1.Tôn chỉ đạo cao đài là tam giáo qui nguyên ngũ chi phục nhất:
* Tam giáo gồm: thích giáo,lão giáo,nho giáo.
* Quy nguyên là trở về một gốc nghĩa là tam giáo vốn cùng một nguồn gốc mà ra,cho nên đã đến lúc tam giáo cần gom về một điểm là nguồn gốc chính thống ban sơ.
* Vì sao tam giáo phải qui nguyên và qui nguyên như thế nào?
Như chúng ta đã biết,nhất kỳ phổ độ là thời kỳ khai hóa tiền sử mà kinh sách gọi là thượng nguyên thánh đức.Nhất kỳ phổ độ cũng là thời kỳ khai sinh ra nguồn gốc văn minh nhân loại và kết hợp thành tinh hoa đạo lý của muôn đời.Gồm các bậc siêu nhân tiêu biểu như:
· Nhiên Đăng Cổ Phật,
· Thái Thượng Lão Quân,
· Thần Nông,Huỳnh Đế,
· Phục Hy,
· Văn Vương,
· Môi-Se.v.v…
các bậc siêu nhân này đã dựa vào biểu tượng kỳ bí của vũ trụ và quyền năng mầu nhiệm của thiêng liêng mà đặt thành qui củ hoặc vẽ hình tượng chép thành lời,thành thơ,kinh văn,qui tắc.v.v…nhằm giáo hóa muôn người.Cho đến khi loài người lần lần văn minh tiến bộ,các yếu tố địa dư lần lượt thay đổi ảnh hưởng đến tâm trạng đời sống từng xã hội .Do đó pháp giáo hóa của tam giáo trong thời nhất kỳ phổ độ bắt đầu hạn chế.Một phần vì lý luận có sự thêm bớt.Giáo điều không còn phù hợp với nề nếp sinh hoạt xã hội.Các bậc siêu nhân lần lượt qua đời.Từ đó các khuynh hướng đạo giáo nảy sinh thêm biến đổi khác,gây ra va chạm,tranh chấp,cãi cọ nhau dẫn đến giáo điều bị lợi dụng,nhân tâm phân hóa,đạo tâm suy thoái,nhất kỳ phổ độ đã suy tàn.
Cho đến thời trung cổ thì Phật ,Tiên,Thánh,Thần lại lâm trần và lập đạo nữa để tiếp nối công trình giáo hóa loài người,phục hưng chánh đạo.Hàng siêu nhân của thời kỳ này tiếp nối tâm nguyện các siêu nhân thời trước nhưng với phương thức tiến bộ,cụ thể,rộng rãi,cố gắng phù hợp với tình cảnh và trình độ con người mong đưa mức độ đạo đức của con người tiến lên tận thiện tận mỹ.
Các đạo giáo hình thành trong thời kỳ này gọi chung là nhị kỳ phổ độ,tiêu biểu như:
· Thích Ca Mâu Ni Phật Giáo Chủ Phật Giáo
· Lão Tử Giáo Chủ Đạo Giáo
· Khổng Tử Giáo Chủ Nho Giáo
· Jésu Christ Giáo Chủ Thiên Chúa Giáo
Các giáo chủ đều chủ trương san bằng các hố ngăn cách,hóa giải mọi sự phân chia giai cấp,diệt trừ mọi thành kiến bản ngã.Các Ngài dùng mọi ngôn từ và phương tiện để truyền thụ cho đời cái phương pháp tu thân,tự chủ,tự giác,giác tha,tạo thành từng con người tốt đầy đủ phẩm hạnh.Đó là nền tảng cho xã hội đạo đức chân chính làm cho toàn thế giới trở nên an lạc thái bình.
Trải qua một thời gian cực thịnh,rồi thế đạo bắt đầu đi đến tình trạng suy vi,nhân tâm biến loạn.
Nguyên nhân : lý trí con người đã tiến nhanh và vượt trội lên tham vọng cùng khát dục của con người đồng thời đòi hỏi ráo riết những thỏa mãn về các nhu cầu bản ngã.
Các giáo chủ trong thời kỳ này lần lượt siêu thăng.Từ đó nhân loại đã đi vào thời kỳ hạ ngươn mạt kiếp.Các giáo chủ đẫ để lại cho đời một giáo pháp bằng kinh điển,di tích.Tất cả đó là tâm nguyện chủ các Ngài.Nhưng rồi các giáo pháp ấy bị lợi dụng thêm bớt.Chân truyền bị phân hóa,xa rời nguồn gốc ban sơ,biến thành nhiều tông phái đối nghịch nhau đãn đến sự sai lạc và thất truyền.
Do các lẽ nêu trên,Đức Thượng Đế Chí Tôn đã mở cửa Tam Kỳ Phổ Độ cốt Trung Hưng Chánh Pháp,nối tiếp công trình giáo hóa của nhất kỳ và nhị kỳ phổ độ hầu tận độ chúng sanh.Nhưng để thành công chủ trương này thì điều tiên quyết là phải qui hiệp các sắc thái đạo giáo đem về nguồn gốc chính thống.
Đó là tất cả lý do phải đặt ra vấn đề qui nguyên tam giáo.
* Thế nào là ngũ chi phục nhứt ?
Ngũ chi là năm chi đạo gồm có:
Nhân đạo
Nhân đạo
Thần đạo
Thánh đạo
Tiên đạo
Phật đạo
Phục nhứt là trở về một
Vậy ngũ chi phục nhứt có nghĩa là năm chi đạo nói trên qui về một mối,không còn chia bậc phân ngôi nữa.
Vì sao phải phục nhứt ? Bởi vì chánh pháp nguyên lai chỉ có một,nhưng khi vào đời độ người thì phải tùy duyên tùy cảnh mà chia ra thứ bậc màu sắc để cho phù hợp với trình độ và xứng với căn cơ.Đến nay điều đó không còn phù hợp nữa,nên đạo pháp khôi phục về một mối và do một tay đức Chí Tôn nắm quyền điều độ và giáo hóa.
Do đó Đạo Cao đài ngày nay bản chất là duy nhất.Duy nhất cả về sắc thái lẫn nội dung,cả về tinh thần lẫn vật chất,không còn phân biệt tam giáo ngũ chi mà chỉ còn một mình Thầy nắm quyền một đạo mà thôi,đó là Đại Đạo Tam kỳ Phổ độ.Và các hội thánh,tuy có một vài điểm chưa tương đồng nhưng vẫn cùng chung mục đích tôn chỉ của Đại Đạo.
2.Mục đích của Đạo Cao Đài:
Thiên đạo giải thoát,thế đạo đại đồng(giải thoát tâm linh con người,cải thiện thế gian)
· Giải thoát tâm linh con người là nhằm giải thoát khỏi mọi đâu khổ,ràng buộc của cuộc đời,thoát khỏi cảnh luân hồi sanh tử.
· Về mặt đời sống thế gian,mặt vật chất là hướng tới một xã hội lý tưởng không phân biết giai cấp,dân tộc quôc gia,mọi người đều được sống tự do bình đẳng hạnh phúc.
Vậy muốn cho vũ trụ thế giới an bình,trước phải làm cho quốc gia xã hội thịnh trị.Muốn cho quốc gia xã hội thịnh trị,trước phải làm cho từng gia đình yên ổn.Muốn cho mỗi gia đình được yên ổn ,trước phải làm cho mỗi thân tâm được an lạc.Muốn cho thân tâm mỗi người được an lạc,trước phải làm cho tư tưởng và tâm giới của mội người chóng thoát ra vòng tập nhiễm đen tối của thế gian,cởi mở mọi quyến rủ,mọi trói buộc say đắm.Lấy chân lý soi rọi cái tâm,dùng trí tuệ trau dồi cái tánh,cố gắng đưa thân mình ra ngoài vòng tham sân si (thất tình lục dục) chối bỏ những miếng mồi huyền hoặc của thế gian câu nhử.
Làm được như thế thì ý mới thành tâm mới chánh thân mới tu.Ý thành được,tâm chánh được,thân tu được thì con người đó mới trở thành con người thiện và chí thiện.Người người đều đạt đến chí thiện thì gia đình,quốc gia xã hội thế giới sẽ an bình thịnh trị hạnh phúc vĩnh cửu.
3.Vậy chúng ta phải tu hành như thế nào để thực thi đúng mục đích tôn chỉ của Đạo?
Trước tiên ta phải:
a)Xác định đúng mục đích tu hành:
Tu là sửa cải tư tưởng sửa cải thân tâm cốt yếu xây dựng một con người tốt,con người có phẩm hạnh vẹn toàn.”Tu là sửa,làm người sửa tâm ,sửa tánh ấy là tu.”
b)Xây dựng đức tin-một lòng trọn tin về Thầy,đi đúng con đường chánh tín.
c)Cần phải học tập giáo lý để hiểu được quyền pháp nguyên tắc của đạo và xử thế thep các phương châm giáo huấn của đạo,tiêu biểu là:
· Quy Y Phật,
· Quy Y Pháp,
· Quy Y Tăng.
d)Để sửa cải thân tâm chúng ta cần kết hợp cả công phu,công quả,công trình,hòa mình trong nếp sống đạo.
Nhưng trên thực tế việc giải thoát mọi thất tình lục dục ra khỏi cái tâm là điều không dễ chút nào…Đức Quan Âm Bồ Tát dạy rằng:”Bây giờ đây,đối diện với đồng đạo,với khung cảnh trang nghiêm,thì chư hiền phát tâm lạc thiện rồi,đến khi rời chân ra khỏi chốn này,đối diện với hoàn cảnh phức tạp của thế gian,nào tranh đoạt lợi danh,nào gai mắt trái tai,nào va chạm nhân tình,thì nghiệp thức phàm phu của chư hiền lại một cơn khởi niệm.Đó là chưa định được tâm,chưa kềm được tánh vậy!”những ví dụ cụ thể như tranh chấp đất đai,phân chia tài sản,cơm áo,gạo tiền…
Như vậy làm như thế nào để giữ tâm thanh tịnh được trước những sóng gió của cuộc đời?
Đức Quan Âm Bồ Tát đã dạy:”muốn mau tấn hóa trên đường tu công bồi đức,ngoài những phương châm vạch sẵn trong giáo lý,chư hiền nên duy trì cái tánh thuần lương thiện mỹ ,tích cực phụng sự nhân sanh độ dẫn người đời,quyết chí trau luyện cõi lòng theo chơn pháp cho thanh bạch.
Tóm lại: qua bài học và đọc thêm về tôn chỉ,mục đích đạo Cao Đài,tệ đệ rút ra cho mình bài học như sau:
· Tu mà không học là tu mù,sẽ không hiểu gì về quyền pháp,nguyên tắc,phương châm,giáo lý của đạo.
· Học mà không hành là học vẹt,không sửa được tâm,không rèn được tánh.
· Phải kiên trì nghị lực,lập chí hướng dồn khả năng và bố trí một hoàn cảnh thuận lợi trên bước đường lập công bồi đức.
· Từng giờ,từng phút soi rọi lại lương tâm để sửa chữa kịp thời những lỗi lầm mình đã gây nên,đần dần trau luyên để trở thành con người chí thiện.Vì qua chuyện Ngài Lục Tổ Huệ Năng,tệ đệ cũng hiểu được rằng:không phải mau ngộ(hoặc ngộ trước) là cao,chậm ngộ(hoặc ngộ sau) là thấp.Người chứng ngộ mới đoạn dứt được nghi căn.Đoạn dứt được nghi căn tức là kiến tánh.Tức là tánh tự hiện,và đức Ngọc Hoàng Thượng Đế có dạy rằng:”ngộ một đời tu thì sẽ hội hiệp cùng Thầy”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét