(Trích "Hương quế cho đời" - Phạm Văn Liêm)
một
Kỳ hội Long Vân thứ mười hai kết thúc mười hai hội Long Vân do Liên Hòa Tổng H ội tổ chứ c (1935-1940), nhưng mục đích hòa hiệp các chi phái vẫn chưa có gì h ứa hẹn. Sau đó, trong một đàn cơ tại Hốc Môn do đồng tử Liên Hương (Trần Thảnh Thơi) thủ cơ, Ơn Trên cho biết như sau:
Liên Hòa vị hiệp Đạo tương vong,
Lãnh sự Khâm Sai thọ nạn hồng…
Mười hai kỳ Long Vân phải ch ăng là chương trình tạo duyên cho cơ hòa hiệp, nhưng vẫn chưa xoay chuyển được cơ vận thế thời. Sau khi hội kết thúc thì quý vị hướng đạo các chi phái lần lượt bị bắt đưa đi an trí ở Côn Đảo và nhiều vùng núi non hiểm trở, sơn lam chướng khí.
Với vai trò Tổng Thơ Ký Liên Hòa Tổng Hội, tiền bối Trần Văn Quế suốt ba năm trường bận rộn, giờ đây tiền bối mới có dị p rảnh rỗi trở về an dưỡng tại thánh tịnh Ngọc Tuyền ở Long Thành. Nhân tập Đạo Nguyên Chánh Nghĩa được ấn tống tại Vĩnh Nguyên Tự (Cần Giuộc, Long An) tiền bối được Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn chỉ đị nh viết phàm tự a. Đó là quyển kinh mà chính tiền bối đã cùng với Giáo Sư Huỳnh Văn Thảo xướng ngâm và tán tụng trước hàng tră m thính giả vào đêm 17 tháng Giêng năm Đại Đạo thứ 14 (Kỷ Mão, 1939).
Phần thánh tự a do Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn giáng cơ ban tại thánh thất Trung Thành (Đà Nẵng) gồm bài tản văn, một bài trường thiên song thất l ục bát, và phần cuối là bài thất ngôn bát cú diễn tả cảnh đại đồng tại thế:
Thái bình vạn tượng sắc thiên nhiên,
Cẩm tú giang san đạo đức truyền.
Lộ bất thập di an Thuấn nhựt,
Gia vô bế hộ hưởng Nghiêu thiên.
Đại đồng nhơn loại Tam Kỳ lập,
Hòa hảo ngũ châu vạn quốc liên.
Bất tại Úc, Phi, Âu, Á, Mỹ,
Tại nhơn nhơn ngộ thử thần tiên.
Trong phần phàm tựa của tiền bối Trần Văn Quế, đoạn cuối viết: “Từ đầu suốt cuối quyển thì Trời, Phật, Thánh, Thần đều than thở cho cơ Đạo hiệ n thời và khuyên chúng sanh khá mau hiệp một để thuận lẽ Trời và mưu cuộc sống chung, lấy đạo đức làm nền, lấy thuyết Đại Đồng làm chủ nghĩa…”
Tiền bối Trần Văn Quế an dưỡng tại thánh tịnh Ngọc Tuyền (Long Thành), nhưng tâm trí vẫn không yên về những tin t ức trong đạo ngoài đời, nhất là tình hình đất nước. Ti ền bối linh cảm dường như mình đ ang đối diện với một tình thế bất trắc nào đây trong tín ngưỡng tôn giáo. Một công trình kết hợp cả Thiên nhân như Liên Hòa
Tổng Hội suốt mấy năm mà kết quả chẳng có gì, người trọng nhiệm lâm vào cảnh khốn đốn, còn việc ngoài đời thì trăm mố i ngổn ngang. Tiền bối cố gạt qua tất cả, ngày ngày thong thả đó đây ở cảnh làng quê với con suối nhỏ, với hàng cây cao, với ruộng đồng tít tắp, với xóm làng yên ả. Buổi sớm nghe tiếng gà gáy, bu ổi chiều nghe tiếng chim kêu. Cảnh trí, màu sắc, âm thanh thật bình lặng hòa hợp. Cái hòa hợp của thiên nhiên đã tồn tại bao đời tạo dựng nên cảnh quan quê hương Long Thành và có thêm thánh tịnh Ngọc Tuyền, đã cuốn hút người đàn ông trên ba mươi tuổi lắm dạn dày trong vô thường vân cẩu.
Tiền bối đặt mình vào cái hòa hợp thiên nhiên của nơi nầy trong tiếng kinh chiều sớm lo việc tu thân, và luôn tâm đắc lời thánh giáo:
Đất linh khí sinh người hào kiệt,
Đời thái bình nhờ biết tu thân.
Đất linh ta há không chăng?
Tu thân ta lại sẵn đèn Thiên Quân.
Nhiều lúc tình đời nghĩa đạo ch ờn vờn trong đầu óc như thúc giục, như kêu gọi tiền bối phải thế nầy phải thế kia. Nh ưng tiền bối cố dặn lòng cương quyết chỉ tu thân, tu thân, và tu thân!
Một đêm nọ, trong giấc ngủ tiền bối mộng thấy ba ông lão râu tóc bạc phơ. Thức thần tiền bối cả m nhận đây là Tam Giáo Thánh Nhân nên liền cung kính ch ắp tay thi lễ thì mộng vừ a tan. Tiền bối tiếc nuối giấc mơ, cứ suy nghĩ tự hỏi: Tam Giáo Thánh Nhân muốn ban cho mình những gì mà mình chưa kịp nhận biết?
Đêm hôm sau lại nằm mơ gặp một vị mà th ần thức tiền bối nhận định là Đức Huyền Đô Đại Pháp Sư (tức là ngài Từ Giáp theo hầu Đức Lão Tử). Kế tiếp là một người đầu bạc trắng như bông xuất hiện. Tiền bối nhận định đó là Đức Lão T ử, liền vội vàng phủ phục xuống đất cung kính thưa rằng: “Kính chào Đại Thánh Nhơn.” Và giấc mơ cũng vội tan, không cho tiền bối một chỉ dẫn nào cả làm tiền bối càng thêm băn khoăn suy nghĩ. Tâm t ư tiền bối tự nhiên cảm thấy muốn liên lạc với Minh Lý. Vì ti ền bối liên hệ Tam Giáo Thánh Nhơn với Tam Tông Miếu (Minh Lý Thánh Hội). Biết đâu ở đây sẽ soi sáng được gì cho tiền bối chăng.
Sau đó tiền bối tìm đến nhà cụ phán Nguyễn Văn Đức kể chuyện và bày tỏ ý muốn tiếp xúc với Tam Tông Miếu để tìm hiểu về huyền nhiệm của Tam Tông chơn giáo. Thật lạ lùng, không đầy một tháng sau cụ phán Đứ c báo cho tiền bối rằng tại Tam Tông Miếu có lệnh Ơn Trên giáng cơ dạy đòi Trần Văn Quế về nhập tịch Minh Lý. Lại dạy Minh Lý phải tổ chức một lễ tiếp rước Trần Văn Quế ngay trước điện thờ.
Kể từ ngày đó Minh Lý Thánh Hội là nơi giúp tiền bối thâm đắc thêm về lý đạo qua Tam Giáo. Tiền bối được tham gia vào Bình Nghị Thất, nh ờ đó mỗi ngày đạo lý càng tỏ rạng thêm lên. Con đường tu thân được kiên định rõ ràng, nhưng cuộc đời vẫn là một dòng chảy bất định.
Nhân một buổi dự đàn cơ tại trường tiểu học Đa Kao của ông đốc Nguyễn Trung Thắng, tiền bối gặp ông giáo Trần Văn Nhỏ dạy ở trường nầy. Vốn là bạn cũ thuở theo học trường Sư Phạm Sài Gòn những năm 1919-1923, cả hai đều mừng, cùng hàn huyên tâm sự để trút hết nhữ ng ưu tư và trao đổi với nhau những suy đoán về thời cuộc.
Ông giáo Trần V ăn Nh ỏ mời tiền bối đến chơi nhà ông huyện Lê V ăn Huề ở Gia Định. Cuộc gặp gỡ nầy đã dẫn dắt tiền bối vào đường chính trị. Tiền bối được tổ chức Liên Đoàn Ái Quốc Hội mời gọi, khơi lên cảnh nước nhà đen tối trong sự mất chủ quyền, bị thống trị của ngoại bang. Bởi vì dân ta không có minh chủ, cho nên tổ chức nầy mời tiền bối tham gia ho ạt động ủng hộ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để (1882-1951), tôn làm minh chủ.
Một phút bừng lên của lòng ái quốc, tiền bối nghĩ rằng là người dân yêu nước sao lại làm ngơ khi thời cơ đã đến. Tiền bối nhớ mấy câu thánh giáo c ủa Đức Thánh Trần tại thánh tịnh Minh Kiến Đài đầu xuân Kỷ Mão (1939):
Vận nước đã suy vi tan tác,
Hồn dân còn trụy lạc tả tơi,
Phải cơn nước lửa tơi bời,
Cam lồ rưới khắp đạo Trời mở tung.
Rồi nghĩ đế n ý muốn quên tất cả, đứng ngoài tất cả, chỉ lo tu thân, tiền bối trầm ngâm suy gẫm tiếp lời Đức Thánh Trần:
Nhưng thân còn đứng trong vũ trụ,
Nợ non sông chừ phú cho ai,
Oằn oằn nặng trĩu đôi vai,
Trả xong cái nợ râu mày cho xong.
Đời phải lúc Tây Đông quyết liệt,
Đời phải cơn chém giết lẫn nhau,
Nước non thay dạng đổi màu,
Người đau ta há chẳng đau đớn lòng.
Thế là tiền bối Trần Văn Quế bước vào chính trị để rồi đến ngày 23 tháng 2 n ăm 1943, ti ền bối bị bắt cùng với bác sĩ Trương Kế An, ông huyện Lê Văn Huề, ông đốc học Phan Tấn Chiêu, ông giáo Trần Văn Nhỏ và nhiều người khác nữa…
Sau khi bị giam để thẩm vấn tại khám l ớn Sài Gòn mười một tháng, ti ền bối Trần Văn Qu ế bị tòa án binh của Pháp tuyên án hai mươi năm khổ sai, hai mươi năm biệt xứ , tịch biên gia sản. Anh của tiền bối là Tr ần Văn Tồn vì có tham gia kinh tài cho tổ chức trong Nam Hưng Thương Cuộc nên cũng bị kết án mười năm khổ sai, m ười năm biệt xứ, tịch biên gia sản. Tất cả đều bị đày ra Côn Đảo.
Ngày 4 tháng 1 năm 1944, đúng 14 giờ, tiền bối Quế cùng mười ba vị khác bị còng thành bảy cặp đưa lên tàu Maurice Long thẳng ra Côn Đảo. Tù nhân trên chuyến tàu nầy gồm đủ mọi thành phần: chính trị phạm, thường phạm. Khi đến Côn Đảo, tất cả đều bị đư a đến banh II (bagne II) để chích thuốc ngừa, sau đó được phân phối:
- Đi Chuồng Bò (cửa ngục thứ mười ở Côn Đảo): Trần Văn Quế, Đoàn Văn Chiêu, Huỳnh Công Thoại, Trương Văn Út, Nguyễn Văn Thể, Nguyễn Kế, Nguyễn Văn Thế.
- Đi nhà thương (banh II): Tăng Văn Sỏi.
- Đi Cỏ Ống: Võ Văn Kiệt, Bùi Văn Thịnh, Lê Minh Tòng, Nguyễn Văn Sáng.
- Đi quét đường theo mé biển: Nguyễn Văn Tòng, Trần Văn Tồn.
Trong cảnh địa ngục trần gian, tiền bối Trần Văn Quế lại gặp đốc học Nguyễn Bửu Tài, thày giáo Huỳnh Công Khai. Các vị liên kết với nhau trong tinh thần Cao Đài, lén tổ chức cầu cơ tại Sở Lò Gạ ch hoặc ở núi Chúa. Người chấp cơ là đồng tử Điếu, một tù nhân đập đá ở núi Chúa. Những bài cơ tiếp nhận được thường khuyến tu, dù trong nghịch cảnh:
Lê hoắc trau lòng buổi nạn ương,
Trong khi Dũ Lý nhớ Văn Vương.
hai
Từ đầu năm 1945, để đối phó việc Mỹ ném bom Đông Dương, trên Côn Đảo không thắp đèn đường, những chỗ bót canh tuy có đèn nhưng bị che bớt, chỉ giọi sáng một phần. Lại có tin đồn Nhật đảo chánh Pháp.
Đúng 9 giờ đêm ngày 9 tháng 3 năm 1945 người ta nghe một tiếng súng nổ trước thành săng đá (caserne des soldats). Sáng hôm sau lúc 10 giờ trên ba trăm binh sĩ Pháp và Miên bị dẫn xuống tàu binh Nhật đưa về Sài Gòn. Ngày hôm ấy (10 tháng 3 năm 1945) tất c ả các tù phạ m đều ở lại trong banh không được ra ngoài. Họ dáo dác, e dè rỉ tai nhau rằng trong đêm qua, chuẩn úy Goto của quân đội Nhật đã lật đổ người Pháp, đưa tham tá Lê Văn Tòa làm giám đốc quần đảo Côn Sơn. Tất cả các tù phạm đều cảm nhận một sự thay đổi sẽ đến với họ.
Tiền bối Trần Văn Quế và các bạn tù cũng thấy nôn nao trong lòng, không biết việc đến sẽ như thế nào. Vốn gắn bó với vô hình, mấy anh em rủ nhau lập đàn cơ để cầu biết sự thể, nhất là mong biết ngày anh em có thể được rời Côn Đảo. Đêm 17 tháng 6 âm lịch, cơ lên không xưng danh, chỉ cho biết: “Đêm kia trăng sáng cũng cỡ nầy.”
“Đêm kia” là đêm được về. “Trăng sáng cũng cỡ nầy” là đêm 17 mà không biết tháng nào. Người x ưa bảo rằng: “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoạ i”, bây giờ một ngày tù đợi trông mong ngóng lại còn gấp mấy cái thiên thu. Anh em cứ tin tưởng rằ ng 17 tháng 7 thế nào cũng được lệnh cho về. R ốt cuộc, mãi tới khuya ngày 24 tháng 8 năm 1945 mới có lệnh nhà binh Nhựt thả một trăm hai mươi bốn chính trị phạm ở Côn Đảo đưa về Sài Gòn.
