(Trích Hương quế cho đời - Phạm văn Liêm)
một
Thấm thoát ba năm học sắp trôi qua. Mùa hè năm 1928 là mùa thi ra trường. Thời gian sống xa nhà lại khép mình trong nội trú gò bó, thiếu sự thă m viếng, chăm nom của người thân, giờ đây tiền bối Trần Văn Quế cảm thấy mình giống như đang chuẩn bị vượt vũ môn tam c ấp. Tiền bối sắp được trở về với làng quê thân yêu, với gia đình, nhất là với người vợ mới cưới. Tiền bối quyết chí chiếm bảng đề danh kỳ thi ra trường, ngày đêm cứ như thiết như tha, vừa ôn tập vừa cầu nguyện.
Một đêm kia, sau giờ học quá khuya, tiền bối chìm sâu vào giấc ngủ và mơ thấy mình đ ang trèo lên tầng l ầu cao gỡ một tấm bảng. Vừa đưa tay thì tấm bảng sút ra rơi xuống trước mặt mà không hư bể. Vài đêm sau tiền bối lại chiêm bao thấy mình được về quê thong dong trên đường làng, nhìn hàng cây ven con sông nh ỏ chạy dọc theo những ruộng lúa xanh rờn đang thờ i làm đòng. Bước chân đi phơi phới, mắt hướng về những ngôi nhà ẩn hiện phía xa, tâm hồn như sống lại nhữ ng kỷ niệm ngày ấu thơ. Càng gần đến nhà càng thấy nỗi vui tràn ngập, lại gặp mấy cụ già thu ộc hàng tiên chỉ, thứ chỉ trong làng cứ chấp tay cung kính chào bằng “ông” chứ không gọi bằng cháu như ngày trước.
Từ hai điềm chiêm bao nầy, tiền bối tin rằng nhất định mình sẽ thi đậu. Quả thực vào cuối tháng 5 năm 1928, thi ra trường tiền bối đỗ hạng ba.
Qua tháng 6 năm ấy tiền bối từ giã Hà Nội v ề Sài Gòn nhận nhiệ m vụ giáo sư Khoa Học (dạy ba môn Toán, Lý Hóa, Vạn Vật) tại trường trung học Petrus Ký. Mấy tháng sau tiền bối được bổ sang ngạch giáo viên Pháp tập sự…
Thấy đã ổn đị nh nhiệm sở, ti ền bối lo thu xếp nơi ăn, chốn ở, đưa vợ về cùng sống tại số 255 đường Frère Louis.
Bấy gi ờ theo tuổi ta, tiền bối hai mươi bảy, có địa vị một giáo sư mô phạm ngoài xã hội và một người chồng gương mẫu trong gia đình. Ngoài việc chu toàn bổn phận và nhiệm vụ của gia đình, xã hội, trong sinh hoạt thường nhật, tiền bối luôn cả m thấy khát khao một điều gì về đời sống minh triết, cảm thấy thiếu vắng một cái gì về sùng mộ thánh linh. Điều mà tiền bối cảm nhận và chiêm nghiệm là lý vô thường. Trong dòng chảy củ a nhân sinh, từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây đều đượm nhuần lẽ vô thường ấy.
Đức Khổng Phu Tử khi nhìn dòng sông trôi đã thốt lên rằng: “Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ.”
Hiền giả Héraclite phương Tây bảo: “Không ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông.”
Còn Đức Lão Tử thì: “Đại viết thệ, thệ viết viễn, viễn viết phản.” (28)
Qua bài Tương Tiến Tửu, nhà thơ Lý Bạch cảm thán:
Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, Bôn lưu đáo hải bất phục hồi.
Quân bất kiến cao đường minh cảnh bi bạch phát, Triêu như thanh ty mộ thành tuyết.
Còn Vương Bột trong bài Đằng Vương Các thì:
Các trung đế tử kim hà tại?
Hạm ngoại trường giang không tự lưu.
Tiền bối luôn phân vân về cái phân vân của muôn đời: Con người sinh ra, lớn lên, học hành, vào đời r ồi chết. Con người từ đâu sinh ra, sinh ra để làm gì? Chết rồi còn hay mất? Nếu còn thì cái gì còn và đi về đâu?
Trong tâm tư tiền bối từ thuở ấu thơ đến buổi trưởng thành lúc nào cũng canh cánh về một thế giới siêu hình mà tiền bối đã từng trực giác. Chỗ giao tiếp giữ a tâm thứ c tiền bối và thế giới siêu hình là lòng sùng kính các đấng Phật, Tiên, Thánh. Ở lãnh vực này, tiền bối chỉ mới tiếp cận quyển
Tây Qui Trực Chỉ, đặt tâm tín thành và học tu theo kinh nầy. Tiền bối thu xếp căn nhà của mình ngõ hầu có một nơi thiết trí tran thờ Đứ c A Di Đà để tụng kinh mỗi tối. Đêm nào cũng vậy, tiền bối chuyên nhất với tín tâm của mình, từ đó dường như có những ấn chứ ng ban đầu, khi ến ti ền bối càng vững tin hơn về một thực thể mà tiền bối cho là tâm linh vũ trụ.
Những việc được xem là ấn chứng đến với tiền bối Trần Văn Quế đều trong giấc mộng.
Một đêm kia tiền bối nằm mộng thấy mình bị một đám trẻ con vây đánh túi bụi. Đang lúc chống đỡ vất vã, bỗng vẳng lên tiếng người nói l ớn: “Mau niệm Phật Quan Âm!” Tiền bối liền niệm “Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát, nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát…” tức thì có một bà dáng dấp như tiên hiện đến và lũ trẻ bỏ chạy cả.
Một đêm khác tiền bối mộng thấy mình đến một bến đò, đang đứng bên bờ thì từ phía đầu dòng có chiếc tam bản (ghe trẹt lòng) do một người đàn bà vừa chèo v ừa nói: “Ai theo Phật thì theo.” Khi đến gần tiền bối, người đàn bà ấy l ại hỏi: “Vậy chớ Monsieur Trần Văn Quế ở đâu?” Vía tiền bối đáp lớn: “Để tôi lo việc dưới trần nầy đã.”
Rồi một đêm nữa, tiền bối thấy mình đi công tác, khi vừa bước lên xe kiếng liền có người mang đến biếu một vuông khăn đỏ, trong khăn vẽ sáu lỗ tai bằng phấn trắng.
Lại một đêm khác nữa, tiền bối thấy mình đi trên một dãy núi to, trên đỉnh lại có một ao trồng sen, có hoa nở rồi, có hoa chưa nở.
Vào ngày vía Đức Phật A Di Đà (17 tháng 11 âm lịch), sau khi trì kinh và làm lễ tưởng niệm Đức Ph ật A Di Đà xong ti ền b ối vào ngủ, mộng thấy mình đi mà không biết đi đâu, đến một nơi mà chẳng biết nơi nào, lại thấy có một cây đại thọ ba nhánh. Trên chỗ cháng ba có một vị gi ống hệt hình Phật A Di Đà in trên bìa kinh. Vị ấy cất tiếng nói lớn: “Ông chủ đò Cát Lái đã rõ thấu lòng của ngươi rồi.”
hai
Bước đầu cuộc sống tự lập của tiền bối Trần Văn Quế như vậy xem như đượ c thu xếp tương đối ổn định cả về vật chất lẫn tinh thần. Tiền bối cảm thấy yên lòng trong nền nếp phục vụ xã hội, trách nhiệm gia đình và hướng vọng tâm linh. Từng ngày cứ trôi qua nhịp nhàng.
Vào hạ tuần tháng 9 năm 1928, ng ười anh thứ t ư là Trần Văn Tồn t ừ Long Thành vào Sài Gòn thăm và chủ yếu muốn hỏi ý kiến tiền bối về việc nhập môn đạo Cao Đài. Ông Tồn bảo với tiền bối:
“Vừa rồi anh Hội Đồng Nguyễn Phát Đạt ở Phước Thiền là bà con với mình khuyên anh và thân mẫu nhập môn đạo Cao Đài. Vì không biết đạo ấy như thế nào nên vào đây hỏi ý kiến chú. Ở Sài Gòn chú quen biết nhiều nhà tai mắt, ắt rõ việc ấy hơn tôi.”
Nghe nói th ế, tiền bối nghĩ bụng anh mình ưa chơi bời, vướng phải tứ đổ tường, nay muốn vào đạo thì quả là cơ hội tốt. Hơn nữa tiền bối cũng đã biết qua về đạo Cao Đài rồi nên vội trả lời:
“Đạo ấy được lắm. Má và anh nên an lòng vào đạo đó đi.”
Ông Tồn hoan hỷ ra về. Sau ngày đó hai mẹ con ông nhập môn Cao Đài. Nhập môn xong, ông Tồn lại lên Sài Gòn khuyên em mình hãy nhập môn để cả nhà cùng chung một tín ngưỡng. Tiền bối trả lời:
“Thôi, má và anh tu theo Cao Đài, còn tôi đã tu theo đạo Phật lâu rồi, nay nếu cải đạo thì sẽ mang tội phản sư.”
Tiền bối học tu theo Tây Qui Trực Chỉ, đã thuần theo giáo nghĩa Phật Đà. Hơn nữa đạo Cao Đài đối với tiền bối vẫn còn quá mới, chư a có dịp tiếp cận nhiều, chỉ mới biết sơ qua hai người bạn ở trường Sư Phạm Hà Nội, nên tiền bối không khứng theo ý anh mình.
Ông Tồn cũng cảm thấy đặt tín tâm vào một mối đạo mà chưa thấu suốt ngọn nguồn thì c ũng không nên. Từ suy nghĩ đó, ông muốn củng cố s ự hiểu biết nên ít lâu sau ông lên Tòa Thánh Tây Ninh xin làm công quả, mục đích tìm hiểu đường tu, học hỏi đạo lý.
Cách tốt nhất để được g ần gũi các chức phẩm cao cấp là xin làm công quả hầu trà hầu nước trong phòng h ội họp. Trong vòng một tháng ông Tồn đã khá hi ểu biết về tôn chỉ, mục đích, về con đường đại ân xá của Đức Cao Đài. Ông phát nguyện ăn chay trường và lập chí tu học.
Khi trở về Sài Gòn, ông Tồn nhiệt thành chia sẻ niềm lạc đạo với ti ền bối Trần Văn Quế, để một lần nữa khuyên nhủ em mình chuyển đạo. Ông giãi bày:
“Sau khi má và anh nhập môn Cao Đài, anh cũng nghi ngại trong bụng rằng mấ y ông truyền đạo toàn là những nhà trí thức ưu thời mẫ n thế, có lẽ mượn cớ lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ để gầy dựng lực lượng nhằm cử đồ đại sự sau nầy.
“Anh đã hỏi ba vị giáo hữu tại thánh thất Phú Hội ở quê mình, nhưng ba vị không giải thích mà khuyên anh đi Tòa Thánh tìm hiểu.
“Anh đi Tây Ninh lập công quả theo sự giới thiệu của thánh thất Phú Hội. Làm nhân viên hầu trà hầ u nước ngót một tháng, anh đã chủ tâm nhìn ngắm từng con người, từng l ời nói, từng cử chỉ, nhất là lóng nghe nội dung những cuộc hội họp của quý anh lớn.
“Họ hầu hết là đại điền chủ, đốc phủ sứ, tri phủ, tri huyện, đố c học, thông ngôn, ký lục… đương quyền mà chịu sống kham khổ, lìa bỏ nệm ấm chăn êm, nằm trên những tấm ván đơn sơ với manh chiếu cói không hơn gì kẻ cùng đinh hạ tiện. Còn ăn thì chay lạt muối dưa.
“Nơi thờ phượng vẫn còn đơn sơ là gian nhà tranh gió lùa mưa dộ t. Những giờ kinh, giờ cầu cơ, các nhà quyền quý kia vẫn chí thành, chí tín sấp mình hòa thân cùng hạng bần dân.
“Còn những điều anh nghe được toàn là bình đẳng, thương yêu, dung hợp, hòa đồng, Kỳ Ba cứu thế. Nhất là nghe những chữ vạn pháp đồng tông, vạn thù quy nhứt, anh nghiệm ra một lý đạo thật vô cùng siêu việt. Lại thêm Giáo Ch ủ Cao Đài là vô hình, là Đấng thượng thiên mà ông cha ngàn đời đã ngưỡng vọng. Anh thâm nhiễm các câu thánh ngôn:
Chín Trời mười Phật cũng là Ta,
Truyền Ðạo chia ra nhánh nhóc ba.
Hiệp một chủ quyền tay nắm giữ,
Thánh, Tiên, Phật Đạo vốn như nhà.
“Hay là:
Nhiên Đăng Cổ Phật thị Ngã.
Thích Ca Mâu Ni thị Ngã.
Thái Thượng, Nguơn Thỉ thị Ngã.
Kim viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát giáo đạo Nam phương.
“Từ đó anh tin tưởng mãnh liệt r ằng nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được khai sáng do ông Trời làm chủ. Những lời Tiên, tiếng Phật giảng dạy qua cơ bút là sự thật nhiệm mầu, không phải mê tín huyễn hoặc…”
Ông Tồn nói say sưa một hồi, tiề n bối Trần Văn Quế ngồi im lắng nghe, trong lòng cảm thấy mừng cho anh mình và suy nghĩ về những điều anh giãi bày. Nhưng khi ông Tồn lặ p lại l ời khuyên “Chú nên nhập môn vào đạo Cao Đài vì là đạo của Trời”, tiền bối vẫn nhẹ nhàng khước từ với lý do không thể bỏ Phật bỏ kinh.
Ông Tồn thấy không thể thuyết phục em mình đành thất vọng bỏ về Long Thành. M ấy hôm sau ông đưa mẹ cùng lên Sài Gòn với ý định hợp lự c khuyên b ảo tiền bối Trần Văn Quế chuyển đạo để cả nhà cùng chung một tín ngưỡng.
Tiền bối ôn tồn tán dương việc mẹ và anh tín mộ đạo Cao Đài, nhưng phần mình vẫn khăng khăng không đổi đạo.
Hai mẹ con ông Tồn thất vọng, buồn tình vội bỏ ra về như có ý hờn dỗi. Tiề n bối rất áy náy, thương mẹ thương anh vô cùng. Giá như chưa thâm nhiễm Tây Qui Tr ực Chỉ thì hẳn ti ền bối thỏa mãn theo ý nguyện của anh và mẹ một cách dễ dàng. Đằng nầy mảnh tâm điền của tiền bối đã có cội cổ thụ Di Đà chiếm ng ự rồi nên tiền bối đành phụ lòng m ẹ và anh. Nhưng rất lạ lùng, kể từ hôm đó tiền bối liên tục nằm mộng thấy nhiều điềm chiêm bao tợ như những linh khải.
Điềm chiêm bao thứ nhất
Tiền bối mộng thấy mình cùng người em thứ chín về nhà ở xóm ông Thiện, làng Phước Long (quận Long Thành, tỉnh Biên Hòa). Trong nhà lúc ấy đông đúc người ra vào như có lễ lạt. Tất cả mọi người đều bịt khăn đen, mặc áo dài quần dài. Hai anh em sợ quá không dám vào nhà, núp dưới hàng rào dành dành. Bất ngờ mấy người
khách ở trong nhà ùa ra rượt cả hai anh em. Tiền bối Trần Văn Quế luýnh quýnh té quỵ xuống, một người khách sấn đến kề dao găm vào cổ tiền bối và hỏi bằng tiếng Pháp: “De quelle religion êtes-vous?” (Ông theo đạo nào?) Tiền bối Trần Văn Quế vội vàng trả lời: “Je suis Bouddhiste.” (Tôi là Phật tử.) Ng ười khách nói lớn: “Dites plutôt Caodaïste.” (Nên nói tín đồ Cao Đài là hơn.) Tiền bối bừng tỉnh giấc mơ mà lòng cứ phân vân, suy nghĩ mãi.
Điềm chiêm bao thứ hai
Tiền bối thấy mình về nhà ở Long Thành. Trong nhà cũng có nhiều khách đông đảo, đều mặc áo dài, đầu bịt khăn đen. Giữa nhà có cái tran đặt trên cao với tượng thờ con mắt mở lớn, hình ảnh mà tiền bối đã thấy hai bạn sinh viên vẽ sau bảng đen ở trường S ư Phạm Hà Nội. Đi ra phía sau nhà, tiền bối thấy một cái ao rộng trồ ng nhiều bụi sen to tướng. Mỗi bông sen nở to như bánh xe bò, cánh hoa trắng, nhụy xanh nhô lên khỏi mặt nước. Phần cuống hoa sen lộ ra to như cây cột xanh lá cây. Những bông còn búp cũng nhi ều la li ệt. Tiền bối tò mò hỏi một người khách: “Bông nầy để làm gì?” Người khách bảo: “Bông sen để cúng Thầy. Thầy là danh xưng củ a Đức Thượng Đế, Giáo Chủ Cao Đài. Bông sen thì biểu trưng cho Phật Giáo.” Tiền bối thức giấc và tâm trí cứ quẩn quanh nhớ tới câu nói “Bông sen để cúng Thầy”.
Điềm chiêm bao thứ ba
Tiền bối thấy về nhà thă m mẹ. Khi đến bờ đê có trồng tre dẫn vào lối ngõ, chỉ còn vài tr ăm thước thì trời đổ một trận mưa lớn xối xả. Tiền bối vội chạy vào ngôi miếu con bên đườ ng núp mưa. Rất lạ lùng, giở t ấm sáo che trước miếu thì thấy một bức tranh vẽ con mắt mở lớn. Tiền bối giật mình khi thấy hình tượng con mắt hai lần đều giống nhau. Nó như một linh ảnh có huy ền lự c khi ến tiền bối rốt cuộc phải vâng theo lời mẹ và anh nhập môn Cao Đài.
ba
Tại làng Phú Mỹ, tổng Thành Tuy Hạ, quận Long Thành, tỉnh Biên Hòa, có thánh thất Cao Đài Phú Hội. Việc tu học của bổn đạo ở đây do ba vị giáo hữ u trông coi. Ngày thường họ thay phiên nhau trực giáo sở, ch ăm lo lễ bái tứ thời. Vào các ngày đàn lệ họ có mặt đầy đủ, mỗi người mỗi việc.
Hôm ấy ngày rằm tháng B ảy, lễ trung nguơn Địa Quan xá tội, đồng thời có lễ nhập môn của tiền bối Trần Văn Quế do thân mẫu trình xin. Ba vị giáo hữu s ắp xếp chu đáo từ việc kinh lễ, nghi thức đến việc sinh hoạt tại nhà hội.
Họ Đạo nầy đã từng t ổ chức lễ nhập môn cho nhiều tín đồ rồi, nhưng hôm nay cần đòi hỏi sự chu đáo hơn vì người tín đồ nầy đã đỗ đạt làm giáo sư tận Sài Gòn, lại là một Phật tử quy hiệp về đạo Thầy.
Từ ngày 13 âm lịch tiền bối đã về nhà, trước th ăm mẹ, sau là chuẩn bị thọ lễ nhập môn vào ngày rằm. Kể từ hôm về nhà ti ền bối bị bệnh yết hầu. Cuống họng hầu như bị nghẹt, ăn uống rất khó khăn.
Thân mẫu đi kiếm cây rẽ quạt, nhổ về mài củ với nước cơm cho tiền bối uống nhưng bệnh không thuyên giảm. Bà cảm thấy âu lo phi ền lòng, luôn khấn thầm: “Xin Ơn Trên gia h ộ cho con tôi khỏi bệnh để lập nguyện nhập môn cho suôn sẻ… Con tôi vốn hiền lành từ nhỏ, nay phát tâm tu đạo Thầy, xin chư Thần Thánh, Tiên Phật hộ trì…”
Phần tiền bối chăm lo đọc đi đọc lại mấy bài kinh cúng
tứ thời và l ời minh thệ. Đêm đến tiền bối n ằm trên bộ ván gõ bên trái tran thờ ở nhà trên. Trong gi ấc ngủ chập chờn tiền bối nghe chừng có tiếng lao xao từ phía tran thờ làm tiền bối thao thức.
Mặc dù cổ còn đau không nói được, đầu hơi váng vất vì thiếu ngủ, tuy nhiên tiền bối vẫn theo mẹ và anh ra thánh thất thọ lễ nhập môn.
Hôm ấy là ngày rằm tháng 7 Kỷ Tỵ (19-8-1929), tiền bối nghiêm trang trong bộ áo dài trắng, đầu đội khăn đóng đen cùng hòa với đạo hữu đi thánh thất. Lòng tiền bối chừng như có chút gì xao xuyến với những điều được người tiến dẫn dặn dò. Từ nay tiền bối ăn chay thêm mỗi tháng bốn ngày cho đủ lục trai. Cũng t ừ nay thay vì niệm Nam mô A Di Đà Phật, tiền bối niệm Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Tiền bối không còn tụng kinh Tây Qui Trực Chỉ nữa mà phải nằ m lòng kinh cúng tứ thời. Thời khóa cúng mỗi ngày là Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu.
Vào nhà h ội, ti ền bối được xếp ngồi vào hàng ghế tiếp sau quý chức sắc, chức việc. Vì là ngày lễ Địa Quan xá tội và Vu Lan thắng hội nên bổn đạo tham dự rất đông. Trong nghi thức khai hội, tiền bối chú ý từng chi tiết trang nghiêm đầy thánh chất. Giọng thanh thoát đọc bài Kinh Nhập Hội đã làm tâm h ồn tiền bối lâng lâng, thấm thía vị đạo trong từng lời kinh:
Một nuôi nấng tinh thần tinh khiết
Hai dạy răn cho biết tội tình
Ba lo trị thế thái bình
Cộng chung pháp luật Thiên Đình chí công
Các con vốn trong vòng thánh thể
Phép tu vi là kế tu hành
Mở đường tích cực oai linh
Cậy phương thuyết giáo vẽ thành kinh chơn.
Trong phần sinh hoạt đạo, một giáo hữu trình bày về ý nghĩa lễ trung nguơn Địa Quan xá t ội, nêu lên đạo hiếu của vua Thuấn và của tôn giả Mục Kiền Liên. Khi kết luận, vị này nhấn mạnh đạo hi ếu là đạo trước tiên của con người rồi chuy ển mạch sang việc nhập môn cầu đạo là cách thự c hi ện chữ hiếu một cách rốt ráo. Cuối cùng vị giáo hữu nói đến lễ nhập môn của tiền bối Trần Văn Quế.
Vị giáo hữu giải thích nhập môn là vào cửa đạo. Người vào cửa đạo Cao Đài trước hết là phải gìn giữ tam quy, ngũ giới, tuân thủ hai mươi bốn điều Thế Luật. Trong hai mươi bốn điều ấy thì điều thứ nhất và thứ hai là quan trọng hơn cả đối với người mới nhập môn.
Điều thứ nhất: Hễ thọ giáo với một Thầy thì tỷ như con một Cha, phải thương yêu nhau, liên lạc nhau, giúp đỡ nhau, lấy lòng thành thật mà đối đãi nhau, dìu dắt nhau trong đường đạo và đường đời.
Điều thứ hai: Nhập đạo rồi thì phải quên những việc oán thù nhau khi trướ c, phải tránh việc ganh ghét tranh đua và kiện cáo, phải nhẫn nhịn và hòa thuận với nhau. Rủi có điều chi xích mích, phải vui nghe người làm đầu trong họ phân giải.
Sau gi ờ sinh hoạt tại nhà họp, tấ t cả đều sửa soạn lễ phục vào cúng Ngọ, cũng là giờ hành lễ nhập môn của tiền bối trước b ửu điện có hình thờ một con mắt mở lớn. Ti ền bối đã quỳ nghe kinh một thời cúng rồi thự c hiện nghi lễ nhập môn với lời minh thệ gồm ba mươi sáu chữ:
“Thề r ằng, từ nay biết một đạo Cao Đài Ngọc Đế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hi ệp đồng chư môn đệ gìn luật lệ Cao Đài, như sau có lòng hai, thì thiên tru địa lục.”
Khi xong lễ, tiền bối cảm thấy người nhẹ nhõm, đường
thiêng liêng như đang mở ra trước mắt và “Tây qui trực chỉ” cũng là đây. Tiền bối khoan khoái xuống nhà khách đàm đạo với quý chức sắc và bổn đạo. Lạ thay bệnh của tiền bối tự nhiên tan đâu mất, giọng nói của tiền bối trở lại bình thường.
Trong buổi đàm đạ o nầy, ba ông giáo hữu hướng dẫn cho tiền bối khi trở lại Sài Gòn hãy liên lạc với thánh thất Cầu Kho để tu học.
bốn
Thánh thất Cầu Kho vốn là tư gia của đốc học Đ oàn Văn Bản (1876-1941) được “cải gia vi t ự” (lấy nhà ở đổi làm nơi thờ cúng). Ngôi nhà ba gian cột gỗ vách ván, lợp ngói, phía trước cửa sổ song cây, phía sau có hậu đường và nhà trù. Bên phải nhà che thêm một cái chái làm chỗ để xe camion của đốc học và chỗ để thuyền bát nhã.
Tọa lạc tại số 42 đường Général Leman, thánh thất nầy tập hợp chức sắc và tín đồ Cao Đài đông đảo nhất lúc bấy giờ, vì là nơi công khai phổ độ Đạo Trời bằng cơ bút tại khu vực Sài Gòn. Ngoài ra còn có hai đàn cơ phổ độ tại Gò Vấp và C ần Giuộc. Đàn cơ công khai ở ba nơi nầy do ba cặp đồng tử: Cao Quỳnh C ư (1888-1929) và Phạm Công Tắc (1890-1959); Nguyễn Trung Hậu (1892-1961) và Trương Hữ u Đức (1890-1976); Phạm Văn Tươi (1897-1976) và Thái Văn Thâu (1899-1981).
Cặp đồng tử Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc phụ trách t ại thánh thất Cầu Kho do tiền bối Đoàn Văn Bản chứng đàn. Những buổi cầu cơ tại đây thu hút được rất đông thiện nam tín nữ cả vùng Sài Gòn, Chợ Lớn và ngoại ô. Nhất là vùng ngoại ô, mỗi khi có khai đàn thượng tượng, tín hữu nam nữ mặc đạo phục trắng tinh dập dìu qua các lối đường quê như những cánh cò.
Người tín hữu Cao Đài khi đ ã lập nguyện với Thầy rồi thì đều xem nhau như con một Cha. Sức thu hút lòng tín ngưỡng bởi giáo lý tân pháp được Thiêng Liêng ban cho qua cơ bút đã làm đồng đạo say mê. Nhất là tình huynh đệ xuất phát từ tình thương của Đấng Chí Tôn, chan hòa vào mỗi môn sinh. Người Cao Đài lấy chơn thật cảm thông chia sẻ cùng nhau nên luôn hăng hái trong mọi sinh hoạt tu học, quan hôn, tang tế.
Tiền bối Trần Văn Quế đã đến với thánh thất Cầu Kho bằng cả tâm chí thành học hỏi, hòa mình vào nếp sống đạo ngay từ bước đầu. Dần dần tiền bối phát nguyện hiến dâng lập công hành đạo. Ngoài những gi ờ dạy ở tr ường Petrus Ký, tiền bối dồn hết thời gian cho việc tị nh tâm tu học, chăm lo mọ i giáo vụ, chu đáo mọi đạo sự của thánh thất. Những hoạt động tín ngưỡng tôn giáo của tiề n bối đã lọt vào mắt theo dõi của nhà cầm quyền thuộ c địa. Và đó chính là nguyên nhân tiền bối bị đánh hỏng ba lần về kỳ thi cấp bằ ng khả năng sư phạm Pháp. Cho đến kỳ thi lần thứ tư tiền bối mới được chấm đậu nhưng lại bị áp lực của Toàn Quyền Pasquier buộc tiền bối trở về ngạch giáo sư trung học đệ nhất cấp người Việt, nếu không tuân lệnh sẽ bị sa thải.
Tuy bực bội trước sự bất công nhưng nghe lời của nhiều người am tường tình thế khuyên bảo, nên tiền bối đành chấp nhận “tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Tiền bối lại còn bị thường xuyên theo dõi do chỉ thị của Taboulet, Giám Đốc Nha Họ c Chánh Sài Gòn: “Laissez Monsieur Quế à Saigon pour mieux le surveiller.” (Để ông Quế lại Sài Gòn đặng giám sát ông ấy chặt chẽ hơn.)
Nhận thấy con đườ ng giáo dục mình theo đuổi bị thế lực chánh trị chen vào do nghi kỵ về tín ngưỡng, tiền bối cứ mặc kệ, lại càng quyết tâm hơn trong việc tham gia các sinh hoạt tôn giáo. Tiền bối cảm thấy thích thú trong lộ trình tìm về nguồn số ng tâm linh với môi trường tu học đông đảo những thành phần trí thức, có địa vị trong xã hội, hoặc quý vị đạo cao đức trọng…
Tham gia sinh hoạt tu học tại thánh thất Cầu Kho, tiền bối quên dần đường tiến thân của một viên chức giáo dục. Tiền bối tâm niệm câu thánh thi:
Hay cho kẻ sĩ biết tu hành
Hành ấy thì thân chẳng mất danh…
Được gần gũi, ti ếp xúc với nhiều nhân vật Cao Đài, nhiều thiện tri thức trong Ngũ Chi, lại được nghe thánh ngôn, thánh giáo, tiền bối c ảm nhận nguồn tâm linh Cao Đài rất sống động. Tiền bối từng ngày sưu tầm biên chép thánh ngôn, thánh giáo từ buổi đầu lập đạo để học hỏi, nghiên cứu, khám phá. Tiền bối rất thích thú và thuộc lòng nhiều thi văn dạy đạo.
Đã từng muôn kiếp có tên Ta,
Ta bởi Đạo Trời mở cửa ra.
Ra để rước người lành đến ở,
Ở chung một cõi lại chung nhà.
Một trời một đất một nhà riêng,
Dạy dỗ nhơn sanh đặng dạ hiền
Cầm mối Thiên thơ lo cứu chúng,
Đạo người vẹn vẻ mới thành Tiên.
Biết tiền bối có bằng cấp Tây học, một tín hữu đã tặng bài thánh giáo bằng Pháp vă n, do Đức Lý Giáo Tông dạy ông Wintrebert ngày 7 tháng 7 năm 1928 (20-5 Mậu Thìn) tại Tòa Thánh Tây Ninh.
Dù sao đạo Cao Đài đố i với tiền bối hãy còn quá mới. Việc thâm nhập đạo pháp đối với tiền bối vẫn còn ở giai đoạn khám phá, cho nên thánh ngôn, thánh giáo đến với tiền bối luôn mới lạ và bất ngờ.
Bài thánh giáo do Đức Lý Bạch, xưa nổi tiếng là một thi tiên đời Đường (Trung Quốc), nay đã giáng điển tại Việt Nam dạy đạo bằng ngôn ngữ Lang Sa:
Cher frère Wintrebert, approchez et lisez.
Je vous donne des vers.
Le Christ dit:
L’esprit est prompt mais le corps est léger,
Le monde ressemble à un passager
Qui s’égare seul dans un désert aride,
Marche vers la mort d’un pas rapide.
Si on le rencontre, que lui donne-t-on en chemin?
De l’eau pour sa soif et du pain pour sa faim,
On fait soit volontaire, soit involontaire,
Un acte appelé humanitaire.
Que diriez-vous si vous voyiez un père qui s’évertue A regarder ses enfants qui s’entretuent?
Vous le considéreriez comme irrespectable, Si vous ne le jugiez vraiment coupable.
On ne croit pas DIEU qui vient en sauveur
Des êtres dont il est créateur.
Devant les intérêts en butte,
L’égoïsme humain se met en lutte,
L’homme dans son insouciance enfantine,
Vers la perdition s’incline.
Que devient le monde sans religion
Si ce n’est destiné qu’aux perditions?
Pour satisfaire à son matérialisme,
L’homme nie même le Christianisme.
DIEU vient rassembler enfin toutes les brebis
Comme l’Apocalypse l’a dit en prophétie.
Un ange fera entendre le son du cor,
De l’Orient, l’Occident voit poindre l’aurore.
Toutes les églises dans leur allégresse,
Voient venir le Divin Pasteur en sa noblesse
Unir toutes les croyances en une seule foi,
Dont l’amour du prochain fait force et loi.
Les races fraternisent, le monde rénové
Par un idéal plus noble et plus enviable,
La paix mondiale sera poinçonnée,
Par le sceau de DIEU éternellement durable.
Je ne puis écrire davantage à cause des lecteurs.
Au revoir.
Tạm dịch:
Hiền hữu Wintrebert thân mến,
hãy đến gần và đọc.
Lão cho hiền hữu mấy vần thơ.
Đức Chúa phán:
Tinh thần minh mẫn mà thân xác nhẹ tênh,
Lão cho hiền hữu mấy vần thơ.
Đức Chúa phán:
Tinh thần minh mẫn mà thân xác nhẹ tênh,
Thế giới nầy như khách qua đường,
Đơn côi, lạc lõng trong sa mạc khô khan,
Đơn côi, lạc lõng trong sa mạc khô khan,
Bước chân vội vàng về cõi chết.
Sẽ cho những gì nếu ta gặp kẻ ấy giữa đường?
Cho uống cứu khát, cho ăn cứu đói,
Tự nguyện hoặc không tự nguyện,
Một cử chỉ gọi là nhân đạo.
Anh sẽ nói gì khi thấy một người cha
Nhìn đám con mình tàn hại lẫn nhau?
Anh sẽ xem ông ấy là người không đáng kính,
Nếu anh không cho ông ta thật là một kẻ có tội.
Người ta không tin Thượng Đế đến cứu vớt
Loài người mà Ngài là Đấng sáng tạo.
Trước những lợi quyền đưa đến,
Con người bắt đầu đấu tranh cho mình,
Sẽ cho những gì nếu ta gặp kẻ ấy giữa đường?
Cho uống cứu khát, cho ăn cứu đói,
Tự nguyện hoặc không tự nguyện,
Một cử chỉ gọi là nhân đạo.
Anh sẽ nói gì khi thấy một người cha
Nhìn đám con mình tàn hại lẫn nhau?
Anh sẽ xem ông ấy là người không đáng kính,
Nếu anh không cho ông ta thật là một kẻ có tội.
Người ta không tin Thượng Đế đến cứu vớt
Loài người mà Ngài là Đấng sáng tạo.
Trước những lợi quyền đưa đến,
Con người bắt đầu đấu tranh cho mình,
Con người hướng về nẻo sa đọa
Trong nỗi hồn nhiên tợ trẻ thơ.
Thế giới nầy sẽ thế nào khi không có tôn giáo?
Nếu không, sẽ chỉ là con đường dẫn đến trầm luân.
Để thỏa mãn xu hướng vật chất,
Con người chối bỏ cả đạo Thiên Chúa.
Thế giới nầy sẽ thế nào khi không có tôn giáo?
Nếu không, sẽ chỉ là con đường dẫn đến trầm luân.
Để thỏa mãn xu hướng vật chất,
Con người chối bỏ cả đạo Thiên Chúa.
Cuối cùng Chúa đến gom tất cả con chiên
Như sách Khải Huyền đã báo trước.
Một thiên thần rúc còi để mọi người đều nghe thấy
Người phương Tây thấy bình minh ló dạng từ phương Đông,
Tất cả tôn giáo trong niềm hoan lạc
Nhìn thấy người chăn chiên thiêng liêng đến trong vinh
diệu
Thống nhất mọi tín ngưỡng thành một,
Mà tình yêu thương người khác là luật tự nhiên.
Cả loài người là anh em, thế giới đổi mới,
Bởi một lý tưởng thanh cao hơn và đáng khao khát hơn,
Một thiên thần rúc còi để mọi người đều nghe thấy
Người phương Tây thấy bình minh ló dạng từ phương Đông,
Tất cả tôn giáo trong niềm hoan lạc
Nhìn thấy người chăn chiên thiêng liêng đến trong vinh
diệu
Thống nhất mọi tín ngưỡng thành một,
Mà tình yêu thương người khác là luật tự nhiên.
Cả loài người là anh em, thế giới đổi mới,
Bởi một lý tưởng thanh cao hơn và đáng khao khát hơn,
Hòa bình nhân loại sẽ hiển lộ,
Bởi khuôn mẫu vĩnh hằng của Thượng Đế.
Lão thâu điển vì lý do độc giả.
Tạm biệt.
Tiền bối đọc đi đọc lại bài thánh giáo nhi ều lần và suy nghĩ về Đức Lý Giáo Tông. Một con người lúc sanh tiền đã “Độc phá vạn quyển thư, hành quá vạn lý lộ”. Có đọc hết muôn pho sách mới hiểu hết lẽ sống, có đi nát vạn dặm đường mới từng trải h ết việc đời. Và đó là yếu tố của một Đấng Giáo Tông cầm quyền mối đạo tận độ trong buổi hạ nguơn.
Cả m thụ được về năng lự c giáo hóa b ằng điển quang trong Cao Đài, tiền bối thấy tâm hồn lúc nào cũng hoan lạc. Tiền bố i lặp đi lặp lại mấy câu trong bài thánh giáo và suy gẫm về Đấng cứu thế, về tôn giáo của mọi tôn giáo. Tiền bối càng đi hầu các đàn cơ hăng say hơn.
Ngoài ra tiền bối còn nghe nhiều chuyện kể về sự huyền nhiệm trong cửa đạo mà những đầu óc thực nghiệm e khó có thể chấp nhận được. Ngay tại thánh thất Cầu Kho có nhiều chuyện thật lạ lùng, khó tin đã xảy ra.
Chuyện một phù thủy bị phạt hữu hình
Một đạo hữu sống bằng ngh ề kéo xe, nhà rất nghèo ở đường Nguyễn Tấn Nghiệm. Căn nhà bằng cây lợp tôn, vách ván. Trong nhà có thiết bàn thờ thánh tượng Thiên Nhãn. Bên cạnh nhà có người hành nghề phù thủy. Không biết vì muốn phá chơi hay muốn thử thách nền đạo mới mà l ựa khi chủ nhà đi kéo xe, phù thủy nọ vẽ một lá bùa ném về phía bàn thờ qua cửa sổ.
Lạ lùng thay! Khi vừa quay lưng thì phù thủy nọ cắm đầu ch ạy một mạch từ đường Nguyễn Tấn Nghiệm qua đường Frère Louis đến chợ Thái Bình, rồi như ngây như dại ch ạy men theo đường Général Leman đến trước thánh thất Cầu Kho.
Hôm ấy nhằm chiều thứ B ảy, cửa thánh thất mở để bổn đạo ph ần đông là công nhân viên chức thuận tiện đến lễ bái, tu học. Gã phù th ủy chạy xồng xộc vào cửa nhưng vừa t ới ngưỡng thì hai chân như cứng đờ không nhấc lên được nữa. Rồi gã tự quỳ xuống gập mình lạy như tế sao.
Tiền bối Đoàn Văn B ản đang dùng cơm chiều, được báo tin liền bước ra xem, thấy điều l ạ lùng, nên vội quay vào rửa mặt, vận khăn áo tới trước bử u điện lên hương đèn, thỉnh chuông, khấn xin giải nạn cho người điên. Xong rồi lấy nước âm dương mang ra cửa, rảy lên đầu gã ba lần. Gã phù thủy liền tỉnh lại, bước đến cung kính tạ ơn tiền bối Đoàn Văn Bản, đồng thời kể rõ hết sự việc.
Chuyện một nữ tín hữu bị phạt tự vả vào mồm
Đang buổi dâng lễ của thánh thất vào chiều thứ Bảy, một nữ tín hữ u ở hậu đường có việc không vừa ý đã to tiếng la lối om sòm liên tục, làm ảnh hưởng đến thời cúng, vì giữa bửu đi ện và hậu đường chỉ ngăn bằng một vách ván. Thấy vậy Giáo Hữu Thượng Tường Thanh đang quỳ cúng liền xá, đứng dậy, bước xuống hậu đường.
Vừa giở Ng ưỡng Thiên Mạo trên đầu, vị giáo hữu vừa nói: “Này chị , hãy bình tĩ nh, chuyện đâu còn có đó. Chờ xong lễ cúng, quý anh lớn sẽ phân xử cho.”
Chị tín hữu ấy lại càng hung hăng la lớn: “Ai mà xử được! Tôi tự xử thôi!”
Giáo Hữu Thượng Tường Thanh tay cầm Ngưỡng Thiên Mạo màu xanh vừa vái, vừa nói rằng: “Tôi lạy chị.
Tôi lạy chị. Im đi một chút, cúng xong đã…”
Vừa lúc ấy mặt mày người nữ tín hữu kia t ự dư ng đỏ bừng một cách khác thường, và hai tay tự vả vào mồm không dứt. Đến khi mãn lễ cúng, tiền bối Đoàn Văn Bản lên bửu điện làm lễ cầu xin xá tội, chị ấy mới hết bị hành phạt.
Chuyện một nữ tín hữu bị phạt câm
Có một bà trạc độ l ục tuần người gốc Bến Tre đang tham gia tín ngưỡng tại thánh thất Cầu Kho. Bà ta chuyên cho vay tiề n tháng. Khi đến kỳ hạn con nợ nào không trả kịp tiền lời thì bị bà mắng chửi thậm tệ, họ không chịu nổi phải ráng lo trả cho bà, còn không thì phải bỏ trốn.
Vào một buổi trưa tại thánh thất, bà vừa lim dim nằm nghỉ liền th ấy có một cụ già đến điểm mặt bảo rằng: “Mày dữ lắm! Ác lắm! Phạt mày câm ba năm.”
Bà liền vùng dậy, mở miệng nói chỉ ú ớ chớ không thốt ra lời. Biết đã bị phạt câm thật rồi, từ đó bà rất ăn năn, trở nên thuần lương và thường nhắc nhở chị em bằng cách ra dấu: bà đưa thẳng ngón tay trỏ phải, gằn gằn mấy cái, rồi chỉ lên trời; sau đó cong ngón tay trỏ trái, gằn gằn mấ y cái, rồi chỉ xuống đất. Ý bà muốn nói là hãy ăn ở theo lẽ phải, ngay thẳng thì được lên trời; còn ăn ở trái đạo, cong vạy thì xuống địa phủ.
Khi tính đủ ba nă m, bà đến nhà Thượng Giáo Sư Lê Văn Sanh ra dấu nhờ giúp bà đi giải t ội. Bà cứ ra dấu mà Thượng Giáo Sư Sanh vẫn không hiểu gì cả.
Quá bự c, bà liền chạy xuống bếp bưng lên một chén tương, tay chỉ vào chén tương rồi chỉ về hướng Bà Rịa. Giáo Sư h ội ý mới bảo rằng: “ Chị muốn nhờ đưa chị xuống gặp cụ Phủ Tương phải không?”
Bà ta gật đầu lia lịa. Thượng Giáo Sư Lê Văn Sanh thân hành đưa bà đạo hữu ấ y ra Xuyên Mộc. Bấy giờ chủ quận Xuyên Mộ c là tiền bối Nguyễn Ngọc Tương (1881- 1951), người Bến Tre, một chức sắc cao cấp trong đạo Cao Đài.
Bi ết việc, tiền bối Nguyễn Ngọc Tương li ền thiết lễ cúng cầu giải tội. G ần hết thời cúng, khi mọi người đọc đến bài Ngũ Nguyện thì nghe bà tín hữu nọ đang lặng thin thít quỳ phía sau chợt cất giọng lên cùng nhịp nhàng đọc theo:
Nam mô:
Nhứt nguyện Đại Đạo hoằng khai.
Nhì nguyện phổ độ chúng sanh.
Tam nguyện xá tội đệ tử.
Tứ nguyện thiện hạ thái bình.
Ngũ nguyện thánh thất an ninh
Bởi khuôn mẫu vĩnh hằng của Thượng Đế.
Lão thâu điển vì lý do độc giả.
Tạm biệt.
Tiền bối đọc đi đọc lại bài thánh giáo nhi ều lần và suy nghĩ về Đức Lý Giáo Tông. Một con người lúc sanh tiền đã “Độc phá vạn quyển thư, hành quá vạn lý lộ”. Có đọc hết muôn pho sách mới hiểu hết lẽ sống, có đi nát vạn dặm đường mới từng trải h ết việc đời. Và đó là yếu tố của một Đấng Giáo Tông cầm quyền mối đạo tận độ trong buổi hạ nguơn.
Cả m thụ được về năng lự c giáo hóa b ằng điển quang trong Cao Đài, tiền bối thấy tâm hồn lúc nào cũng hoan lạc. Tiền bố i lặp đi lặp lại mấy câu trong bài thánh giáo và suy gẫm về Đấng cứu thế, về tôn giáo của mọi tôn giáo. Tiền bối càng đi hầu các đàn cơ hăng say hơn.
Ngoài ra tiền bối còn nghe nhiều chuyện kể về sự huyền nhiệm trong cửa đạo mà những đầu óc thực nghiệm e khó có thể chấp nhận được. Ngay tại thánh thất Cầu Kho có nhiều chuyện thật lạ lùng, khó tin đã xảy ra.
Chuyện một phù thủy bị phạt hữu hình
Một đạo hữu sống bằng ngh ề kéo xe, nhà rất nghèo ở đường Nguyễn Tấn Nghiệm. Căn nhà bằng cây lợp tôn, vách ván. Trong nhà có thiết bàn thờ thánh tượng Thiên Nhãn. Bên cạnh nhà có người hành nghề phù thủy. Không biết vì muốn phá chơi hay muốn thử thách nền đạo mới mà l ựa khi chủ nhà đi kéo xe, phù thủy nọ vẽ một lá bùa ném về phía bàn thờ qua cửa sổ.
Lạ lùng thay! Khi vừa quay lưng thì phù thủy nọ cắm đầu ch ạy một mạch từ đường Nguyễn Tấn Nghiệm qua đường Frère Louis đến chợ Thái Bình, rồi như ngây như dại ch ạy men theo đường Général Leman đến trước thánh thất Cầu Kho.
Hôm ấy nhằm chiều thứ B ảy, cửa thánh thất mở để bổn đạo ph ần đông là công nhân viên chức thuận tiện đến lễ bái, tu học. Gã phù th ủy chạy xồng xộc vào cửa nhưng vừa t ới ngưỡng thì hai chân như cứng đờ không nhấc lên được nữa. Rồi gã tự quỳ xuống gập mình lạy như tế sao.
Tiền bối Đoàn Văn B ản đang dùng cơm chiều, được báo tin liền bước ra xem, thấy điều l ạ lùng, nên vội quay vào rửa mặt, vận khăn áo tới trước bử u điện lên hương đèn, thỉnh chuông, khấn xin giải nạn cho người điên. Xong rồi lấy nước âm dương mang ra cửa, rảy lên đầu gã ba lần. Gã phù thủy liền tỉnh lại, bước đến cung kính tạ ơn tiền bối Đoàn Văn Bản, đồng thời kể rõ hết sự việc.
Chuyện một nữ tín hữu bị phạt tự vả vào mồm
Đang buổi dâng lễ của thánh thất vào chiều thứ Bảy, một nữ tín hữ u ở hậu đường có việc không vừa ý đã to tiếng la lối om sòm liên tục, làm ảnh hưởng đến thời cúng, vì giữa bửu đi ện và hậu đường chỉ ngăn bằng một vách ván. Thấy vậy Giáo Hữu Thượng Tường Thanh đang quỳ cúng liền xá, đứng dậy, bước xuống hậu đường.
Vừa giở Ng ưỡng Thiên Mạo trên đầu, vị giáo hữu vừa nói: “Này chị , hãy bình tĩ nh, chuyện đâu còn có đó. Chờ xong lễ cúng, quý anh lớn sẽ phân xử cho.”
Chị tín hữu ấy lại càng hung hăng la lớn: “Ai mà xử được! Tôi tự xử thôi!”
Giáo Hữu Thượng Tường Thanh tay cầm Ngưỡng Thiên Mạo màu xanh vừa vái, vừa nói rằng: “Tôi lạy chị.
Tôi lạy chị. Im đi một chút, cúng xong đã…”
Vừa lúc ấy mặt mày người nữ tín hữu kia t ự dư ng đỏ bừng một cách khác thường, và hai tay tự vả vào mồm không dứt. Đến khi mãn lễ cúng, tiền bối Đoàn Văn Bản lên bửu điện làm lễ cầu xin xá tội, chị ấy mới hết bị hành phạt.
Chuyện một nữ tín hữu bị phạt câm
Có một bà trạc độ l ục tuần người gốc Bến Tre đang tham gia tín ngưỡng tại thánh thất Cầu Kho. Bà ta chuyên cho vay tiề n tháng. Khi đến kỳ hạn con nợ nào không trả kịp tiền lời thì bị bà mắng chửi thậm tệ, họ không chịu nổi phải ráng lo trả cho bà, còn không thì phải bỏ trốn.
Vào một buổi trưa tại thánh thất, bà vừa lim dim nằm nghỉ liền th ấy có một cụ già đến điểm mặt bảo rằng: “Mày dữ lắm! Ác lắm! Phạt mày câm ba năm.”
Bà liền vùng dậy, mở miệng nói chỉ ú ớ chớ không thốt ra lời. Biết đã bị phạt câm thật rồi, từ đó bà rất ăn năn, trở nên thuần lương và thường nhắc nhở chị em bằng cách ra dấu: bà đưa thẳng ngón tay trỏ phải, gằn gằn mấy cái, rồi chỉ lên trời; sau đó cong ngón tay trỏ trái, gằn gằn mấ y cái, rồi chỉ xuống đất. Ý bà muốn nói là hãy ăn ở theo lẽ phải, ngay thẳng thì được lên trời; còn ăn ở trái đạo, cong vạy thì xuống địa phủ.
Khi tính đủ ba nă m, bà đến nhà Thượng Giáo Sư Lê Văn Sanh ra dấu nhờ giúp bà đi giải t ội. Bà cứ ra dấu mà Thượng Giáo Sư Sanh vẫn không hiểu gì cả.
Quá bự c, bà liền chạy xuống bếp bưng lên một chén tương, tay chỉ vào chén tương rồi chỉ về hướng Bà Rịa. Giáo Sư h ội ý mới bảo rằng: “ Chị muốn nhờ đưa chị xuống gặp cụ Phủ Tương phải không?”
Bà ta gật đầu lia lịa. Thượng Giáo Sư Lê Văn Sanh thân hành đưa bà đạo hữu ấ y ra Xuyên Mộc. Bấy giờ chủ quận Xuyên Mộ c là tiền bối Nguyễn Ngọc Tương (1881- 1951), người Bến Tre, một chức sắc cao cấp trong đạo Cao Đài.
Bi ết việc, tiền bối Nguyễn Ngọc Tương li ền thiết lễ cúng cầu giải tội. G ần hết thời cúng, khi mọi người đọc đến bài Ngũ Nguyện thì nghe bà tín hữu nọ đang lặng thin thít quỳ phía sau chợt cất giọng lên cùng nhịp nhàng đọc theo:
Nam mô:
Nhứt nguyện Đại Đạo hoằng khai.
Nhì nguyện phổ độ chúng sanh.
Tam nguyện xá tội đệ tử.
Tứ nguyện thiện hạ thái bình.
Ngũ nguyện thánh thất an ninh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét