Mạc Đĩnh Chi tự là Tiếu Phu quê ở làng Lũng Đổng huyện Chí Linh (Hải Dương), dòng dõi Thượng Thư Mạc Hiển Tích triều Lý. Lớn lên bốn năm tuổi, ông đã lộ tư chất thông minh hơn người. Bấy giờ hoàng tử là Chiêu Quốc Công mở trường dạy học trò, Mạc Đĩnh Chi vào học.
Năm Giáp Thìn (1304) đời Anh Tôn nhà Trần, Mạc Đỉnh Chi thi Đình, văn chương tuyệt thế hơn hẳn mọi sĩ tử khác nhưng vua thấy tướng người xấu xí không muốn cho đỗ đầu. Ông làm bài phú "ngọc tỉnh liên", tự ví mình như hoa sen trong giếng ngọc.
Ngọc Tỉnh Liên Phú
Khách hữu:
Ẩn kỷ cao trai; hạ nhật chính ngọ.
Lâm bích thủy chi thanh trì; vịnh phù dung chi Nhạc phủ.
Hốt hữu nhân yên:
Dã kỳ phục; hoàng kỳ quan.
Quýnh xuất thần chi tiên cốt; lẫm tịch cốc chi cồ nhan.
Vấn chi hà lai; viết: tòng Hoa san
Nãi thụ chi kỷ; nãi sử chi toạ
Phá Đông lăng chi qua; tiến Dao trì chi quả.
Tái ngôn chi lang; tái tiếu chi thả.
Ký nhi mục khách viết: tử phi ái liên chi quân tử dã?
Ngã hữu dị chủng, tàng chi tụ gian ;
Phi đào lý chi thô tục; phí mai trúc chi cô hàn.
Phi tăng phòng chi câu kỷ; phi Lạc thổ chi mẫu đan.
Phi Đào lệnh đông ly chi cúc; phi Linh Quân cửu uyển chi lan.
Nãi Thái họa phong đầu Ngọc tỉnh chi liên.
Khách viết :
Dị tai!
Khởi sở vị: ngẫu như thuyền hề hoa thập trượng; lãnh tỉ sương hề cam tỉ mật giả da?
Tích văn ký danh; kim đắc kỳ thực.
Đạo sĩ hân nhiên; nãi tụ trung xuất.
Khách nhất kiến chi, tâm trung uất uất
Nãi phất thập dạng chi tiên, tỉ ngũ sắc chi bút
Dĩ vi ca viết :
Giá thủy tinh hề vi cung; tạc lưu li hề vi hộ.
Toái pha lê hề vi nê; sái minh châu hề vi lộ.
Hương phức úc hề trùng tiêu; đế văn phong hề nhữ mộ.
Quế tử lãnh hề vô hương; Tố Nga phân hề nhữ đố.
Thái dao thảo hề Phương châu; vọng mỹ nhân hề Tương phố.
Kiển hà vi hề trung lưu; hạp tương phản hề cố vũ.
Khởi hộ lạc hề vô dung, thán thuyền quyên hề đa ngộ.
Cẩu dư bính chi bất a; quả hà thường hồ phong vũ .
Khủng phương hồng hề dao lạc; hoài mỹ nhân hề tuế mộ.
Đạo sĩ văn nhi thán viết : Tử hà vi ai thả oán dã?
Độc bất kiến Phượng hoàng trì thượng chi tử vi, Bạch ngọc đường tiền chi hồng dược?
Tuấn địa vị chi thanh cao; ái thanh danh chi chiêu chước.
Bỉ giai kiến quý ư thánh minh chi triều; tử độc hà chi hồ tao nhân chi quốc?
Ư thị hữu cảm tư thông, khởi kính khởi mộ.
Nga Thành Trai đình thượng chi thi; canh Xương Lê phong đầu chi cú.
Khiếu xương hạp dĩ phi tâm, kính hiến Ngọc tỉnh liên chi phú.
Bài phú được dâng lên vua Anh Tông. Từng câu, từng chữ trong bài phú đã làm cho nhà vua bừng tỉnh và thốt lên :
_ Khanh quả là bậc thiên tài, có tiết tháo!
Ông được lấy đỗ Trạng nguyên. Ngay sau khi đỗ đạt, ông được sung chức Nội thư gia và bốn năm sau (năm Mậu Thân, 1308), ông được cử cầm đầu phái bộ sứ giả sang nhà Nguyên, mừng việc Nguyên Vũ Tông lên ngôi. Có một mẩu chuyện thú vị đã xẩy ra trong chuyến đi sứ này của ông, được sách "Đại Việt sử ký toàn thư" ghi lại như sau:
"Đĩnh Chi thấp bé nên người Nguyên khinh ông. Một hôm, viên tể tướng mời ông vào phủ, cho cùng ngồi. Lúc ấy, đang hồi tháng 5 tháng 6. Trong phủ có treo bức trướng mỏng, trên thêu hình con chim sẻ đậu cành trúc. Đĩnh Chi vờ làm như mình nhầm tưởng là chim sẻ thật rồi chạy đến bắt. Người Nguyên thấy vậy cười ồ, cho là người phương xa quê mùa. Bất thình lình, Mạc Đĩnh Chi kéo bức trướng xuống xé đi. Mọi người lấy làm lạ, hỏi tại sao, Đĩnh Chi đáp rằng: Tôi nghe người xưa vẽ chim sẻ đậu cành mai chứ chưa hề thấy vẽ chim sẻ đậu cành trúc bao giờ. Nay bức trướng của tể tướng lại có hình chim sẻ đậu cành trúc. Trúc là biểu tượng của bậc quân tử, chim sẻ là biểu tượng của kẻ tiểu nhân, làm như vậy là để tiểu nhân trên quân tử, sợ rằng đạo đạo tiểu nhân sẽ mạnh, đạo của quân tử sẽ suy, tôi vì thánh triều mà trừ giúp bọn tiểu nhân vậy. Mọi người nghe vậy đều phục tài ông". Những kẻ ngạo mạn cười ồ khi Đĩnh Chi vờ bắt chim sẻ, sau khi nghe Đĩnh Chi giải thích việc làm của mình, ắt hẳn phải ngồi im thẹn thùng vì biết bị Đĩnh Chi nói xỏ là lũ tiểu nhân. Xé bức trướng xong lại nói vì thánh triều mà trừ giúp bọn tiểu nhân, Đĩnh Chi muốn ngầm bảo rằng, sao mà thánh triều lắm tiểu nhân đến vậy?
Tương truyền trong thời gian đi sứ Mạc Đĩnh Chi ứng đối với vua quan Tàu rất tài tình, khiến người Tàu vô cùng nể phục. Chẳng hạn khi qua quan ải do thời tiết xấu nên tới sai hẹn, người Tàu đóng cửa quan không cho vào. Đĩnh Chi xin mở cửa, quan trên thành ném xuống một câu đối, bảo đối được mới mở. Câu ra:
_ Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan.
Ông viết vào mảnh giấy gởi lại:
_ Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối.
Người Tàu khen có tài nhanh nhẩu, mở cửa ải cho vào.
Khi Mạc Đĩnh Chi vào triều gặp vua Nguyên, một viên quan Tàu bèn ra vế đối:
_ An, nữ khứ, thỉ nhập vi gia (chữ an 安, bỏ chữ nữ 女đi, cho chữ thỉ 豕vào thì thành chữ gia 家). Thỉ có nghĩa là heo lợn.
Mạc Đĩnh Chi đối ngay:
_ Tù, nhân xuất, vương lai thành quốc (chữ tù 囚, bỏ chữ nhân 人 ra, đem chữ vương 王lại thành ra chữ quốc 国).
Người Tàu phê rằng:
- Con cháu về sau tất có người làm đến đế vương nhưng hiềm là chữ quốc đơn (có hai dạng chữ quốc, (chữ quốc giản thể thì viết国, phồn thể thì viết國 ) thì hưởng nước không được tràng cửu.
Một viên quan khác ra đối tiếp:
_ Li, mị, võng, lượng tứ tiểu quỷ. (Li, vị, võng, lượng là bốn con quỷ nhỏ)
Bốn chữ li 魑, mị 魅, võng 魍, lượng 魎 đều có chứa chữ quỷ 鬼
Đáp:
_ Cầm, sắt , tỳ, bà, bát đại vương. (Cầm, sắt, tỳ, bà là tám ông vua lớn)
Bốn chữ cầm 琴 , sắt 瑟 , tỳ 琵, bà 琶 , mỗi chữ có hai chữ vương 王, tất cả thành tám chữ vương.
Người Tàu vốn kiêu căng tự ví nước Tàu như mặt trời vĩ đại, còn các nước khác là chư hầu như mặt trăng nhỏ bé. Để trấn áp sứ thần và tỏ ý coi thường nước Đại Việt, hoàng đế Nguyên đọc một câu đối (chắc do triều thần soạn sẵn), đòi Trạng Việt phải đối lại :
_ Nhật: hoả, vân: yên, bạch trú thiêu tàn ngọc thỏ.
nghĩa là: lấy mặt trời làm lửa, mây làm khói, ban ngày đốt tiêu thỏ ngọc (= mặt trăng)
Mạc Đĩnh Chi ứng khẩu đọc ngay :
_ Nguyệt: cung, tinh: đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô.
nghĩa là: lấy mặt trăng làm cung, sao làm đạn, chiều tối bắn rớt quạ vàng (=mặt trời)
Vế đối thật hay và chỉnh cả về từ lẫn ý. Trăng lưỡi liềm như cánh cung, sao tròn như viên đạn, là hình dung thật tuyệt vời. Ngoài ra còn nêu lên được tinh thần bất khuất của nước nhỏ (mặt trăng) sẵn sàng đập tan mọi de doạ của nước lớn (ví như mặt trời).
Do câu này người ta cho rằng con cháu ông về sau tất có người thí quân cướp nước. (Ứng với điềm cháu bảy đời của Mạc Đĩnh Chi là Mạc Đặng Dung về sau giết vua Lê đoạt ngôi).
Gặp lúc công chúa nhà Nguyên chết, các sứ thần đi dự lễ tang. Triều đình nhà Nguyên trao ông vinh dự đọc điếu văn đã soạn sẵn trong buổi lễ. Tới chừng lên đọc, giở tờ giấy ra chỉ thấy bốn chữ nhất, Mạc Đĩnh Chi biết người Tàu muốn thử tài mình, ông không hề bối rối, ứng khẩu luôn bài văn điếu, nguyên văn như sau:
_Thanh thiên nhất đoá vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!
Tạm dịch:
(Một) cụm mây trên trời xanh
(Một) đốm tuyết cạnh lò hồng
(Một) cánh hoa nơi vườn ngự
(Một) mảnh nguyệt dưới ao trong
Ôi! Mây tan, tuyết chảy,
hoa rụng, nguyệt mờ!
Bài văn này còn được chép lại trong tài liệu sử sách của Tàu. Ai cũng phải chịu là tài ứng đối nhanh.
Vua nhà Nguyên cảm phục tài của Mạc Đĩnh Chi, sai mang lụa là, vàng bạc tặng ban và phong cho ông làm "Lưỡng quốc Trạng nguyên" (Trạng nguyên của cả hai nước), chữ phê do chính tay hoàng đế Nguyên viết.
Trong thời gian ở Tàu, Mạc Đĩnh Chi có nhiều dịp trổ tài đối đáp với người Tàu khiến họ không dám khinh thường người Việt Nam. Có lần Mạc Đĩnh Chi cỡi lừa rong chơi đường phố Bắc Kinh, vô ý đụng phải một viên quan Tàu đang cỡi ngựa. Viên quan này vênh mặt hỏi bằng một câu đối:
_ Xúc ngã kị mã, Đông di chi nhân dã, Tây di chi nhân dã? (Đụng vào ta cỡi ngựa, ấy là rợ phương Đông hay là rợ phương Tây?)
Viên quan Tàu dùng chữ trong sách Mạnh Tử, có ý khinh rẻ, cho người nước ta là mọi rợ.
Mạc Đĩnh Chi thấy viên quan Tàu giở giọng kẻ cả, bực lắm bèn đọc luôn:
_ Át dư thừa lư, Nam phương chi cường dư, Bắc phương chi cường dư? (Húc vào ta cỡi lừa, hỏi rằng phương Nam mạnh, hay rằng phương Bắc mạnh?)
Trong vế đối, Trạng nước ta cũng dùng chữ trong sách Trung Dung và ngụ ý để viên quan Tàu kiêu ngạo thấy: “Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào!”
Lần khác, người Nguyên thấy đoàn sứ bộ ta chuyện trò với nhau, tiếng cứ ríu ra ríu rít như chim. Họ bèn ra câu đối để đùa:
_ Quyết thiệt chi đầu đàm Lỗ Luận: tri chi vi tri chi, bất vi tri bất tri, thị tri (Chim chích choè đầu cành bàn sách Luận ngữ: biết thì bảo là biết, không biết thì bảo là không biết, thế mới là biết).
Đây là một vế đối khó. Người Nguyên đã chọn những từ vi, tri, chi... giống tiếng chim kêu để giễu người Việt khi phát âm.
Mạc Đĩnh Chi đã đối:
_ Oa lâm trì thượng độc Châu thư: lạc dữ độc lạc nhạc, lạc dữ chúng lạc nhạc, thục lạc?(Con chẫu chuộc ngồi dưới ao đọc sách nhà Chu: nghe nhạc vui cùng ít người, nghe nhạc vui cùng nhiều người, đằng nào vui hơn?).
Vế đối của Trạng nước ta cũng dùng từ lạc, lạc, nhạc... giống tiếng chẫu chuộc, để chọi lại, chế người Nguyên nói ồm ộp như chẫu chuộc!
Một hôm Mạc Đĩnh Chi ngồi uống nước với người Nguyên ở cạnh chùa. Họ bèn ra câu đối để thử tài sứ An Nam. Câu đối bằng chữ Hán, dịch ra như sau:
_ Kỷ là gỗ. Chén không phải là gỗ. Tại sao lấy kỷ làm chén?
Trạng nhìn ngôi chùa, tức cảnh đối ngay:
_ Tăng là người. Phật không phải là người. Tại sao lấy tăng thờ Phật?
Vế đối quả là chan chát và lập luận thật là chặt chẽ, chính xác!
Lại có lần Mạc Đĩnh Chi cùng với phái bộ triều Nguyên đi chơi. Tới gần một cái cầu, chẳng may Trạng Việt Nam bị sa hố, phái bộ đều chạy lại để đỡ ông dậy. Để đùa vui, họ ra cho ông một vế câu đối:
_ Can mộc, hoành cừ, lục giả tương như tự đạo
(Nghĩa là: Gỗ thẳng, cầu ngang, đường đi ngỡ là đất phẳng)
Cái khó của câu này là ở chỗ dùng toàn tên người ghép lại. Theo đó, can mộc là Đoàn Can Mộc - một nhân vật đời Chiến Quốc, Hoành Cừ: tên hiệu của Trương Tải - một triết gia đời Bắc Tống, Lục Giả: người nước Sở, giỏi biện luận, theo giúp Hán Cao Tổ, tương như: Lạn Tương Như, một nhân vật nổi tiếng đời Chiến Quốc, tự đạo: Giả Tự Đạo, người đời nhà Tống, một quyền thần chuyên chế.
Mạc Đĩnh Chi nhìn quanh nom thấy ở bên kia sông có cái đình dưới chân núi, nhân thế chỉ tay thẳng đình mà đối:
_ Đại đình, anh thạch, vọng chi nghiễm nhược Thai sơn
(Nghĩa là: Đình to, đá vững, nhác nom như thể Thiên Thai)
Câu này cũng dùng toàn tên người ghép lại như ở câu trên mà lại có ý khoáng đạt hơn nhiều, theo đó Đại Đình là một biệt hiệu của Thần Nông, an thạch tức Vương An Thạch thừa tướng đời Bắc Tống, Vọng Chí là người đời Hán, làm phụ chính cho Hán Nguyên đế (hai từ "nghiễm nhược" và "Thai sơn", các nhà nghiên cứu cho biết chưa tra cứu ra là ai).
Thế là một lần nữa, người Nguyên lại phải khâm phục tài văn học của sứ thần An Nam.
Trong thời gian ở Tàu, Mạc Đĩnh Chi có nhiều dịp trổ tài đối đáp với người Tàu khiến họ không dám khinh thường người Việt Nam. Có lần Mạc Đĩnh Chi cỡi lừa rong chơi đường phố Bắc Kinh, vô ý đụng phải một viên quan Tàu đang cỡi ngựa. Viên quan này vênh mặt hỏi bằng một câu đối:
_ Xúc ngã kị mã, Đông di chi nhân dã, Tây di chi nhân dã? (Đụng vào ta cỡi ngựa, ấy là rợ phương Đông hay là rợ phương Tây?)
Viên quan Tàu dùng chữ trong sách Mạnh Tử, có ý khinh rẻ, cho người nước ta là mọi rợ.
Mạc Đĩnh Chi thấy viên quan Tàu giở giọng kẻ cả, bực lắm bèn đọc luôn:
_ Át dư thừa lư, Nam phương chi cường dư, Bắc phương chi cường dư? (Húc vào ta cỡi lừa, hỏi rằng phương Nam mạnh, hay rằng phương Bắc mạnh?)
Trong vế đối, Trạng nước ta cũng dùng chữ trong sách Trung Dung và ngụ ý để viên quan Tàu kiêu ngạo thấy: “Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào!”
Lần khác, người Nguyên thấy đoàn sứ bộ ta chuyện trò với nhau, tiếng cứ ríu ra ríu rít như chim. Họ bèn ra câu đối để đùa:
_ Quyết thiệt chi đầu đàm Lỗ Luận: tri chi vi tri chi, bất vi tri bất tri, thị tri (Chim chích choè đầu cành bàn sách Luận ngữ: biết thì bảo là biết, không biết thì bảo là không biết, thế mới là biết).
Đây là một vế đối khó. Người Nguyên đã chọn những từ vi, tri, chi... giống tiếng chim kêu để giễu người Việt khi phát âm.
Mạc Đĩnh Chi đã đối:
_ Oa lâm trì thượng độc Châu thư: lạc dữ độc lạc nhạc, lạc dữ chúng lạc nhạc, thục lạc?(Con chẫu chuộc ngồi dưới ao đọc sách nhà Chu: nghe nhạc vui cùng ít người, nghe nhạc vui cùng nhiều người, đằng nào vui hơn?).
Vế đối của Trạng nước ta cũng dùng từ lạc, lạc, nhạc... giống tiếng chẫu chuộc, để chọi lại, chế người Nguyên nói ồm ộp như chẫu chuộc!
Một hôm Mạc Đĩnh Chi ngồi uống nước với người Nguyên ở cạnh chùa. Họ bèn ra câu đối để thử tài sứ An Nam. Câu đối bằng chữ Hán, dịch ra như sau:
_ Kỷ là gỗ. Chén không phải là gỗ. Tại sao lấy kỷ làm chén?
Trạng nhìn ngôi chùa, tức cảnh đối ngay:
_ Tăng là người. Phật không phải là người. Tại sao lấy tăng thờ Phật?
Vế đối quả là chan chát và lập luận thật là chặt chẽ, chính xác!
Lại có lần Mạc Đĩnh Chi cùng với phái bộ triều Nguyên đi chơi. Tới gần một cái cầu, chẳng may Trạng Việt Nam bị sa hố, phái bộ đều chạy lại để đỡ ông dậy. Để đùa vui, họ ra cho ông một vế câu đối:
_ Can mộc, hoành cừ, lục giả tương như tự đạo
(Nghĩa là: Gỗ thẳng, cầu ngang, đường đi ngỡ là đất phẳng)
Cái khó của câu này là ở chỗ dùng toàn tên người ghép lại. Theo đó, can mộc là Đoàn Can Mộc - một nhân vật đời Chiến Quốc, Hoành Cừ: tên hiệu của Trương Tải - một triết gia đời Bắc Tống, Lục Giả: người nước Sở, giỏi biện luận, theo giúp Hán Cao Tổ, tương như: Lạn Tương Như, một nhân vật nổi tiếng đời Chiến Quốc, tự đạo: Giả Tự Đạo, người đời nhà Tống, một quyền thần chuyên chế.
Mạc Đĩnh Chi nhìn quanh nom thấy ở bên kia sông có cái đình dưới chân núi, nhân thế chỉ tay thẳng đình mà đối:
_ Đại đình, anh thạch, vọng chi nghiễm nhược Thai sơn
(Nghĩa là: Đình to, đá vững, nhác nom như thể Thiên Thai)
Câu này cũng dùng toàn tên người ghép lại như ở câu trên mà lại có ý khoáng đạt hơn nhiều, theo đó Đại Đình là một biệt hiệu của Thần Nông, an thạch tức Vương An Thạch thừa tướng đời Bắc Tống, Vọng Chí là người đời Hán, làm phụ chính cho Hán Nguyên đế (hai từ "nghiễm nhược" và "Thai sơn", các nhà nghiên cứu cho biết chưa tra cứu ra là ai).
Thế là một lần nữa, người Nguyên lại phải khâm phục tài văn học của sứ thần An Nam.
Một buổi chiều hè, trời nắng như đổ lửa, Mạc Đĩnh Chi và mọi người lúc ấy đi ngang qua một quán nước ven đường. Ông cho mọi người nghỉ lại. Chủ quán là một bà cụ già tóc bạc phơ, đon đả chào khách. Cạnh đấy không xa có giếng nước trong, trên thành giếng có viết 5 chữ : "Ngân bình, kiện thượng tị ". Thấy lạ, ông hỏi duyên do. Bà cụ chậm rãi kể lại rằng khi xưa có một cô gái bán hàng nước học hành giỏi, chữ nghĩa thông làu. Gần đấy, có một anh học trò muốn ngấp nghé, cứ ngày ngày đi học về, lại vào uống nước tìm lời trêu ghẹo. Một hôm cô hàng nước nói thực với anh:
_ Thiếp là con nhà lương dân, có theo đòi bút nghiên, mà chàng cũng con nhà thi lễ, nếu như phải duyên trời, thực cũng xứng đôi vừa lứa. Nhưng mà thiếp chưa được biết tài học của chàng ra sao, vậy thiếp xin ra một câu đối, nếu chàng đối được, thiếp tình nguyện theo nâng khăn sửa túi, bằng không, thì xin chàng chớ qua đây làm gì nữa. Anh học trò bằng lòng. Cô hàng nhân trông thấy cái ấm tích bằng bạc, mới ra câu đối rằng:
_ Ngân bình, kiện thượng tị
(Bình bạc, mũi trên vai. Ý nói cái vòi trên cổ ấm ).
Anh học trò nghĩ mãi mà không đối được, xấu hổ quá, đành đâm đầu xuống giếng đó chết. Ít lâu sau, người ta cho viết vế câu đối ấy lên thành giếng để thách thức cả thiên hạ, nhưng xưa nay chưa ai đối được.
Nghe đến đây, Mạc Đĩnh Chi cười nói:
_ Câu ấy dễ thế sao không đối được mà phải đành ngậm oan nơi đáy giếng! Thôi để ta đối giùm hầu giải oan cho hồn kẻ thư sinh.
Ông bèn đọc :
_ Kim tỏa, phúc trung tu"
(Khóa vàng, râu trong bụng. Ý nói cái tua khóa ở trong ruột khóa).
Sau đó, ông bèn sai người viết câu ấy lên thành giếng, bên cạnh câu đối của cô hàng nước năm xưa. Mọi người đều chịu ông đối giỏi.
Tin Mạc Đỉnh Chi, sứ giả An Nam rất hay chữ và đối đáp nhanh nhẹn, đã truyền đến triều đình nhà Nguyên. Cả triều đình xôn xao bàn tán, người thì bảo phải chơi cho y một vố thật đau, kẻ thì bảo phải làm cho y bẽ mặt trước công chúng. Cuối cùng, viên Thừa tướng bày mưu:
_ Tâu bệ hạ, thần nghĩ ra một kế, mấy hôm nữa khi hắn ta đến, cả triều đình mũ áo cân đai chỉnh tề ra đón, sai hết cả cung phi, thị tì ra để mua một trận cười.
Vua Nguyên sốt ruột hỏi :
_ Kế đó ra sao, hãy nói trẫm nghe đi đã.
_ Tâu bệ hạ, trước cổng thành, ta cho đào một cái hố tròn, sâu, trên bịt da thật căng để làm thành một cái trống đất đặc biệt. Chờ khi hắn đến, sai người gõ thật to, tiếng trống sẽ như tiếng động đất, như vậy, hắn ta và tùy tòng phải khiếp đảm, nhớn nhác, ngựa nghẽo kinh sợ chạy tán loạn.
Vua Nguyên và quần thần hí hửng khen kế đó rất hay. Và trống đất được làm rất khẩn trương.
Đoàn sứ giả đi đã lâu ngày, dầm mưa, dãi gió, gội sương đã nhiều. Ai nấy đều mệt mỏi rã rời, nước da rám nắng đen sạm. Con ngựa của Mạc Đĩnh Chi cũng kiệt sức lắm rồi, nó bước đi khấp khểnh, quất roi vào mông đen đét nó vẫn cứ ỳ ra. Khi trông thấy thành trì nhà Nguyên sừng sững trước mắt, mọi người vui sướng reo lên, trong người nhẹ hẳn như trút được gánh nặng, nỗi mệt nhọc dần dần tan biến đi. Họ hân hoan bước tới cổng thành, lúc ấy vào buổi chiều tà. Cửa thành cờ xí rợp trời, người đông nghẹt đứng giạt hai bên. Vua Nguyên mặc áo bào đỏ, ngồi chễm chệ trên đỉnh gác cổng thành.
Mạc Đĩnh Chi và đoàn sứ bộ vừa đi tới, thì bỗng nghe tiếng trống đất dội vang dưới chân. Ai nấy đều ngơ ngác. Con ngựa của Mạc Đĩnh Chi không biết chạy chỗ nào, sợ quá ngã quỵ xuống đất. Cả triều đình nhà Nguyên reo hò ầm ĩ. Vua Nguyên khoái chí cười tít cả mắt lại, và đắc chí lắm. Lúc ấy Mạc Đĩnh Chi cũng bối rối, nhưng trấn tĩnh lại được ngay không thèm đếm xỉa đến vua Nguyên đang ngồi trên cổng thành, cau mặt lại nói:
_ Có gì mà các ngài cười? Tôi biết mùa này làm gì có sấm đất. Có tiếng động lạ, tôi cho ngựa quỳ xuống lắng tai nghe xem có phải sấm đất chăng?
Từ trên lầu cao vua Nguyên phải gật đầu khen :
- An Nam Trạng Nguyên quả là nhanh trí.
Nhân có người ngoại quốc dâng một đôi quạt quý, vua Tàu sai Đĩnh Chi và sứ thần Cao Ly, mỗi người đề một bài tán vào quạt.
Sứ Cao Ly làm xong trước.
Lời tâu rằng:
_ Uẩn lòng trùng trùng, Y Doãn Chu Công,
Vũ tuyết thê thê, Bá Di Thúc Tề.
Nghĩa là: Đang lúc nắng nực, thì như ông Y Doãn, ông Chu Công (ý là đắc dụng với thời). Đến khi mưa tuyết lạnh lùng thì như ông Bá Di, ông Thúc Tề (ý nói là xếp xó một chỗ).
Bấy giờ Mạc Đĩnh Chi chưa nghĩ ra ý tứ làm sao, nhác trông sang bên kia, thấy lời lẽ như thế mới suy ra mà đề một bài như sau này:
_ Lưu kim thước thạch thiên địa vi lô nhĩ ư tư thời hề Y Chu cự nho! Bắc phong kì lương, vũ tuyết tái đồ, nhĩ ư tư thời hề Di Tề ngã phu. Y! Dụng chi tắc hành xả chi tắc tàng, duy ngã dữ nhĩ, hữu như thị phù?
Nghĩa là: Nắng chảy vàng tan đá, trời đất như lò, người về lúc ấy ví như Y, Chu, hai ông quan to. Gió bấc lạnh lẽo, mưa tuyết lấp đường, người về lúc ấy ví như Di Tề, hai người chết đói. Than ôi ! Khi được dùng đến thì ra làm, khi không dùng đến thì cất đi, chỉ ta cùng ngươi là thế ru?
Đề xong dâng lên, vua Tàu cầm bút khuyên chữ "y", phê rằng "Lưỡng quốc trạng nguyên" nghĩa là trạng nguyên hai nước.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét