Đại Đạo tạo con đò cứu khổ, Hướng đạo cần tự độ, độ tha. Năm chi bảy phái hiệp hòa, Trương cờ Đại Đạo xây tòa vạn linh.

LỜI GIAO CẢM

LỜI GIAO CẢM
(Kích vào hình ảnh để xem tiếp lời giao cảm)
  Xin chân thành cảm ơn quý huynh, tỷ, đệ, muội và quý độc giả đã ghé thăm NGÔI NHÀ ĐẠI ĐẠO

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

Trao đổi kinh nghiệm ăn chay trường


Khi con người thừa mứa về vật chất, sinh ra quá nhiều bệnh tật do ăn uống dư thừa thịt cá có nhiều chất gây hại cơ thể thì người ta quay về với rau cỏ. Ăn chay trở nên thịnh hành, vì vừa chữa được bệnh tâm linh, lại vừa làm cơ thể hồi phục trở lại.

Ăn chay không có thịt, cá nhưng sao vẫn có người ăn chay lại bị cao cholesterol, một chất có thể gây bệnh tim mạch, lại cũng có thể đưa đến bệnh tiểu đường rất là nguy hiểm?

Người viết không phải là bác sĩ nhưng qua kinh nghiệm bản thân, nghĩ rằng mình có thể chia xẻ với những Phật tử ăn chay trường những kinh nghiệm của chính mình.

Vì thức ăn của món chay chỉ là rau cải nên mau đói, và vì vậy chúng ta phải ăn cơm nhiều. Cơm chỉ toàn là tinh bột (Carbohydrate), nhai trong miệng ngọt nên cứ muốn ăn nhiều cho no bụng. Tinh bột sau khi tiêu hóa biến thành đường (glucose) rất nhanh. Đường rất cần cho cơ thể chúng ta nhưng quá nhiều đường thì không tốt vì chất đường thặng dư là nguyên nhân tạo mỡ. Đó là lý do làm cho quý thầy phần đông thấy có vẻ phương phi mập mạp. Cái mập đó không phải là mập mạnh mà là mập bệnh vì số mỡ tàng trử quá nhiều trong cơ thể có thể gây chứng cao cholesterol, dẫn đến nhiều bệnh có thể gây tử vong.

Vậy phải ăn chay như thế nào để dạ dày đừng hành hạ mình vì đói mà lại giữ được thân hình vừa phải, sức khoẻ tốt.

Theo lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe thì ngay cả trái cây cũng phải ăn có độ lượng, chỉ rau, legume là được phép ăn tự do. Vì vậy, một bữa ăn chúng ta phải hạn chế phần cơm, đừng ăn nhiều, tốt nhất là ăn gạo lức vì phần cám ở ngoài chứa chất xơ, rất tốt cho việc làm giảm lượng cholesterol trong máu. Thay vào phần cơm bị bớt, chúng ta có thể ăn thêm rau, legume, hoặc các thức ăn giàu chất đạm (protein) và chất xơ (fiber) như đậu nành, đậu hủ để giải quyết sự đòi hỏi của bao tử. Tàu hủ cũng là một loại thức ăn làm giảm cholesterol, vì vậy, có thể ăn thêm tàu hủ, uống sữa đậu nành để bồi bổ cơ thể. Thế nhưng trong xì dầu thì không có chút đậu nành nào cả, và có nhiều nhãn hiệu xì dầu được liệt vào danh sách có thể gây ung thư, nhiều loại xì dầu trên thị trường chứa rất nhiều bột ngọt không nên ăn nhiều mà có hại cho cơ thể. Tương đậu nành làm theo lối xưa của các chùa Việt Nam dùng làm nước chấm là tốt nhất vì vừa tự nhiên vừa bổ dưỡng mà không có nhiều hóa chất có hại cho sức khỏe.

Những loại rau cải chứa nhiều chất xơ cũng nên ăn nhiều.

Ăn chay, chúng ta nên tránh bớt những thức ăn chiên xào vì dầu đun ở nhiệt độ cao sẽ biến chất cũng có thể gây chứng cao cholesterol. Tốt nhất là ăn đồ ăn được luộc hay nấu. Để làm được tương, chao phải có quá trình lên men, nên những người có chứng bệnh dị ứng cũng nên hạn chế ăn. Nếu ai đã bị chứng cao cholesterol thì hằng ngày nên ăn hay uống thêm những thứ có chứa omega 3 và nhai một ít hạt hạnh nhân. Hạnh nhân không chứa chất béo bảo hòa (saturated fat). Hạnh nhân rang, giả nhỏ, trộn muối (có thể thêm ít đường nếu thấy mặn), ăn với cơm như muối đậu cũng rất tốt. Các loại đậu, hạt đều tốt trừ hạt điều không nên ăn vì chứa nhiều cholesterol xấu. Người miền Nam thường dùng nước cốt dừa để nấu món ăn. Dầu dừa là loại dầu chứa rất nhiều chất béo bảo hoà (saturated fat) nên làm gia tăng cholesterol xấu. Tránh dùng nước cốt dừa để nấu thức ăn thì hay hơn.

Người ăn chay trường, không ăn thịt nên thường thiếu chất Acetyl-L-Carnitine hay gọi tắt là L-Carnitine là một hoá chất có nhiều trong thịt động vật. Chất dinh dưỡng này hoạt động như một càng xúc (forklift). Nó gom các chất mỡ và đưa vào đúng chỗ trong tế bào để cơ thể con người đốt mỡ thành năng lượng. Nó cũng giữ nhiều vai trò trong việc giữ cho lò năng lượng (gọi là mitochondria) trong mỗi tế bào của cơ thể chúng ta chạy đều và tốt, để con người có thể có năng lượng tối đa, sức khỏe và tuổi thọ. Do đó người ăn chay trường nên dùng thêm hằng ngày một số lượng nhỏ của chất này.

Về chất Omega 3 thì không phải là người ăn chay trường, cơ thể bị thiếu, mà người ăn mặn cũng thường thiếu. Omega 3 là một loại chất béo tốt cho cơ thể con người (Essential Fatty Acids). Loại chất béo này không giống như dầu thảo mộc (vegetable oil) hay mỡ động vật là chất béo với độ bảo hòa cao (đông đặc và có màu trắng như bạch lạp trong chén khi được để nguội sau khi chiên xào). Trong loại chất béo này có chứa nhiều các chất như ALA (Alpha-linoleic acid). Hai thành phần của chất này là EPA (Eicosapentaenoic Acid) và DHA (Docosahexaenoic Acid). Các chất nầy nuôi các tế bào óc và giúp đốt các chất béo độc hại trong gan (fatty acid ). Do đó mà Omega 3 trong dầu cá có thể làm hạ thấp Cholesterol và mỡ Triglyceride trong máu. Hơn nữa chất EPA có thể làm tăng sự sản xuất hóa chất “Prostaglandins” và làm giảm thiểu sự sản xuất một hóa chất tên là “Thromboxane A2”. Chất thromboxane A2 làm cho máu đóng mảng (blood phatalets to stick together) dễ bị nghẽn động mạch còn chất Protasglandins thì hoạt động như một chất làm loãng máu giống như Aspirin. Nếu dùng Omega 3 hằng ngày thì người ta khỏi phải dùng một viên Apirin 81 mg để làm cho máu loãng không đóng cục.

Thực là nghịch lý khi ta ăn chất béo Omega 3 để đốt cháy, để trừ khử các loại chất béo bảo hoà khác. Tuy nhiên điều này quả thực đã mang lại kết quả cho người dùng.

Omega 3 có nhiều trong dầu cá (fish oil) hoặc trong một loại dầu thảo mộc có tên là Flaxseed oil (ép ra từ hạt giống Flaxseed). Người ăn chay muốn tránh mùi tanh của dầu cá có thể dùng Flaxseed oil. 

Buổi ăn chiều nên ăn thức ăn nhẹ, một ít cơm gạo lức hay cháo, một ít rau cải, một ly sữa không có chất béo hay một ly sữa đậu nành, vài cái bánh arrowroot. 

Ăn uống giản dị, đúng cách cùng với sự thực hành lời Phật dạy, bảo đảm với các bạn là các bạn sẽ có một sức khoẻ tốt, một thân hình vừa phải và một tinh thần nhẹ nhàng, không vướng bận và sẽ thấy:

Xuân, hạ, thu, đông nắng hồng rực rỡ,
Cứ trôi theo ngày tháng xuôi dòng.
Tâm không vướng bận thong dong
Thân không tật bệnh cõi lòng thảnh thơi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

  • Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi
  • 10 phút tìm hiểu ĐẠO CAO ĐÀI .
  • Tác giả: Đào Công Tâm (Bản PPS)
  • Dương Trọng Thu biên tập lại theo Google Slides