Nhan Nai
Tại sao Đạo CAO ĐÀI được gọi là ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ Chúng ta chú ý đến chữ " TAM KỲ ".
Khi nói
đến Tam Kỳ thì mặc nhiên đã có " Nhất Kỳ và Nhị Kỳ " Vậy
chúng ta lần lược phân tách để nhận định.
Điều nầy muốn nói rằng lịch sử Tôn giáo của
nhân lọai đã trải qua hai thời kỳ và tới nay Đạo Cao Đài
được lập ra vào thời kỳ thứ ba.
Theo Giáo Lý của Đạo Cao Đài ,
NHẤT KỲ PHỔ ĐỘ :
Thánh vương đai hội Nhiên Đăng Cổ Phật
chưởng giáo Thiên Tôn : Phật giáo , Lão giáo, Khổng giáo ,
do các Ngài Nhiên Đăng Cổ Phật , Thái Thượng Lão Tổ
Quân và Văn Tuyên Đế Quân.
Đến
NHỊ KỲ PHỔ ĐỘ : Nhị hội Long Hoa Hồng Vương đại hội , Di Đà Cổ
Phật chưởng giáo Thiên Tôn. ". Ba Tôn giáo trên , Phật
giáo thì có Ngài Thích Ca Mâu Ni Lão giáo là Ngài Lão Tử ,
Khổng giáo là Đức Khổng Phu Tử. Ngòai ra còn có Đức
Jesus Christ đã khai sáng Thiên Chúa giáo , Khương
Thượng Tử Nha chủ trương Thần đạo tại Trung Hoa. Vẫn
theo giáo lý trên , sở dỉ phải diển tiến qua từng thời kỳ như
vậy , đây là tùy theo hoàn cảnh nhân sinh của chặn tiến
hóa của nhân lọai . Thời trước , khi khai sáng Tiên đạo Đức
Lão Tử dùng Huyền phép làm tôn chỉ cao thương , bởi vì
thời đó con người có khuynh hướng Huyền diệu , phép tắc.
Chính Đức Lão Tử đã bị con người thời đó cho học thuyết
của Ngài là mê hoặc chúng sinh. Ngay đến đệ tử của Ngài
cũng lần lần xa lánh. Nhưng chúng ta thấy Đạo của Ngài
thành tụu được và đã nhiều ảnh hưởng tại Trung Hoa.
Tương tự như vậy , Đức Khổng Tử đã phải áp dụng Nho
đạo ; một học thuyết đưa ra các giáo điều , quy tắc làm
nền tảng cho những sự liên lạc giửa mọi người cũng như
các đẳng cấp trong xã hội để tiến tới tôn ti trật tự như là
một điều kiện căn bản cho công cuộc phục hưng Thái bình
trong thời đó.
Học thuyết Đức Khổng Tử đã phải theo một
đường lối như vậy, ấy là vì hiện thân của Ngài nhằm vào
thời loạn ly, điên đảo , cuộc sống đầy tranh chấp , loạn
lạc . Dĩ nhiên cũng như Đức Lão Tử , Khổng Phu Tử đã trải
qua những giai đoạn cam go, nhọc nhằn để rồi học thuyết
Nho giáo mới được thành hình viên mãn với một ảnh hưởng
sâu rộng đến ngày nay.
Sau Đức Khổng Phu Tử 551 năm ,
Đức Chú Jesus Christ cũng đã khai sáng Thiên Chúa giáo (
Thánh đạo ) để phù họp với dân trí tại Châu âu. Như
chúng ta đã biết , Đức Chúa đã bị cường quyền Israel ( đô
hộ bởi Roman ) áp bức cho đến nôi sau cùng còn lại một
tông đồ độc nhất là Thánh Peter ( Pierre ) và chính Thánh
Peter cũng phải chối bỏ Chúa Jesus để tránh bị khủng bố ,
áp bức của bạo quyền . Va cuối cùng Chúa Jesus bị Juda
bắt giao nạp cho bạo quyền để lảnh thưởng . Ngài Jesus bị
hành huyết. Hành huyết bằng cách đóng đinh trên Thánh
giá . Mục đích để cho nhân tâm phải khiếp đảm mà từ bỏ
Đạo Thánh . Thế mà trải bao thời gian cho tới nay , Thiên
Chúa giáo đã có nhiều Tín đồ khắp trên thế giới. Như vậy ,
trong quá trình tiến hóa của nhân lọai , các tôn giáo cựu
truyền đó , đã lan dần ra và gây ảnh hưởng có tính cách
địa phương . Mọi tôn giáo đều dựa trên một giáo lý và nghi
lễ có quy cũ để đưa dẫn con người đến chổ Thánh Thiện ,
dạy cho họ hiểu biết vai tro hiện hữu trong kiếp sống là
phải có lòng Bác Ái , tánh Từ Bi , Công Bình , đó là Nhân
đạo để khắc phục những yếu tố xấu xa , thấp hèn của thể
xác ( Hỷ, Nộ, Ai, Lạc, Ái, Ố , Dục ) mà nâng cao tâm hồn
bằng cách tu kuyện trau dồi công đức cho mỗi ngày được
sáng tỏ, nhẹ nhàng hơn . Tựu trung chúng ta có thể nói
rằng các tôn giáo đều đồng nhất ở chổ Khai Trí và Khai Tâm
cho con người ; đặt con người vào giửa cái Tự giác và Tha
giác để điều hòa cuộc sống cộng đồng trong tinh thần và ý
thức về sự sống ; không phải chỉ giới hạn trong cuộc sống
hiện tại mà là một sự sống trong quá trình miên viển vô
tận. Do đấy , một hoc thuyết dù chỉ đặt vấn đề Đạo lý
trong phạm vi nhỏ hẹp hay rộng lớn , gần hay xa , đều
nhằm đến một sửa soạn hay chuẩn bị để hội đủ những điều
kiện tất yếu cho một cuộc Thái bình tạm bợ tại cõi thế nầy
và đồng hướng dẫn con người tới những mục tiến hóa giải
thóat cao hơn , vượt ra khỏi các giới hạn phàm tục tương
đối . Tuy nhiên các tôn giáo đó , vì bao hàm tính cácch thời
kỳ , nhất là những hệ thống giáo điều , nghi lễ khác nhau
cho nên đã đứ con người tới những xung khắc thường
xuyên , nếu không là những cuộc chiến tranh tôn giáo bi
thảm mà lịch sử đã chứng minh. Sự kiện kỳ thị tôn giáo
thường xảy ra không phải do cái cội nguồn Đạo lý của mỗi
tôn giáo mà chính là do cái tự đại của những vị lãnh đạo tôn
giáo đó, do tinh thần giáo trị của họ . Thời đại hiện nay
được xem như một thời đại đã tiến tới một trình độ văn
minh cao nhất .
Bởi lẽ đó, nhân lọai sống trong một thế giới
văn minh vật chất với biết bao phương thức phiền tóai ,
con người đã càng bị ràng buộc , cuốn hút theo cái đà sống
chuộng vật chất, xa dần cái bản thể của
mình .
Từ đó, chúng ta có thể ti6n liệu một cácch khá
chắc chắn là không sớm thì muộncon người phải kinh hoàng
chìm đắm trong những thảm cảnh thảm khốc nhât của
những cuộc chiến tranh nguyên tử mà không một ai có thể
lường trước được mức hậu quả ghê gớm của của
nó.
Trình dộ văn minh hiện tại trong khi càng đưa
con người tới tột đỉnh các lạc thú , chính là lúc đang ngấm
ngầm chờ cơ hội để tiêu diệt toàn cả nhân lọai . Trong hoàn
cảnh nhân sinh như vậy , trong một sự giảm sút những
điều kiện chứng minh sự Trọn Vẹn Nguyên Sơ của những hệ
thống tôn giáo cùng là những tai họa do những sự kiện kỳ
thị tôn giáo đã làm tiêu giảm những áp lực Hòa Bình chung
của nhân lọai, con người hiện đại thật sự đã nằm vào một
thế lệch mất định hướng .
Do đấy , Đạo CAO ĐÀI
hay
là TAM KỲ PHỔ
ĐỘ do chính Đức THƯỢNG
ĐẾ giáng cơ hạ điển
lập ra trong thời kỳ thứ Ba . Như ng Thượng Đế giáng
thế lần nầy không giống như hai thời kỳ trước , nghĩa là
không bằng chiết Chơn Linh của Ngài để nhập vào phàm
thể như Thích Ca Mâu Ni , Khổng Phu Tử , Lão Tử , Jesus
Christ... mà trong hình thức xử dụng uy lực Thiêng Liêng
để trực tiếp giáng ngôn hướng dẫn chúng sanh. Ngài lập
TAM KỲ PHỔ ĐỘ tại miền Nam nước Việt Nam bằng giáng
ngôn qua hình thức cơ bút . Do cơ bút các vị Tông đồ mới
tìm được , từ thuở chưa có Sơ Long Hoa đại hội , Hoàng
Cực Chủ Nhân (tiền kiếp của Đức Di Lặc ) vâng lệnh Đức
Phật Mẫu Diêu Trì đưa xuống trần tất cả 24 chuyến và 2
lần sau cùng , mỗi lần 6 chuyến . Tổng cộng tất cả là 100
ức Nguyên Nhân xuống thế gian lúc bấy giờ . Cho nên lập
TAM KỲ PHỔ ĐỘ lần Ba nầy , Thượng Đế muốn tận độ ,
gom về tất cả các bậc Nguyên căn còn lại. Số Nguyên Căn
trở về bao gồm Nhất Kỳ và Nhị Kỳ chỉ có 8 ức Nguyên
Căn . Đồng thời lập một cái Bí Truyền cho họ thấy mà lần
mò về . Đặt để ra Thập Nhị Đẳng Thiêng Liêng tại Cơ Quan
Phước Thiện. Riêng về Lễ Hội Yến Diêu Trì tượng trưng tại
mặt thế , mục đích gợi nhớ ngày mà họ từ giả để xuống
trần :
Ngồi trông con đặng phi thường
Mẹ đem con đến tận đường hằng sinh
Xưa con không thấu cội nhành
Vì đường Đạo bế biệt cành hoa rơi
Từ con cách mặt phương trời
Trầm luân khổ hải chơi vơi sóng trần.
Ngòai ra, chủ trương của
Thượng Đế là Tận Độ , cho nên Ngài độ rổi hết tất cả kể cả
Bát hồn ( Thảo mộc hồn , Thú vật hồn , Nhơn hồn , A Tu La
hồn , Thần hồn , Thánh hồn , Tiên hồn , và Phật hồn ). Tất
cả những hồn nầy đã phạm lỗi lầm không lối đi , giờ phút
nầy quy theo TAM KỲ PHỔ ĐỘ , Thượng Đế lập ra một
khoa thi và chính Ngài Văn Xương Đế Quân làm Chủ khảo
cuộc khảo hạch này. Đề tài cuộc khảo hạch đã nêu ra
trước : ; ;
Khai Nhơn Tâm tất bổn
, ư đốc thân chi Hiếu ,
" Thọ Quốc Mạch tất tiên , ư tri Chúa chi Trung."
Trước tiên , điều làm cho chúng ta phải chú ý , suy nghĩ là những thông linh giữa đấng vô hình và con người hữu hình. Những Thông Công này là phương thức độc nhất mà Đạo Cao Đài lấy làm nền tảng vững chắc để lập giáo và điều hành những quyết định quan trọng.
Sự hình thành Đạo Cao Đài là phản ảnh của những uy lực Thiêng liêng đã gián tiếp giáng thế qua hiện tượng giáng cơ. Chính Đức Lý Đại Tiên Thái Bạch , một trong Tam trấn , về sau kiêm nhiệm chức Giáo Tông Vô Vi của Đạo Cao Đài , đã trực tiếp điều khiển , hướng dẫn cho Tôn giáo này kể từ lúc ban đầu. Cọng thêm đó các Chơn linh khác cũng đã ban những huấn từ , trong đó phải kể Victor Hugo ( Nguyệt Tâm Chơn Nhơn ) và Bà Đoàn thị Điểm. Các bậc Chơn Linh đã chỉ dạy những Tông đồ buổi ban đầu , tổng hợp các Tôn giáo chính thống cựu truyền đã có từ trước , soạn lập ra một Tôn giáo Đại Đồng cho Nhân lọai. Như vậy, sứ mạng của Đạo Cao Đài là giáo huấn con người trở lại những căn bản đạo đức đã bị tiêu mòn qua các biến chuyển lịch sử thăng trầm , cũng như đặt định cho con người một nền tảng Đạo lý thích nghi với trình độ văn minh hiện tại. Chúng ta thử hỏi với một sứ mạng như vậy , con người, nhất là con người Việt Nam làm sao có thể tự ý thành lập một Đại Đạo với hệ thống hết sức quy củ và rộng lớn , nếu không phải là do một điều khiển tối thượng của bậc Chơn Linh , tự xưng là Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài Giáo Đạo Nam Phương.
Trong một viễn tượng như vậy , chúng ta trực nhận ngay rằng tính cách Tôn giáo Cao Đài là một Mặc Khải Toàn Diện về tất cả những gì mà từ xưa tới nay con người là Huyền Nhiệm. Nhưng đây là một Mặc Khải đi từ trên xuống đất , hợp với câu : Cao giả vi Càn , Đài giả vi Khôn , Đạo giả vi Nhơn. Do đó con người cũng chỉ biết tiếp nhận và chỉ tìm hiểu , phổ biến những gì trên một căn bản suy luận dựa vào lương tri phổ quát. Như vậy, con người cũng chưa định nghĩa được Thượng Đế là gì và bản thể của Ngài là thế nào? Ai trong chúng ta cũng thường tự hỏi Thượng Đế là gì , thế nào là Niết Bàn , Thiên Đàng ? Triết lý với những hệ thống suy luận dựa vào bằng lời nói , vẫn là những lối nói xoay vần khi hợp khi tan , cứ như thế mãi , trôi lăn mãi mãi tư tưởng này đến tư tưởng khác. Cho nên tri năng con người là hữu hạn , không bao giờ bắt gặp được Thượng Đế hay Chân Lý. Dù cho có thấu hiểu được Thượng Đế là gì đi nữa , bởi vì còn đang mang xác ngừoi , đang phải sống và sẽ phải chết vì đã kinh nghiệm rằng con người đến một thời gian rồi phải như vậy.
Do đó, chúng ta không ngạc niên nhận thấy vũ trụ tương đối bao hàm những bất công, bất hòa , như là nguồn gốc cho mọi cuộc chiến trah triền miêng. Thế cho nên con người hiện hữu tạm bợ tại cuộc đời này sống gởi thác về ! Chúng ta nên tìm hiểu được Nghiệp lực của mình để điều động cái lẽ sống cho Hòa hợp với mọi ngừoi khác. Và tất cả thực hiện được điều đó thì thế giới chúng ta hiện hữu sẽ trở thành một Đại Hòa hợp tấu khúc Thanh bình. Cuộc sống Hòa bình là điều kiện của một Hạnh phúc , một Bác Ái , một Tình thương cho mọi người và đây cũng là bước đầu tiên của sự tiến hóa , sau đó mới mong bước dần về cõi Cội nguồn Bản thể , tức là hướng về Thượng Đế . Muốn như vậy chỉ có đường duy nhất là phải TU. Phải tu tâm luyện tánh , bồi bổ Tinh Khí Thần cho đầy đủ , bỏ nhân dục , tầm đường Thiên lý .
Đạo Cao Đài nêu ra chữ TU và THÓAT TỤC ( Thiên đạo giải thóat, Thế đạo đại đồng ). Tu đây chẳng phải chê đời mà ẩn dật , hay là luyện bí pháp đặng lánh trần , hoặc lên đầu non hú gió kêu mưa , xuống vực thẳm đặng hô phong hoán vũ. Tuyệt đối không phải vậy, để thiên hạ chê cười và sẽ biến thành bàng môn tả đạo ! Đạo Cao Đài luôn khuyên người lấy lương tâm làm chủ , giử bổn thiện cho bền , thực hiện cho bằng được cả Tâm lẫn Tướng về TÌNH THƯƠNG và LẼ THẬT.
Cho nên , biểu tượng thờ Thiên Nhãn ( bên trái ) là hình trạng của lương tâm thế giới, làm nền móng cho Đạo Cao Đài , nghĩa là cái đền thờ cao trọng hay là một đức tin lớn tại thế gian. Ngài Nguyệt Tâm Chơn Nhơn ( Victor Hugo ) đã dạy như sau :
Có Thiên Nhãn mới tường Chánh giáo
Tin Cao Đài do Đạo Lương Tâm .
( L'oeil mystique seul verra la Region nouvelle ,
La Grand Foi git dans la conscience universelle ).
Thờ một Thiên Nhãn bên trái là thờ tánh mạng của mình và Thượng Đế ; cũng có nghĩa là thờ một tấm lòng ( lương tâm ) với toàn thể nhân lọai.
Nói tóm lại , lập TAM KỲ PHỔ ĐỘ lần nầy , Đức Thượng Đế muốn đưa ra ra một chổ cao ( CAO ĐÀI ) để chỉ cho 92 ức nguyên căn, cả nhân lọai , kể cả Bát hồn thấy và muốn hội họp với Thượng Đế , riêng các chơn linh tiến hóa phải nhớ nằm lòng rằng : Ba Tôn giáo chính trên địa cầu chỉ là một , Năm chi đạo cũng là một ( THƯỢNG ĐẾ TRONG TẤT CẢ ) cho dầu xác thân nầy còn có tên tuổi khi lìa trằn ( thóat xác ) chỉ còn một Chơn Thần ( đệ nhị xác thân ) sẽ lần hồi trôi lăn về với MỘT mà thôi . Bước tiến hóa đầu tiên tại thế gian là phải " Hòa Hợp " , thờ phụng . Đối xử ( xử thế ) với nhau bằng TÌNH THƯƠNG, LẼ PHẢI , cùng nhau nhắc nhở thờ phụng " Lẽ phải " ( con mắt trái ) , đối với nhau hợp tình hợp lý Bởi vì tất cả chỉ là MỘT, mà MỘT là tất cả . Đức Thượng Đế thường dặn dò các bậc nguyên căn , nếu có cơ duyên gặp TAM KỲ PHỔ ĐỘ, nên theo thứ tự 12 đẳng cấp Thiêng liêng mà lập vị để về cùng Trời , nếu không gặp cứ giử cho Đạo của mình để lập vị , bởi 5 chi cũng là MỘT. Đặc biệt các nguyên căn lớn tuổi còn ở tại một trong 5 chi Đạo. Như Phật đạo , các kinh sách đã để lời : " Chánh pháp nhãn tàn , Niết Bàn diệu tâm , thiệt tướng vô tướng , bất lập văn tự , trực chỉ Chơn tâm kiến Tánh thành Phật " Đây là dạy chỉ một nửa thôi. Thượng Đế dạy các Nguyên căn phải nhớ thêm câu : " trực chỉ chơn tâm, kiến Tánh thành Phật " chưa đủ , mà phải mang kiến Tánh ấy hiệp với Vô Vi . Chỉ có TAM KỲ PHỔ ĐỘ mới chỉ lại ( bí truyền ) mà thôi. Xong đem kiến Tánh có được , thống hiệp với Tam Tài ( Thiên, Địa , Nhơn ). Như vậy mới hoàn toàn viên mãn. Lời kinh Phật giáo : " Phá nhất khiếu chi huyền quang , Tánh hiệp Vô Vi , Thống Tam Tài chi bí chỉ ". Hợp với câu : " Cao giả vi Càn, Đài giả vi Khôn , Đạo giả vi Nhân . Thiên Nhân hiệp Một . Năm chi Đạo là cái thang 5 nấc để nương lần bước lên cao. Nếu tiếp tục lên phải quay lại cấc thang đầu là Nhân đạo . Nhân đạo là gốc , con người phải đặt chân vào đó trước tiên mới lần lần lên cao được.
Lập TAM KỲ PHỔ ĐỘ lần này , Đức Thượng Đế dạy là độ tận tất cả tàn linh , kể cả hóa nhân , quỷ nhân. Đức Thượng Đế lập Tam Kỳ cũng là lần chót , Thượng Đế chỉ Bí pháp Luyện mạng do Đức Nhiên Đăng Cổ Phật cất giử. Về Vô Vi , Đức Thượng Đế chỉ định Ngài Văn Xương Đế Quân làm chánh chủ thi lựa chọn tại Đại hội Long Hoa . Đề thi đã được ra trước : Khai Nhơn Tâm tất bổn ư dốc Thân chi Hiếu , Thọ Quốc mạch tất tiên ư trí Chúa chi Trung. Ngài Văn Xương Đế Quân đã có 95 kiếp luân hồi ( cửu thập ngủ hồi ). Mục đích Ngài chăm lo gieo trồng cây quế thơm tại ruộng vườn ấm chất ( chưởng thiện quả ư thi thơ chi phố , bồi quế thọ ư âm chất chi điền ). TAM KỲ PHỔ ĐỘ là cuộc thi cảo chọn lần chót này Ơn Trên đã mở rộng lòng Bác Ái , độ tận quần sinh , thế mà chúng sanh còn ngơ ngác bên bờ vực thẳm , say đắm bảy tình sáu dục , làm lầm lẩn lạc đề thi , quên mất đường về với THẦY , MẸ là ngôi xưa vị củ. Rất làm đau đớn nhức nhối Thánh thể.Thật đáng thương hại thay !
Tại sao Đạo CAO ĐÀI được gọi là ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ Chúng ta chú ý đến chữ " TAM KỲ ".
Khi nói
đến Tam Kỳ thì mặc nhiên đã có " Nhất Kỳ và Nhị Kỳ " Vậy
chúng ta lần lược phân tách để nhận định.
Điều nầy muốn nói rằng lịch sử Tôn giáo của
nhân lọai đã trải qua hai thời kỳ và tới nay Đạo Cao Đài
được lập ra vào thời kỳ thứ ba.
Theo Giáo Lý của Đạo Cao Đài ,
NHẤT KỲ PHỔ ĐỘ :
Thánh vương đai hội Nhiên Đăng Cổ Phật
chưởng giáo Thiên Tôn : Phật giáo , Lão giáo, Khổng giáo ,
do các Ngài Nhiên Đăng Cổ Phật , Thái Thượng Lão Tổ
Quân và Văn Tuyên Đế Quân.
Đến
NHỊ KỲ PHỔ ĐỘ : Nhị hội Long Hoa Hồng Vương đại hội , Di Đà Cổ
Phật chưởng giáo Thiên Tôn. ". Ba Tôn giáo trên , Phật
giáo thì có Ngài Thích Ca Mâu Ni Lão giáo là Ngài Lão Tử ,
Khổng giáo là Đức Khổng Phu Tử. Ngòai ra còn có Đức
Jesus Christ đã khai sáng Thiên Chúa giáo , Khương
Thượng Tử Nha chủ trương Thần đạo tại Trung Hoa. Vẫn
theo giáo lý trên , sở dỉ phải diển tiến qua từng thời kỳ như
vậy , đây là tùy theo hoàn cảnh nhân sinh của chặn tiến
hóa của nhân lọai . Thời trước , khi khai sáng Tiên đạo Đức
Lão Tử dùng Huyền phép làm tôn chỉ cao thương , bởi vì
thời đó con người có khuynh hướng Huyền diệu , phép tắc.
Chính Đức Lão Tử đã bị con người thời đó cho học thuyết
của Ngài là mê hoặc chúng sinh. Ngay đến đệ tử của Ngài
cũng lần lần xa lánh. Nhưng chúng ta thấy Đạo của Ngài
thành tụu được và đã nhiều ảnh hưởng tại Trung Hoa.
Tương tự như vậy , Đức Khổng Tử đã phải áp dụng Nho
đạo ; một học thuyết đưa ra các giáo điều , quy tắc làm
nền tảng cho những sự liên lạc giửa mọi người cũng như
các đẳng cấp trong xã hội để tiến tới tôn ti trật tự như là
một điều kiện căn bản cho công cuộc phục hưng Thái bình
trong thời đó.
Học thuyết Đức Khổng Tử đã phải theo một
đường lối như vậy, ấy là vì hiện thân của Ngài nhằm vào
thời loạn ly, điên đảo , cuộc sống đầy tranh chấp , loạn
lạc . Dĩ nhiên cũng như Đức Lão Tử , Khổng Phu Tử đã trải
qua những giai đoạn cam go, nhọc nhằn để rồi học thuyết
Nho giáo mới được thành hình viên mãn với một ảnh hưởng
sâu rộng đến ngày nay.
Sau Đức Khổng Phu Tử 551 năm ,
Đức Chú Jesus Christ cũng đã khai sáng Thiên Chúa giáo (
Thánh đạo ) để phù họp với dân trí tại Châu âu. Như
chúng ta đã biết , Đức Chúa đã bị cường quyền Israel ( đô
hộ bởi Roman ) áp bức cho đến nôi sau cùng còn lại một
tông đồ độc nhất là Thánh Peter ( Pierre ) và chính Thánh
Peter cũng phải chối bỏ Chúa Jesus để tránh bị khủng bố ,
áp bức của bạo quyền . Va cuối cùng Chúa Jesus bị Juda
bắt giao nạp cho bạo quyền để lảnh thưởng . Ngài Jesus bị
hành huyết. Hành huyết bằng cách đóng đinh trên Thánh
giá . Mục đích để cho nhân tâm phải khiếp đảm mà từ bỏ
Đạo Thánh . Thế mà trải bao thời gian cho tới nay , Thiên
Chúa giáo đã có nhiều Tín đồ khắp trên thế giới. Như vậy ,
trong quá trình tiến hóa của nhân lọai , các tôn giáo cựu
truyền đó , đã lan dần ra và gây ảnh hưởng có tính cách
địa phương . Mọi tôn giáo đều dựa trên một giáo lý và nghi
lễ có quy cũ để đưa dẫn con người đến chổ Thánh Thiện ,
dạy cho họ hiểu biết vai tro hiện hữu trong kiếp sống là
phải có lòng Bác Ái , tánh Từ Bi , Công Bình , đó là Nhân
đạo để khắc phục những yếu tố xấu xa , thấp hèn của thể
xác ( Hỷ, Nộ, Ai, Lạc, Ái, Ố , Dục ) mà nâng cao tâm hồn
bằng cách tu kuyện trau dồi công đức cho mỗi ngày được
sáng tỏ, nhẹ nhàng hơn . Tựu trung chúng ta có thể nói
rằng các tôn giáo đều đồng nhất ở chổ Khai Trí và Khai Tâm
cho con người ; đặt con người vào giửa cái Tự giác và Tha
giác để điều hòa cuộc sống cộng đồng trong tinh thần và ý
thức về sự sống ; không phải chỉ giới hạn trong cuộc sống
hiện tại mà là một sự sống trong quá trình miên viển vô
tận. Do đấy , một hoc thuyết dù chỉ đặt vấn đề Đạo lý
trong phạm vi nhỏ hẹp hay rộng lớn , gần hay xa , đều
nhằm đến một sửa soạn hay chuẩn bị để hội đủ những điều
kiện tất yếu cho một cuộc Thái bình tạm bợ tại cõi thế nầy
và đồng hướng dẫn con người tới những mục tiến hóa giải
thóat cao hơn , vượt ra khỏi các giới hạn phàm tục tương
đối . Tuy nhiên các tôn giáo đó , vì bao hàm tính cácch thời
kỳ , nhất là những hệ thống giáo điều , nghi lễ khác nhau
cho nên đã đứ con người tới những xung khắc thường
xuyên , nếu không là những cuộc chiến tranh tôn giáo bi
thảm mà lịch sử đã chứng minh. Sự kiện kỳ thị tôn giáo
thường xảy ra không phải do cái cội nguồn Đạo lý của mỗi
tôn giáo mà chính là do cái tự đại của những vị lãnh đạo tôn
giáo đó, do tinh thần giáo trị của họ . Thời đại hiện nay
được xem như một thời đại đã tiến tới một trình độ văn
minh cao nhất .
Bởi lẽ đó, nhân lọai sống trong một thế giới
văn minh vật chất với biết bao phương thức phiền tóai ,
con người đã càng bị ràng buộc , cuốn hút theo cái đà sống
chuộng vật chất, xa dần cái bản thể của
mình .
Từ đó, chúng ta có thể ti6n liệu một cácch khá
chắc chắn là không sớm thì muộncon người phải kinh hoàng
chìm đắm trong những thảm cảnh thảm khốc nhât của
những cuộc chiến tranh nguyên tử mà không một ai có thể
lường trước được mức hậu quả ghê gớm của của
nó.
Trình dộ văn minh hiện tại trong khi càng đưa
con người tới tột đỉnh các lạc thú , chính là lúc đang ngấm
ngầm chờ cơ hội để tiêu diệt toàn cả nhân lọai . Trong hoàn
cảnh nhân sinh như vậy , trong một sự giảm sút những
điều kiện chứng minh sự Trọn Vẹn Nguyên Sơ của những hệ
thống tôn giáo cùng là những tai họa do những sự kiện kỳ
thị tôn giáo đã làm tiêu giảm những áp lực Hòa Bình chung
của nhân lọai, con người hiện đại thật sự đã nằm vào một
thế lệch mất định hướng .
Do đấy , Đạo CAO ĐÀI
hay
là TAM KỲ PHỔ
ĐỘ do chính Đức THƯỢNG
ĐẾ giáng cơ hạ điển
lập ra trong thời kỳ thứ Ba . Như ng Thượng Đế giáng
thế lần nầy không giống như hai thời kỳ trước , nghĩa là
không bằng chiết Chơn Linh của Ngài để nhập vào phàm
thể như Thích Ca Mâu Ni , Khổng Phu Tử , Lão Tử , Jesus
Christ... mà trong hình thức xử dụng uy lực Thiêng Liêng
để trực tiếp giáng ngôn hướng dẫn chúng sanh. Ngài lập
TAM KỲ PHỔ ĐỘ tại miền Nam nước Việt Nam bằng giáng
ngôn qua hình thức cơ bút . Do cơ bút các vị Tông đồ mới
tìm được , từ thuở chưa có Sơ Long Hoa đại hội , Hoàng
Cực Chủ Nhân (tiền kiếp của Đức Di Lặc ) vâng lệnh Đức
Phật Mẫu Diêu Trì đưa xuống trần tất cả 24 chuyến và 2
lần sau cùng , mỗi lần 6 chuyến . Tổng cộng tất cả là 100
ức Nguyên Nhân xuống thế gian lúc bấy giờ . Cho nên lập
TAM KỲ PHỔ ĐỘ lần Ba nầy , Thượng Đế muốn tận độ ,
gom về tất cả các bậc Nguyên căn còn lại. Số Nguyên Căn
trở về bao gồm Nhất Kỳ và Nhị Kỳ chỉ có 8 ức Nguyên
Căn . Đồng thời lập một cái Bí Truyền cho họ thấy mà lần
mò về . Đặt để ra Thập Nhị Đẳng Thiêng Liêng tại Cơ Quan
Phước Thiện. Riêng về Lễ Hội Yến Diêu Trì tượng trưng tại
mặt thế , mục đích gợi nhớ ngày mà họ từ giả để xuống
trần :
Ngồi trông con đặng phi thường
Mẹ đem con đến tận đường hằng sinh
Xưa con không thấu cội nhành
Vì đường Đạo bế biệt cành hoa rơi
Từ con cách mặt phương trời
Trầm luân khổ hải chơi vơi sóng trần.
Ngòai ra, chủ trương của
Thượng Đế là Tận Độ , cho nên Ngài độ rổi hết tất cả kể cả
Bát hồn ( Thảo mộc hồn , Thú vật hồn , Nhơn hồn , A Tu La
hồn , Thần hồn , Thánh hồn , Tiên hồn , và Phật hồn ). Tất
cả những hồn nầy đã phạm lỗi lầm không lối đi , giờ phút
nầy quy theo TAM KỲ PHỔ ĐỘ , Thượng Đế lập ra một
khoa thi và chính Ngài Văn Xương Đế Quân làm Chủ khảo
cuộc khảo hạch này. Đề tài cuộc khảo hạch đã nêu ra
trước : ; ;
Khai Nhơn Tâm tất bổn
, ư đốc thân chi Hiếu ,
" Thọ Quốc Mạch tất tiên , ư tri Chúa chi Trung."
Trước tiên , điều làm cho chúng ta phải chú ý , suy nghĩ là những thông linh giữa đấng vô hình và con người hữu hình. Những Thông Công này là phương thức độc nhất mà Đạo Cao Đài lấy làm nền tảng vững chắc để lập giáo và điều hành những quyết định quan trọng.
Sự hình thành Đạo Cao Đài là phản ảnh của những uy lực Thiêng liêng đã gián tiếp giáng thế qua hiện tượng giáng cơ. Chính Đức Lý Đại Tiên Thái Bạch , một trong Tam trấn , về sau kiêm nhiệm chức Giáo Tông Vô Vi của Đạo Cao Đài , đã trực tiếp điều khiển , hướng dẫn cho Tôn giáo này kể từ lúc ban đầu. Cọng thêm đó các Chơn linh khác cũng đã ban những huấn từ , trong đó phải kể Victor Hugo ( Nguyệt Tâm Chơn Nhơn ) và Bà Đoàn thị Điểm. Các bậc Chơn Linh đã chỉ dạy những Tông đồ buổi ban đầu , tổng hợp các Tôn giáo chính thống cựu truyền đã có từ trước , soạn lập ra một Tôn giáo Đại Đồng cho Nhân lọai. Như vậy, sứ mạng của Đạo Cao Đài là giáo huấn con người trở lại những căn bản đạo đức đã bị tiêu mòn qua các biến chuyển lịch sử thăng trầm , cũng như đặt định cho con người một nền tảng Đạo lý thích nghi với trình độ văn minh hiện tại. Chúng ta thử hỏi với một sứ mạng như vậy , con người, nhất là con người Việt Nam làm sao có thể tự ý thành lập một Đại Đạo với hệ thống hết sức quy củ và rộng lớn , nếu không phải là do một điều khiển tối thượng của bậc Chơn Linh , tự xưng là Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài Giáo Đạo Nam Phương.
Trong một viễn tượng như vậy , chúng ta trực nhận ngay rằng tính cách Tôn giáo Cao Đài là một Mặc Khải Toàn Diện về tất cả những gì mà từ xưa tới nay con người là Huyền Nhiệm. Nhưng đây là một Mặc Khải đi từ trên xuống đất , hợp với câu : Cao giả vi Càn , Đài giả vi Khôn , Đạo giả vi Nhơn. Do đó con người cũng chỉ biết tiếp nhận và chỉ tìm hiểu , phổ biến những gì trên một căn bản suy luận dựa vào lương tri phổ quát. Như vậy, con người cũng chưa định nghĩa được Thượng Đế là gì và bản thể của Ngài là thế nào? Ai trong chúng ta cũng thường tự hỏi Thượng Đế là gì , thế nào là Niết Bàn , Thiên Đàng ? Triết lý với những hệ thống suy luận dựa vào bằng lời nói , vẫn là những lối nói xoay vần khi hợp khi tan , cứ như thế mãi , trôi lăn mãi mãi tư tưởng này đến tư tưởng khác. Cho nên tri năng con người là hữu hạn , không bao giờ bắt gặp được Thượng Đế hay Chân Lý. Dù cho có thấu hiểu được Thượng Đế là gì đi nữa , bởi vì còn đang mang xác ngừoi , đang phải sống và sẽ phải chết vì đã kinh nghiệm rằng con người đến một thời gian rồi phải như vậy.
Do đó, chúng ta không ngạc niên nhận thấy vũ trụ tương đối bao hàm những bất công, bất hòa , như là nguồn gốc cho mọi cuộc chiến trah triền miêng. Thế cho nên con người hiện hữu tạm bợ tại cuộc đời này sống gởi thác về ! Chúng ta nên tìm hiểu được Nghiệp lực của mình để điều động cái lẽ sống cho Hòa hợp với mọi ngừoi khác. Và tất cả thực hiện được điều đó thì thế giới chúng ta hiện hữu sẽ trở thành một Đại Hòa hợp tấu khúc Thanh bình. Cuộc sống Hòa bình là điều kiện của một Hạnh phúc , một Bác Ái , một Tình thương cho mọi người và đây cũng là bước đầu tiên của sự tiến hóa , sau đó mới mong bước dần về cõi Cội nguồn Bản thể , tức là hướng về Thượng Đế . Muốn như vậy chỉ có đường duy nhất là phải TU. Phải tu tâm luyện tánh , bồi bổ Tinh Khí Thần cho đầy đủ , bỏ nhân dục , tầm đường Thiên lý .
Đạo Cao Đài nêu ra chữ TU và THÓAT TỤC ( Thiên đạo giải thóat, Thế đạo đại đồng ). Tu đây chẳng phải chê đời mà ẩn dật , hay là luyện bí pháp đặng lánh trần , hoặc lên đầu non hú gió kêu mưa , xuống vực thẳm đặng hô phong hoán vũ. Tuyệt đối không phải vậy, để thiên hạ chê cười và sẽ biến thành bàng môn tả đạo ! Đạo Cao Đài luôn khuyên người lấy lương tâm làm chủ , giử bổn thiện cho bền , thực hiện cho bằng được cả Tâm lẫn Tướng về TÌNH THƯƠNG và LẼ THẬT.
Cho nên , biểu tượng thờ Thiên Nhãn ( bên trái ) là hình trạng của lương tâm thế giới, làm nền móng cho Đạo Cao Đài , nghĩa là cái đền thờ cao trọng hay là một đức tin lớn tại thế gian. Ngài Nguyệt Tâm Chơn Nhơn ( Victor Hugo ) đã dạy như sau :
Có Thiên Nhãn mới tường Chánh giáo
Tin Cao Đài do Đạo Lương Tâm .
( L'oeil mystique seul verra la Region nouvelle ,
La Grand Foi git dans la conscience universelle ).
Thờ một Thiên Nhãn bên trái là thờ tánh mạng của mình và Thượng Đế ; cũng có nghĩa là thờ một tấm lòng ( lương tâm ) với toàn thể nhân lọai.
Nói tóm lại , lập TAM KỲ PHỔ ĐỘ lần nầy , Đức Thượng Đế muốn đưa ra ra một chổ cao ( CAO ĐÀI ) để chỉ cho 92 ức nguyên căn, cả nhân lọai , kể cả Bát hồn thấy và muốn hội họp với Thượng Đế , riêng các chơn linh tiến hóa phải nhớ nằm lòng rằng : Ba Tôn giáo chính trên địa cầu chỉ là một , Năm chi đạo cũng là một ( THƯỢNG ĐẾ TRONG TẤT CẢ ) cho dầu xác thân nầy còn có tên tuổi khi lìa trằn ( thóat xác ) chỉ còn một Chơn Thần ( đệ nhị xác thân ) sẽ lần hồi trôi lăn về với MỘT mà thôi . Bước tiến hóa đầu tiên tại thế gian là phải " Hòa Hợp " , thờ phụng . Đối xử ( xử thế ) với nhau bằng TÌNH THƯƠNG, LẼ PHẢI , cùng nhau nhắc nhở thờ phụng " Lẽ phải " ( con mắt trái ) , đối với nhau hợp tình hợp lý Bởi vì tất cả chỉ là MỘT, mà MỘT là tất cả . Đức Thượng Đế thường dặn dò các bậc nguyên căn , nếu có cơ duyên gặp TAM KỲ PHỔ ĐỘ, nên theo thứ tự 12 đẳng cấp Thiêng liêng mà lập vị để về cùng Trời , nếu không gặp cứ giử cho Đạo của mình để lập vị , bởi 5 chi cũng là MỘT. Đặc biệt các nguyên căn lớn tuổi còn ở tại một trong 5 chi Đạo. Như Phật đạo , các kinh sách đã để lời : " Chánh pháp nhãn tàn , Niết Bàn diệu tâm , thiệt tướng vô tướng , bất lập văn tự , trực chỉ Chơn tâm kiến Tánh thành Phật " Đây là dạy chỉ một nửa thôi. Thượng Đế dạy các Nguyên căn phải nhớ thêm câu : " trực chỉ chơn tâm, kiến Tánh thành Phật " chưa đủ , mà phải mang kiến Tánh ấy hiệp với Vô Vi . Chỉ có TAM KỲ PHỔ ĐỘ mới chỉ lại ( bí truyền ) mà thôi. Xong đem kiến Tánh có được , thống hiệp với Tam Tài ( Thiên, Địa , Nhơn ). Như vậy mới hoàn toàn viên mãn. Lời kinh Phật giáo : " Phá nhất khiếu chi huyền quang , Tánh hiệp Vô Vi , Thống Tam Tài chi bí chỉ ". Hợp với câu : " Cao giả vi Càn, Đài giả vi Khôn , Đạo giả vi Nhân . Thiên Nhân hiệp Một . Năm chi Đạo là cái thang 5 nấc để nương lần bước lên cao. Nếu tiếp tục lên phải quay lại cấc thang đầu là Nhân đạo . Nhân đạo là gốc , con người phải đặt chân vào đó trước tiên mới lần lần lên cao được.
Lập TAM KỲ PHỔ ĐỘ lần này , Đức Thượng Đế dạy là độ tận tất cả tàn linh , kể cả hóa nhân , quỷ nhân. Đức Thượng Đế lập Tam Kỳ cũng là lần chót , Thượng Đế chỉ Bí pháp Luyện mạng do Đức Nhiên Đăng Cổ Phật cất giử. Về Vô Vi , Đức Thượng Đế chỉ định Ngài Văn Xương Đế Quân làm chánh chủ thi lựa chọn tại Đại hội Long Hoa . Đề thi đã được ra trước : Khai Nhơn Tâm tất bổn ư dốc Thân chi Hiếu , Thọ Quốc mạch tất tiên ư trí Chúa chi Trung. Ngài Văn Xương Đế Quân đã có 95 kiếp luân hồi ( cửu thập ngủ hồi ). Mục đích Ngài chăm lo gieo trồng cây quế thơm tại ruộng vườn ấm chất ( chưởng thiện quả ư thi thơ chi phố , bồi quế thọ ư âm chất chi điền ). TAM KỲ PHỔ ĐỘ là cuộc thi cảo chọn lần chót này Ơn Trên đã mở rộng lòng Bác Ái , độ tận quần sinh , thế mà chúng sanh còn ngơ ngác bên bờ vực thẳm , say đắm bảy tình sáu dục , làm lầm lẩn lạc đề thi , quên mất đường về với THẦY , MẸ là ngôi xưa vị củ. Rất làm đau đớn nhức nhối Thánh thể.Thật đáng thương hại thay !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét