Đại Đạo tạo con đò cứu khổ, Hướng đạo cần tự độ, độ tha. Năm chi bảy phái hiệp hòa, Trương cờ Đại Đạo xây tòa vạn linh.

LỜI GIAO CẢM

LỜI GIAO CẢM
(Kích vào hình ảnh để xem tiếp lời giao cảm)
  Xin chân thành cảm ơn quý huynh, tỷ, đệ, muội và quý độc giả đã ghé thăm NGÔI NHÀ ĐẠI ĐẠO

Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2021

 

HUYỀN DIỆU CẢNH

LỜI TỰA

Bởi Đại Đạo sanh ra trước khi có Trời, Đất, nên ngôi Diêu Trì Kim Mẫu là cái gốc của đại đạo, là dòng dõi của Trời đất, là cha mẹ của các vì Tiên, Phật, là tổ của muôn Phật. Trời Đất bởi trong cái khí hạo nhiên mà sanh ra, do âm dương ngưng tựu mới có khí ôn nhiệt rồi khí ấy huân chưng mà sanh ra muôn loài.

Trước hết sanh ra Tứ Đại Bộ Châu là: thủy (nước), hỏa (lửa), mộc (cây) và kim (kim thạch), kêu là Tứ Lão ở bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Sau mới sanh ra tại chính giữa Huỳnh Lão là thổ (đất). Thổ khí xung lên trên Trời, chính giữa đại tinh mà hoá ra Đạo Khí kim quang ở trên hạ xuống bao trùm Huỳnh lão trung ương, mới có hơi hô hấp. Ấy là cái khí huyền huyền thánh mẫu. Công thành ngũ lão hiệp với ngũ hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ) mà biến ra muôn vật, và sanh dưỡng các loài. Bởi thuỷ, hoả, thổ, ba lão tại nơi đảnh núi chiếu giúp kim lão, mộc lão đặng an lư lập đảnh và hạ luyện thất thất chi nhựt (49 ngày) mới sanh ra anh nhi trạch nữ mộc công Kim mẫu mỗi vị đều bảo dưỡng Anh Trạch. Anh Trạch lại hôn phối với nhau mà sanh ra hai trai, hai gái. Bốn đứa ấy lớn lên mới phối hiệp cùng nhau, thì Anh Trạch lại thối vị, nương theo cha mẹ mà tu luyện.
Bởi đó cái gốc của nhơn loại mới hưng vượng, biến sanh ra thiên hạ cho đến đời Bàng Cổ. Bàng Cổ là vua đầu tiên trong loài người. Ông ấy mở đường, làm cầu cho tiện bề giao thông qua lại, sau mới sanh ra Tam Hoàng (Thiên hoàng, Địa hoàng, Nhơn hoàng). Ba ông này cũng đắc đạo tu chơn mà về cõi thánh.
Kế sau nữa là Phục Hy, Huỳnh Đế, Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Võ Vương (nhà Hạ), Thang Vương (nhà Thương) đều đặng chơn truyền. Tới đời nhà Châu thì ông Lý Đam (là Lý Lão Tử hay Lý Đạo Quân) xuất thế dạy Đại đạo. Ấy là một ông làm đầu trong Tam Giáo. Qua thời Trung Châu lại có đức Thích Ca ra đời tại Ấn độ (Thiên trước) mà lập ra đạo Thích. Đến rốt nhà Châu, lại có đức Khổng tử ra đời lập nên đạo Nho, và truyền cho đến ông Nha Uyên, ông Tăng tử, ông Tử tư, ông Mạnh tử.
Bốn vị thánh này đều được tâm truyền, cho nên khi ông Mạnh tử chết rồi,
thì đạo Nho bế lại, vì không còn ai ra gánh nổi mối đạo.
Qua đến đời nhà Hán, nhà Đường, Đại đạo lại hưng thạnh cho nên người tu hành thành Tiên vô số. Đến triều Lương thì Đại đạo lại suy vi.
Sau có ông Đạt Ma qua xứ Đông lâm mà truyền đạo Phật cho Nhị Tổ là Thần Quang (Huệ Khả),
Tam Tổ Phổ-Am (Tăng-Xáng), Tứ Tổ Tào Đồng (Ðạo Tính), Ngũ tổ (Huỳnh Mai - Hoàng Nhẫn), Lục tổ Huệ Năng. Truyền đến Lục tổ Huệ Năng thì đạo Thích bế lại nữa.
Đến triều nhà Tống, nhà Ngươn, Đại đạo được phục hưng lại. Sĩ dân đắc đạo thành chơn hơn mười mấy muôn người. Còn bực bạc trạch có hơn tám ngàn nhà. Tới đời nhà Minh thì Đại đạo lại suy vi nữa, cho nên ít thấy người đắc đạo thành chơn.
Ta nay thình lình đặng hồng phước gặp chơn nhơn chỉ điểm tánh mạng căn đề, mới rõ cách tu luyện chắc chắn. Đã hơn 10 năm ta đã xem trong đơn kinh thấy lời nói rõ ràng, chỉ mối Đại đạo chỗ thiệt giả, nên ta mới đặng minh tâm kiến tánh. Nay ta làm sách này tên Huyền Diệu Cảnh,
chia ra làm 3 thiên. Trong sách tuy lời nói siểng lộ, chớ cơ quan nhiệm mầu đều nói thiệt hết, nói nhiều chỗ tột lý, suy xét tột chỗ, chơn truyền chỉ ngay, thiên cơ bày rõ.
Từ xưa đến nay, trong Tam giáo thánh thơ, tuy là ngàn kinh muôn điển, mà huyền lý sâu sa, hoặc bày, hoặc giấu. Chẳng nói phải luyện phép chi trước, phép chi sau, không nói khúc giữa phải luyện phép chi. Lời nói lộn xộn. Trong sách tuy có chú giải mặc dầu, mà không phân biệt đầu đuôi. Luận về Châu thiên, không nói cách nào là Đại Châu thiên, cách nào là luyện Tiểu Châu thiên. Còn nói qua dược miêu, cũng không nói rõ ràng là tiểu hay đại dược, nội hay ngoại dược. Chẳng chỉ cách bá nhựt trúc cơ, thập ngoạt hoài thai, tam niên nhũ bộ, cửu niên diện bích. Lời nói không phân biệt rõ ràng, thì hậu thế làm sao thấu đáo đặng mà hiểu nghĩa lý. Vậy thì có thể nào mà hiệp mấy phép lại mà dùng. Bởi lý do đó nên đời sau, nhiều kẻ hiền sĩ bị lầm lạc, nên dụng tâm uổng công mà rốt lại cũng vô ích.
Không làm làm sao biết đuọc sanh tử là việc lớn trong Trời đất. Ta thấy vậy, không lẽ làm ngơ, dạ ta chẳng đành, e ngày sau kẻ hiền sĩ, thánh chơn bị đoạ lạc vào bàng môn tả đạo, nên ta làm sách này để lại cho đời sau coi theo đó mà tu luyện. Ta tỏ bày hết chơn thiệt, khẩu khuyết. Lời ta nói ra chắc, văn ta viết ra thiệt. Chơn khuyết đều lộ ra hết, không giấu lời nào. Điều chi thuở nay cổ thánh chưa nói lậu ra, ngày nay ta làm sách này đều nói ra hết. Vậy thì bộ sách này trong thiên hạ rất quí trọng. Người phàm mà nghe được, hiểu sách này thì tỉ như có cái linh quang, nương theo đó mà tiến lên thượng thiên, thánh vức. Cũng vì một ngòi viết mà ta quét 3600 đạo bàng môn, 96 giống ngoại đạo. Cũng bởi lời ta nói mà mấy ngàn đạo ấy bị rả rời, cả trăm phe giả dối bị bỏ hết.
Phải suy xét kỹ lưỡng lời ta nói, xem cho chắc chắn hình ta vẽ trong sách này. Trong ấy đều chỉ rõ phép tu luyện, cứ noi theo đó mà hạ thủ công phu.
Làm cho kẻ hậu thế khỏi mê muội, khỏi lầm lạc theo bọn bàng môn tả đạo, vì sách này coi mà làm bằng chứng đặng khỏi lạc vào cửa manh sư (thầy mù) huyền hoặc. Từ xưa đến nay, các vì Cổ-Thánh Tiên, Phật không nói lộ ra trong các sách sự bí pháp, tâm truyền của Đại đạo rất cao quí. Nay ta nói lậu ra hết. Nên kẻ hậu hiền gặp được sách này thì là tam sanh hữu hạnh.
Người nào có công, thành chí suy xét cho thấu đáo mấy lời nói huyền diệu trong sách này, rồi cầu chơn sư chỉ bày phép tu luyện, thì thành Tiên, Phật nào có khó chi.
Ta nguyện sao trong hàng thiện sĩ,
mỗi người đều có sách này, đặng hiệp cùng lời nói của ta, lấy lòng từ bi mà cứu vớt sanh linh khỏi lầm lạc.
Triều Đại Thanh, đời vua Đồng trị, năm thứ năm, tháng hạnh, ngày rằm, người ở huyện Ngô Hưng, núi Biền Sơn, tự là Lý Trần Tử tên là Lý Xương Nhơn, làm lời tựa trên.
Phụng dịch ngày 12 Mars 1927 (Đinh Mẹo, tháng hai, ngày mùng chín).    

THƯỢNG QUYỂN
NHẬP ĐẠO CHƠN TRUYỀN
I. SANH NHƠN - SANH TIÊN

Ông Lý Trần Tử nói rằng: " Trời đất hay sanh ra loài người, mà người cũng hay trở về Thiên Kinh".
Hễ vô trung thì sanh ra có tướng, còn hữu trung thì sanh ra không hình. Cái khí trong sạch nhẹ nhàng thì nổi lên trên, kêu là Trời, còn cái khí dơ dáy nặng nề thì lóng xuống dưới gọi là ĐẤT. Trời, đất lấy khí hạo nhiên tu luyện mà thành Tiên, Phât. Bởi vậy có trước người, sau mới có Tiên, Phật. Ấy là lẽ tự nhiên của Trời, Ðất.
Khí Tiên thiên là cái khí hạo nhiên ở nơi hư vô (không không). Nó hay sanh ra Trời, sanh ra đất, sanh ra mặt Trời, sanh raloài người và muôn vật. Muôn vật trong Trời đất cũng bởi tại khí tiên thiên mà sanh ra, và cũng nhờ khí ấy mà sanh sản rathêm, rồi nuôi nấng cho truởng thành.Trời thì có khí hạo nhiên nhỏ xuống nơi đất,
còn đất thì có huyền khí xung lên trời. Trời thì có khí dương, mà trong khí ấy dươnglại có ẩn một phần khí âm, lại cũng có lửa hư vô trầm xuống nơi đất. Đất thì có khí âm. Mà trong khí âm ấy có ẩn mộtphần khí dương, nó nghịch xung lên trời. Nên khí Trời xuống, khí đất lên, phối hiệp cùng nhau, làm cho khí âm dương ấm. Hễ đầmcó khí ấm nóng thì tự nhiên ngưng lại, rồi lâu lâu lại có sức đủ mà thành thai. Tự nhiên sanh ra loài người, cùng cácloài thai noãn, thấp hoá và sanh ra muôn vật có hình thể.
Trời là Đại thiên sanh ra loài người, mà người là Tiểu thiên cũng hay luyện thành Tiên, Thánh. Vậy cho nên dùng cái đầu màlàm Trời, cái bụng mà làm đất. Trong mình con người cũng có khí hạo nhiên, nên mới sanh ra cái thân người (cái mang), lạisanh ra Tiên Phật.
Như người cầu được chơn sư, chỉ điểm gốc rễ của tánh (là cái hồn), của mạng (xác phàm) thì cung Càn là khí Trời nhập vàotrong bụng. Khôn là đất, còn huyền chi của Khôn-địa xung lên nơi càng-thu, mà vào chính giữa Càn. Nên Trời xuống, đấtlên, âm dương ngưng kiết, mới có thấp nhiệt huân chưng mà hoá thành thánh thai. Rồi sau cái dương thần nó mới xuất hiện. Đó là sanh ra Tiên, Phật. Lâu lâu dương thần thuần thục bỏ xác bay lên mà nhập vô trong khí hạo nhiên huyền khí, thì đượcđồng thể với Trời Ðất, Phật Tiên, Thánh chơn. Lúc đó thì đời đời kiếp kiếp còn hoài. Tuỳ theo cái tâm mình muốn mà tụ tán, hoặc ngao du thế gian, thiệt là vui vẻ vô cùng, không chỗ nói hết được.Ta luận rằng phép ấy là huyền khí của khí hạo nhiên. Âm dương kết cấu nên kêu là ĐẠO.
Bởi đạo có động có tịnh, nên khí âm dương lên xuống chẳng ngớt, chói sáng rở rở. Khí ấy lại nhập vào trong mình con người, lộn xộn bao hàm khí hậu thiên xuất ra, nhập vô đặng mà dẫn thông với khí hư vô của Trời đất trong chỗ hư không, còn huyềnkhí hư không lại vào nơi trong chơn thân của con người, làm cho huyền khí trong mình con người xuất ra, mà tiếp với khí hạonhiên của hư vô nhập vào. Hạo nhiên và huyền khí ra vô, tiếp nhau chẳng khi nào thôi, giây phút chẳng lìa nhau.
Bởi vì Trời đất hay trộm lấy cái huyền khí trong mình con người, mà nếu nhơn thân bị mất hết huyền khí thì phải chết. Nhưmay gặp đặng minh sư chỉ vẽ phép cướp cái huyền khí của Trời đất lại được, mà đem vào trong mình, thì cái xác mình đượcđầy đủ sung túc huyền khí thì khỏi chết. Đó là phép tu luyện thành Tiên Phật,
chớ không có phép chi khác hơn nữa. Tại nơi mình có công ngưng thần tựu khí,
hay dưỡng cái khí hạo nhiên, hưng vượng thì sống, còn khí hạo nhiên suy vi thì chết.
Người cướp được cái khí hạo nhiên ấy của đấng tạo hoá và lấy sức thần công mà vận chuyển khí hạo nhiên cho hay và cướpđặng huyền khí của hư vô, mà luyện bát bửu kim đơn ắt dưỡng thành được thánh thai, thì dương thần được siêu xuất nơitrong khí hư không. Vậy thì được liễu đạo thành Tiên Phật nào có khó chi.
Vậy nên mới nói: A nậu đa la tam diệu tam bồ đề là rất quí, rất tốt.
Nếu tâm chẳng đặng chơn thật, thì chẳng khỏi: được dễ mà mất cũng dễ. Ắt phải bị duyên lành qua khỏi, thì muôn kiếp cũngkhó gặp cơ hội tốt như vầy trở lại được.

