Đại Đạo tạo con đò cứu khổ, Hướng đạo cần tự độ, độ tha. Năm chi bảy phái hiệp hòa, Trương cờ Đại Đạo xây tòa vạn linh.

LỜI GIAO CẢM

LỜI GIAO CẢM
(Kích vào hình ảnh để xem tiếp lời giao cảm)
  Xin chân thành cảm ơn quý huynh, tỷ, đệ, muội và quý độc giả đã ghé thăm NGÔI NHÀ ĐẠI ĐẠO

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

CÓ BAO NHIÊU THỨ YOGA ?

Tác giả: BẠCH LIÊN

CÓ BAO NHIÊU THỨ YOGA ?

Không biết thật đúng có bao nhiêu thứ Yoga. Hiện thời người ta biết mười một thứ Yoga như :

1- Hatha Yoga.

2- Karma Yoga.

3- Jnana Yoga.

4- Bhakti Yoga.

5- Laya Yoga.

6- Mantra Yoga.

7- Kriya Yoga.

8- Shiva Yoga.

9- Yantra Yoga.

10- Mudra Yoga.

11- Raja Yoga.

Nhưng ông P. Brunton có nói, trong lúc ông đi du lịch đặng tìm Ðạo, ông gặp nhiều phái Yoga khác, hành giả luyện tập một cách kín đáo nên ít ai biết .

- Mười một thứ Yoga nầy khác nhau thế nào ?

Tôi xin nói vắn tắt vài lời về mỗi thứ mà thôi. Nếu huynh muốn rõ những chi tiết xin đọc những quyển riêng giải về khoa đó.

1- HATHA YOGA.

Hatha Yoga là một khoa luyện Âm Dương hiệp nhất. Nó giống khoa luyện Khí công của người Tàu.

Vần HA tiêu biểu cho Mặt Trời là Dương.

Vần THA tiêu biểu cho Mặt Trăng là Âm.

Khoa nầy dùng cách hô hấp và phương pháp thể dục để thâu thập sinh lực vô mình. Có thể gọi nó là Khoa Luyện Trường Sanh.

Còn ba khoa Karma Yoga, Jnana Yoga, Bhakti Yoga mà khoa Triết Học Aán gọi là ba Margas hay là ba Con Ðường (trois sentiers).

2- KARMA YOGA.

Là con đường Hành động (Sentier de l’action).

3- JNANA YOGA.

Là con đường Minh Triết (Sentier de la Sagesse).

4- BHAKTI YOGA.

Là con đường Sùng Tín (Sùng Ðạo) hay là con đường của Tình Thương (Sentier de l’amour).

5- LAYA YOGA.

Cũng gọi là Kundalini Yoga vì Yoga nầy chuyên lo mở luồng Hỏa Hầu Cung đa li ni, nó ảnh hưởng tới các Luân Xa (les Chakras).

6- MANTRA YOGA.

Dùng Thần Chú đặng làm cho cái Trí trở nên yên tịnh và còn nhiều sự hữu ích khác.

7- KRIYA YOGA.

Tu theo cách khổ hạnh nhưng cũng học hỏi, cũng thờ phượng, cũng hiến dâng vậy.

Kriya Yoga có vài chỗ giống như Hatha Yoga. Nó cũng dùng phương pháp luyện tập thể dục làm căn bản, nó nhắm vào sự làm chủ giác quan, nhờ thế mới điều khiển sự hô hấp dễ dàng. Người ta biết rằng nhịp thở tùy thuộc những trạng thái của Tâm Thức. Lúc giận hờn, sợ sệt, vui mừng, nhứt là lúc dục tình sôi nổi thì thân mình run rẩy, hơi thở hổn hển mau lẹ. Nếu lúc đó định trí thì hơi thở chậm đi, thân mình trở lại yên tịnh như trước.

Trong quyển Autobiographie d’un Yogi của tu sĩ Paramhansa Yogananda, Cử nhân Văn khoa, huynh Nguyễn hữu Kiệt dịch ra để tên là Xứ Phật Huyền Bí nơi trương 174 - 175 có một đoạn nói về Pháp môn Kriya Yoga như sau :

“Người Yogi dùng tư tưởng dẫn luồng sinh lực đi theo một đường vòng xuyên qua sáu bí huyệt của tủy xương sống (từ bí huyệt trên đỉnh đầu xuống các bí huyệt ở cuống họng, ở tim, ở rún, ở lá lách và xương mông) rồi đi ngược trở lên để khép một vòng tròn tương đương với mười hai cung Hoàng Ðạo, tượng trưng vũ trụ trong con người (Tiểu Thiên Ðịa). Một lần công phu chừng nửa phút đồng hồ vòng quanh xương sống theo pháp môn Kirya Yoga giúp cho con người thực hiện một sự tiến bộ bằng một năm tiến hóa thông thường.

Một lần phép công phu Kriya Yoga thực hiện trong vòng một ngày đem đến cho người Yogi một sự tiến hóa tâm linh tương đương với một ngàn năm tiến hóa tự nhiên và công phu của một năm tu luyện sẽ đưa đến kết quả bằng 365.000 năm. Như thế, pháp môn Kriya Yoga giúp cho hành giả thực hiện trong ba năm tu luyện công phu, một sự tiến bộ vượt bực mà theo đà tiến hóa tự nhiên, nó phải cần đến 10.000 thế kỷ. Tuy nhiên muốn theo con đường tắt của pháp môn Kriya Yoga, chỉ có những người Yogi đã được huấn luyện thuần thục dưới sự chỉ dẫn của các vị Chơn Sư, nhờ đó họ chuẩn bị thể xác lẫn tinh thần đến mức tuyệt đỉnh, khả dĩ tiếp nhận cái quyền năng phát triển bằng sự công phu tu luyện thường xuyên”.

Kriya Yoga tăng tuổi thọ và mở rộng tâm thức, nó kiểm soát trực tiếp tinh thần nhờ sanh lực. So sánh với con đường chậm chạp và không chắc chắn của Thần học (Théologie) thì Kriya Yoga giống như chiếc máy bay với cổ xe ngựa đời xưa.

Ðọc đoạn trên đây, chắc chắn tất cả bạn Ðạo đều muốn theo pháp môn Kriya Yoga. Nhưng quí bạn hãy đọc đoạn chót và suy nghĩ kỹ lưỡng mấy câu sau đây :

“Chỉ có những người Yogi thuần thục đã được huấn luyện dưới sự chỉ dẫn của các vị Chơn Sư”.

Vậy thì trước khi thực hành pháp môn Kriya Yoga chúng ta phải tự hỏi chúng ta đã thành những vị Yogi chính tông chưa ? Ðược Chơn Sư huấn luyện chưa ? Nếu chưa thì đừng tập. Phương pháp nầy sẽ làm cho luồng Hỏa Hầu đi như tôi đã nói trước đây : Luồng Hỏa vô trong và đi xuống thì cũng bị tai hại, mà nó đi lên cũng bị tai hại nếu lòng còn mơ tưởng nguyệt hoa.

Ðiều hay hơn hết là phải lo :

- Lánh dữ,

- Làm lành,

- Rửa lòng trong sạch đặng phụng sự như lời Phật dạy, khỏi sợ những sự nguy hiểm nào cả.

Một lẽ nữa, Paramhansa Yogananda tu theo pháp môn Kriya Yoga đã lâu rồi mà chưa đắc đạo thành chánh quả làm một vị Siêu Phàm A Sơ Ca (Aseka). Bao nhiêu đây cũng đủ để thấy dầu ly gia cắt ái như huynh Yogananda cũng không phải dễ mà thực hiện cho đúng pháp môn Kriya Yoga đâu.

Vì vậy chớ ham luyện tập theo Huyền Bí Học trong khi mình chưa hội đủ điều kiện đặng làm một vị Yogi.

Tôi xin nói Kriya Yoga nầy khác hẳn Kriya Yoga trong quyển Những cách ngôn về Yoga của Patanjali (Les Aphorismes du Yoga de Patanjali).

8- SHIVA YOGA.

Shiva Yoga dùng nguyên tắc Siêu hình học.

9- YANTRA YOGA.

Tham thiền về ý nghĩa thần bí của vài thứ hình của Kỷ Hà Học .

10- MUDRA YOGA.

Dùng ấn và chú.
11- RAJA YOGA.

Raja Yoga : Yoga Vương Giả, là Chúa Tể các thứ Yoga. Nó cao hơn hết. Nó chia làm tám giai đoạn hay là tám thời kỳ tập sự.

Thời kỳ thứ nhứt : Yama (Da ma).

Thời kỳ thứ nhì : Niyama (Ni da ma).

Thời kỳ thứ ba : Asana (A sa na) : Tư thế.

Thời kỳ thứ tư : Pranayama (điều tức ) : Kiểm soát sanh lực Prana.

Thời kỳ thứ năm : Pratyahara : Kiểm soát giác quan

Thời kỳ thứ sáu : Dharana (Ða ra na) : Ðịnh trí.

Thời kỳ thứ bảy : Dhyana : Tham thiền.

Thời kỳ thứ tám : Samadhi (Sa ma đi) : Ðại định, Xuất thần.

Ba thời kỳ chót : thứ sáu, thứ bảy và thứ tám là SAMYAMA.



1-YAMA : Giới.

Yama gồm năm giới :

1- Không làm hại người và vật, không hung bạo từ trong tư tưởng, ý muốn, cho tới lời nói, việc làm.

2- Chơn thật, không nói dối bất câu dưới hình thức nào.

3- Ngay thật, không trộm cắp.

4- Trinh khiết, tuyệt dục từ trong tư tưởng.

5- Nghèo, thanh bần, không vì tư lợi.



2- NIYAMA : Qui Luật.

Niyama gồm năm điều :

1- Sancha : Trong sạch trong tất cả, từ trong thâm tâm cho tới bên ngoài, y phục, xác thân.

2- Santasha : An phận.

3- Tapas : Khổ hạnh, tự nghiêm khắc với mình.

4- Svadhyaya : Phát triển bản ngã, kỷ luật tư tưởng, làm chủ cái trí.

5- Ishvara Pranidhana : Tư tưởng luôn luôn hướng về Thượng Ðế, có thể nói là chiêm ngưỡng Ðức Thượng Ðế (Cung hiến).

3- ASANA : Tư thế.

4- PRANAYAMA : Ðiều tức.

Về phương diện thực tập là sự kiểm soát sanh lực Prana, sự điều khiển cách thở.

5- PRATYAHARA.

Là quyền năng ngăn ngừa cái Trí khỏi bị ảnh hưởng những cảm giác của xác thịt.

6- DHARANA : Ðịnh Trí.

7- DHYANA : Tham Thiền.

8- SAMADHI : Ðại Ðịnh , Xuất thần.

Trong Ðạo Ðức phải nhiều năm Tham Thiền rồi mới đi tới Ðại Ðịnh. Lúc nầy hành giả bỏ xác thân lên mấy cõi cao, xác thân mê man không còn biết cảm giác chi nữa. Nhưng mà chừng trở về nhập xác, hành giả nhớ hết những điều đã kinh nghiệm.

Ở ngoài đời, các nhà khoa học, các nhà bác học cũng phải Ðại Ðịnh vậy. Nhưng họ chuyên lo các vấn đề vật chất thuộc về bên ngoài.

Tuy nhiên người học Ðạo có thể Ðại Ðịnh trong một mức độ nhỏ bé là :

Ngày đêm cứ thấy mình quì dưới chơn Sư Phụ hoặc dưới chơn Ðức Bồ Tát hay là Ðức Phật


SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HATHA YOGA (LUYỆN KHÍ CÔNG)

và RAJA YOGA (YOGA VƯƠNG GIẢ)

- Có sự khác biệt giữa Hatha Yoga và Raja Yoga không ?

- Có, nhưng muốn thật hiểu thì trước hết ta nên nhớ kỹ những điều sau đây: (xin nhắc lại).

Thật Ta là Chơn Nhơn, Chơn Ngã hay là Linh Hồn. Ta có thể xác bao bọc, nhờ những thể xác nầy Ta mới hành động được ở mấy cõi Trời.

Luôn luôn có sự liên quan mật thiết giữa Ta và những thể của Ta. Mỗi sự rung động của Vật chất cấu tạo những thể đều biến đổi Tâm Thức, mà mỗi sự biến đổi của Tâm Thức cũng sanh ra một sự rung động trong Vật chất cấu tạo mấy thể.

Hatha Yoga và Raja Yoga đều lợi dụng sự tương quan nầy.



H A T H A Y O G A.

Hatha Yoga chế ngự xác thịt, làm phát triển một số cơ quan điều khiển những lực ở trong mình. Nhờ vậy mà hành giả có vài quyền năng mà người đời cho là phi thường.

Xưa kia, cơ quan của bộ tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết như tì, vị, tim, phổi, thận, bàng quang, tiểu trường, đại trường đều thuộc về quyền kiểm soát của Tâm Thức. Người luyện Hatha Yoga dùng ý chí kiểm soát lại những cơ quan nầy. Khi thành công rồi họ có thể làm cho trái tim ngừng đập mà không chết.

Có vị cho chôn sống từ ba tháng tới hai, ba năm tùy theo công phu luyện tập. Ðào lên thì họ sống lại, xác họ không rã như xác thường.

Có vị nuốt đinh sắt, miểng chai, uống ắc xít mà vẫn trơ trơ.

Hatha Yoga làm cho cái Vía hoạt động, nhưng sự khuyết điểm lớn lao của nó là khởi đầu ở tại cảnh thấp hơn hết. Nó kích thích những cơ quan của xác thịt và của cái Vía mà không ảnh hưởng chi tới phần đối chiếu trong hai thể nầy trong hai thể cao là Thượng Trí và Bồ Ðề. Sự hành động của nó bị hạn chế.

Mà cái nguy hiểm đáng sợ hơn hết là Hatha Yoga kiếm thế kiểm soát những sự rung động của Vật chất đặng tạo ra sự biến đổi trong Tâm Thức.

Nhưng mà Vật chất vẫn cứng rắn, khó ép buộc nó phải theo chiều hướng của ta muốn. Hãy đề phòng : Sự cố gắng có thể làm cho tê liệt hay làm cho teo lại một vài cơ quan mà sự hoạt động rất cần thiết cho sự biến đổi Tâm Thức như : não tủy thần kinh, hạch mũi [6] , hạch óc. Vì vậy mà các nhà Huyền Bí Học chỉ luyện tập Raja Yoga chớ không luyện Hatha Yoga.


MỘT SỰ BIỂU DIỄN PHI THƯỜNG.

Trong tạp chí Người Thông Thiên Học (The Theosophist), tháng năm, năm 1922 có đăng một bài tường thuật của Ðức Bà A. Besant về quyền năng của ông Swami Sitaramji tóm tắt như sau đây :

�Cách đây vài tuần, ông Swami Sitaramji có ghé viếng Adyar, ông là một trong những người Aán có những quyền năng truyền tử lưu tôn, khẩu khẩu tương truyền từ đời nầy qua đời kia. Ông Swami Sitaramji nói rằng : Ông vào rừng tu luyện phép Sarvabhakshatvam là quyền năng ăn được tất cả mà không hề chi.

Dưới đây là chứng thư của bác sĩ T.S. Tirumurti cấp cho ông :

Ngày 12 tháng 9 năm 1921.

Ông Swami Sitaramji có biểu diễn những quyền năng của ông tại rạp hát của Dưỡng đường Trung Ương, trước mặt những vị y sĩ giải phẫu, những y sĩ và sinh viên y khoa, ông thực hành những điều sau đây :

1- Aên miểng chai.

2- Aên những đinh sắt.

3- Aên những sọ dừa.

4- Aên những miếng cây.

5- Aên một con bọ cạp.

6- Uống ắc xít A zô tít (Acide azotique).

7- Aên những đá sỏi.

8- Aên Acenít (phụ tử)

9- Uống thủy ngân.

10- Nhai nuốt những cục than cháy đỏ.

11- Uống chì nấu chảy ra nước.

Xong rồi người ta đem rọi kiếng ông, chụp hình và giao cho ông tấm hình đã rửa.

T.S. Tirumurti.

3e Médecin Hôpital Général A. Lakshmipathy

B.A.M.B. et C.M.

Ngày 14 tháng 9 năm 1921, người ta rọi kiếng thấy những vật ông nuốt biến thành những hạt nhỏ và những mảnh. Ông nói : “chúng lần lần tiêu mất hết.”



R A J A Y O G A.

Ta biết rằng bảy thể của con người liên quan mật thiết với năm cõi Trời.

1-2 : Xác thịt và cái Phách, liên quan mật thiết với cõi Trần hay là Hạ Giới.

3 : Cái Vía, liên quan mật thiết với cõi Dục Giới hay là cõi Trung Giới.

4 : Cái Trí, liên quan mật thiết với cõi Hạ Thiên, tức là bốn cảnh thấp của cõi Thượng Giới hay là cõi Trí Tuệ.

5 : Thượng Trí, liên quan mật thiết với cõi Thượng Thiên tức là ba cảnh cao của cõi Thượng Giới hay là cõi Trí Tuệ.

6 : Kim Thân hay Thể Bồ Ðề, liên quan mật thiết với cõi Bồ Ðề cũng gọi là cõi Trực Giác.

7 : Tiên Thể hay là Thể Thiêng Liêng, liên quan mật thiết với cõi Niết Bàn hay là cõi Thiêng Liêng.

Nhờ sự liên quan mật thiết nầy mà ta:

a- Mới dùng Xác thân và cái Phách để học hỏi và kinh nghiệm ở cõi Trần được (Hạ Giới).

b- Dùng cái Vía để học hỏi và kinh nghiệm ở cõi Dục Giới (Trung Giới).

c- Dùng Hạ Trí để học hỏi và kinh nghiệm ở cõi Hạ Thiên.

d- Dùng Thượng Trí để học hỏi và kinh nghiệm ở cõi Thượng Thiên.

e- Dùng Kim Thân để học hỏi và kinh nghiệm ở cõi Bồ Ðề.

f- Dùng Tiên Thể để học hỏi và kinh nghiệm ở cõi Niết Bàn.

Muốn cho sự học hỏi và kinh nghiệm có kết quả tốt đẹp thì trước hết bốn thể thấp : Thân, Phách, Vía, Hạ Trí phải được tinh khiết bởi vì chúng là những cửa sổ mở ra để cho ta quan sát cảnh vật ở bên ngoài. Chúng phải trống trải mới được. Nếu chúng bị những bức màn giăng ngang thì ta không thấy rõ. Vạn vật đối với ta đều biến đổi màu sắc và hình thù. Ðiều nầy không khác nào ta mang kiếng màu mà xem một bức tranh.

Trái với Hatha Yoga, tập luyện theo phương pháp Raja Yoga thì sinh viên dùng ý chí kiểm soát những sự biến đổi của Tâm Thức và chế ngự được ba thể : Thân, Vía, Trí. Chúng nó ở dưới quyền sai khiến của sinh viên và trở nên lành mạnh tốt đẹp, linh mẫn.

Trước kia chúng cám dỗ và quyến rủ con người vào đường tội lỗi, bây giờ đây chúng trở nên những đứa tớ thành thật, trung tín lo phục vụ con người và không còn ương ngạnh như xưa. Nhờ thế Tâm Thức cao siêu mới mở mang mau lẹ và thay thế Tâm Thức tầm thường của con người. Sinh viên sống một đời sống tinh thần cao thượng và bước tới cửa Ðạo dễ dàng.

Nói tóm lại, Raja Yoga đem lại những lợi ích cho con người chớ không có những mối nguy hại như Hatha Yoga.

HAI THÍ DỤ VỀ VIỆC NÍN THỞ.

Các Thầy Bùa đều dặn lúc vẽ bùa phải nín thở mới có hiệu nghiệm. Họ không biết khi nín hơi thở thì cái Trí yên lặng, tức là Ðịnh Trí. Phải Ðịnh Trí thì tư tưởng sanh ra mới mạnh mẽ.

Phương pháp nín thở thuộc về khoa Luyện Khí Công Hatha Yoga.

Theo Raja Yoga phải chú ý vào công việc đang làm thì cái Trí không xao lãng. Ðịnh Trí cách nầy rất dễ, không nín thở. Nín thở thì mệt lắm, có khi mạch máu nhỏ trong phổi yếu thì nó bị đứt, hành giả khạc ra máu rất nguy hiểm. Ai biết chắc các mạch máu nhỏ trong phổi của mình mạnh hay yếu và lúc nào nó mạnh, lúc nào nó yếu mà đề phòng. Thế nên phải thận trọng (xin đọc chuyện huynh Brahma thuật lại cho ông P. Bruton nghe).

Khi tham thiền đúng phép thì hơi thở nhẹ lần rồi tới một lúc kia nó dứt hẳn mà hành giả không chết, chừng giựt mình mới thở lại. Ai kinh nghiệm rồi thì biết



VÀI CÁCH NÍN THỞ THEO PHƯƠNG PHÁP HATHA YOGA.

Tôi xin kể cho huynh nghe vài cách thở do nhiều sách Hatha Yoga dạy khác nhau rồi sau sẽ đề cập tới sự nguy hiểm.

I- TẨY SẠCH HAI LÀ PHỔI.
(Nettoyage des poumons)

a/- Một quyển dạy : Bịt lổ mũi bên trái, hít khí trời vô lổ mũi bên phải; rồi bịt lổ mũi bên phải thở ra lổ mũi bên trái. Cứ thay đổi, hít vô bên nầy rồi thở ra bên kia, vài lần như vậy.

b/- Một quyển khác cũng dạy như vậy, song dặn lúc hít vô đếm trong trí 1, 2, 3, 4. Khi thở ra lổ mũi bên kia thì đếm tới 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. 8, nhưng căn dặn nếu hít vô đếm tới 4 mà chưa thấy phổi đầy khí trời thì đếm thêm hoặc một hay là hai lần nữa, nghĩa là 1, 2, 3, 4, 5, hoặc 6. Khi hít vô đếm tới 5 thì thở ra đếm tới 10. Khi hít vô đếm tới 6 thì thở ra đếm tới 12.

c/- Một quyển nữa dạy : Phải xem đồng hồ. Nếu hít vô 5, 6 giây thì thở ra phải 9, 10 giây.



II- NHỊP THỞ TIẾT ÐIỆU.

(Respiration rythmique)

a/- Một quyển dạy : Hít vô đếm 1, 2, 3, 4.

Nín thở đếm 1, 2, 3, 4.

Thở ra đếm 1, 2, 3, 4.

b/- Một quyển dạy : Phải xem đồng hồ.

Hít vô: Nín thở: Thở ra :

a. 2 giây 8 giây 4 giây

b. 3 giây 12 giây 6 giây

c. 4 giây 16 giây 8 giây

d. 5 giây 20 giây 10 giây

e. 6 giây 24 giây 12 giây


c/- Một quyển dạy :

Hít vô : Nín thở : Thở ra :

5 giây 2 giây 5 giây


Có người Ấn đi đến mức :

Hít vô : Nín thở : Thở ra :

20 giây 80 giây 40 giây



Xin hỏi : Mỗi sách đều mỗi dạy khác nhau, ai biết mình có thể hạp với cách nào đặng tập theo ?

Cái nguy hại là ở chỗ đó

NHỮNG NGUY HẠI KHI COI THEO SÁCH LUYỆN HƠI THỞ HAY

LÀ HỌC VỚI MỘT ÔNG THẦY TẦM THƯỜNG KHÔNG KINH NGHIỆM.

- Vậy thì không nên tập theo Hatha Yoga hay sao ?

- Nên tập mà cũng không nên tập.

Nên tập là khi nào học với một ông thầy lão luyện có nhiều kinh nghiệm.

Còn không nên tập là coi theo sách mà tập một mình.



SỰ NGUY HIỂM CỦA HATHA YOGA

LÀ LUYỆN TẬP HƠI THỞ SÁI CÁCH.

Trong quyển kinh Markanday Purana có nói như vầy : “Hành giả Yoga dốt nát thì sẽ bị điếc, khùng điên, mất trí nhớ, câm, đui mù và bị sốt nặng.”

Ðây là tùy theo trường hợp nặng, nhẹ. Dốt nát là không biết gì về Huyền Bí Học coi theo sách luyện tập một mình hay là học với một ông thầy tầm thường, không thông hiểu một mảy may về những luật Huyền bí của Vũ Trụ làm phát triển Tâm Thức.

Sự nguy hiểm vốn ở trong sự luyện hơi thở trước nhứt, kế đó là vài tư thế làm hại cho hạch mũi và hạch óc mà chỉ có những nhà Huyền Bí Học lão luyện mới rõ mà thôi.

- Tại sao nguy hiểm ?

- Bởi vì các tế bào trong mình con người tùy theo hơi thở mà có một chiều hướng riêng. Bây giờ thay đổi cách thở thì chúng thay đổi chiều hướng. Sự thay đổi nầy có lợi hay có hại cho các cơ thể của con người ?

Muốn thật biết phải mở Thần nhãn mới quan sát được.


TÁM TRƯỜNG HỢP ÐIỂN HÌNH.

Tôi xin kể tám trường hợp điển hình :

Một ở Ấn Ðộ thuở xưa.

Bảy ở Việt Nam ngày nay cho quí huynh nghe :



MỘT TRƯỜNG HỢP Ở ẤN ÐỘ THUỞ XƯA.

Quí bạn nào có đọc quyển L’Inde secrète dịch ra là ÐÔNG PHƯƠNG HUYỀN BÍ trang 50 thì thấy :

Ông Paul Brunton có thuật chuyện nầy :

Brama nói : Thuở nhỏ tôi là một đứa trẻ ít nói và thích sống cô đơn.

Tôi không thấy gì là vui thú trong những trò chơi của các bạn tôi vì thế tôi luôn luôn tránh họ và thích đi dạo một mình ở những nơi vườn cây hay ngoài đồng vắng. Ít người biết được những gì diễn ra trong tâm hồn kín đáo của một đứa trẻ : tôi sống cách biệt với mọi người và tôi cảm thấy rằng đời không có gì vui. Vào năm tôi 12 tuổi, tình cờ tôi nghe lóm được câu chuyện giữa những người lớn, họ nói về vấn đề Yoga. Ðó là lần đầu tiên tôi nghe nói đến danh từ ấy và những gì tôi nghe trong câu chuyện cũng đủ làm cho tôi tò mò muốn biết thêm. Tôi chất vấn nhiều người và góp nhặt được vài quyển sách nói về vấn đề Yoga, trong đó tôi đọc được nhiều điều thú vị về các nhà đạo sĩ Yogi. Cũng như con ngựa dong ruổi trên sa mạc mong mỏi tìm được ngọn suối mát ở tận chân trời, trí óc tôi khao khát sự hiểu biết, nhưng tôi chỉ có một mình và không làm sao tiến hơn được nữa.

Một hôm tình cờ tôi lật một quyển sách và thấy trong đó có câu : “Muốn tiến bộ trên đường tu luyện pháp môn Yoga, phải nhờ có sự chỉ dẫn của một danh sư”. Những lời nầy làm cho tôi thắc mắc băn khoăn.

Một danh sư. Tôi hiểu ngay rằng muốn tìm được Thầy không còn cách nào khác hơn là bỏ nhà ra đi ngao du thiên hạ. Tự nhiên là tôi không thể trông đợi nơi sự cho phép của cha mẹ tôi. Không biết phải làm thế nào, tôi bèn lén lút luyện thử một vài phép hô hấp mà tôi đã góp nhặt được những tài liệu trong các sách. Phép luyện nầy thay vì có ích, lại làm hại cho tôi : Tôi không biết rằng phép khí công nầy rất nguy hiểm nếu nó không có sự dìu dắt của một bậc danh sư. Nhưng vì tôi quá nóng ruột nên không thể chờ đợi mãi được.

Sau vài năm tập luyện lén lút một mình, cái hậu quả bất ngờ đem đến là tôi bị đứt một mạch máu trên đỉnh đầu dường như nó là chỗ chịu đựng yếu nhứt. Tôi cảm thấy toàn thân tôi giá lạnh và sức yếu dần, máu chảy lênh láng ở chỗ vết thương, tôi tưởng rằng tôi sắp chết. Hai giờ sau đó, tôi nhìn thấy một linh ảnh lạ lùng, hình như tôi thấy gương mặt đạo mạo của đạo sĩ già hiện ra và nói với tôi : “Con thấy chăng phép luyện ngăn cấm đối với kẻ phàm tục có thể đưa con đến một tình trạng nguy hiểm là dường nào. Con hãy nhớ lấy bài học nầy.” Cái hình ảnh biến mất nhưng lạ thay từ đó trở đi tôi cảm thấy khá hơn và không bao lâu sức khỏe của tôi bình phục trở lại. Nhưng này ông hãy xem cái thẹo hãy còn đây.

Brama cúi đầu đưa cho chúng tôi xem cái thẹo nhỏ hiện ra rõ ràng trên đỉnh đầu. Y nói tiếp: “Sau khi tai nạn đó xảy ra, tôi bèn ngưng việc luyện hơi thở và chờ đợi để cho thời gian làm giảm bớt những sự ràng buộc gia đình .


BẢY TRƯỜNG HỢP Ở VIỆT NAM.

Sau đây là bảy trường hợp ở Việt Nam :

1- Trường hợp thứ nhứt : Một ông bạn tập theo cách Tẩy sạch hai lá phổi có một tuần lại nói với tôi : “Ðau nhói trái tim”, ông bạn đó bỏ liền tới nay vẫn mạnh khỏe.

2- Trường hợp thứ nhì : Một ông bạn tập sao không biết mà trong lúc nín thở đứt mạch máu trong phổi rồi thổ huyết. Vài năm sau từ trần.

3- Trường hợp thứ ba : Một bà hư óc điên điên khùng khùng, người nhà phải chở vô Dưỡng Trí Viện Biên Hòa, rồi sau bỏ mình tại đó.

4- Trường hợp thứ tư : Một ông lớn tuổi, đau bao tử, ốm gầy lần mòn rồi cũng bỏ xác. Chính là tôi có khuyên ông nên bỏ cách luyện đó đi, nhưng ông trả lời : “Thở như vậy khỏe quá” .

5- Trường hợp thứ năm : Một ông bạn ngồi theo một tư thế luồng Hỏa Hầu khởi sự đi; thay vì đi lên nó lại đi xuống và vô trong kích thích dục tình đến cực điểm, về sau không được tin tức.

6- Trường hợp thứ sáu : Một ông bạn chỉ ăn cơm với giấm, luyện hơi thở đặng trường sinh bất tử. Ông bạn đó nói chuyện đạo với tôi nhiều lần nhưng không được tỉnh trí cho lắm.

7- Trường hợp thứ bảy : Một bà và một cô gái, con của bà, tới thăm tôi rồi nói: “Thầy tôi dạy hai mẹ con tôi luyện mà bây giờ chỗ trái tim nóng mãi” . Tôi hỏi : “Ông sư dạy bà và cô đây có chỉ phương pháp cho bà và cô sửa chữa không ?” Bà đó trả lời : “Thầy tôi có hốt thuốc cho tôi uống nhưng không hết.” Tôi chỉ than thầm. Tôi cắt nghĩa cho bà nghe : Có lẽ là phương pháp Tâm thận tương giao nhưng sái cách.

Trừ ra ông bạn thứ nhứt thoát khỏi nạn hiểm nghèo còn sáu trường hợp sau thật bi đát.

Chỉ có bà và cô gái vốn xa lạ, tôi mới gặp lần thứ nhứt, còn mấy vị kia đều quen thuộc với tôi, tôi cũng biết mấy ông thầy dạy những cách luyện tập ấy nữa.

Tôi xin nêu ra những trường hợp nầy cho quí bạn hiểu đặng phòng. Tôi còn biết nhiều trường hợp khác nữa song không muốn nói ra. Xác thân con người là một bộ máy cực kỳ huyền diệu, tinh vi hơn cả triệu lần cái máy đồng hồ. Nếu giao phó tánh mạng cho kẻ dốt nát thì có ngày ăn năn không kịp.



TẠI SAO MẤY ÔNG THẦY DẠY NHỮNG CÁCH LUYỆN TẬP ÐÓ

LẠI KHÔNG ÐIÊN KHÙNG, KHÔNG CHẾT ?

- Tại sao mấy ông thầy dạy những cách luyện tập đó lại không điên khùng, không chết ?

- Tôi xin trả lời liền. Mấy ông có luyện tập đâu mà điên khùng hay chết. Nếu mấy ông luyện tập thì mấy ông đã điên khùng hay chết mất rồi, đâu còn sống đến ngày nay đặng hại mấy đệ tử. Những sách Huyền Bí Học đều nói bóng dáng hay tượng trưng. Mấy ông đọc sách hiểu theo ý mấy ông rồi bảo học trò tập luyện như vậy. Học trò thấy thầy mình khỏe mạnh thì tin bằng lời, cố công luyện tập. Những trò bị hại toàn là những trò ra sức làm đúng theo lời thầy chỉ dạy trong một thời gian. Những trò khác luyện tập sơ sài trong một vài ngày rồi bỏ luôn thì không có gì hết. Thậm chí có người mê tín cho đến đỗi nói như vầy : “Thầy tôi dạy trúng mà tại tôi làm sái”. Nói cho đúng lý, khi học trò luyện tập thì ông thầy phải coi chừng đặng sửa chữa kẻo học trò bị hại; đó là bổn phận của ông thầy. Không được phép lấy mắt ngó, để tỏ ra mình bất lực. CHÚNG TA CHỚ NÊN QUÊN RẰNG TRONG ÐẠO ÐỨC, CHỈ CHO NGƯỜI TA LUYỆN SÁI CÁCH THÌ TỘI NẶNG BẰNG NON, KIẾP SAU SẼ TRẢ QUẢ ÐÓ, CHẠY TRỐN ÐƯỜNG NÀO CŨNG KHÔNG KHỎI.

Dầu sao bên Aán Ðộ vẫn chưa nghe trường hợp học với một ông thầy mà mang tai họa vào thân như bên mình.

Theo qui luật của Quần Tiên Hội phải Ðắc đạo thành Chánh quả làm một vị Siêu Phàm mới được phép thâu Ðệ tử. Dưới một bực là những vị La Hán chỉ được phép làm Sư Huynh. Tôi xin trưng ra một bằng chứng cụ thể là câu : “ Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”. Chính là Ðức Phật mới được phép làm thầy mà thôi, bởi vì Ðức Phật là Giáo Chủ của các vị Tiên Thánh, các vị Thiên Thần. Các vị Ðệ tử của Ngài cũng chưa được phép làm Sư Phụ.

Còn chúng ta phàm phu tục tử, mình tự độ mình chưa xong thì độ ai được bây giờ. Mình tự dạy mình là điều hay hơn hết.

- Mà tại sao người ta nói : Tu phải luyện ?

- Ðúng vậy, tu phải luyện. Luyện đây là luyện tánh tình cho thật tốt chớ không phải luyện cho trường sanh hoặc có những phép tắc, những thần thông.



CHÚNG TA CÓ ÐỦ NHỮNG ÐIỀU KIỆN ÐỂ LUYỆN TẬP

CHO ÐÚNG PHÉP YOGA CHƯA ?

Nêu ra câu hỏi nầy thì xin thành thật trả lời rằng : Trong chúng ta chưa ai hội đủ những điều kiện để làm một hành giả Yoga tức là một vị Yogi chân chính.

Mười giới trong Yama và Niyama thật là gắt gao. Dầu cho là luyện khí công Hatha Yoga hay là Yoga nào khác chăng nữa, bước đầu tiên cũng phải giữ trọn vẹn mười giới đó mới học được chơn truyền, mới thành ra thật là một vị Yogi.

Nội một giới thứ ba là Chủ nghĩa độc thân, tuyệt dục, trừ ra một số rất ít gọi là những hột gạo cội của nhơn loại , thì tất cả vẫn chưa giữ được điều nầy nói chi tới chín giới kia. Cả thảy đều quá sức con người đang sống trong xã hội văn minh tân tiến ngày nay, đầy dẫy những thói xa hoa phóng túng, lung lạc, cám dỗ.

Tuy nhiên, người ta có thể luyện tập vài tư thế đặng cho thân thể khỏe mạnh, tráng kiện nhưng không phải thiệt là hành giả Yoga.

Các vị Yogi có một nếp sống khác thường. Các Ngài chỉ ở chốn yên tịnh một mình, tránh xa những chỗ phồn hoa đô hội và độc thân. (Xin đọc quyển Ðông Phương Huyền Bí.)

Nhưng dầu cho luyện đặng trường sinh bất lão, xin nhắc lại : có tài chỉ đá hóa vàng mà không có đủ những đức tánh do Thiên Ðình qui định thì chưa được Chơn Sư thâu nhận làm Ðệ Tử, chưa được Ðiểm Ðạo. Bởi chưng con người chưa diệt được tánh ích kỷ, chưa biết phụng sự nhơn loại, vì vô minh nên chịu đau khổ lầm than từ đời nầy qua đời kia; nói trắng ra, hành giả chưa mở lòng Từ Bi Bác Aùi, chưa biết Bố Thí, chưa biết chia sớt những sự đau khổ của kẻ khác, chưa ra công dìu dắt những người còn ở trong chốn tối tăm ra nơi sáng suốt; nói tóm lại là chưa biết Hi Sinh (Xin đọc lại đoạn “ Sự tiến hóa của nhân loại nhắm vào mục đích nào” của quyển Cách Tu Hành.)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

  • Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi
  • 10 phút tìm hiểu ĐẠO CAO ĐÀI .
  • Tác giả: Đào Công Tâm (Bản PPS)
  • Dương Trọng Thu biên tập lại theo Google Slides