Từ ngày Cao Đài Đại Đạo phổ khai đến nay .
Một là trên thì Đức Thượng Đế cùa chư Phật , Thánh, Tiên thường tá bút nương cơ dụng chơn ngôn triết lý, thi phú văn-chương mà giãi bày ý-nghỉa bao quát cao siêu của hai chữ "TuHành" để tỉnh ngộ người đời quày bước trở về con đường đạo đức , lánh tục tầm Tiên .
Còn hai là dưới thì nhũng bực hiền nhân túc trí quảng kiến đa văn cũng đã mô tã trên kinh sách biết bao luận thuyết về hai chữ "Tu Hành", tùy theo mỗi cấp Đạo bực tu, đem ngọn đuốt chơn lý mà dẫn độ người sai nối bước lần lên con đường chánh đại quang minh, đưa người đến tận chốn non Tiên cảnh Thánh .
Trong khoản III của bổn Qui-Điều Nội-Lệ , là khoản "Tu Hành" do Đức Chí Tôn dạy phải lập thành cho cơ Vô Vi Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh , không dùng luân thuyết, chỉ bàn về : ý-chí và hành vi của người tu đơn luyện mạng theo phép Vô Vi Đại Đạo mà thôi .
TU
Ý-Chí của người tu theo bực Thượng Thừa Vô Vi Đại Đạo :
Người tu theo bực Thượng Thừa Vô Vi Đại Đạo có những ý-chí rất thanh cao mà đơn-dị.
Ý chẵng tham luyến bã đỉnh chung-trần, cuộc vinh hoa mồi phú quí, cho nên chí quyết tầm đường siêu xuất cảnh trần ai thống khổ khốn cùng .
Ý tưởng cho cuộc đời là ảo mộng, chẵng khác chi bức tranh vân cẩu, chỉ trong chốc lác đã biến đổi ra yhiên hìng vạn trạng giữa cảnh tượng thiên nhiên, cho nên chí dốc tầm cơ siêu phàm nhập thánh, thoát tục đăng Tiên dầu có hạnh hưỡng chữ nhàn thanh nơi cõi hư linh cực lạc .
Ý chẵng chịu tranh đua dở hay cùng thế sự, cao thấp với nhơn tình, cho nên mới lập chí ẩn mình lo tu trì để mong thoát khỏi vòng cương tỏa buộc ràng , kiếp luân hồi lục đạo .
Ý chẵng tự phụ tự cao cho nên mới chịu lập chí khép mình vào khuôn khổ gắt gao của luật Đạo ở bực "Thượng Thừa" bắc buộc để học lấy chơn truyền lo tu đơn luyện mạng cầu siêu xuất chơn dương .
Ý phàm toan dứt bõ tánh tục quyết đơạn lìa, cho nên mới lập chí thanh co để noi gương Tiên, Phật, Thánh , Hiền đem nâu sòng đổi lấy cân đai, xem kinh kệ để rèn lòng chánh kỷ .
Hạnh Đức
Người tu theo phép "Thượng Thừa " dầu tiếng đời miệng thế có chê cũng không màng hay có khen cũng chẵng kể, nhưng cần phải lập "Hạnh Đức" cho hoàn toàn. Vì lẽ người mà không có "Hạnh" thì tự nhiên phải thiết "Đức" . Hạnh với Đức đi đôi với nhau như hình với bóng, hể người có hạnh tốt thì đức cao còn hạnh thưa thì đức kém .
Điều cần yếu buộc người tu theo pháo Vô Vi Đại Đạo phải lập đại hạnh là chẵng phải làm ra dáng người đạo đức để cho có kẻ tôn người trọng, mà là để cho đời khỏi mĩa mai Đạo của mình tu , hay khinh rẽ tôn giáo của mình thờ đó thôi , lại nữa phải có hạnh đức mới gánh nổi Đạo, vì người thiếu đức khó ngộ Đạo cao .
Vã chăng Đạo Pháp là một lẽ Vô Vi tuyệt đối, ẩn khuất bên trong, không bao giờ bày hình lộ bóng, dầu cho người giữ Đạo mà chẵbg chí dốc, tận tình, còn không thấu đáo đặng thay , lựa là kẻ ngoại đạo không tu. Người thế thường ngó bên ngoài tức là bề hạnh kiểm của người hành đạo mà phê bình hay phán đoán cái giá trị thiêng liêng của mỗi tôn giáo . Bởi vậy người tu mà nhứt là tu theo Phái Thượng Thừa Vô Vi Đại Đạo , lại còn phải cẩn thận , giữ gìn từ ly từ tí về phẩm hạnh của mình chớ chẵng nên buông lung theo tánh tục để cho miệng thế mĩa mai tức là làm mất giá trị của cơ Đạo Thể .
Tư Cách
Tư cách của người tu luyện thì luôn luôn phải nhả nhặn, ôn hòa , vui vẽ, mạc dầu ở vào phưong diện Đạo Hay Đời chi cũng vậy . Mà nhứt là đối với đời lại còn cần phải giữ lấy lễ độ người tu hơn nữa , để tránh tiếng thị phi cho Đạo . Người đã biết trọng lấy tinh thần, đạo đức thì bao giờ cũng phải nêu cao giá Đạo danh Thầy lên trên tát cã mọi việc. Một việc làm hay một lời nói mà có thể làm mất giá trị của Đạo hay thể thống của "Thầy" cũng nên ngừa
1- Làm ăn: Đàng ràng ở đời ai ai cũng cần phải có nghề làm ăn sanh sống, người tu cũng thế, tuy không cần phải cạnh tranh với đời để thâu thập cho nhiều tiền của, nhưng cũng phải có nghề làm ănchánh đángđể nuôi thân mới có thể ngồi yên mà tu. Vậy trong sự làm ăn nên chọn lấy nghề nào đừng có phản đối với qui luật của Đạo hoặc có hại đến phẩm hạnh của người tu, cũng như các nghề mua sanh bán tử, phá núi phá rừng, chài tôm lưới cá, cũng những nghề làm ăn bất minh , bất chánh đều là đại kỵ với tônchỉ của người tu theo phái Thượng Thừa Vô Vi Đại Đạo . Nói tắc một đều là làm nghề chi mà "tổn nhơn ích kỷ" hoặc có tánh cách sát hại con trùng vật loại thì nên chừa lánh để tránh đều tổn đức hại nhân .
2- Xã giao : Người tu đã rõ đạo luật thì chẵng nên tôn trọng ai quá lẽ mà cũng chẵng nên khinh khi ai hết . Về việc xã giao thì cứ giữ một mực thôi . Với người trên trước thì kính vì, với người thấp hèn thì thương mến, với bạn đồng hàng thì yêu đương. Còn đối với người đồng nghiệp, kẽ đồng hương hoặc bạn đồng đạo chi cũng vậy, chẵng nên nghịch lẩn với ai, mà cũng không nên làm cho ai thù hận mình . Nên lấy điều nhỏ nhẹ, mềm mõng và diệu ngọt mà đối đải với người thì tất nhiên sẽ đặng danh thơm tiếng tốt cho mình và cho Đạo .
3- Ăn mặc : Về việc ăn cũng như về việc mặc, người tu theo phép Tiên Thiên Đại Đạo nên giữ mực trung bình thôi, chớ thái quá mà cững đừng bất cập, Tiện tạn quá lẻ không tốt mà xa xí quá bực cũng không hay .
Nhứt là về việc ăn, người tu luyện vì lẽ cần phải bảo tồn lấy đạo pháp, cùng là cần phải lượt lọc tinh thần cho đặng nhẹ nhàng, trong sạch, mà các vật an thức uống đều phảibiết thì nghiệm coi món nào có tánh chất hàn hay nhiệt, trược hay thanh, để mà phòng ngừa cho khi ăn vào khỏi làm hại đến ngủ tạng lục phủ của mình. Những món ăn nào có tánh chất nóng và caycũng như ngũ-vị-tân thì thì chẵng nên dùng thường, nếu bỏ hẵn đặng thì càng tốt. Bơ hay sữa cũng thuộc về thú chất, người tu luyện chẵng nên dùng .
Trầu và thuốc cũng không hạp với lẽ Đạo , vì dầu ăn trầu hay hút thuốc chi cũng phải tốn hao lãng phí mà lại còn làm cho trọng trược tinh thần, hao mòn khí huyết. Vậy như trước ngày thọ lảnh chơn truyền mà đã lở mắc phải hai tật ấy , khi thọ đạo rồi cũng nên tập bõ lần cho dứt hẵn .
Thuốc phiện và rượu mạnh là hai món đại hại đối với Đạo Pháp, người tu luyện nên kiên cử nghiêm nhặt, Như rũi có nhiễm trước rồi, hể vào vòng tu luyện cũng nên bõ .
Về việc mặc thì phải cho lành lẽ và sạch sẽ . Người tu luyện theo phép Tiên Gia nên giữ mực thường , chẵng nên ăn mặc lố lăng nhiều kiểu làm cho tiếng đời dị nghị, miệng thế mĩa mai sanhn điều chẵng tốt cho Đạo , mà cũng cchẵng nên mặc những kiểu áo Đạo mà đi ngoài đường làm ra vẽ đạo-tướng, trái với lý đạo Vô Vi . Về nữ phái thì chẵng nên dùng son phấn cùng trang điểm vòng vàng chuổi hột quá nhiều coi ra lòe loẹt như người thế tục không nên .
Khi đi ra thì khăn áo đàng hoàng , còn lúc ở nhà , qua mùa nắng thì nên mặc đồ trắng cho mát mẻ, trong khi mùa mưa nên mặc đồ đen cho ấm. Tiết trời đông thì nên sắm áo đen có bâu cao, tay rộng , để mặc cho ấm cổ, đạng phòng những lúc gió sưong khỏi sợ nhiễm mà sanh bịnh .
