Đại Đạo tạo con đò cứu khổ, Hướng đạo cần tự độ, độ tha. Năm chi bảy phái hiệp hòa, Trương cờ Đại Đạo xây tòa vạn linh.

LỜI GIAO CẢM

LỜI GIAO CẢM
(Kích vào hình ảnh để xem tiếp lời giao cảm)
  Xin chân thành cảm ơn quý huynh, tỷ, đệ, muội và quý độc giả đã ghé thăm NGÔI NHÀ ĐẠI ĐẠO
Hiển thị các bài đăng có nhãn Y HỌC THƯỜNG THỨC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Y HỌC THƯỜNG THỨC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

Các loại quả rừng chữa suy nhược, viêm gan virus


Với một số quả dại mọc hoang dã trong rừng như dành dành núi, me rừng, quả vả hay quả trám, sau khi sử dụng kết hợp cùng một số vị thuốc đông y, sẽ trở thành những bài thuốc hiệu nghiệm chữa trị nhiều bệnh.

Quả dành dành
Quả dành dành. Ảnh: Internet
Quả dành dành núi: tên thuốc là sơn chi tử.
Chữa nôn mửa: sơn chi tử sao vàng, tinh tre, trần bì mỗi vị 10g, gừng tươi 5g, sắc uống nóng ngày 1 lần.
Chữa viêm gan vi-rút, viêm niêm mạc miệng, chứng hoàng đản: 12g sơn chi tử, 16g nhân trần, 8g đại hoàng. Các vị trên mang thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Chữa sưng đau tinh hoàn: sơn chi tử sao đen, tiểu hồi sao với muối, hạt quýt, hạt vải sao với giấm, mỗi vị 30g. Ích trí nhân 20g, hạt cau rừng 15g; thanh bì 18g sao dầu vừng. Các vị trên mang tán nhỏ, rây bột mịn. Uống lúc đói với rượu mỗi lần 6g.

Quả vả
Quả vả. Ảnh: Internet
Quả vả: cây vả thường mọc dưới tán rừng bên bờ các khe suối. Quả vả tính bình, vị ngọt, chứa chất keo thơm, có tác dụng chống viêm, giải độc, tiêu đờm, lợi sữa, bồi bổ sức khỏe.
Chữa họng sưng đau: 100g quả vả non, 50g lá chó đẻ, 30g bút tre. Dược liệu giữ tươi, rửa sạch, giã nát với 1g băng phiến, sao nóng, đắp vào chỗ đau băng lại, làm 2 lần/ngày.
Chữa cảm, ngộ độc: 200g quả vả, 200g quả sung, 20g lá móc mèo, 50g rễ canh châu. Tất cả các vị trên thái nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml. Chia uống 2 lần trong ngày.
Lợi sữa: đem quả vả khô sấy giòn, tán bột mịn. Ngày uống 2 lần vào lúc đói. Mỗi lần dùng 12g với nước nguội. Uống trong 3-5 ngày.
Chữa gầy yếu, suy nhược: quả vả phơi hoặc sấy khô 500g, cắt nhỏ ngâm với rượu trắng trong 10-20 ngày. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 chén con.
Quả me rừng: thịt quả me rừng ăn có vị chua chát, sau ngọt, có tác dụng dịu cơn khát vì có hàm lượng vitamin C cao.
Dùng 10-20g me rừng đã phơi khô, giã nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml uống để chữa cảm, tiêu viêm. Quả me rừng làm ô mai chữa nôn mửa, viêm họng, họ rất tốt.

Quả trám trắng
Quả trám trắng. Ảnh: Internet
Quả trám: có hai loại: trám đen và trám trắng. Trám đen có màu tím thẫm, trám trắng có màu xanh lục. Trám dùng làm thuốc thường là trám trắng. Theo Đông y quả trám có vị chua, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cá, giải say rượu, giải khát, thanh giọng, chống viêm…
Chữa ho, thanh nhiệt, giải thử: Khi người bệnh thấy miệng khô, hay nhổ nước bọt, phổi ráo thì dùng 5 quả tram tươi bỏ hạt, 5g kim thạch hộc thái nhỏ, 5g rễ lau thái nhỏ, 5g mã thầy gọt vỏ, 2 quả lê gọt vỏ, 10g mạch đông, 10 miếng ngó sen. Tất cả rửa sạch nấu với 2 lít nước trong 1 giờ sau đó để nguội lọc lấy nước uống hằng ngày.
Phòng chữa bệnh đường hô hấp: 15g trám tươi bỏ hạt, đập giập, 250g củ cải tươi thái nhỏ. Ninh trong nồi đất, uống thay trà.
Chữa chứng viêm họng, ho khan, rát cổ, khản tiếng: 5 quả trám , 5g trà xanh, 20g mật ong. Đập giập quả trám cho vào nồi đất đun 15 phút rồi rót vào cốc đã có sẵn trà xanh, mật ong, hãm 10 - 15 phút rồi uống.
Chữa chứng lỵ ra máu: Dùng trám và ô mai lượng bằng nhau đốt thành tro. Ngày pha 9g với nước cơm uống sẽ có kết quả tốt.
Chữa chứng sâu răng: quả trám đốt thành than tán nhỏ, trộn một ít xạ hương bôi vào chỗ đau. Chú ý: phụ nữ mang thai không nên ngửi mùi xạ hương.
Chữa chứng viêm tắc mạch máu: Lấy quả trám trắng (200g) luộc chín, ăn cái, uống nước hằng ngày. Điều trị một liệu trình là 1 - 2 tháng sẽ có kết quả tốt.
Chữa sốt cao, khô miệng, háo khát: giã nát quả trám, vắt ra lấy nước uống hằng ngày.
Chữa viêm nhiễm đường ruột, đại tiện ra máu: Quả trám đốt tồn tính, nghiền thành bột. Mỗi lần uống 15g pha với nước cơm.
Chữa ngộ độc cá nóc: Dùng nước ép của quả trám hoặc sắc nước trám đặc để uống hoặc dùng quả tram tươi, rễ cỏ tranh mỗi thứ 120g ép lấy nước uống.
BS Nguyễn Minh

Cây cỏ chữa bệnh đường tiêu hóa


Ở Việt Nam, có nhiều loại cây có khả năng ức chế E.Coli và điều trị có hiệu quả bệnh đường tiêu hóa theo kinh nghiệm dân gian và đã được khoa học phân tích, chứng minh. Trong số đó phải kể đến: rau sam, mơ lông, tỏi và lá hẹ.

Rau sam
Rau sam. Ảnh: Internet
Rau sam:
Từ lâu, trong dân gian nước ta thường dùng rau sam làm thuốc sát khuẩn trong những chứng lở loét ngoài da, làm tiêu nhọt độc và làm lợi tiểu trong chứng tiểu buốt, tiểu dắt. Nghiên cứu khoa học cho thấy, rau sam có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn lỵ và thương hàn. Dịch chiết rau sam bằng cồn êtylic có hiệu quả rõ rệt đối với trực khuẩn E.Coli, vi khuẩn lỵ và thương hàn.
Theo Đông y, rau sam có vị chua tính lạnh, không có độc tính, vào ba kinh tâm, can và đại trường, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm, nhuận trường lợi tiểu, thường được dùng trong các chứng viêm nhiễm, lở ngứa, kiết lỵ.
Rau ram là một nguồn kháng sinh tự nhiên rất quý trong các chứng viêm nhiễm đường ruột và đường sinh dục, tiết niệu.
Chữa kiết lỵ cấp tính: Rau sam tươi 100g, giã nát vắt lấy nước, đun nóng, cho thêm một chút mật ong hoặc đường vào để uống.
Lưu ý: Vì rau sam hoạt huyết và tính hàn nên không sử dụng cho người có thai. Với những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiểu lỏng khi sử dụng rau sam cần được phối hợp tốt với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ. Ngoài ra, do hàm lượng nitrate và oxalate có trong rau sam nên cần thận trọng khi dùng với người có tiền sử về sỏi thận.

Cây mơ lông
Cây mơ lông. Ảnh: Internet
Mơ lông:
Được dùng để chữa các chứng phong thấp, đau nhức, đau bụng, kiết lỵ, phù thũng, đầy bụng, chậm tiêu, trẻ nhỏ suy dinh dưỡng (cam tích, gan, lách sưng to, trùng độc, thoát giang (sa trực tràng) mụn nhọt mọc ở lưng, bạch đới, tổn thương do trật đả…
Một số bài thuốc chữa bệnh tiêu hoá bằng lá mơ lông:
Trị kiết lỵ do amip: 30g lá mơ thái chỉ trộn với lòng đỏ trứng gà. Gói vào lá chuối rồi nướng chín. Ngày ăn 2 lần, liên tục 5 – 8 ngày. Sau đó xét nghiệm phân nếu còn trứng amip ăn thêm một liệu trình nữa.
Trị kiết lỵ giai đoạn khởi phát: Khi bị lỵ, người bệnh đi đại tiện nhiều lần, phân lẫn máu và chất nhày. Nếu có kèm sốt thì lấy một nắm lá mơ thái nhỏ, đập một quả trứng gà, trộn đều. Bọc hỗn hợp này bằng lá chuối, đem nướng chín, ăn ngày 3 lần, liên tục vài ngày sẽ khỏi.
Trị lỵ do đại tràng tích nhiệt: Lá mơ 20g, lá phèn đen 20g, rửa sạch, dội qua nước sôi để ráo, giã nát, vắt lấy nước cốt uống 2 - 3 lần.
Trị chứng sôi bụng, ăn khó tiêu: Lấy một nắm lá mơ tươi, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát lấy nước uống. Ăn, uống liền trong 2 – 3 ngày sẽ có kết quả.
Trị tiêu chảy do nóng: Khi bị tiêu chảy do nhiệt với các biểu hiện phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng quặn dau, đầy hơi, khát nước nhiều, hậu môn nóng rát dùng 16g lá mơ, 8g nụ sim sắc với 500ml nước lấy 200ml. Chia uống 2 lần trong ngày.

Củ tỏi
Củ tỏi. Ảnh: Internet
Tỏi:
Tỏi có 3 hoạt chất chính allicin và liallyl sulfi de và ajoene. Allcin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi. Allicin không hiện diện trong tỏi. Tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của chất aliin có sẵn trong tỏi biến thành allicin. Do đó càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao. Đun nấu sẽ đẩy nhanh quá trình mất chất này. Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin.
Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào 2 kinh can, vị. Tỏi có tác dụng thông khiếu, giải phong, sát khuẩn, giải độc, tiêu nhọt, hạch. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, dịch chiết xuất từ tỏi có khả năng ức chế 100% E.Coli.
Chữa lỵ: Tỏi 10g giã nhỏ, ngâm vào 100ml nước nguội trong 2 giờ, lọc bỏ bã lấy nước thụt vào hậu môn, giữ lại khoảng 15 phút. Thụt mỗi ngày 1 lần. Đồng thời ăn mỗi ngày 6g tỏi sống chia 3 lần. Điều trị 5 – 7 ngày có kết quả.
Lá hẹ cũng có tác dụng chữa lỵ: Lá hẹ 100g, rửa sạch, cắt nhỏ cho vào xay hoặc giã nhuyễn vắt lấy nước chia uống 3 lần trong ngày. Uống liền 5 - 7 ngày.
Theo Lương y Hoài Vũ
Báo Sức khỏe & Đời sống

Thực phẩm chống ung thư


Ung thư được xem là một trong những căn bệnh nan y gây tử vong hàng đầu hiện nay trên thế giới. Với tỷ lệ điều trị thành công bệnh ung thư hiện nay còn rất thấp, nhiều người tự hỏi liệu có cách nào có thể phòng ngừa hiệu quả bệnh ung thư trước khi nó xảy ra? Bên cạnh môi trường sống trong lành, chế độ thực phẩm với công dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả đang là lựa chọn hữu ích đối với tất cả mọi người.
Quả dâu tây
Quả dâu tây.
Dâu tây
Dâu tây không chỉ là loại quả giàu vitamin và tác dụng làm đẹp da, mà còn là loại quả có chứa nhiều thành phần axits ellagic và các loại chất chống ôxy hoá polyphenol. Các thành phần này có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, ngăn chặn sự biến đổi của các tế bào và tăng cường sức đề kháng cho các tế bào trong cơ thể. Dâu tây được xem là loại quả giúp giảm béo và ngăn ngừa ung thư rất tốt.
Sôcôla
Từ lâu, hạt ca cao đã được biết đến là loại hạt có giá trị và rất tốt cho sức khoẻ. Người dân địa phương vùng Nam Mỹ coi côca là loại hạt dùng để chữa bệnh và cây côca được trồng rất nhiều ở vùng này. Sôcôla đen có chứa tới 70% ca cao, không chỉ là loại thực phẩm có vị rất hấp dẫn mà còn có chứa rất nhiều chất chống ôxy hoá và các polyphenols hữu ích. Ngoài ra trong sôcôla còn có chứa thành phần có tên gọi catechin (là thành phần có chứa nhiều trong trà xanh có tác dụng phòng bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư.
Củ nghệ
Củ nghệ.
Gừng và nghệ
Gừng và nghệ không chỉ là gia vị trong chế biến thực phẩm mà còn là vị thuốc có nhiều tác dụng hiệu quả. Các nghiên cứu về tác dụng của gừng cho thấy, trong gừng có chứa nhiều thành phần chống nhiễm khuẩn có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư. Trong khi đó, các thành phần trong nghệ – một loại củ thuộc họ gừng còn có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư. Thành phần này có tên khoa học là curcumin.
Trà xanh
Nghiên cứu về các tác dụng của trà xanh, các nhà khoa học đều khẳng định trà xanh rất có lợi cho sức khoẻ. Uống một đến 2 tách trà xanh nóng hoặc lạnh mỗi ngày có thể giúp cơ thể hấp thụ một lượng lớn epigallocatechin gallate (EGCG) và catechins - đều là các thành phần giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt EGCG còn có tác dụng làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư dạ dày và ung thư phổi. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản đều khẳng định, giá trị phòng ung thư của trà xanh và tác động chống lão hoá, chống nhiễm khuẩn của loại lá trà này.
Trà xanh
Trà xanh.
Vitamin D
Các thực phẩm có chứa vitamin D đều rất tốt cho sức khoẻ, đồng thời có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư. Rất nhiều nghiên cứu về tác dụng của vitamin D đối với cơ thể con người đã cho thấy tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh đường ruột và ung thư vú. Vitamin D có thể được hấp thụ qua da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, song theo các nhà khoa học nên bổ sung vitamin D cho cơ thể tốt nhất thông qua các loại thực phẩm như cá hồi, cá mòi, cá thu và nhiều loại cá biển khác.
Thực phẩm chứa folate
Các nghiên cứu về tác dụng của các loại vitamin đã cho thấy: Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 là thành phần vitamin duy nhất trong nhóm vitamin có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Khi cơ thể bị thiếu folate, hệ miễn dịch bị suy giảm và nguy cơ mắc ung thư tăng cao hơn bình thường. Do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo cần bổ sung đầy đủ vitamin B9 cho cơ thể để ngăn ngừa ung thư. Thực phẩm giàu folate bao gồm các loại rau xanh, các loại đậu hạt rất tốt cho sức khoẻ.
Rau cải
Rau cải.
Rau cải
Một số nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng: Các loại rau thuộc họ cải gồm cải xanh, cải bắp, xúp lơ, củ cải, cải bó xôi…. có chứa nhiều thành phần dinolylmethane, sulforaphane và element selenium là các thành phần chống lại quá trình ung thư và biến đổi tế bào trong cơ thể.
Ngoài ra, trong các loại cải bó xôi, củ cải, cà rốt và cà chua… còn có chứa rất nhiều beta carotene, lutein và zeaxanthin… có tác dụng ức chế sự phát triển của ung thư. Đây cũng là các thực phẩm giàu folate.
Rượu vang đỏ
Mặc dù uống nhiều rượu rất có hại cho sức khoẻ, song một chút rượu vang đỏ từ trái nho lại có chứa rất nhiều thành phần resveratrol (có trong vỏ quả nho) là thành phần ngăn ngừa nguy cơ phát triển bệnh tim mạch và ung thư rất hiệu quả. Các nghiên cứu dinh dưỡng học đã chỉ rõ, uống một chút rượu vang đỏ mỗi ngày rất tốt cho hệ tim mạch, đông thời có thể ngăn ngừa các bệnh ung thư gan, ung thư vú và ung thư dạ dày.
Theo Minh Ngọc
Sức khỏe & Đời sống/The Independent

Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

  • Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi
  • 10 phút tìm hiểu ĐẠO CAO ĐÀI .
  • Tác giả: Đào Công Tâm (Bản PPS)
  • Dương Trọng Thu biên tập lại theo Google Slides