Đại Đạo tạo con đò cứu khổ, Hướng đạo cần tự độ, độ tha. Năm chi bảy phái hiệp hòa, Trương cờ Đại Đạo xây tòa vạn linh.

LỜI GIAO CẢM

LỜI GIAO CẢM
(Kích vào hình ảnh để xem tiếp lời giao cảm)
  Xin chân thành cảm ơn quý huynh, tỷ, đệ, muội và quý độc giả đã ghé thăm NGÔI NHÀ ĐẠI ĐẠO
Hiển thị các bài đăng có nhãn TRUYỆN ĐẠO. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TRUYỆN ĐẠO. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2021

Cái kén của con bướm


        Một người nọ nhìn thấy cái kén của con bướm. Sau đó, anh thấy một cái lổ nhỏ xuất hiện. Anh ngồi chăm chú theo dõi con bướm trong vài giờ đồng hồ và thấy nó cố gắng vùng vẫy tìm cách chui ra ngoài qua cái lỗ nhỏ đó. Rồi dường như nó không có thêm một tiến triển nào nữa. Trông cứ như thể nó đã làm hết mức có thể rồi và không thể xoay xở gì thêm được.
        

Thứ Ba, 9 tháng 11, 2021

SỰ TÍCH ĐỨC ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT


Sưu tầm

Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi.


Trong Phật Giáo, Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát là một những vị Bồ Tát được biết đến với sự tích Mục Liên Thanh Đề và ngày rằm Trung Ngươn tháng 7 lễ Vu Lan báo hiếu.

Thứ Ba, 15 tháng 6, 2021

CHUYỆN CHÉP Ở BỆNH VIỆN / BẮC CẦU TÂM LINH



CHUYỆN CHÉP Ở BỆNH VIỆN

Ông bạn đồng nghiệp mời anh ngồi xuống cái ghế nhựa kê sát bên giường rồi nhăn mặt:
- Tôi đã cố giấu nhưng cũng không tránh khỏi làm phiền mọi người phải mất công ghé thăm.

CHUYỆN Ở LÒ RÈN / BẮC CẦU TÂM LINH





CHUYỆN Ở LÒ RÈN

Lập một nước dễ hơn truyền giáo
Truyền dạy người đắc đạo khó thay
Biết bao kềm sửa đêm ngày
Làm nên Tiên Phật rất dày công phu.
Đại Thừa Chơn Giáo

NHƯ TÁCH CÀ PHÊ / BẮC CẦU TÂM LINH



NHƯ TÁCH CÀ PHÊ

Bởi lẽ, khi bạn đang so sánh,
khi bạn đang cân đong đo đếm chính mình
với “cái nên là” hay “cái đã và đang là”
thì bạn không thấy được cái thật sự là.
Because when you are comparing, when you are measuring yourself with “what should be” or “what has been,” you are not seeing what is. (The Collected Works, Vol. 17, p. 182.)
Krishnamurti (1895-1986)

Lá Thư Từ Bên Kia Thế Giới



* Nhà văn Nguyên Phong biên soạn và dịch thuật.

Bác sĩ Alizabeth Kubler Ross, người tiền phong trong lãnh vực nghiên cứu về hiện tượng hồi sinh cho biết:  "Con người sợ chết như con nít sợ ma, họ đã nhìn cái chết một cách sợ hãi, ghê tởm và cố gắng phủ nhận nó vì nó làm gián đoạn sự liên tục của đời sống.

ÔNG TRƯỞNG GIẢ KÉN RỂ

Ảnh: trên net.
Thuở xưa có gia đình ông trưởng giả giàu có và sang trọng hơn người. Tuy giàu có sang trọng mà đối với đám dân nghèo hai ông bà chẳng hề giúp đỡ, làm ơn làm phước cho ai.

CHUYỆN NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

 


Ngọc Giáo Hữu BÙI VĂN TÂM
Sưu tầm

Trụ trì chùa Bích Liên ở Quảng Nam là sư cụ Huyền Quang, năm nay 90 tuổi, nhưng tinh thần tốt lắm, nhứt là mặt đạo hạnh thì thật là tấm gương sáng trong cửa thiền. Lạ một điều, về mặt kinh kệ, cụ không được uyên bác như các vị sa môn khác.

 

Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2021

NHỊ THẬP TỨ HIẾU

NHỊ THẬP TỨ HIẾU

Lý Văn Phức
Tu đâu cho bằng TU NHÀ,
Thờ cha kính Mẹ ấy là chơn tu.


        Lý Văn Phức tự là Lân Chi, hiệu là Khắc Trai, người làng hồ khẩu, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội, sinh vào năm ất Tỵ (1785). Ông thi đỗ cử nhân vào năm 1819, niên hiệu Gia Long thứ 18. Ông trải ba triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Ðức. Trong cuộc đời làm quan, ông bị nhiều lần thăng giáng, và được cử đi công cán nhiều nước ở Viễn đông. Vào năm 1849, ông bị bệnh mà mất, nhà vua liền cho truy thụ Lễ Bộ Hữu Thị Lang.

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2021

Chuyện bà vợ xin Phật bảy bát nước cứu khổ


Ngày xửa ngày xưa, tại một ngôi làng nọ có một gia đình bá hộ nối tiếng giàu có nhất vùng. Người người nể phục, nhà cao cửa rộng, đồng ruộng thì mênh mông bát ngát, thẳng cánh có bay, gia súc thì từng đàn, lúa chất đầy bồ, trong nhà không thiếu thứ gì, kẻ ăn người ở có tới chừng mấy mươi người. Cao lương mỹ vị ăn mãi không hết.

8 câu chuyện nhỏ chứa đựng bài học lớn



Có những câu chuyện tuy chỉ vọn vẻn mấy chữ nhưng lại có thể chứa đựng đạo lý sâu xa. Thế nên trong cuộc sống này, đôi khi lời ít ý nhiều, quan trọng ở sự cảm thụ của người nghe.

Thứ Tư, 9 tháng 6, 2021

Có một loại phước kỳ lạ


Có những người hễ tính làm ác một chút là bị cản, hễ tính nghĩ bậy một chút là quả báo tới trù dập mình tơi tả. Nói chung là rất khó có thể làm việc ác lâu dài.

Hay có người hễ rơi vào tội lỗi liền được bao dung, yêu thương và cho thêm cơ hội vượt qua để không sa ngã. Rồi có người lại được cái phước là cứ bị nhắc đúng nhắc sai riết nên cũng giảm được cái sai.

Hóa ra được cản trở khó tạo việc ác, được chỉ lỗi đúng sai, được bao dung tha thứ là một loại phước kỳ lạ mà không phải ai cũng có. Có những người ta thấy họ thuận lợi làm việc ác đến tận cùng rồi khi mạng chung đọa thẳng địa ngục trăm kiếp, ngàn kiếp. Hay có người phạm sai lầm rồi không bị ai cản cho đến khi phải vào tù đền tội. Rồi có người khởi ý nghĩ bậy không biết cứ nghĩ hoài cho đến khi não hư rơi vào bệnh tâm thần.Vậy cái phước này đến từ đâu?


Nguyện cho tất cả chúng sinh biết yêu thương lẫn nhau và cùng nhau tiến tu giải thoát.

Phước báo hiện tiền


Nhân quả không bao giờ lường dối ai, người nào chân thành phát tâm bố thí cúng dường tự nhiên sẽ gặp cơ hội phát tài không thể nào ngờ được!
Đức Phật có nói: “Người ta nghèo khổ là vì kiếp trước bủn xỉn tham lam. Tuy giàu có, gia tài vạn ức mà nếu không tu phúc, không bố thí thì kiếp sau chắc chắn không thể sống sung túc được”. Ảnh minh họa.

Thứ Ba, 1 tháng 6, 2021

Thứ Ba, 25 tháng 5, 2021

Một bậc Minh Vương, một Danh Y đức độ & một Mối Tình tuyệt đẹp



 Tác giả: TRẦN NHẬT THU

Chuyện kể rằng: Vào mùa xuân năm 1533, công chúa Phương Anh - con gái yêu của vua Lê Trung Tông lâm bệnh hiểm nghèo... Các quan ngự y trong triều đã thúc thủ, bó tay. Bao nhiêu bài thuốc hay trong nước cũng như của Trung Hoa được dâng lên nhưng bệnh tình công chúa vẫn không thuyên giảm, trái lại ngày càng nặng thêm. Ngày lo việc triều chính, đêm đêm vua lại về ngồi cạnh giường bệnh con gái.

Cuộc đời cũng có lắm điều kỳ diệu, nhưng kỳ diệu hơn cả là tình phụ/mẫu tử. Dù là bậc vua chúa hay thứ dân thì ai cũng thiết tha với mạng sống của con cái mình. Vua Lê Trung Tông cũng không ngoại lệ, bởi vua vốn là nguời giàu lòng nhân ái trong đời thường, là bậc minh vương trong việc trị nuớc, chăm dân, quyết không để con gái đi vào cõi chết. Vua truyền lệnh cho mời tất cả lương y trong nước về kinh. Có người chỉ mới cầm tay bắt mạch, xem sắc mặt công chúa thì vội cúi đầu lạy tạ lui ra.

Lúc bấy giờ ở làng Đa Sĩ, xã Kiến Hưng (Hà Đông) có đông y tên là Hoàng Đôn Hòa, ngày đêm chăm lo bốc thuốc cứu người, không từ nan bất cứ con bệnh nào, dù xa xôi cách trở đến đâu, ông cũng đi cho bằng đuợc để thăm mạch kê đơn. Người nghèo ông cứu mạng không lấy tiền. Hình như cái phù vân, phù du, công hầu danh tướng ông đã cởi bỏ, không tơ hào đến giàu sang, phú quý... Nguời từ cõi chết trở về qua tay ông không biết bao nhiêu mà kể.

Nghe quần thần dâng bảo, vua Lê Trung Tông cho người tới mời Hoàng Đôn Hòa về triều.

Từ chốn thôn quê vào nơi cung cấm, đông y Hoàng Đôn Hòa không khỏi bối rối, e dè, ngập ngừng. Vả lại trước ông từng có bao nhiêu bậc danh y đã không cứu nổi một người con gái! Công chúa Phương Anh cũng là một mạng người, dù mạng người đó ở chốn lầu son gác tía. Hoàng Đôn Hòa biết rằng nếu công chúa không qua khỏi bệnh tình thì tiếng tăm ông cũng dần phai nhạt, không còn dấu ấn gì trong cuộc đời! Mấy lần ông định thoái thác, nhưng bổn phận của người thầy thuốc, của một lương y đức độ không cho phép ông chùn buớc.

Và hình như tâm linh cho ông biết rằng đây là định mệnh, là số phận của riêng ông. Năm đó ông mới bước sang tuổi 20...

Ngày đêm ông dốc lòng, dốc sức cứu chữa cho công chúa bằng các bài thuốc đã chữa cho người nghèo, theo đó mà gia giảm từng vị, rồi tự mình sắc thuốc dâng lên công chúa. Ông miệt mài lo cho con bệnh mà bỏ ngoài tai những lời bàn tán xì xầm của kẻ xấu, chỉ chực chờ ông thất bại. Các quan ngự y thì khinh mạn, xem thường cho ông còn non nớt, khờ dại và chỉ mong ông "thân bại danh liệt"...

Được Hoàng Đôn Hòa tận tụy cứu chữa, bệnh tình công chúa thuyên giảm dần và qua được cơn "thập tử nhất sinh". Công chúa Phương Anh trở về cuộc sống với khuôn mặt kiều diễm trong nỗi mừng khôn xiết của vua cha và muôn dân.

Mến tài cao, mến đức độ của một lương y dân dã, vua Lê Trung Tông gả công chúa Phương Anh cho Hoàng Đôn Hòa, bởi bậc minh vương cho rằng mạng sống của công chúa là do bàn tay ông giành giật với tử thần. Vua trao cuộc đời người con gái yêu của mình và cố giữ lại Hoàng Đôn Hòa làm quan ngự y.

Vốn xuất thân từ chốn thôn quê đói nghèo, vất vả, không tham danh lợi, ông nhất quyết xin về quê chữa bệnh, giúp đời và trong tâm nguyện là biên soạn cuốn "Hoạt nhân toát yếu" mà bao nhiêu năm qua ông ấp ủ, quên ăn, quên ngủ...

Phương Anh - cô công chúa ngày nào - xin phép vua cha được đổi tên là Phương Dung, khăn gói theo chồng về quê...

Ngày ngày vợ chồng Hoàng Đôn Hòa lặn lội lên rừng, xuống biển tìm thảo dược, linh dược... bào chế thuốc. Hễ nghe đâu đó trong dân gian có bài thuốc hay lưu truyền, vợ chồng ông cũng tìm đến xin được lĩnh hội.

Trước ngọn đèn hao gầy, dưới vầng trăng khuyết và bên cạnh người vợ hiền thục, dịu dàng, ông kiên chí biên soạn cuốn sách của đời mình.

Một danh y đức độ, một công chúa kiêu sa, trở thành vợ chồng sống hạnh phúc êm ấm bên nhau trong mái tranh nghèo - một cuộc tình tuyệt đẹp.

Dòng đời tưởng cứ thế trôi qua, không ngờ 20 năm sau, đất nước xảy ra nạn binh đao. Lúc này vua Lê Thế Tông (nối dõi Lê Trung Tông) đích thân cầm quân đi dẹp loạn và trưng dụng Hoàng Đôn Hòa vào quân đội.

Ở nơi sơn lâm đầy chướng khí, quân lính bị bệnh nhiều, Hoàng Đôn Hòa lại lấy những cây cỏ, những hoa lá của núi rừng để chữa bệnh và cứu sống nhiều binh sĩ...

Giặc giã tạm yên, vua Lê Thế Tông hồi kinh rồi một mực giữ ông lại. Nhưng một lần nữa danh y Hoàng Đôn Hòa tạ ơn, xin được về quê. Từ đấy ông mở lớp truyền nghề và làm thuốc chữa bệnh cho khắp thiên hạ gần xa. Công chúa Phương Anh - nay là Phương Dung, theo chồng thức khuya dậy sớm lo việc nghĩa, việc thiện như bao người vợ tảo tần khác.

Người nghèo khắp vùng nghe danh và tấm lòng đức độ của vợ chồng Hoàng Đôn Hòa, hễ có bệnh dù nặng, nhẹ cũng dắt díu nhau đến nương nhờ...

Và cuộc đời đã không phụ ông, danh y Hoàng Đôn Hòa cùng sự giúp sức của vợ đã hoàn thành bộ "Hoạt nhân toát yếu" với 201 phương thuốc chữa trị hơn 100 chứng bệnh và có công đúc kết hơn 300 vị thuốc Nam, hầu hết là cây cỏ quê nhà. Bộ sách nằm trong dòng chảy của nền Y học cổ truyền Việt Nam còn lưu lại đến ngày nay.

Ông đột ngột qua đời vào tuổi 79 - một ngày đầu xuân năm 1593 trong niềm tiếc thương vô hạn của dân làng. Ông từ giã cõi đời khi mùa xuân còn vương vấn hương khói và những bông hoa chưa kịp tàn.

Sau này nhiều triều vua của ta phong sắc cao quý cho ông và mãi 200 năm sau, vua Càn Long (Đời nhà Thanh - Trung Quốc) biết tiếng danh y Hoàng Đôn Hòa, cảm phục mà truy tặng ba chữ "Linh Thế Y".

Nhưng ông đã trở về với cát bụi..., chỉ còn tên tuổi đúc tạc vào thời gian.

Ngay bên bờ con sông Nhuệ, dưới bóng cây đa cổ thụ trùm bóng mát, có một ngôi miếu cổ thờ danh y Hoàng Đôn Hòa mà nhân dân quanh vùng đã lập nên. Và đến ngày giỗ chạp, khói nhang trầm thơm ngát cả bốn phương trời...

Lịch sử Việt Nam có nhiều thiên tình sử - một trong những thiên tình sử ấy phải kể đến mối tình tuyệt đẹp của danh y Hoàng Đôn Hòa và Công chúa Phương Anh - Phương Dung.

(Theo Khâm Định Đại Nam Hội điển sự lệ)

Thứ Năm, 20 tháng 5, 2021

Quan dở được khen - Quan giỏi bị chê


Ngô Nguyên Phi

Trâu Kỵ ghi nhớ lời Thuần Vu Khôn nên ông làm việc hết sức siêng năng và cẩn thận. Bấy giờ ai cũng đồn vị quan trấn thủ đất A là người hiền, và chê quan trấn thủ đất Tức Mặc đủ điều. Trâu Kỵ để tâm đến việc đó, cho người xem xét hư thực rồi tâu lại cho Tề Uy Vương biết.

Uy Vương cho triệu tập quần thần, lại đòi hai vị quan trấn thủ kia. Trước mặt bá quan, vị quan đất Tức Mặc bị coi bằng "nửa con mắt". Vua gọi lão ra hỏi:

- Người trấn thủ Tức Mặc cớ sao để các quan ở triều chê ngươi?

Lão đáp:

- Thần chỉ biết làm hết chức trách của mình, còn việc khen chê thần không được biết.

Uy Vương lớn tiếng:

- Ta cho người dò xét đất Tức Mặc thấy ruộng vườn tươi tốt, người dân giàu có, việc quan không bê trễ, cả một vùng phương Đông ấy yên ổn, mới hay nhà ngươi một lòng vì dân, không đút lót cho bọn quan lại ở triều, vì lẽ đó mà nhà ngươi bị chê. Ngươi thật xứng đáng là một lương thần.

Nói rồi liền gia phong cho vị quan đất Tức Mặc. Lại gọi vị quan đất A, nói:

- Ngươi trấn thủ đất A thế nào mà ngày nào ở triều cũng thấy lời khen ngợi về ngươi. Ta cho người đến dò xét thì thấy ruộng vườn bỏ hoang người dân đói rách. Quân Triệu xâm lấn bờ cõi ngươi không chịu cứu. Nhà ngươi bóc lột tiền của dân chúng đút lót cho kẻ tả hữu của ta để được tiếng khen. Ngươi là tên tham quan độc ác.

Quan đất A sụp lạy xin tha tội. Uy Vương truyền đem hắn bỏ vào chảo dầu sôi. Các quan xanh mặt. Vua truyền những tên từng khen chê bất công đó ra mắng:

- Các ngươi là tai mắt của ta lại ăn bẩn, phải trái đảo lộn. Nay đem các ngươi cho vào vạc dầu.

Uy Vương truyền đem những kẻ thân tín nhất của mình bỏ vào vạc dầu để làm răn! Chư hầu thấy sự cải cách của Uy Vương đều sợ.

Lời bàn:

Việc này nhan nhãn ở mọi xã hội. Đời nay có khác gì đời xưa? Thí sinh đi thi thấy mình yếu kém bèn đút lót để được điểm cao. Thậm chí có người không đi thi mà vẫn cấp bằng làm mất công nhà vua phải "lật sổ bộ" ra tra.

Nguyễn Khuyến nói:

"Có tiền việc ấy thì xong nhỉ?

Đời trước làm quan cũng thế a?"

May mắn thay cho triều nào minh quân gặp lương thần. Vụ án hai ông quan trên đây là một bài học cho những người có trách nhiệm với người dân.

VÀI MẪU CHUYỆN VỀ PHẠT HỮU HÌNH


(Trích: Bồi Dưỡng Đức Tin của Ngọc Giáo hữu Bùi Văn Tâm.)

a. Một nam tín hữu thuộc thánh thất Cầu Kho, rất nghèo, làm nghề chạy xe kéo. Anh ấy có một căn nhà nhỏ ở sát đường Nguyễn Tấn Nghiệm (nay là đường Phát Diệm). Trong nhà anh đã có thượng tượng thờ Thầy. Một bữa kia thừa dịp anh đi vắng, một tên phù thủy nhà bên cạnh viết một lá phù rồi qua kẹt cửa lén ném vào Thiên Bàn. Tức thì chư Thần phạt tên phù thủy ấy chạy từ đường Nguyễn Tấn Nghiệm ra đến đường Frères Louis (Võ Tánh), Général Leman (Cao Bá Nhạ) rồi chạy thẳng đến thánh thất Cầu Kho.

Lúc ấy độ 6 giờ chiều ngày thứ Bảy, cửa thánh thất mở hoát để đêm đến sẽ hành đại lễ. Tên phù thủy đầu cổ chơm bơm, hai mắt ngơ ngáo như dại như ngây, miệng không nói được một tiếng gì. Đến trước cửa thánh thất, tên ấy bị quyền lực gì chận lại, hai chân dường như bị đóng đinh xuống đất, không giở lên được. Đồng thời thân xác bị bắt cúi đầu dập trán xuống đất lia lịa. Thấy thế một vị đạo hữu lật đật vào báo cho cụ Đốc Đoàn Văn Bản hay. Cụ đang dùng cơm, nghe vậy bèn lên chánh điện mặc áo lễ vào, tay bưng một chung nước tam bửu và quỳ xuống khấn vái. Vái xong cụ trao chung nước phép cho vị đạo hữu nói trên và dạy đem ra lấy một cành hoa nhúng vào nước ấy rảy lên đầu kẻ bị phạt.

Công việc được thi hành đúng như lời dặn. Dần dần người phù thủy tỉnh lại, đi vào tạ ơn cụ Đốc và thuật lại lý do bị phạt.

* * *

b. Cũng tại thánh thất Cầu Kho có một bà quanh năm chỉ chuyên môn cho vay lấy lời. Tới thời kỳ đóng tiền lãi, con nợ nào trễ nãi đều bị bà chửi mắng không tiếc lời. Tính hung hăng ấy của bà đã thành tật, dù rằng bà đã nhập môn và ăn chay.

Một đêm kia, bà nằm mơ thấy một ông lão râu tóc bạc phơ, điểm mặt bà mà nói rằng: “Mi dữ lắm ta phạt mi câm ba năm.”

Sáng thức dậy, bà nói không được, bà câm thiệt. Bà bèn đến nhà cụ Thượng Giáo Sư Lê Văn Sanh ra dấu. Cụ Giáo Sư không hiểu. Tức thì bà xuống nhà bếp của cụ bưng lên một chén tương và chỉ thẳng ra hướng Bà Rịa, hai tay chắp lại và xá xá.

Cụ Giáo Sư hội ý mới hỏi lớn: “À chị bảo tôi dắt chị ra Bà Rịa cho anh Phủ Tương cúng cho chị phải không?” Bà ấy gật đầu. Thấy thế cụ Giáo Sư và cụ bà cùng với bà ấy thuê xe ra quận Đất Đỏ là nơi thuộc quyền cai trị của cụ tri phủ Nguyễn Ngọc Tương.

Đến nơi, cụ Giáo Sư bày tỏ sự việc. Cụ Phủ vui lòng làm lễ giải tội cho bà. Đến lúc tụng Ngũ Nguyện. Cụ Phủ chứng đàn nghe bà ấy niệm rõ ràng năm câu nguyện.

Từ đó về sau tánh tình bà rất đằm thắm, lời nói rất hiền lành, từ tốn, không còn hung dữ như xưa.

(Theo tập san Cao Đài Giáo Lý, 1966-67, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý xuất bản).

Bàn thêm. TRÍ giả tự xử, ngu giả quan phân, người mê cần có bịnh hành hạ nhãn tiền mới tin mà sợ, nguyện hồi đầu hướng thiện. Kẻ học kinh nghiệm ở việc người khác mà sớm giác ngộ cải ác tùng lương, làm lành giải nghiệp trước, không chờ có quả báo, mới đúng là người TRÍ dũng…



(Trích: Bồi Dưỡng Đức Tin của Ngọc Giáo hữu Bùi Văn Tâm.)

Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

  • Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi
  • 10 phút tìm hiểu ĐẠO CAO ĐÀI .
  • Tác giả: Đào Công Tâm (Bản PPS)
  • Dương Trọng Thu biên tập lại theo Google Slides