II. NHƠN ĐẠO THUYẾT

Muốn học đạo trường sanh của Tiên thiên, trước hết phải vụ tất làm đạo người cho trọn.
Sao kêu là nhơn đạo?
Nhơn đạo là: làm vua phải có lòng chí nhơn với kẻ dưới, làm tôi phải ở cho tận trung, làm con phải chí hiếu với cha mẹ, ở cùng bằng hũu phải có dạ thật tình, đùng gian dối.
Từ xưa đến nay, kẻ trung lương hiếu hạnh cũng chẳng thiếu chi. Phàm kẻ trung lương vì nước quên mình, cực nhọc ngàn điềuchẳng tránh, nhịn nhục cho hết lòng trung, khi chết rồi được siêu sanh nơi Thiên đường, thắng cảnh Cực lạc. Còn kẻ có tiết, có hiếu, khi thác rồi đặng vào cõi tiên. Trời trả lại cho mỗi người tuỳ theo việc làm lành dữ của mình làm tại thế gian này. Đấng tạo hoá thuởng phạt phân minh, chẳng sai chạy.
Đức Lử Tổ (là Lử thuần dương, tức Lử Đồng Tân) nói rằng: Đức tu thiên đạo, nhơn đạo hiệp tiên; nghĩa là muốn tu đạoTrời, thì phải làm xong đạo người, mới là hiệp phù với ý của tiên đạo. Nếu xét theo lời đức Lử tổ mà làm cho y lời, thì mìnhcũng đồng vai với Phật, Tiên, Thánh được. Vì không có vị nào bất trung, bất hiếu mà thành Phật, Tiên, Thánh được.

III. THIÊN ĐẠO LUẬN

Thiên đạo ấy là lẻ trời. Khí hạo nhiên của hư vô kêu là đạo. Hễ đạo còn thì sống, đạo tan thì chết. Ấy vậy đạo thiệt là haysanh mà cũng hay sát. Hễ người nào mà suy xét tánh lý cho cùng tột, thì người ấy cũng đã gần thiên đạo rồi. Sách Dung Trungcó nói rằng: Thiên mạng kêu là tánh, xuất tánh kêu là đạo.
Thầy Tăng tử nói: Tri chỉ nhị hậu hữu định, định nhi hậu năng tịnh, tịnh nhi hậu năng an, an nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năngđắc; nghĩa là biết đủ thế tình nhơn dục rồi thì phải thôi, hễ thôi thì cái tâm mới định được, hễ định được tâm rồi thì mới thanhtịnh được, hễ thanh tịnh được thì mới bình an được, mà khi trong lòng bình an rồi thì phải lo làm sao đặng cái đạo trườngsanh ấy.
Tri chỉ là biết thôi, là biết nhàm danh lợi, ân ái, mỗi món đều chẳng tuởng tới nữa, cho đến muôn việc trần thế đều coi nhưkhông không. Hễ biết thôi, rồi sau mới định cái phóng tâm của mình được. Định là định trong nơi khí huyết, như mèo rìnhchuột 
(một nháy mắt cũng không xao lãng), như gà ấp trứng (cứ bo bo chăm non hoài, 
chẳng cho nới ra), một mảy nhơn dụcchẳng phát vọng tới tâm,
một mảy trần thế không muốn đến, vậy mới gọi là định.
Định rồi sau mới tịnh. Tịnh ấy là trong lòng không lo việc thế,
ngoài dầu ngó cũng không thấy hình dạng chi, mờ mờ mịt mịt, 
đó là lúc tịnh đốc chi thời, nghĩa là lúc thiệt hết sức tịnh, mới có cảnh ấy.
Tịnh rồi sau mới an. An đây là thần, khí xung hoà, cái mình mình có huân-chưng là ấm ấm, mắt nhìn mà chẳng thấy, tai lóngmà chẳng nghe. Muôn phép trở về một, thì thần nhóm khí gom, trăm bịnh đều tiêu hết. Đó là an, mà an rồi sau mới lo. Lo là thần biết mà chẳng hôn mê, lúc đó như các ngoại thận nó cử động lần đầu tiên thì ắt có kim đơn sanh ra. Lúc đó thì cái thầncủa mình tự nhiên nó biết. Chính lúc này phải lo đem kim đơn vào chỗ huyệt khí (cần minh sư chỉ điểm cho). Nếu chẳng lomà đem cho nhằm chỗ, thì chơn khí tựu rồi lại tan mất, rất uổng cho cái công luyện thuốc mà không được chi cả. Hễ có mộtmảy tâm ý hoảng hốt, thì đơn dược lại chạy bậy ra ngoài. Phải dùng ý mà lấy thuốc đem vào lò. Thoảng như tâm chẳng lo đem màđơn dược cho nhằm chỗ huyệt khí, cho hiệp ngày giờ, thì thần trì, khí tán (thần chạy, khí tan) làm cho dược miêu khôngđặng qui căn. Cho nên nói rằng: Lo rồi sau sẽ đặng, là đặng kim đơn, đắc được qui lư. Được thuốc rồi phải gói gấm kỹ lưỡng mà ôn dưỡng thuốc ấy, đặng đợi tới giờ mà lấy thuốc, rồi vận hành châu thiên lên xuống, theo phép, theo chừng. Đợidược miêu chừng đúng sức, không non, không già, thì lấy thuốc. Nếu ngoại thân động mà chẳng dùng lấy thuốc thì rất lầmđó. Luyện lâu cho khí đủ thì hoá ra kim đơn.

IV. TAM HUÊ TỤ ÐẢNH, NGŨ KHÍ TRIỀU NGƯƠN LUẬN

Tam huê ấy là Tinh, Khí, Thần. Tinh, khí, thần ban đêm thì trú nơi thận. Còn ban ngày thì ở 3 nơi khác nhau. Ba chỗ ấy là: Tinh ở nơi lổ tai, Khí ở nơi miệng, Thần tại con mắt. Miệng nói tai nghe, con mắt thấy điều này điều kia, mà làm cho lần lần hao mòn tinh, khí, thần.Kẻ tu hành phải lấy chơn ý thâu tinh, khí, thần.
Ðem cho nó vào trong kim đảnh, đó là tam huê tụ đảnh.Đạo 
Ngũ khí triều ngươn là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tức là ngũ hành. Ðêm ngày mỗi món đều ở yên một chỗ, nghĩa là phần của hành nào thì hành này phải ở đó, chẳng được đi bậy qua chỗ khác. Ban ngày thì kim khí ở nơi con mắt, mộc khí ở nơi lổ tai, thủy khí ở tại lổ miệng, hỏa khí ở tại lổ mũi, thổ khí nơi ngoài da. Còn ban đêm thì kim khí ở tại phổi, mộc khí trú tại gan, thủy khí trú tại thận, hỏa khí trú tại tim, thổ khí trú tại bao tử. Mỗi ngày ngũ khí đều có hao kém bởi vì ngũ tạng là tâm, cang, tỳ, phế, thận nó hay chuyển động.
Như may mà gặp được minh sư truyền chỉ phép hồi quan phản chiếu, đặng làm cho ngũ hành triều tựu (chầu nhóm) nơi huyền-quan-khiếu. Ðó là ngũ khí triều ngươn.

V. HUYỀN DIỆU LUẬN

Người học đạo mà chẳng sự huyền diệu thì khó tu luyện cho thành Phật, Tiên đặng.
Nếu học thiên văn mà không biết huyền diệu trong việc Thiên văn thì không hiểu được tinh tú trên trời. Nghề địa lý mà không biết huyền diệu thì khó tìm được chánh huyệt. Kẻ tu hành mà không biết huyền diệu của sự tu luyện thì khó phân biện chánh đạo hay là tà đạo. Còn tìm thầy học đạo mà không hiểu huyền diệu thì khó gặp được minh sư. Tìm đạo mà chẳng rõ huyền diệu thì không biết đặng là minh sư. Cầu đạo mà không biết huyền diệu thì khẩu quyết (lời truyền dạy bằng miệng) thì chẳng đặng chơn chánh. Coi các đơn kinh mà không biết huyền diệu thì thiệt giả khó phân. Luyện kỷ mà không biết huyền diệu thì muôn việc trần duyên khó dứt. Trúc cơ (là đấp nền) mà không biết huyền diệu thì nhứt dương khó sanh. Ngoại dược chẳng biết huyền diệu tiểu dược không sanh. Thế dược (lấy thuốc) không được huyền diệu thì thuốc không đi về lò. Khẩu quyết mà chẳng truyền huyền diệu thì già non khó phân. Khi tu luyện thể thủ không được huyền diệu thì thuốc chẳng đi theo một lượt được. Vận dụng chẳng được huyền diệu thì ngòi thuốc khó xây. Ôn dưỡng chẳng được huyền diệu thì giờ khắc khó phân. Vỏ hóa chẳng được huyền diệu thì thần khí chia lìa. Tấn hóa chẳng được huyền diệu thì châu-thiên xây không ích chi. Thối phù chẳng được huyền diệu thì dược miêu chẳng về gốc được (bất qui căn). Mộc dục (nghỉ) chẳng được huyền diệu thì thần chẳng được xung hòa. Dụng công chẳng được huyền diệu thì kim đơn chẳng biết. Vận tiểu-châu-thiên chẳng được huyền diệu thì dược hỏa chẳng tắc được. Thế đại dược chẳng biết huyền diệu thì đại dược chẳng sanh. Luyện xây đại-châu-thiên chẳng được huyền diệu thì thuốc chẳng quá quang dược. Lúc quá quang (qua ải) chẳng biết huyền diệu thì diệu dược tựu rồi lại tan. Qui trung chẳng biết huyền diệu thì dược vật khó giữ. Dưỡng thai chẳng biết huyền diệu, thực khí khó dứt. Ðịnh thai chẳng được huyền diệu, thánh thai nan viên (khó tròn). Siêu thoát chẳng được huyền diệu, khó dời thần lên thượng-đơn-điền. Nhũ bộ chẳng được huyền diệu thì không có phần về cõi tiên thiên. Diện bích chẳng được huyền diệu khó thành Kim-Tiên là Phật.
Hỏi: -Làm sao được phép huyền diệu?
Ðáp: -Muốn biết tâm pháp huyền diệu phải có thầy truyền phép ấy, là trao lời khẩu quyết. Khẩu quyết là lời nói miệng truyền miệng với nhau đặng chỉ cho tột chỗ. Huyền diệu có nói tại Ðơn kinh chớ đâu. Vậy cho nên phải tìm kiếm minh sư chỉ bày tỏ rõ phép huyền diệu thì đại đạo thành được. Kim đơn kiết đặng, thánh thai cũng khá đặng, dương thần khá xuất, thì học Thiên tiên đại đạo sẽ thành Tiên, Phật được.
Tôi học đơn kinh hơn 20 năm mà còn chưa rõ thấu máy huyền diệu, nên không có hiệu nghiệm chi hết. Sau gặp người chí nhơn chỉ bày tôi mới rõ. Tôi lại suy xét thêm mấy năm nữa, mới rõ thấu huyền vi nhiệm mầu. Quả nhiên cũng đồng một lẽ với đơn kinh chẳng sai. Thì tôi mới hiểu phép tắc tu luyện.
Ðời thượng cổ, các thánh nhơn lấy lời nói mà truyền phép tu luyện cho nhau, chớ chẳng bày tỏ sự huyền diệu trong các đơn kinh xưa. Qua đời trung cổ, thánh nhơn có bày khẩu quyết nơi kinh sách mà chẳng dám nói ra. Còn đời hiện tại bây giờ, chẳng những các vì thánh nhơn để lời khẩu quyết trong kinh điển, mà lại còn vẽ hình đồ làm cho kẻ nào muốn tu cho thành linh đơn thì coi đơn kinh cho thiệt kỹ lưỡng,
rồi cầu minh sư truyền cửu khiếu chánh chơn (chánh pháp nhãn tàng).
Lo rửa lòng trong sạch, ra công mà tu luyện.
Trước hết phải trừ ba điều này cho tận tuyệt:
1. Dâm thân
2. Dâm tâm
3. Dâm niệm
Nếu trừ không được thì làm sao luyện tinh cho đặng tinh, luyện khí cho hòa khí, luyện thần cho xuất thần được. Ấy vậy thì kim đơn dầu cho có kiết đặng, thánh thai cũng chẳng tròn.Vậy một mảy hồng trần 
đừng mơ tưởng tới, phủi bỏ sạch hết rồi mới ra công tu luyện, mới có thể thành bực thánh nhơn

VI. THÁNH HIỀN TIÊN PHẬT LUẬN

Như người đã gặp đặng minh sư chỉ bày chơn quyết, mà việc hồng trần khó dứt, lại thêm ân ái còn ràng buộc, tuy cái việc thiệt giả lành dữ đều biết, việc phàm tình đã suy xét tận ngũ luân đều trọn, chẳng tiếc của tiền cứu vớt kẻ nghèo khổ, hành công lập đức, các việc dầu nhỏ, dầu lớn chẳng bỏ qua, chẳng dời đổi. Người như vậy mà chẳng biết được huyền diệu linh đơn là người hiền.
Người hiền may gặp được minh sư chỉ khẩu quyết tu hành, lại công phu cần mẫn, luyện tập cho được dược miêu, thấy hiệu nghiệm ứng ra thường thường. Tuy phàm thánh đều trọn, ngặt chưa đủ sức cần tu khổ luyện, nên chưa khỏi bị kim đơn chưa kiết, là bực người Thánh.
Nếu gặp minh sư chỉ vẽ về huyền diệu, phế nhà cửa sự sản, lìa vợ con, một thân vô sự, hoặc ở riêng một nơi, hoặc ở ẩn non cao, muôn việc đều dứt, bền lòng khổ chí đêm ngày cần mẫn, bởi có công nên thành dược miêu thuốc đã đặng lại tu đắc đạo trường sanh bất tử là được bực Tiên.

VII. HIẾU SỰ THIÊN

Kẻ học đạo tu hành phải vụ tất sự cung kỉnh ông thầy dạy mình, cũng như kính trọng ông Thần vậy. Phải ân cần phục thị ngày đêm, thầy trò không lìa nhau, giằng lòng nhẫn nhục, chịu lời dạy dỗ, mọi việc phải tuân y lời thầy. Tuy lời thầy nói ra nghịch ý trò, mà trò cũng phải vui lòng thuận tùng theo. Bền lòng chặc dạ chẳng chút than van, không nài lao khổ, tự nhiên minh sư đem dạ thương yêu, mới chỉ truyền tận tột chơn cơ. Bằng chẳng vậy, thì uổng công gặp thầy sáng, mà không được lời chỉ vẻ rõ ràng, thì rất vô duyên với đạo pháp.
Ðời này không tu cho thành đạo, muôn kiếp bị trầm luân, chẳng đặng siêu xuất. Dầu đạo tâm có cao cho mấy đi nữa, mà chẳng dằng lòng lòn cuối học cho đặng đạo mầu, theo ý muốn của mình ở ngoài đời, thì cũng không thành được.
Tôi khuyên kẻ hiền lương phải mến thầy gần bạn. Muốn đặng đạo cao chánh, phải kính trọng thầy dạy mình. Phải siêng lo việc đạo và làm các điều lành, công đức đầy đủ, mới có kiết kim đơn, hườn thánh thai, xuất dương thần, lên đến chín từng trời, đó là lúc trả công lòng thảo thuận ở cùng thầy khi học đạo.

VIII. PHỎNG SỰ TU CHƠN LUẬN

Hễ tu luyện thì phải có lời truyền khẩu quyết của minh sư mới rõ đặng sự huyền diệu của dược vật, mới luyện thành kim đơn đặng, mới kiết thánh thai. Nếu gặp thầy Bàn-môn, những kẻ ấy không rõ đặng đạo lý, biết đâu mà dạy người khác đặng.
Phàm kẻ tu hành học đặng đạo, ắt kiếp trước phải có công quả với đời, kiếp này sanh ra lại thêm có đức hạnh, hay là nhờ ông bà làm lành thuở trước. Bởi có đức nên động lòng Trời, khiến gặp chơn sư chỉ điểm phép tu luyện. Phải lập chí lớn,, lòng bền chặc như sắc đá, muôn việc đều dẹp hết, nên lại thêm dự bị sẵn tài, lử song toàn (tiền bạc để dành ăn mà tu, và anh em bạn bè theo lo miếng ăn đồ mặc). Ðược như vậy rồi,
mới kiếm một chỗ cho thanh tịnh ở cho an thân, dưỡng nhàn mà tu luyện.
Còn như tâm chí yếu ớt, lòng tham chưa dứt, ham luyến phiền ba, trần tục khó lìa, không phước đức, không bồi đấp âm chất. Chắc khó gặp minh sư được. Chơn truyền, diệu khuyết khó nghe, chẳng đặng chơn tu, thiệt luyện.
Nếu có công, có chí, lòng thật chơn tu mà gặp Bàng môn dẫn dắt tu trì, thì kiếp sau chuyển kiếp lại mà hưởng hồng phước, chớ sánh cùng người đại căn, đại chí, xả thân hành đạo, xả phú cầu bần, quyết chí hành công lập đức, thì khác xa lắm.
Còn như kẻ gặp đặng đại đạo, rõ hết thiên cơ, tu tâm định chí, chẳng hay giao thiệp với ai, thân vững bền như núi Thái sơn, thì kiếm 2 người làm bậu bạn, đặng lo việc ăn uống, ra vào có giờ khắc, để cho người luyện đạo không tưởng, không lo,
tay chơn chẳng động, môi miệng chẳng hở, tai chẳng nghe quấy.
Vậy mới gọi là phép Bảo tinh, Dưỡng khí, Tồn thần.

IX. DUYÊN ÐỐI LUẬN

Ở đời việc nhơn duyên chẳng nên đối, nghĩa là không nên cho việc phàm trần dính dấp với mình: như vợ con, danh tiếng, tiền bạc.
Mình đây là một, duyên là hai, đối là ba. Nếu bỏ được duyên mà thân còn cũng chưa liểu đạo. Cho nên phá bỏ hết duyên, đối là chướng đạo (bờ đê). Lại kêu là vô-danh-hóa nó theo nhơn duyên mà lừng lên, muôn việc phải tưởng như không không, thì cái vô tâm, vô-danh-hóa mới trừ được. Như vậy cái chỗ vọng niệm của mình thiệt mới sanh diệt đặng. Chỗ vọng niệm tức sứ ấy là Chơn-ngươn, gốc của huyền-môn là bỏ sự niệm tưởng.
Ðạo Thích lấy vô niệm làm gốc. Vô niệm là bỏ hết sự tà niệm. Tưởng có, tưởng không, lo lành, lo dữ, vui buồn sanh diệt đều là tà niệm. Bỏ được hết là chánh niệm.
Ðời thượng cổ, các vì Tiên, Phật, Thánh chơn cũng nhờ minh tâm tức niệm mà đặng huyền diệu. Thánh 
xưa có nói: "Huyền diệu chơn khuyết vô đa ngữ, thức phá nguyên lai tiếu sát nhơn". Sự huyền diệu, chơn khuyết chẳng cần chi nói nhiều tiếng, miễn biết được cái gốc thì diệt được tà niệm trong lòng.
Tam bửu là Tinh, Khí, Thần đều theo con mắt, lổ tai, lổ nhỉ, lưỡi, thân, ý mà tiêu tán ra hồng trần.
Chẳng biết giữ chặc chịa, cho nên chưa đến tuổi già mà đã hao mòn tam bửu, không đặng trường sanh.
Nếu được minh sư chỉ phép đem tinh, khí, ngươn thần thâu về trong, đặng an lư lập đảnh, hạ luyện thì tịnh được đầy đủ, ắt có khí sanh. Hễ khí đủ thì sanh thần, thần đủ thì nên Tiên, thành Phật. Chừng ấy có hào quang chói xa ngàn dặm, cùng chư Tiên, chư Phật đồng vai, mà tiêu diêu nơi thiên ngoại. Cho nên nói: "Tu tiên thì có một việc dứt lòng phàm, chớ chẳng có điều chi lạ."
Trước hết phải dùng phép khao trước oán qui, cố kiềm chiêu phụng. Sau mới dùng phép qui xà bàng truyền, long hổ tranh đấu, anh trạch đồng phong, huỳnh bà bạn lử, rồi đem long châu tịnh dưỡng, đừng trễ nải giờ khắc, vận hành cho hết diên mà thêm hống. Khi kim đơn thành rồi thì phải tắt lửa. Ôn dưỡng thánh thai, chờ cho diên khô, hống tuyệt, thai viên thần xuất, lúc đó phải điều thần cho ra khỏi xác, ắt đặng biến hóa vô cùng. 

XII. HỎA-HẦU CHÂU-THIÊN THUYẾT

Trong sách Tham-Ðồng-Khế nói hỏa hầu đã biến ra là 600 thiên. Một trăm ngày trúc cơ, thế phủ (lấy thuốc) và vận châu thiên phải dùng hỏa hầu.
Một châu thiên là 12 giờ: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Từ giờ tý tới giờ tỵ là sáu giờ dương, mỗi giờ chia ra làm 36 hào, cộng lại là 36x6 = 216 hào. Từ giờ ngọ tới giờ hợi là sáu giờ thuộc âm, nên mỗi giờ có 24 hào, cộng lại là 24x6 = 144 hào. Vậy thì một châu thiên, kể về dương và âm thì được 12 giờ, phân ra làm 216/144 = 360 hào. Trừ ra giờ mẹo, giờ dậu mộc dục (nghỉ) thì một châu thiên còn lại 300 hào.
Giờ mẹo = 36 hào
Giờ dậu = 24 hào
Tổng cộng = 60 hào
dư lại là 300 hào. Ðó là Tiểu châu thiên.
Khi ngoại đơn thành rồi, thế đại dược, quá quang phục thực trung-đơn-điền, phải dùng một châu thiên, cũng 300 quái hào.Vậy thì muốn thành linh thai phải vận 2 châu thiên cộng 300x2 = 600 quái hào.
Gọi là Lục-bá hỏa-hầu, là chỉ nghĩa kiết thành linh thai. Luyện cho thai-hoàn thần xuất, nhũ bộ diện bích không dùng châu thiên hỏa hầu, không giờ không khắc, không quái không hào chi hết .Lại nói: tả truyền (bên tả xây),
hữu truyền (bên hữu động), tam thập lục hầu, ấy là tán dương hỏa, phải dùng 36 hỏa hầu.
Nói hữu truyền, tả chuyển nhị thập tứ hầu là nói thối âm phải dùng 24 hỏa hầu.
Nói rằng: trong 36 hầu có một hầu làm đầu. Những lời nói ấy là nói thánh hầu, chớ chẳng phải phàm hầu. Ấy là dạy khí bên dương hỏa, hồi mới khởi sự dầu hết thì kể là giờ tý. Vậy trong 36 hào đó là lời ví dụ nói về thần công tấn dương hỏa. Lời nói: tứ điệp tấn thăng bốn giờ là: sửu, dần, thìn, tỵ là tứ điệp. Thối gián cũng 4 giờ là: tý, ngọ, mẹo, dậu. Bốn giờ ấy đều có phép dùng hay hết thảy.       

XIII. NỘI NGOẠI PHÁP - TÀI, LỮ, ÐỊA LUẬN

Những người đại chí quyết tu hành phải có tài, lữ, pháp, địa cho đủ.
Bốn điều đó thiếu một cũng không đặng.
Luận theo bề trong: Pháp là chơn quyết, diệu pháp. Tài là kim-ô, ngọc thố, huỳnh kim, bạch ngân. Lữ là huỳnh-bà chơn ý. Ðịa là đơn điền chỗ hay chỗ quí.
Luận theo bề ngoài: Pháp là chỗ tịnh-vật của sự tu hành. Tài là vàng bạc, tiền của. Người xưa nói rằng: Muốn kiếm báu của Trời, thì phải mượn của thế gian. Lữ là bậu bạn hộ trì, theo giúp cơm nước cho mình trong lúc tu luyện. Ðịa là chỗ mình tu hành phải sạch sẽ, khoảng khác và thanh tịnh. Chẳng nói năng cùng ai, đừng cho ai xáo động tới, nết na kín đạo. Chẳng luận chợ hay búa, núi rừng, miễn cái lòng dè dặt cho thanh tịnh, đặng luyện đạo cho thành kim đơn, thì quí hơn hết.
Ngã dục qui ư thế, lực miêng sự đại nan vi. Muốn trở lại trần thế vì sự tu luyện rất khó, việc lớn, sức yếu khó làm. Tôi đã đặng diệu quyết 30 năm, than vì không tiền bạc, nên liểu đạo chưa đặng. Trương Tam Phong nói rằng: "Muốn tìm người lo việc cơm nước mà chưa gặp kẻ cao hiền, ta phải ôm thiên cơ, giữ vậy 10 năm". Lại nói thêm rằng: Không tiền khó tu luyện, chẳng dám hở môi với ai, phiền phận mình sao không tiền, ngày đêm cứ than thở cùng trời xanh.
Kinh Vô-Căn-Thọ nói rằng: "Nếu kiếm được bậu bạn tử tế, phải có của cải mới tu luyện được. Tử Dương nói: Ðắc quyết mà không tiền việc không trọn vẹn được. Pháp, tài hai lẽ có đủ mới thành Tiên, nên Phật đặng.
Sách Kim-quí-tàn nói: Không có số vàng mười, chẳng luyện đạo được. Muốn thành Tiên phải để tâm hóa khí, nhẫn nhục từ bi, chẳng khá nóng lòng, tính gấp, rồi kiếm lương bằng giúp cho mà tu luyện. Có tài, lữ đủ hết, mới nên ra công mà lo đại sự (luyện đạo). Còn như có bạn lữ thì phải ra công lập tức, chẳng khá chậm trễ. Nên nói rằng: Tài lữ đã đặng, nhập thất ra công khổ chí kiên tâm mạnh mẽ tinh tấn chẳng khá biếng nhác. Ðược vậy nào có lo chi không được bực Thiên Tiên.

XIV. LUYỆN ÐƠN CHI SỞ THUYẾT

Người mà mới nghe qua pháp luyện đạo, chẳng nên lật đật đi ẩn nơi rừng rậm non cao.
Hằng ngày phải xài phí tiền bạc, nếu không cày cấy thì lấy chi mà độ nhựt. Còn đem theo nhiều tiền của để trong thất, thì kẻ bàng nhơn thấy lạ con mắt, mà quan làng cũng đem dạ nghi ngờ. Rủi gặp trộm cướp đã mất tiền lại hại đến thân. Phải đợi khi luyện tam niên nhũ bộ, cửu niên diện bích, sẽ tìm danh sơn, nhàn động tịnh dưỡng ngươn thần. Chưa đến bực ấy thì nên ở lộn lạo với kẻ thế gian, nhưng phải ở riêng trong tịnh thất một mình. Nếu 2 người ở chung 1 phòng, chẳng đặng tịnh thì kim đơn không kiết.
Xưa kia đức Lục-Tổ Huệ-Năng ở đậu với người làm nghề ăn ong. Ở xa người nhà để lánh việc dữ mà cầu đắc quả Phật. Ông Ðạo-Quang Thoàn-Sư ở nơi mé biển tu đặng thành đạo vậy. Ông Thái-Hư Chơn-nhơn qua ở nơi Vỏ-Di bảy tháng cũng được thành công. Ông Trường Sanh chơn nhơn ở Lạc Dương thành 3 năm thì thành đạo.
Ông Bàn cư sĩ ở nơi trong nhà mà luyện đạo.
Lời xưa nói: Ở chỗ thành thị náo động, mà giữ cái tâm được thanh tịnh, lại không bị tiếng tăm. Nhưng phải có bậu bạn giúp đỡ, hoặc giả đò có bịnh hoạn, hoặc mượn cớ niệm Phật, hoặc đóng cửa xem kinh. Như vậy thì chắc thành đạo chẳng sai.      

XV. THANH TỊNH NÁO NHIỆT LUẬN

Hễ người thanh tịnh thì muôn việc trần đều dứt bỏ,
đập phá cho được lưới trần, nhảy cho khỏi cái vòng trần tục.
Cái tâm con người cũng như nước, hễ bị gió thì nó hay chuyển động. Hễ gió dậy thì làm cho người hay điên đảo. Tâm tỷ như mặt nhựt, mặt nguyệt. Còn cái sự nóng nảy của con người cũng như là mây. Hễ mây che thì mặt trời, mặt trăng lờ mờ, không sáng được.
Ðó là giải nghĩa chữ náo. Ấy là nói cái tâm của con người hay xao xuyến,
mờ mịt, nên ít ai minh tâm, kiến tánh được là liểu đạo.
Còn nhiệt là như vầy: Việc đời danh lợi, ân ái, hoặc tùng cái tâm mình mà khởi. Còn việc thương giận vui mừng hoặc tại cái ý mình mà sanh ra. Vậy nên tâm phiền ý náo gọi là Nhiệt.
Con người mà được cái tâm thường thường thanh tịnh thì thấy sống lâu được. Ấy vậy, buổi luyện kỷ phải cho thanh tịnh thì muôn việc trần duyên mới dứt được. Hồi luyện trúc cơ mà được thanh tịnh, thì tinh hoa mới tụ. Khi điều ngoại được mà đặng thanh tịnh, thì tinh mới hóa ra khí. Lúc luyện tiểu dược, mà đặng thanh tịnh thì huyền khí mới đầy đủ. Khi luyện đại dược mà đặng thanh tịnh, thì thần khí mới yên định.
Còn khi luyện nhũ bộ mà đặng thanh tịnh thì dương thần mới xuất hiện,
và khi ngồi diện bích mà được thanh tịnh thì thần thông vô cùng.

XVI. TAM DIÊU LUẬN

Nếu không trừ đặng 3 sự diêu, thì luyện kim đơn khó thành. Tam diêu là: hình diêu, tâm diêu, tinh diêu. Nghĩa là xao xuyến, lung lay, động địa:
1. Hễ ý động thì hình diêu, hại cho khí
2. Con mắt động thì tâm diêu, hại cho thần
3. Tưởng quấy thì tinh diêu, tổn tinh (chạy bậy xuống dưới mà chảy ra ngoài)
Ông Quảng Thành Tử nói: Ðừng cho mệt nhọc hình thể ngươi, đừng cho tinh diêu thì hình tướng tự nhiên chánh đặng. Bà Tây Vương Mẫu nói: Nếu thinh sắc không trừ được thì cái tâm chẳng yên. Hễ tâm chẳng yên thì thần chẳng ngưng (gom). Thần chẳng ngưng thì đạo không thành. Lại nói thêm rằng: Con mắt chẳng xem điều quấy, cái tâm mới tịnh định. Cái tâm không phóng (là tưởng việc này, việc kia lăng xăng) thì cái thần mới định, cái ý mới tịnh. Lổ tai chẳng hay nghe, tịnh giữ được. Miệng không nói, khí giữ được. Con mắt chẳng ngó, thần giữ được. Hễ thần ngưng thì khí tựu, tinh cố, vậy thần mới trọn đủ.

XVII. TAM ÐẠO NGŨ TẶC LUẬN

Hễ con mắt ngó thấy sắc đẹp thì cái thần bị cướp. Lổ tai nghe lời dâm dục, hoặc ca hát thì tinh bị cướp. Lổ miệng hay ăn đồ ngon ngọt thơm tho thì khí bị cướp.
Vậy cho nên, người tu hành trước phải luyện kỷ (sửa mình) đặng làm cho tinh, khí, thần hưng vượng lại, làm cho thất tình, lục dục chẳng động. Thất tình là hỉ, nộ, ái, ố, lạc, ai, dục. Ngũ tặc là: tham, giận, dại, thương, muốn, kêu là nội ngũ tặc. Nhãn (con mắt), nhĩ (tai), tỷ (mũi), thiệt (lưỡi), ý (cái ý) ấy là Thiên-Chi ngũ tặc (năm mối giặc của trời cho). Sắc (sắc tốt), thinh (tiếng), hương (mùi thơm), vị (đồ ăn ngon), xúc (khiến cho mình làm) là Thế-Chi ngũ tặc (năm mối giặc của thường đời).
Ngũ tặc chẳng loạn, lục căn thanh tịnh, tinh không diêu động. Ðó gọi là giặc chẳng đánh phá nhà nghèo khó. Nếu thiên chi ngũ tặc không cẩn thận, thì nội chi ngũ tặc nó dấy loạn. Còn ngũ tặc của thường thế không trừ được, thì ngũ tặc của trời phải sanh. Cho nên con mắt thấy sắc tốt chắc phải ưa, thì hóa ra hại tinh. Tai nghe giọng lảnh lót, ắc sự muốn lừng lên, thì diêu tinh. Lổ mũi hửi mùi thơm thì tham động làm cho hao tinh. Miệng nếm đồ ngon thì sự ưa thích lừng lên, khiến cho hao thần. Ý gặp xúc (là nó làm cho mình làm) ắc ngây dại lừng lên, làm cho hao tinh. Ấy là năm đạo binh giặc ngày đêm hằng ẩn trong mình người ta, thì làm sao mà có chơn tinh cho đặng. Phàm kẻ nào muốn luyện đơn, thì phải tỷ cái thân mình như một nước, tỷ tinh khí mình như là dân. Hễ tinh không động thì dân bình an. Hễ thần khí đủ thì gọi là nước giàu. Luyện đơn là chiến dịch (đánh giặc) tỷ tiên thiên nhứt khí là thánh quân (vua sáng).
Còn trước khi luyện kỷ phải lo đuổi ngũ tặc, không cho nó làm hại trong mình,
đặng bảo tinh, dưỡng khí, tồn thần, rồi sau mới chiến thắng. Chiến thắng (đánh giặc ăn)
thì đặng khí Tiên-Thiên chơn nhứt, chừng đó mới có chỗ trống, luyện được kim đơn.

XVIII. PHỤ NỮ TU HÀNH LUẬN

Ðàn bà con gái tu hành, chẳng nên vào rừng lên núi, xa các xóm làng.
Phải ở gần thành thị, làm chỗ tịnh thất mà an thân.
Hoặc trú nơi chùa miễu, đóng cửa giả đò người tụng kinh, niệm Phật. Còn như có tiền bạc, đủ sức thì làm buồng kín, cất tịnh thất mà tu luyện. Hoặc dùng một, hai người hộ pháp lo việc ăn mặc, chẳng nên làm chán chường, phải cho kiểm mật mà tu luyện mới được. Phải ở một người một phòng riêng, chẳng nên hai người ở chung một buồng. Nếu hai người ở chung chắc phải chuyện vãn mà không tịnh,
thì huyết chẳng hóa khí, khí chẳng hóa thần đặng.Lại nói rằng: đàn bà con gái tu hành,
trước hết phải giữ nhũ phòng cho lắm. Nhũ phòng là chỗ sanh khí. Ðàn ông con trai luyện tinh hóa khí thì lấy trảm Bạch hổ (là hết tinh) làm ấn chứng, đàn bà con gái lấy chỗ trảm Xích long (hết đường kinh) làm ấn chứng.
Ðời nhà Tống, Ông Lử Ðồng Tân độ kỹ nữ Huỳnh Oanh tu luyện dạy phải lo chứa khí nơi vú (nhũ phòng). Dùng hống làm chủ (dương), lấy duyên làm khách (âm). Lại cũng độ kỹ nữ xứ Ngô Hưng tên Trần Nô, dạy luyện chỗ giáp tích song-quang và côn-lôn. Lúc luyện khí qua mấy khí ấy, phải nhớ lời thầy dạy, và về sau trong phép chiết khảm, điền ly, phân tý, ngọ, thái âm luyện hình mấy phép đó cũng luyện y một cách như đàn ông con trai vậy.     

