Hiển thị các bài đăng có nhãn DANH NHÂN ĐẠI ĐẠO. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn DANH NHÂN ĐẠI ĐẠO. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021
NHÂN VẬT CAO ĐÀI GIÁO
Trang đầu
Lời nói đầu: LẦN TÁI BẢN I NĂM 2008
Lời thanh minh: LẦN XUẤT BẢN 2006
Chương 1: NGÔ MINH CHIÊU
Thứ Năm, 10 tháng 6, 2021
MỘT CUỘC ĐỜI DÂNG HIẾN
LÊ VĂN TRUNG (1875 – 1934)
Ông Lê văn Trung đến thế giới nầy vào năm 1875 và giã từ ngày 13 tháng 10 năm Gíap Tuất (1934). Với thời gian chỉ 59 năm mà Ngài đã để lại nơi trần thế nầy, một sự nghiệp lớn lao không thể đo lường được.
Thứ Ba, 8 tháng 6, 2021
NỮ SĨ ĐOÀN THỊ ĐIỂM
NỮ SĨ ĐOÀN THỊ ĐIỂM
Trước và trong thời Tam Kỳ Phổ Độ
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên,
Xanh kia thăm thẳm từng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này!
Những ai chưa quên những vần thơ trên đây, thì không thể nào quên được người diễn nôm bản Chinh Phụ Ngâm Khúc. Dịch phẩm tuyệt vời này đã đưa nữ sĩ Đoàn Thị Điểm lên đỉnh cao văn học Việt Nam thế kỷ 18.
Thứ Tư, 2 tháng 6, 2021
PETRUS KÝ TRONG ĐẠO CAO ĐÀI
HUỆ KHẢI
Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2021
Gương hướng đạo chơn-tu của Đức Trần Đạo Quang
Hành Sơn
Lời mở đầu
Đức Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang một bậc chân tu Thánh-Đức, Ngài vốn là một vị Thái Lão Sư phẩm vị cao trong nhất của Đạo Tam-Giáo Minh-Sư, sắp được thọ truyền Tổ-Ấn từ Trung-Hoa thì gặp lúc Đạo Cao-Đài ra đời. Đức Cao-Đài Thượng-Đế giáng cơ khuyên Ngài qui hiệp với Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ mở rộng đường phổ hóa để tận độ nhân-loại buổi Tam-Kỳ Hạ-Ngươn nầy. Ngài về với Đạo Cao-Đài được Thiêng-Liêng phong Ngọc-Chưởng-Pháp một phẩm cao trọng bậc nhì trong Hội-Thánh Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ đầu tiên tại Tòa Thánh Tây-Ninh, trừ một phẩm đệ nhất là Giáo-Tông đương thời là Đức Lý Thái Bạch.
Vì vậy toàn Bổn-Đạo Cao Đài và Minh-Sư khắp hai miền Nam-Trung nước Việt không mấy ai không hiểu biết và kính trọng Ngài. Mỗi năm ngày 17 tháng 2 âm lịch khắp nơi trong toàn Đạo đều có cúng giỗ kỷ niệm ngày đăng tiên của Ngài, đặc biệt tại Linh-Quang-Tự Tổ Đình Đạo Minh-Sư của Ngài, nay các đệ tử dời về Hốc-Môn và tại Hội-Thánh Minh-Chơn-Đạo miền Hậu-Giang và Hội-Thánh Truyền-Giáo Trung-Việt cử hành lễ kỷ niệm trọng thể.
Mùa cúng giỗ của Ngài năm nay nghĩ tình Sư-Đệ, vì nghĩa vụ kẻ hậu sinh, nhân có chút thì giờ xin chép lại tóm lược về tiểu sử Ngài những điều tôi đã hân hạnh ghi nhận được, để góp phần sưu tầm Sử Đạo tương lai và cũng để toàn thể Đạo tâm chúng ta hiểu biết thêm về quá trình của một bậc Hướng-Đạo chân tu nêu gương sáng lạng muôn đời.
Mười ba tuổi phát-tâm nhập Đạo.
Đức Ngọc-Chưởng-Pháp Trần Đạo Quang tên thật của Ngài là Trần Văn Quang, Ngài ra đời lúc bình minh, giờ Dần ngày mồng 10 tháng 11 năm Canh Ngọ (1870) tại Ban Dầy, quận Cai Lạy, tỉnh Định-Tường (Mỹ-Tho) ( Lúc đi Trung-Kỳ truyền Đạo, Ngài chưa có giấy thuế, phải lấy tên Hà Văn Thuần của người trong làng xin căn cước mới được ra Trung vì vậy Ngài đứng tên bất-động-sản tại Đà-Nẵng hay những nơi khác là Hà Văn Thuần). Thân phụ Ngài Cụ Ông Trần Chí Hiếu, thân mẫu Ngài là Cụ Bà Dương Mỹ Hậu. Ngài sinh trưởng trong một gia đình nông nghiệp, lại là một người con độc nhất nên cha mẹ rất quý yêu không cho đi xa, mỗi lúc đi đâu phần nhiều dắt theo, nên Ngài chỉ học được chữ Nho và Quốc-ngữ các trường quanh làng. Tuy ít học nhưng bản chất Ngài thông minh đĩnh ngộ từ tuổi ấu thơ đã dày lòng hiếu-kính cha mẹ, nhân-ái đối với kẻ khó người nghèo chứng tỏ đã có căn lành từ trước.
Thân sinh Ngài vốn ham mộ tu trì theo Đạo Tam-Giáo Minh-Sư nên Ngài thường được theo cha mẹ đến chùa nghe cầu kinh giảng Đạo. Năm mười ba tuổi Ngài phát tâm xin nhập Đạo, song thân Ngài thuận cho. Năm mười sáu tuổi năm Ất-Dậu (1885) bỗng nhiên Ngài phát Đại nguyện xin phép dâng lễ cầu sám thọ giới trường trai, bước đầu vào đường giải thoát. Song thân Ngài thấy con giốc lòng mộ Đạo mà nữa mừng nữa lo, mừng vì con muốn làm điều thiện theo ý nguyện của mình, nhưng lo vì Ngài là con độc tự nếu giốc lòng tu cầu giải thoát thì lấy ai nối dõi tông đường. Nhưng nghĩ lại giới cầu sám vẫn còn nhập thế được nên bằng lòng cho Ngài dâng lễ, và nhờ Đức Thái Lão Sư Trần Đạo Cửu nhận làm bậc Thầy đứng khai thị.
Năm năm sau, năm Canh-Dần (1890) Ngài được 21 tuổi là năm khó khăn trên bước đường tu của Ngài, vì Ngài thì quyết tâm xin cầu lên Nhứt Bộ, trường trai tuyệt dục phế đời giải thoát, nhưng Song thân Ngài thì nhất định không cho, vì lẽ thừa tự nói trên. Vấn đề dằn co mãi, sau cùng Đức Lão Sư Trần Đạo Cửu lấy lẽ duyên nghiệp đem chuyện Đức Phật Tổ bỏ ngai vàng đi tu mà khuyên can, và kết cuộc Song thân Ngài mới bằng lòng cho Ngài bước vào đường xuất thế.
Rồi từ đó đường tu của Ngài cứ một mạch đi lên, năm 22 tuổi Ngài cầu lên Nhị Bộ, năm 23 tuổi Ngài cầu lên Tam-Bộ, thế là xong phần Nhứt Thừa Châu Viện. Đến năm 25 tuổi (Giáp-Ngọ), Ngài bắt đầu bước vào Nhị Thừa lãnh Thiên-Mạng gọi là Thiên-Ân. Năm 31 tuổi năm Canh-Tý Ngài được cầu Thọ-Thiên-Ân lên một bực là "Chứng-Ân", chữ lót tên Ngài được đổi lại chữ "Minh" , Trần Minh Quang, Năm 34 tuổi, Ngài được lãnh Thiên-Ân lên một bậc nữa là "Dẫn-Ân" thì chữ lót tên Ngài được đổi lại chữ "Xương", Trần Xương Quang. Năm 37 tuổi, Ngài được thọ lãnh Thiên-Ân lên một bậc nữa là "Bảo-Ân" thì chữ lót tên Ngài được đỗi lại chữ "Vĩnh", Trần Vĩnh Quang. Đến đây đã xong phần Nhị-Thừa. Năm Ngài 41 tuổi, năm Canh-Tuất (1910) bắt đầu bước vào Tam-Thừa, Ngài được thọ phong Đảnh-Hàng tức phẩm-vị Lão-Sư, hàng chức sắc cao cấp của Đạo Minh-Sư, và chữ lót tên của Ngài được đổi lại chữ "Vận", Trần Vận Quang.
Trong hàng Lão-Sư lúc bấy giờ quí vị phần đông bán thế xuất gia. Đặc biệt Đức Thái-lão Trần Đạo Quang đồng chơn nhập Đạo, một bậc chơn tu đạo hạnh, nhập đạo từ năm 13 tuổi, nên Ngài rất được trong Đạo, ngoài đời kính trọng. Vì vậy lúc thọ lãnh Thiên-Ân, Ngài đã đến nhiều nơi trong tỉnh nhà Định-Tường phổ độ người vào đạo rất đông. Đầu tiên Ngài đến Cả Hòa, bổn đạo hiến đất xây cất chùa, và tạo mãi ruộng vườn để làm phước điền. Rồi Ngài đến xã Thôm-Rôm cũng xây cất chùa, tạo phước điền. Sau Ngài về quê nhà, quận Cai-Lạy, phổ độ thêm nhiều bổn đạo và lan rộng đến nhiều nơi trong các tỉnh miền Nam như Gò-Công v.v..
Từ đó danh tiếng Ngài không những ở miền Nam, mà nhiều nơi tại Trung-Kỳ cũng đều ngưỡng mộ. Năm ấy không rõ năm nào, Ngài định ra Trung-Kỳ thăm dò đường mở Đạo, do một đệ tử mời Ngài ra Quảng-Ngãi, (theo lời một đệ tử khác thì người mời Ngài ra Quảng-Ngãi là Thầy Ba-Họa, Ông này thọ giáo lúc còn nhỏ ?) xin cầu tiến bạc Tiên Linh, nghĩa là cầu siêu cho ông bà cha mẹ. Nhưng Song thân Ngài không bằng lòng cho đi, vì cha mẹ tuổi già chỉ có mình Ngài là con nên không muốn cho đi xa. Ngài phát Đại nguyện khẩn thiết xin Song thân cho Ngài đi, vì thọ truyền Tổ Mạng không thể không dẩn dắt nhơn sinh. Song thân Ngài khóc lóc khuyên can, nhưng Ngài quyết tâm xin ký thác Song thân cho chư đệ tử rồi Ngài nuốt lệ mà bái biệt.
Năm Ngài 45 tuổi, năm Giáp-Dần (1914) được cầu phong Thập-Địa Thái-Lão-Sư do Đức Tổ-Sư Trần-Đạo-Khánh (Tông Phổ Tế) từ Trung-Hoa truyền thọ đại nhậm. Và chữ lót tên Ngài đổi lại chữ " Đạo" nên gọi Ngài là Thái-Lão-Sư Trần-Đạo-Quang cho đến mãi về sau. Như thế con đường tu-trì theo Đạo Tam-Giáo Minh-Sư của Ngài đã đi đến tột đỉnh chỉ còn truyền Tổ-Ấn nữa là hết (Tổ-Sư Trần-Đạo-Khánh nguyên người Việt qua Trung-Hoa thọ giáo tu-trì từ thuở bé, được truyền phong Tổ-Ấn.).
Thọ Tổ-Mạng xong, Ngài vẩn tiếp tục phổ độ nhiều nơi. Thời gian sau, được sự tín nhiệm của 12 vị Lão-Sư mời Ngài về Linh-Quang-Tự tại làng Hạnh-Thông-Tây, quận Gò-Vấp, tỉnh Gia-Định, chuyển thác chùa Linh-Quang và đạo nghiệp cho Ngài. Từ đây Linh-Quang-Tự được coi như là Tổ-Đình Tông-Phổ-Tế đạo Tam-Giáo Minh-Sư mà Ngài là người chủ trì.
Ra Trung lần thứ hai chính thức mở đạo Tam-Giáo Minh-Sư.
Khoảng năm Ất-Mẹo, Ngài trở ra Trung lần thứ Hai. Duyên do chuyến ra Trung lần nầy. Theo tài liệu của Ông Trần Chuân (túc Lão-Sư Trần-Đạo-Cơ) đệ tử thân cận Thái-Lão-Sư Trần-Đạo-Quang cung cấp tài liệu cho tôi viết thiên sử nầy, và sự ghi nhận của Bà Tham Tường con Cụ Trương Như Hối và Ông Nguyễn-Thượng-Khải con Cụ Nguyễn-Vĩnh-Từ (Nguyễn Thương Toại), hai vị chức sắc đạo Minh-Sư cùng đệ tử Đức Thái-Lão (Bà Tham Tường và Ông Nguyễn Thượng Khải thì hiện là chức sắc của Hội-Thánh Truyền-Giáo Cao-Đài) thì sau chuyến ra Trung lần thứ 1 của Đức Thái-Lão có tiếng đồn đãi trong giới ham mộ tu trì về Ông Minh-Đường hay Ông Lão-Phật-Đường chân tu, nên nhiều người rất mong gặp Đức Ngài..
Lúc bấy giờ tại vùng Quảng Ngãi, Quảng Nam cũng có phong trào đồn đãi về nhà Sư Thạch Đng tu đắc đạo, có phép lạ, cứu thế độ dân. Nhà Sư danh hiệu là gì, sự liên hệ với Đức Thái Lão ra sao sẽ khảo cứu sau. Chỉ biết Ông là người Quãng-Ngãi tu ở động đá, nên gọi là Sư Thạch-Động. Ông chỉ ăn toàn trái cây, rau ranh và đậu xanh mà thôi. Thường ngày ngoài việc khuyến tu, giảng đạo và cho thuốc chửa bệnh rất nổi tiếng nên đệ tử khá đông. Tiếng đồn đến Huế, các quan lại trong triều và Hoàng Tộc cho mời Ông ra chửa bệnh trong nội cung, có lần đến một hai năm...
Giới hâm mộ tu trì thời ấy, đặc biệt ở Quảng Nam có cụ Lãnh-Binh Trương Điềm quê ở Thừa-Thiên, được triều-đình Huế bổ nhiệm vào trấn nhậm ở Quảng Nam. Lãnh-Binh , một chức quan võ cai quản quân cơ trong một tỉnh, một chức quan có quyền thế của Nam-Triều.
Thời thái bình quan Lãnh-Binh trông nôm việc mở mang đường xá trong tỉnh. Nhân đó Cụ Lãnh-Binh Trương Điềm được dịp tiếp xúc nhiều giới thân sĩ. Cụ lại phát tâm muốn tìm đạo tu trì. Nên ngoài việc tiếp xúc với nhà Sư Thạch-Động, cụ tìm gặp các vị tu sĩ đạo Minh-Sư, đệ tử ĐứcThái Lão Trần Đạo Quang để biết thêm về đường lối tu trì củ Đức Ngài. Và năm ấy, cụ Lãnh-Binh Trương Điềm nhờ Ông Tú Trực, người làng Thanh Chiêm, phủ Điện Bàn Quảng Nam viết thư cung thỉnh Đức Thái Lão Trần Đạo Quang ra Quảng Nam, một mặt Cụ xin phép quan Tổng Đốc, lệnh truyền làng Thanh Chiêm dọn dẹp khang trang ngôi chùa cổ trong đầu làng để đón tiếp Đức Thái Lão.
Đức Thái Lão ra Trung lần này, ban đầu Ngài ở chùa làng Thanh Chiêm và nhà Ông Vỏ Chi Lương, đệ tử của Ngài, người làng Long Châu (Cải Thóc) cũng phủ Điện Bàn, nhờ Cụ Lãnh Binh thọ giáo và hộ trì nên Ngài thu nộp được nhiều môn đệ. Và đặc biệt nhất là Ngài thu nhận chùa Tây Thiên do bà Cụ Giám Đốc Lương Văn Tấn hiến cúng để làm cơ sở hành đạo,truyền đạo Tam Giáo tỉnh Quảng Nam.
Chùa Tây-Thiên ở làng Thọ Sơn, tổng Mậu Hòa, phủ Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, do cụ Bà Giám Đốc Lương Văn Tấn tạo lập nên thường gọi chùa Bà Giám. Nguyên Cụ Lương Văn Tấn đổ cử nhân được cụ Phạm Phú Thứ trấn nhậm Tổng Đốc Hải Dương (Bắc-Việt) đề cử giử chức Bí Thư kiêm Giám Đốc thương cảng Hải Phòng. Vì vậy về sau mới có danh từ gọi Bà là Bà Giám ? Cụ Lương Văn Tấn qua đời, một thời gian sau, gia đình gặp nhiều biến cố, Cụ Bà buồn chán phát nguyện quy y theo nhà Sư Thạch Động và tạo chùa Tây Thiên hiến cúng để nhà Sư làm nơi giảng kinh, thuyết pháp.
Chùa Tây Thiên chuyển biến qua Đức Thái Lão Trần Đạo Quang duyên do từ Cụ Lãnh Binh Trương Điềm thọ giáo Đức Thái Lão, nhưng từ trước vẫn thường học hỏi Giáo Lý với nhà Sư Thạch Động. Nhờ vậy mà nhà Sư Thạch Động cũng được hiểu biết nhiều về Đức Thái Lão Trần Đạo Quang, bậc chân tu đạo hạnh. Ta tạm gác lại huyền thoại về nhà Sư Thạch Động tiên tri nên ủy thác đạo nghiệp lại cho Đức Thái Lão, ở đây chỉ ghi lại (theo lời Ba Tham Tường) một buổi lễ nọ (không nhớ ngày) nhà Sư Thạch Động truyền môn đệ tập hợp đông đúc tại chùa Tây Thiên để nghe Ngài nói pháp, và hôm ấy nhà Sư cho thỉnh Đức Thái Lão Trần Đạo Quang và một số môn đệ Ngài.
Sau thời pháp, nhà Sư Thạch Động đề cao Đức Thái Lão Trần Đạo Quang và nói với chúng đệ tử, Ngài hết nhiệm vụ ở thế độ dẩn nhơn sanh, Ngài phải trở về núi, nên chuyển thác đạo nghiệp lại cho Đức Thái Lão Trần Đạo Quang, khuyên chư đệ tử tuân theo lời Ngài mà tu trì với Đức Thái Lão. Rồi từ đó nhà Sư biệt tích.
Vì vậy bà Cụ Giám trở thành đệ tử Đức Thái Lão Trần Đạo Quang và chùa Tây Thiên chuyển biến cho Đức Ngài và trở thành chùa Tam Giáo Minh-Sư, đặc biệt nhất ở Quảng Nam để liên lạc với Linh Quang Tự ở Sàigòn .
Để phát họa quang cảnh thủy tú sơn thanh của chùa Tây Thiên, trước có núi Thọ Sơn, sau có chi nhánh sông Thu Bồn, Tôi ghi lại mấy vần thơ của Bà Tham Tường cảm tác lúc Bà 18 tuổi, nhân về viếng chùa bà Ngoại (Cụ bà Giám là bà Ngoại của bà Tham Tường), mà bà Ngoại đã mất đi rồi:
"Bước đến Tây Thiên ngở núi Bồng
Cảnh chùa bà Ngoại phải đây không?
Sau lưng nước đón đưa người Đạo
Trước mặt non che khuất bụi hồng
Hương ngát thơm tho mùi Đạo lý
Chuông rung chuyển động phép thần thông
Người đây cảnh đấy bao tình cảm
Cảnh có Bà không? Cháu tủi lòng".
Đức Thái Lão ở Trung kỳ lần thứ hai về, bổn đạo miền Trung từ Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi thường xuyên liên lạc với Ngài tại chùa Linh Quang Tự để xin thọ giáo hoặc cầu phong. Ngài sắp xếp mọi việc an bày, lo mở rộng cơ Đạo tại miền Nam. Bổn Đạo ở Phước Long, tỉnh Rạch Giá rước Ngài đến hiến đất xây chùa và tạo mãi Phước Điền. Và khoảng mười năm sau, năm Giáp-Tý (1924), bổn đạo Quảng Nam cung thỉnh Ngài ra chùa Tây Thiên, Ngài ra Trung lần thứ ba này để tiếp xúc rộng rãi với toàn bổn đạo, cầu chứng cho một số bổn đạo không vào Nam thọ giáo được, và chứng nhận khoảng 20 phật đường do các vị thọ thiên ân lập để phổ độ nhơn sanh như Quảng Tế Đường, Viên Tế Đường, Phổ Tế Đường, Vĩnh Tế Đường v.v. ..
Đức Thái Lão Trần Đạo Quang ra Trung phổ độ dưới chế độ cai trị của chánh quyền bảo hộ Pháp và Nam Triều, không phải không gặp những khó khăn, huống tại Quảng Nam, chí sĩ Trần Cao Vân cũng là một đạo sĩ đã gây nhiều phong trào chống Pháp và sau xúi vua Duy Tân khởi nghĩa, nên mấy lần quan địa phương phủ huyện đòi Ngài đến chất vấn. Ngài vẩn lời lẽ chân thật, đạo đức hiền hòa trình bày: "Tôi nghĩ chính phủ ta hay Bảo-hộ (Pháp) cai trị dân cũng muốn người dân lương thiện, biết tôn trọng luân thường đạo lý, tuân theo phép nước, làm tròn bổn phận người dân. Thì chính tôi đây độ dẩn người tu hành là khuyến dân làm những điều ấy. Còn hơn vậy nữa, người tu hành biết thương người thương vật, không sát hại đến loài cầm thú côn trùng nên tôi mong rằng chánh phủ và quan lớn không giúp đở tôi được thì cũng xin đừng ngăn cấm chúng tôi"
Lời lẽ Ngài đầy từ bi hoan hỷ, tướng mạo phi phàm của Ngài: râu dài quá rốn, đạo cốt tiên phong. Các quan lại Nam Triều tuy khó khăn nhưng cảm phục, nên mọi việc rồi cũng bỏ qua.
Qui hiệp với Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.
Năm Ất-Sửu (1925),Đức Thái Lão lại chuẩn bị ra Trung-Kỳ Quảng-Nam hành đạo. Hành trang sắp xếp xong, lần này định mang kinh sách ra phổ độ. Ngài định ngày 09 tháng 09 âm lịch khởi hành, thì bất ngờ đêm mùng 08 quí Ông Bộ Tương, Ba Kinh (Ông Bộ Tương đây không rõ Ngài Lão Sư Tương sau được phong Thượng Chưởng Pháp, hay là Ngài Phủ Nguyễn Ngọc Tương, vì ông Trần Chuân không nhớ rõ!, Ba Kinh tức ông Giáo Sư Kinh) hướng dẫn quí ông Hội Đồng Lê Văn Trung, Đốc Phủ Lê Bá Trang, Vương Quan Kỳ, quí ông Cao Quỳnh Cư và ông Ba Sanh đến trình bày có lệnh Thượng Đế dạy đến xin lập đàn cơ để Ngài dạy Đức Thái Lão.
Giờ Tý ngày 09 tháng 09 năm Ất-Sửu, cơ đàn thiết lập tại Linh Quang Tự, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế tá danh Cao Đài giáng dạy Đức Thái Lão nên qui hiệp về Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ để tận độ chúng sanh cho kịp cơ đại ân xá.
Lệnh truyền tuy đột ngột, nhưng Đức Lão nhận hiểu kịp Thiên Ý, vì trải bao năm tu Đạo Minh-Sư, Ngài có nhiều lần đọc qua kinh sách giáng bút từ Trung-Hoa đã có nói: "Lục vạn dư niên Thiên khai Huỳnh Đạo nhứt kỳ. . . và mạc hậu Tam-Kỳ Thiên khai Huỳnh Đạo v.v. . ." nên Ngài có bạch hỏi một vài điều, được Đức Thượng-Đế Cao-Đài giải đáp và xin cho có thời gian để chuẩn bị tuân mạng . . .
Thế là cuộc đi Trung-Kỳ đình lại và thiên mạng Ngài nhận ở Tổ Sư Trần Đạo Khánh cũng kết thúc từ đây!
Rằm tháng Giêng năm Bính Dần (1926), Đức Thái Lão Trần Đạo Quang Lên chùa Gò-Kén Tây-Ninh thọ mạng Thượng-Đế, qui hiệp Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, và thời gian sau đó, Ngài được Đức Cao-Đài Thượng-Đế phong cho chức Ngọc Chưởng Pháp cùng với Ngài lão Sư Tương: Thượng Chưởng Pháp, Ngài Hòa Thượng Như Nhãn (chủ chùa Gò-Kén) Thái Chưởng Pháp, là những chức sắc cao cấp trong Hội Thánh Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ đầu tiên tại Tây-Ninh.
Tin Đức Thái Lão Trần Đạo Quang qui hiệp Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ không mấy lúc đã loan truyền khắp cả giới Đạo Minh-Sư Nam và Trung Kỳ, gây cho toàn Đạo Minh-Sư, chư đệ tử của Ngài một sự kinh ngạc, xúc động và hoang mang. Khắp nơi lập tức gởi người về SàiGòn hỏi ý kiến, khuyên can Đức Ngài, không dằn được bực tức đến hờn trách Ngài. Vì họ coi đây như là việc bỏ Đạo, giữa đường bỏ họ. Trường hợp như ông Ba Họa, người Quảng Ngãi, xuất gia theo Đức Thái Lão từ thuở ông còn nhỏ, Ngài tin cậy Ông làm hộ pháp (Hộ-Pháp tức là hộ-trì Đạo-Pháp, theo hộ-trì Đức Thái Lão) cho Ngài.Tình Sư Đệ thắm thiết dường ấy, ông Ba-Họa không ngăn cản Ngài được, quá bực tức, có lần Ông lên gỡ Thiên-Nhãn, biểu hiệu thờ của Đạo Cao-Đài, xé đốt. Về sau Ông này khật-khùng chuyên nói quốc sự, viết thư gởi cho Toàn Quyền Pháp ở Hà-Nội, Thống Đốc Nam-Kỳ, đuổi phải về nước và viết thư cho chánh phủ Pháp đòi trả nước Nam lại cho Ông ta. Suốt ngày lẩn đêm, khi ăn lúc ngủ, cho đến lúc đi đường, Ông cũng luôn luôn cầm khăn gói theo mình, cho đó là túi binh thư đồ trận... ,mãi cho đến ngày Ông qui liễu v.v.. .
Bởi Đức Thái Lão Trần Đạo Quang là linh hồn của họ, là bậc Thầy độc nhất của họ. Trong hàng Lão Sư Việt Nam, Ngài là vị lảnh đạo chân tu đạo hạnh, được phong Thái Lão Sư là phẩm vị cao nhất trong hàng chức sắc đạo Tam-Giáo Minh-Sư lúc bấy giờ. Khi truyền thọ thiên mạng Thái Lão Sư cho Ngài, Đức Tổ-Sư Trần Đạo Khánh bên Trung-Hoa có tặng cho Ngài câu đối, đầu câu lấy hai chử "Đạo Quang", cuối câu lấy 2 chử "Lão Nhân",
"Đạo cốt tiên phong duy thử Lão.
Quang tiền đủ hậu thị tư Nhân.".
Nghĩa là : Đạo cốt tiên phong duy có Ông này, soi sáng đời trước, truyền nối lại đời sau cũng chỉ có Ông này. Ý nghĩa câu đói trên Đức Tổ-Sư Trần Đạo Khánh ngợi khen và đặc biệt tín nhiệm Đức Thái Lão Trần Đạo Quang và chuẩn bị sẽ truyền thọ Tổ-mạng "An-Nam Đệ Nhất Tổ" cho Ngài Đạo Quang, để về sau tổ-mạng đã có ở Việt Nam, các tu sĩ chức sắc Tam-Giáo Minh-Sư không phải qua Tàu xin cầu phong nữa, xa xôi huyền cách.
Sự việc như vậy bảo toàn thể chức sắc Đạo đồ Minh-Sư không đau buồn sao được? Chính Đức Thái Lão Trần Đạo Quang cũng xót xa trước tình sư đệ thiêng liêng, linh-sơn cốt nhục. Trước sứ mạng trọng đại rao truyền tân pháp tận độ chúng sinh Đức Thượng Đế Chí Tôn giao phó, Ngài phải tuân mạng. Hơn nữa trong buổi đời Hạ-Ngươn mạt kiếp, mạt pháp này chỉ có Tân Pháp mới độ rổi được toàn thể sinh linh đó có cả chư đệ tử Ngài. Đó là điều Ngài thấy ở thiên cơ đã minh thị
Dầu vậy, chấm dứt đạo thống Minh-Sư, từ chối Tổ-Mạng An Nam Đệ Nhứt Tổ sắp được truyền, để qui hiệp với Đạo Cao-Đài, một việc làm phi thường đầy quả cảm của một tâm trường Bồ Tát, của bậc giác ngộ siêu nhân, đoán được thời cơ, biết được vận hội, cầm được cương lãng đạo pháp, thủ xả tuỳ duyên, pháp không định tướng, hợp cơ là hợp Đạo vậy (pháp vô định tướng hợp cơ vi diệu).
Với đức độ hoan hỷ Bồ-Tát, với lẽ Đạo nhiệm mầu dung thông vì chúng sanh mà có pháp. . . Ngài đã giải thích cho toàn bổn Đạo Minh-Sư, đệ tử Ngài thông cảm. Ngài khuyên những vị nào nhận hiểu kịp thì theo đường qui hiệp của Ngài, bên muốn tự tu cầu giải thoát giữ nguyên đường lối Minh-Sư, Ngài sẽ chĩ giáo cho, hoặc nhờ các vị Lão Sư bảo cử dẫn-tấn hướng dẫn... Về sau trong hàng đệ tử Ngài, quí vị chức sắc thiên ân nhận hiểu được dìu dắt bổn đạo theo đường qui hiệp với Ngài; một số giữ nguyên đường lối Minh-Sư như Ngài đã dặn, còn một số gia nhập theo phái Nam-Tông do Ngài Lão Sư Đinh, người Gò-Công, hướng dẫn, như hiện nay ở Quảng-Nam Trung-Việt có chùa "Nam-Tông Phật Đường" toàn là đệ tử Ngài trước kia.
Tạm giải quyết vấn đề nội bộ Minh-Sư, nhờ quí vị chức sắc thiên ân chuyển đạt ý kiến Ngài đến toàn bổn đạo, Đức Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang lên Tây-Ninh, Một mặt lo phổ độ một mặt mua đất lập vườn trồng trúc, mít, nơi có qui tụ bổn đạo là sở thích nhất của Ngài. Ngày 23 tháng 8 năm Bính-Dần, tại Thánh Thất Cầu Kho Sài Gòn, Ngài cùng 27 vị Tiền Bối Khai Đạo đứng tên vào tịch đạo gởi lên Thống Đốc Nam Kỳ công khai mối đạo. Sự đứng tên của Đức Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang lúc bấy giờ rất hệ trọng. Muốn cho người Pháp bớt nghi ngờ việc công khai mối Đạo phải có bậc chân tu đạo hạnh như Ngài.
Thời gian sau đó Ngài đi khắp nơi Định-Tường, Gò-Công, Phước-Long, Rạch-Giá, phổ độ được các giới đồng bào ngưỡng mộ nhập Đạo rất đông, và một số bổn đạo Minh-Sư cũng về với đạo Cao-Đài.
Phổ độ khắp nơi rồi lại về Tây-Ninh, cứ như vậy ít năm thì nội bộ Hội Thánh Tây-Ninh xãy ra việc khảo đảo. Trước tiên sự thủ thách ở chùa Gò-Kén, sau về Long-Thành (Thánh Địa Tòa Thánh Tây-Ninh ngày nay). Vì bất đồng ý kiến giửa một số quí vị chức sắc cao cấp (phải chăng đây là Thánh ý ?), Ngài Thái Chánh Phối Sư Nguyễn Văn Ca (đốc phủ Ca) tách Toà Thánh về Định-Tường, tỉnh nhà (Mỹ-Tho) lập phái Đạo Minh-Chơn-Lý với danh nghĩa "Minh Chơn Lý" Hiệp ngũ chi quy nguyên Đại Đạo bắt đầu chống lại Tòa Thánh, rồi lần đến cả hai chống nhau. Đức Trần Đạo Quang cảm thấy không hài lòng, Ngài về Linh Quang rồi xuống Định-Tường, mục đích muốn hòa giải nội bộ, nhưng mấy lần thấy vô hiệu và Thiên Sư Phùng có tâm đố kỵ, Ngài thấy không hợp bèn cáo biệt về miền Hậu Giang phổ độ. Ở đây được nhiều giới mộ đạo nhập môn theo Ngài tại Xóm-Sở Cà-Mâu có một số đạo tâm hiến đất cho Ngài lập vườn xây cất chùa, và Ngài tạo thêm ruộng để làm phước điền, chùa tại Xóm-Sở lấy theo phái Ngọc của Ngài đặt tên chùa "Ngọc-Sắc".
Hiện nay Hội-Thánh Minh-Chơn-Đạo đặt tại đây. Ngài Đốc Phủ Ca về Đinh-Tường một thời gian ít năm, Ngài Thượng-Chánh-Phối-Sư Nguyễn-Ngọc-Tương (Tri phủ Tương) cũng tách Tòa Thánh về Bến-Tre lập "Ban Chỉnh Đạo", cơ đạo ở Tòa Thánh bước vào giai đoạn chia rẻ thực sự. Trước sự thế, Đức Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang thấy không làm gì được nên Ngài ít về rồi đến không về Tòa Thánh nữa, Ngài thường ở Hậu Giang lo việc mở Đạo, ở Hậu -Giang, những nhân vật tên tuổi đầy nhiệt tình với quốc gia được Thiêng-Liêng thâu vào Đạo như Ngài Cao Triều Phát, Phan Văn Thiệu. . . Quí vị này thấy Đức Ngọc Chưởng Pháp bậc đạo đức chân tu mời các Ngài hợp tác và được Thiêng Liêng chấp nhận lập Hội Thánh Minh-Chơn-Đạo và giao phó Đức Ngọc-Chưởng-Pháp Trần Đạo Quang Quyền Chưởng-Quản Cửu-Trùng-Đài, Ngài Cao-Triều-Phát Bảo-Đạo Quyền Chưởng-Quản Hiệp-Thiên-Đài, Ngài Phan Văn Thiệu Ngọc-Đầu-Sư và v.v. . ..Sau này Tòa Thánh đặt tại Giồng-Bốn cùng với "Ngũ-Hành-Tòa".
Tòa Thánh này bị chiến tranh Việt Pháp 1945- 1954 phá hủy nên hiện nay Hội Thánh Minh-Chơn-Đạo đặt tại chùa Ngọc-Sắc như đã nói trên.
Ra Trung lần thứ 3, qui tụ bổn đạo Minh-Sư hợp tác công khai với Đạo Cao-Đài
Tạo lập Tòa Thánh Hậu-giang (Ngủ-Hành-Tòa) Giồng-Bốn, khí thế đạo bành trướng tấp nập đến đả có câu truyền miệng nhau " Phản tiền vi hậu", ý nói lấy Hậu-Giang làm Tiền-Giang nghĩa là Hậu-Giang thay cho Tây-Ninh (?), Đức Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang cùng Đạo trưởng Cao Triều Phát, Phan Văn Thiệu đương điều hành cơ Đạo thì có lệnh Thiêng Liêng dạy Đức Ngọc Chưởng Pháp ra Quảng Nam Trung Kỳ để quy tụ bổn đạo Minh-Sư qui hiệp về đạo Cao-Đài và hợp sức với các hướng đạo Quảng Nam mở rộng cơ đạo Trung, Bắc Kỳ. . .
Mùa Trung Thu năm Đinh-Sửu (1937), Vâng lệnh Thiêng liêng Đức Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang ra Trung Kỳ có nữ đệ tử đạo tỷ Thanh Sang và hai tu sĩ nam: Ông Đạo Năm và ông Đạo Mt, hai tu sĩ này ở núi xuống, gốc người Quảng Nam , theo tu trì.
Nhân việc hai thầy tu núi không biết tu đạo gì, ở núi Tây-Ninh hay Thất Quang Châu Đốc xuống theo hầu Ngài, ta cũng biết tại chùa Linh Sơn (Tổ đình Đạo Minh-Sư) của Đức Ngọc Chưởng Pháp, Ngài dung nạp mọi thứ thầy tu. Có lẽ họ nghe đồn đạo đức chân tu của Ngài tìm đến hoặc một phần dưới chế độ cai trị của ngườ Pháp thời gian sau khi đạo Cao Đài ra đời có phần khắc khe với các chùa chiền, nhất là các tu sĩ ở núi không ai dám tiếp nạp, vì vậy chùa Linh Quang có đủ thứ thầy tu: Tịch cốc có, ăn ngọ cũng có, luyện pháp có, Minh-Vương Thánh Chúa có, Quan Thánh giáng trần, Phật nhập thế có, như trường hợp ông Trần Chấn Hưng chẳng hạn v.v. . .Đức Ngọc Chưởng Pháp tiếp nhận cả, khuyến họ học hiểu chân lý mà tu đừng có dục vọng.
Việc tiếp nhận này, có lần chủ quận Gò-Vấp, Gia-Định mời Ngài đến hỏi lý do, Đức Ngài chân thành trình bày tất cả những người ấy họ thảy là con dân đất nước, chán đời họ đi tu, ở chùa hoặc ở núi, ở không được thì họ trở về, đến đâu cũng sợ không chứa, bây giờ bảo họ ở đâu ? Quan lớn bảo họ làm quốc sự, làm giặc, thì họ là những người ăn chay trường, một con vật nhỏ như loài côn trùng cũng không sát hại thì họ làm giặc sao được? Nếu bảo họ điên khùng cuồng tín thì cần phải nuôi dạy họ lần hồi sẽ hết. Tôi dung nạp nhửng người ấy là cốt ý muốn cho họ trở nên người tốt v. v. ..Thế rồi chính quyền cũng bỏ qua, nên chùa Linh Quang những tu sĩ ấy vẫn tiếp tục có mãi.
Đức Ngọc Chưởng Pháp ra Trung Kỳ, trước hết Ngài đến chùa Tây-Thiên (cơ sở chính của đạo Minh-Sư) tại quận Duy-Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Lúc tàu lửa đến ga Chiên Sơn, thì ở đây có sẳn quí Đạo Trưởng Giáo-Sư Trần Công Bang, Nguyễn Quang Châu va Giáo-Hửu Nguyễn Đán, Quí vị hướng đạo Cao-Đài Quảng Nam và cũng vốn là đệ tử Ngài từ ở Minh-Sư nhập vào đạo ở Linh-Quang, đang đón đợi nghinh đón.
Đức Ngọc Chưởng Pháp trú ở chùa Tây-Thiên chưa đầy một tháng, bổn đạo Minh-Sư, Cao-Đài tấp nập đến thăm Ngài, trong số có vị hướng đạo Minh-Sư Trần Nguyên Chất, Huỳnh Ngọc Trác và v.v. . .Nhân dịp Ngài trực tiếp giãi thích lý do Ngài tuân mạng Thượng-Đế qui hiệp Cao Đài và khuyên tín hửu theo đường Ngài để phổ độ lập công. Vì bổn đạo đi lại đông đảo, chính quyền địa phương có ý làm khó dể. Tri phủ Duy-Xuyên Nguyễn Sĩ Túc đến tận chùa xem xét, và khuyên Ngài đừng tiếp xúc nhiều , vì địa phận Trung-Kỳ cấm truyền bá tu tập đạo Cao-Đài.
Nhận thấy dưới chế độ Nam-Triều lúc bấy giờ cơ đạo rất khó bề phát triển, nên Ngài Quan-lộc tự-khanh Lê Trí Hiển một trong các vị hướng đạo Quảng Nam đến thăm Ngài, có cả quí vị Trần Công Bang, Nguyễn Quang Châu, Nguyễn Đán cùng hợp trình bày, Thánh ý Đức Trần Hưng Đạo khuyên nên ra Tourane (Đà Nẳng hiện nay), đất nhượng địa trực thuộc quyền Pháp cai trị như Sài Gòn, thành lập cơ sở công khai truyền Đạo làm nơi tiếp xúc với miền Nam, và chuẩn bị mở rộng ra Bắc, và cũng là nơi tàng trử kinh sách.
Từ đó phát cho bổn đạo chuyển lần về vùng quê các tỉnh. . .Đức Ngọc Chưởng Pháp đồng ý chuẩn bị dọn ra Tourane, nhưng được tin điện Đạo Trưởng Cao Triều Phát sắp ra, Ngài ở lại Tây-Thiên chờ đón và ủy thác quí Đạo Trưởng Nguyễn Quang Châu, Nguyễn Đán ra trước Tourane sắp xếp chỗ tạm trú.
Cuối mùa thu năm Ất-Sửu tại Tòa Thánh Hậu-Giang, Đạo Trưởng Cao Triều Phát được lịnh Thiêng Liêng dạy ra Trung-Kỳ thu xếp mặt ngọai giao giúp Đức Ngọc Chưởng Pháp và các hướng đạo miền Trung công cuộc mở cơ Đạo Trung, Bắc Kỳ. Đạo Trưởng suy nghĩ có lẽ Thánh ý biết Đạo Trưởng quen thân với Phạm Quỳnh ở Pháp lúc hai người cùng là thông ngôn cho lính Việt Nam giúp Pháp đánh Đức hồi cuối dệ nhứt thế chiến khoảng 1916-1918. Và Phạm Quỳnh bấy giờ là Thượnh Thơ Bộ Học kiêm Ngự Tiền Đổng Lý Cơ Mật viện Đại Thần, một vật uy quyền trong triều đình Huế.
Tuân lệnh Thiêng Liêng Cụ Cao Triều Phát ra Trung đem theo đồng tử Cao Minh Tuất và do Ông Nguyễn Hồng Phong một nhân sĩ Quảng nam và cũng là bổn đạo Đức Ngọc Chưởng Pháp hướng dẫn, đến Quảng Nam đã có quí vị hướng đạo đón tiếp đưa thẳng đến chùa Tây-Thiên để gặp Đức Ngọc Chưởng Pháp.
Ở đây rồi Cụ Cao-Triều đến viếng Thánh-Tịnh Thanh-Quang cơ sở đàu tiên mở đạo Trung -Kỳ và Cụ cùng Đạo Trưởng Giáo Sư Nguyễn Quang Châu đi thuyền đến làng Đa-Hóa thăm Ngài Quan Lộc tự khanh Lê Trí Hiển.
Cụ Cao Triều Phát ra Trung lần nầy là lần đầu tiên, và Cụ rất hăng hái với công cuộc truyền đạo Trung, Bắc-Kỳ, nên tom góp chở theo mấy kiện kinh sách để phân phát cho đồng bào bổn đạo, vì vậy Tri Phủ Duy Xuyên được báo trình, cấp tốc cho trát mời Cụ Cao-Triều đến phủ đường để cho biết theo đạo dụ số 10 của Hoàng Đế Bảo Đại thì tất cả kinh sách của Cao Đài không được truyền bá trong địa phận Trung-Kỳ (nhất thiết Cao Đài thư tịch bất đắc truyền bá Trung-Ký).
Việc này Cụ Cao-Triều đả biết trước và chuẩn bị trước từ ở trong Nam, nhân dịp Cụ cũng trách (khéo) Tri Phủ Nguyễn Sĩ Túc, viên Tri Phủ khét tiếng là hung bạo, phải nể Cụ. Và từ đó cũng có phần nể các vị Hướng Đạo Cao Đài. Khi đến Phủ đường Duy Xuyên Cụ Cao-Triều trao danh thiếp Hội Đồng Quản Hạt và trả lời với Tri Phủ: "Bẩm Quan lớn, Tôi lần đầu tiên ra Trung-Kỳ, trước thăm Đức Ngọc Chưởng Pháp chúng tôi ở chùa Tây-Thiên và cũng nhân dịp viếng xem phong cảnh một lần cho biết, Tôi ở trong Nam nghe nói Trung, Bắc-Kỳ là xứ Nho-Học đầy lễ giáo, Tôi đến đây thấy Quan lớn làm việc dể dãi hơn chúng tôi trong Nam, Quan lớn đòi Tôi có mặt 2giờ 30 chiều mà bây giờ 3giờ 30 Quan Lớn mới ra khách tiếp Tôi, thì giải quyết việc cho dân có lẽ trể tràng lắm? Về việc kinh sách Cao Đài không được truyền bá Trung-Kỳ, thì Tôi có truyền bá địa phận Quan Lớn đâu? Có lẽ Quan Lớn nói về mấy kiện kinh sách hiện ở chùa Tây-Thiên? Mời Quan Lớn lại xem Tôi đã ghi rõ ở mỗi kiện hàng: "Mr Cao-Triều-Phát à Tourane". Địa chỉ của những kiện hàng ấy là Tourane nhưng hành lý của Tôi thì Tôi ở đâu phải mang theo đó v.v.. .Tri Phủ Duy-Xuyên chỉ còn xin lổi rồi huề. . .
Đêm hôm ấy ở chùa Tây-Thiên có đàn cơ, Thiêng Liêng giáng dạy các việc, Đức Ngọc Chưởng Pháp, Cụ Cao-Triều, quí hướng đạo Quảng Nam họp bàn chương trình tiến hành, rồi Cụ Cao-Triều, ông Nguyễn Hồng Phong, đồng tử Cao Minh Tuất từ biệt đi Huế thăm Phạm Quỳnh và nhờ giúp đở công cuộc truyền đạo Trung, Bắc. Mấy hôm sau, Cụ Cao-Triều và đồng tử từ Huế trở về SàiGòn, ông Nguyễn Hồng Phong về Tourane trình bày mọi việc với Đức Ngọc Chưởng Pháp.
Lúc bấy giờ Ngọc Chưởng Pháp từ chùa Tây-Thiên cũng đã dọn ra Tourane mượn nhà tạm chùa Bửu-Nghiêm, đường Đổ Hửu Vị (nay đường Hoàng Diệu) làm nơi tạm trú để mua đất xây cất Thánh Thất lớn làm cơ sở truyền bá đạo Trung-Kỳ như Thánh ý đã dạy và các vị hướng đạo Nam Trung đã hợp bàn.
Ở Tourane đất nhượng địa chế độ cai trị như SàiGòn nên kinh sách được phát hành, bổn đạo nhà quê ra tu tập tự do.
Các giới đồng bào công tư chức ở Tourane đồn nhau Đức Thái Lão (ở Trung, vì đệ tử Ngài đạo Minh-Sư nên hầu hết chỉ gọi Ngài Đức Thái Lão) ông Tiên ở SàiGòn ra mở đạo Cao Đài, họ rũ nhau đi coi Ngài, nên ngày nào cũng có khách tìm tấp nập. Khu chùa Bửu Nghiêm trước kia tịch mịnh bao nhiêu thì từ ngày Đức Ngọc Chưởng Pháp đến tạm trú trở nên náo nhiệt bấy nhiêu. Phần Phật Giáo Trung Kỳ lúc này đang phát triển, hội Nam Phật Giáo Trung-Kỳ ra đời phát triển tân học tham gia đông để cùng tổ chức thuyết pháp, diễn thuyết thường xuyên, và tại Tourane Giáo Hội Tin Lành cũng coi như Hội Thánh trung ương đặt tại đây.
Trước tình thế trăm hoa đua nở, nhất là đối với một nền Đạo mới, những cuộc tranh luận giáo lý thường xảy ra hằng ngày, việc này có Cụ Nguyễn Hồng Phong và Đạo Trưởng Nguyễn Quang Châu đối phó.
Đức Ngọc Chưởng Pháp đến Tourane được hai tháng, nhờ bổn đạo tìm mua được khu đất gần một mẫu ta cùng đường Đổ Hửu Vị, cách mặt đường 100 thước, Ngài kêu gọi bổn đạo miền quê ra hợp sức xây cất một ngôi nhà tranh để có một nơi thờ phượng lễ bái, qui tụ bổn đạo chuẩn bị xây cất Thánh Thất.
Cuối tháng 11 năm Đinh-Sửu, ngôi nhà tạm cất xong, Ngài trả chùa Bảo-Nghiêm dọn về nhà mới thiết Thiên Bàn, tạm đặt tên Ngọc Vân Thánh Thất (lấy chử Ngọc của Phái Ngài) triệu tập quí vị hướng đạo Quảng Nam và bổn đạo miền quê ra dự để bàn việc xây cất Thánh Thất mới. Buổi hợp này có cả Cụ Lê Trí Hiển cùng góp ý muốn cất một Thánh Thất qui mô để làm cơ sở truyền Đạo và giao tiếp Trung Nam như Thánh ý đã truyền dạy. Nhưng nếu như vậy thì Đức Ngọc Chưởng Pháp phải về SàiGòn vận đng tài chánh thì e còn trể nhiều.
Ý kiến chưa ngã ngũ, đêm ấy thiết lập đàn cơ, Đức Tổng Lý Trần Hưng Đạo giảng dạy, khuyên nên xây cất một Thánh Thất qui mô, đủ ba đài Bát Quái Đài, Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài, lầu chuông trống. Ngài phát họa luôn thước tất và cho hiệu Thất là "Trung Thành" để làm nơi rao truyền sứ mạng Trung-Hưng. Ngài khuyên Đức Ngọc Chưởng Pháp yên tâm đừng tính chuyện về Nam, ở lại chủ trì tinh thần, qui tụ nhân tâm, mở cửa tiếp nhận những người mới xin nhập Đạo? Việc xây cất thì Đức Ngọc Chưởng Pháp và toàn Đạo làm hết sức mình còn Ngài sẽ vận chuyễn. . . Đàn cơ hôm ấy mọi người đều phấn khởi. Bây giờ chỉ lo việc họa đồ và mua sắm vật liệu chuẩn bị khởi công.
Thánh-Thất Trung-Thành chính thức ra đời tuy còn tạm ngôi nhà tranh, nhưng ngày nào cũng có người nhập môn, đặc biệt quí ông Ba Thới, Hai Xứng, Năm Cảnh. . . là những tay anh chị ở Tourane, vì cảm phục Đức Ngọc Chưởng Pháp thảy đồng nhập đạo, nhất là Carlot, tây lai trước nhân viên quan thuế (thương chánh) sau là người của sở mật thám đến để theo dõi nhưng rồi cũng vào đạo.
Mọi việc tiến hành thuận lợi thì một trở ngại đưa đến, Công Sứ Tourane không cho phép xây cất Thánh Thất, Rằm tháng Giêng năm Mậu-Dần (1938) buổi hợp đủ quí vị hướng đạo Đức Ngọc Chưởng Pháp, Ngài Lê Trí Hiển,Nguyễn Quang Châu, Trần Công Bang, Nguyễn Đáng, Nguyễn Hồng Phong,v.v. . . thảo luận vấn đề phép xây cất, nhưng kết luận chỉ cách nhờ trong Nam can thiệp, vì Tourane là nhượng địa chánh phủ Nam Triều không thẩm quyền. . . Vấn đề còn toan tính thì đêm ấy có đàn cơ Đức Trần Hưng Đạo Vương đến truyền lệnh hãy bình tâm để Ngài sẽ chuyễn người lo liệu. . .
Phép tắc xây cất chưa xong, đầu tháng hai năm ấy (Mậu-Dần) quí vị chức sắc Phái Đạo Tiên-Thiên Ngài Ngọc Chưởng Pháp Nguyễn Thế Hiển, Thượng Đầu Sư Nguyễn Bửu Tài ra Trung mang theo Thánh lịnh của Liên-Hòa Tổng-Hội, Thiêng Liêng dạy phải xây cất Trung-Thành Thánh-Thất cho xong đến ngày mùng 8 tháng 4 năm Mậu-Dần khánh thành, khai hội Long-Vân đệ bát, chính thức công khai Đại Đạo Trung Bắc Kỳ.
Thật là rắc rối nổi mừng nổi lo dồn dập đưa đến, Ngài Nguyễn Thế Hiển, Ngài Nguyễn Bửu Tài gặp Đức Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang biết rõ sự tình, hai Ngài vào quê thăm Thánh Tịnh Thanh Quang, Thánh Thất Từ Quang và đến thăm Ngài Lê Trí Hiển (Quan lộc tự Khanh) rồi vội vã trở về Nam nhận lãnh trách nhiệm vận động tài chánh và phép tắc. . .
Cuối tháng 2 Mậu-Dần, Đạo Trưởng Lê Kim Tỵ Thượng Chưởng Pháp Phái Đạo Tiên-Thiên được lệnh Thiêng Liêng phải ra gắp Tourane Trung-Kỳ cùng Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang xây dựng Trung-Thành Thánh Thất cho kịp ngày đã định.
Đạo Trưởng Lê KimTỵ đến Tourane ngày mồng 6 tháng 3 Mậu-Dần, chỉ còn đúng 1 tháng 2 ngày là đến ngày khánh thành. Đạo Trưởng lập tức họp các vị Hướng Đạo thành lập Ban Tạo Tác phân phối công việc, chia nhiều ban, mỗi người một việc, một mặt đến thăm xả giao Công Sứ Tourane dò xem tình hình, thấy có phần khó khăn, Đạo Trưởng ủy thác mọi việc cho Ban Tạo Tác, Ông đáp tàu tốc hành đi thẳng Hà Nội nhờ De Beaumont (một thân sĩ Nam-Kỳ) đánh điện cho Công Sứ Tourane yêu cầu cho phép xây cất Thánh-Thất.
Được De Beaumont sốt sắng giúp đở nên Đạo Trưởng vui mừng vội trở về, nhân dịp ghé thăm Cụ Phan Bội Châu và tặng Cụ 20$ rồi mới đón tàu khác về Tourane.
Trước hoàn cảnh cấp bách bối rối, xây cất Thánh Thất qui mô, mà thời gian chỉ còn không đầy một tháng, mà vẩn tưởng nhớ đến bậc chí-sĩ ái-quốc Cụ Phan-Bi-Châu để ghé thăm, thật tinh-thần một người hướng đạo Cao Đài lúc nào cũng nặng tình với quốc gia dân tộc.
Đạo Trưởng Lê Kim Tỵ về đến Tourane tính ra chỉ còn có 22 ngày nữa là đến ngày khánh thành, nên cấp tốc chia công tác ra 3 ban, 1 ban làm ban ngày , 2 ban đốt đèn măng-sông làm ban đêm (từ 19 giờ đến 01 giờ, từ 01 giờ đến 7 giờ sáng) đồng thời xây Thánh-Thất và xây bờ thành, ngõ cùng một lượt. Bổn đạo nhà quê thợ xây hồ, thợ mộc, lao công thay đổi nhau kéo ra, gạo thóc, bí, bầu, mít, chuối tấp nập chở về bằng thuyền, bằng xe lửa, xe hơi hoặc đi bộ, nhờ vậy mà nhân công, lương thực rất dồi dào. Tài chánh thì bổn đạo Quảng Nam đóng góp phần nào, còn về trong Nam vận động gởi ra. Công việc thật hào hứng sôi nổi, tiếng đồn vang đến khắp thôn quê. Lớp người đến xin nhập Đạo, lớp người đi coi lẩn lộn với người làm, trật tự kiểm soát thật là mệt nhọc, dịp ấy có một số đồng bào nghèo hoặc lao công thành phố đến bửa vào ăn uống như bổn đạo, Đức Ngọc Chưởng Pháp biết rõ nhưng khuyên ban trật tự đừng xua đuổi họ, vì chỉ có một dịp thôi và đó cũng là phổ độ, một người ăn sẽ có năm ba người trả, không sao!
Đức độ từ bi hỷ xã của Đức Ngọc Chưởng Pháp làm cho mọi người cảm phục. Từ đó một đồn ra năm, ra mười gây ảnh hưởng tốt cho việc mở đạo, truyền đạo sau này vậy.
Thấm thoát hai tuần lễ qua, còn một tuần nửa đến ngày mùng 8 tháng 4 Mậu-Dần (1938) ngày lễ khánh thành Thánh Thất Trung-Thành. Tại SàiGòn có Thánh lệnh từ trước dạy Cụ Nguyễn Phan Long, Tổng Trưởng Liên Hòa Tổng Hội, ra chủ tế khai mạc Đại Hội Long Vân Đệ Bát và đọc diễn từ bằng Pháp văn chính thức công khai mối Đạo tại Trung Kỳ. Quí vị bác sĩ Trương Kế An, Giáo Sư Trần Văn Quế, Phan Trường Mạnh, Nguyễn văn Kinh ra thuyết đạo, Quí chức sắc hướng đạo và bổn đạo Tiên-Thiên, Minh-Chơn Đạo, Liên-Hòa Tổng-Hội ra dự Đại Hội rất đông đảo. Dịp này Cụ Nguyễn văn Phùng điều đình với sở hỏa xa mướn luôn một wagon-đôi xe lửa đưa gần 400 bổn đạo ra Tourane.
Tại Quảng Nam cũng có lệnh Thiêng Liêng dạy Đạo Trưởng Lê Kim Tỵ cùng quí vị Nguyễn Quang Châu, Trần Công Bang, Nguyễn Đán, Nguyễn Hồng Phong hướng dẫn hàng trăm bổn đạo lên tận ga lớn Tourane để đón phái đoàn, Đức Ngọc Chưởng Pháp và Ngài Lê Trí Hiển thì đón tại Trung Thành Thánh Thất, va hàng ngàn bổn đạo nam nữ sắp hàng hai bên đường từ Thánh Thất đến nhà ga để đón mừng.
Đúng 19 giờ ngày mùng 7 tháng 4 Mậu-dần chuyến tàu hỏa tốc hành từ SàiGòn đến, hướng dẫn phái đoàn Cụ Nguyễn Phan Long bận quốc phục đi dưới Đạo kỳ, kế đến quí chức sắc hướng đạo và bổn đạo miền Nam. . . Tại sân nhà ga, Đạo Trưởng Lê Kim Tỵ cũng bận quốc phục áo dài trắng, khăn đóng đen túc trực sẳn dưới Đạo kỳ hướng dẫn toàn đạo miền Trung nghinh đón. Hai bên gặp nhau mừng vui khôn xiết, và sắp xếp thành hai hàng, Đạo Trưởng Lê Kim Tỵ và Nguyễn Phan Long đi đầu song song dưới hai Đạo kỳ, đến quí chức sắc hướng đạo, bổn đạo Nam và Trung tiếp theo sau.
Lúc ấy tháng tư ta, nhằn đầu mùa hè, tiết trời miền Trung nắng ráo, đêm ấy lại nhằm bửa có trăng non, quang cảnh gió mát, trăng thanh,giúp lòng người càng thêm phấn khởi. Từ nhà ga xe lửa Tourane về đến Thánh Thất Trung-Thành khoảng đường bộ 2 cây số rưởi, hàng hàng chức sắc hướng đạo và đạo đồ Nam Trung tuần tự diễn hành làm nổi bậc thành phố Tourane một màu trắng xóa dọc theo hai bên đường, bổn đạo miền Trung kẻ cờ người lồng đèn phất phới chào mừng, ngoài ra hàng vạn đồng bào các giới chen lấn nhau xem "rước lễ Cao Đài" làm huyên náo cả phương trời.
Giờ Tý đêm mồng 7 rạng mồng 8, Đức Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang chủ lễ dâng sớ khánh thành Thánh Thất Trung Thành. Ngày mùng 8 buổi sáng từ 8 giờ tiếp rước quan khách, có Công Sứ Tourane đến dự, 12 giờ trưa Cụ Nguyễn Phan Long chủ lễ khai hội Long-Vân đệ bát, 21 giờ Cụ Nguyễn Phan Long nhân danh Tổng Trưởng Liên Hòa Tổng Hội đọc diễn từ Pháp văn chính thức công khai mối đạo tại Trung-Kỳ, tiếp đến quí vị Phan Trường Mạnh, bác sĩ Trương Kế An thay nhau thuyết đạo. Đêm ấy khán thính giả thật là đông đảo cả đời lẩn đạo khoảng trên ba ngàn người, đặc biệt vì nghe đồn có Cụ Nguyễn Phan Long thuyết đạo bằng tiếng Pháp nên đa số công tư chức Pháp và Việt đều đến dự thính.
Đến mùng 9 lại một buổi thuyết đạo nữa do quí vị hướng đạo miền Nam thuyết giảng, số người đến dự nghe cũng tấp nập đông đảo như trước. Bởi lần đầu tiên đạo Cao Đài được công khai tổ chức và diễn giả là quí vị trong Nam, đạo mới người mới, đạo Cao Đài bị cấm nay được công khai, đó là lý do khiến mọi người mọi giới một đồn trăm, trăm đồn ngàn đua nhau chen lấn đi nghe và cũng đi coi.. Người ta đông đến sân rộng Thánh Thất Trung Thành cả ngoài đường không chứa đủ , lần đến dậm nát cả nửa mẫu khoai mì trước Thánh Thất, chủ đất phải vào thưa ban tổ chức , Đức Ngọc Chưởng Pháp khuyên chủ đất hãy yên tâm để đồng bào đứng nghe, nếu có thiệt hại bao nhiêu sau khi khánh thành xong Ngài sẽ bồi hoàn, lễ xong,chủ đất chỉ nhật bồi thường chút ít và sau gia đình ấy cũng nhập đạo.
Lễ chính thức cử hành xong, Ngày mồng 9 Cụ Nguyễn Phan Long về SàiGòn trước, Mồng mười quí chức sắc và bổn đạo mới về sau, Đạo Trưởng Lê Kim Tỵ một tuần lễ sau nửa sắp đặt mọi việc rồi cũng về, chỉ còn Đức Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang ở lại.
Dịp lễ khánh thành mùng 8 tháng 4 này Đức Ngọc Chưởng Pháp chứng minh buổi lễ đặc biệt lịch sử cho quí vị hướng đạo Minh Sư Trần Nguyên Chất, Huỳnh Ngọc Trác qui hiệp về Đạo Cao Đài và về sau quí vị này trở thành bậc hướng đạo cao cấp trong Hội Thánh Truyền Giáo, và tiếp theo một số quí chức sắc bổn đạo Minh Sư cũng xin về qui hiệp.
Sau lễ khánh thành Thánh Thất Trung-Thành và Long Vân đại hội tổ chức rầm rộ như nói trên, những nhân vật miền Nam danh tiếng miền Nam tham dự như quí Cụ Nguyễn Phan Long, Cao Triều Phát, Lê Kim Tỵ, Nguyễn Thế Hiển, Nguyễn Bửu Tài, Trương Kế An,Trần Văn Quế (mặc dù cụ Trần Văn Quế hồi ấy không ra Trung) v.v. . . Đặc biệt Đức Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang, một bậc chân tu đức hạnh phi phàm như một vị Bồ Tát tại thế, tạo nên không khí bừng dậy cho cơ đạo miền Trung, chẳng những ở Tourane mà khắp miền quê các tỉnh Thừa-Thiên, Quảng-Nam, Quảng-Ngãi, Bình-Định tiếng đồn vang dội, lần hồi người theo đạo ngày càng đông.
Đặc biệt tại Quảng Nam (lúc bấy giờ chưa có Quảng Tín) phần lớn bổn đạo Minh-Sư đều về với Cao-Đài, nên sau ngày lễ 3 tháng, số bổn đạo từ trên 3000 vọt lên trên 7000 người. Nhất là hình ảnh Đức Ngọc Chưởng Pháp in sâu vào lòng người dân miền Trung trong đạo cũng như ngoài đời cho đến ngày nay vẫn thường ca ngợi.
Đức Ngọc Chưởng Pháp ra Trung lần này lâu nhất, Ngài ở đến 9 tháng, sứ mạng Thiêng Liêng của vị Sư-Tổ đối với bổn đạo Tam-Giáo Minh-Sư Ngài đã giải quyết chu toàn, sự nghiệp công khai mối Đạo Trung, Bắc-Kỳ, Ngài đã góp phần khai sáng và lãnh đạo đắc lực. Ngài sắp sếp mọi việc xong giao lại cho quí vị hướng đạo Quảng Nam , Ngài định ra Huế thăm do lời mời của Cụ Cả Cao Như Hối, cao đồ của Ngài rồi sẽ về Nam.
Nhưng bất ngờ có lệnh Thiêng Liêng từ Tòa Thánh Minh Chơn Đạo Hậu Giang triệu hồi Ngài về gấp để lo việc tạo tác Bát Quái Đồ Thiên ở Hà Tiên, làm Ngài phải thôi việc đi Huế, cùng với đệ tử tâm phúc Đạo Tỷ Thanh Sang về Nam, để hai đệ tử Đạo Năm Trần Công Nghiễm, và Đạo Một ở lại lập công tại Trung Thành.
Lễ tiễn đưa Đức Ngọc Chưởng Pháp về Nam thật là đông đảo, đủ mặt quí vị hướng đạo Nguyễn Quang Châu, Trần Công Bang, Nguyễn Đán, Ngài Lê Trí Hiển, Trần Nguyên Chất, Huỳnh Ngọc Trác, Nguyễn Hồng Phong một số công tư chức Tourane và đạo hữu. Giả từ bổn đạo, Đức Ngọc Chưởng Pháp để lại những kỷ niệm sâu xa, những lời lẽ ngậm ngùi như Ngài đã dự trù lần này là lần cuối cùng Ngài sẽ không ra Trung nữa.
Tại miền Nam những ngày sau cùng.
Cuối tháng 4 Năm Mậu-Dần (1938) , từ biệt chức sắc bổn đạo miền Trung, Đức Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang cùng đệ tử Thanh San về SàiGòn, nghỉ ngơi tại Linh Quang Tự một tuần sau Ngài thẳng đến Hội Thánh Minh Chơn Đạo Hậu Giang thọ tuân Thánh lệnh, trao đổi ý kiến cùng Đạo Trưởng Cao Triều Phát rồi Ngài qua Hà Tiên lo việc tạo tác Bát Quái Đồ Thiên.
Bát Quái đồ Thiên, tôi chưa được hân hạnh đến xem nhưng đọc qua Thánh Giáo nói về ngôi Bát Quái này, và lời trình bày của quí vị hướng đạo, quí đạo tâm đã đến làm công quả thì thật theo dự đồ là một Thánh Đường kỳ vĩ. Về hình thức xắp xĩ với Hội Thánh Tây Ninh, về cảnh trí thì đặc biệt hơn nhiều.
Hà Tiên một tỉnh nhiều thắng cảnh danh lam nhất miền Nam nước Việt.
Ở đây không tiện diễn tả hết, chỉ nói về vị trí Bát Quái Đồ Thiên đặt giữa hai núi Đại Tô Châu và Tiểu Tô Châu, chánh điện trông về hướng bắc có Đông Hồ, quang cảnh thủy tú sơn thanh, về đêm có sao Bắc Đẩu soi sáng. Hậu điên xây về phía Nam vịnh Thái Lan , trời bể mênh mông nhìn ra năm châu thế giới, thật đáng là một kỳ quang phối hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo vậy.
Vị trí Bát Quái Đồ Thiên nguyên trước kia là dòng suối cạn giữa hai núi Đại Tô Châu và Tiểu Tô Châu suốt từ Đông Hồ ra bể. Vâng Thánh Lệnh toàn đạo Hậu Giang (Minh Chơn Đạo và Tiên Thiên) mỗi ngày hàng ngàn người công quả nỗ lự xe đất lấp bằng dòng suối ấy để xây cất Bát Quái Đồ Thiên.
Bát Quái Đồ Thiên được mô tả hình dáng vĩ đại, có 8 tòa gọi là Bát Quái Đồ, xây cao 3 từng lầu, vật liệu bầng ciment cốt sắt.
Công cuộc kiến thiết qui mô này toàn bổn đạo Hậu Giang Minh Chơn Đạo và Thiên Thiên đều tham gia, nhất là sự đóng góp tích cực của quí vị chủ sắc hướng đạo có danh vị to, tài sản lớn trong Đạo cũng như ngoài đời, như Cao Triều Phát, Phan Văn Thiệu, Phan Văn Tông, Nguyễn Thế Hiển, Nguyễn tấn Hoài, Hội đồng Thứ, Lê Kim Tỵ v.v. . .Đặc biệt có ông Lê Văn Thanh đương kiêm chủ quận Châu Thành Hà Tiên tận tình giúp đở, nếu không có ông Phủ Thạnh cũng khó mà làm được. Về sau Thiêng Liêng hóa độ ông này nhập đạo.
Đức Ngọc Chưởng Pháp đến Hà Tiên vào cuốt tháng 5 Mậu-Dần (1938) nhiện vụ của Ngài, Thiêng Liêng gọi đến để chủ trì tinh thần kêu gọi toàn đạo tham gia công quả, vận động các nhà hảo tâm trong và ngoài đạo góp phần vào công cuộc kiến thiết qui mô này.
Ngài ở Hà Tiên một thời gian, rồi lại về Bạc Liêu Hội Thánh Minh Chơn Đạo để có gì hội ý Đạo Trưởng Bảo Đạo Cao Triều Phát và Ngọc Đầu Sư Phan Văn Thiệu, vì lúc bấy giờ Tòa Thánh Hậu Giang tại Giồng Bốn còn đang mở mang thêm.
Ở Minh Chơn Đạo Bạc Liêu, rồi Ngài lại qua Bát Quái Đồ Thiên Hà Tiên, rồi Ngài lại đi các nơi vận động tài chánh, lương thực , công quả cho công cuộc tạo tác, thỉnh thoảng Ngài mới về Linh Quang Tự an nghĩ.
Như thế được hơn hai năm, đến cuối năm 1940, Bát Quái Đồ mới xây cất được 4 tòa chưa xong, ước lượng toàn diện được 40% thì gặp lúc tình thế khó khăn. Đệ II thế chiến bùng nổ đến hồi quyết liệt, quân Đức, Ý uy hiếp Âu Châu. Chính quyền bảo hộ Pháp ở Việt Nam cũng khủng bố Đạo quyết liệt. Không riêng ở Trung-Kỳ, mà khắp cả Nam-Kỳ các Thánh Thất, Thánh Tịnh đều bị đóng cửa niêm phong, triệt hạ chử Vạn, lấy cớ là chử Vạn là dấu hiệu cờ Đức Quốc Xã. Ở Trung-Kỳ lại triệt hạ luôn Thiên Nhãn, vì bảo Thiên Nhãn là biểu hiệu mặt trời Nhựt Bổn, Quí chức sắc cao cấp từ Tòa Thánh Tây-Ninh: Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, Sĩ Tải Hiển, Phối Sư Nguyễn Văn Phấn, Trần Ngọc sáng, Giáo Sư Thái Văn Gấm. Hội Thánh Tiên Thiên: Chưởng Pháp Lê Kim Tỵ, Nguyễn Thế Hiển, Phan Văn Tòng, Hội đồng Thứ, Đoàn Văn Chiêu, Huỳnh Văn Ngãi, Trung Kỳ thì có quí vị Nguyễn Quang Châu , Trần Nguyên Chất, Huỳnh Ngọc Trát, Nguyễn Đán , Trần Nguyên Chi và số đông chức sắc trung cấp, bổn đạo không kể hết đều bị bắt bớ lưu đày khắc các trại an trí trong nước và cả Madagascar Phi Châu.
Vì vậy mọi sinh hoạt đạo có tính cách hình thức đều phải đình chỉ, công việc tạo tác Bát Quái Đồ Thiên cũng đành tạm gát lại.
Bậc hướng đạo ra đi.
Từ năm 1941 (Tân-Tỵ) về sau, Đức Ngọc Chưởng Pháp thường trú tại Linh Quang Tự vì lý do sức khoẻ cần nghỉ ngơi, một phần chính quyền Pháp cũng ngăn cản mọi sự đi lại của người Đạo. Các Thánh Thất, Thánh Tịnh thường xuyên bị kiểm soát tuy đã đóng cừa, Linh Quang Tự của Ngài cũng bị theo dõi. Mọi việc đạo thì các nơi thường xuyên cho người về Linh QuangTự xin giáo thị của Ngài hoặc Ngài cho người liên lạc các nơi dặn dò bổn đạo quyết tâm trì thủ chờ ngày hạnh thông sẽ đến.
Năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp, toàn đạo reo mừng tự động mở cửa các Thánh Thất, Thánh Tịnh. Ngài khuyên hãy bình tỉnh trong cương vị tu hành, đời còn nhiều khó khăn thử thách, hãy kiên tâm nhẩn nại giữ lấy " Bộ thiết giáp đạo đức" của Thầy mà che thân. Người tu hành lúc đắc thế không kiêu căn, khi thất thế cũng không chán nản.
Quả thật, mấy tháng sau nhiều biến cố xảy ra, tiếp đến chiến tranh Việt-Pháp khai diễn. Mùa xuân năm Bính-Tuất, chiến loạn bộc phát khắp miền Nam, bổn đạo đồng bào bước vào cảnh lầm than cơ cực, thêm tin bổn đạo miền Trung lại bị sát hại, Ngài vô cùng đau xót, nhưng biết mình sắp từ giả cõi đời,nên gọi các đệ tử thân cận bên Ngài căn dặn " Thế sự vô thường, đạo đức duy nhơn ", nhớ rằng khi đạt thì cùng với thiên hạ san sẻ điều lành, lúc cùng thì tu luyện lấy thân tâm, tránh điều khổ lụy và cầu đến đạt đạo giải thoát". Dặn dò các đệ tử mọi việc, giờ Dậu ngày 17 tháng2 năm Bính-Tuất (1946) Đức Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang đăng Tiên, Ngài hưởng thọ 77 tuổi.
Và sau đó, Ngài giáng cơ tại Tòa Thánh Hậu-Giang chứng quả " Vạn Đức Đại Tiên".
Đức Ngọc Chưởng Pháp đăng Tiên nhằm lúc chiến tranh Việt-Pháp đang khốc liệt, quí chức sắc và bổn đạo khắp nơi không liên lạc được, chỉ những bổn đạo trong phạm vi SàiGòn-Gia Định gặp gở nhau nhưng rất khó khăn, nên Thánh lễ an táng nhục thể Ngài cử hành lặng lẽ và an táng tại mộ địa của chùa Linh Quang ở gần chùa.
Lúc bấy giờ chùa Linh Quang ngoài số bổn đạo tới lui, chỉ còn các đệ tử thân cận nhứt của Ngài, quí đạo cô Võ thị Thại, Võ thị Nhạn (hiện nay qui liễu), Đạo sĩ Trần Chuân (hiện nay Lão Sư Trần Đạo Cơ) và quí đạo Tỷ Nguyễn Diệu Trinh, Lê Tịnh Đăng và Nguyễn Diệu Sen v.v.. .vẫn giử theo đường lối tu trì Tam Giáo Minh-Sư trong nôm chùa chiền, hương khói phụng sự Ngài, và cũng giữ gìn đạo nghiệp Linh Quang Tự do 12 Lão Sư chuyễn thác cho Đức Ngài từ trước.
Năm 1953, chiến tranh lan tràn, trường bay Tân Sơn Nhất càng mở rộng, chùa Linh Quang và mộ địa bắt buộc phải dời ra khỏi phạm vi sân bay. Trước tình thế không làm sao hơn được, Đạo sĩ Trần Chuân cùng các đệ tử Đức Ngài phải dời chùa Linh Quang lên Hốc Môn kiến thiết lại tuy nhỏ bé nhưng cũng cố duy trì để giữ lại di tích của Đức Ngài.
Về phần mộ Đức Ngài thì Đại sĩ Trần Chuân và quí chức sắc Cơ Quan Truyền Giáo tán trợ tạm thời thiên táng về nghĩa địa Gia Định họ Lê sau Minh-Kiến-Đài tại Thông Tây Hội, Gò Vấp, tỉnh Gia Định và mong một dịp nào thuận lợi quí Hội Thánh Truyền Giáo và Minh Chơn Đạo hợp cùng chư đệ tử sẽ xin di táng mộ phần Ngài một lần nữa đưa về Tòa Thánh Tây-Ninh hoặc đến nơi Thánh-Lâm mộ địa khang trang xây dựng một bửu tháp uy nghi để kỷ niệm bậc hướng đạo chân tu thánh-đức suốt đời vì Giáo-Hội, xã hội nhân sinh.
Kết luận.
Đọc qua lược sử Đức Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang, chúng ta người đi sau không khỏi ngậm ngùi bái phục, một bậc chân tu thánh-đức phi phàm, một Bồ Tát tại thế, từ thưở bé thơ đã phát tâm mộ đạo. Năm 13 tuổi Ngài đã xin thọ giáo nhập đạo Tam Giáo Minh Sư, năm 16 tuổi Ngài đã phát đại nguyện tu cầu giải thoát cho đến năm 45 tuổi, 33 năm trời trên con đường tu kỷ độ nhân, Ngài đã lập nhiều đạo nghiệp vẽ vang qui tụ nhiều đệ tử khắp hai miền Nam và Trung-kỳ,Ngài đã thọ phong qua chín cấp Giáo-Phẩm đạo Minh-Sư, và lần này Tổ-Sư Trần-Đạo-Khánh phong cho Ngài Thập-Địa Thái-Lão-Sư là phẩm vị cao nhất của đạo Minh Sư.
Hành Sơn
Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2021
HÀNH TRẠNG ĐỨC VẠN HẠNH THIỀN SƯ
LÊ ANH MINH
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư 萬 行 禪 師 là Tổ đời thứ mười hai dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinītaruci). Ngài vốn là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang, phủ Thiên Đức (nay là thôn Đại Đình, xã Tân Hồng, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh).
Có sách ghi ngài họ Lý, hoặc họ Nguyễn, nhưng không biết tên thật. Năm sinh, năm mất của ngài đều chưa rõ; có sách ghi ?-1018; hoặc ghi 938-1025...
Ngài thông minh khác thường, học thông Tam Giáo, bách gia chư tử, coi thường công danh phú quý.
Năm hai mươi mốt tuổi, ngài xuất gia ở chùa Lục Tổ, cùng với Định Huệ học đạo nơi Thiền Ông. Chùa Lục Tổ nay ở làng Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Ngài siêng năng học tập không biết mệt. Sau khi Thiền Ông mất, ngài chuyên tu tập pháp tổng trì tam muội (1) nên có thần thông; nói ra điều gì thì thiên hạ đều cho là lời sấm (có tính tiên tri). Vua Lê Đại Hành (trị vì 980-1005) rất tôn kính Thiền Sư.
Năm 980 nhà Tống sai Hầu Nhân Bảo đem quân xâm lược nước Nam, đóng quân ở gò Tử Cương, núi Giáp Lăng. Vua mời ngài đến hỏi tình hình sẽ thắng bại thế nào. Thiền Sư bảo trong khoảng từ ba tới bảy ngày thì giặc phải lui. Kết cục quả đúng như thế.
Vua Lê muốn chinh phạt Chiêm Thành, nhưng còn trù trừ vì muốn hội ý triều thần; Thiền Sư bèn khuyên mau tiến quân. Vua nghe theo và toàn thắng.
Có kẻ gian là Đỗ Ngân muốn ám hại Thiền Sư. Ngài đoán biết, nên gửi cho y một bài kệ:
Thổ Mộc tương sinh Cấn bạn Kim
Vị hà mưu ngã uẩn linh khâm?
Đương thì ngũ khẩu thu tâm tuyệt
Trực chí vị lai bất hận tâm.
土 木 相 生 艮 畔 金
為 何 謀 我 蘊 靈 襟?
當 時 五 口 秋 心 絕
直 至 未 來 不 恨 心.
(Thổ và Mộc sinh ra nhau, Cấn đứng liền với Kim,
Cớ sao lại chất chứa trong lòng mưu mô hại ta?
Lúc bấy giờ lòng ta buồn bã vô cùng,
Nhưng về sau thì chẳng còn để bụng oán giận.)
Ngô Đức Thọ dịch thơ:
Thổ Mộc sinh ra Cấn cạnh Câm (Kim)
Thù ta toan định sẵn mưu ngầm
Tăng này biết chuyện lòng buồn dứt
Cả đến mai sau chẳng oán thầm.
Câu đầu bài thơ là cách chiết tự họ tên Đỗ Ngân:
Thổ 土 + Mộc 木 là Đỗ 杜.
Cấn 艮 + Kim 金 là Ngân 銀.
Thấy Thiền Sư biết rõ âm mưu rồi, lại còn nêu đích danh tánh, nên Đỗ Ngân sợ hãi, không dám hãm hại ngài nữa.
Vua Lê Long Đĩnh (trị vì 1005-1009) làm nhiều tội ác tàn độc, dân chúng oán hận. Lý Công Uẩn lúc ấy còn giữ chức Tả Thân Vệ Điện Tiền Chỉ Huy Sứ 左親衛殿前指 揮使.(2) Bấy giờ nhiều điềm lạ xuất hiện các nơi.
Thiền Sư phân tích lý giải các điềm lạ này, và cho rằng đó là điềm nhà Lê sắp đổ, nhà Lý lên thay. Ngài yết bảng ở các ngả đường:
蒺 藜 沉 北 水
李 子 樹 南 天
四 方 戈 杆 靜
八 表 賀 平 安.
Tật lê trầm Bắc thủy
Lý tử thụ Nam thiên
Tứ phương qua can tĩnh
Bát biểu hạ bình yên.
(Cây tật lê chìm xuống biển Bắc
Cây mận mọc lên ở trời Nam
[Ấy là lúc] bốn phương dứt binh lửa
Tám cõi mừng chúc cảnh thái bình.)
Ngô Đức Thọ dịch thơ:
Tật lê chìm biển Bắc
Cây lý mọc trời Nam
Bốn phương binh đao lặng
Tám hướng chúc bình an.
Câu đầu nói tật lê để ám chỉ triều Lê 黎 sẽ mất (chìm xuống biển); lại nói biển Bắc vì tật lê là một loại thuốc Bắc (tức cây thuốc Trung Quốc).(3)
Câu sau nói lý tử 李子 là cây mận, để ám chỉ người họ Lý 李, tức Lý Công Uẩn sẽ thay nhà Lê làm vua phương Nam (Nam thiên: trời Nam).
Lại có sách chép rằng vào năm 1009 cây gạo cổ kính làng Diên Uẩn bị sét đánh. Tại chỗ sét đánh trên thân cây hiện ra tám câu sấm, tương truyền do Thiền Sư Vạn Hạnh sắp đặt để dọn đường cho Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Hai câu 3-4 của bài sấm là:
Hòa đao mộc lạc 禾刀木落 (Lúa đao gỗ rụng)
Thập bát tử thành 十八子成 (Mười tám con thành)
Câu 3: Hòa 禾 + đao 刀+ mộc 木 là Lê 梨 (trái lê). Lạc là rụng mất. Lê 梨 đồng âm với Lê 黎 (họ Lê, nhà Lê), ám chỉ nhà Tiền Lê sẽ mất ngôi vua.
Câu 4: Thập 十 + bát 八 + tử 子 là Lý 李. Thành là thành tựu, thành công. Ý nói Lý Công Uẩn sẽ lên làm vua.
Sau này Lý Công Uẩn lên ngôi, tức vua Lý Thái Tổ (trị vì 1010-1028). Vua tôn Vạn Hạnh làm Quốc Sư.
Ngày rằm tháng 5 niên hiệu Thuận Thiên thứ chín đời Lý Thái Tổ (30-6-1018), Quốc Sư gọi đệ tử lại dặn dò, đọc bài kệ rồi viên tịch:
身 如 電 影 有 還 無
萬 木 春 榮 秋 又 枯
任 運 盛 衰 無 怖 畏
盛 衰 如 露 草 頭 鋪.
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
(Người đời như tia chớp, có rồi lại không
Như cây cối, mùa xuân tốt tươi, mùa thu khô héo
Mặc cho vận đời dù thịnh hay suy, đừng sợ hãi
Vì sự thịnh suy [mong manh] như sương đeo ngọn cỏ.)
Ngô Tất Tố (1894-1954) dịch thơ:
Thân như bóng chớp, có rồi không
Cây cối xuân tươi, thu não nùng
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông.
Vua Lý Thái Tổ cùng triều thần làm lễ trà tỳ (hỏa táng), rồi cung thỉnh xá lợi của Thiền Sư thờ phụng tại chùa Tiêu.
Ngày 15-5 âm lịch hàng năm tại chùa Tiêu đều tổ chức lễ giỗ Quốc Sư Vạn Hạnh.
Cất ở lưng chừng núi Tiêu cây cối u tịch, ngày nay chùa Tiêu (Thiên Tâm Tự) thuộc xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Nằm trên tuyến quốc lộ 1A cũ (nay là tỉnh lộ 295B) và tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, xã Tương Giang ở về phía Đông Bắc thị xã Từ Sơn, cách Hà Nội hai mươi hai cây số về phía Đông Bắc, cách thành phố Bắc Ninh chín cây số về phía Tây Nam.
Trong chùa Tiêu ngày nay có đắp tượng Quốc Sư cầm tích trượng, mô phỏng theo bài kệ vua Lý Nhân Tông (trị vì 1072-1127) truy tặng Quốc Sư:
萬 行 融 三 際
真 符 古 讖 機
鄉 關 名 古 法
拄 錫 鎮 王 畿
Vạn Hạnh dung tam tế
Chân phù cổ sấm ky (cơ)
Hương quan danh Cổ Pháp
Trụ tích trấn vương kỳ.
Ngô Đức Thọ dịch thơ:
Vạn Hạnh thông ba cõi
Lời sư nghiệm sấm thi
Từ làng quê Cổ Pháp
Chống gậy trấn kinh kỳ.
LÊ ANH MINH
06-4-2014
(Trích Vạn Hạnh Thiền Sư Xưa Và Nay,
sắp ấn tống trong quý Ba năm 2014)
------------------------------(1) Tổng trì tam muội (tam ma địa): Tổng trì nắm giữ được tất cả, không để cho rơi rụng. Tam muội hay tam ma địa (samādhi) là trạng thái cực tĩnh lặng, tâm không bị tán loạn.
(2) Hữu Thân Vệ Điện Tiền Chỉ Huy Sứ là Nguyễn Đê, con trưởng của Định Quốc Công Nguyễn Bặc.
(3) Tật lê hay bạch tật lê 白蒺藜, tật lê trắng (danh pháp Latin: fructus tribuli; tiếng Anh: caltrop fruit, puncture-vine fruit, tribulus) là một loại cây thuốc Trung Quốc, trị bệnh nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, kinh nguyệt không đều, đau mắt đỏ, ngứa ngoài da, bạch biến.
(Chinese individual herbs, fructus tribuli, treats headache, vertigo, dizziness, irregular menstruation, red and painful eyes, itching skin lesions and vitiligo.)
www.americandragon.com/Individualherbsupdate/Bai(Ci)JiLi.html
Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2021
Học lời Đức Cao Triều Tiền Bối dạy thế hệ trẻ
Đức Cao Triều Tiền Bối liễu đạo ngày 5/8 Bính Thân (1956) tại Hà Nội. Sau ba lần cải táng ở miền Bắc, di hài được đưa về miền Nam cách đây mấy năm tại tư gia đường Đặng Tất Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguồn: HUỆ Ý
Sau khi Đức Cao Triều liễu đạo, Cụ Bà nhiều lúc dùng hình thức tiểu ngọc cơ để thăm hỏi Đức Cao Triều. Một thời gian sau Đức Cao Triều về lần cuối cùng, tạm biệt gia đình để trở về Nam hướng dẫn Thanh Thiếu Niên. Từ đó về sau Cụ Bà nhiều lần cầu cơ nhưng không tiếp xúc được nữa.
Từ mùa Xuân Đinh Mùi (1967) - Thừa lịnh Đức CHí TÔN, Đức Cao Triều lâm đàn tiếp tục sứ mạng hướng dẫn, huấn luyện, đào tạo thế hệ tiếp nối.
Khi chuẩn bị khánh thành Đài Liệt Sĩ Tông Đồ Tử Đạo ở Mặt Trận Giồng Bốm, Ông Ngô Tâm Đạo có lên xin thỉnh di hài Đức Cao Triều về Minh Hải với lý do "sự có mặt của vị lãnh đạo Mặt Trận Giồng Bốm là điều mong ước của các liệt sĩ". Hôm đó không hiểu sao Cụ Bà chưa chấp thuận. Tối đến Đức Cao Triều báo mộng trách Cụ Bà "Tôi suốt đời hy sinh cho Đạo, nay Đạo rước sao Bà không để tôi đi". Cụ Bà hối tiếc và cho biết lần tới sẽ chia hai, Đạo nửa, gia đình nửa.
Hoài bão, nguyện vọng, hùng khí của Đức Cao Triều truyền lại chúng ta bằng những lời văn cô đọng uy hùng, những vần thơ xúc cảm. Tất cả được kết tập lại thành "Thánh giáo Đức Cao Triều" và giờ học tập Thánh giáo
Thanh Niên là một trọng điểm trong chương trình đào tạo thế hệ trẻ tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý.
Hôm nay chúng tôi xin đề cập đến bốn trọng điểm trong số các lời dạy của Ngài :
- Minh định "Lý tưởng Đại Đạo"
- Xây dựng "thế hệ tiếp nối"
- Tuổi trẻ và ý thức "Thống Nhứt Đại Đạo"
- Hiện tình giáo lý Đại Đạo và trách nhiệm nâng cao tầm mức giáo lý Đại Đạo.
Việc đầu tiên Đức Cao Triều đặt vấn đề cho chúng ta tự vấn, suy ngẫm, lượng giá lại đức tin của mình.
Đối với các em học sinh, tuần nào cũng đến Thánh
Thất, có người đặt câu hỏi "cháu đi chùa để làm gì? " Em trả lời ra sao ?
Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo trong một lần lâm đàn, Ngài soi điển vào số đồng nhi lễ sĩ và thấy lý do các em đến chùa thất như sau:
-(a) Thấy chúng bạn đi đông đảo vui vẻ nên theo.
-(b) Không đi bị cha mẹ đánh đòn nên phải đi.
-(c) Sợ ma quỉ quấy phá nên đi chùa.
-(d) Năm nay đến kỳ thi, đi chùa để Ơn Trên phù hộ thi đậu.
Những lý do trên đều không chánh lý. Đức Giáo Tông không trách lễ sĩ đồng nhi nhưng Ngài buồn vì có bực phụ huynh cũng chưa thông hiểu "Đến chùa thất để làm gì? "
Đức Giáo Tông dạy : đi chùa thất để hoàn thiện hóa bản thân mình và sau đó hoàn thiện hóa anh em, hàng xóm, xã hội.
Sau một thời gian hướng dẫn, Đức Cao Triều kêu gọi Thanh Thiếu Niên mỗi người viết bản tự nguyện hiến dâng. Không có mẫu, mỗi người tự ý viết. Đức Cao Triều tiếp nhận và dạy :
" Bản tự nguyện hiến dâng có bút ký của các em đã đến Tiên Huynh. Tiên Huynh vừa thương hại, vừa tội nghiệp...Các em không biết hiến dâng cho ai ? Hiến dâng với mục đích gì ? Các em nên nhớ không phải hiến dâng cho Thượng Đế đâu nhé. Đức Thượng Đế Chí Tôn không kêu gọi ai hiến dâng cho Ngài mà dạy bảo con người hãy thương yêu và hiến dâng cho nhau. Chỉ có một câu mà Tiên Huynh có thể lưu ý được, đó là các em tình nguyện suốt đời giữ đạo Cao Đài (Cười). Các em ơi, tại sao lại phải giữ Đạo Cao Đài ?
Thế nào là giữ Đạo Cao Đài ?
Vừa rồi tôi có tiếp một chị sắp đi diện H.O đến Cơ Quan xin địa chỉ Thánh Thất ở bên Mỹ. Việc đầu tiên, chị trao tôi tờ Sớ Cầu Đạo từ năm 1950 như một bảo đảm lý lịch. Kế tiếp là xin tôi giúp chị tài liệu để tìm hiểu về Đạo Cao Đài chứ từ trước đến nay chị cũng không nắm vững.
Đâu phải giữ Đạo cao Đài là giữ sớ cầu đạo rồi nói mình vào đạo đã mấy mươi năm. Ơn Trên dạy :
" Tu mà tính tháng kể năm, Chứ không nổ lực chơn tâm dồi mài".
Đức Cao Triều dạy :
" Nếu các em chưa tìm hiểu lý tưởng, mục đích cao cả của Đạo Cao Đài. Cũng như không biết đặt lý tưởng mình dung hợp với Đạo cao Đài để xây dựng những gì cao cả, ích lợi thiết thực cho non sông Tổ Quốc, đạo lý và nhân loại thì sự giữ Đạo Cao Đài không ích lợi gì. Chẳng khác nào các em giữ một món đồ cổ trong muôn ngàn món đồ cổ khác".
Món đồ cổ nằm trong tủ kính, được người ta cất giữ cẩn thận, nhưng nó bàng quang trước thế cuộc thăng trầm, nhân loại nghèo đói, dốt nát bệnh tật nó cũng mặc kệ.
" Trần gian vạn khổ còn kia,
Lòng người Bồ Tát đâu lìa chúng sanh".
nhất định Đạo cao Đài không bao giờ là một món đồ cổ. Vậy thì Đại Đạo là chi ? Đức Cao Triều dạy :
1. ĐạI ĐạO là con đường rộng lớn nhất để đưa nhân
loại đến ĐạI ĐồNG THế GIớI, không kỳ thị phân chia, phù hợp xu hướng văn minh, tiến bộ, tạo cảnh giới an lạc, hòa bình hạnh phúc thế gian và siêu xuất thế gian, đó cũng là chiếc bát nhã thoàn đưa khách năm châu đến cứu cánh tận độ.
2. ĐạI ĐạO là cánh cửa càn khôn rộng mở cho văn minh khoa học loài người đạt đến điểm cao vút để nhìn thấy cơ vi mầu nhiệm của Tạo Hóa mà thành tín trước Đức Háo Sanh mầu nhiệm và Đức Từ Bi sáng tạo vô ngần của THƯợNG Đế, như vậy ĐạI ĐạO là con đường chân lý mà loài người phải vươn tới.
3. ĐạI ĐạO đưa con người tiến hóa lên nấc thang đạo đức tận thiện tận mỹ.
- Chánh pháp Thầy truyền
- Giáo lý các Đấng Thiêng Liêng dạy
- Tình dân tộc nghĩa đồng bào của chư môn đệ
- Cứu cánh tận độ của Đức Chí Tôn đặt để và
- Môi trường xã hội loài người cả thảy đều là yếu tố tích cực rất thuận lợi cho loài người tiến đến đạo đức cao cả, nhứt là vào thời kỳ mạt kiếp.
4. Trong phạm vi khác, ĐạI ĐạO có thể là con đường sứ mạng của dân Việt, vì giáo lý cao Đài là kết hợp tinh thần văn hiến của dân Việt, đó là điều hãnh diện của dân tộc trong công cuộc xây dựng văn minh thế giới chung.
Đức Cao Triều rất dân chủ, không áp đặt chúng ta. Sau khi dạy lý tưởng Đại Đạo hay như vậy, cao đẹp như vậy, đáng lẽ Đức Cao Triều bảo chúng ta " các em vô Đạo Cao Đài đi" đằng này không ? Đức Cao Triều lại đặt vấn đề cho chúng ta tự vấn :
" Vậy thì đó chẳng phải là con đường lý tưởng tối ưu của cả thảy chư môn đệ Đức Chí Tôn, của hàng Thiên Ân Hướng Đạo, của Thanh Thiếu Niên Đại Đạo sao?"
Lý tưởng Đại Đạo sáng tỏ rồi, làm sao hoằng dương Đại Đạo ?
5. Xây dựng thế hệ tiếp nối :
Chúng ta đang chứng kiến và góp phần thực hiện hai sự kiện hy hữu :
- Thứ nhất : Đức Thượng Đế Chí Tôn đến thế gian, khai Tam Kỳ Phổ Độ là sự kiện hi hữu thứ nhất.
- Thứ hai : con người có tiếp nhận và hoằng khai được Đại Đạo hay không là sự kiện hy hữu thứ hai.
Sự kiện hi hữu thứ hai này tùy thuộc vào tín đồ Đại Đạo nói chung, thế hệ trẻ Đại Đạo nói riêng, vì tuổi trẻ là tương lai. là hạt ngọc của Đại Đạo. Các bạn là những hạt ngọc, Đức Cao Triều không muốn các bạn vùi thân trong chốn cát lẫn, bụi lầm, mai một đi căn cơ đạo hạnh.
" Ngọc như đá, ngọc đâu có quí,
Cát là vàng, vàng ví cát thôi"
Tảng đá, cục bùn, nó đi karaôkê, thây kệ nó. Mình là ngọc,là vàng, mình phải học Thánh kinh hiền truyện. Cho nên là ngọc, là vàng, người trẻ Đại Đạo lúc nào cũng khép mình trong khuôn vàng thước ngọc để lành mạnh hóa, rồi cảm tình hoá và điển hình hóa từ cá nhân đến tập thể.
Đức Cao Triều dạy :
" Anh đem thước ngọc khuôn vàng,
Đó là Đạo Lý bảo tồn các em ".
Đức Ngộ Minh Đạo Nhơn dạy :
" Còn các em Thanh thiếu niên thì có nhiệm vụ lành mạnh hóa bản thân mình trong nếp sống đạo đức để cảm tình hóa và điển hình hóa hầu thâu phục nhân tâm trong lứa tuổi đang lên để cùng nhau có một nếp sống lành mạnh, sáng tạo lành mạnh để trở thành những thanh thiếu niên đạo đức gương mẫu và cũng là những mầm non gương tốt cho quốc gia, xã hội, nhân quần ở tương lai đó vậy".
Đức Cao Triều ban cho Thanh Thiếu Niên 5 điều tâm niệm làm phương châm rèn luyện :
1. Khắc khổ, nghiêm chỉnh bản thân và thương yêu tha nhân.
2. Xem mọi người là mình,mình là mọi người.Thương người hoàn hảo hoá người, thương ta hoàn hảo hoá ta.
3. Đặt trọn niềm tin nơi Đấng Chí Tôn và Đại Đạo.
4. Đặt hết sự trọng kính nơi Cơ Quan.
5.Quyết tâm nắm cờ Đại Đạo cắm khắp mọi nơi, ngõ hầu cứu độ toàn nhân loại.
Sau khi khép mình vào khuôn thước, thế hệ tiếp nối còn phải vươn cao trên 4 cột trụ : TÂM, HạNH, ĐỨC, TÀI. Khiếm khuyết bất cứ cây trụ nào cũng làm cho chúng ta chông chênh.
Một số em cho rằng, nay mai tận thế cần gì học, số khác thì nói trong Đạo chỉ cần thấy "HUệ" chứ cần gì trí rồi đâm ra lơ là hoặc chống đối việc học. Các quan niệm quá khích hoặc thiển cận, hoặc lệch lạc này cần phải được uốn lại cho ngay thẳng.
Đức Cao Triều dạy : " đạo đức cao siêu cần thiết thì tâm đức trí năng sâu rộng quyết nhiên không thể lu mờ trong xã hội học vấn tri thức ngày nay".
Đức Lý Giáo Tông dạy :
" Tài với đức đổi trao phụng sự,
Tâm với Tài bực thứ không hai;
Có tâm mà lại có tài,
Đức tâm tài đủ Đạo Thầy hoằng dương"
Tâm, hạnh, Đức, Tài đầy đủ là hành trang sẳn sàng rồi, chúng ta nắm cờ Đại Đạo cắm khắp mọi nơi được chưa ?
6. Thế hệ trẻ và ý thức "THốNG NHẤT ĐạI ĐạO"
Chúng ta bị khối u ở cổ, nuốt không trôi, nhả không được, đó là vấn đề chia chi rẽ phái.
Đức Cao Triều dạy :
" Người tuổi trẻ vẫn còn nhìn thấy một thực tế não lòng, một thực tế rất buồn đau cho những ai ưu tư từ cuộc đời sứ mạng. Ngày nào thực tế ấy còn ngự trị trên tấm thân Đại Đạo là ngày mà Từ Phụ còn buồn thương và nhân sinh còn đau khổ. Thánh Thể của Thầy tại thế gian bị chính tay con cái Ngài phân chia từng manh mún, thì còn gì đau khổ hơn ".
Đức Cao Triều nhấn mạnh :
" Các em hãy gieo ý thức "Thống Nhất Đại Đạo" ngay từ bây giờ và ngay từ tầm sâu tâm não".
Mọi người nhìn thấy điều quan trọng không phải thống nhứt cơ cấu, thống nhứt con người, thống nhứt tổ chức mà hệ trọng ở chỗ "thống Nhứt Giáo Lý"
" Gặp gở nhau trên dòng giáo lý,
Nhìn với nhau tôn chỉ Cao Đài;
Không còn chia biệt Đông tây,
Không còn phái nọ, chi nầy Phật Tiên ".
Đức Cao Triều dạy thế hệ trẻ : "dĩ vãng hãy xếp lại, hiện tại hãy bày ra và tương lai là vấn đề quyết định". Thế hệ trẻ hãy nhìn về tương lai mà chung lưng đâu cật, san xẻ tình thương sự sống cho nhau.
Trước yêu cầu cấp bách về giáo lý thế hệ trẻ có nhiệm vụ gì ?
7. Hiện tình giáo lý và trách nhiệm nâng cao tầm mức giáo lý Đại Đạo :
Đức Cao Triều nhận định : " giáo lý Đạo quá giản lược chưa thỏa mãn sự tìm hiểu của các giới. Tính chất giản lược của giáo lý Đại Đạo có ưu điểm là dễ hiểu, dễ phổ biến, tuy nhiên cũng chưa làm sáng tỏ minh bạch cao độ. Nhìn về nội bộ cao Đài đã bao người am tường yếu lý của Đạo rành mạch thâm sâu nên có một số chư đạo hữu đạo tâm còn ưu tư ngờ vực về tiền đồ cơ Đạo mặc dầu hết sức tin Thầy mến Đạo".
Giản lược có phải chăng là mới phác họa những khung vườn nhưng chưa đầy đủ các bộ phận ? Trong tình hình này Đức Cao Triều trao nhiệm vụ mới cho chúng ta "nâng cao tầm mức giáo lý Đại Đạo".
Đức Cao Triều dạy : " Các em hãy nâng cao tầm mức giáo lý Đại Đạo cho có tính TRIếT HọC - KHOA HọC - VĂN HọC để thêm tính hấp dẫn và phổ biến ".
Ơn Trên dạy nhiều rồi, giờ là lúc chúng ta phải gia tăng nổ lực. Đức Cao Triều dạy :
" Phần phổ biến và phát huy giáo lý không phải là nhiệm vụ của các Đấng hay của chúng Tiên Huynh mà chỉ có thể là của các em với sự soi dẫn của Thiêng Liêng ".
" Hỡi ai đã trung kiên một dạ,
Thì đây nguyền đục đá khai đường;
Trần hòan tận độ đảm đương,
Cõi Thiên phù trợ, lo lường tiến thăng ".
Nhiệm vụ nâng cao tầm mức giáo lý Đại Đạo thuộc về thế hệ trẻ : trong đó có các bạn sinh viên, tu sinh, giáo sinh.
Xin cho phép chúng tôi gạch dưới các ý chính ĐứcCao Triều dạy được trình bày hôm nay :
- Đức Cao Triều đặt vấn đề cho chúng ta minh định "Lý tưởng Đại Đạo" nhằm trang bị cho chúng ta một đức tin vừa trực giác vừa khoa học.
- Thế hệ trẻ, những người thực hiện lý tưởng Đại Đạo, tự mình lành mạnh hoá, để điển hình hóa, và cảm tình hoá những người chung quanh trên 4 cột trụ : TÂM, HạNH, ĐỨC, TÀI và 5 điều tâm niệm.
- Ý thức " Thống Nhứt Đại Đạo" phải được biến thành hiện thực qua công cuộc "Thống Nhứt Giáo Lý", chìa khóa cho sự nghiệp thống nhứt và hoằng dương Đại Đạo ngày mai.
- Hiện tình giáo lý đòi hỏi thế hệ trẻ hoàn thành một nhiệm vụ cấp bách : "nâng cao tầm mức giáo lý Đại Đạo".
HUỆ ÝNguồn: HUỆ Ý
Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2021
Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011
TỰ THUẬT CUỘC ĐỜI TU THÂN HÀNH ĐẠO CỦA CHÍ TÍN
I. CÁ NHÂN VÀ LIÊN HỆ GIA ĐÌNH
Sanh năm Mậu Ngọ (10-10-1918) tại thành phố Gò Công, nay thuộc Tiền Giang, trong gia đình tiểu thương nghèo.
Tộc danh là Lê Văn Bá. Thánh danh là Chí Tín.
Phụ mẫu: Cha là Lê Văn Còn, nguyên Giáo sư Phái Thượng Ban Chỉnh Đạo thuộc Hội Thánh Bến Tre của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (đạo Cao Đài), nguyên đầu họ Đạo Thánh Thất Bình Hòa, Gia Định, nay thuộc quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Ông đắc quả Minh Đức Đạo Nhơn, thường giáng cơ dạy đạo trong Cơ Quan Phổ Thông Giáo lý Cao Đài - nơi hai con Đạt Minh và Chí Tín hành đạo.
Mẹ là Phạm Thị Huỳnh, chức việc trong Ban cai quản Nữ phái của Thánh thất Bình Hòa, Gia Định.
Bào huynh là Lê Văn Non, Thánh danh Đạt Minh, nguyên giáo hữu họ Đạo Thánh Thất Bình Hòa, nhơn viên của Cơ Quan PTGLĐĐ, lãnh chức vụ từ Ngoại Giao Vụ, Nội Chánh Vụ, Tổng Thơ Ký đến ngày liễu đạo là Tham Lý Minh Đạo (trong tổ chức Cơ Quan PTGL Cao Đài Giáo Việt Nam từ buổi sơ khai cùng với Bào đệ là Chí Tín), ngày 13-8 Ất Sửu, 1985.
Hôn phối là Phạm Thị Mai, Thánh danh Bạch Đức, nhơn viên Ban chấp hành Nữ Chung Hòa, thuộc hệ thống Cơ Quan PTGL Đại Đạo.
Có 3 con, hai trai, một gái.
II. ĐỜI NIÊN THIẾU
Thuở nhỏ học trường tiểu học thành phố Gò Công. Đến năm 1932, theo cha mẹ di cư lên Bà Chiểu, Gia Định, vì nạn kinh tế khủng hoảng nên gặp khó khăn sanh sống ở quê nhà. Lên đây tiếp tục học trường tiểu học bà Chiểu cho đến khi thi đậu vào trường Trung học Pétrus Ký ở Chợ Quán (Saigon). Tốt nghiệp bằng trung học Pháp Việt (1938). Vì gia cảnh nên nghỉ học để thi vào làm thơ ký xưởng Ba Son (Arsenal) và sau 3 năm, thi đổ vào Sở thương chánh, được bổ về tỉnh Biên Hòa. Sau một năm, vì chiến tranh Pháp Đức và Nhật chiếm Đông Dương nên bỏ quan trường lên Đà Lạt làm quản lý bút toán một nhà máy cưa gỗ thông của hãng Đan Mạch vừa xây dựng vào đầu năm 1942. Đến 1946 trở lại Saigon buôn bán và làm việc hãng Đan Mạch ở Saigon chuyên xuất nhập cảng và đại lý các tàu biển ngoại quốc.
III. ĐỜI TU HÀNH THỜI NIÊN THIẾU
Lên 8 tuổi đã theo cha vào chùa Tịnh độ Phật giáo cư sĩ tại thành phố Gò Công để học tụng kinh Di Đà, Hồng Danh, Vu Lan, và Đại Bi. Vì tánh hay ngỗ nghịch, mỗi lần nghỉ hè, mẹ bắt theo đi viếng chùa chiền ở Bà Rịa, trên vùng núi non tĩnh mịch và được ký bán cho Hòa thượng Thiên Thai, danh sư nổi tiếng thời bấy giờ. Khi di cư lên Gia Định, cùng gia đình nhập môn vào đạo Cao Đài, tại Thánh thất Phú Nhuận vào tháng 3 năm 1933. Sau đó được vào học lớp Giáo huấn Đồng nhi lễ sĩ sau khi Thánh thất Bình Hòa dựng xong ở Bình Hòa xã, Gia Định.
Đi tìm Đạo trên núi Điện Bà Tây Ninh
Năm 1937, đang học năm thứ 4 trường Pétrus Ký để thi bằng Thành Chung, phát tâm xuất gia đi tìm minh sư trên núi non để học Đạo hầu tìm phương pháp độ đời giải khổ cho nhơn loại thoát khỏi vòng tứ khổ, mặc dầu đã nhập môn và học hết khóa huấn luyện Đồng Nhi lễ sĩ ở Thánh thất Bình Hòa rồi mà chưa thỏa mãn tham vọng xuất gia tìm minh sư học đạo giải thoát chớ không có mộng cầu làm Tiên Phật riêng tư. Trước để tìm học bào chế thuốc men trị bịnh, nghiên cứu cây cỏ hoa lá trong rừng của nước nhà hầu bào chế một thức ăn như thuốc viên bổ multivitamines mà hồi đó chưa có sản xuất được, mục đích là giúp con người khỏi khổ sở vật chất vì lo miếng ăn hằng ngày, chớ quần áo và chỗ ở có tạm bợ dễ dàng hơn là thức ăn rất cần thiết cho sự sống, nhưng không chủ trương theo pháp môn nhịn đói (vô úy) thời đó vì làm mất sức khỏe người tu và không được sự tinh tấn sáng suốt của tâm linh. Vào ngày 26 tháng Chạp, giữa đêm khuya lén mở cửa thoát ra khỏi nhà để đi lên núi Điện Bà Tây Ninh vì không dám cho gia đình hay sợ bị cản trở.
Trước đó, cùng với Bào huynh Đạt Minh tập thủ cơ, nhưng vì thiếu bộ phận cầu cơ và chưa có kinh nghiệm nên không có kết quả mỹ mãn. Tuy nhiên có hai đấng thiêng liêng nhập xác cho anh Đạt Minh để xuất khẩu dạy đạo lý, có khi dùng Pháp văn cho dễ hiểu hơn Hán văn. Ngài dạy cách kiểm điểm từ tư tưởng, lời nói và hành vi hằng ngày và ghi vào sổ nhật ký, giống như làm tờ vô ngã kiểm của CQPTGL vậy. Và hằng tuần Ngài cho điểm sau khi kiểm điểm. Sự trốn đi núi, tôi cũng dấu không cho anh Đạt Minh hay. Trước khi đi, tôi vào làm lễ trước Thiên Bàn và được chơn linh của một đấng thiêng liêng nhập vào, đốt một bó nhang và chạy ra cửa, băng qua các vườn tược nhà cửa từ Bà Chiểu lên Chí Hòa, Hòa Hưng giữa đêm khuya chó sủa ran, tay họa phù chúng liền im bặt. Việc đăng sơn, cũng đã dự trù trước, mỗi đêm tập lên Thánh thất Bình Hòa chạy xung quanh bốn gốc, tập cho nhẹ nhàng để băng rừng leo núi khi cần. Điều lạ lùng là trong túi không có dính một đồng xu nào mà nói làm sao xe đò chở đi không lấy tiền lại còn dấu không cho ai kiếm thấy mình nữa. Lên đến chơn núi, lại bỏ guốc đi chơn không lên tới chùa Trung, vào chùa giảng đạo thao thao bất tuyệt (thiêng liêng xuất khẩu lúc đó) được cho ăn cơm no, sau đó nhờ người chỉ đường lên đảnh núi, mặc dầu mặt trời vừa lặn không còn ánh sáng, cũng một hai đòi đi liền không ai cản được. Nhảy phóc lên các hòn đá, trèo leo lên các cây tre lồ ồ, nhảy nhót cành này qua cành kia như con vượn, mặc cho gai cào rách áo chảy máu nhưng cũng vẫn tuông rừng leo núi cho đến khuya thì lên đến chót đỉnh, lúc đó thiện nam cũng hành hương đông và đốt lửa sáng thấy từng đoàn năm bảy người. Tôi liền vào quì lạy lễ Phật và ngồi tham thiền một lúc lâu. Bỗng trí não bừng sáng lên như sau một cơn mê man vừa tỉnh giấc. Ơn Trên dạy phải hồi gia lập tức vì đi không cho gia đình hay, cha mẹ già khóc than và anh chị chạy kiếm tứ tung, làm như vậy đắc tội và hơn nữa nhơn đạo chưa xong làm sao có thể xuất gia sớm quá được. (Việc này khi vào hành đạo tại Cơ Quan, Đức Lê Đại Tiên có nhắc lại chuyện cũ để khuyến khích việc hành đạo). Ra ngoài chùa, được chư Phật tử kể lại mấy ngày trước có hai cậu đi tìm đạo lạc vào rừng bị cọp ăn thịt, bỏ xương phơi trắng giữa rừng, mà dợn tóc gáy hú hồn cho mình. Thầm cảm ơn Thầy Mẹ đã hộ trì cho mình được thoát nạn. Sáng tinh sương, đổ dốc núi theo đường mòn, chớ không dám đi băng rừng trèo núi như khi lên vì đã tỉnh táo rồi. Thế mà, gần đến chân núi lại bị lạc vào giữa rừng rậm đến một ngã ba không biết phải ra lối nào, la rát cổ họng mà không thấy một tiếng đáp lại. Tâm thần bắt đầu xao xuyến ám ảnh sợ bị cọp ăn phơi xương như đã nghe thuật lại. May sao, còn chút sáng suốt chạy theo dòng suối, định bụng dầu thế nào cũng có lối ra sông. Đi một đổi lâu thì thấy một cánh đồng lúa đã gặt lố dạng. Mừng quá chạy riết đến một chòi canh của một ông già giữ vườn dưa hấu trồng để bán Tết. Nghe mình thuật câu chuyện, ông ấy dọn cơm nước cho ăn no nê. Hỏi đường về ra bến xe đò, thì được biết mình đang ở phía sau núi, bên kia của bến xe đi xa lắm, sợ lạc nữa, mới khẩn khoản nhờ ông cho người đưa dùm. Ông tặng cho hai trái dưa hấu to để mang về ăn Tết. Ngộ là không có tiền mà vào tiệm ăn hủ tíu nằm dưới chân núi, chủ tiệm hoan hỉ không lấy một xu vì lúc đó có phong trào thương mến các học sinh hiền hậu, nhất là có chí lên núi học đạo. Vì có phong trào hát tuồng Phật Tổ xuất gia của gánh hát cải lương Tân Thinh nên ảnh hưởng rất lan tràn sâu đậm trong các từng lớp dân gian.
Về gần tới nhà ở sâu trong xóm, nên đi bộ hai tay ôm hai trái dưa lửng thửng về nhà trong lúc chiều trời sẫm tối, trong nhà thấy bóng chạy túa ra, người chị hai ôm chầm em vào lòng mà khóc lên nức nở, mừng mừng tủi tủi vì tưởng đâu em mình đã chết theo lời đồn đãi nên hiện hình về. Cả xóm tựu lại mừng rỡ, vì ai ai cũng thương mến mình. Sau đó, gia đình ngăn cản đến Thánh thất hành đạo mà bắt ở nhà lo học hành và tu ở nhà cũng được, sau thành đạt sẽ tính tới.
IV. GIA NHẬP CƠ QUAN PHỔ THÔNG GIÁO LÝ CAO ĐÀI
Nhờ Bào huynh Đạt Minh giới thiệu đi hầu đàn cơ tại nhà đạo trưởng Huỳnh Chơn ở Thiên Lý Đàn (Hòa Hưng), lẽ ra nếu không có vụ trốn lên núi, thì đã được anh rủ đi hầu đàn ở Minh Tân Khánh Hội trước, mà hiểu đạo rộng hơn trước khi vào Cơ Quan. Sau đó một vài đàn cơ, mình thấy đường lối chánh chơn của anh chị em đạo tâm, nên nhận chức thủ bổn cho Cơ Quan, vì mình đang làm giám đốc một công ty lớn ở Đô Thành Sài Gòn và nhơn viên phòng Thương mại kỹ nghệ nên dĩ nhiên được tin cậy. Sau đó có Đức Lê Đại Tiên nhắc vụ mình đi núi tìm đạo khi trước và khuyên mình hãy hợp tác hành đạo vì đúng với tâm nguyện và cũng là Thánh ý cơ duyên của hiền đệ. Đức Giáo Tông Lý Thái Bạch có cho một bài thi tại Thánh tịnh Ngọc Minh Đài năm 1965.
“Có kẻ buôn hài đến chợ trưa,
Kề bên bến giác cậy ông đưa;
Ông đưa, ông dặn này ghi nhớ,
Hài của người buôn lắm kẻ vừa.”
Ngài khuyên hãy hợp tác hành đạo với Cơ Quan mặc dầu Ơn Trên chưa chỉ định nhưng cũng là Thánh Ý và dặn hãy cẩn thận đừng phí ngày giờ và tiền bạc không đúng lúc và không nhằm chỗ (có lẽ Ngài muốn nhắc câu "hài của người buôn lắm kẻ vừa") vì bản tánh cởi mở rộng rãi vui vẻ hay làm vừa lòng mọi người.
Đến đêm giao thừa, 29 tháng Chạp năm Ất Tỵ (20-1-1966) tại Thiên Lý Đàn, Đức Chí Tôn Đại Từ Phụ có ban cho Thánh danh:
“LÊ VĂN BÁ thấy con chí nguyện,
Hiệp chung lo điều kiện Cơ Quan;
Dốc đem, đem tấm can tràng,
Lập công bồi đức cho ngang bạn hiền.
Nay Thầy ban danh Tiên cho trẻ,
Để con hiền mát mẻ tâm trung;
Tên là CHÍ TÍN lập công,
Bước mau để kịp đại đồng thế gian.”
Ngày Cơ Quan PTGL ra mắt đại hội tại Nam Thành Thánh Thất, được nhơn sanh bầu vào Ban chấp hành đầu tiên, ngày rằm tháng hai năm Bính Ngọ (1966) với chức vụ Nội Chánh Vụ trưởng, cùng với Đạo trưởng Huệ Lương Trần văn Quế lãnh đạo với chức vụ Tổng Lý Minh Đạo và Bào Huynh Đạt Minh làm Ngoại Giao Vụ.
Dưới đây liên tiếp nhận lãnh các chức vụ trong Cơ Quan.
Nội Chánh Vụ Trưởng nhiệm kỳ đầu tiên năm Ất Tỵ 1966 và nhiệm kỳ hai năm kế 1967-1968.
Phó Tổng Thơ Ký nhiệm kỳ hai năm Kỷ Dậu và Canh Tuất (1969-1970) kiêm Tổng Thơ Ký và Tham Lý Minh Đạo cuối năm 1969 vì Đạo trưởng Minh Lý ra khỏi Cơ Quan.
Tổng thơ ký chánh thức năm Tân Hợi 1971.
Quyền Tham Lý Minh Đạo nhiệm kỳ 3 năm 1972-1973-1974.
Tham Lý Minh Đạo chánh thức nhiệm kỳ 3 năm 1975-1976-1977.
Chủ tịch Hội Đồng Nghiên cứu Giaó lý sau khi Đạo trưởng Kiến Minh ra đi vào năm 1978, một tổ chức song hành với CQPTGL.
Sau hết là Phó Tổng Lý Minh Đạo kể từ 18-2 Ất Sửu (07-4-1985) và lưu nhiệm một năm nữa của năm Bính Dần 1986 cho đúng chu kỳ 60 năm đạo Cao Đài ra mắt nhơn sanh tại Việt Nam. Phục vụ CQPTGL được hơn 21 năm, quá giai đoạn 20 năm đầu của bộ máy Đại Đạo sau cùng, lúc nào cũng dốc lòng đem hết chí thành tâm đạo khả năng công sức và tài nguyên để làm tròn trách vụ của mình nhận lãnh với thiêng liêng và nhơn sanh giao phó, không thoái chí ngã lòng, chồn chơn lùi bước trước những khảo đảo từ nội tâm đến ngoại cảnh đưa đến, đúng theo lời dạy của Đức Chí Tôn lúc ban Tiên danh Chí Tín:
"Dốc đem đem tấm can tràng,
Lập công bồi đức cho ngang bạn hiền.” [202]
Để đền ơn Thầy và chư Phật Tiên có công dìu dắt dạy dỗ, lúc nào cũng cố gắng dồi trau tính nết, tâm hạnh để xứng đáng là học trò Tiên, môn đồ của Thầy, cốt lo chánh kỷ để hóa nhơn với chí hướng đã chọn khi bước vào con đường tu học là tiên lo tự giác, hậu phải giác tha để đền ơn đáp nghĩa với Thầy và chư Phật Tiên đã có công chắt chiu dạy dỗ từ thuở còn thơ. Trong lúc hành sự nhiệm vụ Tổng thơ ký được Đức Giáo Tông nâng đỡ và âu yếm gọi là Tổng thư ký của Bần Đạo. Và khi lãnh nhiệm vụ mới là Tham Lý Minh Đạo, được Đức Giáo Tông khảo hạch trước bửu điện và toàn thể nhơn viên Cơ Quan và khấu trình dưới sự chứng kiến theo dõi của Đạo trưởng Phụ tá Bảo pháp Chơn Tâm và toàn thể nhơn viên Cơ Quan dự đàn cơ (đàn 15-2 Nhâm Tý 29-3-1972):
THI
“Năm trước, muốn xong bản phúc trình,
Phải nhiều tâm thức lặng thinh thinh,
Móc moi tâm não ra mà viết,
Viết tới xóa lui vẫn bực mình.
HỰU
Nay vừa xuất khẩu đã thành văn,
Mạch lạc khấu trình có lớp lang,
Bất tuyệt thao thao đầu chí cuối,
Tỏ ra tiến bộ thật vô ngần.”
Thật chúng ta phải cảm đội thâm sâu sự chắt chiu dạy dỗ từng bước, từng chi tiết hành đạo như những người anh người cha ruột thế gian với đầy đủ tình thương yêu đậm đà thấm thiết, lắm lúc quá nuông chìu chúng ta, thể hiện đức độ hạ mình của Tiên Phật trong cơ tận độ kỳ ba mà tất cả người Thiên ân sứ mạng cần phải noi theo. Ngoài ra, Ngài còn không quên nhắc nhở gởi gắm mình về công phu luyện kỷ cho Đức Đông Phương Lão Tổ (04-02-1972).
“Thấy trò em út nghĩ mà thương,
Trỗi bước từ lâu vạn dặm trường;
Sức mọn, nhưng lòng không quá mọn,
Đỡ nâng nhờ có Lão Đông Phương.”
Thật là phấn khởi vô cùng, mình thấy đã được ân huệ Thiêng Liêng dắt dìu từng bước công quả, công trình và công phu cho đầy đủ mới có thể phản bổn hoàn nguyên phục hồi cựu vị được và chính hai Đấng lãnh đạo tối cao vô vi của lưỡng đài Cửu Trùng và Hiệp Thiên trực tiếp huấn luyện cho mình được nên người môn đệ xứng đáng của các Ngài và của Thầy nữa. Nhớ có lần Thầy nhắc nhở sứ mạng của mình qua bài thi:
"Chí Tín, chí tâm chẳng đổi dời,
Nghiệp đời chừng đó dễ buông trôi;
Gay chèo Bát Nhã trên dòng nước,
Sứ mạng Tam Kỳ nhớ trẻ ôi!" [203]
Và ở một đoạn Thầy nhắc nhở thêm:
"Tâm con vốn Bửu Tòa Thầy ngự,
Hãy giúp người gìn giữ Thiên cơ;
Hoằng khai Đại Đạo Tam Kỳ,
Công Bình, Bác ái, Từ bi đứng đầu. (…)
Đã chấp nhận con đò cứu khổ,
Lướt dòng sông quốc độ kỳ ba;
Tâm con con sẵn bửu tòa,
Ngoài tâm chẳng có chi là đâu con." [204]
Phải chăng đã đến lúc phải đem "đạo mầu công dụng mọi nơi" để "cho người thông cảm cùng người; dẹp tan sắc phái phục hồi tình thương" cho đúng tiêu đích của Cơ Quan. Và ai, lúc nào, nơi đâu? Cho nên các hàng lãnh đạo Cơ Quan được lịnh xuất gia, trước hết Đạo trưởng Quyền Tổng Lý Minh Đạo Thiện Bảo và Đạo tỷ Chủ Tịch Nữ Chung Hòa Ngọc Kiều và liền đó 5 bậc đàn anh của Cơ Quan: Chơn Tâm, Chí Tín, Đạt Minh, Chí Hùng và Chí Thuần cũng được lịnh xuất gia vào ngày 15-5 Ất Sửu (1985). Trên dòng đạo pháp cũng đã được Ơn Trên truyền giao giáo pháp đủ đầy khả dĩ thay Tôn Sư mà truyền lại đàn em. Các vị tiếp nối như đạo huynh Huệ Chơn vừa được nâng đỡ lên hàng Phụ tá Bảo pháp, Chí Thành và Thiên Vương Tinh cũng được ân huệ cho vào khóa tu Bá nhựt trúc cơ để cho đủ thần lực mà hành đạo.
Nếu chỉ dạy cho Đạo tỷ Ngọc Kiều, sau khi giải thích ý nghĩa của hai chữ XUẤT GIA của các hàng Thiên ân Cơ Quan, thì không phải là thật tế vì bịnh và hoàn cảnh của đạo tỷ làm sao thực hành lời dạy cao xa dưới đây:
“Sống đây vũ trụ là nhà,
Nghĩa là non nước, tình là vạn sanh." [205]
Cũng trên đường hướng đó, Đức Ngô Đại Tiên đã dạy Chí Tín một đàn cơ tại Minh Đức Tu Viện, sau khóa tu cho 3 vị Chí Thành, Chí Mỹ, Thanh Chơn ngày 2 tháng 10 Nhâm Tuất (16-11-1982):
"Chí Tín, hiền đệ có tâm hành đạo muốn kế tục đạo nghiệp gìn giữ Tổ Đình (tức là Tổ Đình của Chiếu Minh Cần Thơ mà Chí Tín là môn sanh đã thọ chơn truyền) và theo ý của nữ đồ MINH DĨ (là người chị cao niên và uy tín nhất của Phái Chiếu Minh hiện nay). Đó là điều Tiên Huynh rất lưu ý, nhưng đúng theo sự thật thì Tiên Huynh và hiền đệ có cùng sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ mà Thượng Đế đã phó giao. Nay Tiên Huynh, do tôn ý trước Tam Giáo Tòa, hiền đệ được về Tổ Đình Cần Thơ để cùng chung lo lễ cúng, nhưng phải hoãn việc chấp cơ, hãy dùng tâm niệm vô vi, Tiên Huynh sẽ chứng lễ và ban ơn cho toàn thể chư đệ tử nam nữ. Hiền đệ còn phải được dạy thêm trong một khóa tu Đông Chí sắp đến mới đủ thần lực thanh tịnh mà kế tục đạo nghiệp của Tiên Huynh đến hết một thời gian nhất định. Hiền đệ còn mang một sứ mạng chính thức to tát hơn. Nên lưu ý việc gì đến sẽ đến. Phần Tiên Huynh khuyên hiền đệ hãy bình tâm mà thi hành mọi việc cho đúng đạo lý thiên cơ.
Trường thi buổi chót chọn nguyên nhân,
Hoằng đạo thế Thiên định cõi trần,
Không chậu không lồng là giải thoát,
Còn danh, còn tướng ấy còn phân.
Đạo tâm ví thể Trời che chở,
Tục tánh dường như đất cắt phần,
Giải thoát chác chi dòng đối đãi,
Sạch lòng mới xứng phận Thiên ân.”
Và trong một đàn cơ riêng tại Minh Đức Tu Viện nhơn ngày kỷ niệm khai trương 25-01-1985 (Ất Sửu), Chí Tín và hiền tỷ Bạch Tuyết cầu Ơn Trên dẫn đường mở rộng lối hành đạo cho Cơ Quan theo dự tính, nhưng Ơn Trên lại không chỉ rõ hay chấp nhận đường lối đó, lại chỉ vỏn vẹn cho có một bài thi đố rồi thăng, nên chúng tôi không dám tái cầu ai nữa.
“Chắt chiu từ thuở mới nên hiền,
Gởi gắm chờ người biết hạnh duyên;
Tôn chỉ nêu cao đường tận độ,
Dư đồ vạch rõ lối qui nguyên.
Tùy tâm nguyện sẽ khơi nguồn thánh,
Do chí thành mới đạt ý Thiên,
Muốn tới Cao Đài đi mới tới,
Có chi mà phải hỏi thần tiên." (Đức Vô Vi Tiên Trưởng)
Trong một đàn cơ, rằm tháng 7 Ất Sửu (30-8-1985), Đức Bảo Pháp Huỳnh Chơn cho một bài thi để trấn an chư Thiên ân:
“Vật cùng tắc biến, biến liền thông,
Trí giả tri cơ lối đại đồng;
Pháp đạo vận hành từ thượng hạ,
Quyền Thầy chuyển hóa khắp Tây Đông.
Thiên ân hiểu rộng không nao chí,
Hướng đạo nhìn xa chẳng não lòng,
Dụng đó vẫy vùng không dấu dạng,
Tùy thời ẩn hiện tợ thần long.”
Và Đức Lý Giáo Tông tiếp theo cho một bài thi đầy đáp số:
“Tiên Ông trao sẵn bộ Thiên thơ,
Đã mấy mươi năm luống đợi chờ;
Sứ mạng thiên ân kỳ tận độ,
Xây nền Thánh đức kịp thời cơ.” [206]
V. PHẦN THỌ TRUYỀN ĐẠO PHÁP
Thọ pháp Sơ thiền cửu cửu chung với chư huynh tỷ đệ muội ở Cơ Quan, khóa đầu tiên năm Bính Ngũ (12-6-1966) tại Thiên Lý Đàn với đạo trưởng Huỳnh Chơn Bảo Pháp Chơn Quân theo Thánh lịnh của Đức Tôn Sư Đông Phương Lão Tổ. Nhưng vốn quyết tầm đạo cho thấu đáo chơn truyền của Đại Đạo Chiếu Minh, sau khi học Đại Thừa Chơn Giáo của Phái Chiếu Minh. Nhờ đạo trưởng Huệ Lương quen thân với các anh tu của phái Chiếu Minh của các đàn Long An (Anh Lộc), Long Hoa (anh Truyện) và đàn Chợ Lớn (anh Hai Quảng), tôi lần mò làm quen được thân thiết với anh Truyện vốn cùng nghề XNC trong phòng thương mãi và kỹ nghệ Saigon, nên thường được mời ăn cơm chay, tôi ngỏ ý xin keo để trước được hầu đàn của Chiếu Minh, sau thọ truyền đạo pháp. Tại đàn Long Hoa năm 1967-1968, tôi xin keo không được, các anh khuyên tiếp tục làm âm chất công quả cho đầy đủ đi, vì anh còn sứ mạng nơi cơ phổ độ, chừng đến thời giờ Thầy kêu mấy hồi. Mãi hai năm sau, tôi đến đàn anh Lộc (Long ẩn) do sự mời mọc của anh, chớ 2 năm trước anh từ chối cho rằng mình theo chưa nổi đâu. Vào xin keo cũng không được nữa (cũng do đó mà đàn cơ ở Cơ Quan Đức Ngô Đại Tiên đã cho biết lý do không nhận mình làm đệ tử). Nhưng sau thời gian quan sát mình, và biết mình thật tâm tu hành và đã có quá trình hành đạo nhờ dắt các phái đoàn Tòa Thánh, Hội Thánh đến làm lễ tại Thánh Đức Tổ Đình Cần Thơ trước đó, nên anh Lộc và anh Tiềng, vốn là cặp đồng tử của đàn, cho đặc ân quì hầu Thầy ở cuối gốc đàn, hy vọng Thầy thương tình mà kêu dạy (đây là biệt lệ của phái Chiếu Minh đó). Vì cảm trước tấm lòng chí thành cầu Đạo, nên Thầy ban ơn cho bài thi ngày 15-3 Canh Tuất (18-6-1970):
“Tòng BÁ quản gì với tuyết sương,
Nguyên căn tỉnh ngộ tránh tang thương;
Theo Thầy học đạo tìm chơn lý,
Khỏi uổng kiếp này ở cõi dương.”
Một tháng sau, hầu đàn xin keo để được Thầy ban ơn cho thọ pháp hay không thì keo cho. Theo Chiếu Minh, 100 ngày đầu phải công phu cho đầy đủ, muốn chứng minh mình được đầy đủ chưa, phải xin keo Thầy cho biết, thì ra mình xin keo Thầy không chứng minh. Điều dễ hiểu mình đang có phận sự vận động các chi phái thống nhứt nghĩa là mình mót bòn thêm công quả để xong xuôi mình qua Chiếu Minh tu luôn cho trọn phần đầy đủ quả công, trọn nghĩa thủy chung với Cơ Quan. Nhưng xin keo, Thầy không chứng minh điều này dễ hiểu vì mình tu còn thiếu sót, không đủ tứ thời hằng ngày, vì phải đi hành đạo đây đó, và các anh chị trong Chiếu Minh cũng thường quở trách hoài. Được Thầy ban ân, bài thi được truyền bá đến Tổ Đình Cần Thơ mau lẹ, và mình bị các anh chị cười, nhắc mãi bài Thầy chỉ mình để làm bài học chung cho những ai còn thiếu sót phần công phu như mình:
“Bá nhất độ (là 100 ngày) in khuôn in lối,
Một mình con hai mối sao xong;
Ai ra trả nợ đại đồng,
Ai về cố thủ đơn phòng sớm trưa.
Đã bao lúc Thầy vừa ý trẻ,
Khuyên con đừng xem rẻ qui điều;
Thương trò Thầy mới dắt dìu,
Thị phi càng lắm, càng nhiều lạc đưa.
Gương Lục Tổ ngày xưa hiển hiện,
Tay cầm chày, miệng niệm Di Đà;
Mặc người Thần Tú cao xa,
Một câu lục tự thoát qua bể trần.
Hỡi nam nữ, mẫn cần lời dạy,
Luận lý nhiều quấy phải chê bai;
Ngày đêm tưởng niệm Cao Đài,
Bớt nghe bớt thấy, bớt hoài mới nên.
Muốn thành Đạo phải bền chí cả,
Muốn đăng tiên tâm hỏa diệt tiêu;
Đơn phòng đừng để quạnh hiu,
Khách trần lần dứt, sớm chiều tầm nguyên.”
(Đàn Long Ẩn, 07-10-1972)
Sau đó, rán công phu thêm cho đầy đủ và xin keo thì Thầy chứng bá nhật liền và chánh thức được lên nhất bộ. Theo nguyên tắc, nếu tu đúng 3 năm 8 tháng, liệu xét mình đầy đủ thì xin keo để Thầy chứng minh lên Nhị Bộ, nhưng không dám xin keo, để chừng nào Thầy ban ơn thì Thầy cho như có vài trường hợp của các huynh trưởng được Thầy ban ơn.
Mãi đến hôm đàn kỷ niệm ngày Thầy thoát xác 13-3 Ất Mão (24-4-1975) thay vì đi về làm lễ lớn tại Tổ Đình Cần Thơ như thường lệ, nhưng vì tình hình lúc này găng quá, nên làm lễ tại Saigon. Được Thầy ban ơn như sau:
“Hữu chí thiền ngộ đặng pháp minh,
Căn cơ hoài bão hướng Kim Đình;
Tứ ân Nhị Bộ cho tròn vẹn,
Mối Đạo Trời Cha gắng giữ gìn.”
Và Thầy dạy tập chấp bút để thay thế anh Tiềng già yếu hay bịnh hoạn.
Ở CQPTGL được Đức Tôn Sư Đông Phương Lão Tổ truyền trao nhiều pháp môn như: Pháp Ngoại Công phu thể dục gọi là Thập Nhị cẩm Đoạn, trong đó có trùng nhiều tư thế công phu của Chiếu Minh, các khẩu quyết Sơ cơ, Nhị cơ, Tam muội chánh định. Pháp môn luyện âm dương ngũ hành để diệt ngũ âm trừ ngũ tặc, luyện tan thất tình lục dục cho tâm được thanh tịnh mà bước vào trúc cơ có hiệu năng hơn. Đặc biệt trong thời kỳ hạ nguơn mạt kiếp này hành giả gặp nhiều khó khăn.
Được Đức Lão Tổ và sư phụ Ngô Đại Tiên dạy truyền pháp Chiếu Minh cho nên xin ở Cơ Quan nếu có đủ điều kiện trường chay tuyệt dục và quyết tâm cầu tu giải thoát đốt cháy hết que trầm (thay cho việc đốt hồng thệ trong Chiếu Minh) lập đại nguyện trước Tam Giáo Tòa, nếu khinh thường đạo pháp, khi trọng tội cũng bị tam đồ bất năng thoát tục không khác gì lời thệ ở Chiếu Minh, mục đích để dung hợp pháp môn gọi là tân pháp Cao Đài (pháp môn bất nhị mới thiệt là con đò trời).
Được thu nhận vào khóa Trúc cơ đầu tiên của Cơ Quan năm Mậu Ngọ (1978), sau đó được tiếp tục thọ pháp thập ngoạt hoài thai (300 ngày) và điều ngộ nghĩnh thay làm cho mình vững lòng tin thêm duyên lành chính Sư phụ mình là Đức Ngô Đại Tiên được lịnh Tam Giáo Tòa truyền chánh pháp tu luyện nội đơn trực tiếp với Đạo trưởng Bạch Lương Ngọc trụ trì Vĩnh Nguyên Tự Cần Giuộc tại Minh Đức Tu Viện vào ngày mùng 06-7 Nhâm Tuất (24-8-1982).
Với những lời tự thuật này, kính mong chư hiền huynh hiền tỷ và chư đệ muội nghiên cứu suy nghiệm để làm bài học cho bản thân hầu tiến trổi hơn tệ đệ đã mất nhiều thời gian hơn trước đó. Cầu xin Đức Tôn Sư và Sư phụ chứng lòng thành tri ân sâu xa của đệ tử và xin nguyện để hết lòng chơn thành truyền trao đạo pháp cho những ai có căn lành và được nhị vị chứng giám dạy bảo để không mang trọng tội khinh truyền đạo pháp
[202] Thiên Lý Đàn, 29-12 Ất Tỵ, 20-01-1966.
[203] CQPTGLĐĐ, 15-01 Nhâm Tý, 29-02-1972.
[204] CQPTGLĐĐ, 15-10 Quí Sửu, 09-11-1973.
[205] CQPTGLĐĐ, 06-3 Giáp Tý, 06-4-1984.
[206] CQPTGLĐĐ, 15-7 Ất Sửu, 30-8-1985.
http://www.caodaism.net/thuvien/viewstory.php?sid=1356&warning=6
Nguồn: CHÍ TÍN (LÊ VĂN BÁ)
Sanh năm Mậu Ngọ (10-10-1918) tại thành phố Gò Công, nay thuộc Tiền Giang, trong gia đình tiểu thương nghèo.
Tộc danh là Lê Văn Bá. Thánh danh là Chí Tín.
Phụ mẫu: Cha là Lê Văn Còn, nguyên Giáo sư Phái Thượng Ban Chỉnh Đạo thuộc Hội Thánh Bến Tre của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (đạo Cao Đài), nguyên đầu họ Đạo Thánh Thất Bình Hòa, Gia Định, nay thuộc quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Ông đắc quả Minh Đức Đạo Nhơn, thường giáng cơ dạy đạo trong Cơ Quan Phổ Thông Giáo lý Cao Đài - nơi hai con Đạt Minh và Chí Tín hành đạo.
Mẹ là Phạm Thị Huỳnh, chức việc trong Ban cai quản Nữ phái của Thánh thất Bình Hòa, Gia Định.
Bào huynh là Lê Văn Non, Thánh danh Đạt Minh, nguyên giáo hữu họ Đạo Thánh Thất Bình Hòa, nhơn viên của Cơ Quan PTGLĐĐ, lãnh chức vụ từ Ngoại Giao Vụ, Nội Chánh Vụ, Tổng Thơ Ký đến ngày liễu đạo là Tham Lý Minh Đạo (trong tổ chức Cơ Quan PTGL Cao Đài Giáo Việt Nam từ buổi sơ khai cùng với Bào đệ là Chí Tín), ngày 13-8 Ất Sửu, 1985.
Hôn phối là Phạm Thị Mai, Thánh danh Bạch Đức, nhơn viên Ban chấp hành Nữ Chung Hòa, thuộc hệ thống Cơ Quan PTGL Đại Đạo.
Có 3 con, hai trai, một gái.
II. ĐỜI NIÊN THIẾU
Thuở nhỏ học trường tiểu học thành phố Gò Công. Đến năm 1932, theo cha mẹ di cư lên Bà Chiểu, Gia Định, vì nạn kinh tế khủng hoảng nên gặp khó khăn sanh sống ở quê nhà. Lên đây tiếp tục học trường tiểu học bà Chiểu cho đến khi thi đậu vào trường Trung học Pétrus Ký ở Chợ Quán (Saigon). Tốt nghiệp bằng trung học Pháp Việt (1938). Vì gia cảnh nên nghỉ học để thi vào làm thơ ký xưởng Ba Son (Arsenal) và sau 3 năm, thi đổ vào Sở thương chánh, được bổ về tỉnh Biên Hòa. Sau một năm, vì chiến tranh Pháp Đức và Nhật chiếm Đông Dương nên bỏ quan trường lên Đà Lạt làm quản lý bút toán một nhà máy cưa gỗ thông của hãng Đan Mạch vừa xây dựng vào đầu năm 1942. Đến 1946 trở lại Saigon buôn bán và làm việc hãng Đan Mạch ở Saigon chuyên xuất nhập cảng và đại lý các tàu biển ngoại quốc.
III. ĐỜI TU HÀNH THỜI NIÊN THIẾU
Lên 8 tuổi đã theo cha vào chùa Tịnh độ Phật giáo cư sĩ tại thành phố Gò Công để học tụng kinh Di Đà, Hồng Danh, Vu Lan, và Đại Bi. Vì tánh hay ngỗ nghịch, mỗi lần nghỉ hè, mẹ bắt theo đi viếng chùa chiền ở Bà Rịa, trên vùng núi non tĩnh mịch và được ký bán cho Hòa thượng Thiên Thai, danh sư nổi tiếng thời bấy giờ. Khi di cư lên Gia Định, cùng gia đình nhập môn vào đạo Cao Đài, tại Thánh thất Phú Nhuận vào tháng 3 năm 1933. Sau đó được vào học lớp Giáo huấn Đồng nhi lễ sĩ sau khi Thánh thất Bình Hòa dựng xong ở Bình Hòa xã, Gia Định.
Đi tìm Đạo trên núi Điện Bà Tây Ninh
Năm 1937, đang học năm thứ 4 trường Pétrus Ký để thi bằng Thành Chung, phát tâm xuất gia đi tìm minh sư trên núi non để học Đạo hầu tìm phương pháp độ đời giải khổ cho nhơn loại thoát khỏi vòng tứ khổ, mặc dầu đã nhập môn và học hết khóa huấn luyện Đồng Nhi lễ sĩ ở Thánh thất Bình Hòa rồi mà chưa thỏa mãn tham vọng xuất gia tìm minh sư học đạo giải thoát chớ không có mộng cầu làm Tiên Phật riêng tư. Trước để tìm học bào chế thuốc men trị bịnh, nghiên cứu cây cỏ hoa lá trong rừng của nước nhà hầu bào chế một thức ăn như thuốc viên bổ multivitamines mà hồi đó chưa có sản xuất được, mục đích là giúp con người khỏi khổ sở vật chất vì lo miếng ăn hằng ngày, chớ quần áo và chỗ ở có tạm bợ dễ dàng hơn là thức ăn rất cần thiết cho sự sống, nhưng không chủ trương theo pháp môn nhịn đói (vô úy) thời đó vì làm mất sức khỏe người tu và không được sự tinh tấn sáng suốt của tâm linh. Vào ngày 26 tháng Chạp, giữa đêm khuya lén mở cửa thoát ra khỏi nhà để đi lên núi Điện Bà Tây Ninh vì không dám cho gia đình hay sợ bị cản trở.
Trước đó, cùng với Bào huynh Đạt Minh tập thủ cơ, nhưng vì thiếu bộ phận cầu cơ và chưa có kinh nghiệm nên không có kết quả mỹ mãn. Tuy nhiên có hai đấng thiêng liêng nhập xác cho anh Đạt Minh để xuất khẩu dạy đạo lý, có khi dùng Pháp văn cho dễ hiểu hơn Hán văn. Ngài dạy cách kiểm điểm từ tư tưởng, lời nói và hành vi hằng ngày và ghi vào sổ nhật ký, giống như làm tờ vô ngã kiểm của CQPTGL vậy. Và hằng tuần Ngài cho điểm sau khi kiểm điểm. Sự trốn đi núi, tôi cũng dấu không cho anh Đạt Minh hay. Trước khi đi, tôi vào làm lễ trước Thiên Bàn và được chơn linh của một đấng thiêng liêng nhập vào, đốt một bó nhang và chạy ra cửa, băng qua các vườn tược nhà cửa từ Bà Chiểu lên Chí Hòa, Hòa Hưng giữa đêm khuya chó sủa ran, tay họa phù chúng liền im bặt. Việc đăng sơn, cũng đã dự trù trước, mỗi đêm tập lên Thánh thất Bình Hòa chạy xung quanh bốn gốc, tập cho nhẹ nhàng để băng rừng leo núi khi cần. Điều lạ lùng là trong túi không có dính một đồng xu nào mà nói làm sao xe đò chở đi không lấy tiền lại còn dấu không cho ai kiếm thấy mình nữa. Lên đến chơn núi, lại bỏ guốc đi chơn không lên tới chùa Trung, vào chùa giảng đạo thao thao bất tuyệt (thiêng liêng xuất khẩu lúc đó) được cho ăn cơm no, sau đó nhờ người chỉ đường lên đảnh núi, mặc dầu mặt trời vừa lặn không còn ánh sáng, cũng một hai đòi đi liền không ai cản được. Nhảy phóc lên các hòn đá, trèo leo lên các cây tre lồ ồ, nhảy nhót cành này qua cành kia như con vượn, mặc cho gai cào rách áo chảy máu nhưng cũng vẫn tuông rừng leo núi cho đến khuya thì lên đến chót đỉnh, lúc đó thiện nam cũng hành hương đông và đốt lửa sáng thấy từng đoàn năm bảy người. Tôi liền vào quì lạy lễ Phật và ngồi tham thiền một lúc lâu. Bỗng trí não bừng sáng lên như sau một cơn mê man vừa tỉnh giấc. Ơn Trên dạy phải hồi gia lập tức vì đi không cho gia đình hay, cha mẹ già khóc than và anh chị chạy kiếm tứ tung, làm như vậy đắc tội và hơn nữa nhơn đạo chưa xong làm sao có thể xuất gia sớm quá được. (Việc này khi vào hành đạo tại Cơ Quan, Đức Lê Đại Tiên có nhắc lại chuyện cũ để khuyến khích việc hành đạo). Ra ngoài chùa, được chư Phật tử kể lại mấy ngày trước có hai cậu đi tìm đạo lạc vào rừng bị cọp ăn thịt, bỏ xương phơi trắng giữa rừng, mà dợn tóc gáy hú hồn cho mình. Thầm cảm ơn Thầy Mẹ đã hộ trì cho mình được thoát nạn. Sáng tinh sương, đổ dốc núi theo đường mòn, chớ không dám đi băng rừng trèo núi như khi lên vì đã tỉnh táo rồi. Thế mà, gần đến chân núi lại bị lạc vào giữa rừng rậm đến một ngã ba không biết phải ra lối nào, la rát cổ họng mà không thấy một tiếng đáp lại. Tâm thần bắt đầu xao xuyến ám ảnh sợ bị cọp ăn phơi xương như đã nghe thuật lại. May sao, còn chút sáng suốt chạy theo dòng suối, định bụng dầu thế nào cũng có lối ra sông. Đi một đổi lâu thì thấy một cánh đồng lúa đã gặt lố dạng. Mừng quá chạy riết đến một chòi canh của một ông già giữ vườn dưa hấu trồng để bán Tết. Nghe mình thuật câu chuyện, ông ấy dọn cơm nước cho ăn no nê. Hỏi đường về ra bến xe đò, thì được biết mình đang ở phía sau núi, bên kia của bến xe đi xa lắm, sợ lạc nữa, mới khẩn khoản nhờ ông cho người đưa dùm. Ông tặng cho hai trái dưa hấu to để mang về ăn Tết. Ngộ là không có tiền mà vào tiệm ăn hủ tíu nằm dưới chân núi, chủ tiệm hoan hỉ không lấy một xu vì lúc đó có phong trào thương mến các học sinh hiền hậu, nhất là có chí lên núi học đạo. Vì có phong trào hát tuồng Phật Tổ xuất gia của gánh hát cải lương Tân Thinh nên ảnh hưởng rất lan tràn sâu đậm trong các từng lớp dân gian.
Về gần tới nhà ở sâu trong xóm, nên đi bộ hai tay ôm hai trái dưa lửng thửng về nhà trong lúc chiều trời sẫm tối, trong nhà thấy bóng chạy túa ra, người chị hai ôm chầm em vào lòng mà khóc lên nức nở, mừng mừng tủi tủi vì tưởng đâu em mình đã chết theo lời đồn đãi nên hiện hình về. Cả xóm tựu lại mừng rỡ, vì ai ai cũng thương mến mình. Sau đó, gia đình ngăn cản đến Thánh thất hành đạo mà bắt ở nhà lo học hành và tu ở nhà cũng được, sau thành đạt sẽ tính tới.
IV. GIA NHẬP CƠ QUAN PHỔ THÔNG GIÁO LÝ CAO ĐÀI
Nhờ Bào huynh Đạt Minh giới thiệu đi hầu đàn cơ tại nhà đạo trưởng Huỳnh Chơn ở Thiên Lý Đàn (Hòa Hưng), lẽ ra nếu không có vụ trốn lên núi, thì đã được anh rủ đi hầu đàn ở Minh Tân Khánh Hội trước, mà hiểu đạo rộng hơn trước khi vào Cơ Quan. Sau đó một vài đàn cơ, mình thấy đường lối chánh chơn của anh chị em đạo tâm, nên nhận chức thủ bổn cho Cơ Quan, vì mình đang làm giám đốc một công ty lớn ở Đô Thành Sài Gòn và nhơn viên phòng Thương mại kỹ nghệ nên dĩ nhiên được tin cậy. Sau đó có Đức Lê Đại Tiên nhắc vụ mình đi núi tìm đạo khi trước và khuyên mình hãy hợp tác hành đạo vì đúng với tâm nguyện và cũng là Thánh ý cơ duyên của hiền đệ. Đức Giáo Tông Lý Thái Bạch có cho một bài thi tại Thánh tịnh Ngọc Minh Đài năm 1965.
“Có kẻ buôn hài đến chợ trưa,
Kề bên bến giác cậy ông đưa;
Ông đưa, ông dặn này ghi nhớ,
Hài của người buôn lắm kẻ vừa.”
Ngài khuyên hãy hợp tác hành đạo với Cơ Quan mặc dầu Ơn Trên chưa chỉ định nhưng cũng là Thánh Ý và dặn hãy cẩn thận đừng phí ngày giờ và tiền bạc không đúng lúc và không nhằm chỗ (có lẽ Ngài muốn nhắc câu "hài của người buôn lắm kẻ vừa") vì bản tánh cởi mở rộng rãi vui vẻ hay làm vừa lòng mọi người.
Đến đêm giao thừa, 29 tháng Chạp năm Ất Tỵ (20-1-1966) tại Thiên Lý Đàn, Đức Chí Tôn Đại Từ Phụ có ban cho Thánh danh:
“LÊ VĂN BÁ thấy con chí nguyện,
Hiệp chung lo điều kiện Cơ Quan;
Dốc đem, đem tấm can tràng,
Lập công bồi đức cho ngang bạn hiền.
Nay Thầy ban danh Tiên cho trẻ,
Để con hiền mát mẻ tâm trung;
Tên là CHÍ TÍN lập công,
Bước mau để kịp đại đồng thế gian.”
Ngày Cơ Quan PTGL ra mắt đại hội tại Nam Thành Thánh Thất, được nhơn sanh bầu vào Ban chấp hành đầu tiên, ngày rằm tháng hai năm Bính Ngọ (1966) với chức vụ Nội Chánh Vụ trưởng, cùng với Đạo trưởng Huệ Lương Trần văn Quế lãnh đạo với chức vụ Tổng Lý Minh Đạo và Bào Huynh Đạt Minh làm Ngoại Giao Vụ.
Dưới đây liên tiếp nhận lãnh các chức vụ trong Cơ Quan.
Nội Chánh Vụ Trưởng nhiệm kỳ đầu tiên năm Ất Tỵ 1966 và nhiệm kỳ hai năm kế 1967-1968.
Phó Tổng Thơ Ký nhiệm kỳ hai năm Kỷ Dậu và Canh Tuất (1969-1970) kiêm Tổng Thơ Ký và Tham Lý Minh Đạo cuối năm 1969 vì Đạo trưởng Minh Lý ra khỏi Cơ Quan.
Tổng thơ ký chánh thức năm Tân Hợi 1971.
Quyền Tham Lý Minh Đạo nhiệm kỳ 3 năm 1972-1973-1974.
Tham Lý Minh Đạo chánh thức nhiệm kỳ 3 năm 1975-1976-1977.
Chủ tịch Hội Đồng Nghiên cứu Giaó lý sau khi Đạo trưởng Kiến Minh ra đi vào năm 1978, một tổ chức song hành với CQPTGL.
Sau hết là Phó Tổng Lý Minh Đạo kể từ 18-2 Ất Sửu (07-4-1985) và lưu nhiệm một năm nữa của năm Bính Dần 1986 cho đúng chu kỳ 60 năm đạo Cao Đài ra mắt nhơn sanh tại Việt Nam. Phục vụ CQPTGL được hơn 21 năm, quá giai đoạn 20 năm đầu của bộ máy Đại Đạo sau cùng, lúc nào cũng dốc lòng đem hết chí thành tâm đạo khả năng công sức và tài nguyên để làm tròn trách vụ của mình nhận lãnh với thiêng liêng và nhơn sanh giao phó, không thoái chí ngã lòng, chồn chơn lùi bước trước những khảo đảo từ nội tâm đến ngoại cảnh đưa đến, đúng theo lời dạy của Đức Chí Tôn lúc ban Tiên danh Chí Tín:
"Dốc đem đem tấm can tràng,
Lập công bồi đức cho ngang bạn hiền.” [202]
Để đền ơn Thầy và chư Phật Tiên có công dìu dắt dạy dỗ, lúc nào cũng cố gắng dồi trau tính nết, tâm hạnh để xứng đáng là học trò Tiên, môn đồ của Thầy, cốt lo chánh kỷ để hóa nhơn với chí hướng đã chọn khi bước vào con đường tu học là tiên lo tự giác, hậu phải giác tha để đền ơn đáp nghĩa với Thầy và chư Phật Tiên đã có công chắt chiu dạy dỗ từ thuở còn thơ. Trong lúc hành sự nhiệm vụ Tổng thơ ký được Đức Giáo Tông nâng đỡ và âu yếm gọi là Tổng thư ký của Bần Đạo. Và khi lãnh nhiệm vụ mới là Tham Lý Minh Đạo, được Đức Giáo Tông khảo hạch trước bửu điện và toàn thể nhơn viên Cơ Quan và khấu trình dưới sự chứng kiến theo dõi của Đạo trưởng Phụ tá Bảo pháp Chơn Tâm và toàn thể nhơn viên Cơ Quan dự đàn cơ (đàn 15-2 Nhâm Tý 29-3-1972):
THI
“Năm trước, muốn xong bản phúc trình,
Phải nhiều tâm thức lặng thinh thinh,
Móc moi tâm não ra mà viết,
Viết tới xóa lui vẫn bực mình.
HỰU
Nay vừa xuất khẩu đã thành văn,
Mạch lạc khấu trình có lớp lang,
Bất tuyệt thao thao đầu chí cuối,
Tỏ ra tiến bộ thật vô ngần.”
Thật chúng ta phải cảm đội thâm sâu sự chắt chiu dạy dỗ từng bước, từng chi tiết hành đạo như những người anh người cha ruột thế gian với đầy đủ tình thương yêu đậm đà thấm thiết, lắm lúc quá nuông chìu chúng ta, thể hiện đức độ hạ mình của Tiên Phật trong cơ tận độ kỳ ba mà tất cả người Thiên ân sứ mạng cần phải noi theo. Ngoài ra, Ngài còn không quên nhắc nhở gởi gắm mình về công phu luyện kỷ cho Đức Đông Phương Lão Tổ (04-02-1972).
“Thấy trò em út nghĩ mà thương,
Trỗi bước từ lâu vạn dặm trường;
Sức mọn, nhưng lòng không quá mọn,
Đỡ nâng nhờ có Lão Đông Phương.”
Thật là phấn khởi vô cùng, mình thấy đã được ân huệ Thiêng Liêng dắt dìu từng bước công quả, công trình và công phu cho đầy đủ mới có thể phản bổn hoàn nguyên phục hồi cựu vị được và chính hai Đấng lãnh đạo tối cao vô vi của lưỡng đài Cửu Trùng và Hiệp Thiên trực tiếp huấn luyện cho mình được nên người môn đệ xứng đáng của các Ngài và của Thầy nữa. Nhớ có lần Thầy nhắc nhở sứ mạng của mình qua bài thi:
"Chí Tín, chí tâm chẳng đổi dời,
Nghiệp đời chừng đó dễ buông trôi;
Gay chèo Bát Nhã trên dòng nước,
Sứ mạng Tam Kỳ nhớ trẻ ôi!" [203]
Và ở một đoạn Thầy nhắc nhở thêm:
"Tâm con vốn Bửu Tòa Thầy ngự,
Hãy giúp người gìn giữ Thiên cơ;
Hoằng khai Đại Đạo Tam Kỳ,
Công Bình, Bác ái, Từ bi đứng đầu. (…)
Đã chấp nhận con đò cứu khổ,
Lướt dòng sông quốc độ kỳ ba;
Tâm con con sẵn bửu tòa,
Ngoài tâm chẳng có chi là đâu con." [204]
Phải chăng đã đến lúc phải đem "đạo mầu công dụng mọi nơi" để "cho người thông cảm cùng người; dẹp tan sắc phái phục hồi tình thương" cho đúng tiêu đích của Cơ Quan. Và ai, lúc nào, nơi đâu? Cho nên các hàng lãnh đạo Cơ Quan được lịnh xuất gia, trước hết Đạo trưởng Quyền Tổng Lý Minh Đạo Thiện Bảo và Đạo tỷ Chủ Tịch Nữ Chung Hòa Ngọc Kiều và liền đó 5 bậc đàn anh của Cơ Quan: Chơn Tâm, Chí Tín, Đạt Minh, Chí Hùng và Chí Thuần cũng được lịnh xuất gia vào ngày 15-5 Ất Sửu (1985). Trên dòng đạo pháp cũng đã được Ơn Trên truyền giao giáo pháp đủ đầy khả dĩ thay Tôn Sư mà truyền lại đàn em. Các vị tiếp nối như đạo huynh Huệ Chơn vừa được nâng đỡ lên hàng Phụ tá Bảo pháp, Chí Thành và Thiên Vương Tinh cũng được ân huệ cho vào khóa tu Bá nhựt trúc cơ để cho đủ thần lực mà hành đạo.
Nếu chỉ dạy cho Đạo tỷ Ngọc Kiều, sau khi giải thích ý nghĩa của hai chữ XUẤT GIA của các hàng Thiên ân Cơ Quan, thì không phải là thật tế vì bịnh và hoàn cảnh của đạo tỷ làm sao thực hành lời dạy cao xa dưới đây:
“Sống đây vũ trụ là nhà,
Nghĩa là non nước, tình là vạn sanh." [205]
Cũng trên đường hướng đó, Đức Ngô Đại Tiên đã dạy Chí Tín một đàn cơ tại Minh Đức Tu Viện, sau khóa tu cho 3 vị Chí Thành, Chí Mỹ, Thanh Chơn ngày 2 tháng 10 Nhâm Tuất (16-11-1982):
"Chí Tín, hiền đệ có tâm hành đạo muốn kế tục đạo nghiệp gìn giữ Tổ Đình (tức là Tổ Đình của Chiếu Minh Cần Thơ mà Chí Tín là môn sanh đã thọ chơn truyền) và theo ý của nữ đồ MINH DĨ (là người chị cao niên và uy tín nhất của Phái Chiếu Minh hiện nay). Đó là điều Tiên Huynh rất lưu ý, nhưng đúng theo sự thật thì Tiên Huynh và hiền đệ có cùng sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ mà Thượng Đế đã phó giao. Nay Tiên Huynh, do tôn ý trước Tam Giáo Tòa, hiền đệ được về Tổ Đình Cần Thơ để cùng chung lo lễ cúng, nhưng phải hoãn việc chấp cơ, hãy dùng tâm niệm vô vi, Tiên Huynh sẽ chứng lễ và ban ơn cho toàn thể chư đệ tử nam nữ. Hiền đệ còn phải được dạy thêm trong một khóa tu Đông Chí sắp đến mới đủ thần lực thanh tịnh mà kế tục đạo nghiệp của Tiên Huynh đến hết một thời gian nhất định. Hiền đệ còn mang một sứ mạng chính thức to tát hơn. Nên lưu ý việc gì đến sẽ đến. Phần Tiên Huynh khuyên hiền đệ hãy bình tâm mà thi hành mọi việc cho đúng đạo lý thiên cơ.
Trường thi buổi chót chọn nguyên nhân,
Hoằng đạo thế Thiên định cõi trần,
Không chậu không lồng là giải thoát,
Còn danh, còn tướng ấy còn phân.
Đạo tâm ví thể Trời che chở,
Tục tánh dường như đất cắt phần,
Giải thoát chác chi dòng đối đãi,
Sạch lòng mới xứng phận Thiên ân.”
Và trong một đàn cơ riêng tại Minh Đức Tu Viện nhơn ngày kỷ niệm khai trương 25-01-1985 (Ất Sửu), Chí Tín và hiền tỷ Bạch Tuyết cầu Ơn Trên dẫn đường mở rộng lối hành đạo cho Cơ Quan theo dự tính, nhưng Ơn Trên lại không chỉ rõ hay chấp nhận đường lối đó, lại chỉ vỏn vẹn cho có một bài thi đố rồi thăng, nên chúng tôi không dám tái cầu ai nữa.
“Chắt chiu từ thuở mới nên hiền,
Gởi gắm chờ người biết hạnh duyên;
Tôn chỉ nêu cao đường tận độ,
Dư đồ vạch rõ lối qui nguyên.
Tùy tâm nguyện sẽ khơi nguồn thánh,
Do chí thành mới đạt ý Thiên,
Muốn tới Cao Đài đi mới tới,
Có chi mà phải hỏi thần tiên." (Đức Vô Vi Tiên Trưởng)
Trong một đàn cơ, rằm tháng 7 Ất Sửu (30-8-1985), Đức Bảo Pháp Huỳnh Chơn cho một bài thi để trấn an chư Thiên ân:
“Vật cùng tắc biến, biến liền thông,
Trí giả tri cơ lối đại đồng;
Pháp đạo vận hành từ thượng hạ,
Quyền Thầy chuyển hóa khắp Tây Đông.
Thiên ân hiểu rộng không nao chí,
Hướng đạo nhìn xa chẳng não lòng,
Dụng đó vẫy vùng không dấu dạng,
Tùy thời ẩn hiện tợ thần long.”
Và Đức Lý Giáo Tông tiếp theo cho một bài thi đầy đáp số:
“Tiên Ông trao sẵn bộ Thiên thơ,
Đã mấy mươi năm luống đợi chờ;
Sứ mạng thiên ân kỳ tận độ,
Xây nền Thánh đức kịp thời cơ.” [206]
V. PHẦN THỌ TRUYỀN ĐẠO PHÁP
Thọ pháp Sơ thiền cửu cửu chung với chư huynh tỷ đệ muội ở Cơ Quan, khóa đầu tiên năm Bính Ngũ (12-6-1966) tại Thiên Lý Đàn với đạo trưởng Huỳnh Chơn Bảo Pháp Chơn Quân theo Thánh lịnh của Đức Tôn Sư Đông Phương Lão Tổ. Nhưng vốn quyết tầm đạo cho thấu đáo chơn truyền của Đại Đạo Chiếu Minh, sau khi học Đại Thừa Chơn Giáo của Phái Chiếu Minh. Nhờ đạo trưởng Huệ Lương quen thân với các anh tu của phái Chiếu Minh của các đàn Long An (Anh Lộc), Long Hoa (anh Truyện) và đàn Chợ Lớn (anh Hai Quảng), tôi lần mò làm quen được thân thiết với anh Truyện vốn cùng nghề XNC trong phòng thương mãi và kỹ nghệ Saigon, nên thường được mời ăn cơm chay, tôi ngỏ ý xin keo để trước được hầu đàn của Chiếu Minh, sau thọ truyền đạo pháp. Tại đàn Long Hoa năm 1967-1968, tôi xin keo không được, các anh khuyên tiếp tục làm âm chất công quả cho đầy đủ đi, vì anh còn sứ mạng nơi cơ phổ độ, chừng đến thời giờ Thầy kêu mấy hồi. Mãi hai năm sau, tôi đến đàn anh Lộc (Long ẩn) do sự mời mọc của anh, chớ 2 năm trước anh từ chối cho rằng mình theo chưa nổi đâu. Vào xin keo cũng không được nữa (cũng do đó mà đàn cơ ở Cơ Quan Đức Ngô Đại Tiên đã cho biết lý do không nhận mình làm đệ tử). Nhưng sau thời gian quan sát mình, và biết mình thật tâm tu hành và đã có quá trình hành đạo nhờ dắt các phái đoàn Tòa Thánh, Hội Thánh đến làm lễ tại Thánh Đức Tổ Đình Cần Thơ trước đó, nên anh Lộc và anh Tiềng, vốn là cặp đồng tử của đàn, cho đặc ân quì hầu Thầy ở cuối gốc đàn, hy vọng Thầy thương tình mà kêu dạy (đây là biệt lệ của phái Chiếu Minh đó). Vì cảm trước tấm lòng chí thành cầu Đạo, nên Thầy ban ơn cho bài thi ngày 15-3 Canh Tuất (18-6-1970):
“Tòng BÁ quản gì với tuyết sương,
Nguyên căn tỉnh ngộ tránh tang thương;
Theo Thầy học đạo tìm chơn lý,
Khỏi uổng kiếp này ở cõi dương.”
Một tháng sau, hầu đàn xin keo để được Thầy ban ơn cho thọ pháp hay không thì keo cho. Theo Chiếu Minh, 100 ngày đầu phải công phu cho đầy đủ, muốn chứng minh mình được đầy đủ chưa, phải xin keo Thầy cho biết, thì ra mình xin keo Thầy không chứng minh. Điều dễ hiểu mình đang có phận sự vận động các chi phái thống nhứt nghĩa là mình mót bòn thêm công quả để xong xuôi mình qua Chiếu Minh tu luôn cho trọn phần đầy đủ quả công, trọn nghĩa thủy chung với Cơ Quan. Nhưng xin keo, Thầy không chứng minh điều này dễ hiểu vì mình tu còn thiếu sót, không đủ tứ thời hằng ngày, vì phải đi hành đạo đây đó, và các anh chị trong Chiếu Minh cũng thường quở trách hoài. Được Thầy ban ân, bài thi được truyền bá đến Tổ Đình Cần Thơ mau lẹ, và mình bị các anh chị cười, nhắc mãi bài Thầy chỉ mình để làm bài học chung cho những ai còn thiếu sót phần công phu như mình:
“Bá nhất độ (là 100 ngày) in khuôn in lối,
Một mình con hai mối sao xong;
Ai ra trả nợ đại đồng,
Ai về cố thủ đơn phòng sớm trưa.
Đã bao lúc Thầy vừa ý trẻ,
Khuyên con đừng xem rẻ qui điều;
Thương trò Thầy mới dắt dìu,
Thị phi càng lắm, càng nhiều lạc đưa.
Gương Lục Tổ ngày xưa hiển hiện,
Tay cầm chày, miệng niệm Di Đà;
Mặc người Thần Tú cao xa,
Một câu lục tự thoát qua bể trần.
Hỡi nam nữ, mẫn cần lời dạy,
Luận lý nhiều quấy phải chê bai;
Ngày đêm tưởng niệm Cao Đài,
Bớt nghe bớt thấy, bớt hoài mới nên.
Muốn thành Đạo phải bền chí cả,
Muốn đăng tiên tâm hỏa diệt tiêu;
Đơn phòng đừng để quạnh hiu,
Khách trần lần dứt, sớm chiều tầm nguyên.”
(Đàn Long Ẩn, 07-10-1972)
Sau đó, rán công phu thêm cho đầy đủ và xin keo thì Thầy chứng bá nhật liền và chánh thức được lên nhất bộ. Theo nguyên tắc, nếu tu đúng 3 năm 8 tháng, liệu xét mình đầy đủ thì xin keo để Thầy chứng minh lên Nhị Bộ, nhưng không dám xin keo, để chừng nào Thầy ban ơn thì Thầy cho như có vài trường hợp của các huynh trưởng được Thầy ban ơn.
Mãi đến hôm đàn kỷ niệm ngày Thầy thoát xác 13-3 Ất Mão (24-4-1975) thay vì đi về làm lễ lớn tại Tổ Đình Cần Thơ như thường lệ, nhưng vì tình hình lúc này găng quá, nên làm lễ tại Saigon. Được Thầy ban ơn như sau:
“Hữu chí thiền ngộ đặng pháp minh,
Căn cơ hoài bão hướng Kim Đình;
Tứ ân Nhị Bộ cho tròn vẹn,
Mối Đạo Trời Cha gắng giữ gìn.”
Và Thầy dạy tập chấp bút để thay thế anh Tiềng già yếu hay bịnh hoạn.
Ở CQPTGL được Đức Tôn Sư Đông Phương Lão Tổ truyền trao nhiều pháp môn như: Pháp Ngoại Công phu thể dục gọi là Thập Nhị cẩm Đoạn, trong đó có trùng nhiều tư thế công phu của Chiếu Minh, các khẩu quyết Sơ cơ, Nhị cơ, Tam muội chánh định. Pháp môn luyện âm dương ngũ hành để diệt ngũ âm trừ ngũ tặc, luyện tan thất tình lục dục cho tâm được thanh tịnh mà bước vào trúc cơ có hiệu năng hơn. Đặc biệt trong thời kỳ hạ nguơn mạt kiếp này hành giả gặp nhiều khó khăn.
Được Đức Lão Tổ và sư phụ Ngô Đại Tiên dạy truyền pháp Chiếu Minh cho nên xin ở Cơ Quan nếu có đủ điều kiện trường chay tuyệt dục và quyết tâm cầu tu giải thoát đốt cháy hết que trầm (thay cho việc đốt hồng thệ trong Chiếu Minh) lập đại nguyện trước Tam Giáo Tòa, nếu khinh thường đạo pháp, khi trọng tội cũng bị tam đồ bất năng thoát tục không khác gì lời thệ ở Chiếu Minh, mục đích để dung hợp pháp môn gọi là tân pháp Cao Đài (pháp môn bất nhị mới thiệt là con đò trời).
Được thu nhận vào khóa Trúc cơ đầu tiên của Cơ Quan năm Mậu Ngọ (1978), sau đó được tiếp tục thọ pháp thập ngoạt hoài thai (300 ngày) và điều ngộ nghĩnh thay làm cho mình vững lòng tin thêm duyên lành chính Sư phụ mình là Đức Ngô Đại Tiên được lịnh Tam Giáo Tòa truyền chánh pháp tu luyện nội đơn trực tiếp với Đạo trưởng Bạch Lương Ngọc trụ trì Vĩnh Nguyên Tự Cần Giuộc tại Minh Đức Tu Viện vào ngày mùng 06-7 Nhâm Tuất (24-8-1982).
Với những lời tự thuật này, kính mong chư hiền huynh hiền tỷ và chư đệ muội nghiên cứu suy nghiệm để làm bài học cho bản thân hầu tiến trổi hơn tệ đệ đã mất nhiều thời gian hơn trước đó. Cầu xin Đức Tôn Sư và Sư phụ chứng lòng thành tri ân sâu xa của đệ tử và xin nguyện để hết lòng chơn thành truyền trao đạo pháp cho những ai có căn lành và được nhị vị chứng giám dạy bảo để không mang trọng tội khinh truyền đạo pháp
[202] Thiên Lý Đàn, 29-12 Ất Tỵ, 20-01-1966.
[203] CQPTGLĐĐ, 15-01 Nhâm Tý, 29-02-1972.
[204] CQPTGLĐĐ, 15-10 Quí Sửu, 09-11-1973.
[205] CQPTGLĐĐ, 06-3 Giáp Tý, 06-4-1984.
[206] CQPTGLĐĐ, 15-7 Ất Sửu, 30-8-1985.
http://www.caodaism.net/thuvien/viewstory.php?sid=1356&warning=6
Nguồn: CHÍ TÍN (LÊ VĂN BÁ)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.
10 phút tìm hiểu ĐẠO CAO ĐÀI .
Tác giả: Đào Công Tâm (Bản PPS) Dương Trọng Thu biên tập lại theo Google Slides