Đại Đạo tạo con đò cứu khổ, Hướng đạo cần tự độ, độ tha. Năm chi bảy phái hiệp hòa, Trương cờ Đại Đạo xây tòa vạn linh.

LỜI GIAO CẢM

LỜI GIAO CẢM
(Kích vào hình ảnh để xem tiếp lời giao cảm)
  Xin chân thành cảm ơn quý huynh, tỷ, đệ, muội và quý độc giả đã ghé thăm NGÔI NHÀ ĐẠI ĐẠO

Thứ Ba, 20 tháng 4, 2021

Nền văn hoá Việt Nam và Cao Đài tinh nhất

 

(Bài thuyết đạo của Ngài Thừa Sử Quân Hồ Tân Sinh tại Trung Tâm Văn Hoá Qui Nhơn, năm Canh Tuất – 1970).

Kính thưa…

Nói đến là nói đến sứ mạng cải tạo con người từ nội tâm đến ngoại thể, từ cá nhân đến gia đình, từ quốc gia đến xã hội, từ sự sống còn nđến chuyện chết mất. Không một lãnh vực nào không có hình bóng văn hoá ảnh hưởng tương quan ít nhiều.

“Cao Đài Giáo đặt vấn đề văn hoá Viết Nam và Cao Đài tinh nhất là đặt một quyền pháp tinh thần Vạn Giáo Đồng Nguyên, Vạn Dân Nhất Thể trong ơn cứu độ của Đức Thượng Đế Chí Tôn. Nền văn hóa nầy là nền văn hoá Duy Tinh Duy Nhất bắt nguồn từ Thượng Đế vô danh, vô ngã, vô hình, mà chảy ra khắp cả Đông phương, Tây phương, đã làm cho nhân loại trưởng thành đó”.

1- Văn hoá VN và Cao Đài Tinh nhất là gì ?

Nói đến văn hoá VN và Cao Đài Tinh nhất phải nói nó là cái gì không dính mắc vào hính tướng âm thanh chật hẹp vụng về cố định. Dù cho chữ nghĩa văn chương cũng không thể bao bọc hết được nó.

· Văn là gì? Văn là cái gì rực rỡ chói lọi như ánh sáng măt tròi mặt trăng chiếu khắp vũ trụ.

Người xưa dùng chữ VĂN để nói lên sự rực rỡ chói lọi của tâm hồn con người. Chính chữ “Văn tại Trung” trong Kinh Dịch cũng cho thấy Văn ở trong,. Chẳng ở ngoài. Văn ở trong là Văn minh tinh thần. Văn ở ngoài không phải là Văn. Văn ở ngoài là cái gì mà Thánh Khổng Phu Tử gọi là “Xảo ngôn lệnh sắc” mà thôi !

Đã nói Văn thì phải nói chữ nầy có một ý nghĩa thật sâu xa. Văn mà Hoá được nhân quần xã hội thì đó là “Thần Văn” mà trong Kinh Cao Đài ở bài “Thánh giáo bửu cáo” có nói đến.

Văn hay “Thần Văn” la sự sáng mầu nhiệm vô song, không phải thứ Văn có kèm theo chữ chương hay chữ nghệ hoặc chữ minh mà người đời thường nói đến.

Cao Đài giáo không phải là tôn giáo lấy chữ nghĩa văn tự từ chương điển tích sự lý thế gian để cứu đời mà chỉ dùng một tâm pháp vô vi. Nên nói đến Văn hoá Việt Nam và Cao Đài Tinh nhất thì phải nói đến Tâm.

· Tâm là gì ? Tâm là vị chủ tể của con người. Người có Tâm, như nước có vua, như thành có tướng, không bị hỗn loạn dưới trên trong ngoài đến nỗi suy vong. TÂM là chủ tể của con người, thì sự ăn uống làm lụng chi chi của con người đều do Tâm khai sáng.

Hiện nay con ngừoi đã bị đen tối tội lỗi vô cùng cũng chỉ vì Tâm kia mê muội như vị hôn quân không biết trị nước an dân để cho bách tính khổ đau lầm lạc. Bây giờ muốn cứu con người, không chi bằng cải đổi cái Tâm kia lại như hồi còn sáng suốt hư linh bất muội.

Cao Đài Giáo đặt Tâm pháp chủ yếu là vậy. Còn nói vô vi thì cũng là nói việc cứu con người bây giờ phải làm bằng cách như không làm. Nếu làm mà còn thấy làm thì không bao giờ hoá nổi nhân tâm được.