XIX. NAM NỮ HỮU BIỆT LUẬN

Nữ sắc hay trộm tinh, cướp khí, hại thần. Người mà thấy sắc tốt (gái đẹp) tự nhiên huyền khí trong mình nó hóa ra ngươn tinh. Như lòng còn dâm niệm nữa, thì ngươn tinh hóa ra trược tinh, rồi nó đi theo đường dương quang mà chạy bậy ra ngoài. Cho nên đàn ông con trai chẳng nên gần đàn bà con gái. Còn đàn bà con gái cũng phải xa lánh đàn ông. Người xưa có nói rằng: Ngừa sắc tốt cũng như ngừa cọp dữ. Ngăn lòng dục cũng như ngăn giặc mạnh.
Vậy nên đàn ông, đàn bà chẳng đặng gần nhau. Xưa kia ông Liên Trì (đi tu luyện) về thăm nhà 3 lần, không cho vợ gặp mặt.
Nếu đàn bà, đàn ông không ở riêng ra, ắt là luyện kim đơn khó thành được.

TRUNG QUYỂN
TÂM PHÁP TRỰC CHỈ
XX. QUYẾT NGƯNG THUYẾT

Ông Lý Trần Tử nói: người tu hành, việc chi cũng đừng tưởng tới, đừng biết tới, phải coi như không vậy, thì chung cuộc mới thành công. Còn mỗi việc đều trứ hữu (ý tưởng có) rốt cuộc cũng hóa ra không.
Kẻ tu ngoại đạo, tuy là ngồi thoàn cho khô xác, mà ý còn tư tưởng, mờ mời mịt mịt đại định, tâm không cảnh giới, ấy là thỉ chung trứ vô (tưởng không). Dầu tu cách đó, cực khổ mãn một đời rồi chết cũng xuất âm thần mà thôi. Chớ chẳng đặng siêu xuất ra kiếp ngoài được. Còn phải bị đọa luân hồi. Hễ hưởng hết quả thì cũng đầu thai. Còn kẻ bàng môn tu trì sau trước trứ hữu, nên tu hành trọn đời, mà chẳng khỏi đường sanh tử luân hồi.
Nếu muốn tu cho liễu đạo, đặng ra khỏi vòng luân hồi, thì phải tìm chơn sư chỉ chơn khuyết, và máy huyền diệu, đặng mà luyện huyền cơ, chỉ phép hữu trung hóa vô, vô trung biến hữu, hình phép diệu dụng. Hữu vi nghĩa là: khi chưa tu, trong lòng muốn việc chi đều là hữu hình, khi gặp đặng minh sư truyền chỉ, bày cách luyện kỷ, thì trong cái tâm mình nó trở nên vô vi, muôn việc đều không biết đến nữa. Rồi lần lần sau sẽ luyện trúc cơ, một trăm ngày, vận tiểu châu thiên, an lư lập đảnh mà hạ luyện thuốc kim đơn. Trong mấy phép ấy thì có mượn tên giả mà đặt cho mỗi việc.
Vậy chẳng phải không mà hóa ra có sao?
Lúc ba năm nhũ bộ, chín năm diện bích thì dương thần xuất hiện, biến hóa vô cùng.
Như vậy chẳng phải là có hay sao?
Lại nói rằng đảnh lư chẳng vẽ hình ra được, ấy là phép diệu dụng biến hóa. Mỗi món thảy thảy đều lấy tên giả mà thí dụ. Nếu không lập giả danh mà dùng, thì người tu hành học đạo có biết chỗ nào mà hạ thủ. Nên các vì thánhh xưa mượn muôn ngàn giả danh mà thí dụ. Mượn giả mà làm thiệt, mới thành ra tiếng mà dùng trong đại đạo.
Còn phía sau có Tam Quang, cửu khiếu là mấy đường kinh lộ để luyện linh đơn đó.
Còn phía trước cũng có tam điền, cửu khiếu là chỗ tựu khí mà luyện kim đơn. Còn chỗ khí huyệt phát xuất huyền quang khiếu, ấy là cái khiếu trong khiếu sanh ra khiếu trung chi khiếu. Phật, tiên, thánh đều tại cái khiếu đó mà sanh ra. Nếu không gặp chơn sư chỉ cái khiếu ấy cho mà luyện, dầu cho có tu đến già, đến chết cũng không thể thành Tiên, Phật đặng.  

XXI. LUYỆN KỶ LUẬN

Tu luyện kim đơn, trước hết phải luyện kỷ (là sửa mình cho đầy đủ tinh, khí, thần).
Dù cho hành trú, tọa, ngọa (đi, đứng, nằm, ngồi) cũng chẳng quên việc luyện kỷ. Thứ nhứt đừng cho dâm niệm khởi động. Lại phải đoạn dứt những tình dục ta đã nhiễm khi trước. Muôn việc đều phải bỏ tuyệt hết. Phải bỏ cái tánh tham lam, giận hờn, sự ngây dại, tình ân ái, việc giàu sang, đường danh lợi. Luyện sao trong lòng đặng trong ngần như khí thái hư vậy. Một điểm tà niệm chẳng khởi, một mảy trần gian không nhuốm. Trong lúc luyện, hễ niệm tưởng, ấy là bịnh. Mà bịnh chẳng lành là tại nơi thuốc chẳng hay. Chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ giác trì (là biết chậm).
Cho nên có lời nói như vầy: Muốn tu thân cho đặng làm khách trường sanh, thì phải luyện sao cho cái tâm tánh mình như cái tâm tánh của người đã chết rồi vậy.

XXII. ÐIỀU TỨC LUẬN

Nghĩa điều tức khó nói cho rõ đặng. Người học đạo hễ mạnh mẽ siêng năng tập luyện thì ngày sau tự nhiên biết rõ đặng. Ðiều tức là cái tâm và hơi thở chẳng lìa nhau, phải đi cặp với nhau hoài. Khi thời giờ đến,
thì thần nó biết. Nếu không biết là bởi tâm tức xa nhau.
Ðiều là cách thở lúc tấn dương hỏa, thối âm phù, khi mộc dục, ôn dưỡng. Một hơi thở ra và một hơi hít vô, gọi là hơi thở nhứt tức. Cái tâm và cái hơi thở cứ nương nhau hoài. Thần (tâm) không rời khí (hơi thở), mà khí cũng chẳng rời thần, chẳng mau, chẳng chậm. Thần khí đều dùng hết thì âm dương mới hiệp lại một. Nếu thở mau thì nôn quá, nếu dễ động, chẳng hội điều. Còn thở chậm quá, thì nó theo khí hữu tướng, cũng chẳng hội điều đặng. Vậy nên sanh bệnh nặng, vì không hội điều.
Phải thở cho mau mà không động, phải thở chậm rãi mà không ngừng, mới trúng phép chơn tức của chánh đạo. Chẳng thấy có mà không giúp sức cho hơi thở, đừng thấy không mà quên phức đi. Cái lý nó thì là chẳng có, chẳng không. Chẳng thở ra, chẳng hít vô là một hơi thở thiên nhiên. Chơn hỏa hầu tự nhiên tịnh định. Tịnh định hoài không thôi. Luyện được như vậy rồi, lâu lâu mới được "an". An ấy là hòa. An rồi cái lý xung hòa ắt đặng. Chơn tức ở trong mình, chớ nó không có hình tượng chi hết, như không không vậy. Tuy chẳng thở, mà thiệt là có hơi thở.Như-Lai Tạng nói: "Biết đặng chơn không,
thiệt là tại tánh người, rồi sau mới đặng điều chơn tức".
Như điều chơn tức chẳng đặng, thì rốt cuộc khó đại tịnh.
Lại nói rằng: ban ngày đồng đi, chẳng trước, chẳng sau, ban đêm đồng ngưng, chẳng thông cũng chẳng lìa. Luyện đặng dường ấy thì biết đạo rồi.

XXIII. DƯỢC HỎA LUẬN

Trúc cơ thể dược, vận hành tấn hỏa, đề hỏa, ôn dưỡng, mộc dục là lửa của ngươn thần. Khởi hỏa, gián hạ, thối phù, là lửa phanh luyện. Ðiều tức, dẫn hỏa là lửa của hơi hít vô thở ra. Khôn hỏa, khảm hỏa, dương sanh sản dược, ngoại dược, nội dược, tiểu dược, đại dược là lửa huyền khí.
Trong lửa có thuốc, mà trong thuốc cũng có lửa. Thể luyện là lửa, vận hành là thuốc.
Hỏa dược (lửa thuốc), cũng là một nghĩa lý.
Mượn tên mà nói hỏa dược, chớ gốc nó cũng là thần khí mà thôi. Thần là hỏa, khí là dược.
Việc thêm hay bớt lửa phải có chơn sư truyền chỉ mới biết được.
Nếu hỏa dược chẳng rõ thì đại đạo khó thành. Vậy nên phải cần kiếm cho đặng chơn sư chỉ bày rạch ròi hỏa dược. Cắt nghĩa rõ ràng mấy chỗ giả danh và thí dụ.
Rồi mới nên hạ thủ mà luyện hỏa dược.

XXVII. THỂ TIỂU DƯỢC LUẬN

Hễ thuốc chín thì thần của mình nó biết tự nhiên. Nếu thần không biết thì đã có lầm lỗi điều chi trong việc luyện thuốc đó rồi vậy.
Lúc tiểu dược sanh ra, thì hai con mắt có hào quang phóng ra, hai lổ tai có hơi gió thổi ù ù, đàng sau ót có động tiếng lớn, ở trong huyệt khí thì nóng cũng như nước sôi, cái khí nóng ra nơi đường dương quang, chạy vòng vòng lại nơi đơn điền, rồi đi thẳng đến vĩ lư. Lúc đó cái dạ dưới (bas-ventre) và hai cái bắp đùi nó làm như muốn đi. Phải dùng thần công mà giáng phục nó, đặng biện phân già non. Lấy thuốc mà nấu luyện, rồi vận một châu thiên, động rồi lại động thêm, tịnh rồi lại tịnh nữa, vận châu thiên rồi vận thêm nữa.
Nếu thuốc già quá thì khí tán, ắt kim đơn chẳng kiết, còn non quá khí ít, cũng không thành đơn đặng. Phải cho đừng già, đừng non. Khí nóng phải ấm ấm hoài, như hồi mới tắm vậy. Lúc đó không già quá, mà cũng không non quá, thiệt là lúc phải thời lấy thuốc mà vận hành, thì kiết kim đơn chẳng sai.Phàm khi nào tại trong đơn điền có chơn khí phát động, thì phải luyện vận một châu thiên.
Luyện thuốc mà chẳng vận một châu thiên thì lửa tắt chẳng đủ.
Lời xưa có nói: "Vận rồi cái máy hà sa, ngươi sẽ đi ngủ lại. Rồi mai sẽ làm y theo cái đó mà tiếp thiên căn. Luyện cho đến ngươn tinh chẳng động nữa, cái dâm căn (ngoại thận) thụt vô như đầu con rùa vậy, thì ngoại thận chắc thành rồi.
Phải thổi điều hậu thiên võ hỏa, mà giữ văn hỏa như cũ, đặng ôn dưỡng tịnh định mà đợi cho dương quang (lằn khí sáng) phát ra lần thứ hai nơi trước mặt, thổi khí ấy nó chạy đến cây cột cờ trước cửa ngõ (sóng mũi) thì kim đơn thành rồi vậy. Ðây là nói sự nguy hiểm trong giờ công phu tu luyện.
Thuốc sanh ra mà chẳng biết thời, là chẳng biết già non, là nguy hiểm. Thể thu thái quá hay là bất cập cũng là nguy hiểm. Thể vận mất chừng đổi là nguy hiểm. Vận hành chẳng thấy trở lại chỗ ban đầu là nguy hiểm. Tấn dương hỏa chẳng biết chỗ tắt lửa, là nguy hiểm. Thổi ấm phù chẳng biết chỗ qui căn là nguy hiểm. Lửa đủ chẳng biết chỗ tắt là nguy hiểm. Nơi khí phải xoi mấy quang khiếu, mà xoi chẳng thiệt thông là nguy hiểm. Lúc quá quang phải tụ, mà lại tán là nguy hiểm.
Lúc quá quang chỗ thước kiều là nơi nguy hiểm. Lúc phục thực nơi huỳnh đình phải làm như hư không, nếu có trứ ý chi một mảy thì là nguy hiểm rất lớn. Chẳng mất dương thần đặng, thì là nguy hiểm. Lúc nhập định, xuất định cũng nguy hiểm lắm. Mà khi đạo thành rồi, biết đặng thiên biến vạn hóa, thì các sự nguy hiểm đều dứt hết.
Lúc vận hành châu thiên thì phải chủ nhơn ý nơi đơn điền. Phát ý cho gió tốn phong thổi động chuyển càn khôn. Lúc lấy thuốc phải dùng ý đặng giữ thuốc nơi đơn điền. Phải giữ cho thiệt cẩn thận, rồi mới nên vận chuyển. 

XXVIII. THỂ DƯỢC QUI LƯ LUẬN

Lấy thuốc mà đem vào lò, ấy là ngưng thần đem vào khí huyệt. Phải mượn hơi hít vô thở ra của khí hậu thiên mà tìm hô hấp (hơi thở) của chơn nhơn. Mỗi hơi thở đều qui căn, thì tự nhiên khí nó kêu, nó động, nó hít vô, nó thở ra, lại đi ngược trở về.Nói rằng thở ra,
thì khí về nơi khiếu, nên hơi khí thở trong cái ống tiêu khổng lồ ở trong mình ta (cái họng thở). Thường biết bởi cái khí ấy nó qui căn.
Nói rằng: Cái hơi thở đó nó sâu lắm. Khí hậu thiên hô hấp hay lưu luyến thần khí. Khí hậu thiên hít vô thở ra nhẹ nhẹ mà chẳng dứt, cứ đi về chỗ gốc nó chẳng khi nào thôi. Chơn khí đã đặng sức mạnh thần lực của khí, vậy thì khí đó tự nhiên trở về gốc nó.
Nói rằng: Phải dùng ý nhiệm mầu mà vận động hơi khí ở trong, đặng chiêu nhiếp cái khí động ấy cho nó qui căn. Lại nói: Hễ khí nó chạy nơi ngoài, thì thần cũng ở nơi ngoài. Còn thần trở về nơi gốc (qui căn) thì khí nó cũng trở về nơi cung. Thần mà trở lại nơi mình rồi, thì tự nhiên khí cũng trở về rồi.
Nói rằng: Lúc ấy tâm ý chẳng nên hôn trầm, tán loạn (tối tâm lộn xộn), phải chuyên tâm thành ý, một việc trần thế chi cũng đừng biết tới, một mảy chi việc nhơn dục không biết đến. Phải lo lấy thuốc mà đem về lò, rồi sau sẽ gói gấm gìn giữ thuốc ấy theo phép.

XXIX. PHONG CỐ LUẬN

Khi đem thuốc vào lò rồi thì phải lo phong cố (niêm cất) chớ chẳng nên để nó chạy ra ngoài.
Phải ngưng thở khí tốn phong, ngưng thần nhập định. Liểu tâm liểu ý. Ðịnh tâm nơi không vị, đợi cho thuốc đúng (là không già, không non) đặng có phát ý mà khởi hỏa, vận hành châu thiên. Cái tâm và hơi thở phải nương nhau. Chẳng nên mau quá, mà cũng chẳng nên chậm quá. Phải giữ xung hòa mà vận hành cho đến cung càn. Khí âm, khí dương giao cấu với nhau rồi, thì lại trở xuống khôn cung mà qui căn, huân chưng, mà đợi khí dương sanh ra, ấy là vận châu thiên đặng giáp vòng rồi.Nói rằng: Lúc trúc cơ
đặng yểu minh là huyền diệu. Khí dương mới động lần thứ nhứt mà cái tâm mình nó biết, ấy là huyền diệu. Ðiều ngoại dược, phải ráng sức mà nấu luyện mới có huyền diệu. Lúc thuốc sanh ra ngưng thần mà chiêu nhiếp thuốc ấy là huyền diệu. Lúc phong cố bỏ dứt được các niệm tưởng không sanh, không diệt là huyền diệu. Dưỡng thai mà việc niệm tưởng không sanh, không diệt là huyền diệu. Thánh thai đã viên thành rồi, mà chẳng xuất thần là huyền diệu. Chiêu thần lên thượng đơn điền đặng ôn dưỡng, mà thần không xuất là huyền diệu. Ðiều thần , xuất xác mà cẩn thận chiếu cố được là huyền diệu. Diện bích mà tịch diệt đại định được ấy là huyền diệu.

XXX. THỦY NGUYÊN THANH CHƠN LUẬN

Thủy là dược, nguyên là đơn điền. Thể dược thì phải tịnh, đặng đợi cho khí phát động thì dược yểu yểu minh minh mà đại định. Việc lo lường vọng tưởng một mảy chẳng biết đến, chẳng hay chẳng biết việc chi hết, một việc trần thế chi nhỏ mọn hết sức cũng không đến lòng. Khi ấy thủy động mới là thiệt chơn thủy. Dược miêu lấy hồi đó mới là chơn thanh dược miêu.Như vậy thì lúc tịnh định 
cho dược miêu sanh ra, nếu trong lòng còn lo lường việc chi, vọng tưởng điều gì, làm cho trần duyên tạp nhiễm, cho nên còn biết, còn thấy, còn nghe, thì thủy nguyên chẳng đặng thanh chơn, nếu lấy dược miêu ấy mà dùng thì không thành chơn đặng.
Bởi dược miêu theo nơi nguồn trong mà phát sanh, nếu lấy dùng thứ đó mới thành đơn dược. Còn tại nơi trược nguyên (nguồn đục) mà sanh ra thì phải bỏ đi, không nên lấy mà dùng.Lại như dâm niệm phát sanh,
thì không nên lấy thuốc lúc đó mà dùng. Hễ mà dùng thì chẳng thấy khỏi thành huyễn đơn, chớ chẳng thành chơn đơn bao giờ.

XXXI. HƯỢT TÝ THỜI LUẬN

Hượt tý thời có nhiều thế. Lúc trúc cơ trong mình có chơn khí rọ rạy là lúc hượt tý thời. Hồi dương khí động lần đầu tiên, sanh chơn chưởng là hượt tý thời. Khi ngươn tinh ra quang khiếu là hượt tý thời. Tiểu dược sản sanh là hượt tý thời. Dược khí nó chạy ra ngoài lúc hành động là hượt tý thời. Khí nóng ấm ấm là hượt tý thời. Chơn khí lên xuống là hượt tý thời. Ðơn dược phóng hào quang chói rỡ là lúc hượt tý thời.Hễ hào quang phóng ra 3 lần thì phải lấy thuốc,mà khi đại dược phát sanh là hượt tý thời.
Khi đại dược quá quang hành động là hượt tý thời. Chơn khí chẳng chuyển mà tự nhiên động là lúc hượt tý thời. Khi thánh thai đầy đủ, có hiện ra như bông tuyết phiêu phiêu phưởng phưởng là lúc hượt tý thời. Ðiều thần ra khỏi xác cũng là lúc hượt tý thời.
Nói rằng: huyền quang cũng là hượt tý thời. Mỗi món công phu chi chi có huyền diệu, cơ quan đều là hượt tý thời. Người tu luyện km đơn mà chẳng rõ hượt tý thời thì chung cuộc khó luyện nên đơn dược đặng.
Lại nói rằng: Ði, đứng, nằm, ngồi mà khi không ngoại thận cử động là lúc hượt tý thời.
Ðức Lữ Tổ nói: Ngoại thận cử động thì phải ra công luyện vận, còn người thận tịnh thì nghỉ. Hễ ngoạ thận mới động, tức khắc phải chế phục nó, như động nhiều thì phải ráng hết sức mà nấu luyện. Hượt tý thời cũng là tên riêng của huyền quang.
Hễ huyền quang thấu lộ, bất kỳ động hay tịnh, lúc đó đều là hượt tý thời.
Hượt tý thời chẳng phải dễ tìm được. Phải có người truyền chơn quyết mới biết đặng. Kẻ hậu học phải thành tâm mà đợi đến lúc hư cực tịnh đốc, thì tự nhiên huyền quang thấu lộ (có hình dạng lố ra).

XXXII. LƯ ÐẢNH LUẬN

Lư đảnh là thần khí. Khi ngưng thần cho nó vào trong khí huyệt: Lúc đó thần là đảnh, khí là lư. Khi thuốc sanh là đảnh, đơnđiền là lư. Lúc lấy thuốc đem vô lò, khí là đảnh, thần là lư. Lúc vận khí đặng thể thủ, thần là đảnh, khí là lư. Khi vận khí lêncàn cung (trên đầu), càn là đảnh, khôn là lư. Lúc giáng hạ qui căn, ly là đảnh, khảm là lư. Khi vận đại châu thiên, khí là đảnh, thần là lư. Lúc tam niên nhũ bộ, thần xuất nhập, khí là đảnh, thần là lư. Nói tóm lại, hễ ở trong hay là ở trên thì là (đảnhchảo), còn ở dưới hay ở ngoài là lò. Dù có ngàn thí muôn dụ đi nữa, cũng là thần khí mà thôi, chớ không có chi khác hơn nữa.
Muốn tu luyện kim đơn, trước hết phải lo lập tam điền là:
1. Hạ đơn điền: là chỗ luyện bá nhựt trúc cơ thành đơn
2. Trung đơn điền: là chỗ dưỡng thai trong 10 tháng (thập ngoạt hoài thai)
3. Thượng đơn điền: là chỗ tam niên nhũ bộ, xuất thần tại nơi đó
4. Mạch nhâm, mạch đốc là hai đường của thần khí qua lại, lên xuống.

XXXIII. TIỂU CHÂU THIÊN QUỐC ÂM CA DIỂN

Muốn học cho đặng thành Tiên, thành Phật không có chi khác hơn là luyện sao cho được mờ mờ mịt mịt, cho đặng dươngthần gom lại, mà vào trong huyệt khí, thì thành Tiên, Thánh, Phật được.Muôn việc chi dính dấp với đời đừng biết tới,
thì chẳng có một mảy niệm tưởng chi sanh ra được. Một mảy trần tục chẳngnhiễm thì mới trừ được các sự mê tâm. Phải lấy ý mà đem sự sáng của 2 con mắt vào trong khí huyệt cho lâu, thì thần khí nótrở về chỗ gốc sanh ra nó (qui căn).
Nước lửa gặp nhau rồi, thì kim mộc đều giao tiếp với nhau. Rồng (hỏa), Cọp (thủy) tranh đấu với nhau, thì mặt nhựt, mặtnguyệt đều vào 1 chỗ (là ý nói hồi quang phản chiếu) cho âm dương hội hiệp. Anh (dương), Trạch (âm) giao cấu với nhau thìđược xung hòa, huân chưng. Lửa đốt dưới đáy lò thì khí nóng nó hừng lên. Khi có khí dương hừng lên lần đầu hết, thì nó rọ rạy nơi đường dương quang, như là tinh muốn chảy ra ngoài vậy. Lúc khí âm nhiều hết sức rồi, thì có khí dương sanh ra. Lúcđó là lúc tiểu dược mới sanh ra. Nên phải tận lực nấu luyện cho tinh hóa ra khí. Hễ đơn dược sanh sản ra rồi, mà thần củamình tự nhiên nó biết, thì mỗi hơi thở đều trở về gốc.
Phải lấy ý mà giữ chỗ quang ngươn hoài, vậy thì có khi biết, mà có khi cũng không biết vì bởi tịnh định. Lấy thuốc đem vô lòthì phải giữ thuốc tại đó cho ấm ấm hoài, khí nóng nó hừng lên, như hồi mới tắm vậy. Vậy phải mau mau vận hỏa, chớ đừngchậm trễ không nên.
Phải lấy ý mà giữ trung cung đặng mà vận châu thiên. Ðừng vận mau lắm, phải vận chậm rải cho thần khí xung hòa. Rồi lo tấndương hỏa, thì thần khí đều đi một lượt với nhau.Chẳng nên đi trước, cũng không đi sau, thần khí phải đồng đi một lượt.
Lại phải vận thần khí đi đến khiếu nê hườn, đặng nuôinấng thần cho nó mạnh mẽ chiếu định. Lúc đó âm dương đã giao cấu với nhau rồi, nên phải thở nhẹ nhẹ như hơi thở của cácvì Tiên, Thánh vậy. Khi dương khí nhiều hết sức rồi, thì phải thối âm phù.
Phải thở ra, hít vô cho nhằm nhịp đặng hơi thở nó trở về gốc. Lúc ấy là lúc phải thời cho khí hậu thiên và lửa vỏ hỏa đi chạy. Khi đơn dược về đến đơn điền rồi thì cũng cứ ôn dưỡng nó cho ấm ấm như đã vận luyện trước vậy.Lúc đó phải đợi cho khí dương sanh ra nữa,
rồi cứ nấu luyện vận xây, y một cách như đã luyện vận trước vậy.Giờ Tý khởi hỏa cho nó đi nghịch lên trên Côn lôn (đầu).
Trong 36 hào dương (của 6 giờ dương) thì có 4 hào là tứ điệp đi theo đường kinh lộ (mạch máu).Tới giờ ngọ thì đem thuốc xuống cho nó thuận thời mà đi một lượt.
Trong 24 hào (của 6 giờ âm) thì cũng 4 hào thuộc về tứ điệp nó trở về gốc.
Giờ mẹo, giờ dậu không kể vô, vì mắc mộc dục (nghỉ) nên mới dư ra mà làm nhuần. Vận được 300 châu thiên thì kim đơn tụ ngưng (gom lại). Khí đủ thì phải tắt lửa đặng chờ dương quang hiện ra lần thứ hai.Luyện được kim đơn rồi thì được qui túc,
là dâm căn nó thun lại như đầu con rùa vậy. Hết muốn dâm dục nữa. Ðó là luyệntiểu châu thiên.   

XXXV. THẬP NGOẠT HOÀI THAI LUẬN

Mười tháng dưỡng thai chẳng dùng hà xa, cứ thở nhẹ nhẹ như thai của con hạt, như hơi thở của con rùa.
Trong một năm mộc dục đó phải ngăn ngừa sự nguy hiểm. Phòng đây là phòng cái tâm chẳng định. Thường thường phải giữ hơi lửa ấm ấm hoài và cho có chừng, 
đừng cho lửa nhiều mà cũng đừng cho không lửa. Thường định, thường biết.
Nếu chẳng hay,chẳng biết e tại lửa lạnh quá, thì đơn dược ắp phải chậm.
Lại nói rằng: Hồi mới nhập định, phải dùng hỏa hầu mà luyện khí cho thành thai, đặng hóa thần anh nhi (ngươn thần). Khi ngươn thần được linh và thánh thai thành rồi thì không dùng hỏa hầu nữa. Nếu vọng ý còn hành hỏa nữa, thì chẳng khỏi làm hại cho thánh thai.
Chủ yếu cho có lửa ít ít mà phải cho còn lửa hoài thì 2 hơi khí mới định được hết.Rồi thì thành được cái cảnh hư vô, nên kêu rằng
: Mười tháng đậu thai thần. Hễ thần được trọn rồi ắt xuất ra tại nơi hạ đơn điền và trung đơn điền, dời lên thượng đơn điền.
Lúc mới nhập định phải giữ định 3 tháng, cho 2 khí động nhẹ nhẹ nơi rúng. Phải lấy chỗ rúng làm chỗ hư cảnh (chỗ không không).
Gìữa định cho đến 4, 5 tháng thì 2 hơi khí âm dương đều ngừng, chừng ấy cái tánh ăn đã dứt được <tuy không ăn mà trong bụng không biết đói cũng như có ăn vậy, vì khí đầy đủ rồi>. Còn có một mình ngươn thần tịch chiếu mà làm chủ cái thai Tiên mà thôi.
Ðịnh đến 6, 7 tháng trong tâm chẳng sanh việc chi hết mà cũng chẳng diệt. Lại không ngủ nữa <không ngủ mà vẫn khỏe như đã ngủ vậy. Còn người phàm không ăn, không ngủ thì làm sao sống được>. Ðịnh tới 8, 9 tháng, trăm mạch trong mình đều ngưng lại hết.
Ðến 10 tháng, tiên thai đã đặng thuần dương <là trọn khí dương, không còn khí âm nữa> thì thần trở về đại định. Hễ thần đại định rồi, thì hay sanh huệ <là sáng láng, thông minh> tự nhiên có cảnh nghiệm lục thông phát ra. Lục thông là: lậu tận thông, thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, túc mạng thông, tha tâm thông, thần cảnh thông. Trong lục thông, dầu được 1 miếng thần cảnh thông cũng đủ vui rồi, vì biết được việc họa phước của người thế gian, biết được việc qua rồi, cùng việc xảy tới.
Như người tu luyện chẳng dùng sự huệ ấy, thì sự huệ đó hóa thành ra trí <trí là biết so sánh, biết việc phải, việc quấy, rõ việc nên việc hư. Nhiều người dùng sự huệ mà bói khoa, quyết đoán họa phước>.

HẠ QUYỂN
MÔN NHƠN VẤN ĐÁP
Ông Quán Trung hỏi: Dương thần của các bậc Tiên là làm sao? Xin thầy chỉ bảo.
Ðức Lý Tử đáp: Dương thần có 5 bực:
1. Nhơn Tiên
2. Ðịa Tiên
3. Thần Tiên
4. Thiên Tiên
5. Kim Tiên

Trong một trăm ngày công hạnh, khí đủ nơi hạ điền thì chứng bực nhơn tiên. Nhơn tiên cũng chẳng lìa người, giữ cho được như vậy ích thọ diên niên. Bằng không thì thần trì, khí tán, không khác nào phàm nhơn.
Nhơn Tiên gia công lấy đại dược, quá quan phục thực ở trung điền thì chứng quả Ðịa Tiên. Ðịa Tiên cũng chẳng lìa đất, nên không khỏi thác, ấy thiện thần khí phân hai. Chết rồi ngươn thần chẳng độc lập đặng, thì chẳng khỏi đầu thai. Cho nên nhơn tiên cùng địa tiên cũng đồng một thể. Ðịa tiên gia công dưỡng thai 10 tháng, không ăn không thở, 100 mạch đều ngừng, thánh thai đầy đủ xuất thần, gọi là dương thần. Ở trên thượng điền thì chứng quả thần tiên. Thần tiên chẳng lìa thần, dương thần còn non chẳng hay vượt ra ngoài trời, cũng không thần thông, bất quá sống lâu bằng trời đất mà thôi. Thần tiên gia công điều thần xuất xác, luyện hư vô chi dương thần, luyện thần hườn hư, tam niên nhũ bộ, thần khí tiệm lão, thông thiên triệt địa, thiên biến vạn hóa, chứng quả nơi thượng điền, ấy là bực thiên tiên đó. Thiên tiên chẳng lìa trời đất. Thiên tiên gia công 9 năm diện bích, luyện hư hườn vô, thần công thường định, thường tịnh, lâu dương thần kiên cố, pháp lực quảng đại, ngao du bắc cực, siêu xuất thiên ngoại, vĩnh kiếp trường tồn, tiêu diêu cực lạc, chứng quả kim tiên.
Ông Quán Trung hỏi: Dương thần 5 bậc, còn âm thần thì dường nào? Xin thầy chỉ rõ.
Ông Lý Tử đáp: Âm thần cũng có 5 bậc. Bậc thứ nhất nói sự họa phước trên đời, thấy quỉ, thấy thần. Bậc thứ nhì thấy thiên cung cùng địa phủ. Bậc thứ ba đi chơi trên thiên đường cùng dưới địa phủ. Bậc thứ tư thành thần, bậc thứ 5 thành quỉ tiên.
Bậc thứ 1: nói sự họa phước của người và thấy quỉ thần là bởi tiền thế có căn, ấy là bậc giả đạo gạt người.Bậc thứ 2: thấy thiên 
cung cùng địa phủ, ấy là bàng môn tả đạo. Bậc này dụng công cẩn bế lục môn, xuất âm thần, thường làm hại người.Bậc thứ 3: 
đặng đi chơi trên thiên đường cùng dưới địa phủ, gọi là ngoại đạo. Bậc này ngồi thiền còn tư lự, vọng tưởng ấy là ma đạo phỉnh người.
Bậc thứ 4: thành thần. Vốn là thiên thượng thần tiên, lầm lỗi phải đọa xuống phàm trần. Hoặc quỉ tiên, địa tiên mượn xác người mà chuyển kiếp. Hoặc thần tiên du hý chốn nhân gian, bất muội linh căn, khi còn nhỏ đã hiểu đặng vị lai quá khứ, cũng có thần thông. Nhưng không biết tu trì, nên khi chết làm thần.
Bậc thứ 5: là quỉ tiên. Bậc này chẳng gặp chánh đạo. Khô tọa, bàng môn. Ngày đêm công siêng, âm thần xuất hiện, chứng quả thượng đẳng quỉ tiên, trung đẳng quỉ tiên, sau chết xuống âm phủ làm vua. Bậc hạ đẳng quỉ tiên, sau chết rồi cướp thai người mà tái sanh.
Hỏi: Tý, ngọ, mẹo, dậu, ôn dưỡng, mộc dục là nghĩa làm sao?
Ðáp: Khi mới hạ công luyện đạo, thần khí nhập định là dậu thời mộc dục. Ðịnh chờ dương sanh, động rồi lại tịnh, là tý thời mộc dục. Tấn dương hỏa rồi thôi. Hỏa là mẹo thời mộc dục. Chơn tức pháy động là ngọ thời mộc dục. Cho nên tý, ngọ, mẹo, dậu đều có nghĩa là mộc dục ôn dưỡng. Ấy là sự diệu dụng của kẻ tu Tiên, Phật. Nói tấn là tấn dương khí chi hỏa. Thủ là lấy ngươn tinh trong thận. Nói thối là thối âm khí chi phù. Thể là võ hỏa, phanh cũng là võ hỏa. Luyện là luyện âm tinh. Hỏa trung hữu phù, phù trung, hữu hỏa.
Hỏi: Già non dường nào?
Ðáp: Già dậu mộc dục rồi, dương khí động, thì phải lấy thuốc. Thuốc mới sanh gọi là non, chẳng hay thành đơn. Ðộng rồi lại tịnh, là tý thời ôn dưỡng. Tịnh rồi lại động, chẳng lấy thuốc thì già quá, cũng chẳng thành đơn đặng. Tấn hỏa mẹo thời mộc dục, đơn chưa thuần thục, thối phù sớm quá ngọ thời ôn dưỡng chẳng thối phù, 
thì cũng thái quá, cũng chẳng thành đơn.
Hỏi: Già non trong lúc nào?
Ðáp: Âm cực dương sanh. Hễ dương vượng thì phải thể vận lên càn cung. Dương cực âm sanh, hễ âm vượng thì phải thối phù qui căn. Già ấy là giờ chẳng già, chẳng non. Tấn dương hỏa, hỏa ấy là khí. Thối âm phù, phù ấy là thần. Hỏa trung hữu phù, phù trung hữu hỏa. Hỏa phù hiệp luyện thành kim đơn. Tấn là tấn chơn khí chi dương hỏa. Thối là thối âm thần chi âm phù. Tấn thối đều tại nê hườn. Thể thủ là lấy cái ngươn tinh của chơn dương. Phanh luyện là chưng nấu trược tinh của âm khí. Thể thủ phanh luyện đều ở nơi khí huyệt.
Lại nói: Tấn là đi từ cung khảm lên thượng đơn điền. Thối là đi từ cung ly xuống hạ đơn điền.
Lại nói rằng: Thiên can địa chi bát quái, đảnh lư đều là lời diệu dụ trong phép luyện đơn.
Người đời chấp trứ có thiệt tướng của phương vị, nên tu luyện đến chết cũng không thành. Vả lại, quan khiếu là đường tắt của phép luyện, người đời bởi chấp trứ có thiệt tướng, nên cũng là luống công vậy. Phàm hết thảy những lời ví dụ, là sự diệu dụng của phép tu đơn, kỳ thiệt tóm lại là thần, khí, hai vật hiệp làm một vậy mà thôi.
Hỏi: Tu luyện ngồi cách nào phải phép?
Ðáp: Tu luyện kim đơn, ngồi lâu ngồi mau tùy sức mình, chẳng khá cượng dụng vậy. Chẳng luận ngồi lâu, ngồi mau, tổng yếu là phải có tiên truyền chơn quyết. Nếu không chơn quyết, nào sợ trường tạ mà chẳng nằm, vì cũng là vô dụng vậy.
Ðức Lục Tổ nói rằng: ngồi lâu nhiều yêu quái, bồ đề sao đặng lớn, nằm ngủ chẳng lo lường, bồ đề ngày ngày lớn, giờ sống thường ngồi chẳng nằm, giờ chết sau thường nằm chẳng ngồi, một đống xương cô lâu, hai dạng hạnh làm gì?
Kẻ trai tráng ngồi thường cũng tốt. Người tuổi già thường nằm chẳng ngồi. Còn ngồi hoài, thần mỏi khí yếu, làm sao mà đặng kiết kim đơn. Phải bảo dưỡng ngươn tinh làm diệu, chẳng khá ngồi hoài mà chẳng nằm. (Mười tháng dưỡng thai mới nên trường tọa đó).
Hỏi: Tiền tam tam, hậu tam tam, hai cái tam tam làm một gánh nghĩa lý làm sao?
Ðáp: Tiền tam tam là tam điền, hậu tam tam là tam quan. Trước tam điền cửu khiếu là một gánh, sau tam quan cửu khiếu là một gánh, há chẳng phải hai cái tam tam là một gánh hay sao? Ðều phải ra nơi huyền quan vậy. Nhiều năm công khó không người biết, một kỷ phi thăng thiên hạ nghe.
Ông Minh Tánh hỏi: Bàng môn ngoại đạo cũng thành đạo chăng?
Ðáp: Chẳng đặng thành đạo, vậy 3,600 thứ bàng môn, 96 giống ngoại đạo đều là hồng phước, tụng niệm ca xướng, nghe rất đẹp tai. Vả lại bỏ hồn phách, tinh khí thần: tý, ngọ, mẹo, dậu là giờ định mà nuốt âm khí, hớp dương khí, ấy là ma căn. Khô tọa bàng môn còn tư tưởng, hễ tinh thần tiêu hết, thì mạng khó giữ. Lạy tinh tú là sự hao sức vô ích. Vẽ bùa vẽ quái, uổng tinh thần. Ðạp quái, niệm chú là lộng phỉnh quỉ thần. Một đời lao nhọc công không có. Bế hơi lo lắng tổn huyền khí. Mặt vàng gầy ốm hình tướng quỉ. Thọ giới đốt mình thiệt người ngu. Ngỗ nghịch mẹ cha hại thân thể. Ngoại đạo phép tà kêu gió mưa. Ðằng vân giá võ thiệt yêu tinh. Vị lai quá khứ nó biết đặng, một tánh âm linh cũng không dùng. Ðánh giặc trong phòng tổn âm đức. Mắt trời lồng lộng chẳng dung tình. Ðánh bảy luyện ma đau khổ huyết. Lầm tin thầy là hại tánh mạng.
Hết thảy bàng môn cùng ngoại đạo, các ngươi bình luận lấy trong lòng.
Ông Minh Tánh hỏi: Ðời nay, tăng nhơn xưng mình là đại hòa thượng, có đắc đạo chăng?
Ðáp: Chẳng phải vậy. Kẻ kia miệng xưng đại hòa thượng, truyền phép trên giấy,
truyền câu chữ phàm, là giả danh, cũng như ca nhi ở trên sân khấu làm vua, tôi, cha,
con, chớ nguyên là con hát vậy. Kẻ kia biết việc quá khứ vị lai, cượng xuất âm thần,
như trong giấc mộng, mơ màng chẳng rõ phép minh tánh.
Hỏi: Tìm thầy học đạo có lỗi chi chăng?
Ðáp: Tìm thầy học đạo phải hết lòng bền chặc. Chẳng nên tánh gấp. Phải trèo núi lội nước, lao khổ thân tâm, tìm khắp thiên hạ, cảm động lòng trời, khổ công hạng mã, thì gặp chơn sư. Xưa vua Huỳnh Ðế tìm đạo đến 81 tuổi mới gặp đức Quảng Thành Tử truyền đạo tu chơn. Ông Bạch Ngọc Thiềm tổ sư 14 tuổi xuất môn, tìm đạo, đến 59 tuổi mới gặp đức Lưu Hải, thiềm tổ sư được truyền đạo tu hành.
Ông Hưu Phàm hỏi: Người xưa nói đất mọc sen vàng (địa đủng kim liên) có thiệt chăng?
Ðáp: Phật Quan Âm sanh rốt đời thượng, luyện đạo trên núi Phổ Ðà Lạc Gia, trong Triều-Âm-Ðộng, tên là Thanh Liên Nữ, chưa biết ở xứ nào. Phật bà được thần thông quảng đại mà cứu khắp muôn dân. Người đời sau gọi là Phật Từ Hàng. Triều Âm Ðộng làm sao mà mọc sen vàng. Phép tu luyện, hễ nhứt dương sơ động thì ngươn thần thấu lộ, sắc tợ vàng ròng, nên thí dụ là sen vàng vậy thôi.
Hỏi: Còn cái thuyết mộng lau xỏ đầu gối (Lư nha xuyên tất) là thế nào?
Ðáp: Ðức Thích Ca sanh giữa đời Châu, luyện đạo trên núi Tuyết Sơn, trong Bàn Ðà Thạch, làm sao mộng lau xỏ đầu gối đặng. Khi luyện đơn, thuốc sanh thì chạy ra ngoài đầu gối. Ngươn tinh sắc trắng, nên diệu dụ là mộng lau vậy.
Hỏi: Cái thuyết đạp lau qua sông (đạp lư quá giang) là nghĩa làm sao?
Ðáp: Ðức Ðạt Ma là người Nam-Thiên-Trước, lúc ban đầu qua nước Lương, muốn độ vua Võ Ðế. Vua Võ Ðế không tin, nên phải sang nước Ngụy. Phàm người tu hành, khi chưa thành đạo, thì thân thể nặng như núi Thái Sơn, làm sao đứng trên cây lau qua sông cho đặng. Bởi hạ đơn điền, tỷ như khúc sông, khi thuốc qua khỏi thước kiều, nên diệu dụ là qua sông.
Ông Hưu Phàm hỏi: Chim sẻ trắng làm ổ trên đầu (bạch tước tu đảnh), cái thuyết ấy có thiệt chăng?
Ðáp: Ðức Như Lai trước đến Tuyết Sơn, sau về La Sơn. Xác phàm ngồi luyện đạo,
làm sao chim làm ổ trên đầu cho đặng. Khi thuốc về Càn Ðảnh,
sắc trắng như bạch tước, ấy là thí dụ mầu nhiệm vậy.
Ông Tu Ngươn hỏi: Sư cô có thành đạo chăng?Ðáp: chẳng hay thành đạo. Từ xưa đến nay,
đâu có vị nữ tiên, nữ Phật nào không tóc mà múa tụng om sòm. Cũng không nói đàn bà đốt đầu thành đạo. Duy có đạo cô bao tóc thành tiên. Sư cô muốn thành đạo,
đều phải để tóc, và ẩn thân luyện đạo mới thành Tiên, Phật.
Hỏi: Ðàn bà, con gái làm sao tu thành chánh quả?
Ðáp: Ðàn bà con gái muốn thành chánh quả thì đổi chí khác phàm, mới thành Tiên, thành Phật đặng. Hoặc giả điên, giả cuồng, sắc tốt đổi xấu,
áo gấm đổi vải bô, trí huệ tài năng đều bỏ hết, ẩn thân luyện đạo mới đặng.
Con trai có thất bửu, kim thân (mình vàng bảy báu), con gái có ngũ lậu chi thể (chưng vóc năm hèn). Ngừa đờn ông con trai như ngừa cọp, nếu chẳng cẩn thận, cọp già liền nhảy đến bắt.
Hỏi: Từ xưa đến nay, người người thuyết đạo, nói đặng huyền quan, mới đặng thành Tiên, Phật. Huyền quan ấy ở chỗ nào, tên gì, họ gì?
Ðáp: Vật ấy không tên chi khác. Cần cầu sư phụ chỉ đường tắt thì biết rõ huyền quan. Huyền quan là tiên thiên tổ khí. Cư trú tại Nam Thiệm Bộ Châu, nước Vô Song, phủ Thần Châu, huyện Thần Sa, trong núi Côn Lôn là Linh Sơn Thái Tử, tên Chơn Ngươn, tự là Ngươn Dương, hiệu Tây-Lai-Ý. Vì bởi sắc dục chưa dứt, tham tưởng hồng trần. Nhơn trời đất mở cửa mới xuống Bác Cu Lư Châu, nước An Dưỡng, phủ Huyền Huỳnh, huyện Bạch Kim, làng Bồ Ðề, nơi chơn núi Linh Sơn. Con nuôi là nhà Thận, cha nuôi là Hạo Nhiên, là người tâm tánh nhơn từ, mẹ nuôi là Trần Thị Tâm, là tham luyến phàm huê lại lo lắng hoạn nạn, cực nhọc, lao lực phí thần. Huyền quan ăn năn, vì lúc ban đầu giận mà tưởng lầm. Ngày nay muốn chết mà chẳng hay chết, muốn sống mà chẳng hay sống, oán hận chẳng thôi. Trong lúc nửa đêm, khi ở trên giường ăn năn, hờn giận lo tưởng, bỗng nghe cách vách, linh phu khuôn mẫu hiệp thương. Huyền quan lòng mừng nhảy nhót, mau mau đứng dậy chạy vào bụng khuôn mẫu, lộn lạo biến hóa anh nhi, chịu khổ 3 năm, đến năm Ðinh Tỵ, 30 tháng 5 ngày hạ chí, mượn mẹ đầu thai. Ở trong bụng mẹ tính đợi 100 ngày, đến đời vua Phục Hư (hườn hư), năm Bính Ngọ, mùng 1 tháng 11, ngày đông chí, giờ Tý sanh ra. Linh phụ khuôn mẫu già cả đặng một con thì rất hân thiên, hỉ địa, cũng như ban đêm được ngọc Minh Châu, mới đặt tên là Huyền Quan.
Huyền Quan nói rằng: Tôi làm cực nhọc cha mẹ, cha mẹ nuôi tôi mới đặng ra đời. Nếu không cha mẹ giao cấu, tôi phải đọa khổ hải, chuyển đầu thai trong loài bò bay, máy cựa (tứ sanh) trọn không ngày ra đặng. Ơn cha mẹ banh da, xẻ thịt, thiệt khó báo đáp vậy. Huyền Quan còn có cha nuôi tên Huyền Tông, mẹ nuôi họ Khôn tên Nguyệt Bửu. Thầy của Huyền Quan là ông Chánh Nhứt Tử chơn nhơn, truyền cho phép làm trời, đất. Huyền Quan đêm ngày công cần tập tành thành thần thông, mới có phép di sơn, đảo hải, thiên biến vạn hóa. Nhưng cha mẹ Huyền Quan trong lòng lo sợ, e sanh họa đến mình, cho nên giờ khắc nào cũng chăm nom, không giây phút thả lỏng. Trong cung có nàng long tử, mới chiêu thân với Huyền Quan làm chức nữ (tân lang). Lại chuyển pháp luân xuống đáy biển, cả phá long cung. Trong long cung có nàng long nữ mới phối hôn với Huyền Quan. Huỳnh Kim mảng thất, dị bửu mảng đình. Có khi ngủ trên thiên cung. Cha mẹ yêu như trân bửu. Huyền Quan khôn lớn, nên người cứ quen thói cũ, dời lên núi Côn Lôn. Lại xưng đại danh là chơn nhơn. Huyền Quan ra cửa du ngoạn. Bà khuôn mẫu giờ khắc nào cũng trông nom chẳng dám rời.
Thuở vua Minh Đế, năm thứ bảy, nhằm năm Mậu Tý, tiết trung thu, ngày rằm, giờ tý, Huyền Quan ra cửa. Khôn mẫu dặn rằng: ram au, phải về mau, chẳng khá ở lâu nơi ngoài. Huyền Quan lúc nào cũng uống sữa chẳng lìa Khuôn mẫu, lâu lâu mới dám đi xa. Đến chừng Huyền Quan khôn lớn, cha mẹ vui long mới để cho lìa mẹ chơi xa. Cha mẹ lại cưới nàng Hằng Nga ở cung trăng cho làm đôi bạn, mới sanh đặng đứa con trai tên Kim Đồng, lại đẻ 1 nàng con gái tên Ngọc Nữ. Huyền Quan ra ngoài du ngoạn, anh em bạn mới cho hiệu là Dương thần tử. Phật Như Lai, Địa Tạng kết làm an hem. Phật Đẩu Mẩu, Quan Âm là em gái. Đức Ngươn Thỉ Ngọc Hoàng là đạo hữu. Chư Phật bồ tát là bà con quyền thức. Ông nội Huyền Quan là mộc công, bà nội là Kim mẫu. Thái công vô thượng (illimité) Thái bà vô danh (incrée). Huyền Quan ở tại thiên cung, phật quốc làm Tiên, khoái lạc vô cùng. Huyền Quan công hạnh viên mãn, tính là 9 năm, tháng giêng ngày ngươn đán, giờ tý thoát xác sắc phi thăng, cỡi rồng về trời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

  • Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi
  • 10 phút tìm hiểu ĐẠO CAO ĐÀI .
  • Tác giả: Đào Công Tâm (Bản PPS)
  • Dương Trọng Thu biên tập lại theo Google Slides