Đại Đạo tạo con đò cứu khổ, Hướng đạo cần tự độ, độ tha. Năm chi bảy phái hiệp hòa, Trương cờ Đại Đạo xây tòa vạn linh.

LỜI GIAO CẢM

LỜI GIAO CẢM
(Kích vào hình ảnh để xem tiếp lời giao cảm)
  Xin chân thành cảm ơn quý huynh, tỷ, đệ, muội và quý độc giả đã ghé thăm NGÔI NHÀ ĐẠI ĐẠO

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

Bệnh tật tiêu tan nhờ tắm biển


Tắm biển không chỉ là dịp để nghỉ ngơi, thư giãn, mà thực sự có rất nhiều bổ ích khi cơ thể tiếp xúc với nước biển. Về mặt phục hồi và tăng cường sức khỏe, biển là nơi lý tưởng. Biển tác động tới làn da, thớ thịt, hệ cơ xương, đến cả ăn, thở và vận động.
 Tắm biển là một liệu pháp chữa bệnh. Ảnh: Internet
Tắm biển là một liệu pháp chữa bệnh. Ảnh: Internet.
Từ lâu, y học đã biết tận dụng những đặc tính ưu việt của môi trường biển trong bảo vệ sức khỏe chống đỡ với bệnh tật, hình thành một phương pháp điều trị gọi là liệu pháp biển (thalassotherapie). Liệu pháp biển là dựa vào việc sử dụng tổng hợp các tác dụng tốt của môi trường biển bao gồm: khí hậu của biển, nước biển, kể cả những chất lấy ra từ biển như các tảo… để giúp cơ thể tăng cường sức khỏe chống đỡ với bệnh tật. Tác động của nước biển là tác động tổng hợp vật lý và sinh học.
Khi ngâm mình trong nước biển, các đợt sóng biển dồn dập chà xát lên da thịt như một dạng massage, có tác dụng xoa bóp. Các mao mạch dưới da giãn nở, đưa lượng máu lưu thông tốt hơn. Hô hấp được kích thích, thở sâu hơn, đem theo lượng ôxy dồi dào đến các tế bào. Các muối khoáng trong nước biển tác động vào làn da kích thích các đầu mút dây thần kinh ngoại biên, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.
Mặt khác, trong khi bơi phải vận động đến toàn bộ hệ cơ bắp giúp cho các cơ bắp săn chắc, ngực nở nang, các đốt sống chun giãn tốt, cột sống tăng tính đàn hồi linh hoạt.
Những điều cần lưu ý
Trước khi xuống biển đùa với nước, phải để cho cơ thể ráo mồ hôi mới tắm. Người yếu thì không nên tắm vào lúc đói (người khỏe thì có thể tắm lúc đói được). Trong suốt thời gian ngâm mình dưới nước cần phải hoạt động không để cơ thể bị lạnh. Thời gian tắm mau hay lâu tùy theo sức khỏe từng người, nhưng nói chung không nên tắm đến lúc cảm thấy mệt mỏi hoặc nổi gai ốc vì lạnh. Thời gian đi nghỉ ở biển không nhiều, rất cần tận dụng được ngâm, bơi, đùa với biển. Nhưng thỉnh thoảng nên lên bờ nghỉ thư giãn tránh để quá mệt, nếu thấy đói có thể dùng thức ăn nhẹ.
Để tránh chuột rút (vọp bẻ), trong khi bơi, không nên vận động quá sức, quá mạnh, chân đạp nước quá nhiều. Vì hàng ngày ta không quen vận động nhiều và mạnh như vậy nên khi xuống nước, cơ bắp dễ bị co cứng đột ngột.
Biển tuy có nhiều mặt tích cực với sức khỏe nhưng cũng bất lợi với một số người bệnh. Những người viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi, bệnh tim mạch, viêm thận, viêm tai giữa mạn tính có thủng màng nhĩ, người già yếu, người thần kinh dễ bị kích thích, người thường xuyên sợ lạnh thì không nên tắm biển.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý bảo vệ da, không nên lạm dụng phơi nắng nhiều. Nên dùng kem chống nắng xoa lên da 30 phút trước khi ra nắng và xoa lại sau 2-3 giờ. Cần đeo kính lọc được tia tử ngoại để bảo vệ mắt.
BS. Vũ Hướng Văn
Theo Sức khỏe & đời sống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

  • Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi
  • 10 phút tìm hiểu ĐẠO CAO ĐÀI .
  • Tác giả: Đào Công Tâm (Bản PPS)
  • Dương Trọng Thu biên tập lại theo Google Slides