Tiền bối Trần Văn Quế cảm thấy trong lòng xôn xao vì một tình huống mới. Về với đất liền, gặp bạn bè, gặp đồng đạo, gặp gia đình… Và một chút hoang mang về bổn phận với đất nước, dân tộc. Tiền bối nhìn biển đêm mênh mông, ngước lên vầng trăng đã chớm khuy ết đang treo trên bầu trời. Nhẩm tính thì đúng là đêm 17 tháng 7 âm lịch. Tự dư ng tiền b ối cả m thấy ấm lòng, trong tâm trí như đang có sự bình an. Tiền bối gật gù: “Chi chi cũng có Thầy.”
Chiều ngày 25 tháng 8, hai chiếc tàu cập bến Sài Gòn, các chính trị phạm được đưa về Tòa Đô Sảnh, sau đó tiền bối Trần Văn Quế và một số thân hữ u được ông Nguyễn Đăng Tời là người của trường Petrus Ký mời về văn phòng lúc bấy giờ đã dời về đường Calmette. Họ hội ngộ, thông báo cho nhau những tin tức hiện tại và cùng âu lo về những rối r ắm chưa biết sẽ ra sao. Tất cả mọi người đều nhất quyết là sáng hôm sau trở về nguyên quán.
Tiền bối Trần Văn Qu ế cùng anh Trần Văn Tồn đến nhà tiền bối Huỳnh Trung Tuất ở Chợ Đũi, người cố giao mấy chụ c năm trước, ngủ hai hôm. Tiền bối Trần Văn Quế nghe tin nhà, biết được con trai mình là Trần Đức Khâm đau nặng đang được mẹ bồng đến trú ngụ tại nhà người cậu ở Mỹ Ngãi, tổng Phong Thạnh, quận Cao Lãnh để lo thuốc thang. Lập tức tiền bối Trần Văn Quế xuống Cao Lãnh để gặp con.
Tấm thân tù tội vừ a thoát khỏi lao ngục đau lòng nhìn cảnh nhà nghèo túng, con đau tr ầm trọng, vợ gầy còm vì khổ ải qua bao ngày tháng. Tiền bối ôm con vào lòng mà nước mắ t chảy dài trên má. Chí nguyện lo đạo cứu đời bằng sức lực nào, bằng khả năng nào?
Toan lấp bể gọi hồn Tinh Vệ,
Tính dời non lập chí Ngu Công.
Hồn Tinh Vệ, chí Ngu Công cũng chẳng giải được cảnh nầy. Việc khổ thiết thân trước mắt, xoay xở sao đây?
Bồng đứa con trai vừa ba tuổi trên tay, tiền bối thấy nhẹ hẫng như ôm một con mèo. Bé Khâm đau ban châu (ban đỏ) chuyể n sang kiết l ỵ, sức đã kiệt nhưng cặp mắt vẫn long lanh, nhìn cha rất thắm thiết như bừng lên tình thâm huyết nhục.
Vận dụng hết mọi tính toan, tiền bối xoay xở từ đông y sang tây y nhưng không làm sao vượt được mệnh số ngặt nghèo. Suốt mười ba hôm thao thức bên giường với con, để rồi cuối cùng chính tiền bối đọc kinh siêu độ theo hơi thở lịm dần của đứa con thân yêu trên tay người cha khốn khổ.
Chôn cất con trai xong, tiền bối Trần Văn Quế đưa vợ và hai con gái về quê nhà ở làng Phước Long, quận Long Thành, tỉnh Biên Hòa.
Về với quê xư a làng cũ, tiền bối muốn quên hết tất cả, để tâm hồn được an dưỡng theo thời gian, để nguôi ngoai những đau thương mất mát và tạo sự ổn định ngõ hầu còn tính toan cho cuộc sống. Nhưng chính quyền địa phương biết hai anh em tiền bối là tù nhân trong nhóm Cao Đài, nên cho r ằng tiền bối có tư tưởng thân Nhật, chống kháng chiến. Vì v ậy tiền bối bị đặc biệt theo dõi. Lòng tiền bối không khỏi lo âu, khủng hoảng và than thầm: “Trời đất tuy rộng mà không có đất cho người lỡ vận dung thân.”
Tiếp đến tiền bối lại nhận được một công văn của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chánh tỉnh Biên Hòa với nội dung như sau: “Mời Giáo Sư Trần Văn Quế lên Ủy Ban Tỉnh có việc cần.”
Lời lẽ công văn vắn t ắt mà cương quyết, tiền bối Trần Văn Quế đoán lành ít dữ nhiều. Đang xao xuyến lo âu, bất ngờ hôm sau có xe hơi của Ủy Ban tỉnh Biên Hòa đưa một phái đoàn do tiền bối Trần Quang Nghiêm dẫn đầu ghé nhà mời Giáo Sư Trần Văn Quế lên tỉnh lỵ nhận chức Phó nhứt Chủ Tịch do nhân dân công cử. Phó nhì là đốc học Nguyễn Văn Liễu ở Tân Uyên, còn tiền bối Trần Quang Nghiêm là cố vấn cho Ủy Ban Tỉnh.
Thật vô cùng bất ngờ, việc xảy ra trái nghịch hoàn toàn với lo âu của tiền bối. Tuy nhận chức Phó nh ứt d ưới quyền của Chủ Tịch Hoàng Minh Châu nhưng tiền bối Trần Văn Quế chưa thực sự được tin dùng. Trong Ủy Ban Tỉnh có một nhân viên an ninh là cháu kêu tiền bối bằng cậu đã nói riêng với tiề n bối: “Cậu còn đương trong lúc chính trị vận. Vậy cậu chỉ lo làm việc thôi, đừng tính toan gì khác cả.”
Thật ra tinh thần yêu nước chống ngoại xâm chỉ là yếu tố cần, còn y ếu tố đủ đối với tiền b ối Trần Văn Quế không phải là đượ c một chân trong chính quyền, mà chỉ là trở về với tập thể huynh đệ Cao Đài. Nhưng dù sao thì hiện tình như vậy cũng tạm yên.
Tiền bối vui gặp Phan Định Công đang là chỉ huy lực lượng bộ đội tăng cường mi ền Nam. Công nguyên là tín đồ Cao Đài Cơ Quan Truyền Giáo Trung Việt. Tiền bối lại gặp Nguyễ n Khá là đạo hữu thánh thất Tam Quan trước kia. Ngoài ra có rất nhiều học trò cũ ở trường Petrus Ký cũng tham gia kháng chiến ở đây.
Làm việc tại Ủy Ban Tỉnh chưa đầy một tháng thì quân Pháp và quân Chà Chóp từ Sài Gòn lên tái chiếm tỉ nh lỵ Biên Hòa. Tất cả Ủy Ban Tỉnh đã lẳng lặng rút êm v ề quận Xuân Lộc trong một đêm. Tiền bối Trần Văn Quế không được gọi đ i theo với đoàn nên phải lén quay về Long Thành lánh thân, vì lẽ ti ền bối đối với quân Pháp vẫn là tên tù khổ sai hai mươi năm, nay lại choàng thêm chức Phó nhứt Chủ Tịch Ủy Ban Kháng Chiến.
Giai đoạn nầy quân Pháp bố ráp rất ác liệt, nên gia đình tiền bối ph ải di chuyển nhiều nơi vô cùng bất tiện. Tiền bối tìm nơi kín đáo để khỏi xê dịch. Đó là cù lao Cái Sình, chung quanh đầy sông nước. Trên cù lao có nhiều cây um tùm như cây đước, cây v ẹt, cây chà là, cây ô rô, cây bần… tạo thành một khu xanh um, khá ẩn khuất, tốt cho người ẩn thân nhưng lại khó khăn cho việc tiếp tế. Nước uống tạm có giếng đào, còn lương thực rất thiếu thố n nên cả nhà thường ăn khoai mài (hoài sơn) thế cơm. Vì vậy ai cũng thiếu dinh dưỡng và mắc bệnh sốt rét.
Để cứu vãn tình thế, tiền bối âm thầm đưa gia đình trở về nhà cũ. Nhưng lại bị quân Pháp tảo thanh, máy bay bắn phá vùng quê Long Thành nên tiền bối ti ếp t ục đi lánh nạn. Trong cảnh gian nan nầy tiền bối đành mất cô con gái út Trần Thị Cúc sinh thiếu tháng mất sức, quá ốm yếu. Vợ tiền bối cũng lâm bệnh sốt rét mà qua đời.
Trong tình cảnh quá bi đát, lại thêm có tin những người tù phạm được ân xá từ Côn Đả o nếu không trình di ện chính phủ Nam K ỳ Quốc của bác sĩ Nguyễn Văn Thinh sẽ bị thủ tiêu. Thế rồi tiền bối nh ận được tin nhắn của Chưởng Pháp Lê Kim Tỵ, gọi ghé chùa Minh Tân gặp gỡ, để tìm cách giải độ c với cò Bazin. Nhưng Bazin lợi dụng hoàn cảnh của tiền bối ép buộc làm gián điệp, bằng cách cấp cho một chứng nhận được tự do, với tư cách là một điềm chỉ viên.
Tiền bối Tr ần Văn Quế vừa bực tức vừa xót xa. Không lẽ chịu tù chịu tội, chịu gian nan để rồi trở thành Việt gian sao? Nghĩ như vậy nên tiền bối xé toạc tờ chứng nhận, và lòng nguyện rằng từ nay chỉ biết làm việc đạo mà thôi.
Biết trước sau gì cũng bị cò Bazin gây họa, tiền bối liền kín đáo lên Tòa Thánh Tây Ninh và ẩn thân tại Chiêu Hiền Viên.
ba
Chiêu Hiền Viên là một nhà trại lợp tranh ẩn khuất trong đám rừng chồi phía đông bắc Tòa Thánh Tây Ninh.
Ở đây tiền bối Trần Văn Quế gặp rất nhiều thành phần trong hàng ngũ chống Pháp, nhưng tuyệt nhiên không bao giờ tiền bối nói đến chính trị nữa.
Tiền bối hợp sức cùng một số anh em tổ chức các buổi học tập giáo lý. Vốn là một cựu giáo sư , tiền bối soạn bài có phương pháp, lại thêm phần đúc kết thành tài liệu học đạo. Tiền bối tổ chức những buổi gi ảng đặc sắc, un đúc tinh thần thương giống yêu nòi, nấu nung chí hướng lập công lập h ạnh để xây dựng nền tân tôn giáo của dòng giống Tiên Rồng.
Giai đoạn nầy, Tòa Thánh Tây Ninh đang hồi khởi sắc sau khi tiền bối Hộ Pháp Phạm Công Tắc từ đảo Madagascar đã trở về. Cựu hoàng Bảo Đại ở Hương Cảng phái hai đặc sứ Đinh Xuân Quảng và Phan Quang Đán về nước, đến Tòa Thánh vậ n động tiền b ối Phạm Hộ Pháp ủng hộ cựu hoàng tái chấp chính. Nhân tiện hai đặc sứ có đến Chiêu Hiền Viên dự thính buổi thuyết giảng của tiền bối Trần Văn Quế.
Trong buổi gặp gỡ chuyện trò, bác sĩ Phan Quang Đán rất tâm đắc về nhân cách và tâm hướng của tiền bối. Khi trở qua Hương Cảng, bác sĩ Đán tâu với cự u hoàng về một con người đáng được chiêu dụng. Đó là lý do sau này ti ền bối được cựu hoàng mời sang Hương Cảng hai lần với tư cách là nhân sĩ Cao Đài.
Năm 1948 cựu hoàng Bảo Đại về Hà Nội lập chính phủ lâm thời, mời thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ Tướng, bác sĩ Phan Quang Đ án làm Bộ Trưởng Thông Tin, Báo Chí và Tuyên Truyền. Bác sĩ Phan Quang Đán đã mời tiền bối Trần Văn Quế ra Hà Nội l ập cơ quan Dân Huấn Vụ (cours d’éducation civique) trực thuộc Bộ Thông Tin.
Tuy đã quyết không tham chính như ng tư tưởng của tiền bối là tư tưởng “Nam quốc sơn hà nam đế cư”, lại thêm có sự thúc giục nhi ều lần, tiền bối bị chi phối bởi nghĩa trọng quân thần nên đành vâng ý. Hơn nữa nhiệm vụ của Dân Huấn Vụ là dạy dân cho đáng ra dân. Lại thêm tiền bối Hộ Pháp Phạm Công Tắc cũng ủng hộ việc tham gia nầy đồng thời phong cho tiền bối chức Khâm Mạng Bắc Tông Đạo thay mặt Tòa Thánh Tây Ninh mở đạo tại Bắc Hà.
Khi thực sự nhận việc t ại Hà Nội, tiền bối rất vui gặp lại hai vị hướng đạo miền Trung là tiền bối Thanh Long Lương Vĩnh Thuật và tiền bối Trần Luyện. Vốn là bạn cố giao đã từ ng gặp gỡ ở thánh thất Cầu Kho, thánh tịnh Đại Thanh, và thánh tịnh Minh Kiến Đài, cả ba đã trao đổi với nhau nhiều việc mà cốt lõi vẫn là nương đời để lo đạo và mong đem đạo giúp đời. Ti ền bối Trần Luyện nhận lời mời làm giáo sư môn Công Dân Giáo Dục còn tiền bối Lương Vĩnh Thuật hứa sẽ luôn cộng tác trong vai trò giúp ý kiến.
Với chức vụ Giám Đốc Dân Huấn Vụ, tiền bối Trần Văn Quế m ở được tám Ty Dân Huấn Vụ tại Hà Nội, Hải Phòng, Gia Lâm, Hà Đông, Hưng Yên, Kiến An, Quảng Yên, Hải Dương. Với nhiệm vụ Khâm Mạng Tòa Thánh Tây Ninh, tiền bối mở mười sáu thôn đạo ở tám địa phương kể trên. Nói chung là mở Dân Huấn Vụ ở đâu thì đồng thời cũng mở nhiều thôn đạo ở đó.
Năm 1949 do Thiên duyên đưa đẩy, tiền bối t ục huyền với cô Vũ Thị Đỉnh, trưởng nữ ông bà Vũ Văn Long và Nguyễn Thị Tuyết, nhà số 11 phố Hàng Gạo. Bà Vũ Thị Đỉnh thọ lễ nhập môn Cao Đài tại Tòa Khâm Mạng Hà Nội. Trong một lần hầu đàn do đồng tử Thiện Tài thủ cơ và pháp đàn là Thiên Tịnh (Huỳnh Công Khai), bà được Đức Mẹ Diêu Trì lâm đàn ban cho bài thi:
Đỉnh ái nữ danh nhu từ thuở,
Hữu duyên lành gặp gỡ đạo Cao,
Hôm nay chung sức với nào,
Quê xưa vị cũ làm sao phản hồi.
Sau đó tiền bối đư a con gái áp út Trần Thị Mai (Mè) ra cùng sống ở Hà Nội. Chị của Mai là Trần Thị Lang đã lấy chồng ở Sài Gòn.
bốn
Ở vào tuổi bốn lăm, bốn sáu, đã từng trải với gian truân nay được hài hòa trong nhiệm vụ khá thích hợp cả đời lẫn đạo, lại qua cơn khủng hoảng gia đình, nay tương đối có niềm an ủi mới, tiền bối Trần Văn Quế cố gắng dồn hết nhiệt tâm trong công việc đồng thời chăm lo cho cuộc sống gia đình.
Có điều tiền bối Trần Văn Quế linh cả m về việc chấp chánh của cựu hoàng Bảo Đại như không vững. Tiền bối hay nghe nhắc tới “bài phong đả thực”. Trong dân gian lại truyền nhau những câu nghe như sấm ký:
Con vua thì được làm vua,
Con sãi ở chùa thì quét lá đa.
Bao giờ dân nổi can qua,
Con vua thì lại trở ra quét chùa.
Năm 1951 thủ tướng Trần Văn Hữu nghe lời gièm pha về đường lối giáo dục của Dân Huấn Vụ nên bãi bỏ cơ quan nầy, tiền bối Trần Văn Qu ế mất chức giám đốc, không khỏi hụt hẫng. Việc đạo lại bị ganh tỵ, gây ra kiện tụng ở Tòa Thánh Tây Ninh nên tiền bối xin nghỉ luôn chức Khâm Mạng.
Lúc nầy tiền bối thấy rối rắm. Đời, đạo hai vai đều trút bỏ, hay đúng hơn là bị mất gánh. Bây giờ ở đâu? Làm gì để kiếm sống? Tiền bối suy nghĩ rất nhiều v ề cuộc nhân sinh và thấy rằng Ôn Như Nguyễn Gia Thiều thật là thâm thúy khi viết:
Cái quay búng sẵn trên trời,
Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm.
Rồi tiền bối nhẩm lại mấy câu thánh giáo của Đức Thánh Trần tại thánh tịnh Minh Kiến Đài vào xuân Kỷ Mão (1939):
Tay Tạo Hóa dày công un đúc,
Cõi dinh hoàn ra cuộc trò chơi.
Nấu nung chi cái loài người,
Cho thêm chọc nước khuấy trời lăng xăng.
Có thân phải lo ăn lo mặc,
Vì thân mà sanh ghét sanh thương.
Có thân thân phải đoạn trường,
Vì thân cam chịu trăm đường lao lung.
Nhưng thân còn đứng trong vũ trụ,
Nợ non sông chừ phú cho ai?
Oằn oằn nặng trĩu đôi vai,
Trả xong cái nợ râu mày cho xong.
Không thể lưu lại Hà N ội được nữa, tiền bối lo thu xếp, cho con gái nghỉ học, đưa cả gia đình vào Sài Gòn tạm tá túc ở nhà người em là Trần Văn Phùng.
Ti ền bối về Sài Gòn rồi lại được mời tham chính với chức vụ Bộ Trưởng Bộ Nghiên Cứu Và Cải Cách. Lần tham chính nầy trước hết là giải quyết miếng cơm manh áo. Đồng th ời trong chứ c năng, biết đâu sẽ nghiên cứu để cải cách tốt cho dân cho nước ở mặt chuyên bi ệt dân sinh. Sau nữa là có thời gian thu xếp chuyển đổi, tạo phương thế trở về với lý tưởng sở nguyện. Nghĩ thế, tiền bối vui vẻ ngày ngày đến làm vi ệc tại Nha Thanh Tra Lao Động ở đại lộ Gallieni, Sài Gòn.
Lúc n ầy hai tiền bối Lương Vĩnh Thuật và Trầ n Luyện cũng đã về Sài Gòn. Dường như có duyên gắn kết với nhau trong huynh đệ Cao Đài, nên lúc nào ba vị cũng trùng phùng. Tiền bối Trần Văn Quế mời tiền bối Trần Luyện gi ữ chức Công Cán Ủy Viên của Bộ, trông coi phần văn hóa. Còn tiền bối Lương Vĩnh Thuật luôn được tham khảo ý kiến, giúp đỡ kế sách.
Sau bảy tháng, cuối tháng Giêng 1952 Bộ Nghiên Cứu bị bãi bỏ. Tiền bối Trần Văn Qu ế lúc bấy giờ thự c sự lâm vào cảnh cơ cực, nay ở đậu chỗ nầy mai ở trọ chỗ kia. Biết tình cảnh ấy, gia đình bên vợ từ Hà Nội cho người vào Nam mang theo một số tiền giúp cho con gái và rể. Nhờ số ti ền nầy, tiền bối mua căn nhà số 1044 đường Hui Bon Hoa (Chú Hỏa). Về sau căn nhà nầy được lên hai tầng, chính là số 132 Lý Thái Tổ (quận 10). Quyết chí quên hẳn con đường tham chính mà trở về ngành giáo dục, tiền bối xin dạy học tại trường Sư Phạm mới tái lập tại trường Cao Thắng (trường Máy) số 65 Huỳnh Thúc Kháng, do ông Hồ Văn Huyên làm hiệu trưởng.
Năm 1953 bà Vũ Thị Đỉnh (kế thất) sinh được con trai, đặt tên Tr ần Vũ Bách. Đây là niềm an ủi lớn, tiền bối quyết tâm quên tất cả, chuyên tâm vào nghề giáo và viết sách, nuôi mộng lập nhà xuất bản Thanh Hương Tòng Thơ sau nầy.
Nă m 1961 tiền bối tham gia giảng dạy tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn rồi làm giảng sư môn Việt Sử tại Đại Học Vạn Hạnh. Niề m vui nghề nghiệp trở về với tâm hồn nhà giáo dục. Tiền bối chú tâm nhiều vào việc viết các loại sách giáo khoa, sách khảo cứu, sách triết lý tôn giáo, những bài ký sự và nhiều thể loại khác đăng trên các báo.
Song song với việc dạy học và viết sách, tiền bối Trần Văn Quế đã cùng với các bậc hướng đạo miền Trung như Thanh Long (Lương Vĩ nh Thuật), Bạ ch Hổ (Trần Quang Châu), Liên Hoa (Đ àm Thi) chăm lo việc thành lập Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài thay cho Cơ Quan Truyền Giáo do chính tiền bối làm Hội Trưởng.
Tháng 7 năm 1955 tiền bối cùng hai tiền bối Thanh Long Lương Vĩ nh Thuật và Trần Luyện sang Nhật dự Hội Nghị Tôn Giáo Thế Giới, có cả hai phái đoàn Cao Đài Tây Ninh và Phật Bửu Tự.
Từ đầu năm 1945, để đối phó việc Mỹ ném bom Đông Dương, trên Côn Đảo không thắp đèn đường, những chỗ bót canh tuy có đèn nhưng bị che bớt, chỉ giọi sáng một phần. Lại có tin đồn Nhật đảo chánh Pháp.
Đúng 9 giờ đêm ngày 9 tháng 3 năm 1945 người ta nghe một tiếng súng nổ trước thành săng đá (caserne des soldats). Sáng hôm sau lúc 10 giờ trên ba trăm binh sĩ Pháp và Miên bị dẫn xuống tàu binh Nhật đưa về Sài Gòn. Ngày hôm ấy (10 tháng 3 năm 1945) tất c ả các tù phạ m đều ở lại trong banh không được ra ngoài. Họ dáo dác, e dè rỉ tai nhau rằng trong đêm qua, chuẩn úy Goto của quân đội Nhật đã lật đổ người Pháp, đưa tham tá Lê Văn Tòa làm giám đốc quần đảo Côn Sơn. Tất cả các tù phạm đều cảm nhận một sự thay đổi sẽ đến với họ.
Tiền bối Trần Văn Quế và các bạn tù cũng thấy nôn nao trong lòng, không biết việc đến sẽ như thế nào. Vốn gắn bó với vô hình, mấy anh em rủ nhau lập đàn cơ để cầu biết sự thể, nhất là mong biết ngày anh em có thể được rời Côn Đảo. Đêm 17 tháng 6 âm lịch, cơ lên không xưng danh, chỉ cho biết: “Đêm kia trăng sáng cũng cỡ nầy.”
“Đêm kia” là đêm được về. “Trăng sáng cũng cỡ nầy” là đêm 17 mà không biết tháng nào. Người x ưa bảo rằng: “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoạ i”, bây giờ một ngày tù đợi trông mong ngóng lại còn gấp mấy cái thiên thu. Anh em cứ tin tưởng rằ ng 17 tháng 7 thế nào cũng được lệnh cho về. R ốt cuộc, mãi tới khuya ngày 24 tháng 8 năm 1945 mới có lệnh nhà binh Nhựt thả một trăm hai mươi bốn chính trị phạm ở Côn Đảo đưa về Sài Gòn.
Tiền bối Trần Văn Quế cảm thấy trong lòng xôn xao vì một tình huống mới. Về với đất liền, gặp bạn bè, gặp đồng đạo, gặp gia đình… Và một chút hoang mang về bổn phận với đất nước, dân tộc. Tiền bối nhìn biển đêm mênh mông, ngước lên vầng trăng đã chớm khuy ết đang treo trên bầu trời. Nhẩm tính thì đúng là đêm 17 tháng 7 âm lịch. Tự dư ng tiền b ối cả m thấy ấm lòng, trong tâm trí như đang có sự bình an. Tiền bối gật gù: “Chi chi cũng có Thầy.”
Chiều ngày 25 tháng 8, hai chiếc tàu cập bến Sài Gòn, các chính trị phạm được đưa về Tòa Đô Sảnh, sau đó tiền bối Trần Văn Quế và một số thân hữ u được ông Nguyễn Đăng Tời là người của trường Petrus Ký mời về văn phòng lúc bấy giờ đã dời về đường Calmette. Họ hội ngộ, thông báo cho nhau những tin tức hiện tại và cùng âu lo về những rối r ắm chưa biết sẽ ra sao. Tất cả mọi người đều nhất quyết là sáng hôm sau trở về nguyên quán.
Tiền bối Trần Văn Qu ế cùng anh Trần Văn Tồn đến nhà tiền bối Huỳnh Trung Tuất ở Chợ Đũi, người cố giao mấy chụ c năm trước, ngủ hai hôm. Tiền bối Trần Văn Quế nghe tin nhà, biết được con trai mình là Trần Đức Khâm đau nặng đang được mẹ bồng đến trú ngụ tại nhà người cậu ở Mỹ Ngãi, tổng Phong Thạnh, quận Cao Lãnh để lo thuốc thang. Lập tức tiền bối Trần Văn Quế xuống Cao Lãnh để gặp con.
Tấm thân tù tội vừ a thoát khỏi lao ngục đau lòng nhìn cảnh nhà nghèo túng, con đau tr ầm trọng, vợ gầy còm vì khổ ải qua bao ngày tháng. Tiền bối ôm con vào lòng mà nước mắ t chảy dài trên má. Chí nguyện lo đạo cứu đời bằng sức lực nào, bằng khả năng nào?
Toan lấp bể gọi hồn Tinh Vệ,
Tính dời non lập chí Ngu Công.
Hồn Tinh Vệ, chí Ngu Công cũng chẳng giải được cảnh nầy. Việc khổ thiết thân trước mắt, xoay xở sao đây?
Bồng đứa con trai vừa ba tuổi trên tay, tiền bối thấy nhẹ hẫng như ôm một con mèo. Bé Khâm đau ban châu (ban đỏ) chuyể n sang kiết l ỵ, sức đã kiệt nhưng cặp mắt vẫn long lanh, nhìn cha rất thắm thiết như bừng lên tình thâm huyết nhục.
Vận dụng hết mọi tính toan, tiền bối xoay xở từ đông y sang tây y nhưng không làm sao vượt được mệnh số ngặt nghèo. Suốt mười ba hôm thao thức bên giường với con, để rồi cuối cùng chính tiền bối đọc kinh siêu độ theo hơi thở lịm dần của đứa con thân yêu trên tay người cha khốn khổ.
Chôn cất con trai xong, tiền bối Trần Văn Quế đưa vợ và hai con gái về quê nhà ở làng Phước Long, quận Long Thành, tỉnh Biên Hòa.
Về với quê xư a làng cũ, tiền bối muốn quên hết tất cả, để tâm hồn được an dưỡng theo thời gian, để nguôi ngoai những đau thương mất mát và tạo sự ổn định ngõ hầu còn tính toan cho cuộc sống. Nhưng chính quyền địa phương biết hai anh em tiền bối là tù nhân trong nhóm Cao Đài, nên cho r ằng tiền bối có tư tưởng thân Nhật, chống kháng chiến. Vì v ậy tiền bối bị đặc biệt theo dõi. Lòng tiền bối không khỏi lo âu, khủng hoảng và than thầm: “Trời đất tuy rộng mà không có đất cho người lỡ vận dung thân.”
Tiếp đến tiền bối lại nhận được một công văn của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chánh tỉnh Biên Hòa với nội dung như sau: “Mời Giáo Sư Trần Văn Quế lên Ủy Ban Tỉnh có việc cần.”
Lời lẽ công văn vắn t ắt mà cương quyết, tiền bối Trần Văn Quế đoán lành ít dữ nhiều. Đang xao xuyến lo âu, bất ngờ hôm sau có xe hơi của Ủy Ban tỉnh Biên Hòa đưa một phái đoàn do tiền bối Trần Quang Nghiêm dẫn đầu ghé nhà mời Giáo Sư Trần Văn Quế lên tỉnh lỵ nhận chức Phó nhứt Chủ Tịch do nhân dân công cử. Phó nhì là đốc học Nguyễn Văn Liễu ở Tân Uyên, còn tiền bối Trần Quang Nghiêm là cố vấn cho Ủy Ban Tỉnh.
Thật vô cùng bất ngờ, việc xảy ra trái nghịch hoàn toàn với lo âu của tiền bối. Tuy nhận chức Phó nh ứt d ưới quyền của Chủ Tịch Hoàng Minh Châu nhưng tiền bối Trần Văn Quế chưa thực sự được tin dùng. Trong Ủy Ban Tỉnh có một nhân viên an ninh là cháu kêu tiền bối bằng cậu đã nói riêng với tiề n bối: “Cậu còn đương trong lúc chính trị vận. Vậy cậu chỉ lo làm việc thôi, đừng tính toan gì khác cả.”
Thật ra tinh thần yêu nước chống ngoại xâm chỉ là yếu tố cần, còn y ếu tố đủ đối với tiền b ối Trần Văn Quế không phải là đượ c một chân trong chính quyền, mà chỉ là trở về với tập thể huynh đệ Cao Đài. Nhưng dù sao thì hiện tình như vậy cũng tạm yên.
Tiền bối vui gặp Phan Định Công đang là chỉ huy lực lượng bộ đội tăng cường mi ền Nam. Công nguyên là tín đồ Cao Đài Cơ Quan Truyền Giáo Trung Việt. Tiền bối lại gặp Nguyễ n Khá là đạo hữu thánh thất Tam Quan trước kia. Ngoài ra có rất nhiều học trò cũ ở trường Petrus Ký cũng tham gia kháng chiến ở đây.
Làm việc tại Ủy Ban Tỉnh chưa đầy một tháng thì quân Pháp và quân Chà Chóp từ Sài Gòn lên tái chiếm tỉ nh lỵ Biên Hòa. Tất cả Ủy Ban Tỉnh đã lẳng lặng rút êm v ề quận Xuân Lộc trong một đêm. Tiền bối Trần Văn Quế không được gọi đ i theo với đoàn nên phải lén quay về Long Thành lánh thân, vì lẽ ti ền bối đối với quân Pháp vẫn là tên tù khổ sai hai mươi năm, nay lại choàng thêm chức Phó nhứt Chủ Tịch Ủy Ban Kháng Chiến.
Giai đoạn nầy quân Pháp bố ráp rất ác liệt, nên gia đình tiền bối ph ải di chuyển nhiều nơi vô cùng bất tiện. Tiền bối tìm nơi kín đáo để khỏi xê dịch. Đó là cù lao Cái Sình, chung quanh đầy sông nước. Trên cù lao có nhiều cây um tùm như cây đước, cây v ẹt, cây chà là, cây ô rô, cây bần… tạo thành một khu xanh um, khá ẩn khuất, tốt cho người ẩn thân nhưng lại khó khăn cho việc tiếp tế. Nước uống tạm có giếng đào, còn lương thực rất thiếu thố n nên cả nhà thường ăn khoai mài (hoài sơn) thế cơm. Vì vậy ai cũng thiếu dinh dưỡng và mắc bệnh sốt rét.
Để cứu vãn tình thế, tiền bối âm thầm đưa gia đình trở về nhà cũ. Nhưng lại bị quân Pháp tảo thanh, máy bay bắn phá vùng quê Long Thành nên tiền bối ti ếp t ục đi lánh nạn. Trong cảnh gian nan nầy tiền bối đành mất cô con gái út Trần Thị Cúc sinh thiếu tháng mất sức, quá ốm yếu. Vợ tiền bối cũng lâm bệnh sốt rét mà qua đời.
Trong tình cảnh quá bi đát, lại thêm có tin những người tù phạm được ân xá từ Côn Đả o nếu không trình di ện chính phủ Nam K ỳ Quốc của bác sĩ Nguyễn Văn Thinh sẽ bị thủ tiêu. Thế rồi tiền bối nh ận được tin nhắn của Chưởng Pháp Lê Kim Tỵ, gọi ghé chùa Minh Tân gặp gỡ, để tìm cách giải độ c với cò Bazin. Nhưng Bazin lợi dụng hoàn cảnh của tiền bối ép buộc làm gián điệp, bằng cách cấp cho một chứng nhận được tự do, với tư cách là một điềm chỉ viên.
Tiền bối Tr ần Văn Quế vừa bực tức vừa xót xa. Không lẽ chịu tù chịu tội, chịu gian nan để rồi trở thành Việt gian sao? Nghĩ như vậy nên tiền bối xé toạc tờ chứng nhận, và lòng nguyện rằng từ nay chỉ biết làm việc đạo mà thôi.
Biết trước sau gì cũng bị cò Bazin gây họa, tiền bối liền kín đáo lên Tòa Thánh Tây Ninh và ẩn thân tại Chiêu Hiền Viên.
ba
Chiêu Hiền Viên là một nhà trại lợp tranh ẩn khuất trong đám rừng chồi phía đông bắc Tòa Thánh Tây Ninh.
Ở đây tiền bối Trần Văn Quế gặp rất nhiều thành phần trong hàng ngũ chống Pháp, nhưng tuyệt nhiên không bao giờ tiền bối nói đến chính trị nữa.
Tiền bối hợp sức cùng một số anh em tổ chức các buổi học tập giáo lý. Vốn là một cựu giáo sư , tiền bối soạn bài có phương pháp, lại thêm phần đúc kết thành tài liệu học đạo. Tiền bối tổ chức những buổi gi ảng đặc sắc, un đúc tinh thần thương giống yêu nòi, nấu nung chí hướng lập công lập h ạnh để xây dựng nền tân tôn giáo của dòng giống Tiên Rồng.
Giai đoạn nầy, Tòa Thánh Tây Ninh đang hồi khởi sắc sau khi tiền bối Hộ Pháp Phạm Công Tắc từ đảo Madagascar đã trở về. Cựu hoàng Bảo Đại ở Hương Cảng phái hai đặc sứ Đinh Xuân Quảng và Phan Quang Đán về nước, đến Tòa Thánh vậ n động tiền b ối Phạm Hộ Pháp ủng hộ cựu hoàng tái chấp chính. Nhân tiện hai đặc sứ có đến Chiêu Hiền Viên dự thính buổi thuyết giảng của tiền bối Trần Văn Quế.
Trong buổi gặp gỡ chuyện trò, bác sĩ Phan Quang Đán rất tâm đắc về nhân cách và tâm hướng của tiền bối. Khi trở qua Hương Cảng, bác sĩ Đán tâu với cự u hoàng về một con người đáng được chiêu dụng. Đó là lý do sau này ti ền bối được cựu hoàng mời sang Hương Cảng hai lần với tư cách là nhân sĩ Cao Đài.