Vì sao? Tâm là bản thể hư linh bất muội. Tâm chỉ được hoá bởi Tâm. Người có trách nhiệm cứu đời mà chỉ mượn cái vỏ chết khô của một thứ Văn nào đó để hoá con người thì chỉ là việc làm hữu vi vô ích. Con người không bao giờ nhờ đó mà cải hoá tâm hồn được. Ngày xưa Chúa Jésus cũng đã nói: “Văn tự làm cho chết” thì đó cũng là câu nói cho ta thấy tinh thần người xưa không trọng cái vỏ bên ngoài thô lậu mà quí phần tinh hoa bất hủ. Nhà nho lại nói: “Văn dĩ tải đạo”, thì cũng một cách nói Đạo là Văn, Văn là Đạo, Văn không có Đạo là văn làm cho chết mà thôi !

Ôi! Học một câu Văn bài sách mà nhớ từng chũ từng dòng, câu nầy số nầy, câu kia số khác, đoạn khác, đó là lối học của kẻ chứa chữ, chứa sách mà thôi! Lục Tổ Huệ Năng có học chữ nào đâu, có biết văn tự là gì. Thế mà Ngài đã hoá độ nhiều người chữn tốt văn hay. Thế thì đủ biết Ngài đã có cái Tâm giác ngộ Đạo pháp Vô vi Tâm truyền mà ra thực tướng hoá độ đó. Đó đúng là Văn vậy.

Văn Hoá Việt Nam và Cao Đài Tinh Nhất là gì? Văn Hoá Việt Nam và Cao Đài Tinh Nhất là “Văn tại Trung”. Văn tại Trung là Văn tại Tính. Văn từ Thượng Đế mà ra. Cho nên, nói đến văn hoá VN Tinh Nhất thì phải nói đến Tâm, đến Tính, đến Thượng Đế mới trọn đủ.

2- Truyền thống Văn hoá VN và CĐ Tinh Nhất:

Văn hoá là sứ mệnh hoá độ quần dân. Văn hoá đã có sứ mệnh hoá độ quần dân thì nó phải được thoát thai từ dân. Dân nào có văn hoá ấy. Dân VN có nền Văn hoá VN. Dân Trung Hoa hay An Độ cũng vậy. Nói rộng ra, văn hoá một nước nào cũng phải thoát thai từ một phương trời nào đó. Phương Đông có văn hoá Đông Phương, Phương Tây cũng vậy. Phương Bắc phương Nam, mỗi phương đều có một văn hoá riêng, văn hoá nào có tính chất ấy. Còn nói tóm lại, văn hoá của trái đất nầy là văn hoá chi thì cũng khác với cái chi ở thế giới khác nếu gọi là văn hoá.

Bây giờ trở lại định nghĩa văn hoá, ta có thể nói văn hoá là con đường chân chính đưa con người đến Đạo,

Phật gọi là chánh pháp.

Ngày xưa Phật ra đời 49 năm thuyết pháp, nói không biết bao nhiêu lời, sau Anan thuật lại, cả chư Tăng, Đại Đức, Thượng Toạ đành chấp nhận đó là Chánh pháp. Những kinh sách được chép ra thành văn tự tuy không giống y hệt lời Phật 100%, nhưng cũng đủ làm cái sứ mạng hoá độ chúng sanh.

Có điều, những kinh văn đã có cũng chỉ là phần thô lậu hữu hạn mà thôi! Đạo không phải chỉ đóng khung ở kinh văn, Đạo là cái gì biến hoá phi thường mầu nhiệm, không hạn chế ở chữ nghĩa hay con người Thánh nhân.

Nhưng cũng nên biết một bộ Đạo Đức Kinh có hịêu lực hơn cả một Vạn lý Trường thành. Vạn lý Trường thành không giữ được ngai vàng Tần chúa, bộ kinh Đạo Đức có sứ mệnh nuôi sống dân tộc Trung Hoa suốt cả thời giantừ ngày nó ra đời đến bây giờ cũng chưa hết, Cho nên cái phần thô lậu của văn tự chữ nghĩa cũng quan hệ lắm! Cái hiệu lực của nó không lường được. Lục Tổ Huệ Năng khi nghe người đọc kinh Kim Cang đến câu: “Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm”, Ngài liền giác ngộ chỗ nhiệm mầu của Đạo. Đức Đại Tiên Ngô Minh Chiêu cũng phải dùng một phần cơ bút để viết ra văn tự để có chỗ làm chứng phần nào dạo vô vi mầu nhiệm.

Ai là người VN khi nghe đọc đến câu:

“Văn chương phú lục chẳng hay
Trở về làng cũ học cày cho xong”.

thì đủ thấy sứ mệnh văn hoá là gì ?

Người học trò cắp sánh Thánh Hiền đi học Đạo Thanh Hiền để ra trị đời giúp nước mà rốt cuộc chẳng thông được văn chương phú lục thì còn nói làm chi! Mà hễ đã không đáng là kẻ sĩ văn hay chữ tốt thì“ai còn mua chuốc đón mơi làm chi”.

Văn hoá là sứ mệnh gần như sứ mệnh cứu thế của Tôn giáo, hay nó cũng là thứ tôn giáo đó nữa. Nhưng vì người đời chỉ chuộng hư văn, lấy văn chương phú lục làm mồi câu danh lợi, làm cho chết m61t cái sứ mệnh ấy đi.

Ai là người biết được sứ mệnh văn hoá nầy thì quí biết bao! Như không biết được, cũng nên lui gót “trở về làng cũ học cày cho xong”. Học cày là học cái nghề vụ thực, còn hơn kẻ sĩ bất thông văn hoá kia.

Như trên đã nói văn hoá là gì? Ở đây xin hỏi: Văn hóa VN và CĐ Tinh Nhất có truyền thống nào? Truyền thống bắt nguồn từ đâu? Truyyền thống còn dài lâu không?

Văn hoá VN và CĐ Tinh Nhất có một truyền thống sâu xa phát nguyên từ đờiHồng Bàn giữa 2 dòng tư tưởng An Độ và Trung Hoa kết tụ. Một đằng Lạc Long Quân là ông vua Rồng cầm quyền cai quản một bọ lạc đứng đầu Bách Việt có một tâm hồn quân tử ở ngôi Cửu ngũ. Một đằng là Âu Cơ với tâm hồn một Tiên Nữ giáng phàm làm người đàn bà Việt tộc. Hai bên lấyn nhau làm vợ chồng sinh được một bọc nở trăm con. Vì Rồng và Tiên ăn ở với nhau lâu đời không được, nên cuối cùng phải chia tay nhau, chồng lo trị quốc an dân, vợ lo tu tâm luyện tánh, mỗi bên dẫn 50 người con, ai lo phần nấy. Hế là một bên thoát tục nên Tiên, làm người nay Bồng lai, mai hải đảo, vui thú với cỏ cây trời đất, không dính mắc bụi đời nhân thế. Còn một bên lo mở mang bờ cõi, dựng nước chăn dân, bao nhiêu việc chính trị, văn hoá, binh cơ, trận đồ, về mặt đời của con người tại thế đều phải lo. Về sau, người con trai trưởng được thay vua cha cho lên ngôi Cửu Ngũ, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Hùng Vương được coi là Quốc Tổ VN. Kể từ Hùng Vương thứ nhất đến Hùng Vương thứ mười tám, là mười tám đời vua Hùng. Trong thời gian ấy, cha truyền con nối, một truyền thống đạo đức dân tộc bắt nguồn từ Mẹ Cha Tiên Tổ là tại thế trị dân, xuất tục thành Tiên. Hai mà một, một mà hai. Khi hiệp lại một thì là chồng vợ gây mối đạo người quân tử, khi chia ra thì Tiên tục đôi đường cách hẳn. Là chồng vợ thì sinh con đẻ cháu nối dõi giống nòi, thay quyền Tạo hoá sinh dục đời đời, bền dàinhân nthế. Khi thành Tiên thì trái lại chẳng nhớ chuyện đời ân ái phu thê, bao nhiêu trách nhiệmđời giao qua người tục. Tục là gì? Tục là phần đời ăn ở sống chết mất còn lợi hại của con người. Người ở tục ai cũng phải chịu khổ đau phiền não. Dù cho là vua cũng phải ngày đêm lo cho dân cho nước, cho vợ, cho con. Câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh ở VN cũng đủ làm chứng cách tục của người đời, là cách nặng mang duyên nợ ân oán tranh đua phải trái đời đời không thôi!

Đừng nói cho nhiều, chuyện hai anh em nhà kia, anh có vợ, em chưa có vợ. Vợ anh lầm tưởng em là chồng, em phải bỏ nhà ra đi, lang thang nay đây mai đó một mình, lúc chết hoá thành cây cau để tỏ lòng ngay thẳng cùng anh. Người anh nhớ em, cũng bỏ nhà ra đi, lúc chết hoá thành dây trầu, giây trầu bò lên cây cau để tỏ lòng anh em ruột thịt không rời. Em ngay thẳng thì anh cũng theo em đi đường thẳng ngay. Lòng họ hướng về cao xanh mong làm chút nghĩa trầu cau muôn thuở. Ngừơi vợ của ông anh một khi đã làm người chung sống cùng chồng và một khi đã bị một phút vô minh, đã không biết em mình là em, cứ tưởng đó là chồng, nên sau khi đi tìm chồng không được, lòng buồn buồn, nửa đường chết đi, rồi lại hoá thành cục đá vôi.

Trầu cau là duyên chồng vợ. Hai anh em kia đã vì chỗ vợ chồng ân ái, nên khi chết rồi phải hoá tình chồng vợ gần nhau. Thuyết sinh tử luân hồi được hiện thành câu chuyện ấy. Hễ ở đời, khi đã cùng ai duyên nợ, thì trước sau cũng phải nợ duyên vay trả.

Cục đá vôi là gì? Đá vôi là đá làm vôi, đời dùng để làm nhà xây vách cho liền mạch giữa những viên gạch xây lên. Nếu dùng để ăn cùng trầu trầu cau thì cau trầu bị vôi kia làm cho nên đỏ thắm! Người vợ đi tìm chồng chết đi, lại chết nhằm chỗ cây cau giây trầu chung sống, lâu ngày thịt nát xương tan, hoá thành cục đá vôi dưới gốc.

Oi! Mọi sự đời không chỉ chẳng vay chẳng trả. Có khi vay một trả mười. Ba người trong câu chuyện cổ ở VN ban đầu chỉ có chút lỡ lầm mà hoá ra tai họa nối liền.

Người xưa đặt ra câu chuyện nầy làm bài học ngụ đời hay quá! Trong đó nói lên được tinh hoa của một nền văn hoá đất Văn Lang. Câu chuyện nầy có thể đem ra áp dụng cho nền Văn hoá VN mà cũng của Cao Đài giáo nữa. Vì nó kết đủ tinh hoa của một truyền thống đạo đức cổ truyền từ nghìn xưa lưu lại. Nó cũng đã nói rõ tình anh em ruột thịt, tình chồng vợ thuỷ chung, tình cỏ cây chung sống, tình đất đá hiệp hoà, tình người với vật như nhau. Tình đời khôn dại, lẽ đạo nhiệm mầu. Tất cả cái gì ở đời, hễ nhân nào quả nấy, sống chết tuy hai mà một, chẳng ai qua được luật sinh tử trả vay. Nếu không tu thì không tránh khỏi được ba nghiệp sáu đường lại qua lui tới. Đạo Cao Đài thấy câu chuyện nầy còn là một triết lý tổng hợp của các tôn giáo đã có mặt tại Việt Nam.

Phật giáo tin thuyết luân hồi. Nho giáo tin Công bình Tạo hoá. Lão giáo tin đạo Vô vi Thanh tịnh. Thiên Chúa giáo tin lẽ sống Thượng Đế trong mọi loài. Câu chuyện nầy hàn chứa cái gì là tinh hoa của các Tôn giáo đó. Như Lão giáo thì câu chuyện nầy cho thấy tất cả những gì hữu vi phiền não kết quả chẳng đi đến đâu. Như Phật giáo thì câu chuyện nầy đủ nói lên kiếpcon người và cỏ cây đất đá đó la ảo ảnh tạm bợ, nay thân nầy mai thân khác, tất cả vô thường. Như Nho giáo thì câu chuyện nầy cho thấy bây giờ ta làm thiện, thế nào sau cũng được phước, bấy giờ ta làm điều trái đạo thì ắt rồi cũ ng không tránh khỏi khổ đau! Thiên Chúa giáo thì câu chuyện nầy còn bày tỏ được Thượng Đế là Đấng mầu nhiệm đã ở cùng loài thọ tạo trong mọi hình thức, dù là người cũng có Thượng Đế ở cùng, dù là vật Thượng Đế cũng không lìa bỏ. Câu chuyện đã sâu đậm nghĩa lý mà lại còn mang theo tính chất Văn hoá Đạo đức thật là một truyền thống vừa khó tả nên chữ nên lời. Phải chăng đó là một kho tàng văn hoá Đông Tây tương ngộ, đã bốn nghìn năm cha truyền con nối. Ngày nay, hễ mỗi khi nói đến tình nghĩa vợ chồng, trai gái, họ hàng, làng nước, lễ nghi, lỗi phải, đều lấy trầu cau và vôi làm môi giới. Như câu tục ngữ “Miếng trầu là đầu câu chuyện” cũng đủ làm chứng cho giá trị câu chuyện kia đúng là câu chuyện văn hoá.

Dân tộc VN là một dân tộc chuộng tất cả cái gì cổ truyền. Khi con người tục phải sống chung nhau thì ai cũng phải coi điều thua lẽ hơn là sự thường, không ai có thể vì thua hơn mà dám quên đạo làm người. Là con cháu Hùng Vương, họ phải tỏ ra con người hùng. Hùng là mạnh. Hùng là chẳng bao giờ bị lép trước một thế lực bạo tàn ngang trái. Hùng là dám quên mình vì nước vì dân. Hùng la điều người con trai đất Việt khi đem thân đền nợ nước, chẳng chối từ một sự gì nguy khổ gian lao. Nếu phải chịu chết như Trần Bình Trọng cũng nói lên lòng trung nghĩa cùng quân vương bằng câu nói bất hủ: “Thà làm quỉ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc”. Nếu phải thay vua chịu gánh lấy khổ hình thì cũng chẳng nài nệ, như Lê Lai cứu chúa mà người đời sau vẫn còn ghi nhớ, đem lòng ngưỡng mộ tôn thờ. Hễ mỗi năm cúng giỗ Lê Lợi thì trước phải cúng Lê Lai. Câu “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”, quả là câu tục ngữ đượm màu văn hoá của một dân tộc bất khuất ngoại nhân. Không ai có thể chối cải được Văn hoá VN là một nền văn hoá thuần tuý quốc gia mà cũng là văn hoá tổng hợp cả tinh hoa Đạo pháp các nền cổ giáo.

Thời Lý Công Uẩn lên ngôi là thời Tam Giáo đồng nguyên. Lý Công Uẩn nguyên là một đệ tử Phật Giáo, được Vạn Hạnh thiền sư đưa ra chấp chánh. Mà Vạn Hạnh thiền sư lại là người quán thông kim cổ, không có óc câu nệ, được vua Lê Đại Hành tin dùng làm Quốc sư. Sau chỉ vì Long Đỉnh hoang dâm vô đạo, Vạn Hạnh thiền sư mới đưa Lý Công Uẩn ra cướp lấy chính quyền nhà Tiền Lê, lập nên nhà Ly. Có thể nói bây giờ lòng dân ai cũng hoan lạc thấy nước nhà mở một trang sử mới.

Con đường cứu nước cứu dân là con đường Tam Giáo Đồng Nguyên. Vì lòng dân là lòng trời. Lòng dân bấy giờ ai cũng mong hiệp nhứt tôn giáo làm một để không còn chỗ phân tranh chi nữa. Khi khoa thi Tam Giáo bắt đầu la vận nước b81t đầu hanh thông thịnh vượng. Ai đọc đến trang sử nhà Lý cũng phải vui mừng nhìn thấy một khung trời mở rộng chẳng còn chi chuyện kỳ thị tôn giáo tín ngưỡng nữa. Phải nói cái công đức làm cho nước cho dân được vậy là công đức của Vạn Hạnh thiền sư. Vạn Hạnh thiền sư có một con người văn hoá tiến bộ, mang trong mình dòng máu VN, đúng là một người Hùng dân tộc, Vạn Hạnh Thiền sư còn là một hình ảnh đơn thuần tinh nhất của một dân tộc chỉ biết tôn thờ chân lý vô ngã, chân lý chẳng địa phương., chẳng màu sắc đỏ đen, vàng trắng. Vạn Hạnh Thiền sư còn là đức Bồ Tát đem Đạo vào Đời, đem Đời về Đạo, đem nước đem dân làm chứng được chân lý không tôn giáo, tôn giáo không nhân ngã. Vạn hạnh Thiền sư là một linh hồn được kết tinh của một nền Văn hoá dân tộc cổ truyền bắt nguồn từ Hùng Vương Quốc Tổ, mà Lạc Long Quân và Au Cơ là hai yếu tố của nền văn hoá đó.

Bây giờ ta trơ lại truyền thống Văn hoá VN, để ôn cố tri tân, biết được Cao Đài giáo là một sản phẩm tinh thần thoát thai từ lòng dân tộc nầy.

Không phải nói thế là nói Cao Đài giáo là tôn giáo VN thuần tuý dân tộc, mang màu sắc quốc gia đậm đặc đâu. Sở dĩ nói thế là vì Cao Đài giáo ít nhiều cũng là con đẻ của một nền Văn hoá cổ truyền. Nếu không có nền Văn hoá độc lập của nghìn xưa lưu lại, thì làm gì có con người VN đại đồng vô ngã dung thông để năm 1920 đứng ra khai sáng một Đạo giáo với mục đích đại đồng xã hội, giải thoát tâm linh. Nếu không có con người Ngô Minh Chiêu thì làm gì có đạo Cao Đài. Và năm 1925 tại Sài Gòn nếu không có con người Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang thì làm gì có con đường phục hưng Tam Giáo là những gì đã đúc nắn dân tộc nầy suốt bao thế kỷ?

Trần Hưng Đạo đã chẳng phải là một người Văn hoá đó sao? Trần Hưng Đạo có khác gì Thiền sư Vạn Hạnh. Ngài đã chấp nhận cuộc chiến đấu không tiền khoáng hậu với một thế lực hùng mãnh như Mông Cổ, thì còn ai dám nói dân tộc nầy không phải là dân tộc đáng được Thượng Dế khai thác ở họ một truyền thống Văn hoá đã nói trên. Nghĩa là Thượng Đế đến cùng dân tộc nầy không đem theo một con đường có sẵn trong tay mà chỉ khai thác con đường đã có nơi con người Việt Nam.

VN là đất nối liền hai dòng tư tưởng An Độ và Trung Hoa, thì Thượng Đế còn cần gì phải thêm vào nữa cho mới lạ.

Dưới mặt trời không có gì mới lạ cả. Trung Hoa và An Độ đã có đủ con đường Đạo giải thoát, con đường Đời đại đồng, thì đó là 2 nền văn minh cổ nhất ở Á Đông. Hai nền văn minh nầy chung nhau xây đắp tại Việt Nam một nền Văn hoá độc lập không giống Trung Hoa không giống An Độ.

Ít ai thấy được chỗ nhiệm mầu ở Thượng Đế vô hình là chỗ Thượng Đế đã đến cùng dân tộc VN từ bao giờ rồi. Có thể nói Thượng Đế đã ngự trị trong lòng dân tộc VN từ thuở khai nguyên dân tộc. Ngài đã cho họ một truyền thống văn hoá tinh nhất.

Đạo Phật và Đạo Lão là 2 nền Đạo dễ gặp nhau lắm. Khi truyền sang Trung Hoa, Đạo Phật đã mượn tư tưởng Lão Gia để hoà đồng hướng đi. Về sau Đạo Phật lại cùng Nho Giáo gặp nhau ở chỗ “Thiên Địa Vạn vật đồng nhất thể”, nên đã bắt tay nhau làm nên duyên nợ. Có điều tại Trung Hoa, ba nền giáo pháp không được đồng thời hợp nhất như tại VN và cũng không được tòan dân nhất tâm khuynh hướng như thời nhà Lý .

Từ nhà Lý bước sang nhà Trần lại bước thêm một bươc nữa là khoa thi Tam Giáo đã trở thành quốc lệ. Hễ ai muốn ra làm quan thờ vua giúp nươc thì phải có đức hạn và thông đạt Tam Giáo bí truyền. Nghĩa là người VN bấy giờ không ai còn nghiêng ngã về một tôn giáo nào và cũng tỏ ra hiểu biết lẽ hoà đồng vô ngã, vô vi của Tam giáo mới có thể ra gánh vác non sông.

Ôi! cả một thời đạo đức cao đẹp viên dung đã làm sáng danh VN với một nền Văn hoá độc lập hùng cường, mà Trần Hưng Đạo đã làm chứng lịch sử bằng cái tên mình đó vậy!

Hưng Đạo có nghĩa là trung hưng nền đạo đức của tiền nhân.

Đúng vậy, kể từ đời Hồng Bàng, Hùng Vương với những câu chuyện cổ tích như chuyện bánh chưng bánh dầy, chuyện Phù Đổng Thiên Vương, nhất là chuyện bọc trăm trứng nở trăm con, đã làm nổi bật dân tộc VN quả là một dân tộc sùng đạo vô cùng.

Đạo là gì? Đạo là lòng Trời ở nơi con người, đạo là lòng người hợp với ý Trời. Đạo là sự sống còncủa dân, của nước, của loài người, của khắp cả chúng sanh. Hội nghị Diên Hồng đã nói lên Đạo Nước, Đạo Dân, Đạo Vua Tôi một lòng.

Đạo mà có thể nói ra như thế, thì Đạo ấy là cái gì có tên là Văn hoá đó!

Đức Trần Hưng Đạo với tên mình là Quốc Tuấn cũng cho thấy Ngài là con người VN gương mẫu. Vạn Hạnh Thiền sư với màu sắc nhà tu yêu đời, đúng là người lý tưởng của Phật giáo. Còn Trần Hưng Đạo là một anh hùng dân tộc gánh nợ đời, có lòng quân tử vô cầu, chẳng vì thù cha mà cướp ngôi vua yếu hèn khi trong tay có đủ binh quyền thế lực như ong trời con.

Thế mới biết hai chữ Quốc Tuấn và Hưng Đạo thật đã xứng đáng tên hiệu con người Thánh VN, mà cũng là mà cũng là người Thánh của nhân loại, không ai sánh kịp. Cái tên Văn hoá VN đúng là tên Ngài nữa. Ngài là con ngươi Văn hoá đúng hơn là con người võ công hiển hách. Vì văn hoá là cái gì vượt ra ngoài sức mạnh mưu cao tài gỉoi. Như Hạng Thác ngày xưa chẳng cần nói nhiều mà Đức Khổng Phu Tử phải nhận là Thầy Tâm Pháp. Đó không phải là cái công hiệu của Văn hóa là gì?

Ai làm sao nói hết được Văn hoá là gì. Văn hoá mà nói là hai chữ. Một là Văn, như văn chương, văn tự, văn nghệ hay văn minh. Hai là Hoá, như hoá cải, hoá độ, hoá khôn, hoá dại, hoá tướng, hoá hình, thì văn hoá không thể là một sứ mệnh cao trọng như thần văn thánh hoá được. Thần văn Thánh hoá là cái bất khả tư nghị.

Nó như Đạo Đức Kinh bảo là “Vô vi nhi trị” đó, hay “hành bất ngôn chi giáo, xử vô vi chi sự” cũng là nó đó.

Một cành hoa hồng tươi thắm. Ai trông thấy cũng ưa thích. Nhưng nếu là thứ hoa nhựa thì dù có đẹp đến đâu cũng không thể là hoa hồng thật được. Văn hoá mà bày phô được trên sách vở, điệu bộ, lời ca, tiếng nhac, giọng nói, câu văn trong các buổi trình diễn gọi là trình diễn văn hoá, thì đâu phải là văn hoá thật.

Ngày xưa Phật Thích Ca có lần nói: “Ta nói Pháp như lấy tay chỉ mặt trăng, tay không phải là mặt trăng, pháp không phải là lời nói”. Khi Anan chép lại lời Phật thuyết, trước mỗi kinh đều có 4 chữ: “Như thị ngã văn” cũng cho thấy Kinh cũng chỉ là đứa đày tớ làm tay sai cho Phật pháp mà thôi.

Kinh mà cho là Phật pháp thì còn chi là Phật pháp! Hiện nay kinh sách nhiều vô số, mà hỏi có bao nhiêu người nhận được cái gì là Phật pháp! Cái tinh thần ở Phật Tổ ngày xưa khi thuyết pháp không có nằm trong kinh điển. Kinh điển không phải là Phật Tổ. Phật Tổ không phải là kinh điển. Những gì An an chép lại đều là cái bóng dáng của thực tướng Phật pháp.

Bằng văn Không phải nói Văn hoá không cần trình diễn nghệ, văn chương hay bằng ca nhạc. Nhưng khi trình diễn các bộ môn đó, phải có cái hồn văn hoá mới được.

Hồn văn hoá là một sức mạnh hơn vũ bão, mạnh hơn súng lớn bom to, có thể phá nổi, đánh nổi thế lực vô minh tội lỗi trong con người trải qua nhiều kiếp sống chết nổi trôi nơi bể khổ luân hồi. Một lời Phật thuyết ra, khi nào cũng là sức mạnh, vô địch thần thánh bất khả tư nghị. Nhờ đó mà chúng sinh ở cõi ta bà nầy mới giác ngộ đuợc lẽ vô thường, vô ngã, vô sinh mà hoá thành chính đẳng chính giác bồ đề.

Tóm lại, truyền thống văn hoá VN cũng như truyền thống văn hoá Cao Đài giáo là truyền thống tâm linh vượt ra ngoài sự tướng, ẩn vào trong mọi khoa chính trị, giáo dục, quân sự, v.v… Ở chính trị, nó là quân minh thần trung. Ở giáo dục, nó là sư nghiêm đệ kính. Ở quân sự, nó là phụ tử chi binh.. Nếu trái lại, thì không còn chi nói nữa. Văn chương phú lục cũng chẳng làm chi. Sách kinh luật lệ sao còn hiệu lực. Quân đông tướng nhiều, khí giới tối tân chỉ là đám chết.

Ôi! Một nước bốn nghìn năm văn hiến đã từng làm chấn động cả mười phương về mọi mặt nội trị, ngoại giao. Như một Trần Quốc Toản, một Đoàn Thị Điểm, một Phù Đổng Thiên Vương, một Quang Trung Nguyễn Huệ, một Bình Định Vương Lê Lợi, Hai chị em Họ Trưng chân yếu tay mềm, đã làm nên hồn văn hoá VN. Tại sao bây giờ có người lại lấy những cái thô lậu cặn bã đâu đâu để nói đó là văn hoá dân tộc! Bao nhiêu năm qua, người VN đã học gì ở Tiền nhân Quốc Tổ? Bao nhiêu năm qua, dân tộc nầy đã làm chi trong vòng nô lệ? Ao cơm, sách vở, bạc tiền, súng đạn, còn cái gì nữa đã làm cho con cháu Rồng Tiên quên mất mình là giống giòng độc lập tự do, không thua sút một dân tộc nào!

Ta hỏi thử tại sao Đạo Cao Đài lại đến đây làm gì nếu không khôi phục lại tinh thần văn hóa cố hữu của dân tộc nầy? Như quả thật Cao Đài là tôn giáo phát nguyên từ Thượng Đế thường trực nơi hồn nước VN, nơi lòng dân tộc nhỏ bé nầy, thì tại sao qua bao nhiêu năm rồi con cháu Hùng Vương coi như khách lạ ?

Tôi nói thật: “ Truyền thống Giáo pháp Cao Đài là truyền thống văn hoá VN, không hơn không kém, mà chính là truyền thống văn hoá quốc tế nữa”. Hễ nói đến Cao Đài là nói đến chúa Gia Tô, nói đến Phật Thích Ca, Thánh Khổng Tử là nói đến một nguồn sinh lực vô biên đã nuôi sống cả nhân loại suốt bao thế hệ thời đại rồi.

Đây là một vấn đề trọng yếu được đem ra làm môi giới cho Việt Nam và Quốc tế ý thức cái gì là văn hoá Việt Nam và Cao Đài Tinh Nhất. Sau khi đưa ra vấn đề nầy, tôi còn đặt thêm vấn đề một tôn giáo tổng hợp tại VN qua nhiều năm thử sức đá vàng.

Nay đến đây, tôi xin kết thúc một lời. Văn hoá Việt Nam và văn hoá Cao Đài là nền văn hoá tâm linh nội sinh, có tính chất dung hoà tất cả nền văn hoá đâu đâu. Bởi lẽ nầy, Cao Đài giáo được gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Xin trân trọng cám ơn tòan thể quí vị đã chịu khó ngồi nghe chúng tôi trình bày suốt cả mấy tiếng đồng hồ về một đề tài khá quen thuộc mà lại mới mẻ.

Xin kính chào liệt quí vị.

Hồ Tân Sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

  • Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi
  • 10 phút tìm hiểu ĐẠO CAO ĐÀI .
  • Tác giả: Đào Công Tâm (Bản PPS)
  • Dương Trọng Thu biên tập lại theo Google Slides