MINH-LÝ THÁNH-HỘI, Tuất thời 16 tháng 6 Canh-Tuất
(18-7-1970)
Thi:
Ðề bút khuyên trong khắp trẻ già,
Ðang khi khổ hải vạn trùng ba,
Lòng trần lắng dịu cho thanh tịnh,
Tâm Thánh cảm thông cõi Phật Ðà.
QUAN-ÂM BỒ-TÁT, Bần Ðạo chào chư Thiên Mạng, chào chư hiền sĩ hiền muội.
Chư hiền sĩ hiền muội! Ngoài thế gian, những hàng sĩ tử muốn đổ đạt được chiếm bảng ngao đầu thì phải dày công học tập nấu sử sôi kinh, luyện rèn tâm trí, mài miệt sách đèn, phải khép mình trong khuôn viên mẫu mực hoặc tự đặt một quy luật riêng tư cho cá nhân để thắng mọi cám dỗ quyến rủ du hí thường tình.
Tóm lại, những sĩ tử ấy phải khổ công khép mình trong mọi hoàn cảnh và thời gian hữu hạn thì mới mong được toại nguyện. Tuy nhiên, không phải mỗi sĩ tử đều được hoàn toàn toại nguyện...!
Còn trong cửa Ðạo cũng thế. Mỗi một đạo hữu khi đã tự giác tự nguyện đặt mình trong cửa Ðạo, là cốt ý để trau giồi tâm tánh, rèn luyện trí óc, khắc kỷ bản thân, khép mình trong giới luật tôn giáo, cố gắng học hỏi Kinh sách Ðạo như Thánh Ngôn, Thánh Giáo, v.v... để cải thiện con người mình từ chỗ vô minh trở nên sáng suốt, từ chỗ tội ác trở nên Thánh Hiền, từ cái phàm tâm trở nên Thánh tâm, từ con người phàm nhân trở nên bực siêu nhân. Nếu tiến xa hơn bậc nữa là hoàn thiện hóa bản thân, bản tâm để trở nên hàng Thần Thánh Tiên Phật.
Theo quan niệm thường tình của thế nhân khi đề cập đến danh từ Thần Thánh Tiên Phật là đã nghĩ ngay đến thế giới vô hình Thiêng Liêng từ nơi cõi xa xăm mù mịt. Ðó là quan niệm chỉ mới đúng có một phần, còn một phần nữa mà cũng chính là đề tài mà Bần Ðạo sẽ đạo đàm cùng chư hiền sĩ hiền muội hôm nay.
Chư hiền sĩ hiền muội! Cõi thế gian hữu hình hữu thể vật chất nầy, thiên hạ thường thường chạy theo và nghe theo, làm theo những điều tai nghe, mắt thấy và sờ mó được. Thế nên Ðạo Lý là những danh từ trừu tượng mông lung. Muốn đem đạo lý thức tỉnh thế nhân là một điều rất khó, nếu không có những lập luận vững chắc để minh chứng sự kiện, là điều nan giải đối với hàng hướng đạo. Vì con người sinh tại thế gian và đến ngày hủy hoại thể xác cũng tại thế gian, nếu suốt trên khoảng đời từ sanh đến tử của phần nhục thể, con người ấy không thể hiện được những ngôn ngữ cùng hành động cụ thể nào để tỏ ra xứng đáng với những bậc tận thiện tận mỹ cho đời cảm ân kính nể noi gương làm theo, thì sự thành Thần Thánh Tiên Phật ở cõi vô hình sau khi người ấy tách rời nhục thể, là điều không thể bảo đảm được cái lý luận của người hướng đạo.
Chư hiền sĩ hiền muội! Những ai đã có thâm uyên trong tuổi đạo đều phải nhìn nhận rằng trong con người của cái ta có hai phần: một phần của Thượng Ðế phát ban mà danh từ đạo thường gọi là linh hồn hay chơn như bổn thể, hay tiểu linh quang hay Phật tánh cũng thế. Còn một phần nữa là mãnh nhục thể nầy do sự cấu tạo của tứ đại giả hiệp.