Người tu theo bực Vô Vi Đại Đạo chủ trương trước hết là Đạo Pháp rồi kế đó là Đạo Thể, chớ về Đạo Tướng thì không cần thiết, chẳnh phải như lời tục thường ví hể tu thì "đầu tròn áo vuông" , Tu theo phái Chiếu Minh Tam Thanh lâu hay mới chi cũng vậy, đàn bà thì vẫn bới tóc như thường, còn đàn ông cũng không cần phải cạo đầu. Nhưng muốn bảo tồn cho Đạo Pháp dể phát hóa thì nên noi theo gương Thầy ngày trước là hớt tóc ngắn ( chíng giữa đầu hót sát ) . Như vậy đã đạng mát mẻ, khỏi thất công chải gở, mà khi tắm rữa khỏi phải gội nhiều lần , tắm rồi mau khô ráo khỏi sợ làm lạnh da đầu, vì nếu trên " Nê hoàn cung" bị lạnh thì người tu bị tãn bịnh hao khí của mình vận chuyễn đem lên, tinh khí ấy bị tan rả thì phải lạc sa trở xuống biến chứng đục tình sanh điều khảo sắc .
Như đạo hữu nào cần phải để tóc chải thì những khi tắm gội , nên lấy khăn lông lau cho thật khô chơn tóc da đầu .
Cữ chỉ
Người tu hành trong mỗi cữ chỉ đều phải giữ gìn theo thể Đạo cho đúng nề nếp người tu . Nên lấy dạ khoan hồng đại độ mà cư xữ với đời chớ chẵng nên câu mâu . chấp trách hay trang tụng so đo điều hon lẽ thiệt .. Dầu đứng về phương diện Đạo hay đời chi cũng chỉ dùng "ly" chớ chẵng nên dùng "quyền" nên trọng nghĩa nhơn hơn thế tục .
1- Nói năng : Người tu kỹ nói năng lực lời chọn tiếng, mỗi lời lẽ thốt ra phải có ý vị Đạo Đức và khiêm tốn từ hòa vì đó là hạnh người tu ,. Nên dùng những lời chơn lẽ thiệt chớ chẵng nên nói bóng, nói dáng, boặc dùng lời lẽ cầu cao kiêu hãnh. Nhứt là chẵng nên bày mưu xúi kệ cho người thưa kiện hoặc gây gổ nhau cùng là đem chuyện của người nầy mà nói với người kia làm cho hai đàng phải xích mích .
2- Đi đứng : Đi đứng cũng là một cữ chỉ mà người tu đến bực Thượng Thừa nên rèn tập cho thuần nết. Đi thì phải cho đầm thắm, khoan thai và chậm rãi, còn đứng thì phải cho ngay thẳng chỉnh tề đoan trang, ấy cũng do nơi phép Đạo bề trong mà có ảnh hưởng đến bề ngoài .
3- Nằm ngồi : Dầu khi nằm hay lúc phải ngồi cũng nên thủ lễ là lập hạnh. Có nằm thì năm nghiêng chớ chẵng nên nằm ngữa coi sỗ sàng chẵng kín đáo mà lại còn làm cho tãn khí, cóhại về Đạo Pháp . Muốn cho đúng hơn thì người tu luyệntrong lúc thức cũng như khi ngũ, nên ngồi chớ chẵng nên nằm. Còn như có mỏi mệt muốn năm thì nên nằm nghiệng phía tay mặt cho dương khí dể chau lưu trong thân thể. Còn khi ngồi nói chuiyện với khách , đàn ông thì ngồi theo chữ nhơn ( ), còn đàn bà thi ngồi chữ nữ ( ) cho kín đáo . Nhứt là chẵng nên ngồi không phải phép .
Hành vi
Người tu đến bực Thượng Thừa trong mỗi sự hành vi đều lấy đạo đức làm căn bản. Chẵng nên làm việc chi sái với tôn chỉ của Đạo hoặc mâu thuẩn với sự tu hành của mình. Nên lấy luật Đạo để làm khuôn khổ cho mọi hành vi. Một việc làm nào mà vi phạm đến Đạo Luật hoặc có thể làm cho giãm giá "Đạo" nhe dang "Thầy ", dẩn có lợi bao ngiêu cũng nên chừa lánh .
1- Đối với luật đời thi người tu phải là một bực cha hiền, con thảo, anh thuận, em hòa mà lại là một công dân trung trực và chơn chánh, không đặng làm điều chi sái với luật pháp quốc gia . Như làm chủ thì lấy lòng đại độ và nhơn từ mà đối với người giúp việc, làm công thì phải trung tín và ngay thẳng . Nếu làm quan thì phải cho công bình, chánh trực và thanh liêm, còn làm dân thì không đặng trốn xâu lậu thuế, làm việc chi cũng phải cho minh chánh, đúng với luật lệ ban hành .
2- Đối với luật Đạo thì chẵng nên vượt ra ngoài khuôn khổ qui-giới của tôn giáo. Nhứt là chẵng nên làm chánh trị, hoặc gia nhập vào những đãng phái chánh trị . Chỉ nên giữ luật nước lo làm việc nuôi thân sống đặng tu . Có câu :Oan khiên nghi giãi bất nghi kết" . Như làm ăn có dư dã tiền của thì lo làm phước đức, bố thí cho kẻ cơ bần để xởi lần nợ tiền khiên oan trái , chớ chẵng nên tạo thêm nghiệp chướng mà phải bị trì kéo nặng nề khó tu .
3- Chẵng nên kích bát tôn-giáo nào hết. Trên đời không thiếu chi Đạo, mà Đạo nào cũng đều có chơn lý nấy, chẵng Đạo nào dạy người làm quấy bao giờ, còn có chổ làm quấy đi nữa thì cũng tại nơi người hành dạo giữ không đúng tôn chỉ của Đạo mà thôi .
Người tu cũng chia ra nhiều bực, ai có căn nào thì gặp quã nấy, chổ cao thấp do ở duyên phần, chớ chẵng p[hải muốn mà đặng. Bởi vậy chẵng nên thấy người khác Đạo với mình mà ganh ghét, chê bai, khinh mệt, vì Đạo thì phải ái Đạo chớ chẵng nên ố Đạo
4- Người tu hành đại kỵ vong ân bội ước, khi làm ơn cho ai thì chẵng nên kể lễ hoặc trông mong cho người trả, còn có thọ ơn ai thì chẵng nên quên . Thủ tín vi tiên, vì có câu : "Nhơn vô tínbất lập" .
5- Người tu luyện nên ẩn mình lo trau giồi Đạo Pháp , như có thi giờ rảnh rang thì nên dưỡng tánh định thần , chớ chãng nên chen lấn trong những chổ đông người như đi coi hát xướng hoặc đình đám hội hè, đã mất ngày giờ quí báu lại thêm bị nhiễm trược trần nặng nề khó tu , hoặc trững giỡn chẵng thanh bai nhã nhặn, đã hao hơi tổn khí lại lắm khi lớn tiếng lỡ lời phải bị tổn đức bình sanh vương mang khẩu nghiệp .
6- Người tu ở bực Vô Vi Đại Đạo chẵng nên chác thối mị tà, học họa chú thư phù, ếm đối, để mê hoặc lòng người tín ngưỡng. Nên rèn lòng chánh tín, tin tưỡng noi đức Thượng Đế độ hồn hóa Đạo cho . Những điều mộng mị đồng bóng chẵng nên tin, những điều tà thuật nên lánh .
Cách thức bảo tồn cơ thể và Đạo Pháp .
Ngưòi học Đạo Tiên Gia điều cần nhứt là phải lo bảo tồn lấy cơ thể cho đặng tráng kiện thì tinh, khí, thần mới đủ đầy, mà tinh khí, thần đầy đủ thì vận hành Đạo Pháp mới đặng tấn triển lưu thông .
Muốn bảo tồn cơ thể và Đạo Pháp , người tu đơn luyện kỹ làm chuyện chi cũng phải có qui tắc, mực thước hẵn hòi .
Ăn thì phải có độ lượng, ngũ thì có giờ khắc nhứt định, còn làm việc lao lực cũng có chừng mực thôi . Chuyên chi cũng vậy, chẵng nên khi thì thái quá, còn lúc lại bất cập . Vì thái quá hay bất cập chi cũng đều có hại cho Đạo Pháp và cơ thể .
Muốn gìn y theo Lý Đạo, giữ đúng phép chơn truyền, thì người tu không hay bịnh hoạn, mà người không bịnh đó là đặng trường sanh .
Như giữ đặng vậy mà rủi ro có ốm đau thì một lẽ là do nơi oan trái vấn vương, còn hai là do ở sự tu hành trồi sụt không chừng, âm dương luyện không điều hòa khí tiết .
Trong những trường hợp nầy, người tu đơn luyện mạng, trước nên làm âm chất, thí hòm thí bạc, hoặc thả cá, thả chim, hay cúng âm nhơn thí thực, nguyện trả nợ tiền khiên nghiệp quả, và sau nữa nên cố công gáng sức luyện tập cho đủ đầy, tứ thời điều dưỡng, cầu Thầy bố hóa cho, nên dụng phép huyền công mà khướt bịnh ( kêu là khước bịnh chi Đạo) chớ chẵng nên dùng thuốc phàm mà điều trị , nhiều khi có hại cho Đạo Pháp tinh thần, một lẽ là nhiễm trược, nếu dùng phải thuốc phàm chế bằng những chất trọng trược, còn hai lẽ là làm cho giãmđức tin đối với Thầy với Đạo .
Muốn cho tròn câu nghĩa bạn ơn Thầy , mỗi người tu nên hướng dẫn ít lắm là 12 người, chẵng phải đợi đến chỉ truyền Đạo Pháp mới gọi là tiến dẫn, miễn dùng lời giác ngộ cho người biết Đạo biết Thầy , hoặc đưa người đến cửa Đạo Chơn Thầy thì Thánh Thần cũng đã ghi phần công quả cho .
Hành
Tôn chỉ của phái Vô Vi Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh là trước phải lo "chánh kỷ" rồi sau mới đứng bực "hóa nhơn" .
Chánh kỹ là cơ "lập đức" còn hóa nhơn là cơ "hành đạo" .
Vậy muốn hành đạo trước phải lo lập đức vì Đạo và Đức cần phải theo nhau mà tấn hóa. Có câu : "Đạo như thuyền, Đức như thũy", phải có nước ghe mới có thể vẩy vùng đặng . Chí như ghe mà nằm trên đất liền thì làm sao xoay trở .
Người ti cũng cần phải có đức tốt hạnh lành thì Đạo Pháp mới nương đó mà tấn hóa khai minh, cho nên mới có câu : "hể Đạo cao thì Đức cã". Còn người tuy đã thọ lãnh ""Đạo Pháp " biết tu hành kết quả mỹ mãng, chẵng khác nào giống tốt mà gieo trên nông cao thiếu nước, hoặc rấm dưới trũng thấp không phân thì dầu có lên cây cũng không thể sung túcdiềm dà cho đặng .
Hau chữ "Tu Hành " thường đi cập với nhau là vì lẽ người mà hể có "TU" thì tự nhiên phải có "HÀNH" . Hành đây là hành đạo .
Chữ "Hành" ở mỗi cấp Đạo đều có ý nghĩa khác nhau. Như ở bực Hạ Thừa hay Trung Thứ thì "Hành Đạo" là một phương pháp tuyên truyền giáo lý Đại Đạo để thức tỉnh và khuyến khích cho những kẽ chưa hồi đầu hướng thiện rõ biết Đạo Lý Huyền Cơ, thông hiểu chơn ngôn diệu khuyết hầu có giác ngộ lần lần .
Đối với bực tu luyện chữ "hành" : một là về phương diện ""Đạo Pháp "chỉ nghĩa là phải năng vận hành huyền công Đạo Pháp cho mau chuyễn hóa đạt thành, còn hai là về phương diện "Đạo Thể" chỉ nghĩa là phải thừa hành cho đúng theo Thứ-Lệ QQui-Điều của Tôn Giáo hầu có làm gương cho người hậu tấn nối bước theo sau .
Về phái Vô Vi Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh không phân chia giai cấp hoặc chức sắc thiên phong chi hết . Tu theo phái nầy dầu lâu hay mau, lớn hay nhỏ, hoặc nam hay nữ chi cũng vậy, ai ai cũng đều có một phận sự tối cần là phải "hành" cho thật đúng với bổn phận của người "tu" .
Ngoài ra những kẽ có lảnh phần trách nhiệm với Đạo với Thầy như chủ đàn, người truyền giáo và đồng tử, thì phận sự có phân tách ở trang sau, kỳ dư ai cũng đều phải giữ bổn phận nấy mà "hành" cho đúng lý của phái tu đơn luyện kỹ .
Vì rằng phái Chiếu Minh Tam Thanh là một phái Vô Vi tu ẩn không đem triết lý mà khuyên đời, chỉ dụng đức tốt hạnh lành để làm kiểu mẫu cho người soi gương thôi . Bỏi vậy người tu ở bực nầy, lúc ở nhà cũng như khi ra đường, luôn luôn phải có cử chỉ nhã nhặn, thái độ ôn hòa đối với mọi người và trong mọi việc .
Còn tại "đàn" là chổ qui tựu đạo hữu xa gần, có kẽ cũ mà cũng có người mới, thì bổn phận cũa kẽ trước phải làm cách nào cho người sau cảm vì đức, mến vì hạnh, rồi lần lần mới đi đến chổ trọng Đạo kỉnh Thầy , đức tin vũng chặc, chớ chẵng nên tự cho mình là bực tu caoniên kỹ rồi nêu những cử chỉ "Đức cả Đạo cao" khiến cho bgười sau phải chán nãn .
Nhứt là nơi "đàn" là chổ mọi người đến đó đều phải để hết lòng chí kỉnh chí thành tưởng tin nơi Đức Thượng Đế ban ơn hóa Đạo cho, thì chẵng nên đem những việc mua bán làm ăn mà bàn-bạc cải vả nhau, hoặc luận biện dong dài việc ngoài thế tục mà làm cho xao lãng đạo tâm, tinh thần rối loạn. Nơi đây nên đem những ý Đạo gương Thầy mà phô bày để nhắc nhở lẩn nhau, kẽ sai cũng như người trưóc đặng vững bước đường tu .
Phận sự người chủ đàn
Phái Chiếu Minh Tam Thanh là một phái tu đơn luyện kỹ cư sĩ tại gia không hay tụ tập đông đão hoặc lập thất cất chùa rình rang rần rộ như các nơi các chổ. Vì lẽ qui giới nghiêm nhặt và công phu khổ hạnh, nên chi số đạo hữu gia nhập vào phái nầy rất ít , rải rác mỗi nơi một ít vị thôi. Mà ở nơi nào thì Đức Thượng Đế qui tựu môn đệ lại nơi nấy, độ 5 đến 10 người rồi lập thành những tiểu đàn tại tư gia của đạo hữu nào có đủ phương tiện hoặc do Đức Cao Đài Giáo Chủ cử đạt, hoặc do những đạo hữu có nhiệt tâm với Đại với Thầy cầu xin, để lập nơi cúng, hiến chung cho các đạo hữu ở vùng lân cận trong những ngày sóc vọng hơạc ngày Víc Phật Trời hay Tam Ngươn Tứ Quí đến đó để sùng bái chiêmngưỡng Đức Chí Tôn, hầu Thầy nghe lời giáo hóa .
Chủ đàn là người có công quả rất lớn đối với Thầy , mà phần trách nhậm cũnmg không phải nhỏ đối với Đạo. Hầu hết những sự khó khăn phiền phức và hao tốn với Đạo ở mỗi nơi đều do người chủ đàn gánh chịu, vì theo tôn chỉ của Đạo, giáo lý của Thầy , thì không nên thâu thập hoặc tiền bạc, hoặc lễ vật chi của ai hết .
Ngoài ra còn rất nhiều nổi éo le thắc mắc mà người chủ đàn cần phải xuất xử và tụ đởn đương lấy, vì đó là phương lập công bồi đức, để trả nợ Đạo, đáp ơn Thầy chờ ngày viên mãn .
Đàn nào mà đặng sung túc, đạo hữu rân ráo và tu hành yên ổn, là cũng nhờ người chủ đàn có đủ tư cách biết giàn xếp trong ngoài và lo bảo tồn cho cơ Đạo đặng tấn triển thạnh hành .
Chủ đàn là người làm môi giới cho Đạo Trời mà cũng là kẽ làm trung gian cho các bạn đồng tông mỗi khi hữu sự .
Đối nội thì chính người chủ đàn chăm lo sắp đặt nghi tiết và tổ chức đàn cơ những ngày có đại lễ .
Còn đối ngoại thì trực tiếp với tất cả đạo hữu xa gần, thù tạc cùng các đàn lân cận hoặc với các chi phái khác mỗi khi hữu sự, tùy tiện thay mặt cho các đạo hữu nội đàn .
Mỗi khi có người tầm đến cửa Đạo chơn Thầy do người hướng dẫn giới thiệu thì người chủ đàn cũng phải tiếp rước đãi đằng ân cần bày giãi ý Đạo gương Thầy cùng Qui-Điều Nội-Lệ , chỉ vẽ rạch ròi cho người rõ thông tôn chỉ Đạo , để suy xét mà liệu định lấy tương lai, chớ chẵng nên tự ý xúi giục hoặc cãn ngăn, làm cho mất lẽ tự nhiên là để nơi Thầy định đoạt .
Nói tắc một điều là cơ Đạo ở mỗi nơi mà tấn hay thối, thanh hay suy , một phần lớn là do nơi người thủ đàn , biết cùng chẵng biết chìu chuộng và dung hòa với tất cả đạo hữu xa gần, thường vãng lai giao tiếp .
Bởi vậy chủ đàn phải là người có tánh tốt, mưu đạo cao, có chí nhẫn nại, ôn hòa, biết chìu lòn nhịn nhục, miễn nên Đạo hơn thỏa tình, vì biết kỉnh Thầy hơn là trọng thể .
Người thủ đàn phải luôn luôn trực tiếp với người lảnh phận sự truyền giáo để chung lo việc Đạo cho khỏi chinh lịch bên nào .
Phận sự người truyền giáo
Về phép tu đơn luyện mạng , thì từ cỗ chí kim thường do cách khẩu khuyết tâm truyền, chớ ít giãi rành trên kinh sách, vỉ lẽ nếu không có người chĩ vẽ cho rõ ràng cách thức bằng miệng nói tai nghe , thì rất dễ mà tưởng lộn hiểu lầm, làm sái , Mà nếuhiểu bướng làm càng thì làm sao mà luyện phanh cho đặng kết quả mỹ mạng tốt lành, như vậy cơ Đão càng ngày càng xa chánh lý, thất chơn truyền. Lại nữa Thần Tiên muốn trao chơn pháp trước hay chọn người , nên gìn khẩu khuyết để chọn đặng người mới trao .
Phái Chiếu Minh Tam Thanh ngày nay cũng thế, vì chơn truyền Đạo Pháp cũng truyền nhau bằng miệng, chỉ bảo bằng lời , hành theo gương Đạo .
Còn Đức Cao Đài Thượng Đế dùng cơ bút là để khuyên lơn nhắc nhở và khuyến khích cho trong hàng môn đệ biết noi lấy qui điều giữ tròn phận sự lo tu hành chớ chẵng hề dùng cì bút mà minh truyền Đạo Pháp cho ai .
Người lãnh phận sự truyền giáo là do nơi Đức Chí Tôn cữ đặt cho mỗi đàn và chọn kựa trong hàng môn đệ nam nữ tu từ nhị bộ trở lên và ít nữa cũng từ ba mươi lăm tuổi trở lên, chớ nếu còn nhỏ tuổi thì tánh hay háo thắng. Chiếu theo luật Đạo thì đàn ông khẩu khuyết cho nam phái, còn đàn bà tâm truyền cho nữ phái . Những người lảnh phận sự nầy có phần trách nhiệmtối ư quan trọng đối với Thầy cũng như đối với Đạo. Vậy trong mỗi sự hành vi đều phải đúng theo qui điều nội-lệ chớ chẵng đặng phép vẽ vời , bày biện hoặc thêm bớt, sữa đổi chi từ nội dung cho đến ngoại dung, tùy theo ý riêng của mìnhmà làm cho thất lạc chơn truyền, thì tội tình chẵng nhỏ .
Cơ Đạo Vô Vi mà đặng miên viển trường tồn , lư truyền vững chặt , không lạc chỉ sai tôn, còn y nguyên bổn, một phần lớn là do ở người truyền giáo biết tôn trọng Qui-Điều kỉnh tuân Nội-Lệ .
Vậy người lãnh phận sự truyền giáo là kẻ thay mặt cho Thầy ở mỗi đàn và mỗi nơi , để :
- Một là giữ gìn luật pháp Đạo phép tu đặng có tương truyền lại cho người hậu tấn, y theo Thức-Lệ đã ban hành, và chơn truyền thọ lãng .
- Hai là để trực tiếp cùng những mặc khách tao nhân, mưu đường siêu rỗi , đặng có chỉ vẽ những phương pháp và luật lệ cho người muốn để chơn vào cửa Đạo biết cách thức mà phăng lần đến tận chơn Thầy .
-Ba là để gần gủi thường thường với những bạn Đạo mới tu đặng có chăm non nhắc nhở trong sự tu hành cùng chỉ dẫn cho người sau biết lần những điều ngoại dung tiểu tiết rất nên cần thiết cho việc luyện Đạo tu đơn hầu có bảo tồn lấy tinh thần đạo đức cho phù hạp với Pháp Chánh chơn -truyền bổn nguyên qui cũ .
Bốn là để trực tiếp với người thủ đàn chung lo việc Đạo. Về cơ Đạo-Thể thì người thủ đàn và người có phận sự truyền giáo phải luôn luôn đồng tâm nhứt trí với nhau mà chia sớt, lo lắng mọi việc nơi đàn, trong hay ngoài chi cũng vậy .
Trong thì xuất xữ cách nào cho đạo hữu nội đàn đặng vui vẽ sun vẫy hòa thuận nhau để nương lẩn nhau mà tu hành cho phấn chấn cùng là chỉ vẽ dẩn dắc cho những người mới ngộ rõ thông các khoản Thúc-Lệ Nghi-Dung đặng có tùy hành cho đúng lễ .
Còn ngoài thì tùy tiện thay mặt cho đạo hữu để giao tiếp với các nơi đàn khác, hoặc những lúc hữu sự trong Đạo như tang tế ,
Về cách truyền giáo thì nhứt luật, giữ y theo Thức-Lệ, chẵngnên thiên vị ai, mà cũng không nên làm khó dễ ai, giàu hay nghèo, sang hay hèn chi cũng đồng nhứt thể .
Mỗi khi có người muốn mưu tầm giáo lý tôn chỉ tu đơn, chẳng nên đem việc huyền diệu vô hình vô ảnhmà khoe khoan luận biện, nên đem sự thật tế mà cắt nghĩa cho người tầm Đạo hiễu rõ rằng : sự tu luyện , có chăng là chỉ thâm thúy ở tinh thần vô vi thâm viễn, chí như những việc mà tai nghe rành rẻ mắt thấy chán chưòng thì toàn là điều khó khăn khổ hạnh cực nhọc vày vò không kém chi trèo non , lặng suối, vượt biển băng rừng, khảo thí đủ điều đủ cách. Như ai có tiền duyên đại chí thì để ý phăng lần, còn ai thiểu căn thiểu phước thì từ khước chẵng theo, chớ chẵng nên cản ngăn mà cũng đừng xuôi giục .
Như người tầm Đạo phát nguyện tu hành thì nên đưa đến đàn để cho thỉnh keo xin hầu Thầy theo lệ . Khi Đức Thượng Đế đã thâu nhận rồi thì chỉ vẽ cho ngưởi sấm sửa lễ phục, cách thgức cúng kiến, kinh kệ, v v... . Như đi hầu đàn đặng năm ba kỳ đã rõ thông giáo lý và nhứt định cầu học chơn truyền thì nên giúp người mọi phương tiện để chỉnh lập đơn phòng cùng là Thiên Bàn thờ phượng cho đúng qui taqc Đạo. Khi thờ phượng trang hoàng rồi cũng phải chờ đến kỳ có đàn lệ mới cho thỉnh keo dưng Hồng Thệ . Hồng Thệ thì ngày sóc hay ngày vọng chi cũng có thể xin dâng hết. Như kỳ đàn nầy xin không đặng thì chờ đến kỳ đàn khác, cách nhau ít lắm cũng phải một đàn là nữa tháng .
Còn muốn cho thỉnh keo đặng thọ lãnh chơn truyền , thì nên đợi đến ngày rằm , khoản sáng trăng, đặng người mới tu nương lấy sự quang minh của Nhựt-Nguyệt-Tinh mà vận chuyễn pháp luân cho đạo đức đặng tươi xinh sáng suốt, Như thỉnh keo không đặng thì đợi đến ngày rằm khác, cách nhau ít lắm là một trăm ngày .
Khi tu luyện đặng một trăm ngày , muốn cho thỉnh keo tấn bộ lên bá-nhựt-trúc-cơ cũng nên đợi đến ngày rằm , như xin không đặng thì đợi đến ngày rằm khác, nghĩa là cách nhau 100 ngày .
Lúc tu đặng ba năm tám tháng sắp lên , muốn cho thỉnh keo tấn lên nhị-bộ cũng phải đợi lúc trăng tròn, như xin keo không đặng thì 100 ngày sau mới xin keo lại để cho có đủ thì giờ đặng lo bổ khuyết .
Về pháp tu đơn luyện mạng thì Đạo Pháp tinh thần do đức Thượng Đế nắm chủ quyền thưởng phạt, bố hóa cho tùy theo công lao và phước đức của mỗi đạo hữu . Người lãnh phần truyền giáo chỉ làm ống truyền thanh của Đức Thầy để minh truyền diệu-khuyết lại cho người sau thôi . đó là một phương lập công bồi đức để trả nợ Đạo đáp ơn Thầy , nhưng cũng phải tận tâm tận lực chăm nom nhắc nhở và chỉ vẽ đầy đủ những chi tiết nhỏ nhặt cho mỗi người tu đặng hiểu cách thức để bảo tồn Đạo Pháp cho hợp với lẽ Đạo cùng là gìn giữ lấy "Pháp-Chánh-Truyền" lâu đời nhiều kiếp khỏi lợt phai. Nhứt là chẵng đặng phép lạm quyền hay lên mặt làm Thầy riêng mà phải mang trọng tội hành Đạo thì mỗi mỗi đều do nơi keo để tự nơi Thầy định đoạt .
Mỗi khi truyền giáo cho ai thì phải chỉ tại "đàn" dầu ngày có đàn hay không cũng vậy , để cho người thủ đàn có dịp dự thính và chứng nhận sự hành vi minh bạch. Chỉ Đạo tại gia là điều bất hợp lý .
Phận sự Đồng Tử
Ở vào buổi Hạ-Ngươn nầy, Đức Cao Đài Thượng Đế lập giáo kỳ ba chỉ dùng huyền diệu thiêng liêng nương cơ tá bút để minh truyền giáo lý, lư ký chơn ngôn, đặng có thức tỉnh chúng sanh, dẩn dắc bước trở lần về nơi căn xưa vị trước, hưởng phước thanh nhà, dưỡng an chơn như bổn thể, chớ không mượn lấy tay phàm hướng dẫn như các kỳ lập giáo trước kia .
Về cách thức truyền giáo bằng quang tuyến điển linh nầy Đức Chí Tôn cần phải có người Đồng Tử làm trung gian để phò loan hoặc chấp bút , tiếp xúc với các đấng Thiêng Luêng mà mô tã ra thơ từ điển tích, thi-phú, văn -chương, ẩn vi lý Đạo để huấn bảo nhơn sanh biết việc đạo đức tu hành tầm thanh lánh trược .
Vậy Đồng Tử là người lãnh lấy phận sự thiêng liêng tối ư quan trọng của cơ Đạo. Mà riêng về phái Chiếu Minh Tam Thanh là phái tu dơn luyện mạng, phận sự của người Đồng Tử củ acơ Đạo lại còn cần phải có nhiều đặc điểm hơn cơ "phổ-hóa" . Những người đãm nhận phận sự trọng đại nầy phải có đủ tujcách đạo đức và tánh chất đạo đức , chẵng có tư tâm, bãn ngã, không lòng dục vọng, háo thắng cầu danh, hay tự kiêu tự đắc .
Nhười làm Đồng Tử của phái Vô Vi Đại Đạo do nơi Đức CHí Tôn chọn lựa trong hàng môn đệ tu luyện từ ba năm sắp lên mà điểm hóa tánh linh, truyền thân khai khiếu cho mới là dùng đặng .
Người làm Đồng Tử cho cơ Đạo chẵng khác nào kẽ chèo thuyền để đưa người qua bờ giác ngạn, vượt bến mê tân. Nếu là người có tánh dặc dè cẩn thận, bết đề phòng từ bước một trên khoảng đường dài, canh chừng cho nhằm phương đúng hướng thì mới có thể đưa người đến bến đến bờ. Chí như kẽ tánh nết lao chao, lơ đỉnh thường để cho lạc mái sái dầm thì làm sao mà đưa người cho tận nơi tận chốn .
?
Làm Đồng Tử mà biết giữ lấy tư cách cho hoàn toàn thừa hành phận sự một cách vô tư, không lỗi Đạo thì sẽ đặng hưỡng phần quả đậm công cao. Còn trái lại, nếu đem lòng dục vọng xen lẩn ý phàm làm cho sái lý Đạo , lạc đường tu của người thì tội tình chẵng nhỏ .
Vậy , những người lãng phận sự nầy nên biết xét mình hầu có lập lấy chí đức, hạnh kiểm cho phù hạp với thiên chức đã ban hành. Lúc nào cũng phải gìn giữ tánh tình vô vi trầm tỉnh thanh-tịnh an-nhiên, năng định thần dưỡng khí, nhứt là trong những lúc phò loan hay chấp bút phải giữ tâm không không, vô vọng niệm,bất động tuởng, để cho đức Chí Tôn bố hóa điển lành hoặc chuyễn thủ, hoặc ứng tâm mà ban truyền chơn ngôn diệu lý .
Người làm Đồng Tử cần phải tịnh dưỡng tinh thần cho đầy đủ thì trí huệ mới quang-minh, có thể tiếp xúc trọn với các đấng Thiêng Liêng mà nghe lời truyền dạy. Nếu chẵng biết thận trọng lấy bổn phận , vọng động quá nhiều, tâm chí chẵng định thì thường hay bị thiểu thần lạc điển rồi sanh biến ra nhiều việc hại, lắm điều hư, làm cho người tưỡng tin phải lầm lạc .
Chung
Nguồn: Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi
Một là trên thì Đức Thượng Đế cùa chư Phật , Thánh, Tiên thường tá bút nương cơ dụng chơn ngôn triết lý, thi phú văn-chương mà giãi bày ý-nghỉa bao quát cao siêu của hai chữ "TuHành" để tỉnh ngộ người đời quày bước trở về con đường đạo đức , lánh tục tầm Tiên .
Còn hai là dưới thì nhũng bực hiền nhân túc trí quảng kiến đa văn cũng đã mô tã trên kinh sách biết bao luận thuyết về hai chữ "Tu Hành", tùy theo mỗi cấp Đạo bực tu, đem ngọn đuốt chơn lý mà dẫn độ người sai nối bước lần lên con đường chánh đại quang minh, đưa người đến tận chốn non Tiên cảnh Thánh .
Trong khoản III của bổn Qui-Điều Nội-Lệ , là khoản "Tu Hành" do Đức Chí Tôn dạy phải lập thành cho cơ Vô Vi Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh , không dùng luân thuyết, chỉ bàn về : ý-chí và hành vi của người tu đơn luyện mạng theo phép Vô Vi Đại Đạo mà thôi .
TU
Ý-Chí của người tu theo bực Thượng Thừa Vô Vi Đại Đạo :
Người tu theo bực Thượng Thừa Vô Vi Đại Đạo có những ý-chí rất thanh cao mà đơn-dị.
Ý chẵng tham luyến bã đỉnh chung-trần, cuộc vinh hoa mồi phú quí, cho nên chí quyết tầm đường siêu xuất cảnh trần ai thống khổ khốn cùng .
Ý tưởng cho cuộc đời là ảo mộng, chẵng khác chi bức tranh vân cẩu, chỉ trong chốc lác đã biến đổi ra yhiên hìng vạn trạng giữa cảnh tượng thiên nhiên, cho nên chí dốc tầm cơ siêu phàm nhập thánh, thoát tục đăng Tiên dầu có hạnh hưỡng chữ nhàn thanh nơi cõi hư linh cực lạc .
Ý chẵng chịu tranh đua dở hay cùng thế sự, cao thấp với nhơn tình, cho nên mới lập chí ẩn mình lo tu trì để mong thoát khỏi vòng cương tỏa buộc ràng , kiếp luân hồi lục đạo .
Ý chẵng tự phụ tự cao cho nên mới chịu lập chí khép mình vào khuôn khổ gắt gao của luật Đạo ở bực "Thượng Thừa" bắc buộc để học lấy chơn truyền lo tu đơn luyện mạng cầu siêu xuất chơn dương .
Ý phàm toan dứt bõ tánh tục quyết đơạn lìa, cho nên mới lập chí thanh co để noi gương Tiên, Phật, Thánh , Hiền đem nâu sòng đổi lấy cân đai, xem kinh kệ để rèn lòng chánh kỷ .
Hạnh Đức
Người tu theo phép "Thượng Thừa " dầu tiếng đời miệng thế có chê cũng không màng hay có khen cũng chẵng kể, nhưng cần phải lập "Hạnh Đức" cho hoàn toàn. Vì lẽ người mà không có "Hạnh" thì tự nhiên phải thiết "Đức" . Hạnh với Đức đi đôi với nhau như hình với bóng, hể người có hạnh tốt thì đức cao còn hạnh thưa thì đức kém .
Điều cần yếu buộc người tu theo pháo Vô Vi Đại Đạo phải lập đại hạnh là chẵng phải làm ra dáng người đạo đức để cho có kẻ tôn người trọng, mà là để cho đời khỏi mĩa mai Đạo của mình tu , hay khinh rẽ tôn giáo của mình thờ đó thôi , lại nữa phải có hạnh đức mới gánh nổi Đạo, vì người thiếu đức khó ngộ Đạo cao .
Vã chăng Đạo Pháp là một lẽ Vô Vi tuyệt đối, ẩn khuất bên trong, không bao giờ bày hình lộ bóng, dầu cho người giữ Đạo mà chẵbg chí dốc, tận tình, còn không thấu đáo đặng thay , lựa là kẻ ngoại đạo không tu. Người thế thường ngó bên ngoài tức là bề hạnh kiểm của người hành đạo mà phê bình hay phán đoán cái giá trị thiêng liêng của mỗi tôn giáo . Bởi vậy người tu mà nhứt là tu theo Phái Thượng Thừa Vô Vi Đại Đạo , lại còn phải cẩn thận , giữ gìn từ ly từ tí về phẩm hạnh của mình chớ chẵng nên buông lung theo tánh tục để cho miệng thế mĩa mai tức là làm mất giá trị của cơ Đạo Thể .
Tư Cách
Tư cách của người tu luyện thì luôn luôn phải nhả nhặn, ôn hòa , vui vẽ, mạc dầu ở vào phưong diện Đạo Hay Đời chi cũng vậy . Mà nhứt là đối với đời lại còn cần phải giữ lấy lễ độ người tu hơn nữa , để tránh tiếng thị phi cho Đạo . Người đã biết trọng lấy tinh thần, đạo đức thì bao giờ cũng phải nêu cao giá Đạo danh Thầy lên trên tát cã mọi việc. Một việc làm hay một lời nói mà có thể làm mất giá trị của Đạo hay thể thống của "Thầy" cũng nên ngừa
1- Làm ăn: Đàng ràng ở đời ai ai cũng cần phải có nghề làm ăn sanh sống, người tu cũng thế, tuy không cần phải cạnh tranh với đời để thâu thập cho nhiều tiền của, nhưng cũng phải có nghề làm ănchánh đángđể nuôi thân mới có thể ngồi yên mà tu. Vậy trong sự làm ăn nên chọn lấy nghề nào đừng có phản đối với qui luật của Đạo hoặc có hại đến phẩm hạnh của người tu, cũng như các nghề mua sanh bán tử, phá núi phá rừng, chài tôm lưới cá, cũng những nghề làm ăn bất minh , bất chánh đều là đại kỵ với tônchỉ của người tu theo phái Thượng Thừa Vô Vi Đại Đạo . Nói tắc một đều là làm nghề chi mà "tổn nhơn ích kỷ" hoặc có tánh cách sát hại con trùng vật loại thì nên chừa lánh để tránh đều tổn đức hại nhân .
2- Xã giao : Người tu đã rõ đạo luật thì chẵng nên tôn trọng ai quá lẽ mà cũng chẵng nên khinh khi ai hết . Về việc xã giao thì cứ giữ một mực thôi . Với người trên trước thì kính vì, với người thấp hèn thì thương mến, với bạn đồng hàng thì yêu đương. Còn đối với người đồng nghiệp, kẽ đồng hương hoặc bạn đồng đạo chi cũng vậy, chẵng nên nghịch lẩn với ai, mà cũng không nên làm cho ai thù hận mình . Nên lấy điều nhỏ nhẹ, mềm mõng và diệu ngọt mà đối đải với người thì tất nhiên sẽ đặng danh thơm tiếng tốt cho mình và cho Đạo .
3- Ăn mặc : Về việc ăn cũng như về việc mặc, người tu theo phép Tiên Thiên Đại Đạo nên giữ mực trung bình thôi, chớ thái quá mà cững đừng bất cập, Tiện tạn quá lẻ không tốt mà xa xí quá bực cũng không hay .
Nhứt là về việc ăn, người tu luyện vì lẽ cần phải bảo tồn lấy đạo pháp, cùng là cần phải lượt lọc tinh thần cho đặng nhẹ nhàng, trong sạch, mà các vật an thức uống đều phảibiết thì nghiệm coi món nào có tánh chất hàn hay nhiệt, trược hay thanh, để mà phòng ngừa cho khi ăn vào khỏi làm hại đến ngủ tạng lục phủ của mình. Những món ăn nào có tánh chất nóng và caycũng như ngũ-vị-tân thì thì chẵng nên dùng thường, nếu bỏ hẵn đặng thì càng tốt. Bơ hay sữa cũng thuộc về thú chất, người tu luyện chẵng nên dùng .
Trầu và thuốc cũng không hạp với lẽ Đạo , vì dầu ăn trầu hay hút thuốc chi cũng phải tốn hao lãng phí mà lại còn làm cho trọng trược tinh thần, hao mòn khí huyết. Vậy như trước ngày thọ lảnh chơn truyền mà đã lở mắc phải hai tật ấy , khi thọ đạo rồi cũng nên tập bõ lần cho dứt hẵn .
Thuốc phiện và rượu mạnh là hai món đại hại đối với Đạo Pháp, người tu luyện nên kiên cử nghiêm nhặt, Như rũi có nhiễm trước rồi, hể vào vòng tu luyện cũng nên bõ .
Về việc mặc thì phải cho lành lẽ và sạch sẽ . Người tu luyện theo phép Tiên Gia nên giữ mực thường , chẵng nên ăn mặc lố lăng nhiều kiểu làm cho tiếng đời dị nghị, miệng thế mĩa mai sanhn điều chẵng tốt cho Đạo , mà cũng cchẵng nên mặc những kiểu áo Đạo mà đi ngoài đường làm ra vẽ đạo-tướng, trái với lý đạo Vô Vi . Về nữ phái thì chẵng nên dùng son phấn cùng trang điểm vòng vàng chuổi hột quá nhiều coi ra lòe loẹt như người thế tục không nên .
Khi đi ra thì khăn áo đàng hoàng , còn lúc ở nhà , qua mùa nắng thì nên mặc đồ trắng cho mát mẻ, trong khi mùa mưa nên mặc đồ đen cho ấm. Tiết trời đông thì nên sắm áo đen có bâu cao, tay rộng , để mặc cho ấm cổ, đạng phòng những lúc gió sưong khỏi sợ nhiễm mà sanh bịnh .
Người tu theo bực Vô Vi Đại Đạo chủ trương trước hết là Đạo Pháp rồi kế đó là Đạo Thể, chớ về Đạo Tướng thì không cần thiết, chẳnh phải như lời tục thường ví hể tu thì "đầu tròn áo vuông" , Tu theo phái Chiếu Minh Tam Thanh lâu hay mới chi cũng vậy, đàn bà thì vẫn bới tóc như thường, còn đàn ông cũng không cần phải cạo đầu. Nhưng muốn bảo tồn cho Đạo Pháp dể phát hóa thì nên noi theo gương Thầy ngày trước là hớt tóc ngắn ( chíng giữa đầu hót sát ) . Như vậy đã đạng mát mẻ, khỏi thất công chải gở, mà khi tắm rữa khỏi phải gội nhiều lần , tắm rồi mau khô ráo khỏi sợ làm lạnh da đầu, vì nếu trên " Nê hoàn cung" bị lạnh thì người tu bị tãn bịnh hao khí của mình vận chuyễn đem lên, tinh khí ấy bị tan rả thì phải lạc sa trở xuống biến chứng đục tình sanh điều khảo sắc .
Như đạo hữu nào cần phải để tóc chải thì những khi tắm gội , nên lấy khăn lông lau cho thật khô chơn tóc da đầu .
Cữ chỉ
Người tu hành trong mỗi cữ chỉ đều phải giữ gìn theo thể Đạo cho đúng nề nếp người tu . Nên lấy dạ khoan hồng đại độ mà cư xữ với đời chớ chẵng nên câu mâu . chấp trách hay trang tụng so đo điều hon lẽ thiệt .. Dầu đứng về phương diện Đạo hay đời chi cũng chỉ dùng "ly" chớ chẵng nên dùng "quyền" nên trọng nghĩa nhơn hơn thế tục .
1- Nói năng : Người tu kỹ nói năng lực lời chọn tiếng, mỗi lời lẽ thốt ra phải có ý vị Đạo Đức và khiêm tốn từ hòa vì đó là hạnh người tu ,. Nên dùng những lời chơn lẽ thiệt chớ chẵng nên nói bóng, nói dáng, boặc dùng lời lẽ cầu cao kiêu hãnh. Nhứt là chẵng nên bày mưu xúi kệ cho người thưa kiện hoặc gây gổ nhau cùng là đem chuyện của người nầy mà nói với người kia làm cho hai đàng phải xích mích .
2- Đi đứng : Đi đứng cũng là một cữ chỉ mà người tu đến bực Thượng Thừa nên rèn tập cho thuần nết. Đi thì phải cho đầm thắm, khoan thai và chậm rãi, còn đứng thì phải cho ngay thẳng chỉnh tề đoan trang, ấy cũng do nơi phép Đạo bề trong mà có ảnh hưởng đến bề ngoài .
3- Nằm ngồi : Dầu khi nằm hay lúc phải ngồi cũng nên thủ lễ là lập hạnh. Có nằm thì năm nghiêng chớ chẵng nên nằm ngữa coi sỗ sàng chẵng kín đáo mà lại còn làm cho tãn khí, cóhại về Đạo Pháp . Muốn cho đúng hơn thì người tu luyệntrong lúc thức cũng như khi ngũ, nên ngồi chớ chẵng nên nằm. Còn như có mỏi mệt muốn năm thì nên nằm nghiệng phía tay mặt cho dương khí dể chau lưu trong thân thể. Còn khi ngồi nói chuiyện với khách , đàn ông thì ngồi theo chữ nhơn ( ), còn đàn bà thi ngồi chữ nữ ( ) cho kín đáo . Nhứt là chẵng nên ngồi không phải phép .
Hành vi
Người tu đến bực Thượng Thừa trong mỗi sự hành vi đều lấy đạo đức làm căn bản. Chẵng nên làm việc chi sái với tôn chỉ của Đạo hoặc mâu thuẩn với sự tu hành của mình. Nên lấy luật Đạo để làm khuôn khổ cho mọi hành vi. Một việc làm nào mà vi phạm đến Đạo Luật hoặc có thể làm cho giãm giá "Đạo" nhe dang "Thầy ", dẩn có lợi bao ngiêu cũng nên chừa lánh .
1- Đối với luật đời thi người tu phải là một bực cha hiền, con thảo, anh thuận, em hòa mà lại là một công dân trung trực và chơn chánh, không đặng làm điều chi sái với luật pháp quốc gia . Như làm chủ thì lấy lòng đại độ và nhơn từ mà đối với người giúp việc, làm công thì phải trung tín và ngay thẳng . Nếu làm quan thì phải cho công bình, chánh trực và thanh liêm, còn làm dân thì không đặng trốn xâu lậu thuế, làm việc chi cũng phải cho minh chánh, đúng với luật lệ ban hành .
2- Đối với luật Đạo thì chẵng nên vượt ra ngoài khuôn khổ qui-giới của tôn giáo. Nhứt là chẵng nên làm chánh trị, hoặc gia nhập vào những đãng phái chánh trị . Chỉ nên giữ luật nước lo làm việc nuôi thân sống đặng tu . Có câu :Oan khiên nghi giãi bất nghi kết" . Như làm ăn có dư dã tiền của thì lo làm phước đức, bố thí cho kẻ cơ bần để xởi lần nợ tiền khiên oan trái , chớ chẵng nên tạo thêm nghiệp chướng mà phải bị trì kéo nặng nề khó tu .
3- Chẵng nên kích bát tôn-giáo nào hết. Trên đời không thiếu chi Đạo, mà Đạo nào cũng đều có chơn lý nấy, chẵng Đạo nào dạy người làm quấy bao giờ, còn có chổ làm quấy đi nữa thì cũng tại nơi người hành dạo giữ không đúng tôn chỉ của Đạo mà thôi .
Người tu cũng chia ra nhiều bực, ai có căn nào thì gặp quã nấy, chổ cao thấp do ở duyên phần, chớ chẵng p[hải muốn mà đặng. Bởi vậy chẵng nên thấy người khác Đạo với mình mà ganh ghét, chê bai, khinh mệt, vì Đạo thì phải ái Đạo chớ chẵng nên ố Đạo
4- Người tu hành đại kỵ vong ân bội ước, khi làm ơn cho ai thì chẵng nên kể lễ hoặc trông mong cho người trả, còn có thọ ơn ai thì chẵng nên quên . Thủ tín vi tiên, vì có câu : "Nhơn vô tínbất lập" .
5- Người tu luyện nên ẩn mình lo trau giồi Đạo Pháp , như có thi giờ rảnh rang thì nên dưỡng tánh định thần , chớ chãng nên chen lấn trong những chổ đông người như đi coi hát xướng hoặc đình đám hội hè, đã mất ngày giờ quí báu lại thêm bị nhiễm trược trần nặng nề khó tu , hoặc trững giỡn chẵng thanh bai nhã nhặn, đã hao hơi tổn khí lại lắm khi lớn tiếng lỡ lời phải bị tổn đức bình sanh vương mang khẩu nghiệp .
6- Người tu ở bực Vô Vi Đại Đạo chẵng nên chác thối mị tà, học họa chú thư phù, ếm đối, để mê hoặc lòng người tín ngưỡng. Nên rèn lòng chánh tín, tin tưỡng noi đức Thượng Đế độ hồn hóa Đạo cho . Những điều mộng mị đồng bóng chẵng nên tin, những điều tà thuật nên lánh .
Cách thức bảo tồn cơ thể và Đạo Pháp .
Ngưòi học Đạo Tiên Gia điều cần nhứt là phải lo bảo tồn lấy cơ thể cho đặng tráng kiện thì tinh, khí, thần mới đủ đầy, mà tinh khí, thần đầy đủ thì vận hành Đạo Pháp mới đặng tấn triển lưu thông .
Muốn bảo tồn cơ thể và Đạo Pháp , người tu đơn luyện kỹ làm chuyện chi cũng phải có qui tắc, mực thước hẵn hòi .
Ăn thì phải có độ lượng, ngũ thì có giờ khắc nhứt định, còn làm việc lao lực cũng có chừng mực thôi . Chuyên chi cũng vậy, chẵng nên khi thì thái quá, còn lúc lại bất cập . Vì thái quá hay bất cập chi cũng đều có hại cho Đạo Pháp và cơ thể .
Muốn gìn y theo Lý Đạo, giữ đúng phép chơn truyền, thì người tu không hay bịnh hoạn, mà người không bịnh đó là đặng trường sanh .
Như giữ đặng vậy mà rủi ro có ốm đau thì một lẽ là do nơi oan trái vấn vương, còn hai là do ở sự tu hành trồi sụt không chừng, âm dương luyện không điều hòa khí tiết .
Trong những trường hợp nầy, người tu đơn luyện mạng, trước nên làm âm chất, thí hòm thí bạc, hoặc thả cá, thả chim, hay cúng âm nhơn thí thực, nguyện trả nợ tiền khiên nghiệp quả, và sau nữa nên cố công gáng sức luyện tập cho đủ đầy, tứ thời điều dưỡng, cầu Thầy bố hóa cho, nên dụng phép huyền công mà khướt bịnh ( kêu là khước bịnh chi Đạo) chớ chẵng nên dùng thuốc phàm mà điều trị , nhiều khi có hại cho Đạo Pháp tinh thần, một lẽ là nhiễm trược, nếu dùng phải thuốc phàm chế bằng những chất trọng trược, còn hai lẽ là làm cho giãmđức tin đối với Thầy với Đạo .
Muốn cho tròn câu nghĩa bạn ơn Thầy , mỗi người tu nên hướng dẫn ít lắm là 12 người, chẵng phải đợi đến chỉ truyền Đạo Pháp mới gọi là tiến dẫn, miễn dùng lời giác ngộ cho người biết Đạo biết Thầy , hoặc đưa người đến cửa Đạo Chơn Thầy thì Thánh Thần cũng đã ghi phần công quả cho .
Hành
Tôn chỉ của phái Vô Vi Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh là trước phải lo "chánh kỷ" rồi sau mới đứng bực "hóa nhơn" .
Chánh kỹ là cơ "lập đức" còn hóa nhơn là cơ "hành đạo" .
Vậy muốn hành đạo trước phải lo lập đức vì Đạo và Đức cần phải theo nhau mà tấn hóa. Có câu : "Đạo như thuyền, Đức như thũy", phải có nước ghe mới có thể vẩy vùng đặng . Chí như ghe mà nằm trên đất liền thì làm sao xoay trở .
Người ti cũng cần phải có đức tốt hạnh lành thì Đạo Pháp mới nương đó mà tấn hóa khai minh, cho nên mới có câu : "hể Đạo cao thì Đức cã". Còn người tuy đã thọ lãnh ""Đạo Pháp " biết tu hành kết quả mỹ mãng, chẵng khác nào giống tốt mà gieo trên nông cao thiếu nước, hoặc rấm dưới trũng thấp không phân thì dầu có lên cây cũng không thể sung túcdiềm dà cho đặng .
Hau chữ "Tu Hành " thường đi cập với nhau là vì lẽ người mà hể có "TU" thì tự nhiên phải có "HÀNH" . Hành đây là hành đạo .
Chữ "Hành" ở mỗi cấp Đạo đều có ý nghĩa khác nhau. Như ở bực Hạ Thừa hay Trung Thứ thì "Hành Đạo" là một phương pháp tuyên truyền giáo lý Đại Đạo để thức tỉnh và khuyến khích cho những kẽ chưa hồi đầu hướng thiện rõ biết Đạo Lý Huyền Cơ, thông hiểu chơn ngôn diệu khuyết hầu có giác ngộ lần lần .
Đối với bực tu luyện chữ "hành" : một là về phương diện ""Đạo Pháp "chỉ nghĩa là phải năng vận hành huyền công Đạo Pháp cho mau chuyễn hóa đạt thành, còn hai là về phương diện "Đạo Thể" chỉ nghĩa là phải thừa hành cho đúng theo Thứ-Lệ QQui-Điều của Tôn Giáo hầu có làm gương cho người hậu tấn nối bước theo sau .
Về phái Vô Vi Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh không phân chia giai cấp hoặc chức sắc thiên phong chi hết . Tu theo phái nầy dầu lâu hay mau, lớn hay nhỏ, hoặc nam hay nữ chi cũng vậy, ai ai cũng đều có một phận sự tối cần là phải "hành" cho thật đúng với bổn phận của người "tu" .
Ngoài ra những kẽ có lảnh phần trách nhiệm với Đạo với Thầy như chủ đàn, người truyền giáo và đồng tử, thì phận sự có phân tách ở trang sau, kỳ dư ai cũng đều phải giữ bổn phận nấy mà "hành" cho đúng lý của phái tu đơn luyện kỹ .
Vì rằng phái Chiếu Minh Tam Thanh là một phái Vô Vi tu ẩn không đem triết lý mà khuyên đời, chỉ dụng đức tốt hạnh lành để làm kiểu mẫu cho người soi gương thôi . Bỏi vậy người tu ở bực nầy, lúc ở nhà cũng như khi ra đường, luôn luôn phải có cử chỉ nhã nhặn, thái độ ôn hòa đối với mọi người và trong mọi việc .
Còn tại "đàn" là chổ qui tựu đạo hữu xa gần, có kẽ cũ mà cũng có người mới, thì bổn phận cũa kẽ trước phải làm cách nào cho người sau cảm vì đức, mến vì hạnh, rồi lần lần mới đi đến chổ trọng Đạo kỉnh Thầy , đức tin vũng chặc, chớ chẵng nên tự cho mình là bực tu caoniên kỹ rồi nêu những cử chỉ "Đức cả Đạo cao" khiến cho bgười sau phải chán nãn .
Nhứt là nơi "đàn" là chổ mọi người đến đó đều phải để hết lòng chí kỉnh chí thành tưởng tin nơi Đức Thượng Đế ban ơn hóa Đạo cho, thì chẵng nên đem những việc mua bán làm ăn mà bàn-bạc cải vả nhau, hoặc luận biện dong dài việc ngoài thế tục mà làm cho xao lãng đạo tâm, tinh thần rối loạn. Nơi đây nên đem những ý Đạo gương Thầy mà phô bày để nhắc nhở lẩn nhau, kẽ sai cũng như người trưóc đặng vững bước đường tu .
Phận sự người chủ đàn
Phái Chiếu Minh Tam Thanh là một phái tu đơn luyện kỹ cư sĩ tại gia không hay tụ tập đông đão hoặc lập thất cất chùa rình rang rần rộ như các nơi các chổ. Vì lẽ qui giới nghiêm nhặt và công phu khổ hạnh, nên chi số đạo hữu gia nhập vào phái nầy rất ít , rải rác mỗi nơi một ít vị thôi. Mà ở nơi nào thì Đức Thượng Đế qui tựu môn đệ lại nơi nấy, độ 5 đến 10 người rồi lập thành những tiểu đàn tại tư gia của đạo hữu nào có đủ phương tiện hoặc do Đức Cao Đài Giáo Chủ cử đạt, hoặc do những đạo hữu có nhiệt tâm với Đại với Thầy cầu xin, để lập nơi cúng, hiến chung cho các đạo hữu ở vùng lân cận trong những ngày sóc vọng hơạc ngày Víc Phật Trời hay Tam Ngươn Tứ Quí đến đó để sùng bái chiêmngưỡng Đức Chí Tôn, hầu Thầy nghe lời giáo hóa .
Chủ đàn là người có công quả rất lớn đối với Thầy , mà phần trách nhậm cũnmg không phải nhỏ đối với Đạo. Hầu hết những sự khó khăn phiền phức và hao tốn với Đạo ở mỗi nơi đều do người chủ đàn gánh chịu, vì theo tôn chỉ của Đạo, giáo lý của Thầy , thì không nên thâu thập hoặc tiền bạc, hoặc lễ vật chi của ai hết .
Ngoài ra còn rất nhiều nổi éo le thắc mắc mà người chủ đàn cần phải xuất xử và tụ đởn đương lấy, vì đó là phương lập công bồi đức, để trả nợ Đạo, đáp ơn Thầy chờ ngày viên mãn .
Đàn nào mà đặng sung túc, đạo hữu rân ráo và tu hành yên ổn, là cũng nhờ người chủ đàn có đủ tư cách biết giàn xếp trong ngoài và lo bảo tồn cho cơ Đạo đặng tấn triển thạnh hành .
Chủ đàn là người làm môi giới cho Đạo Trời mà cũng là kẽ làm trung gian cho các bạn đồng tông mỗi khi hữu sự .
Đối nội thì chính người chủ đàn chăm lo sắp đặt nghi tiết và tổ chức đàn cơ những ngày có đại lễ .
Còn đối ngoại thì trực tiếp với tất cả đạo hữu xa gần, thù tạc cùng các đàn lân cận hoặc với các chi phái khác mỗi khi hữu sự, tùy tiện thay mặt cho các đạo hữu nội đàn .
Mỗi khi có người tầm đến cửa Đạo chơn Thầy do người hướng dẫn giới thiệu thì người chủ đàn cũng phải tiếp rước đãi đằng ân cần bày giãi ý Đạo gương Thầy cùng Qui-Điều Nội-Lệ , chỉ vẽ rạch ròi cho người rõ thông tôn chỉ Đạo , để suy xét mà liệu định lấy tương lai, chớ chẵng nên tự ý xúi giục hoặc cãn ngăn, làm cho mất lẽ tự nhiên là để nơi Thầy định đoạt .
Nói tắc một điều là cơ Đạo ở mỗi nơi mà tấn hay thối, thanh hay suy , một phần lớn là do nơi người thủ đàn , biết cùng chẵng biết chìu chuộng và dung hòa với tất cả đạo hữu xa gần, thường vãng lai giao tiếp .
Bởi vậy chủ đàn phải là người có tánh tốt, mưu đạo cao, có chí nhẫn nại, ôn hòa, biết chìu lòn nhịn nhục, miễn nên Đạo hơn thỏa tình, vì biết kỉnh Thầy hơn là trọng thể .
Người thủ đàn phải luôn luôn trực tiếp với người lảnh phận sự truyền giáo để chung lo việc Đạo cho khỏi chinh lịch bên nào .
Phận sự người truyền giáo
Về phép tu đơn luyện mạng , thì từ cỗ chí kim thường do cách khẩu khuyết tâm truyền, chớ ít giãi rành trên kinh sách, vỉ lẽ nếu không có người chĩ vẽ cho rõ ràng cách thức bằng miệng nói tai nghe , thì rất dễ mà tưởng lộn hiểu lầm, làm sái , Mà nếuhiểu bướng làm càng thì làm sao mà luyện phanh cho đặng kết quả mỹ mạng tốt lành, như vậy cơ Đão càng ngày càng xa chánh lý, thất chơn truyền. Lại nữa Thần Tiên muốn trao chơn pháp trước hay chọn người , nên gìn khẩu khuyết để chọn đặng người mới trao .
Phái Chiếu Minh Tam Thanh ngày nay cũng thế, vì chơn truyền Đạo Pháp cũng truyền nhau bằng miệng, chỉ bảo bằng lời , hành theo gương Đạo .
Còn Đức Cao Đài Thượng Đế dùng cơ bút là để khuyên lơn nhắc nhở và khuyến khích cho trong hàng môn đệ biết noi lấy qui điều giữ tròn phận sự lo tu hành chớ chẵng hề dùng cì bút mà minh truyền Đạo Pháp cho ai .
Người lãnh phận sự truyền giáo là do nơi Đức Chí Tôn cữ đặt cho mỗi đàn và chọn kựa trong hàng môn đệ nam nữ tu từ nhị bộ trở lên và ít nữa cũng từ ba mươi lăm tuổi trở lên, chớ nếu còn nhỏ tuổi thì tánh hay háo thắng. Chiếu theo luật Đạo thì đàn ông khẩu khuyết cho nam phái, còn đàn bà tâm truyền cho nữ phái . Những người lảnh phận sự nầy có phần trách nhiệmtối ư quan trọng đối với Thầy cũng như đối với Đạo. Vậy trong mỗi sự hành vi đều phải đúng theo qui điều nội-lệ chớ chẵng đặng phép vẽ vời , bày biện hoặc thêm bớt, sữa đổi chi từ nội dung cho đến ngoại dung, tùy theo ý riêng của mìnhmà làm cho thất lạc chơn truyền, thì tội tình chẵng nhỏ .
Cơ Đạo Vô Vi mà đặng miên viển trường tồn , lư truyền vững chặt , không lạc chỉ sai tôn, còn y nguyên bổn, một phần lớn là do ở người truyền giáo biết tôn trọng Qui-Điều kỉnh tuân Nội-Lệ .
Vậy người lãnh phận sự truyền giáo là kẻ thay mặt cho Thầy ở mỗi đàn và mỗi nơi , để :
- Một là giữ gìn luật pháp Đạo phép tu đặng có tương truyền lại cho người hậu tấn, y theo Thức-Lệ đã ban hành, và chơn truyền thọ lãng .
- Hai là để trực tiếp cùng những mặc khách tao nhân, mưu đường siêu rỗi , đặng có chỉ vẽ những phương pháp và luật lệ cho người muốn để chơn vào cửa Đạo biết cách thức mà phăng lần đến tận chơn Thầy .
-Ba là để gần gủi thường thường với những bạn Đạo mới tu đặng có chăm non nhắc nhở trong sự tu hành cùng chỉ dẫn cho người sau biết lần những điều ngoại dung tiểu tiết rất nên cần thiết cho việc luyện Đạo tu đơn hầu có bảo tồn lấy tinh thần đạo đức cho phù hạp với Pháp Chánh chơn -truyền bổn nguyên qui cũ .
Bốn là để trực tiếp với người thủ đàn chung lo việc Đạo. Về cơ Đạo-Thể thì người thủ đàn và người có phận sự truyền giáo phải luôn luôn đồng tâm nhứt trí với nhau mà chia sớt, lo lắng mọi việc nơi đàn, trong hay ngoài chi cũng vậy .
Trong thì xuất xữ cách nào cho đạo hữu nội đàn đặng vui vẽ sun vẫy hòa thuận nhau để nương lẩn nhau mà tu hành cho phấn chấn cùng là chỉ vẽ dẩn dắc cho những người mới ngộ rõ thông các khoản Thúc-Lệ Nghi-Dung đặng có tùy hành cho đúng lễ .
Còn ngoài thì tùy tiện thay mặt cho đạo hữu để giao tiếp với các nơi đàn khác, hoặc những lúc hữu sự trong Đạo như tang tế ,
Về cách truyền giáo thì nhứt luật, giữ y theo Thức-Lệ, chẵngnên thiên vị ai, mà cũng không nên làm khó dễ ai, giàu hay nghèo, sang hay hèn chi cũng đồng nhứt thể .
Mỗi khi có người muốn mưu tầm giáo lý tôn chỉ tu đơn, chẳng nên đem việc huyền diệu vô hình vô ảnhmà khoe khoan luận biện, nên đem sự thật tế mà cắt nghĩa cho người tầm Đạo hiễu rõ rằng : sự tu luyện , có chăng là chỉ thâm thúy ở tinh thần vô vi thâm viễn, chí như những việc mà tai nghe rành rẻ mắt thấy chán chưòng thì toàn là điều khó khăn khổ hạnh cực nhọc vày vò không kém chi trèo non , lặng suối, vượt biển băng rừng, khảo thí đủ điều đủ cách. Như ai có tiền duyên đại chí thì để ý phăng lần, còn ai thiểu căn thiểu phước thì từ khước chẵng theo, chớ chẵng nên cản ngăn mà cũng đừng xuôi giục .
Như người tầm Đạo phát nguyện tu hành thì nên đưa đến đàn để cho thỉnh keo xin hầu Thầy theo lệ . Khi Đức Thượng Đế đã thâu nhận rồi thì chỉ vẽ cho ngưởi sấm sửa lễ phục, cách thgức cúng kiến, kinh kệ, v v... . Như đi hầu đàn đặng năm ba kỳ đã rõ thông giáo lý và nhứt định cầu học chơn truyền thì nên giúp người mọi phương tiện để chỉnh lập đơn phòng cùng là Thiên Bàn thờ phượng cho đúng qui taqc Đạo. Khi thờ phượng trang hoàng rồi cũng phải chờ đến kỳ có đàn lệ mới cho thỉnh keo dưng Hồng Thệ . Hồng Thệ thì ngày sóc hay ngày vọng chi cũng có thể xin dâng hết. Như kỳ đàn nầy xin không đặng thì chờ đến kỳ đàn khác, cách nhau ít lắm cũng phải một đàn là nữa tháng .
Còn muốn cho thỉnh keo đặng thọ lãnh chơn truyền , thì nên đợi đến ngày rằm , khoản sáng trăng, đặng người mới tu nương lấy sự quang minh của Nhựt-Nguyệt-Tinh mà vận chuyễn pháp luân cho đạo đức đặng tươi xinh sáng suốt, Như thỉnh keo không đặng thì đợi đến ngày rằm khác, cách nhau ít lắm là một trăm ngày .
Khi tu luyện đặng một trăm ngày , muốn cho thỉnh keo tấn bộ lên bá-nhựt-trúc-cơ cũng nên đợi đến ngày rằm , như xin không đặng thì đợi đến ngày rằm khác, nghĩa là cách nhau 100 ngày .
Lúc tu đặng ba năm tám tháng sắp lên , muốn cho thỉnh keo tấn lên nhị-bộ cũng phải đợi lúc trăng tròn, như xin keo không đặng thì 100 ngày sau mới xin keo lại để cho có đủ thì giờ đặng lo bổ khuyết .
Về pháp tu đơn luyện mạng thì Đạo Pháp tinh thần do đức Thượng Đế nắm chủ quyền thưởng phạt, bố hóa cho tùy theo công lao và phước đức của mỗi đạo hữu . Người lãnh phần truyền giáo chỉ làm ống truyền thanh của Đức Thầy để minh truyền diệu-khuyết lại cho người sau thôi . đó là một phương lập công bồi đức để trả nợ Đạo đáp ơn Thầy , nhưng cũng phải tận tâm tận lực chăm nom nhắc nhở và chỉ vẽ đầy đủ những chi tiết nhỏ nhặt cho mỗi người tu đặng hiểu cách thức để bảo tồn Đạo Pháp cho hợp với lẽ Đạo cùng là gìn giữ lấy "Pháp-Chánh-Truyền" lâu đời nhiều kiếp khỏi lợt phai. Nhứt là chẵng đặng phép lạm quyền hay lên mặt làm Thầy riêng mà phải mang trọng tội hành Đạo thì mỗi mỗi đều do nơi keo để tự nơi Thầy định đoạt .
Mỗi khi truyền giáo cho ai thì phải chỉ tại "đàn" dầu ngày có đàn hay không cũng vậy , để cho người thủ đàn có dịp dự thính và chứng nhận sự hành vi minh bạch. Chỉ Đạo tại gia là điều bất hợp lý .
Phận sự Đồng Tử
Ở vào buổi Hạ-Ngươn nầy, Đức Cao Đài Thượng Đế lập giáo kỳ ba chỉ dùng huyền diệu thiêng liêng nương cơ tá bút để minh truyền giáo lý, lư ký chơn ngôn, đặng có thức tỉnh chúng sanh, dẩn dắc bước trở lần về nơi căn xưa vị trước, hưởng phước thanh nhà, dưỡng an chơn như bổn thể, chớ không mượn lấy tay phàm hướng dẫn như các kỳ lập giáo trước kia .
Về cách thức truyền giáo bằng quang tuyến điển linh nầy Đức Chí Tôn cần phải có người Đồng Tử làm trung gian để phò loan hoặc chấp bút , tiếp xúc với các đấng Thiêng Luêng mà mô tã ra thơ từ điển tích, thi-phú, văn -chương, ẩn vi lý Đạo để huấn bảo nhơn sanh biết việc đạo đức tu hành tầm thanh lánh trược .
Vậy Đồng Tử là người lãnh lấy phận sự thiêng liêng tối ư quan trọng của cơ Đạo. Mà riêng về phái Chiếu Minh Tam Thanh là phái tu dơn luyện mạng, phận sự của người Đồng Tử củ acơ Đạo lại còn cần phải có nhiều đặc điểm hơn cơ "phổ-hóa" . Những người đãm nhận phận sự trọng đại nầy phải có đủ tujcách đạo đức và tánh chất đạo đức , chẵng có tư tâm, bãn ngã, không lòng dục vọng, háo thắng cầu danh, hay tự kiêu tự đắc .
Nhười làm Đồng Tử của phái Vô Vi Đại Đạo do nơi Đức CHí Tôn chọn lựa trong hàng môn đệ tu luyện từ ba năm sắp lên mà điểm hóa tánh linh, truyền thân khai khiếu cho mới là dùng đặng .
Người làm Đồng Tử cho cơ Đạo chẵng khác nào kẽ chèo thuyền để đưa người qua bờ giác ngạn, vượt bến mê tân. Nếu là người có tánh dặc dè cẩn thận, bết đề phòng từ bước một trên khoảng đường dài, canh chừng cho nhằm phương đúng hướng thì mới có thể đưa người đến bến đến bờ. Chí như kẽ tánh nết lao chao, lơ đỉnh thường để cho lạc mái sái dầm thì làm sao mà đưa người cho tận nơi tận chốn .
?
Làm Đồng Tử mà biết giữ lấy tư cách cho hoàn toàn thừa hành phận sự một cách vô tư, không lỗi Đạo thì sẽ đặng hưỡng phần quả đậm công cao. Còn trái lại, nếu đem lòng dục vọng xen lẩn ý phàm làm cho sái lý Đạo , lạc đường tu của người thì tội tình chẵng nhỏ .
Vậy , những người lãng phận sự nầy nên biết xét mình hầu có lập lấy chí đức, hạnh kiểm cho phù hạp với thiên chức đã ban hành. Lúc nào cũng phải gìn giữ tánh tình vô vi trầm tỉnh thanh-tịnh an-nhiên, năng định thần dưỡng khí, nhứt là trong những lúc phò loan hay chấp bút phải giữ tâm không không, vô vọng niệm,bất động tuởng, để cho đức Chí Tôn bố hóa điển lành hoặc chuyễn thủ, hoặc ứng tâm mà ban truyền chơn ngôn diệu lý .
Người làm Đồng Tử cần phải tịnh dưỡng tinh thần cho đầy đủ thì trí huệ mới quang-minh, có thể tiếp xúc trọn với các đấng Thiêng Liêng mà nghe lời truyền dạy. Nếu chẵng biết thận trọng lấy bổn phận , vọng động quá nhiều, tâm chí chẵng định thì thường hay bị thiểu thần lạc điển rồi sanh biến ra nhiều việc hại, lắm điều hư, làm cho người tưỡng tin phải lầm lạc .
Chung
Nguồn: Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét