Đại Đạo tạo con đò cứu khổ, Hướng đạo cần tự độ, độ tha. Năm chi bảy phái hiệp hòa, Trương cờ Đại Đạo xây tòa vạn linh.

LỜI GIAO CẢM

LỜI GIAO CẢM
(Kích vào hình ảnh để xem tiếp lời giao cảm)
  Xin chân thành cảm ơn quý huynh, tỷ, đệ, muội và quý độc giả đã ghé thăm NGÔI NHÀ ĐẠI ĐẠO

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

ĐỘ THA

Tiếp-Pháp Trương Văn Tràng

Đến đây chúng ta đã hoàn thành pháp môn Minh Tâm Kiến tánh, tức tự độ, bây giờ còn phải Độ tha nữa thì mới tròn bổn phận kẻ tu hành.
Công phu "Minh tâm, Kiến tánh" giúp chúng ta mở rộng Đức Từ bi Hỉ xả, Bác ái, Công bình, bây giờ chúng ta đem cái sở đắc của mình để phụng sự Chúng sanh, tức thực hành "Độ tha" (Giác tha).
Lòng Bác ái dạy chúng ta thương người, mến vật cũng như thương mến thân thể chúng ta, lẽ Công bình bảo chúng ta đối xử với muôn loài vạn vật đồng đẳng với nhau, bởi vạn vật dữ ngã đồng thể. Vậy việc phụng sự cho Chúng sanh, chúng ta khích lệ trên nền tảng từ bi Hỉ xả, Bác ái, Công bình, chớ không phải vì ích kỷ, tư lợi. Chư Phật đời quá khứ có Đại nguyện "Độ tận Chúng sanh", chúng ta không được như thế thì ít ra cũng cố gắng, tận lực mình, phổ độ Chúng sanh được bao nhiêu thì nên bấy nhiêu.
Làm lành, lánh dữ thì rộng rãi mênh mông, không biết đâu mà định trước, chúng ta nên lập Tâm theo Phật ngôn rằng :

      " Chư ác mạc tác Chúng Thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo"
Nghĩa là những việc dữ chẳng nên làm, mọi điều lành vui lòng nhận làm. Tự mình trừng ý được thanh tịnh. Đó là lời dạy của Chư Phật.
Riêng về người Tín đồ Đại Đạo, Đức CHÍ TÔN đã mở sẵn một con đường "Phổ Độ" tức độ mình và độ người. Hai chữ Phổ Độ ấy đã nói lên trong danh hiệu "ĐAÏI ĐAÏO TAM KỲ PHỔ ĐỘ".
Sự PHỔ ĐỘ có hai lối : Công truyền và Tâm truyền.
CÔNG TRUYỀN : Về phương diện nầy chúng ta nên dùng tất cả thinh âm, sắc tướng để thức tỉnh lòng người khuynh hướng về Đạo đức. Đại loại như : Phô trương nghi tiết, phượng thờ tế tự, dùng văn chương ngôn ngữ giảng Đạo đức, thuyết nhân nghĩa để cảm hóa người nghe khuynh hướng về Chí thiện. Phật dạy rằng kẻ hành giả nên bố thí, hoặc thí tài, hoặc thí pháp, tùy thời Phổ Độ Chúng sanh.
TÂM TRUYỀN : Ở đây, không dùng thinh âm, sắc tướng mà kẻ truyền giáo phải thể hiện Đạo đức nơi mình rồi Đạo Đức sẽ phát biểu ra tư tưởng, lời nói và việc làm để cho người khác trông gương mà làm theo. Đó gọi là "Bất ngôn chi giáo". Người truyền giáo mà không được Tâm đắc Đạo đức thì chỉ nói được cái bóng dáng của Chơn lý mà thôi, chớ không bàn được cái thực thể Chơn lý toàn diện.
Độ tha cũng gọi là phổ độ.
Như chúng ta thấy tại Toà Thánh, Hội Thánh cất lập TÒA THÁNH, ở địa phương, bổn Đạo chung hiệp tạo tác Thánh Thất để sùng bái Trời Phật. Về mặt khác, Hội Thánh lo Phổ biến Giáo lý, lại còn thuyên bổ Chức Săéc đi khắp các nơi, để giúp cho Đạo Hữu thông hiểu Giáo Lý và thể hiện Đạo đức. Việc làm tuy phô diễn hình thức, nhưng tựu trung đều nhắm vào hai chữ Phổ Độ.
Tại sao chúùng ta phải phục vụ Nhơn sanh?
Đã biết rằng cả Chúng sanh đồng học một THẦY là Đấng CHÍ LINH, cả Chúng sanh đều ở chung một Đại Gia đình là Vũ trụ và cả Chúng sanh đồng đi với nhau một đường về với Cội sanh mình là Đức CHÍ TÔN. Vì sự ăn chung, ở lộn với nhau như thế mà cả Chúng sanh phải nương nhờ lẫn nhau, thành ra một cuộc vay trả, trả vay vô cùng tận.
Đại lược như : Từ buổi cấu tạo hình hài trong thai bào, mỗi Chơn hồn đều đã có mang một mối nợ tiền khiên (nợ các kiếp trước.) Đến lúc chào đời, lại còn nặng nợ Xã hội Nhơn quần, như cung cấp cho thức ăn áo mặc, nhà ở vân vân… Đó là sanh nghiệp mà Nhơn loại nhờ vã lẫn nhau. Lại còn Kinh điển lưu truyền từ đời kia, sang kiếp nọ, chỉ rõ con đường giải khổ đặng trở về nẻo Cực Lạc, đó là chưa kể những nghiệp quả riêng của mỗi người. Bởi nợ vay trả, trả vay ấy, cho nên mỗi người trong chúng ta chẳng có quyền sống riêng cho mình, mà ngược lại, phải đem mảnh thân nầy phụng sự cho Chúng sanh, hoặc bằng cách nầy, hay phương khác. Rảnh nợ nhơn quả thì mới mong giải thoát kiếp Luân hồi.
Vậy phụng sự cho Chúng sanh là phận sự của mỗi người, chớ chẳng phải làm ơn, làm nghĩa cho ai. Ấy vậy nên công làm của chúng ta không cần đáp ơn; không cầu tiếng khen. Vui làm nghĩa vụ, còn kết quả thì hiến dâng lên Đức CHÍ TÔN, sung vào cái kho vô tận Tự nhiên là nơi muôn loài vạn vật bám lấy, để sanh tồn và Tấn hóa.
Theo tài liệu khảo cứu thì chúng ta hiểu rằng : Chẳng có việc gì ở Thế gian mà Đức CHÍ-TÔN không hay biết, như Kinh Thi có câu:

      " Hoàng hỉ Thượng-Đế Lâm hạ hữu hách Giám quan tứ phương ".
Nghĩa là Đức Thượng Đế rất rộng, rất lớn, soi sáng khắp cõi Hạ Giới, xem xét cả bốn phương.
Ấy vậy chúng ta đừng lầm tưởng việc làm lành của chúng ta Trời không biết. Thế thì công làm lành của chúnng ta có uổng đâu?
Còn một điều nữa, kẻ học cũng nên lưu tâm cẩn mật là " thử thách ". Theo lý đương nhiên, mỗi học sinh đều phải chịu khảo thi để minh chứng học lực. Thì Tu sĩ cũng vậy, nghĩa là kẻ học đạo cũng phải chịu Thử thách để minh chứng tài đức của mình.
Cổ nhơn còn lưu truyền sự thử thách ấy trong Kinh điển rằng : "Vô ma khảo bất thành Đại Đạo" Nghĩa là không ma khảo thì Đại Đạo không thành. Hoặc nói rằng: "Đạo cao nhứt xích, Ma cao nhứt trượng. Đạo cao nhứt trượng, Ma thượng đầu nhơn" Nghĩa là Đạo cao một thước thì Ma cao một trượng, đạo cao một trượng thì Ma lên khỏi đầu người.
Có người than rằng : Làm lành mà chăúng thấy phước, trái lại còn bị tai ương. Biết đâu, đó là những việc thử thách, chúng ta chớ nên ngã lòng thối chí. Bền lòng tu tập thì có ngày sẽ thấy quả lành.

TỔNG KẾT

Đức Thượng Đế tá danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát Chưởng Giáo nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Thánh danh ấy nói rằng học lý của Đại Đạo là qui nguyên Tam Giáùo, còn thực hành thì căn cứ theo Ngũ chi Hiệp Nhứt, nghĩa là khi mới nhập môn thì thể-hiện Nhơn đạo, rồi tiến lên Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo và Phật Đạo.
Nguyên giáo lý của Tam Giáo và Ngũ Chi Đại Đạo đã phổ truyền khắp Năm châu tự ngàn xưa. Dân tộc nào cũng nương đó làm nấc-thang tiến-hoá của mình. Nay thế giới thông đồng khách Năm châu tới lui, lui tới với nhau như người một nhà. Đức Chí Tôn Qui nguyên Phục nhứt Tam Giáo Ngũ Chi thành một nền Nhơn sanh triết lýhọc đại đồng, ai ai cũng có thể theo học được. Nhà khoa học nên chỉnh đốn lại lòng tín ngưỡng; nhà Đạo học nên gạt bỏ những điều mê tín dị đoan, rồi mỗi người cố gắng thực thi cái thuyết Nhơn sanh triết lý học nói đây thì có ngày cả loài người đồng có một tâm lý là điều kiện rất cần để thông cảm ở giữa người nầy với kẻ nọ trên đường giao tế. Thiên hạ thái bình là lời cầu nguyện hằng ngày của người Tín đồ Đại Đạo.
Đức CHÍ-TÔN là Đấng Thiêng Liêng, đại diện cho nền Tân Tôn Giáo nầy, Đức Ngài lập ra một Hội Thánh gồm có ba đài là:

      - Bát Quái Đài, - Hiệp Thiên Đài, - Cửu Trùng Đàøi.
Mỗi Đài có nhiệm vụ riêng như đã nói trong chương III, phần thứ nhứt. Còn toàn thể Hội Thánh thì có phận sự phổ độ chúng sanh.
Người theo học chia ra hai bậc là Hạ thừa và Thượng thừa, Hạ thừa học hành Nhơn đạo để hoàn thành bổn phận làm người. Thượng thừa học hành Thiên đạo để tự độ và độ tha. Phương pháp tu hành Hạ thừa khác với Thượng thừa về phần hình thức, nhưng tôn chỉ thì cả nhị thừa đều lấy Đạo Trời làm khuôn thước để sửa Đạo người, hoặc nói cách khác là hiện thể Chơn lý thành những bổn phận làm người tại thế gian.
Mục đích Đại Đạo là làm cho nhơn thế biết đâu là Thiên lý đâu là Nhơn dục và lần hồi bỏ Nhơn dục để sống với Thiên lý là Đạo tự nhiên đưa người đến chỗ thanh cao giải thoát.
Kẻ Tín đồ phải xa lánh nhứt là sự ham muốn phàm trần cầu thỏa mãn Nhục thân mà cũng không nên ham muốn thần thông biến hóa để lòe người phàm tục nữa. Ngược lại phải tạo cho mình một đời sống siêu việt, vượt ngoài sự ô trược của nhục thân, vượït ra ngoài sự ích kỷ hẹp hòi và nhứt thiết phải thật thà khiêm cung và phải có sự hoài bão xuất thế của Lão Trang và giải thoát như Phật Giáo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

  • Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi
  • 10 phút tìm hiểu ĐẠO CAO ĐÀI .
  • Tác giả: Đào Công Tâm (Bản PPS)
  • Dương Trọng Thu biên tập lại theo Google Slides