VỀ PHÉP ”TAM BỘ”
TRONG CHIẾU MINH TAM THANH VÔ VI
I- ĐẶT VẤN ĐỀ :
Nhiều người tu Chiếu Minh vẫn mang nặng trong lòng nỗi ưu tư :
Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi có Tam Bộ hay không ?
Câu hỏi này không dễ trả lời cho mọi người được thỏa mãn và tâm phục, khẩu phục vì : “ Đạo tự nhiên và tùy duyên”.
Tuy nhiên dựa trên những tư liệu Lịch sử Cao Đài Chiếu Minh còn lưu lại và qua quá trình tìm hiểu, tiếp cận với các vị Tiền Bối ở một số Đàn Chiếu Minh, chúng tôi thấu hiểu Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi chắc chắn có Tam Bộ và đó chính là Pháp Vô Vi, được Thầy truyền dạy trong Vô Vi.
II- TRÍCH YẾU TƯ LIỆU LỊCH SỬ ĐẠO :
Chúng tôi xin Trích dẫn “Thánh Ngôn của Thầy hồi còn sanh tiền” đã được ghi lại trong Thánh Giáo của Đàn Tổ Phú Lâm về :
“ LUYỆN ĐẠO”
Luyện Đạo có 3.600 cách, đều lấy khí trời làm gốc.
Bàn-môn, Chánh Đạo luyện cùng một gốc nhưng Bàn-môn luyện mau thấy hiệu-nghiệm, không bền-bỉ ( luyện tiểu-thuật ).
Luyện Đạo theo Vô-Vi Đại-Đạo là lo nội trong thân mình, không chịu lấy hình sắc bề ngoài, phải CHẬM, lâu thấy hiệu-nghiệm. Phải dày công-phu thì sẽ đặng. Đừng mơ tưởng gấp mà lạc đường. Được rồi thì bền-bỉ vô cùng.
Làm Đạo có công-phu nhiều. Trong mình Đạo chạy tới đâu, ngoài sắc mặt cũng có bày vẻ cho thấy đặng, gọi là ấn-chứng ( coi sắc trái cây ).
“CHÍN PHÉP LUYỆN ĐẠO TIÊN”
- XÁ DƯỠNG BỔN- NGUYÊN, CỨU HỘ MẠNG BỬU:
là phải dưỡng cái xác thịt cho y-nguyên mới cứu được cái mạng ta, không thì chết.
- AN THẦN TỔ KHIẾU, HẤP TỤ TIÊN-THIÊN :
là thanh-tịnh Ngươn-Thần, cho nó nhóm lại một chỗ, rồi lâu lâu quen biết mới hiệp với khí trời; tu lâu mới khỏi sanh bịnh. Người không bịnh là người được trường-sanh.
- TRẬP TÀNG KHÍ HUYỆT, CHÚNG DIỆU QUY CĂN :
là luyện Tinh hóa Khí; nhờ nơi phép đó. Các phép hay đều tồn trong trái tim. Nơi tim máu me phân ra các nẻo mạch nuôi thân-hình mạnh-khỏe. Nếu không có máu đủ thì phải ốm o, bại-nhược, đi đứng không an.
- THIÊN NHƠN HIỆP PHÁT, THỂ DƯỢC QUY HỒ:
là sức Trời và sức người, rán sức hiệp lại giúp nhau thì mới có thuốc trường-sanh thâu vào hồ-lô (cái bao tử của mình). Nơi đó thuốc phân ra các tạng-phủ,bổ-dưỡng máu me thêm sức mạnh, nên mặt mày gân cốt, da thịt tươi-tốt, già hóa trẻ.
- CÀN-KHÔN GIAO-PHỐI, KHỨ QUẢNG LƯU KIM :
là khí âm với khí dương hòa-hiệp trộn lộn-lạo, Tinh biến ra Khí, đem lên trên đầu, bổ dưỡng cái óc não. Bởi nơi đó con mắt nhờ khí bổ mới có Thần (gọi là Nhãn- lực). Cũng có một phần khí có chất nặng-nề tồn lại đi xuống nằm trong cái túi đảy bọc lại ( gọi là Thánh thai hay là thai Tiên cũng vậy).
- LINH-ĐƠN NHẬP ĐẢNH, TRƯỞNG DƯỠNG THÁNH -THAI:
- ANH-NHI LUYỆN HÌNH, XUẤT LY KHỔ HẢI.
DI THẦN NỘI VIÊN, ĐOAN CÚNG MINH TÂM.
- BỔN THỂ HƯ KHÔNG, SIÊU-XUẤT TAM - GIÁI.
Đó là đủ 9 phép luyện Đạo Tiên.
Thố lộ rồi cho biết Đại-Đạo luyện KIM ĐƠN không giấu.
Năm phép có giải-nghĩa rồi, cứ tu-luyện cho đủ 3 năm 8 tháng, rồi rõ hiểu cái Đạo là gì.
Còn phép thứ sáu thì phải tu thêm 2 năm rưỡi nữa mới hiểu được.
Phép thứ 7 thì phải tu thêm một năm mới biết. Trước sau cộng lại là 7
năm công phu, rất cực nhọc thân hình lắm, rán thì sẽ được như tôi vậy không sai.
Hai phép thứ 8 và thứ 9, tôi chưa học được, muốn thì lẽ phải rán sức gia công.
Bàng-môn, Đạo Chánh luyện có một kiểu nhưng mà Chánh-giáo bền lòng, cực-nhọc nhiều năm như câu chuyện trồng “ XOÀI “. Còn Bàn-môn luyện 3.600 phép-thuật gọi là Tiểu-thuật,
mỗi phép luyện 49 ngày thì được.
Bàng-môn luyện thấy Hình-Bóng.
Chánh-Đạo luyện tự-nhiên như nhiên.
Ai luyện Chánh-Đạo mà thấy hình bóng, đó là kiểu Bàng-môn.
Nên phải sửa cách lại cho ngay thẳng. Nếu để lâu khó đem lại đường chánh.
Bàng-môn ưa Tài, Sắc, vì cái tiểu thuật quến dụ người đời mê sa, gọi là mầu-nhiệm.
Chánh-Đạo không không mà có, dễ thành.
Bàng-môn có hình phép lạ mà không thành.
Rédigé par Mr. Phủ Chiêu. »
Như vậy theo Thánh Ngôn của Thầy Ngô truyền dạy cho các đệ tử thì Chơn Truyền của Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi gồm Chín Phép Luyện Đạo Tiên được chia ra như sau :
- Nhứt Bộ ( gồm Bá Nhật) : luyện Pháp Đạo trong 3 năm 8 tháng nếu đạt là đắc 5 phép đầu từ « Xá dưỡng bổn nguyên....đến Càn khôn giao phối, khứ quảng lưu kim «.
- Nhị Bộ :
- Sau khi thọ được Nhị Bộ tu 2 năm rưỡi nữa thì đắc được Phép thứ sáu là « Linh đơn nhập đảnh, trưởng dưỡng Thánh Thai ».
- Thêm một năm nữa thì đắc được Phép thứ bảy : « Anh nhi luyện hình xuất ly khổ ải ».
« Trước sau cộng lại là 7 năm công phu, rất cực nhọc thân hình lắm, rán thì sẽ được như tôi vậy không sai.
Hai phép thứ 8 và thứ 9, tôi chưa học được, muốn thì lẽ phải rán sức gia công. » ( Ngô Tôn Sư).
Như vậy theo lời Thầy Ngô dạy thì chính Thầy lúc còn sanh tiền chưa học được phép thứ 8 và 9 bằng thân xác trần và dĩ nhiên Thầy cũng không truyền dạy cho các đệ tử được bằng Pháp Hữu Vi . Phép thứ 8 và 9 có thể hiểu là TAM BỘ = PHÁP VÔ VI.
Vì thế Tam Bộ là có thật, nhưng chỉ học được trong Vô Vi vì khi người tu đạt được phép thứ bảy rồi, nghĩa là « Anh nhi luyện hình, xuất ly khổ ải » thì có khả năng xuất thần và tiếp tục học Đạo trong Vô Vi với Thầy Vô Vi chỉ dạy.
Người « Chỉ Kiểu » làm phận sự cho Thầy Thượng Đế cũng chỉ truyền cho người sau cách tu Nhứt Bộ ( Bá Nhật ) và Nhị Bộ . Khi còn sanh tiền Thầy Ngô cũng vậy, không khác hơn.
Còn Tam Bộ thì học trong Vô Vi, được Thầy Vô Vi trực tiếp truyền dạy khi người tu đã luyện đắc Anh Nhi và xuất được Chơn Thần.
Qua đó chúng ta hiểu được rằng : « Không một người « Chỉ Kiểu « nào trên thế gian nầy có thể truyền dạy đúng pháp Tam Bộ của Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi cho ai được. Tam Bộ là có và được học với Thầy Vô Vi khi đã đắc Pháp Nhị Bộ ».
Ngày xưa lúc Thầy đã đắc được 7 phép luyện Đạo Tiên, thỉnh thoảng Thầy có xuất thần vân du và giáng cơ chung với Ngài Vân Trung Tử tại Đàn Hiệp Minh Cái Khế .
Dưới đây xin Trích dẫn trong quyển « Lịch sử Quan Phủ Ngơ văn Chiêu « :
. f. Lúc còn sanh tiền, Ngài giáng cơ lần đầu tiên:
Tuy Quan Phủ tu hành khổ hạnh nhưng Ngài rất an vui tự tại trong cảnh thanh bần, vì Ngài đã thành Đạo tại thế, xuất thần vân du giáng cơ đôi nơi, như những việc sau đây:
Năm Canh Ngọ (1930) nhằm ngày mùng 5 tháng 3 ở Đàn Hiệp Minh Cái Khế Cần Thơ, chư Nho hội nhau cúng Trời Phật và phò loan. Lúc ấy nhằm giờ Ngọ. Quan Phủ đương ngồi tịnh ở đơn phòng của Ngài ở số 110 đường Bonnard Sài Gòn trên lầu 3, Ngài xuất thần đi dạo chơi với Đức Vân Trung Tử Đại Tiên. Ngang qua Đàn Hiệp Minh, thấy chư Nho thành kính trong việc cúng kiến và có người nhắc đến Ngài, nên Ngài và Đức Vân Trung Tử giáng điển cho chung bài thi như sau:
Xuân giao phưởng phất hạ phùng nhiên,
Ngoạn cảnh VÂN TRUNG thạch động tiền.
Võ Trụ hoằng khai thành giác cố,
Đống lương đạo mỹ nghiệp hoàng duyên.
Thành tâm thủ lễ sanh CHIÊU ĐỊA.
Lạc ý quang nhơn vận đạt thiên.
Minh hóa di thân triêm phổ chúng
Anh linh hàm vịnh cổ kim truyền.
Trong bài thi có tên của Đức Vân Trung Tử và tên Ngài “Chiêu Địa”, vì lúc sanh tiền Ngài được nhiều người thân tặng cho danh hiệu ấy vì cái bụng lớn của Ngài. Sau có người hỏi lại, Ngài xác nhận đó là sự thật.
Bài thi kỷ niệm trên đây được các đệ tử Ngài học thuộc lòng và từ khi Ngài liễu tới nay, thường năm đến ngày mùng 5 tháng 3 là lập lễ kỷ niệm Ngài hiển Đạo tại thế mà khi Ngài còn tại tiền Ngài công nhận.
Ngài cũng có giáng cơ đàn Phú Lâm và cho bài sau đây:
Đàn Phú Lâm 13 tháng giêng năm NhâmThân (18-2-1932)
THIÊN MẠNG TIÊN ÔNG, NGÔ MINH CHIÊU
BÀI
Nghĩ cuộc thế mà buồn cho thế,
Hiển theo Tiên thế mới lạ kỳ.
Non Tiên sớm Lão hồi quy,
Dựng nền Đại Đạo trường thi lựa tài,
May mắn kẻ lánh đời bay nhảy,
Sớm hồi đầu, ác cải thiện tùng.
Lần theo mối Đạo Trung Dung,
Ngày đêm tứ tiết, khôn trung một bầu.
Sau Lão sẽ tiếp .
( Bài nầy nối theo bài ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm-Thân, do Đức Ngô lúc còn sanh tiền đã giáng cơ tại Đàn )
NGÔ TIÊN-ÔNG
Lão chưa thọ Sắc. Các con hãy mừng Lão một chung rượu ngon, Lão sẽ ân-xá tội các con. Hôm trước Thầy không cho Lão nói, làm cho các con không biết chi hết.
Hồi đầu là Lão hồi đầu.
Nương mây thoát kiếp hồi đầu,
Rồng xanh Lão cỡi về chầu Ngọc-Cung.
Tiên căn ai biết cạn-cùng,
Non sông tự hỏi với cùng Bề Trên.
Tiền-Giang sớm cũng dựng nền,
Sen vàng chín phẩm tạc tên danh đề.
Rày CHIÊU sớm dạo sơn-khê,
Tối về Bệ-Ngọc dựa kề Thượng-Thiên.
Thấy con say đắm của tiền,
Bán buôn mối Đạo, người hiền lầm mưu.
Nhưng tình khi trước khó ưu,
Lẽ thì đền tội nhưng còn dành sau.
Các con nghĩ việc làm sao ?
Thầy còn để cho chúng nó lập công chuộc tội, các con chớ phân ưu chi hết.
Bữa khác Lão sẽ tiếp việc tiền-trình của mấy đứa.”…
g. Trước khi Ngài quy liễu:
Lối đầu năm 1931 thì Ngài đã tu đúng 11 năm. Lúc đó Ngài khởi sự ít ăn uống lắm, nên càng ngày càng ốm. Tuy đau mặc dầu chớ Ngài không có chút gì buồn hết, Ngài cười và nói chẳng ai biết được căn bệnh của Ngài. Ngài lại viết trên vách tường câu này và thường lặp đi lặp lại hoài:
Cao Đài ứng hóa theo lòng chúng sanh,
Đố ai có biết cái danh Cao Đài?
Đến cuối năm 1931, Ngài mệt nhiều nên xin phép ở nhà dưỡng bệnh. Khi đi Trà Lơn lần thứ hai, chuyến về Ngài ghé Cần Thơ vào ngày mùng 5 tháng 3 Nhâm Thân (10-4-1932). Các đệ tử của Ngài có cầu cơ đặng hỏi thăm căn bịnh của Ngài, chớ còn Ngài chẳng hề nói thiệt sợ e các đệ tử theo bịn rịn làm trễ ngày giờ Ngài. Đức Đại Từ Phụ có giáng cơ dạy như vầy:
“Xác phàm cư tại thử xứ, còn linh hồn du diễn Tứ châu phổ hóa”.
III- KẾT LUẬN :
Pháp TAM BỘ của Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi là có thật và qua Thánh Ngôn của Đức Ngô hồi còn sanh tiền truyền lại thì Pháp Tam Bộ ứng với phép thứ 8 và 9 của “Chín Phép Luyện Đạo Tiên”.
Nhưng người Chỉ Kiểu hành phận sự cho Thầy (vì Thầy không giao Chánh Giáo cho tay phàm) nếu giữ theo Chơn truyền thì làm giống như Thầy: Chỉ truyền cho người sau cách tu Nhứt Bộ ( Bá Nhật ) và Nhị Bộ - Người tu cứ như thế giữ mà luyện kỷ cho tốt là đủ đắc quả và thành Đạo tại thế rồi .
Còn Tam Bộ do Thầy Vô Vi chỉ dạy trong Vô Vi sau khi người tu đã đắc Pháp Nhị Bộ ( ít nhất sau 7 năm tu luyện ) chớ không do người Chỉ Kiểu truyền chỉ .
Ai luyện đạt tới mức thì được Học Đạo Vô Vi, do Thầy Vô Vi chỉ truyền trực tiếp rồi tự biết, tự hành chớ không được thổ lộ và truyền chỉ cho một ai khác được. Như vậy mới đúng Luật ĐạoVô Vi và giữ theo Chơn truyền của Thầy Ngô.
Thầy Ngô khi còn sanh tiền cũng chỉ truyền dạy cho các đệ tử cấp nhất Nhứt Bộ và Nhị Bộ mà có những người đã đắc quả vị Phật Tiên, cao nhất là KIM TIÊN và NƯƠNG NƯƠNG, ngang hàng với phẩm Phật. Trong số đó có Ông Nguyễn Thiện Niệm chỉ thọ Pháp tu tổng cộng có 7 năm mà sau khi liễu được Thầy ân phong tới Kim Tiên, là GIÁC MINH KIM TIÊN.
Sau đây xin sao lục danh sách 24 vị đệ tử trực truyền (cấp nhất), được học Đạo trực tiếp với Thầy Ngô, đa số được thọ cao nhất là Nhị Bộ, có người chỉ mới được thọ Nhất Bộ ( sau được Huynh Trưởng là Ngài Đạo Đức Kim Tiên ( Ông Lê Văn Huấn) thừa lịnh Thầy truyền chỉ Nhị Bộ tiếp theo ).
MD ẨN SĨ
CHIẾU MINH ĐÀN PARIS SƯU TẬP
( Ngày 19-10-2011)
PHỤ LỤC:
DANH SÁCH ĐỆ TỬ CẤP NHẤT VÀ ĐẠO VỊ
DANH SÁCH ĐỆ TỬ CẤP NHẤT
ĐÃ THỌ PHÁP VỚI THẦY NGÔ ĐẠI TIÊN
DANH TÁNH ĐẠO VỊ
1- Ông Lê Văn Huấn ĐẠO ĐỨC KIM TIÊN
2- Ông Bùi Quang Huy HUỆ MẠNG KIM TIÊN
3- Ông Trần Nghĩa Trọng ĐẠI GIÁC CHƠN TIÊN4- Ông Nguyễn Thiện Niệm GIÁC MINH KIM TIÊN
5- Và Bà Nguyễn Minh Luôn THANH LỌC NƯƠNG NƯƠNG6- Ông Nguyễn Minh Huỳnh NAM THIÊN MÔN ĐẾ QUÂN
7- Và Bà Nguyễn Minh Hồng NHƯ Ý NƯƠNG NƯƠNG8- Ông Nguyễn Văn Lý VIÊN MINH ĐẠO NHƠN
9- Và Bà Nguyễn Minh Huyền HUYỀN NGỌC TIÊN NƯƠNG10- Ông Nguyễn Thành Tựu HUỆ ĐỨC KIM TIÊN
11- Và Bà Minh Mọn12- Ông Nguyễn Văn Thượng NHỨT BỬU CHƠN NHƠN
13- Và Bà Nguyễn Minh Nghiêm BẠCH BỬU TIÊN NƯƠNG14- Ông Nguyễn Minh Dương HUYỀN MINH CHƠN NHƠN
15- Và Bà Giao Ngọc Thanh NGỌC THANH TIÊN NƯƠNG16- Ông Nguyễn Văn Mười ( Nghi) THANH HƯ ĐẠO NHƠN
17-Và Bà Trần Ngọc Của NGỌC BỔN TIÊN NƯƠNG18- Ông Phạm Văn Thới
19- Và Bà Hồ Ngọc Ngàn NGỌC THIÊN TIÊN NƯƠNG20- Cô Trần Thị Ngữ VÔ VI NƯƠNG NƯƠNG
21- Cô Nguyễn Minh Hườn GIÁC BỬU NƯƠNG NƯƠNG
22- Bà Nguyễn Minh Trình DIỆU PHÁP NƯƠNG NƯƠNG
( Bà Hội Đồng Thơm )
23- Cô Nguyễn Thị Lưu
24- Cô Ngô Thị Nguyệt ( Con Thầy ) NGỌC HÀ TIÊN NƯƠNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét