( Trích Hương quế cho đời - Phạm văn Liêm)
một Sáng nào cũng vậy, bà Bính luôn dậy sớm đun ấm chè tươi, uống một bát đầy rồi mới bắt đầu công việc. Năm nay bà bảy mươi rồi, như ng còn khỏe, vẫn làm được nhữ ng việc khá nh ọc. Càng làm, bà càng thấy phấn ch ấn, thư thái. Nếp sống thanh bần rất điều độ của bà từ lâu đã thành một thói quen: giờ ăn, giờ ngủ, giờ thức giấc và giờ làm việc. Nói là giờ, thực ra đối với bà là gà gáy, hừng đông, đứng bóng, xế chiều, chạng vạng, đỏ đèn…
Khác mọi hôm, sáng nay bà dậy sớm hơn. Đun ấm nước chè xong, u ống một bát đầy, rồi bà thực hiện một việc mà bà cho là nghĩa cử: đi ra đầu cầu Ông Thiện bồng một đứa bé bị bỏ rơi đem về làm con nuôi. Đã bảy mươi tuổi, góa chồng, không con, nay được làm mẹ, l ại có vú nuôi đến ch ăm sóc và được chu cấp đầy đủ mọi chi phí, quả thật đối với bà là điều vừa thú vị, vừa an ủi cho những ngày cuối đời.
Số là tại làng Phước Long (quận Long Thành, tỉnh Biên Hòa) có vợ chồng ông Trần Văn Được và bà Nguyễn Thị Là, cảnh nhà khá gi ả. H ọ có sáu người con, ba trai, ba gái, nay sinh thêm một trai nữa vào năm Nhâm Dần (1902). Ông Được tuổi Tỵ, thầy bói bảo rằng hai cha con khắc tuổi nhau – Dần, Thân, Tỵ, Hợi tứ hành xung. Muốn khỏi điều trắc trở, âu phải dựng cảnh cho đứa bé trở thành kẻ hẩm hiu, bất hạnh thì mới mong dễ nuôi được.
Đúng như giao ước, khi nghe tiếng đứa bé khóc thét ở đầu cầu, bà Bính vội vàng chạy đến bế vào lòng, dùng khăn quấn ấm, vừa ru ru, v ừa vỗ về: “Tội nghiệp, tội nghiệp, người ta bỏ con! Tội nghiệp, tội nghiệp! Thôi về với mẹ, về với mẹ.”
Khi bà bế đứ a trẻ vào nhà thì đã có ông bà Được chực sẵn rồi. Họ sửa soạn nôi, mùng, chiếu, gối, tả lót, nồi lửa hơ, đủ mọi thứ. Bà mẹ đẻ trở thành vú nuôi, chung sức chăm lo cho đứa bé từng ly từng tý. Đứa bé quả khó nuôi thật! Cứ nay ấm đầu, mai sổ mũi, rồi nóng sốt làm kinh, khiến cả nhà thắc thỏm lo âu. Mặc dù hai bà mẹ hết sức chă m sóc nhưng đứa bé vẫn biếng ăn, ít bú, nên gầy guộc tóp teo.
Ngày tháng trôi đi, rồi đứ a bé lần l ượt đầy tháng, thôi nôi, lên hai, lên ba, lên bốn. Dân gian thường nói con nít qua cái “đốt” rồi mới được khỏe mạnh. Trườ ng hợp bé trai nầy cũ ng vậy, èo uột cho đến b ốn tuổi mới mập khỏe ra, da thịt hồ ng hào, mặt mày kháu khỉ nh. Th ấy sức khỏe con mỗi ngày mỗi tiến triển tốt, ông bà Được quyết định đem cậu bé về nhà.