Cái chơn như bổn thể, Phật tánh, tiểu linh quang hay linh hồn muốn nhập vào nhục thể để làm con người sống tạo cõi vô thường nầy phải trải qua biết bao nhiêu cõi Trời, từ thượng giới, trung giới, hạ giới, đến hồng trần nầy để nhập vào phần nhục thể ấy để làm tròn sứ mạng, hoặc để tu tiến, hoặc để trả nợ.
Xuyên qua trên khoảng đường đó đã phải mượn bao nhiêu lần thể chất gọi là lớp áo cho thích hợp với cõi hồng trần nầy. Mỗi lớp áo ấy gọi là những phần phụ tạo điều kiện cho phần nhục thể nầy có thể sống, có thể hoạt động ở phần hạ trí của nhục thể.
Thế nên khi hình dung thấy rõ con người có hai phần: một phần từ Thượng Ðế phát ban, phần khác do những thể vừa kể trên cấu tạo. Do đó, trong mỗi con người, cũng tạm gọi là: một là của Trời (chơn ngã), hai là của cái ta (giả ngã). Chính vì sự hoạt động của hai lãnh vực ấy có phần tương phản nhau nên con người nhiều khi cảm thấy mình (nội tâm) bị xáo trộn, vì phần của Trời (Thiên tánh) luôn luôn hoạt động trong lãnh vực thiện mỹ, từ ái, đạo đức, tình thương, nhân nghĩa, ích chúng, lợi nhơn. Còn phần của cái ta (giả ngã) thì hoạt động trong lãnh vực tình cảm, ích kỷ, tự đắc, tự cao, tự tôn, tự đại. Thế nên giữa hai lãnh vực hoạt động ấy thường mâu thuẩn nhau. Vì vậy cho nên không lấy làm lạ đối với người hiểu đạo khi thấy trong nội tâm mình có những trạng thái hoạt động khi vầy khi khác. Khi thì tâm hồn an định thơ thới bát ngát bao la tận cõi hư vô, nhìn vạn vật trong tình thương bao la trìu mến, mình và vạn vật có lúc xem như đồng hóa. Lúc ấy trên diện mạo con người ấy phát hiện lên những nét từ hòa khả ái, khả kính, dễ nể, dễ tôn, v.v... Nhưng trái lại, có những lúc cũng chính con người ấy nhưng trong nội tâm luôn luôn đắn đo, rối loạn, dày vò, cáu kỉnh, bực bội, v.v... Từ đó xuất phát ra những lời nặng nề thô lỗ ác độc, làm cho người khác khó chịu hoặc đau khổ xấu hổ hoặc khiếp đảm, v.v... Trên diện mạo con người ấy lúc bấy giờ phủ lên một màu hồng tía hoặc xám xanh, hoặc đen phớt. Khi nhìn vào khiến cho người bên cạnh nghi ngờ sợ hải hoặc không đáng tin dụng hoặc bị khinh rẻ.
Chư hiền sĩ hiền muội đã theo dõi và hình dung một con người có hai trạng thái, từ trong nội tâm cũng như nơi ngoại thể hằng mâu thuẩn nhau. Vì vậy trong cửa tôn giáo, nói đúng hơn là phần Ðạo học, thường dạy người tu thân học Ðạo nên thận trọng, kỷ lưỡng, theo dõi để phân tách và kiểm soát phần nội tâm của mình, từ ý nghĩ, lời nói đến việc làm, xem coi phần nào là Thiên phú (Thiên tánh chơn ngã), và phần nào là của cái ta (giả ngã). Có như vậy mới phân tích nhận định được việc nào nên nghĩ, nên nói, nên làm, và việc nào không nên nghĩ, không nên nói, không nên làm.
Trước nhứt, bản thân mỗi người suốt một ngày làm việc mưu sinh, chung đụng với những phức tạp hỗn loạn ngoại cảnh, tâm trí con người bị xáo trộn. Sau một ngày ấy cần để nhín chút thời giờ nếu nhiều càng tốt để kiểm điểm nội tâm. Khi lòng được an định rồi, sẽ kiểm điểm lại suốt ngày qua mình đã tiếp xúc với những ai, có ý nghĩ gì, nói những ngôn ngữ nào, và có những hành động gì. Khi lòng trần lắng dịu, Phật tánh phát hiện lần lần, sẽ thấy nổi lên những nét thiện ác trong những hoạt động ngày qua.
Nhớ rằng phải công bình mà phán xét, phải vô tư mà nhận định, đừng tự ái, ích kỷ, vì một mình trong phòng tối còn ai nhìn thấy hoặc hiểu biết những hoạt động không đẹp ấy đâu mà tự ái, phải hoan hỷ để phục thiện và hoan hỷ để tinh tiến.
Trên hình thức cụ thể để theo dõi sự tu tiến của mình, Bần Ðạo chỉ cho hai phương pháp:
* Một là sắm cuốn sổ tay nhỏ, hai cây bút có hai màu: đen và đỏ. Trên cuốn sổ đó hãy chia nhiều hàng theo chiều ngang, nhiều hàng theo chiều dọc. Khi vô tư tự kiểm, thấy rằng trong ngày nay có nhiều điểm thiện, từ tư tưởng, ngôn ngữ đến hành động, thì ghi bút màu đỏ bằng một chấm hoặc khoanh tròn nhỏ, nếu được hai, ba, bốn, năm, v.v... ở phần tư tưởng thì cũng khoanh tròn hai, ba, bốn, năm khoanh.
Ở cột ngôn ngữ cũng làm như vậy, hoặc ở cột hành động cũng làm như vậy. Ngày nay ghi ở mức độ đó, nếu ngày mai các phần thiện có tiến triển hơn thêm sẽ lập một bản đồ cho trang giấy kế bên về sự trồi hoặc tiến triển đó.
Ngược lại, khi vô tư tự kiểm, nếu thấy mình có những tư tưởng, ngôn ngữ, hành động nào có vẽ bất thiện, thì cũng ghi theo thứ tự mỗi cột bằng bút mực màu đen, và đồng thời ghi sang bản đồ bên trang kế theo sự trồi sụt của nó. Ðó là phương pháp thứ nhứt dành cho người học đạo có trình độ văn hóa, kế toán v.v... và siêng năng.
* Sau đây là phương pháp thứ hai để dành cho người tu học trình độ văn hóa hơi kém hoặc lười biếng.
Sắm hai cái hộp có nắp, một hộp đựng đầy hột đậu đỏ, một hộp khác đựng đầy hột đậu đen, và sắm một cái hộp thứ ba để trống. Khi tham thiền tịnh định, vô tư tự kiểm, nếu thấy trong ngày qua từ ý nghĩ lời nói, việc làm không mấy tốt đẹp, được bao nhiêu ý nghĩ không tốt thì đếm đủ bấy nhiêu số hột đậu đen bỏ vào hộp thứ ba, có bao nhiêu ngôn ngữ và hành động không mấy tốt đẹp thì cũng đếm bấy nhiêu hột đậu đen bỏ vào hộp thứ ba. Trái lại, khi vô tư tự kiểm, thấy ngày qua có được những ý nghĩ (tư tưởng), ngôn ngữ, hành động được tốt đẹp, thì cũng đếm bấy nhiêu hột đậu đỏ bỏ vào hộp thứ ba.
Phương pháp thứ hai nầy tuy giản dị, dễ làm nhưng không theo dõi được phần nào tiến hoặc thối của tư tưởng, ngôn ngữ, hành động, chỉ biết chung là sự thiện, ác nhiều ít sau khi tổng kết trong tuần một lần mà thôi.
Có theo dõi như vậy mới biết bước đường tu học của mình tiến hay thối. Nếu thấy thối đừng buồn, đừng chán nản, cố gắng làm sao đẹp thêm hơn để số hạt đậu đen càng ngày càng ít. Nếu thấy được tiến thêm, đừng vội tự đắc, tự phụ, tự cao, rồi khoe khoang sẽ tổn đức. Hãy hoan hỷ mà tiến thêm cho đến khi nào số hạt đậu đỏ càng ngày càng tăng nhiều thêm hơn.
Khi nào thấy hộp thứ ba hột đậu đỏ chiếm đại đa số, hãy hoan hỷ để bước qua lãnh vực chờ đón tiếp nhận ân Thiên trong hệ thống giao cảm giữa mình và các bực trọn lành.
Lẽ cố nhiên trong khoảng đường hành động cho có nhiều hạt đậu đỏ, có nhiều lãnh vực hoạt động từ thiện, xã hội, giáo dục, hy sinh, bố thí, giúp đời, v.v... Tuy sống còn tại thế làm một công dân như các công dân khác, nhưng tâm hồn, tư tưởng, ngôn ngữ hoàn toàn là người có mực thước, đức độ, mô phạm, gương mẫu, còn những hành động thì toàn là những hành động ích chúng lợi tha. Như vậy, tuy chưa giải thoát phần nhục thể, tâm hồn đã giải thoát rồi tại cõi thế gian vì những tư tưởng, hành động, ngôn ngữ hoàn toàn trong lãnh vực chí thiện, chí mỹ, chí nhân, sánh tày Thần Thánh Tiên Phật rồi còn gì nữa. Con người như thế không đáng kính nể mến yêu là bực siêu nhân ư?
Chư hiền sĩ hiền muội phải quan niệm tu thân hành Ðạo và giải thoát như vậy. Có phương pháp hành động như vậy ngay tại cõi đời nầy để xứng đáng là người tín hữu làm sáng danh Ðạo. Có sáng danh Ðạo, người đời nhìn vào kính nể để bắt chước tu trở nên hàng Thánh thiện. Mười người như vậy, trăm ngàn muôn triệu triệu người như vậy, thì thế gian nầy không phải là hoàn toàn bể khổ nữa, mà đó là cõi Thiên Ðường tại thế. Do Ðạo cứu đời là vậy! Hãy làm cho thế nhân tin tưởng cụ thể Ðạo cứu đời, là con người giải thoát hiện tại để được giải thoát phần Thiêng Liêng, đó là nhiệm vụ người hướng đạo đã hoàn thành.
Thi:
Rèn luyện con người đến chí nhân,
Xuyên qua phương pháp để tu thân,
Tuy còn tại thế trong trần trược,
Tâm tánh hoát khai tợ Thánh Thần...
Thi:
Ðề bút khuyên trong khắp trẻ già,
Ðang khi khổ hải vạn trùng ba,
Lòng trần lắng dịu cho thanh tịnh,
Tâm Thánh cảm thông cõi Phật Ðà.
QUAN-ÂM BỒ-TÁT, Bần Ðạo chào chư Thiên Mạng, chào chư hiền sĩ hiền muội.
Chư hiền sĩ hiền muội! Ngoài thế gian, những hàng sĩ tử muốn đổ đạt được chiếm bảng ngao đầu thì phải dày công học tập nấu sử sôi kinh, luyện rèn tâm trí, mài miệt sách đèn, phải khép mình trong khuôn viên mẫu mực hoặc tự đặt một quy luật riêng tư cho cá nhân để thắng mọi cám dỗ quyến rủ du hí thường tình.
Tóm lại, những sĩ tử ấy phải khổ công khép mình trong mọi hoàn cảnh và thời gian hữu hạn thì mới mong được toại nguyện. Tuy nhiên, không phải mỗi sĩ tử đều được hoàn toàn toại nguyện...!
Còn trong cửa Ðạo cũng thế. Mỗi một đạo hữu khi đã tự giác tự nguyện đặt mình trong cửa Ðạo, là cốt ý để trau giồi tâm tánh, rèn luyện trí óc, khắc kỷ bản thân, khép mình trong giới luật tôn giáo, cố gắng học hỏi Kinh sách Ðạo như Thánh Ngôn, Thánh Giáo, v.v... để cải thiện con người mình từ chỗ vô minh trở nên sáng suốt, từ chỗ tội ác trở nên Thánh Hiền, từ cái phàm tâm trở nên Thánh tâm, từ con người phàm nhân trở nên bực siêu nhân. Nếu tiến xa hơn bậc nữa là hoàn thiện hóa bản thân, bản tâm để trở nên hàng Thần Thánh Tiên Phật.
Theo quan niệm thường tình của thế nhân khi đề cập đến danh từ Thần Thánh Tiên Phật là đã nghĩ ngay đến thế giới vô hình Thiêng Liêng từ nơi cõi xa xăm mù mịt. Ðó là quan niệm chỉ mới đúng có một phần, còn một phần nữa mà cũng chính là đề tài mà Bần Ðạo sẽ đạo đàm cùng chư hiền sĩ hiền muội hôm nay.
Chư hiền sĩ hiền muội! Cõi thế gian hữu hình hữu thể vật chất nầy, thiên hạ thường thường chạy theo và nghe theo, làm theo những điều tai nghe, mắt thấy và sờ mó được. Thế nên Ðạo Lý là những danh từ trừu tượng mông lung. Muốn đem đạo lý thức tỉnh thế nhân là một điều rất khó, nếu không có những lập luận vững chắc để minh chứng sự kiện, là điều nan giải đối với hàng hướng đạo. Vì con người sinh tại thế gian và đến ngày hủy hoại thể xác cũng tại thế gian, nếu suốt trên khoảng đời từ sanh đến tử của phần nhục thể, con người ấy không thể hiện được những ngôn ngữ cùng hành động cụ thể nào để tỏ ra xứng đáng với những bậc tận thiện tận mỹ cho đời cảm ân kính nể noi gương làm theo, thì sự thành Thần Thánh Tiên Phật ở cõi vô hình sau khi người ấy tách rời nhục thể, là điều không thể bảo đảm được cái lý luận của người hướng đạo.
Chư hiền sĩ hiền muội! Những ai đã có thâm uyên trong tuổi đạo đều phải nhìn nhận rằng trong con người của cái ta có hai phần: một phần của Thượng Ðế phát ban mà danh từ đạo thường gọi là linh hồn hay chơn như bổn thể, hay tiểu linh quang hay Phật tánh cũng thế. Còn một phần nữa là mãnh nhục thể nầy do sự cấu tạo của tứ đại giả hiệp.
Cái chơn như bổn thể, Phật tánh, tiểu linh quang hay linh hồn muốn nhập vào nhục thể để làm con người sống tạo cõi vô thường nầy phải trải qua biết bao nhiêu cõi Trời, từ thượng giới, trung giới, hạ giới, đến hồng trần nầy để nhập vào phần nhục thể ấy để làm tròn sứ mạng, hoặc để tu tiến, hoặc để trả nợ.
Xuyên qua trên khoảng đường đó đã phải mượn bao nhiêu lần thể chất gọi là lớp áo cho thích hợp với cõi hồng trần nầy. Mỗi lớp áo ấy gọi là những phần phụ tạo điều kiện cho phần nhục thể nầy có thể sống, có thể hoạt động ở phần hạ trí của nhục thể.
Thế nên khi hình dung thấy rõ con người có hai phần: một phần từ Thượng Ðế phát ban, phần khác do những thể vừa kể trên cấu tạo. Do đó, trong mỗi con người, cũng tạm gọi là: một là của Trời (chơn ngã), hai là của cái ta (giả ngã). Chính vì sự hoạt động của hai lãnh vực ấy có phần tương phản nhau nên con người nhiều khi cảm thấy mình (nội tâm) bị xáo trộn, vì phần của Trời (Thiên tánh) luôn luôn hoạt động trong lãnh vực thiện mỹ, từ ái, đạo đức, tình thương, nhân nghĩa, ích chúng, lợi nhơn. Còn phần của cái ta (giả ngã) thì hoạt động trong lãnh vực tình cảm, ích kỷ, tự đắc, tự cao, tự tôn, tự đại. Thế nên giữa hai lãnh vực hoạt động ấy thường mâu thuẩn nhau. Vì vậy cho nên không lấy làm lạ đối với người hiểu đạo khi thấy trong nội tâm mình có những trạng thái hoạt động khi vầy khi khác. Khi thì tâm hồn an định thơ thới bát ngát bao la tận cõi hư vô, nhìn vạn vật trong tình thương bao la trìu mến, mình và vạn vật có lúc xem như đồng hóa. Lúc ấy trên diện mạo con người ấy phát hiện lên những nét từ hòa khả ái, khả kính, dễ nể, dễ tôn, v.v... Nhưng trái lại, có những lúc cũng chính con người ấy nhưng trong nội tâm luôn luôn đắn đo, rối loạn, dày vò, cáu kỉnh, bực bội, v.v... Từ đó xuất phát ra những lời nặng nề thô lỗ ác độc, làm cho người khác khó chịu hoặc đau khổ xấu hổ hoặc khiếp đảm, v.v... Trên diện mạo con người ấy lúc bấy giờ phủ lên một màu hồng tía hoặc xám xanh, hoặc đen phớt. Khi nhìn vào khiến cho người bên cạnh nghi ngờ sợ hải hoặc không đáng tin dụng hoặc bị khinh rẻ.
Chư hiền sĩ hiền muội đã theo dõi và hình dung một con người có hai trạng thái, từ trong nội tâm cũng như nơi ngoại thể hằng mâu thuẩn nhau. Vì vậy trong cửa tôn giáo, nói đúng hơn là phần Ðạo học, thường dạy người tu thân học Ðạo nên thận trọng, kỷ lưỡng, theo dõi để phân tách và kiểm soát phần nội tâm của mình, từ ý nghĩ, lời nói đến việc làm, xem coi phần nào là Thiên phú (Thiên tánh chơn ngã), và phần nào là của cái ta (giả ngã). Có như vậy mới phân tích nhận định được việc nào nên nghĩ, nên nói, nên làm, và việc nào không nên nghĩ, không nên nói, không nên làm.
Trước nhứt, bản thân mỗi người suốt một ngày làm việc mưu sinh, chung đụng với những phức tạp hỗn loạn ngoại cảnh, tâm trí con người bị xáo trộn. Sau một ngày ấy cần để nhín chút thời giờ nếu nhiều càng tốt để kiểm điểm nội tâm. Khi lòng được an định rồi, sẽ kiểm điểm lại suốt ngày qua mình đã tiếp xúc với những ai, có ý nghĩ gì, nói những ngôn ngữ nào, và có những hành động gì. Khi lòng trần lắng dịu, Phật tánh phát hiện lần lần, sẽ thấy nổi lên những nét thiện ác trong những hoạt động ngày qua.
Nhớ rằng phải công bình mà phán xét, phải vô tư mà nhận định, đừng tự ái, ích kỷ, vì một mình trong phòng tối còn ai nhìn thấy hoặc hiểu biết những hoạt động không đẹp ấy đâu mà tự ái, phải hoan hỷ để phục thiện và hoan hỷ để tinh tiến.
Trên hình thức cụ thể để theo dõi sự tu tiến của mình, Bần Ðạo chỉ cho hai phương pháp:
* Một là sắm cuốn sổ tay nhỏ, hai cây bút có hai màu: đen và đỏ. Trên cuốn sổ đó hãy chia nhiều hàng theo chiều ngang, nhiều hàng theo chiều dọc. Khi vô tư tự kiểm, thấy rằng trong ngày nay có nhiều điểm thiện, từ tư tưởng, ngôn ngữ đến hành động, thì ghi bút màu đỏ bằng một chấm hoặc khoanh tròn nhỏ, nếu được hai, ba, bốn, năm, v.v... ở phần tư tưởng thì cũng khoanh tròn hai, ba, bốn, năm khoanh.
Ở cột ngôn ngữ cũng làm như vậy, hoặc ở cột hành động cũng làm như vậy. Ngày nay ghi ở mức độ đó, nếu ngày mai các phần thiện có tiến triển hơn thêm sẽ lập một bản đồ cho trang giấy kế bên về sự trồi hoặc tiến triển đó.
Ngược lại, khi vô tư tự kiểm, nếu thấy mình có những tư tưởng, ngôn ngữ, hành động nào có vẽ bất thiện, thì cũng ghi theo thứ tự mỗi cột bằng bút mực màu đen, và đồng thời ghi sang bản đồ bên trang kế theo sự trồi sụt của nó. Ðó là phương pháp thứ nhứt dành cho người học đạo có trình độ văn hóa, kế toán v.v... và siêng năng.
* Sau đây là phương pháp thứ hai để dành cho người tu học trình độ văn hóa hơi kém hoặc lười biếng.
Sắm hai cái hộp có nắp, một hộp đựng đầy hột đậu đỏ, một hộp khác đựng đầy hột đậu đen, và sắm một cái hộp thứ ba để trống. Khi tham thiền tịnh định, vô tư tự kiểm, nếu thấy trong ngày qua từ ý nghĩ lời nói, việc làm không mấy tốt đẹp, được bao nhiêu ý nghĩ không tốt thì đếm đủ bấy nhiêu số hột đậu đen bỏ vào hộp thứ ba, có bao nhiêu ngôn ngữ và hành động không mấy tốt đẹp thì cũng đếm bấy nhiêu hột đậu đen bỏ vào hộp thứ ba. Trái lại, khi vô tư tự kiểm, thấy ngày qua có được những ý nghĩ (tư tưởng), ngôn ngữ, hành động được tốt đẹp, thì cũng đếm bấy nhiêu hột đậu đỏ bỏ vào hộp thứ ba.
Phương pháp thứ hai nầy tuy giản dị, dễ làm nhưng không theo dõi được phần nào tiến hoặc thối của tư tưởng, ngôn ngữ, hành động, chỉ biết chung là sự thiện, ác nhiều ít sau khi tổng kết trong tuần một lần mà thôi.
Có theo dõi như vậy mới biết bước đường tu học của mình tiến hay thối. Nếu thấy thối đừng buồn, đừng chán nản, cố gắng làm sao đẹp thêm hơn để số hạt đậu đen càng ngày càng ít. Nếu thấy được tiến thêm, đừng vội tự đắc, tự phụ, tự cao, rồi khoe khoang sẽ tổn đức. Hãy hoan hỷ mà tiến thêm cho đến khi nào số hạt đậu đỏ càng ngày càng tăng nhiều thêm hơn.
Khi nào thấy hộp thứ ba hột đậu đỏ chiếm đại đa số, hãy hoan hỷ để bước qua lãnh vực chờ đón tiếp nhận ân Thiên trong hệ thống giao cảm giữa mình và các bực trọn lành.
Lẽ cố nhiên trong khoảng đường hành động cho có nhiều hạt đậu đỏ, có nhiều lãnh vực hoạt động từ thiện, xã hội, giáo dục, hy sinh, bố thí, giúp đời, v.v... Tuy sống còn tại thế làm một công dân như các công dân khác, nhưng tâm hồn, tư tưởng, ngôn ngữ hoàn toàn là người có mực thước, đức độ, mô phạm, gương mẫu, còn những hành động thì toàn là những hành động ích chúng lợi tha. Như vậy, tuy chưa giải thoát phần nhục thể, tâm hồn đã giải thoát rồi tại cõi thế gian vì những tư tưởng, hành động, ngôn ngữ hoàn toàn trong lãnh vực chí thiện, chí mỹ, chí nhân, sánh tày Thần Thánh Tiên Phật rồi còn gì nữa. Con người như thế không đáng kính nể mến yêu là bực siêu nhân ư?
Chư hiền sĩ hiền muội phải quan niệm tu thân hành Ðạo và giải thoát như vậy. Có phương pháp hành động như vậy ngay tại cõi đời nầy để xứng đáng là người tín hữu làm sáng danh Ðạo. Có sáng danh Ðạo, người đời nhìn vào kính nể để bắt chước tu trở nên hàng Thánh thiện. Mười người như vậy, trăm ngàn muôn triệu triệu người như vậy, thì thế gian nầy không phải là hoàn toàn bể khổ nữa, mà đó là cõi Thiên Ðường tại thế. Do Ðạo cứu đời là vậy! Hãy làm cho thế nhân tin tưởng cụ thể Ðạo cứu đời, là con người giải thoát hiện tại để được giải thoát phần Thiêng Liêng, đó là nhiệm vụ người hướng đạo đã hoàn thành.
Thi:
Rèn luyện con người đến chí nhân,
Xuyên qua phương pháp để tu thân,
Tuy còn tại thế trong trần trược,
Tâm tánh hoát khai tợ Thánh Thần...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét