Huệ Ý
I. CÔNG PHU:
1. Thánh Ngôn:“Công phu không phải là một sự bắt buộc như bẻ sắt nguội để làm binh khí, mà phải trui rèn từ từ theo khuôn mẫu hình thức của một vật hữu dụng đã định làm. Như thế, công phu là để: tu tập sự tiến hóa của chơn thần giữ gìn cho tánh mạng nên mỗi khi đến giờ công phu, các hiền đệ muội hãy cố tịnh định mười lăm phút để cho chủ nhân ông phát hiện, chữa trị các tà dục, hầu duy trì chánh tín khỏi sa ngã mê lầm, thì chánh Đạo mới có thể sáng được.”Đức Đông Phương Lão Tổ T.L.Đ Bính Ngọ (25-9-1966).
2. Học tập lời dạy của Đức Lão Tổ chúng ta thấy: Phương tu Cao Đài Giáo dựa trên ba trụ cột: công quả, công phu, công trình.
“Công trình, công quả, công phu,
Ba công hội đủ đường tu vững vàng.”
3. Công phu là pháp môn giải thoát:
“Giải thoát lấy công phu làm chính,
Học tu tuân luật lịnh làm đầu.”
4. Đặc tính của công phu:
- Không thể và không phải là một việc làm xuất kỳ bất ý: bẻ cây làm roi.
- Công phu là một việc làm có chủ đích, tức là:
- Hành giả có ý thức rõ ràng,
- Phải có ý chí kiên trì theo đuổi,
- Phải được sự hướng dẫn dạy dỗ của Ơn Trên: “Công phu là trui rèn từ từ theo khuôn mẫu hình thức của một vật hữu dụng đã định làm.”
5. Ích lợi của công phu:
- Cơ thể con người phát tiển đến khoảng 18-20 tuổi là đến mức giới hạn.
- Trí thức và tâm thức con người phát triển đến mức vô giới hạn.
- TRÍ là sự ghi nhận những hiểu biết từ người xưa truyền lại, rồi từ đó phân tích và tổng hợp để ứng xử vào những hoàn cảnh tương tự hoặc dự kiến những hoàn cảnh mới.
- TÂM là sự mở rộng cõi lòng.Con người dù thân xác đang sống ở cõi vật chất, nhưng tâm thức: -Hoặc mở rộng đến cõi Thần - Hoặc mở rộng đến cõi Thánh - Hoặc cõi Tiên - Hoặc cõi Phật.
Những vị mở rộng được như thế chính là các đấng Thần sống, Thánh sống, Tiên sống, Phật sống.
Sự mở rộng tâm thức này chính là sự tiến hóa của Chơn Thần, và đó chính là ích lợi thứ nhất của công phu.
6. Ngoài ích lợi về mặt tâm linh, công phu còn mang lại cho hành giả ích lợi vật chất cụ thể cho thân xác. Về phần này công phu là việc điều thân, điều khí, điều tức.
- Điều thân: khi vào thiền, thân thể sảng khoái, thoải mái.
- Điều tâm: trụ thần
- Điều tức:là dẫn khí
Đức Thanh Hư Đạo Đức Chơn Quân đã dạy các kết quả công phu:
- Khử trược lưu thanh (tịnh xuất mồ hôi...)
- Đoạn trừ thất tình lục dục (giảm dần cau có, giận hờn, si mê...)
- An đường rực rỡ.
TÁNH ấy là THẦN: Thần ở thì người sống,Thần đi thì người chết.
MẠNG ấy là KHÍ: Khí đủ thì hình tươi nhuận, Khí thiếu thì hình khô héo.
Ơn Trên dạy:
“Nhờ công phu con siêng học Đạo,
Nhờ công phu con bảo toàn căn;
Mới mong sửa tánh thấp hèn,
Mới thâu vọng tưởng mới tăng an hòa.
Vậy thì ích lợi của công phu là không những giữ gìn tánh mạng về mặt thể chất mà còn giúp tiến hóa tăng trưởng chơn thần nữa.
II. CÔNG DỤNG CỦA TỊNH TRƯỜNG.
1. Thánh Ngôn:
“Lập tịnh trường không phải là để làm một tịnh trường bằng hình thức, hay danh hiệu. Tác dụng chính yếu của tịnh trường là mở con đường giải thoát cho người trần tục trở về ngôi Tiên Thánh” Đức Đông Phương Lão Tổ - BNTĐ 4-7 Canh Tuất (5-8-1970).
2. Từ trước Ơn Trên đã dạy chúng ta:
“Đến chùa thất rửa lần tội lỗi,
Đọc sách kinh tắm gội linh hồn.”
Thánh Thất,Thánh Tịnh, Chùa, Nhà Thờ, nói chung trụ sở tôn giáo là trường Đạo đức dạy nhơn sanh bỏ dữ về lành; có thể gọi đó là trường tiểu học , trung học Đạo đức. Còn tịnh trường, nơi hướng dẫn hành giả về chơn Đạo để thoát vòng luân hồi sanh tử.
“Tịnh trường là mở con đường giải thoát cho người trần tục trở về ngôi Tiên Thánh”.
3. Ai hiến dâng cơ sở để lập đàn (theo phái Chiếu minh) hoặc lập thiền đường, tịnh trường là mình mở đường giải thoát cho chính mình và đồng Đạo thì công quả không nhỏ.
Một cách hình tượng chúng ta có thể nói: tịnh trường làdàn phóng tên lửa để giúp các hành giả thoát khỏi hấp lực của quả đất mà được tự do trong khoảng không bao la. Chân con người không còn dính mặt đất nữa, mà bay vào ba ngàn thế giới để cứu độ.
Tịnh trường là dàn phóng, mỗi người phải tự khai hỏa để ra khỏi hấp lực của trần gian.
1. Thánh Ngôn:“Công phu không phải là một sự bắt buộc như bẻ sắt nguội để làm binh khí, mà phải trui rèn từ từ theo khuôn mẫu hình thức của một vật hữu dụng đã định làm. Như thế, công phu là để: tu tập sự tiến hóa của chơn thần giữ gìn cho tánh mạng nên mỗi khi đến giờ công phu, các hiền đệ muội hãy cố tịnh định mười lăm phút để cho chủ nhân ông phát hiện, chữa trị các tà dục, hầu duy trì chánh tín khỏi sa ngã mê lầm, thì chánh Đạo mới có thể sáng được.”Đức Đông Phương Lão Tổ T.L.Đ Bính Ngọ (25-9-1966).
2. Học tập lời dạy của Đức Lão Tổ chúng ta thấy: Phương tu Cao Đài Giáo dựa trên ba trụ cột: công quả, công phu, công trình.
“Công trình, công quả, công phu,
Ba công hội đủ đường tu vững vàng.”
3. Công phu là pháp môn giải thoát:
“Giải thoát lấy công phu làm chính,
Học tu tuân luật lịnh làm đầu.”
4. Đặc tính của công phu:
- Không thể và không phải là một việc làm xuất kỳ bất ý: bẻ cây làm roi.
- Công phu là một việc làm có chủ đích, tức là:
- Hành giả có ý thức rõ ràng,
- Phải có ý chí kiên trì theo đuổi,
- Phải được sự hướng dẫn dạy dỗ của Ơn Trên: “Công phu là trui rèn từ từ theo khuôn mẫu hình thức của một vật hữu dụng đã định làm.”
5. Ích lợi của công phu:
- Cơ thể con người phát tiển đến khoảng 18-20 tuổi là đến mức giới hạn.
- Trí thức và tâm thức con người phát triển đến mức vô giới hạn.
- TRÍ là sự ghi nhận những hiểu biết từ người xưa truyền lại, rồi từ đó phân tích và tổng hợp để ứng xử vào những hoàn cảnh tương tự hoặc dự kiến những hoàn cảnh mới.
- TÂM là sự mở rộng cõi lòng.Con người dù thân xác đang sống ở cõi vật chất, nhưng tâm thức: -Hoặc mở rộng đến cõi Thần - Hoặc mở rộng đến cõi Thánh - Hoặc cõi Tiên - Hoặc cõi Phật.
Những vị mở rộng được như thế chính là các đấng Thần sống, Thánh sống, Tiên sống, Phật sống.
Sự mở rộng tâm thức này chính là sự tiến hóa của Chơn Thần, và đó chính là ích lợi thứ nhất của công phu.
6. Ngoài ích lợi về mặt tâm linh, công phu còn mang lại cho hành giả ích lợi vật chất cụ thể cho thân xác. Về phần này công phu là việc điều thân, điều khí, điều tức.
- Điều thân: khi vào thiền, thân thể sảng khoái, thoải mái.
- Điều tâm: trụ thần
- Điều tức:là dẫn khí
Đức Thanh Hư Đạo Đức Chơn Quân đã dạy các kết quả công phu:
- Khử trược lưu thanh (tịnh xuất mồ hôi...)
- Đoạn trừ thất tình lục dục (giảm dần cau có, giận hờn, si mê...)
- An đường rực rỡ.
TÁNH ấy là THẦN: Thần ở thì người sống,Thần đi thì người chết.
MẠNG ấy là KHÍ: Khí đủ thì hình tươi nhuận, Khí thiếu thì hình khô héo.
Ơn Trên dạy:
“Nhờ công phu con siêng học Đạo,
Nhờ công phu con bảo toàn căn;
Mới mong sửa tánh thấp hèn,
Mới thâu vọng tưởng mới tăng an hòa.
Vậy thì ích lợi của công phu là không những giữ gìn tánh mạng về mặt thể chất mà còn giúp tiến hóa tăng trưởng chơn thần nữa.
II. CÔNG DỤNG CỦA TỊNH TRƯỜNG.
1. Thánh Ngôn:
“Lập tịnh trường không phải là để làm một tịnh trường bằng hình thức, hay danh hiệu. Tác dụng chính yếu của tịnh trường là mở con đường giải thoát cho người trần tục trở về ngôi Tiên Thánh” Đức Đông Phương Lão Tổ - BNTĐ 4-7 Canh Tuất (5-8-1970).
2. Từ trước Ơn Trên đã dạy chúng ta:
“Đến chùa thất rửa lần tội lỗi,
Đọc sách kinh tắm gội linh hồn.”
Thánh Thất,Thánh Tịnh, Chùa, Nhà Thờ, nói chung trụ sở tôn giáo là trường Đạo đức dạy nhơn sanh bỏ dữ về lành; có thể gọi đó là trường tiểu học , trung học Đạo đức. Còn tịnh trường, nơi hướng dẫn hành giả về chơn Đạo để thoát vòng luân hồi sanh tử.
“Tịnh trường là mở con đường giải thoát cho người trần tục trở về ngôi Tiên Thánh”.
3. Ai hiến dâng cơ sở để lập đàn (theo phái Chiếu minh) hoặc lập thiền đường, tịnh trường là mình mở đường giải thoát cho chính mình và đồng Đạo thì công quả không nhỏ.
Một cách hình tượng chúng ta có thể nói: tịnh trường làdàn phóng tên lửa để giúp các hành giả thoát khỏi hấp lực của quả đất mà được tự do trong khoảng không bao la. Chân con người không còn dính mặt đất nữa, mà bay vào ba ngàn thế giới để cứu độ.
Tịnh trường là dàn phóng, mỗi người phải tự khai hỏa để ra khỏi hấp lực của trần gian.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét