Tiếp-Pháp Trương Văn Tràng
Có người nói : Thế kỹ 20, văn minh vật chất đã phổ truyền. Phụ nữ từ Tây sang Đông, từ thành thị đến thôn quê, người người đều chen lấn trên đường "Canh tân" nếu đem cái thuyết cũ kỹ "Tam Tùng" mà hô hào, thế có phải là đi ngược chiều Tấn hóa chăng? Không. Bởi vì Luân lý cổ truyền của người Việt Nam vốn ở trong Nho giáo; mà vì Thánh sư của Nho giáo là Đức KHỔÂNG PHU TỬ có nói rằng: "Luân lý Pháp luật phải tùy thời mà sửa đổi cho thích-nghi với trình độ Tấn hóa của Nhơn sanh". Câu sách Trung Dung sau đây đủ chứng minh điều ấy rằng: "Trọng Ni tổ thuật Nghiêu Thuấn, hiến chương Văn Võ, thượng luật thiên thời, hạ tập thu thổ". Nghĩa là Đức Trọng Ni (KHỔNG PHU TỬ) thuật lại Đạo Vua Nhiêu, Vua Thuấn, bắt chước Vua Văn, Vua Võ; trên theo thời Trời mà quyền biến; dưới tùng thủy thổ mà an vui. Vậy chúng ta nên lược lại những qui luật Cổ truyền, như cái thuyết "Tam tùng" chẳng hạn, rồi cham chước sửa đổi cho vừa lằn Tấn hóa; nghĩa là chúng ta giữ những cái "Hay" bỏ những cái "Dở" để đưa đoàn em đi đến con đường "Mỹ tục Thuần phong". Nghĩ thư thế, nên chúng tôi yên trí soạn lại như sau :
1.- Tại Gia Tùng Phụ : Bổn phận làm con phải thảo với cha mẹ. Đạo hiếu không phân biệt trai hay gái, đại khái như đã nói trong chương "Phụ Tử Cang". Riêng về phần nữ lưu, chữ "Tại gia tùng phụ" có nghĩa đặc biệt về việc lập gia thất.
Vả, đường đời muôn nẻo, mặc dù người con có học thức đến đâu cũng chưa đủ kinh-nghiệm thế tình, chưa từng trải việc đời, thành thử, những việc quan trọng, con nên tuân lời cha mẹ là hơn. Phải biết rằng trong đời không ai thương lo cho con bằng cha mẹ. Từ xưa, chưa thấy cha mẹ nào có ý làm hại con. Cha mẹ chúng ta cũng như muôn vàn người khác, hằng nuôi con, hằng dạy con, và hằng trông mong con trở nên người cao quý, hạnh phúc.
Vậy người con chẳng vì lẽ gì mà không tuân lời cha mẹ. Thảng như có điều chẳng vừa ý thì nên ôn tồn, nhỏ nhẹ, bày tỏ chỗ thiệt hơn, chẳng khá cãi cọ mà sanh ngỗ nghịch.
Gần đây, mới xuất hiện phong trào "Tự do kết hôn" nghĩa là trai gái tự do tác thành, chớ không cần hỏi đến ý kiến mẹ cha. Việc nầy có thể chấp thuận về nguyên tắc; bởi vì chồng vợ phải chung sống trọn đời : Từ tóc xanh đến đầu bạc; cho nên hai người cần có tâm đầu, ý hợp thì mới vui vầy. Trái lại, nếu kẻ nói trâu trắng, người nói trâu đen thì khó dung hòa để tạo ra gia đình hạnh phúc.
"Chấp thuận nguyên tắc" chúng tôi muốn nói phận gái được phép chọn bạn trước, nhưng khi quyết định thì phải chờ lịnh mẹ cha. bởi cha mẹ là người niên cao kỷ trưởng từng trải việc đời, dầu sao, người cũng am hiểu thế tình hơn con. Trẻ lòng, non dạ, con chưa phân biệt lẽ thiệt hơn. Biết đâu, mình quyết tìm hạnh phúc, nhưng chung qui lại sa vào cạm bẩy tai hại.
Tạo lập gia đình là việc lớn của đời người. Quân tử chi đạo tạo đoan hồ phu phụ, nếu bước đầu tiên rủi lỡ lầm rồi phải khổ trọn đời. Phận gái mười hai bến nước, trong đục phải cam. Nhưng nếu rủi rồi sao ?
Người làm cha mẹ, không nên ỷ quyền mà ép con. Ngạn ngữ nói : "Ép dầu, ép mỡ, ai nở ép duyên". Có người gả con mà không dám hỏi ý con, về sau, thành ra vô tình mà hại cuộc đời con. Đương môn, đối hộ là một điều tốt, nhưng nó đứng vào hàng thứ nhì, duy có điều : Chọn dâu, chọn rễ kia, mới thật là trọng yếu.
Quyền cha mẹ, nghĩa làm con, đôi bên phải dung hòa với nhau, để đào tạo hạnh phúc cho con là hơn hết. Nếu rủi cha mẹ qua đời thì phận gái cũng nên nghe lời người nuôi dưỡng như : Cô, Cậu, Chú, Bác v.v . .
2. Xuất Giá Tùng Phu : Khi có chồng rồi, phận gái phải ở với nhà chồng, cả một cuộc đời mới đó phải thi hành; nào là bổn phận đối với cha mẹ bên chồng, anh em bên chồng, nào là xử sự với kẻ ăn ở trong gia đình và người làng giềng, mỗi mỗi phải cư xử cho trọn Đạo; nhứt là đối với chồng phải giữ gìn trinh tiết; bởi vì người đàn bà mất trinh thì mất giá trị. (Xin xem bài Phu-thê-Cang)
3.- Phu Tử Tùng Tử : Rủi chồng chết thì phải nương theo con; khi con còn thơ ấu thì lo bề dưỡng dục, đến lúc con nên người, con thành nhơn thì một lòng sống với con cho tròn phận mẹ hiền.
Sách Nho chép truyện bà Thân Sanh của Mạnh Tử chọn xóm ở, để cho con ăn học; có lần Mạnh Tử biếng nhác, Bà chặt khung cữi, làm cho con biết sợ mà lo học. Nhờ mẹ hiền mà Thầy Mạnh Tử trở nên bậc Á THÁNH. Đoàn hậu tấn nên noi gương làm mẹ đó mà lập thân mình.
Nội trợ là phận gái, phẩm giá làm người tùy đó một phần lớn. (Xem lại bài "Phu Thê Cang" và chương Lập công trong quyển "Trên Đường Tấn Hóa").
Ngôn.- Ngôn là lời nói, người bàng quan do lời nói của mình mà đoán ra tâm lý. Tại sao? Bởi có tư tưởng trong lòng mới tỏ ra ngoài lời nói, thành thử, lời nói năng phải cẩn thận. Không nói lả lơi, không nói hoa nguyệt, không nói xằng, không nói bậy; không ngồi lê, đôi mách, không nói dối. Muốn được vậy thì phải tập cho có thói quen rằng: "Suy nghĩ trước rồi sau sẽ nói" tức là Ngôn đoái Hạnh, Hạnh đoái Ngôn. (Xem lại bài cấm "Vọng Ngữ" và chương "Lập Ngôn" trong quyển "Trên Đường Tấn Hoá").
Dung.- Dung là dung nhan, diện mạo, cần phải sạch sẽ vẻ vang, đi đứng trang hoàng, hình dung yểu điệu; nhưng lúc nào cũng phải giữ tự nhiên, nghĩa là không phải sửa cách đi đứng, vì có ý sửa là mất tự nhiên, mà mất tự nhiên thì không đẹp.
Hạnh.- Hạnh là nết, mà nết lại do Tâm mà ra, cho nên muốn có Hạnh trước phải giồi mài bổn Tâm.
Kể sơ lược như thành thật, hiền lành, tao nhã. Thành thật thì được người tín nhiệm, tin dùng; hiền lành thì ngăn được phóng tâm; hòa nhã thì tránh được tật kiêu căng, hổn láo.
Rút lại người Phụ nữ giữ trọn Tam Tùng Tứ Đức thì đủ làm nên người con thảo, vợ hiền, mẹ lành.
Tóm lại : Làm người, mặc đầu Phái Nam hay Phái Nữ, đều phải lấy Đạo Tu thân làm căn bản Nhơn Đạo, nghĩa là trước nên trau dồi Tâm Thần của mình trở nên Chơn Thiện Mỹ, rồi sau mới biết nghĩa phương để sửa việc nhà, làm việc nước và góp công vào việc Hòa bình Thiên hạ (Tu thân, Tề gia, Trị Quốc, Bình Thiên hạ). Cổ nhơn rất trọng Đạo Tu thân; họ thường khuyên nhau : Từ vì Thiên Tử đến kẻ Thứ dân, hạng người nào cũng phải Tu thân trước rồi sau sẽ làm những nghĩa vụ khác. Trái lại, nếu Thân chẳng Tu mà muốn Tề gia, Trị Quốc, Bình Thiên hạ thì e rằng làm không nên; bởi vì gốc đã loạn mà muốn cho ngọn trị thì không bao giờ có được.
Trước kia, chúng tôi đã có nghị luận rằng : Phái Nam nên thực hiện Tam Cang, Ngũ thường; Phái Nữ nên giữ câu Tam Tùng, Tứ Đức. Sau đây xin bàn thêm ba phép nữa là :
MINH MINH ĐỨC : Tánh Trời phú cho người cũng gọi là Thiên lý ở trong Tâm. Trong Thiên lý vốn có một Đức sáng tự nhiên gọi là Minh Đức, Minh Minh Đức nghĩa là khai sáng cái đức sáng ấy. Về phương pháp học tập sách Đại Học bảo rằng:
Nói như thế nghĩa là trước chúng ta phải chuẩn bị cho Tâm được Thanh tịnh rồi bắt đầu tưởng gẫm để tìm Chơn lý.
Nói về sự tưởng gẫm tìm Chơn lý, thì phải tuần tự mà thực hành theo thứtự, bởi vì vật hữu bổn mạt, sự hữu thủy chung. Tri sở tiên hậu tắc cận đạo hỉ. Nếu biết được chỗ trước sau, làm cho cái biết của mình có mạch lạc hệ thống, ấy là biết Đạo vậy, tức cũng như cái thuyết cách vật trí tri của VƯƠNG DƯƠNG MINH đã giảng giải.
Hoặc nói rõ ra là chúng ta cứ hồi quang phản chiếu về nội giới và dịch hoá những tư tưỡng lãng mạn dục tình phức tạp, dịch hoá và dịch hoá mãi cho đến trong Tâm chỉ có một đức sáng ở trong cõi lòng chưa phát động; thế là khai sáng đức sáng.
Thân dân : Thiên địa chi đại đức viết sanh. Tánh bản nhiên của chúng ta là một điểm Tánh Trời ban cho. Vậy chúng ta phải thể hiện cái Đại đức của Trời Đất là sự sanh-hoá mà thôi; chớ chẳng hề sát hại vật nào. Nghĩa là chúng ta nên tương thân, tương ái, tương trợ với người và vật, tức là thực thi lòng Nhân ái với mọi người và vật để giúp vào cái Đại đức của Trời là Sanh hoá.
Thân dân nghĩa là gần gũi thương yêu người và vật để thể hiện lòng nhân ái.
Minh Minh Đức tức là khai hoá Trí. Thân dân tức là thực hành đức Nhân, Nhân Trí đắp đổi mà thành tựu lẫn nhau. Minh Minh Đức là học. Thân dân là hành. Tri hành hiệp nhứt sẽ hoàn thành nghĩa vụ làm người.
Chỉ ư chí thiện : Minh Minh Đức và Thân dân lấy Chí Thiện làm phương tiện và cứu cánh. Nghĩa là tu luyện ý chí vững vàng để cho mình có đủ nghị lực mà học tập và sự học tập phải nhắm vào Chí Thiện mà tiến bước. Chí Thiện là gì? Là cái lẻ tột lành. Trạng thái nầy, Tâm không còn điên đảo mà chí yên lặng để cầu sự Tri và hành đức Nhân ái được trọn vẹn.
Tóm lại, Minh Minh Đức là luyện trí, Thân dân là thực hành lòng Nhân, Chỉ ư Chí thiện là đào luyện ý chí (tức Dũng) để có đủ can đảm mà làm Nhân. "Trí Nhân Dũng" là ba cái trạng thái của Tâm linh phát hiện mà học giả luôn luôn phải học tập cho đến Tâm đắc.
Học tập cho đến Nhơn dục tận tịnh, Thiên lý lưu hành rồi cứ ung dung theo Thiên lý mà hành động, chớ không cố chấp điều gì. Đức KHỔNG PHU TỬ bảo rằng : "Quân tử chi ư Thiên hạ đã, vô thích dã, vô mịch dã, nghĩa chi giữ tỉ" : Bậc Quân tử làm việc cho đời chẳng có điều gì cố ý làm cũng chẳng có việc gì cố ý bỏ, hể hợp nghĩa thì làm.
Đó là điều đáng ghi nhớ.
Tóm lại Đức CHÍ TÔN là Thầy chúng ta, là Đại Từ Phụ của chúng ta : Đức Ngài sanh hóa chúng ta, ban phú cho chúng ta một Điểm tánh, để làm tự Tánh của mình, như câu Thánh Ngôn nói rằng : "Khi tạo lập Càn Khôn Thế Giái rồi Thầy phân Tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là Vật chất, Thảo mộc, Côn trùng, Thú cầm gọi là Chúng sanh".
Chúng ta là một phần tử trong số vạn vật, cho nên chúng ta cũng có bẩm thọ của Đức Thái Cực Thánh Hoàng một Điểm tánh, để làm Tánh của mình. Nho Giáo gọi Tánh là Mạng Trời và tuân theo Mạng Trời mà hành động thì gọi là Đạo (Thiên mạng chi vị Tánh, suất Tánh chi vị Đạo (Trung Dung).
Vậy những nghĩa vụ làm người, Nhơn Đạo, tức chúng tôi muốn nói những bài học Luân lý đã giảng diễn, mặc dầu, hình thức có lệch lạc, mặc dầu cách lập luận không mấy châu đáo, nhưng tinh thần của những bài học này nằm gọn trong câu "Căn cứ theo Mạng Trời để thực hiện đạo người", để cầu được một phẩm hạnh làm người Đạo đức thuần lương và chuẩn bị vào cửu Thiên đạo.
a) TAM TÙNG :
Mặc dầu trai hay gái, đều có bổn phận làm người; đại để như đã nói trong những trương trước, nhưng riêng về Nữ phái, cỗ nhơn đã vạch sẵn con đường : "Tam Tùng" mà kẻ hậu tấn noi theo để làm nên người con thảo, vợ hiền, mẹ lành.Có người nói : Thế kỹ 20, văn minh vật chất đã phổ truyền. Phụ nữ từ Tây sang Đông, từ thành thị đến thôn quê, người người đều chen lấn trên đường "Canh tân" nếu đem cái thuyết cũ kỹ "Tam Tùng" mà hô hào, thế có phải là đi ngược chiều Tấn hóa chăng? Không. Bởi vì Luân lý cổ truyền của người Việt Nam vốn ở trong Nho giáo; mà vì Thánh sư của Nho giáo là Đức KHỔÂNG PHU TỬ có nói rằng: "Luân lý Pháp luật phải tùy thời mà sửa đổi cho thích-nghi với trình độ Tấn hóa của Nhơn sanh". Câu sách Trung Dung sau đây đủ chứng minh điều ấy rằng: "Trọng Ni tổ thuật Nghiêu Thuấn, hiến chương Văn Võ, thượng luật thiên thời, hạ tập thu thổ". Nghĩa là Đức Trọng Ni (KHỔNG PHU TỬ) thuật lại Đạo Vua Nhiêu, Vua Thuấn, bắt chước Vua Văn, Vua Võ; trên theo thời Trời mà quyền biến; dưới tùng thủy thổ mà an vui. Vậy chúng ta nên lược lại những qui luật Cổ truyền, như cái thuyết "Tam tùng" chẳng hạn, rồi cham chước sửa đổi cho vừa lằn Tấn hóa; nghĩa là chúng ta giữ những cái "Hay" bỏ những cái "Dở" để đưa đoàn em đi đến con đường "Mỹ tục Thuần phong". Nghĩ thư thế, nên chúng tôi yên trí soạn lại như sau :
1.- Tại Gia Tùng Phụ : Bổn phận làm con phải thảo với cha mẹ. Đạo hiếu không phân biệt trai hay gái, đại khái như đã nói trong chương "Phụ Tử Cang". Riêng về phần nữ lưu, chữ "Tại gia tùng phụ" có nghĩa đặc biệt về việc lập gia thất.
Vả, đường đời muôn nẻo, mặc dù người con có học thức đến đâu cũng chưa đủ kinh-nghiệm thế tình, chưa từng trải việc đời, thành thử, những việc quan trọng, con nên tuân lời cha mẹ là hơn. Phải biết rằng trong đời không ai thương lo cho con bằng cha mẹ. Từ xưa, chưa thấy cha mẹ nào có ý làm hại con. Cha mẹ chúng ta cũng như muôn vàn người khác, hằng nuôi con, hằng dạy con, và hằng trông mong con trở nên người cao quý, hạnh phúc.
Vậy người con chẳng vì lẽ gì mà không tuân lời cha mẹ. Thảng như có điều chẳng vừa ý thì nên ôn tồn, nhỏ nhẹ, bày tỏ chỗ thiệt hơn, chẳng khá cãi cọ mà sanh ngỗ nghịch.
Gần đây, mới xuất hiện phong trào "Tự do kết hôn" nghĩa là trai gái tự do tác thành, chớ không cần hỏi đến ý kiến mẹ cha. Việc nầy có thể chấp thuận về nguyên tắc; bởi vì chồng vợ phải chung sống trọn đời : Từ tóc xanh đến đầu bạc; cho nên hai người cần có tâm đầu, ý hợp thì mới vui vầy. Trái lại, nếu kẻ nói trâu trắng, người nói trâu đen thì khó dung hòa để tạo ra gia đình hạnh phúc.
"Chấp thuận nguyên tắc" chúng tôi muốn nói phận gái được phép chọn bạn trước, nhưng khi quyết định thì phải chờ lịnh mẹ cha. bởi cha mẹ là người niên cao kỷ trưởng từng trải việc đời, dầu sao, người cũng am hiểu thế tình hơn con. Trẻ lòng, non dạ, con chưa phân biệt lẽ thiệt hơn. Biết đâu, mình quyết tìm hạnh phúc, nhưng chung qui lại sa vào cạm bẩy tai hại.
Tạo lập gia đình là việc lớn của đời người. Quân tử chi đạo tạo đoan hồ phu phụ, nếu bước đầu tiên rủi lỡ lầm rồi phải khổ trọn đời. Phận gái mười hai bến nước, trong đục phải cam. Nhưng nếu rủi rồi sao ?
Người làm cha mẹ, không nên ỷ quyền mà ép con. Ngạn ngữ nói : "Ép dầu, ép mỡ, ai nở ép duyên". Có người gả con mà không dám hỏi ý con, về sau, thành ra vô tình mà hại cuộc đời con. Đương môn, đối hộ là một điều tốt, nhưng nó đứng vào hàng thứ nhì, duy có điều : Chọn dâu, chọn rễ kia, mới thật là trọng yếu.
Quyền cha mẹ, nghĩa làm con, đôi bên phải dung hòa với nhau, để đào tạo hạnh phúc cho con là hơn hết. Nếu rủi cha mẹ qua đời thì phận gái cũng nên nghe lời người nuôi dưỡng như : Cô, Cậu, Chú, Bác v.v . .
2. Xuất Giá Tùng Phu : Khi có chồng rồi, phận gái phải ở với nhà chồng, cả một cuộc đời mới đó phải thi hành; nào là bổn phận đối với cha mẹ bên chồng, anh em bên chồng, nào là xử sự với kẻ ăn ở trong gia đình và người làng giềng, mỗi mỗi phải cư xử cho trọn Đạo; nhứt là đối với chồng phải giữ gìn trinh tiết; bởi vì người đàn bà mất trinh thì mất giá trị. (Xin xem bài Phu-thê-Cang)
3.- Phu Tử Tùng Tử : Rủi chồng chết thì phải nương theo con; khi con còn thơ ấu thì lo bề dưỡng dục, đến lúc con nên người, con thành nhơn thì một lòng sống với con cho tròn phận mẹ hiền.
Sách Nho chép truyện bà Thân Sanh của Mạnh Tử chọn xóm ở, để cho con ăn học; có lần Mạnh Tử biếng nhác, Bà chặt khung cữi, làm cho con biết sợ mà lo học. Nhờ mẹ hiền mà Thầy Mạnh Tử trở nên bậc Á THÁNH. Đoàn hậu tấn nên noi gương làm mẹ đó mà lập thân mình.
b) TỨ ĐỨC (Công, Ngôn, Dung, Hạnh).
Công.- Ngoài việc văn chương, cung kiếm như các bậc anh thư, phận gái còn có Nữ công thường thức, cần phải am tường thuần thục, hầu làm trọn phần nội trợ của mình. Đại khái như : May vá, nấu nướng, sắp đặt việc nhà, cần kiệm, nuôi chồng, dạy con vân vân . . .Nội trợ là phận gái, phẩm giá làm người tùy đó một phần lớn. (Xem lại bài "Phu Thê Cang" và chương Lập công trong quyển "Trên Đường Tấn Hóa").
Ngôn.- Ngôn là lời nói, người bàng quan do lời nói của mình mà đoán ra tâm lý. Tại sao? Bởi có tư tưởng trong lòng mới tỏ ra ngoài lời nói, thành thử, lời nói năng phải cẩn thận. Không nói lả lơi, không nói hoa nguyệt, không nói xằng, không nói bậy; không ngồi lê, đôi mách, không nói dối. Muốn được vậy thì phải tập cho có thói quen rằng: "Suy nghĩ trước rồi sau sẽ nói" tức là Ngôn đoái Hạnh, Hạnh đoái Ngôn. (Xem lại bài cấm "Vọng Ngữ" và chương "Lập Ngôn" trong quyển "Trên Đường Tấn Hoá").
Dung.- Dung là dung nhan, diện mạo, cần phải sạch sẽ vẻ vang, đi đứng trang hoàng, hình dung yểu điệu; nhưng lúc nào cũng phải giữ tự nhiên, nghĩa là không phải sửa cách đi đứng, vì có ý sửa là mất tự nhiên, mà mất tự nhiên thì không đẹp.
Hạnh.- Hạnh là nết, mà nết lại do Tâm mà ra, cho nên muốn có Hạnh trước phải giồi mài bổn Tâm.
Kể sơ lược như thành thật, hiền lành, tao nhã. Thành thật thì được người tín nhiệm, tin dùng; hiền lành thì ngăn được phóng tâm; hòa nhã thì tránh được tật kiêu căng, hổn láo.
Rút lại người Phụ nữ giữ trọn Tam Tùng Tứ Đức thì đủ làm nên người con thảo, vợ hiền, mẹ lành.
Tóm lại : Làm người, mặc đầu Phái Nam hay Phái Nữ, đều phải lấy Đạo Tu thân làm căn bản Nhơn Đạo, nghĩa là trước nên trau dồi Tâm Thần của mình trở nên Chơn Thiện Mỹ, rồi sau mới biết nghĩa phương để sửa việc nhà, làm việc nước và góp công vào việc Hòa bình Thiên hạ (Tu thân, Tề gia, Trị Quốc, Bình Thiên hạ). Cổ nhơn rất trọng Đạo Tu thân; họ thường khuyên nhau : Từ vì Thiên Tử đến kẻ Thứ dân, hạng người nào cũng phải Tu thân trước rồi sau sẽ làm những nghĩa vụ khác. Trái lại, nếu Thân chẳng Tu mà muốn Tề gia, Trị Quốc, Bình Thiên hạ thì e rằng làm không nên; bởi vì gốc đã loạn mà muốn cho ngọn trị thì không bao giờ có được.
Trước kia, chúng tôi đã có nghị luận rằng : Phái Nam nên thực hiện Tam Cang, Ngũ thường; Phái Nữ nên giữ câu Tam Tùng, Tứ Đức. Sau đây xin bàn thêm ba phép nữa là :
- Minh Minh Đức
Thân Dân
Chỉ Ư Chí Thiện.
MINH MINH ĐỨC : Tánh Trời phú cho người cũng gọi là Thiên lý ở trong Tâm. Trong Thiên lý vốn có một Đức sáng tự nhiên gọi là Minh Đức, Minh Minh Đức nghĩa là khai sáng cái đức sáng ấy. Về phương pháp học tập sách Đại Học bảo rằng:
- " Tri chỉ nhi hậu hữu định.
Định nhi hậu năng tịnh.
Tịnh nhị lâu năng an.
An nhi hậu năng lự.
Lự nhi hậu năng đắc."
Nói như thế nghĩa là trước chúng ta phải chuẩn bị cho Tâm được Thanh tịnh rồi bắt đầu tưởng gẫm để tìm Chơn lý.
Nói về sự tưởng gẫm tìm Chơn lý, thì phải tuần tự mà thực hành theo thứtự, bởi vì vật hữu bổn mạt, sự hữu thủy chung. Tri sở tiên hậu tắc cận đạo hỉ. Nếu biết được chỗ trước sau, làm cho cái biết của mình có mạch lạc hệ thống, ấy là biết Đạo vậy, tức cũng như cái thuyết cách vật trí tri của VƯƠNG DƯƠNG MINH đã giảng giải.
Hoặc nói rõ ra là chúng ta cứ hồi quang phản chiếu về nội giới và dịch hoá những tư tưỡng lãng mạn dục tình phức tạp, dịch hoá và dịch hoá mãi cho đến trong Tâm chỉ có một đức sáng ở trong cõi lòng chưa phát động; thế là khai sáng đức sáng.
Thân dân : Thiên địa chi đại đức viết sanh. Tánh bản nhiên của chúng ta là một điểm Tánh Trời ban cho. Vậy chúng ta phải thể hiện cái Đại đức của Trời Đất là sự sanh-hoá mà thôi; chớ chẳng hề sát hại vật nào. Nghĩa là chúng ta nên tương thân, tương ái, tương trợ với người và vật, tức là thực thi lòng Nhân ái với mọi người và vật để giúp vào cái Đại đức của Trời là Sanh hoá.
Thân dân nghĩa là gần gũi thương yêu người và vật để thể hiện lòng nhân ái.
Minh Minh Đức tức là khai hoá Trí. Thân dân tức là thực hành đức Nhân, Nhân Trí đắp đổi mà thành tựu lẫn nhau. Minh Minh Đức là học. Thân dân là hành. Tri hành hiệp nhứt sẽ hoàn thành nghĩa vụ làm người.
Chỉ ư chí thiện : Minh Minh Đức và Thân dân lấy Chí Thiện làm phương tiện và cứu cánh. Nghĩa là tu luyện ý chí vững vàng để cho mình có đủ nghị lực mà học tập và sự học tập phải nhắm vào Chí Thiện mà tiến bước. Chí Thiện là gì? Là cái lẻ tột lành. Trạng thái nầy, Tâm không còn điên đảo mà chí yên lặng để cầu sự Tri và hành đức Nhân ái được trọn vẹn.
Tóm lại, Minh Minh Đức là luyện trí, Thân dân là thực hành lòng Nhân, Chỉ ư Chí thiện là đào luyện ý chí (tức Dũng) để có đủ can đảm mà làm Nhân. "Trí Nhân Dũng" là ba cái trạng thái của Tâm linh phát hiện mà học giả luôn luôn phải học tập cho đến Tâm đắc.
Học tập cho đến Nhơn dục tận tịnh, Thiên lý lưu hành rồi cứ ung dung theo Thiên lý mà hành động, chớ không cố chấp điều gì. Đức KHỔNG PHU TỬ bảo rằng : "Quân tử chi ư Thiên hạ đã, vô thích dã, vô mịch dã, nghĩa chi giữ tỉ" : Bậc Quân tử làm việc cho đời chẳng có điều gì cố ý làm cũng chẳng có việc gì cố ý bỏ, hể hợp nghĩa thì làm.
Đó là điều đáng ghi nhớ.
Tóm lại Đức CHÍ TÔN là Thầy chúng ta, là Đại Từ Phụ của chúng ta : Đức Ngài sanh hóa chúng ta, ban phú cho chúng ta một Điểm tánh, để làm tự Tánh của mình, như câu Thánh Ngôn nói rằng : "Khi tạo lập Càn Khôn Thế Giái rồi Thầy phân Tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là Vật chất, Thảo mộc, Côn trùng, Thú cầm gọi là Chúng sanh".
Chúng ta là một phần tử trong số vạn vật, cho nên chúng ta cũng có bẩm thọ của Đức Thái Cực Thánh Hoàng một Điểm tánh, để làm Tánh của mình. Nho Giáo gọi Tánh là Mạng Trời và tuân theo Mạng Trời mà hành động thì gọi là Đạo (Thiên mạng chi vị Tánh, suất Tánh chi vị Đạo (Trung Dung).
Vậy những nghĩa vụ làm người, Nhơn Đạo, tức chúng tôi muốn nói những bài học Luân lý đã giảng diễn, mặc dầu, hình thức có lệch lạc, mặc dầu cách lập luận không mấy châu đáo, nhưng tinh thần của những bài học này nằm gọn trong câu "Căn cứ theo Mạng Trời để thực hiện đạo người", để cầu được một phẩm hạnh làm người Đạo đức thuần lương và chuẩn bị vào cửu Thiên đạo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét