Đại Đạo tạo con đò cứu khổ, Hướng đạo cần tự độ, độ tha. Năm chi bảy phái hiệp hòa, Trương cờ Đại Đạo xây tòa vạn linh.

LỜI GIAO CẢM

LỜI GIAO CẢM
(Kích vào hình ảnh để xem tiếp lời giao cảm)
  Xin chân thành cảm ơn quý huynh, tỷ, đệ, muội và quý độc giả đã ghé thăm NGÔI NHÀ ĐẠI ĐẠO

Thứ Ba, 20 tháng 4, 2021

Đức tin đối với Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

 

(Bài thuyết đạo của Ngài Bảo Cơ Quân Huệ Thanh Vân Huỳnh Thanh tại Kim Quang Minh Đài năm Đinh Dậu 1957).


                         Kính thưa…

            Tôi tin Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là do Đức Thượng Đế lập thành.

            Về phần công truyền xét theo chơn lý, luận lý, vật lý, triết lý mà tin thì đủ lý, hợp lý và thể theo sự nhu cầu cứu rỗi, hiện hữu của nhân loại trong thế kỷ 20 nầy thì rất khế hợp. Về phần chơn truyền, tiên tri sẽ có Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ra đời, do Đức Cao Đài Thượng Đế lập thành, tôi xin lục ra như sau:

           

1/ Trong Kinh Gíac Mê của Phật Giáo có bài:    

                        Địch không lỗ vô duyên khó biết,

                        Đờn không dây vô phước khó nghe.

                        Rượu đề hồ chứa để đầy ve

                        Say một cuộc bất tri nhơn sự

                        Ngâm chữ huyền ngâm cùng ông Lữ

                        Đọc kinh mê say với ông La.

                        Kinh Huỳnh Đình rảnh tụng năm ba

                        Vô buồng tháp nhìn xem tạo hoá

                        Ngó Nam lãnh vui màu tòng bá

                        Nhìn Bắc hà rùa cá ngẩn ngơ

                        Chốn đơn phòng bày tỏ huyền cơ

                        Mặc dù kẻ ngộ cùng không ngộ

                        Có duyên gặp Tam Kỳ Phổ Độ

                        Muôn đời còn tử phủ nêu danh”.

            Bài tiên tri nầy bí nhiệm và rõ ràng cho Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

            2/ Cũng như câu:

            “Mạc hậu Tam Kỳ Thiên Khai Huỳnh Đạo”.

3/ Trong quyển Phật Tông Nguyên Lý có câu:

            “Sau nầy có một vị Phật lớn hơn Ta ra đời để phổ độ quần linh”.     

            4/ Phái Minh Sư có câu:

                        “Con cầu Phật Tổ Như Lai,

                Con cầu cho thấu Cao Đài Tiên Ong”.

            5/ Bát Nhã Kinh có câu:

            “Mạc hậu Càn Khôn đồng nhứt mạch,

            Thiên môn vạn giáo hiệp qui căn”.

            6/ Thanh Tịnh Kinh có câu:

            “Thanh Tịnh Kinh hữu vô tích. Công viên quả mãn, lãnh thọ đơn thơ thiên mạng, khả truyền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”.

            7/ Thánh Kinh Tân Ước cũng có câu:

            “Ngày sau rốt Cha Ta sẽ xuống đem các chuồng chiên về một chuồng để một tay người nắm giữ (tức là Tam Kỳ Phổ Độ, Ngọc Hoàng Thượpng Đế tá danh Cao Đài thành lập Đại Đạo qui nguyên Tam Giáo, hiệp nhứt Ngũ Chi”).

            8/ Vạn Điển Thiên Cơ có câu:

            “Tam Giáo kim tùng cổ hoá sanh

            Tiên Thiên Tam Bảo thị Tam Thanh

            Phật pháp, Nho hề qui nhứt bổn

            Tự nhiên tả đạo thống tương tranh

            Vạn ức sơn hà giai hữu thử

            Tổng qui nhất phái đắt an thành.

            Xà vĩ mã đầu khai đại hội

            Tam Kỳ hậu thế hiểu phương danh”.
         Vậy đây là những lời tiên tri đại cương theo lý luận công truyền mà thôi, chứ yếu tố chính là mục đích tinh thần của nó có thiết yếu nhu cầu đối với nhân loại theo thời đại có khế hợp hay không là điều mới thiết tín.

            Đây tôi xin đại lược mục đích, tôn chỉ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ:

            “Trung vạn pháp  – Hoà vạn chủng

            Thân vạn loại – Nhứt vạn giáo

            Chú trọng tinh thần – Bảo tồn vật chất.

            Bất nệ ư kim – Bất thiên ư cổ

            Phi kim phi cổ – Nhi kim nhi cổ

            Trung nhứt thị Cao Đài”.

      Vì đứng trước nhơn loại hiện đại đang khao khát, trông đợi cứu rỗi, hoà bình, thống nhất, để tránh sự tận diệt của sự chia rẽ chém giết, chiến tranh, vô đạo, từ lương , chỉ giáo khắp thế giới đến quốc gia.

            Bị tình nhân loại khắp thế giới như thế nên Đức Cao Đài Thượng Đế là vị Đại Lương Y duy nhất sáng chế, chỉ định  một môn thuốc thích đáng, thần diệu, để chữa bệnh cho thế giới tức là phương than “Cao Đài cứu thế, Phổ Độ Kỳ Ba”.

            Vì các môn thuốc cho ra thời trước không còn thích hợp với thời nay, khi tình trạng bệnh nhân tăng thêm.      Nói thế, các tôn giáo có thể ngạc nhiên khi biết rằng một số thuốc men cách đây hơn mấy chục ngàn năm, nay đã thành quá thời, phầnn nhiều đã biến chất ít nhiều không được thích dụng nữa.

             Bằng chứng bịnh tình các tôn giáo từ khi  bắt đầu

có lịch sử nhân loại đến nay các tôn giáo đã tuyệt giao với nhau, tôn giáo nầy đã buộc tội tôn giáo kia là nguỵ giáo! Các tôn giáo đó tự phân chia riêng rẽ, gieo rắc ghen ghét và hiềm khích nhau. Quí vị hãy xem lịch sử các cuộc chiến tranh tôn giáo. Một trong những chiến tranh to lớn nhất là cuộc viễn chinh của Thập Tự Quân đã kéo dài đến 200 năm. Lúc thì Thập Tự Quân thắng, giết, cướp, bắt người Hồi giáo, lúc thì Hồi giáo thắng trận, gieo điêu tàn làm đẫm máu kẻ xâm lăng.

            Họ tiếp tục như thế mãi suốt hai thế kỷ. Đấy là một trong những cuộc Thánh chiến. Chiến tranh tôn giáo rất nhiều, sự xung đột giữa Công Giáo và các gíao phái Tin Lành, kết cuộc làm cho 900 ngàn tín đồ Tin Lành bị tử đạo.

            Gần đây, Hồi Giáo và An Độ Giáo cũng đánh nhau dữ dội và biết bao nhiêu người đã mòn mỏi trong các lao tù bị đối xử tàn tệ, tất cả những việc đó lại mang danh nghĩa tôn giáo.

            Tín đồ Gia Tô Giáo và Hồi Giáo coi người Do Thái như quỷ Sa Tăng và là kẻ thù của Thượng Đế. Trái lại, người Do Thái coi tín đồ Gia Tô Giáo như kẻ ngọai đạo, coi tín đồ Hồi Giáo như kẻ thù phá hoại luật pháp của Thánh Moise; cho nên, họ kêu gọi sự trả thù mà đến nay Họ vẫn nguyền rũa tín đồ Gia Tô Giáo và Hồi Giáo.

            Vì các nguyên nhân như vậy, nên Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế là Đấng Cha chung nhân loại, đại từ đại bi, háo sanh ố sát, động lòng không nỡ để cho nhân loại chịu  tiêu diệt hế trong thời mạt pháp nầy, nên hạ thế tá danh “Cao Đài Tiên Ong Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”, qui gồm Tam Giáo, đại diện Tam Giáo (Cao Đài là Thánh Đạo, Tiên Ong là Tiên Đạo, Đại Bồ Tát là Phật Đạo), lập “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ” mục đích qui nhứt các Tôn giáo, thống nhứt tâm hồn nhân loại, đặng trừ diệt chiến sự và tranh chấp trên quả đất, mang lại ánh sáng và  sinh khí cho nhân loại khắp thế giới hiện nay. Từ lý công truyền cứu độ nhập thế cho đến tâm pháp siêu độ xuất thế để thực hiện một chánh pháp đại đồng bác ái duy nhất.

            Vì vậy nên theo quan niệm thờ phượng sùng đạo chân chính của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Thượng Đế đòi hỏi phải sùng kính các Giáo Chủ của Ngài, và tuân tùng giới răn cuối cùng  của Ngài cũng như các Giáo chủ.

             Có một tôn chỉ sùng đạo như vậy, sự thống nhất mới có thể thực hiện. Nếu tôn giáo nào không phải là một nguyên nhân của sự thương yêu và thống nhất thì không phải là tôn giáo.

            Nếu tôn giáo lại trở nên một duyên cớ của sự chia rẽ, mối căm thù, sự đối địch thì thà không có tôn giáo còn hơn. Không nhìn nhận một tôn giáo như vậy mlà một cử chỉ thực sự có tôn giáo. Rõ ràng mục đích của thuốc men là chữa bệnh, nhưng nếu thuốc đó lại làm bệnh nặng thêm, thì tốt hơn là bỏ nó đi !

            Vì thế, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đối với các tôn giáo đã mở ra ở Nhứt Kỳ Phổ Độ coi cũng như nụ như hoa, Nhị Kỳ Phổ Độ coi cũng như quả non quả xanh. Nay đến Tam Kỳ Phổ Độ cũng như quả già quả chín. Quả non không phá huỷ nụ hoa, quả xanh không phá huỷ quả chín. Không có sự phá huỷ mà chỉ có sự hoàn thành. Nụ hoa phải nở, cánh hoa rụng để kết quả, quả xanh đến ngày giờ cũng phải nhường cho quả biến màu sắc khác để chín. Vậy nụ hoa nở và quả xanh có phải xấu xí và vô ích mà phải mãn phải nhường  không? Không, cái nầy và cái kia cần thiết và hữu ích vào lúc của chúng, không có chúng thì không có quả chín, Các tôn giáo khác nhau cũng giống như vậy. Bề ngoài thì chúng biến đổi từ thời nầy qua thời khác, nhưng mỗi lần biến đổi là sự hoàn thành lần trước. Cũng như hột, rồi nụ, rồi hoa, rồi quả và hiện nay đến thơi kỳ quả chín. Vậy tôi tin giáo huấn của Đức Thượng Đề Cao Đài là môn thuốc tối thượng để cải thiện tình trạng tôn giáo, giống nòi và các quốc gia hiện tại. Tất cả những lý luận mục đích, tôn chỉ và sự nhu cầu thiết yếu về phần công truyền nhập thế của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, mà riêng tôi  đã hiểu trong muôn một.

            Vậy ai muốn rõ biết cho tận tình chung thuỷ, thì phải chịu ra công tham khảo, tu hành thì sẽ hiểu muôn sự chứ đừng ỷ tài hay trí giỏi, đứng ngoài mà biện luận, thì bị lầm sai, mê tín. Mà bị lầm sai, mê tín, thì làm sao mà biết

Đạo biết Trời.

                        “Ôi ! Đạo truyền cứu thế buổi tai ương,

                        Chỉ rõ phân rành sự rộng thương.

                        Giáo lý học thông đồng hiệp nhứt

                        Huyền linh máy nhiệm mới thông tường”

            Các việc tôi vừa kể trên theo chơn lý, luân lý, luận lý, vật lý và triết lý thuộc về công truyền hình nhi hạ của tôn giáo. Chớ Đạo hay Thượng Đế là một lý Thái Hư, vô hình, vô thinh, vô cực, vô biên.

            Lý nầy, Đức Thái Thượng nói rằng: “Hữu vật hỗn thành, Tiên Thiên địa sanh, Ngô bất tri kỳ danh, cưỡng danh viết Đạo”. Đức Thích Ca gượng nói là Pháp, chứ Pháp là không Pháp mới thật là Pháp, tức là lý không không sắc sắc, vô hình bất hoại. Lão Tử nói: “Đạo khả Đạo phi thường Đạo, Danh khả Danh ohi thường Danh”. Khổng Tử nói: “Thế sự vạn bang đô thị giả, Nhân gian đạo đức giả vi chơn”.

            Phần nầy thuộc về hình nhi thượng, phần nội giáo tâm truyền, mật huyền, bí truyền, khải thị, đơn thơ, chứ không phải dùng ý phàm mà hiểu biết được.

            Mọi lý luận về Thượng Đế của lý trí, khoa học duy vật đều phải gạt bỏ như vô nghĩa và vô giá trị.

            Vì rằng quí vị muốn trở thành nhà Thiên văn, quí vị phải vào trong một Thiên văn đài, dùng một viễn vọng kính để quan sát các ngôi sao và hành tinh, có như thế quí vị mới thành công được.

            Xưa nay khoa học nào cũng có những phương pháp nghiên cứu riêngncủa khoa học đó. Chớ dầu tôi có giảng cho quí vị nghe cả ngàn bài thuyết pháp đi nữa, cũng không làm cho quí vị trở nên con người đạt đạo nếu quí vị không ra công thực hành phương pháp Đạo.

            Đó là những chân lý mà những bậc Thánh Hiền của tất cả các xứ, của tất cả mọi thời đại.n Tất cả các Ngài dều tuyên bố rằng: Mấy Ngài đã tìm ra được một chân lý cao siêu hơn những điều tai đã nghe, mắt có thể thấy và khuyên nhủ chúng ta kiểm tra những điều của mấy Ngài xác nhận, xem có đúng chăng?.

            Các Ngài bảo chúng ta đem phương pháp của mấy Ngài ra thưc hành một các thành thực, Nếu bây giờ chúng ta không gặp được chân lý cao siêu đó, chúng ta sẽ có quyền nói rằng: Xác ngôn của mấy Ngài là vô căn cứ. Nhưng nếu ta chưa thí nghiệm thực hành phương pháp của mấy Ngài, thì theo lẽ phải, chúng ta không thể phủ nhận lời của quí Ngài.

            Bởi thế,  chúng ta phải hạ thủ công phu theo đúng những phương pháp chỉ dạy, rồi ánh sáng sẽ hiện ra cho chúng ta thấy. Chứ những kẻ nào chưa tự mình chứng đắc những tri giác đó thì chưa phải là người có Đạo. Nếu ta chưa đạt những tri giác đó trong Đạo, thì luận Đạo, thuyết Đạo cho mấy cũng không bổ ích vào đâu.

                        -“Sao thắc mắc lo suốt ngày suốt buổi

                        Sao học hành bàn cãi mãi làm chi?

                        Bao nghi nan mâu thuẫn của vấn đề

                        Dùng trực giác phá tan trong chốc lác”

                        -“Thà rằng nghẹn họng làm thinh,

                Còn hơn vất vả thuyết minh suốt đời”.

                        -“Để tỉnh quang thiên vô chánh thức

                        Quản bao phí báo thất chơn truyền”.

            Nếu quí vị truy dến nguồn cội của các tôn giáo, quí vị sẽ thấy nó có những nền tảng nơi kinh nghiệm thực tại như: Đấng Christ nói Ngài có thấy Thượng Đế, xét đến Phật giáo cũng thế, cũng có kinh nghiệm của Phật, Phật có thực nghiệm được các điều chân lý, đã thấy được, đã tiếp xúc với những chân lý đó và đã đem những chân lý đó ra truyền dạy cho chúng sanh.

            Cũng như các bậc chơn sư đều có thấy Thượng Đế, thấy linh hồn, thấy tương lai, thấy bản thể trường tồn bất hoại của mấy Ngài và mấy Ngài giảng dạy về những điều mà mấy Ngài đã thấy, đã kinh nghiệm trực tiếp.

            Vậy quí vị phải hiểu rằng: Học Đạo, biết Đạo chẳng dễ đâu, muốn kiếm đạo mầu như hồi Trương Lương dâng dép, cúi đầu dưới Hoàng Thạch Công mấy bận. Hồi Đức Đại Thánh học Đạo với Thầy cũng khổ thân. Thích Ca đắc Đạo cũng phải lìa ngôi báu, lên núi Tịnh, đặng cầu Diệu huyền, đắc pháp lục thông, giác tri vũ trụ.

            Lão Tử luận chữ Đạo rằng: “Hữu nhứt vật hỗn thành, Tiên Thiên địa sanh, tịch hề liêu hề, độc lập nhi bất cải, châu hành nhi bất đãi, khả dĩ vi Thiên Địa mẫu. Ngô bất tri kỳ danh, cưỡng danh viết Đạo, Nhứt âm nhứt dương hiệp nhứt – Thiên đắc nhứt dĩ  thanh, Địa đắc nhứt dĩ  ninh, Thần đắc nhứt dĩ  linh, vạn vật đắc nhứt dĩ  sinh. Kỳ tứ chi nhứt giả; Thiên vô dĩ  vi thanh tương khủng liệt, Địa vô dĩ  vi ninh tương khủng phiệt, Thần vô dĩ  vi linh tương khủng kiệt, vạn vật vô dĩ  vi sinh tương khủng diệt”.

            (Nghĩa là: Có một vật tự nó sanh, vật ấy có trước Trời Đất, mờ mịt yên lặng trong cõi Thái Hư, một mình độc lập mà chẳng nghiêng, chẳng đổ, lưu hành khắp nơi, mà chẳng hề trễ nãi, vật ấy khá gọi là nguồn sanh Trời Đất. Ta chẳng biết tên chi, tạm gọi tên là Đạo. Đạo là âm dương hiệp nhứt từ lúc ban đầu tự chuyển luân mà có. Trời đặng một nầy thì trong sáng, Đất đặng một nầy thì bền vững, Thần đặng một nầy thì linh thiêng, Muôn vật đặng một nầy thì sinh sống. Nếu như số một nói đây, nếu Trời chẳng có e Trời phải tối tăm, Đất nếu chẳng có nó Đất phải nghiêng đổ, Thần chẳng đặng nó, Thần chẳng linh thiêng, muôn loài không có nó, nuôn loài phải bị tiêu diệt).

            Vậy số một nói đây tức là Đạo. Con người là một phần tử ở trong vạn vật, người nếu chẳng đặng Đạo nơi bản thể thì thử hỏi người phải ra sao? At người chẳng làm sao mà sanh sống và tiến hoá được. Ay là yếu điểm của cuộc sống. Người trí hoá chẳng tìm biết ở Đạo là lý toàn thiện, toàn mỹ, toàn tri, toàn năng, loài người chưa có đủ lời để nói rõ hơn bản thể của Đạo. “Đạo khả Đạo phi thường Đạo”. Bởi lẽ ấy nên Thánh nhân mới hình dung chữ Đạo theo lý âm dương tự chuyển hợp thành. Còn nói theo lý thông thường chữ Đạo có 3 nghĩa:

            – Theo nghĩa vật lý, Đạo là đường đi từ điểm nầy đến điểm kia.

           – Theo nghĩa bóng,  Đạo là luật pháp, là qui tắc, là điều kiện cốt yếu (danh từ).

            – Theo nghĩa đen, Đạo là hướng dẫn, là điều khiển, cai trị (động từ).

            Vậy Đạo, theo chân lý là Chí linh, la  Thần diệu, là Thiên điển; chẳng khác như  Điện, cho vào quạt thì cánh quạt xoay ra gió, cho vào bàn ủi thì bàn ủi nóng, cho vào máy lạnh thì phát ra khí lạnh, cho vào bóng đèn thì đèn tỏa sáng, cho vào máy thu thanh thì phát ra tiếng nói, cho vào người (rọi điện) thì thấy được ngũ tạng lục phủ, óc não, xương tuỷ… Vậy kẻ tu hành đắc đạo là tiếp đặng điện Trời thì minh tri phát huệ, biến hoá phi thường, phát minh vũ trụ học có được không? Cười…

Vậy dám hỏi bậc Thượng nhơn trí thức văn chương toàn tài, ngày nay có nhìn rằng: Đạo thắng Đời từ vật lý đến tinh thần chăng?

            Ôi! Chân lý ôi! Rất lầm lộn cũng bởi tại người lấy

chân lý làm sở chủ, mà chẳng lấy huyền vi tạo vật làm sở chủ. Vậy ai là người lấy chân lý luận Càn Khôn vũ trụ đều là lầm cả! Người hỏi đã lầm, mà người trả lời cũng sai. Chỉ phải trọng đức tin, có nhiều thực hành kinh nghiệm,  mới lần hồi thấu đáo cùng tuần tự theo sức  mình tiến hoá mà thôi!

            Thầy Tử Cống nói: “Phu Tử chi văn chương khả đắc văn dã, Phu Tử chi tánh ngôn dữ thiên đạo bất khả đắc văn dã”. Đó mới biết thiên đạo và nhơn đạo hai nẻo, tánh đạo và văn chương khác nhau – Thiên đạo là tu tánh (suất tánh) dưỡng mạng trở về không khí, tận nhơn hiệp thiên, là phải hết lòng nhơn dục mới trở về thiên lý, gọi là xuất thế thiên đạo. Nhơn dục tận tịnh nhơn lý lưu hành. Còn nhơn đạo thì tích cực vị nhơn sanh, làm tròn Ngũ luân, ngũ sự, có câu: “Hay tám vạn tư cũng mặc, chẳng quân thần phụ tử chẳng ra người”(Nguyễn Công Trứ). Đức Khổng Tử cũng tự nhận rằng: “Văn học Ngô do nhân dã, cung hành quân tử tắc ngô vị chi hữu đắc”, cùng câu: “Ngã ư tử mệnh, tắc bất năng dã” (Làm việc chỉ ở nơi văn tự mà thôi, e có lẽ Ta cũng bằng được như người vậy, chỉ dụng tự mình làm những việc quân tử, thì Ta chưa có được gì cả, Ta bàn chữ mệnh không nổi). “Gia ngã sổ niên, tốt dĩ học Dịch, khả dĩ vô đại quá hỉ”(vả Trời cho Ta ít năm nữa, Ta học Dịch hiểu, đâu có lầm lỗi lớn). Thật đúng như  lời Ngài dạy: “Tri chi nhi tri chi, bất tri nhi bất tri, thị tri dã”, cũng như câu: “không biết mà nói là ngu, biềt mà không nói là hiểm”. Bởi thiên đạo thuộc về vô vi, vô hình, “khả truyền nhi bất thụ, khả đắcnhi bất khả kiến, tự bản, tự căn, tự hữu”,  có bất sanh, bất diệt, “bất sanh cố bất đắc ngôn hữu, bất diệt cố bất đắc ngôn vô. Nhược trước sắc không, hưu vô chi tướng, tắc phi đạo dã, đạo chiêu nhi bất đạo”.

            Phật giảng đạo: Có một vật vậy, lúc trời đất chưa sanh đã có nó, khi trời đất tiêu diệt nó vẫn còn, mà vật ấy lại ở trong mình Ta và các ngươi, tên nó gọi là khí Chơn linh hay là Tâm Linh (Esprit). “Thiên chi lịch số tại nhữ cung”(Đạo Trời ở tại mình người). “Đạo giả vô chung thỉ, minh minh hà xứ tầm, thanh tịnh vô vi pháp, chánh đạo ẩn chơn tâm”.

            Đức Jésus nói: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha là Chúa Trời Đất và Cha đã dấu những điều đó với những người thông thái khôn ngoan và đã chỉ tỏ ra những kẻ bé nhỏ” (Math 11-25).

            Nói đến đây tôi tự nghĩ  thầm rằng: Chẳng phải Tam Giáo để kinh sách bày mấy lời đó mà có lợi ích chi cho các Ngài đâu! Các Ngài chính là người hết lòng, hy sinh tính mạng đẻ cứu độ chúng sanh kia mà! Không lý các Ngài nỡ lòng nào nói gạt chúng sanh chi !

            Vậy kẻ hậu học hiện tại có nên suy nghĩ hay không? Phải cắn bể xương mới thấu đựơc tuỷ, phải gạt tro tàn mới thấy lửa hồng. Đứng ngoài cuộc mà phẩm bình là cái nết xấu của kẻ học giả! Kẻ học túc để phá ngu, học thức để phân biệt phải trái, chánh tà, giả chơn, đạo nghịch, rồi giữ theo, ăn ở, tu hành, dạy nhà, trị nước, cứu dân, độ thế. “Học vấn chi đạo vô tha, cầu kỳ phóng tâm nhi giả hỉ”. Chứ đâu phải học để đọc, để viết như chú thơ sinh, khu khu theo việc bút nghiên, tìm từng bài, lựa từng câu mà tính đen, luận vàng, múa văn giỡn mực! (cách vật, trí tri, thành ý, chánh tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ). Sứ mạng của văn chương là phụng sự chân lý, mà hiện đại văn chương hội hiệp với sứ mạng quảng cáo, là nhồi sọ và lường gạt. Thật là trạng thái của một tinh thần khủng hoảng đến cực điểm, làm ô nhục văn hoá! Văn chương là một món sản vật của tinh thần, thuộc về phần thiêng liêng cao trọng nhất. Mà hôm nay người ta đem nó ra “làm tiền”. Xúm nhau quảng cáo với mánh khoé con buôn (vĩ văn lọan đức, vĩ văn hại từ). Người ta biết chỉ trích lối học từ chương hồi xưa không thực tế, nhưng hỏi nền giáo dục hiện giờ có hơn gì không? Nền giáo dục hiện thời ngòai cái mục đích truyền bá khoa học duy vật cơ giới, cơ hồ không còn mục đích nào khác! Người ta chỉ luyện trí cho thanh niên, buộc hy sinh đạo đức cho khoa học !

            Ai cũng vẫn biết trí dục không quan trọng bằng đức dục. Ta nhận xét xưa nay chỉ những người có tấm lòng nhân, có nhiệt huyết mới làm được những việc vĩ đại ích đời. Còn óc thông minh giúp cho nhân loại rất ít. Biết bao người học thức cao, thông minh ở chung quanh chúng ta mà suốt đời họ chỉ lo cơm áo, xe hơi, nhà lâu. Vì họ sống cho họ, họ lo cho vợ cho con họ, chứ họ có sống cho quốc gia  nhơn loại đâu! Xã hội có họ cũng như không.

            Ong Léon Bourgois nói: “ Dân La Mã lúc suy vi, họ thông minh hơn tổ tiên cục mịch của ho nhiều, nhưng họ không giữ được những đức tính của tổ tiên . Khéo mà dối trá, không bằng vụng mà thật thà. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, ngsy mà thiếu, còn hơn lệch mà thừa. Hay chũ không bằng hay xử. Dốt đạc hơn hay chữ lỏng là vạy! Ôi ! Thật là Y Chu chẳng phải Y Chu, Sào Do không phải Sào Do! Ay quả thạt là ý ngu, dụ dân. Khổng Tử nói: “Ta ghét cái giống mà không giống, tức là ghét màu tía sợ lẫn với màu hồng”. Than ôi! Ai hay ai giỏi đâu bên Au bên Mỹ, còn sự khoe mình với hai tay rắng ở góc trời nam!

            Đạo Đức không làm khoe danh nói dối, lỡ cướì lỡ khóc cho kẻ học không hành. Lời Chí Tôn than trách:

                        Có  tranh mà chẳng có hành,

            Ma hành sái nét dễ thành chăng con ?

                 Giáo Tông lắm nỉ non nóng nảy,

                Chẳng cho vào để dạy các con          

                        Thái Bạch dạy phải trừng đòn,

            Nóng lòng phạt quá sợ con xa Thầy.

                 Cao Đài một gốc gồm nhiều nhánh,

                 Chỗ trái chỗ bông chỗ trụi cành.

                        Không thông rán học rán hành,

            Không thông khuyên chớ cãi canh kệ cà!

                        Không thông khuyên chớ bỏ qua

            Không thông thì phải rán ra công tìm.

                 Đường chân lý kim kim cổ cổ

                 Coi ai nào đánh đổ hào ly.

                        Con Thầy lắm đứa mê si

            Cũng còn lắm đứa tinh vi đạo mầu.

                Các con ôi ! Cơ cầu tận diệt

                Hỡi các con! có biết hay không?

                        Hồng trần trở lại cảnh không

            Sao con chẳng rõ còn mong nỗi gì ?”

            Đây lời Đức Giáo Tông Lý Thái Bạch quở trách:

            “Nền Đạo chinh nghiêng, thói đời thêm mị,

Lớn mưu mưu, nhỏ kế kế, muốn sao chỉ đá hoá vàng.

Trên tính tính, dưới bàn bàn, lo đến nỗi muốn nắn trời nên vóc.

Học không lo học, danh lại cầu danh.

Kẻ simê phờphỉnh đãđành, người tríthức dỗdành đâuđược

Cạn mưu túng nước, muốn bán trời còn bịa danh quan.

Cùng thế bít đàng, đành giả Phật đâu kiên luật Thánh!

Đạo toàn chơn chánh, nghĩa vẹn hiếu trung

Lý nhiệm mầu ai muốn suy cùng.

Đường tà chánh có Ta phân giảng,

            Cống hò xê liếu rằng tu!

Đứa đui lại dắt thằng mùđi đêm.

     Khinh phép nước bày điềm mị mộng

     Mượn danh Thầy để lộng quyền cao.

            Đất bằng sao nổi ba đào?

Chẳng thương xót đến đồng bào chúng sanh!

     Nguồn đạo mở trong xanh như suối

     Luật Đạo ban phao nổi như cồn.

            Trách ai đem Đạo đi chôn

Đóng vai diễn lớp giống trồng cải lương.

     Người giữ phép dẫn đường vi phép

     Kẻ phi quan thừa dịp giả quan.

            Học đòi như thể bóng chàn!

Mượn Thầy để lập một đàng đi buôn.

            Đạo Trời tính có dư muôn

Lọc lừa sàn sảy, một xuồng còn lưng.

            Uổng công chịu khổ bao năm

Đến ngày kết quả mà không ra gì !

            Nghĩ vầy cũng thẹn tu mi,

Ra trang nam tử bước thi đại đồng.

            Rồi đây Đạo bỏ ra vòng,

Tỉ như con vượn đèo bòng lìa cây”.

            Ôi ! Biết Đạo dễ, tin Đạo khó! Tin Đạo dễ, hành Đạo khó ! Hành Đạo dễ, giữ Đạo khó ! Giữ Đạo dễ, đắc Đạo khó !   Đắc Đạo dễ, thành Đạo khó !

            “Trường Tiên mở khoá dời Tiên vị,

            Khoa Phật khai trương dợt Sĩ tu.

            Ba sàng bảy sảy, chọn nguyên nhân

            Năm lọc bảy lừa đặng một con.

                                    x

            Mười phần lựa lọc chỉ còn ba,

            Ba chọn thiệt ra có một à !

            Thưa thớt sảy sàng hay quá lẽ

Như vầy, mới phải đạo Trời Cha.

                        x

            Cha muốn dạy tiên tri chung trẻ

            Ngặt quá buồn khó hé Thiên cơ,

                 Buồn vì chân gi ả vàng thau

      Bất hoà nhơn đạo nhiều màu đó con !”

            Xin trân trọng cám ơn và kính chào liệt quí vị.

Huỳnh Thanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

  • Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi
  • 10 phút tìm hiểu ĐẠO CAO ĐÀI .
  • Tác giả: Đào Công Tâm (Bản PPS)
  • Dương Trọng Thu biên tập lại theo Google Slides