Lên năm, cậu bé rất dĩnh ngộ, tỏ ra có thiên t ư hơn lớp đồng tuổi. Cậu rất thích nghe kể chuyện cổ tích, nghe đọc truyện Tàu, và nghe xong thì nhớ rõ từng chi tiết. Tên nhữ ng nhân vật khó gọi thì cậu gọi theo kiểu của mình, như g ọi Trình Gi ảo Kim là Xảo Kim, gọi Uất Trì Cung là Triều Cung. Một hôm, cậu theo mẹ đến thăm nhà bà con. Đêm đến nghe đọc truyện Tây Du, đoạn thừ a tướng Ngụy Trư ng chém Long Vương. V ề nhà, cậu kể lại tương đối đầy đủ. Từ việc Long Vương giả làm tú tài đi xem bói rồi bớt lượng mưa nên bị Thượng Đế ra lệnh cho quan nhân tào là Ngụy Trưng chém đầu; đến việc Đường Thái Tông muốn cứu Long Vương nên bày ra đánh cờ với Ngụy Trưng cho quá giờ hành quyết, nhưng đúng giờ Ngọ ba
khắc Ngụy Trưng tự nhiên ngủ thiếp đi, khi vừa tỉnh dậy thì ngoài ngọ môn người ta thấy một chiếc đầu rồng từ trên trời rơi xuống…
Cậu bé rất được cha cư ng yêu, luôn bồng b ế và thường cho ngủ bên c ạnh trên bộ ván gõ. Xem số t ử vi cho con, ông Được biết rằng lớn lên cậu có quan chức nhưng không cao lắm, tánh tình cứng cỏi, hai đời vợ, sinh con khó nuôi, thọ trên bảy mươi, cuộc đời rất hữu ích cho gia đình và xã hội.
hai
Cậu bé ấy sau nầy là tiền bối Hu ệ Lương Trần Văn Quế, cùng lúc thọ Thiên ân giữ ba trọng nhiệm: Chủ Trưởng Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài, Tổng Lý Minh Đạo Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, và Vĩnh Tịnh Sư Minh Lý Thánh Hội.
Nă m lên bảy (1908), trò Quế được cha dẫn đến tiệm thuốc bắc Nam Thới Lai ở Chợ Mới, xin thọ giáo với thầy thuốc kiêm Nho sĩ Trương Văn Thuần, cựu hội đồng địa hạt Biên Hòa, một nhân sĩ có danh ở quận Long Thành, và là đồng môn thân thiết với nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1837-1898).
Sáng hôm ấ y trời còn mờ sương, trò Quế được cha đưa đi bái sư trên con đườ ng làng ngoằn ngoèo dẫn ra Chợ Mới. Trò Quế đầu cạo để chỏm bánh bèo, đội nón ngựa sơn, mặc áo dài vải đen, hai tay bưng cái khay đự ng lễ phẩm gồ m con gà luộ c, một nhạo rượu kèm chiếc chén mắt trâu, thẻ nhang, ba lá vàng bạc, và một cuốn tập.
Vì có hẹn trước nên khi hai cha con đến nơi, cụ đồ Thuần đã khăn áo chỉnh tề đón vào gian thờ cũng là phòng khách. Trước tiên cụ rót rượu vào chén mắt trâu, thắp nhang đứng trước bàn thờ Đức Khổng Thánh khấn lâm râm, rồi bảo trò Quế quỳ xuống lạy bốn lạy. Tiếp theo cụ đốt ba lá vàng bạc và bái tạ.
Xong lễ cúng Tổ, ông Được mời cụ Thuần ng ồi vào ghế trường kỷ rồi ra hiệu cho con mình lạy hai lạy làm lễ bái sư xin thọ giáo và khai tâm. Cụ Thuần đáp lễ bằng cách vò đầu trò Quế rồi lấy tập vở, viết sáu chữ son vào trang thứ nhất: Nhơn chi sơ, tánh bổn thiện.
Kể t ừ hôm đó, trò Quế chính thức làm môn sanh cụ đồ Thuần, ngày ngày theo anh thứ tư là Trần Văn Tồn đến nhà thầy học chữ. Anh Tồn đã học trước ở đây nên được giao việc phụ đạo cho người em học chữ Nho. Vốn tư chất thông minh lại ham học, trò Quế mỗi ngày tiến bộ thấy rõ.
Cuối năm đó (1909) thầy Thuần qua đời, việc học chữ Nho của trò Quế phải ngừng lại, và trò được cha cho chuyển sang học trường tổng Phước Long.
Thời đó, một trường tiểu học thường có năm c ấp l ớp, đi từ thấp lên cao là: lớp đồng ấu (cours enfantin), lớp dự bị (cours préparatoire), lớp sơ đẳng (cours élémentaire) − thi lấy bằng sơ học (certificat d'études élémentaires), lớp Nhì ( cours moyen), và lớp Nhất (cours supérieur) − thi lấy bằng ti ểu học (certificat d'études primaires). Đứng đầu một trường đủ năm cấp lớp như vậy là hiệu trưởng. Nếu trường không hoàn chỉnh (chỉ có hai, ba cấp lớp) thì đứng đầu là trưởng giáo.
Trường Phước Long bấy giờ gồm có bốn lớp, dùng chung một phòng lớn có sứ c chứa khoảng hai trăm người nhưng không có vách ngăn. Trưởng giáo là thầy Kha Vạng Lẫm, người tỉ nh Tân An. Sau khi nhìn tướng mạo, hỏi han trò Quế đôi điều, thầy Lẫm gật đầu, khen: “Bonne mémoire! Em nầy học sẽ mau tấn tới.”
Trò Quế vào học lớp dự bị với thầy giáo Đỗ Phú Trọng và thầy Lê Trí Đại. Hai thầy nầy coi chung hai lớp dự bị và sơ đẳng, còn thầy Lẫm trông coi hai lớp nhì và nhất.
Cuối năm 1912, th ầy Lẫm xin đổi về Tân An. Người thay thế là thầy Lâm Văn Huê ở Bình Long (Chợ Đồn, tỉnh Biên Hòa), trước đó dạy ở Chợ Lớn.Th ầy Huê tốt nghi ệp trường Chasseloup-Laubat nên rất giỏi Pháp văn, có tiếng là người lịch duyệt. Cách thầy dạy học bao gồm ba mặt trí dục, đức dục, và thể dục. Thầy cho lập một sân bóng tròn, sắm dụ ng cụ thể dục thể thao. Ngoài việc dạy ở trường, th ầy còn nhận dạy kèm tại nhà riêng. Do đó, cũng như nhi ều học sinh khác, trò Quế được cha cho học thêm buổi tối tại nhà thầy.
Học ở nhà thầy thì phải chăm lo việc nhà giúp thầy. Trò Quế thường ngày phải quét sân, quét nhà, lau bàn gh ế, kéo nước, tắm ngựa, cắt cỏ nuôi ng ựa... Suốt mấy nă m chăm chỉ siêng năng vừa học trường vừa học nhà, trò Quế rất được thầy cô Huê tin tưởng. Mỗi khi phải đi vắng, thầy cô giao hết nhà cửa cho trò Quế trông coi.
Năm 1916, được thân phụ cho phép và được thầy Huê giới thiệu, trò Quế chuyển sang trường tiểu học tỉnh Biên Hòa, học lại lớp Nhì với thầy Trương Văn Đảnh, nổi tiếng nghiêm khắ c. Nă m sau lên lớp Nhất, trò Quế học với thầy Huỳnh Văn Giỏi rất hiền đức.
Năm 1919 tiền bối Trần Văn Quế thi cấp bằng tiểu học sau đó trúng tuyển vào trường Sư Phạm Sài Gòn, được ở nội trú, có cơm ăn và được cấp quần áo, suốt bốn nă m từ đệ Nhứt niên (1ère année) đến đệ Tứ niên (4ème année).
Ngay t ừ đệ Nhứt niên, tiền bối được giáo sư Pháp văn Blanc đặt cho cái tên là “le dictionnaire vivant” (cuốn tự điển sống) vì hầu như mỗi khi thầy hỏi bất cứ một từ nào, tiền bối đề u có thể trả lời rất nhanh. Môn ti ền bối thích học nhất là Việt Sử. Thầy Dương Minh Thới dạy sử khen ngợi trí nhớ của tiền bối, đã tặng quyển Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện của Phan Kế Bính (1875-1921).
Nă m 1922 tiền bối lên đệ Tam niên (3ème année), cha mang trọng bệnh và từ trần ở tuổi sáu mươi sáu. Tiền bối vừa tròn hai mươi, đường học hành đang tấn tới mà phải chịu cảnh mất cha. Nhớ lại mùa hè năm trước, về thăm nhà được cha thương yêu dặn dò: “Cha mẹ mong con công thành danh toại thì cha mẹ mừng vui vô cùng. Cha mẹ càng ngày càng già nên muốn trước khi nhắm mắt theo ông bà được thấy con nên người, tạo chút danh thơm cho dòng họ là cha mẹ thỏa nguyện.” Lời dặn ấy nay trở thành lời trăng trối, tiền bối quyết chí sẽ làm vừa lòng cha nơi chín suối.
ba
Trong niên khóa 1922-1923, đau đớn vì nỗi mất cha và nhớ lòng ước mong của cha, tiề n bối Trần Văn Quế càng quyết chí h ọc hành. Kết quả học tập của ti ền bối luôn được thầy khen, bạn cùng lớp nể trọng và quý mến. Do đó tiền bối được bầu làm trưởng lớp.
Cuối năm học tiền bối đứng đầu bảng danh dự cả về học lực lẫn hạnh kiểm. B ởi thành tích đó mà tiền bối bị đẩy vào một trách nhiệm khá khó khăn là đại diện cho toàn trường đư a đơn thỉnh nguyện tăng lương và cải thiện ngạch trật cho giáo sinh tốt nghiệp trường Sư Phạm Sài Gòn. Lại thêm việc cầ m đầ u sáu trăm giáo sinh quyết một trận thư hùng với học sinh trường Bá Nghệ để báo thù cho hai mươi giáo sinh bị học sinh trường Bá Nghệ hành hung trong đêm Noël tại nhà thờ Đức Bà.
Trận chiến được tổ chức khá quy mô. Các con đường Chasseloup-Laubat, đường Norodom,đường Espagne, và chung quanh ch ợ Bến Thành đều được bố trí “quân” ứng chiến. Họ giao tranh bằng gạch đá, giày dép, gậy gộc, và chỉ làm u đầu, sứt trán chứ không đến nỗi tổn thương nhân mạng.
Tuy nhiên trận xung đột nầy đã chấ n động cả giáo giới. Phía người Pháp rất chú ý, nh ận đị nh rằng tuy còn đi học mà đã biết phương pháp dàn trận địa thành đội ngũ, có ngăn đón, có tiếp ứng. Các báo Pháp đăng tin gọi là “la guerre des potaches” (trận chiến học sinh).
Sau trận giặc học sinh, hai ban giám hiệu trường Bá Nghệ và trường Sư Phạm đều không thể truy cứu trách nhiệm cho ai được. Bởi vì không biết nguyên do gây nên cớ sự, cũng ch ẳng biết người chủ mưu. Chánh quyền đành phải xem như huề cả làng. Tuy nhiên hiệu trưởng trường Sư Phạm vẫn để bụng nghi ngờ tiền bối Trần Văn Quế là thủ lãnh cánh giáo sinh.
Tháng 6 năm 1923 tiền bối thi đậu cả hai bằng Thành Chung và Cao Đẳng Tiểu Học. Đường học vấn đã có kết quả khả quan, tuổi đời cũng vừa trưởng thành (21 tuổi) nên người cậu là Nguyễn Linh Thìn, mai mối cho tiền bối một cô gái ở làng Hòa An (qu ận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đ éc) tên là Nguyễn Thị Đị nh, con ông Nguyễ n Văn Tịnh và bà Nguyễn Thị Nguyệt. Tiền bối đi coi mắt v ợ rồi làm lễ hỏi nhưng chưa tính việc cưới xin vì còn theo đuổi việc học.
Tiền bối nộp đơn vào trường Chasseloup-Laubat, theo học ban tú tài bổn quốc, thời hạn học hai năm (1er local và 2è local). Do hậu quả trận chiến “guerre des potaches” trước kia, dẫu không bị truy cứu trách nhiệm nhưng tiền bối vẫn là nhân vật bị lưu ý. Hiệu trưởng trường Sư Phạm đã ghìm lại hồ sơ, may có ông cậu Nguy ễn Linh Thìn dùng uy tín của mình bảo lãnh, cực chẳng đã viên hiệu trưởng đó buộc phải chuy ển hồ sơ đi, sau khi đã phê r ằng: “Cần lưu ý tên học sinh nầy vì có đầu óc xúi giục gây loạn.”
Tiền bối được nhận vào trường nhưng bị xếp chung lớp với những học sinh bị người Pháp cho là có “thành tích gây rối”. Lớp nầy được gọi là lớp “anh hùng hội”, gồ m có Tạ Thu Thâu (1906-1945), Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương, Huỳnh Thái Thông, Nguyễn Văn Đây, Lâm Thiều Thoại… Đó là năm thứ nhất, lên nă m thứ hai bạn học có Nguyễn V ăn Lầu, Nguyễn Văn Kỷ, Lý Đình Huê, Nguyễn Văn Tỵ, Hồ Văn Ngà (1901-1946), Trần Văn Thạch, Trần Văn Nhu…
Tiền bối đua bơi cùng chúng bạn, cuối niên khóa 1923-1924 đỗ bằng Brevet d’enseignement primaire supérieur (titre Français); tiếp đến, cuối năm 1924-1925 lại đỗ hạng nhì bằng Brevet d’enseignement secondaire du Baccalauréat local (tú tài bổn quốc).
Thành quả học tập của tiền bối làm cho từ thầy giáo đến bạn học cũng như người thân đều thán phục. Cậu Nguyễn Linh Thìn khuyến khích tiền bối xin ra Hà Nội học trường Cao Đẳng Sư Phạ m Đông Dương. Tiền bối luôn mong ước tiến thân nên làm đơn và được chấp thuận cho theo học Ban Khoa Học và Toán Lý Hóa với chế độ được cấp dưỡng cơm áo và mọi chi phí khác.
Lên đường đi Hà Nội b ằng tàu thủy, tiền bối vào nội trú tại cánh phía nam của tòa nhà Đ ông D ương Học Xá gọi là Bobillot Sud. Nơi đây như một chốn hội ngộ của những con người tiếng tăm sau nầy như Nguy ễn Thái Học (1902-1930, sinh viên Thương Mại), Nguyễn Khánh Toàn (1905-1993, sinh viên Cao Đẳng Sư Phạm, về sau qua Nga học), Tôn Quang Phiệt (1900-1973), Đặng Thai Mai (1902-1984), Đoàn Hồng, Ph ạm Thiều (1904-1986), Phó Đức Chính (1907-1930, sinh viên Công Chánh).
bốn
Thời gian theo học tại Hà Nội, tiền bối thường đi viếng các đền đài, miếu mạo như đền Ngọc Sơn (hồ Hoàn Kiếm), đền Quán Thánh (hồ Tây), đền Vua Lê, Thanh Hương Đình (phố Hàng Trống), đền Bạch Mã (phố Hàng Buồ m), v.v… Tất cả đều gây nên những ấn tượng duy linh vào tâm thức của con người vốn sẵn có căn cốt tín ngưỡng và ham thích những nghi thức cúng kính, tu hành.
Ngay hồi bảy tuổi học chữ Nho ở nhà cụ đồ Thuần, đi ngang qua nhà một ông thầy cúng, trò Quế thường thấy ông tụng kinh trước bàn Phật Tổ. Trò Quế về nhà bắt chước lập một bàn thờ trong kẹt vựa lúa, viết hai chữ Nho 佛祖 (Phật Tổ) trên tờ giấy treo lên thay tượng Phật, dùng một cái chân đèn bằng đồng treo ngược lên làm chuông. Mỗi ngày lúc rảnh, trò Quế tới “bàn thờ” đánh keng keng vào chân đèn.
Khi học đệ Nhứt niên và đệ Nhị niên trường Sư Phạm Sài Gòn, những ngày nghỉ hè về quê, tiền bối Trần Văn Quế rủ bạn cùng xóm lên khu rừng chồi phát cỏ, chặt cây, cất chòi làm nơi thờ các đấng siêu hình dù chẳng biết thờ vị nào. Đến năm đệ Tam, đệ Nh ị, tiền bối bỏ lối chơi trẻ con ấy, bắt đầu đọc quyển Tây Qui Trực Chỉ của Trần Phong Sắc. Hiểu lời kinh, thấm ý đạo, tiền bối phát nguyện ăn chay mỗi tháng hai ngày vào rằm và mồng một.
Khi viếng các nơi tôn nghiêm ở Hà Nội, lòng tín ngưỡng của tiền bối càng gia tăng. Mặc dù ăn cơm tập thể, tiền bối vẫn cố gắng gi ữ mỗi tháng hai ngày chay và đọc kinh nhựt tụng theo chỉ dẫn trong Tây Qui Trực Chỉ.
Khi lên đệ Nhứt niên Cao Đẳng Sư Phạm vào tháng 6 năm 1925, tiền bối lại muốn đổi sang học Luật với mong ước sau nầy tốt nghiệp ra làm tri huyện vừa có quyền vừa vinh hiển.
Vốn tin tưởng các Đấng siêu hình, tiền bối đặt một lễ đơn sơ gồm đèn hương, hoa quả rồi khấn xin Thiêng Liêng hộ trì cho ý nguyện của mình được thành t ựu. Đêm đó tiền bối nằm mộng thấy cha hiệ n về can ngăn, tiếp đến lại thấy một đấng hình dung giống y pho tượng Đồng Đen ở đền Quán Thánh cũng can ngăn việc đổi trường và khuyên hãy tiếp tục theo ngành giáo dục.
Trong sinh viên Cao Đẳng Sư Phạ m cùng khóa với tiền bối có một người ở Thủ Dầu Một đã từng dự các buổi cầu cơ tại quê nhà nên bày ra việ c “xây ma” trong phòng trọ. Tiền bối được anh em chọn làm đồng tử. Tiền bối v ốn tánh hiền lành, siêng năng, lúc nào cũng t ỏ ra sùng kính vô hình, lại đ ang là lớp trưởng (délégué) nên anh em tin tưởng việc “xây ma” sẽ có kết quả. Rất nhi ệt tâm với nhiệm vụ, tiền bối vấn khăn ngồi trước hương án. Bạn bè ngồi chung quanh thành kính đọc bài cầu:
Xưa nay sinh tử lẽ thường,
Có linh xin chốn huỳnh tuyền lại chơi…
Đọc dứt bài cầu lần thứ nhất, khi bắt đầu lặp lại thì tiền bối cảm thấ y hơi ngây ngất, cơ thể như có luồng điện chạy qua, nhưng tiền bối không nói hay viết ra được gì cả. Anh em bạn cứ tiếp tục đọ c đi đọc lại bài cầu nhiều lần, khoảng nửa giờ. Tiền bối vẫn ngây ngây, im lìm như chìm sâu vào cõi thế giới nào khác. Bạn bè hồi hộp, lo sợ có sự cố. Lúc ấy, để đánh động cho đồng tử xả điển, bạn Lê Khánh Hạnh
vùng hỏi lớn rằng: “Cụ Đề (délégué) đi đến đâu rồi?”
Mong mu ốn tiếp xúc với cõi vô hình hầu như không kết quả, anh em nản chí bỏ cuộc chơi nầy. Như ng Tôn Quang Phiệt, mới vừa ra tù, thúc giục cùng làm lại. Ở trong tù Phiệt từng cầu cơ, dùng một cành đào làm bút và tiếp nh ận được mấy bài thơ hay từ một vong nữ giấu tên. Khi ra tù Phiệt đến vi ếng cụ nghè Ngô Đức Kế (1878-1929), trình mấy bài thơ xin cụ thẩm định, thì cụ gật gù nhìn nhận là thơ hay. Phiệt đọc mấy bài thơ cho chúng bạn cùng nghe, tất cả đều ph ấn khích, hiếu kỳ. Theo sự đốc thúc của Phiệt, mấy anh em lại tiếp tục xây cơ.
Tôn Quang Phi ệt sắp đặ t rất chu đáo: Một hương án trải giấy đỏ, trên bàn bày hoa quả, đèn nến thắp sáng, nhang thơm nghi ngút. Dưới nền nhà, trước hương án, trải một tấm mền nỉ . Phiệt tự nguy ện làm đồng tử, đầu trùm khăn vải đỏ, tay mặt cầm cành đào chuốt nhọn làm bút. Phiệt ngồi vào gi ữa chi ếc m ền nỉ , hai bên là bạn bè. Lần nầy không phải chỉ có sinh viên Sư Phạm mà còn có các sinh viên Y, Dược, Thương Mại, B ưu Điện… Họ tò mò, cùng xin tham
d ự. Mỗi người được trao cho bài cầu cơ để hòa giọng đọc:
Trên bửu tọa khói hương nghi ngút,
Chốn Bồng Lai năm thức mây giăng.
…
Nhớ xưa sử sách có truyền,
Cảnh tiên có cảnh, người tiên có người.
…
Chơi một ngày Bích Hải, Thương Ngô,
Ai hay cán búa tiều phu đã mòn.
Khi đến lần đọc thứ ba thì đầu đồ ng tử đảo nhẹ, cánh tay lay động, rồi ng ọn bút bằng cành đào viết xuống tấm mền nỉ bốn câu như sau:
HUÂN danh nan đắc HẢO tương phùng, MAI,
Trên bửu tọa khói hương nghi ngút,
Chốn Bồng Lai năm thức mây giăng.
…
Nhớ xưa sử sách có truyền,
Cảnh tiên có cảnh, người tiên có người.
…
Chơi một ngày Bích Hải, Thương Ngô,
Ai hay cán búa tiều phu đã mòn.
Khi đến lần đọc thứ ba thì đầu đồ ng tử đảo nhẹ, cánh tay lay động, rồi ng ọn bút bằng cành đào viết xuống tấm mền nỉ bốn câu như sau:
HUÂN danh nan đắc HẢO tương phùng, MAI,
TUYẾT, MINH, MINH kỷ độ cùng.
Đơn QUẾ phương lưu kim cổ tích,
Đề BI độc thị ĐỊNH, CÁT, CƯ.
Thật kinh ngạc, vì bốn câu nầy đáp ứng đúng nguyện vọng của mấy anh em muốn có một bài điểm danh nhữ ng người hiện diện. Người đầu tiên là HUÂN (sinh viên Y Khoa), kế ti ếp là chín sinh viên Cao Đẳng Sư Phạm: Trần Cảnh HẢO, Đặng Thai MAI, Nguyễn Trọng TUYẾT, Lưu Văn MINH (Hà Nội), Nguyễn Văn MINH (Thủ Dầu Một), Trần Văn QUẾ, Đặng Văn BÊ (BI), Võ Quang ĐỊNH, Trần Văn CÁT, Nguyễn Ngọc CƯ.
Sau lần cầu cơ đó, tất cả sinh viên phải dành thì giờ chuẩn bị thi học kỳ. Vì ở tập thể nên khi ôn bài, mỗi sinh viên thường tự tìm một chỗ im vắng cho riêng mình. Buổi trưa hôm ấy, tiền bối Trần Văn Quế từ phòng trọ đi ngang lớp học để cửa mở, định vào ôn bài, nhưng lại thấy hai sinh viên đang im lặng ngồi trang nghiêm phía sau tấm bảng đen. Tiền bối tò mò bước tới gần xem hai bạn đang làm gì. Hầu như cả hai không hay biết, cứ ngồi bất động, mắt lim dim hướng về lư ng t ấm bảng. Se sẽ tiến về phía chân tường quan sát, tiền bối thấy trên lưng tấm bảng có vẽ bằng phấn trắng hình một con mắt mở lớn, phía trên con mắt viết hai chữ CAO ĐÀI. V ốn trong lòng luôn sẵn có đức tin, tiền bối nghĩ đây là một hình thức tâm linh, nên tự nhiên cũng khoanh tay yên lặng đứng nhìn thật lâu, tỏ vẻ tôn trọng. Không khí lớp học thường huyên náo, giờ nầy bỗng dưng vô cùng tĩnh lặng. Trong thâm tâm tiền bối muốn hỏi bạn giải thích về hình thức tâm linh lạ lẫm nầy.
Với cương vị là lớp tr ưởng nên tiền bối vẫ n được bạn học quý mến. Vì thế, sau khi tan cuộc, hai bạn không giấu giếm, cho biết họ đang theo đạo Cao Đài, một tôn giáo mới phát sinh tại miền Nam.
Được thấy và nghe như thế, lòng tiền bối không khỏi nhớ nghĩ hình ảnh con mắt, danh xưng Cao Đài, tư thế ngồi bất động của hai người bạn. Bỗng dư ng tiền bối muốn đặt mình vào vị trí người đi tu, muốn làm đạo sĩ. Trong đầu tiền bối lúc đó liền nghĩ đến vị hôn thê ở làng Hòa An (quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc). S ự giằng co giữa lập gia đình và làm đạo sĩ kéo dài trong tâm trí tiền bối nhiều ngày.
Tết nguyên đán nă m 1927 tiền bối đi viếng đền Quán Thánh và cầu nguyện xin một quẻ xă m về việc hôn nhân của mình để tùy nghi liệu đị nh. Theo hai câu đầu lời bàn quẻ xăm thì việc hôn nhân của tiền bối là tiền duyên, không nên cải đổi.
Nữ mạo lang tài thế sở hy,
Tiền duyên định phối bất tu nghi.
Biết bao sự kiện t ừng d ẫn dắt tiền bối bước vào nẻo tâm linh. Đầu óc lúc nào cũng suy tư về một thế giới siêu hình, tiền bối cảm nhận thế gi ới ấy hiện hữ u song song với thế giới hữu hình, luôn luôn theo sát cuộc sống từng người để hộ trì, dắt dẫn. Tiền bối tin r ằng những gì đã tiền định thì không thể cải đổi. Cho nên cuối năm 1927 tiền bối xin phép nghỉ học và xuống tàu thủy về Nam cưới vợ.
Thật kinh ngạc, vì bốn câu nầy đáp ứng đúng nguyện vọng của mấy anh em muốn có một bài điểm danh nhữ ng người hiện diện. Người đầu tiên là HUÂN (sinh viên Y Khoa), kế ti ếp là chín sinh viên Cao Đẳng Sư Phạm: Trần Cảnh HẢO, Đặng Thai MAI, Nguyễn Trọng TUYẾT, Lưu Văn MINH (Hà Nội), Nguyễn Văn MINH (Thủ Dầu Một), Trần Văn QUẾ, Đặng Văn BÊ (BI), Võ Quang ĐỊNH, Trần Văn CÁT, Nguyễn Ngọc CƯ.
Sau lần cầu cơ đó, tất cả sinh viên phải dành thì giờ chuẩn bị thi học kỳ. Vì ở tập thể nên khi ôn bài, mỗi sinh viên thường tự tìm một chỗ im vắng cho riêng mình. Buổi trưa hôm ấy, tiền bối Trần Văn Quế từ phòng trọ đi ngang lớp học để cửa mở, định vào ôn bài, nhưng lại thấy hai sinh viên đang im lặng ngồi trang nghiêm phía sau tấm bảng đen. Tiền bối tò mò bước tới gần xem hai bạn đang làm gì. Hầu như cả hai không hay biết, cứ ngồi bất động, mắt lim dim hướng về lư ng t ấm bảng. Se sẽ tiến về phía chân tường quan sát, tiền bối thấy trên lưng tấm bảng có vẽ bằng phấn trắng hình một con mắt mở lớn, phía trên con mắt viết hai chữ CAO ĐÀI. V ốn trong lòng luôn sẵn có đức tin, tiền bối nghĩ đây là một hình thức tâm linh, nên tự nhiên cũng khoanh tay yên lặng đứng nhìn thật lâu, tỏ vẻ tôn trọng. Không khí lớp học thường huyên náo, giờ nầy bỗng dưng vô cùng tĩnh lặng. Trong thâm tâm tiền bối muốn hỏi bạn giải thích về hình thức tâm linh lạ lẫm nầy.
Với cương vị là lớp tr ưởng nên tiền bối vẫ n được bạn học quý mến. Vì thế, sau khi tan cuộc, hai bạn không giấu giếm, cho biết họ đang theo đạo Cao Đài, một tôn giáo mới phát sinh tại miền Nam.
Được thấy và nghe như thế, lòng tiền bối không khỏi nhớ nghĩ hình ảnh con mắt, danh xưng Cao Đài, tư thế ngồi bất động của hai người bạn. Bỗng dư ng tiền bối muốn đặt mình vào vị trí người đi tu, muốn làm đạo sĩ. Trong đầu tiền bối lúc đó liền nghĩ đến vị hôn thê ở làng Hòa An (quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc). S ự giằng co giữa lập gia đình và làm đạo sĩ kéo dài trong tâm trí tiền bối nhiều ngày.
Tết nguyên đán nă m 1927 tiền bối đi viếng đền Quán Thánh và cầu nguyện xin một quẻ xă m về việc hôn nhân của mình để tùy nghi liệu đị nh. Theo hai câu đầu lời bàn quẻ xăm thì việc hôn nhân của tiền bối là tiền duyên, không nên cải đổi.
Nữ mạo lang tài thế sở hy,
Tiền duyên định phối bất tu nghi.
Biết bao sự kiện t ừng d ẫn dắt tiền bối bước vào nẻo tâm linh. Đầu óc lúc nào cũng suy tư về một thế giới siêu hình, tiền bối cảm nhận thế gi ới ấy hiện hữ u song song với thế giới hữu hình, luôn luôn theo sát cuộc sống từng người để hộ trì, dắt dẫn. Tiền bối tin r ằng những gì đã tiền định thì không thể cải đổi. Cho nên cuối năm 1927 tiền bối xin phép nghỉ học và xuống tàu thủy về Nam cưới vợ.
( Trích Hương quế cho đời - Phạm văn Liêm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét