ép ai thì nài hay làm sự lôi cuốn để thu hút cho nhiều người theo Đạo. Đức Ngô Minh Chiêu cũng đã nói rằng Đạo như cây cải. Con dê tìm cây cải chớ cây cải không tìm con dê. Như vậy, nếu Đạo Cao Đài được phổ biến khắp năm châu và người thuộc các dân tộc khác đã sống theo nền văn minh vật chất thì họ hội nhập bằng cách nào? Đến Việt nam vào Tòa Thánh nghe những âm thanh cũ kỹ, monotone khi đọc kinh theo tiếng Việt hay Kinh và Nhạc cùng với Lễ của Đạo Cao Đài hay là Đạo Cao Đài sẽ hội nhập vào các nền văn hóa khác cùng với âm nhạc tại các địa phương Âu Mỹ? Đây là câu hỏi, nhưng chỉ có Ơn Trên trả lời qua cơ bút mà thôi. Dù sao, theo thánh ý của Đức Chí Tôn, phần hình thức để độ những người có căn trí và sở thích đang mê say với vật chất hữu hình là bước đầu vẫn cần thiết, nhờ đó, người ta mới biết đến triết lý cao siêu của Đại Đạo trong Tam Kỳ Phổ Độ nầy mà chỉ có Đạo của chính Ông Trời hay Đức Chúa Trời hay God hay Gott hay Allah mở Đạo chớ không còn một vị thuộc người phàm nào mở Đạo nữa. Tuy nhiên, nếu những người quá văn minh và đã xa lìa đạo đức cổ điển thường chán ngán vật chất hữu hình và họ sẽ tìm về ánh sáng của Đạo, mà ánh sáng dĩ nhiên đi từ Đông sang Tây chớ không bao giờ từ Tây sang Đông đâu ! Một tâm lý gia Thụy sĩ là nhà nghiên cứu về Đạo Học là Dr. C.C. Yung đã giải thích tại sao trong lịch sử Thiên Chúa giáo có Ba Vua hay ba ngôi sao đi từ Đông sang Tây. Con số ba là gì?
Chúng ta hỏi tại sao chiều quay của trái đất từ Đông sang Tây? Nhạc và tình cảm liên quan thế nào? Âm nhạc giáo dục con người về phần tình cảm ra sao? Đây là những câu hỏi mà khoa huyền môn đã có nói đến từ lâu mà chư vị thiền giả có thần nhãn như Đức Giám Mục C.W. Leadbeater, bà Bác sĩ Annie Besant, ông Geofrey Hudson của Thông Thiên học đã chứng minh nhiều qua thần nhãn trong những cuốn sách về Âm nhạc và âm thanh cùng màu sắc đã xuất bản mà người tín đồ Cao Đài giáo nên đọc để hiểu và tự trả lời những câu hỏi trên.
Tóm lại Nhạc là một trong ba mục đích tiến tới của loài người là CHÂN, THIỆN và MỸ mà ba nguyên tố nầy là gom lại trở nên MỘT tức là ĐẠO vậy.
http://www.caodaism.net/
Nhạc là một trong ba mục đích tiến tới của loài người là CHÂN, THIỆN và MỸ mà ba nguyên tố nầy là gom lại trở nên MỘT tức là ĐẠO vậy
Trả lờiXóa