Năm 1948 cựu hoàng Bảo Đại về Hà Nội lập chính phủ lâm thời, mời thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ Tướng, bác sĩ Phan Quang Đ án làm Bộ Trưởng Thông Tin, Báo Chí và Tuyên Truyền. Bác sĩ Phan Quang Đán đã mời tiền bối Trần Văn Quế ra Hà Nội l ập cơ quan Dân Huấn Vụ (cours d’éducation civique) trực thuộc Bộ Thông Tin.
Tuy đã quyết không tham chính như ng tư tưởng của tiền bối là tư tưởng “Nam quốc sơn hà nam đế cư”, lại thêm có sự thúc giục nhi ều lần, tiền bối bị chi phối bởi nghĩa trọng quân thần nên đành vâng ý. Hơn nữa nhiệm vụ của Dân Huấn Vụ là dạy dân cho đáng ra dân. Lại thêm tiền bối Hộ Pháp Phạm Công Tắc cũng ủng hộ việc tham gia nầy đồng thời phong cho tiền bối chức Khâm Mạng Bắc Tông Đạo thay mặt Tòa Thánh Tây Ninh mở đạo tại Bắc Hà.
Khi thực sự nhận việc t ại Hà Nội, tiền bối rất vui gặp lại hai vị hướng đạo miền Trung là tiền bối Thanh Long Lương Vĩnh Thuật và tiền bối Trần Luyện. Vốn là bạn cố giao đã từ ng gặp gỡ ở thánh thất Cầu Kho, thánh tịnh Đại Thanh, và thánh tịnh Minh Kiến Đài, cả ba đã trao đổi với nhau nhiều việc mà cốt lõi vẫn là nương đời để lo đạo và mong đem đạo giúp đời. Ti ền bối Trần Luyện nhận lời mời làm giáo sư môn Công Dân Giáo Dục còn tiền bối Lương Vĩnh Thuật hứa sẽ luôn cộng tác trong vai trò giúp ý kiến.
Với chức vụ Giám Đốc Dân Huấn Vụ, tiền bối Trần Văn Quế m ở được tám Ty Dân Huấn Vụ tại Hà Nội, Hải Phòng, Gia Lâm, Hà Đông, Hưng Yên, Kiến An, Quảng Yên, Hải Dương. Với nhiệm vụ Khâm Mạng Tòa Thánh Tây Ninh, tiền bối mở mười sáu thôn đạo ở tám địa phương kể trên. Nói chung là mở Dân Huấn Vụ ở đâu thì đồng thời cũng mở nhiều thôn đạo ở đó.
Năm 1949 do Thiên duyên đưa đẩy, tiền bối t ục huyền với cô Vũ Thị Đỉnh, trưởng nữ ông bà Vũ Văn Long và Nguyễn Thị Tuyết, nhà số 11 phố Hàng Gạo. Bà Vũ Thị Đỉnh thọ lễ nhập môn Cao Đài tại Tòa Khâm Mạng Hà Nội. Trong một lần hầu đàn do đồng tử Thiện Tài thủ cơ và pháp đàn là Thiên Tịnh (Huỳnh Công Khai), bà được Đức Mẹ Diêu Trì lâm đàn ban cho bài thi:
Đỉnh ái nữ danh nhu từ thuở,
Hữu duyên lành gặp gỡ đạo Cao,
Hôm nay chung sức với nào,
Quê xưa vị cũ làm sao phản hồi.
Sau đó tiền bối đư a con gái áp út Trần Thị Mai (Mè) ra cùng sống ở Hà Nội. Chị của Mai là Trần Thị Lang đã lấy chồng ở Sài Gòn.
bốn
Ở vào tuổi bốn lăm, bốn sáu, đã từng trải với gian truân nay được hài hòa trong nhiệm vụ khá thích hợp cả đời lẫn đạo, lại qua cơn khủng hoảng gia đình, nay tương đối có niềm an ủi mới, tiền bối Trần Văn Quế cố gắng dồn hết nhiệt tâm trong công việc đồng thời chăm lo cho cuộc sống gia đình.
Có điều tiền bối Trần Văn Quế linh cả m về việc chấp chánh của cựu hoàng Bảo Đại như không vững. Tiền bối hay nghe nhắc tới “bài phong đả thực”. Trong dân gian lại truyền nhau những câu nghe như sấm ký:
Con vua thì được làm vua,
Con sãi ở chùa thì quét lá đa.
Bao giờ dân nổi can qua,
Con vua thì lại trở ra quét chùa.
Năm 1951 thủ tướng Trần Văn Hữu nghe lời gièm pha về đường lối giáo dục của Dân Huấn Vụ nên bãi bỏ cơ quan nầy, tiền bối Trần Văn Qu ế mất chức giám đốc, không khỏi hụt hẫng. Việc đạo lại bị ganh tỵ, gây ra kiện tụng ở Tòa Thánh Tây Ninh nên tiền bối xin nghỉ luôn chức Khâm Mạng.
Lúc nầy tiền bối thấy rối rắm. Đời, đạo hai vai đều trút bỏ, hay đúng hơn là bị mất gánh. Bây giờ ở đâu? Làm gì để kiếm sống? Tiền bối suy nghĩ rất nhiều v ề cuộc nhân sinh và thấy rằng Ôn Như Nguyễn Gia Thiều thật là thâm thúy khi viết:
Cái quay búng sẵn trên trời,
Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm.
Rồi tiền bối nhẩm lại mấy câu thánh giáo của Đức Thánh Trần tại thánh tịnh Minh Kiến Đài vào xuân Kỷ Mão (1939):
Tay Tạo Hóa dày công un đúc,
Cõi dinh hoàn ra cuộc trò chơi.
Nấu nung chi cái loài người,
Cho thêm chọc nước khuấy trời lăng xăng.
Có thân phải lo ăn lo mặc,
Vì thân mà sanh ghét sanh thương.
Có thân thân phải đoạn trường,
Vì thân cam chịu trăm đường lao lung.
Nhưng thân còn đứng trong vũ trụ,
Nợ non sông chừ phú cho ai?
Oằn oằn nặng trĩu đôi vai,
Trả xong cái nợ râu mày cho xong.
Không thể lưu lại Hà N ội được nữa, tiền bối lo thu xếp, cho con gái nghỉ học, đưa cả gia đình vào Sài Gòn tạm tá túc ở nhà người em là Trần Văn Phùng.
Ti ền bối về Sài Gòn rồi lại được mời tham chính với chức vụ Bộ Trưởng Bộ Nghiên Cứu Và Cải Cách. Lần tham chính nầy trước hết là giải quyết miếng cơm manh áo. Đồng th ời trong chứ c năng, biết đâu sẽ nghiên cứu để cải cách tốt cho dân cho nước ở mặt chuyên bi ệt dân sinh. Sau nữa là có thời gian thu xếp chuyển đổi, tạo phương thế trở về với lý tưởng sở nguyện. Nghĩ thế, tiền bối vui vẻ ngày ngày đến làm vi ệc tại Nha Thanh Tra Lao Động ở đại lộ Gallieni, Sài Gòn.
Lúc n ầy hai tiền bối Lương Vĩnh Thuật và Trầ n Luyện cũng đã về Sài Gòn. Dường như có duyên gắn kết với nhau trong huynh đệ Cao Đài, nên lúc nào ba vị cũng trùng phùng. Tiền bối Trần Văn Quế mời tiền bối Trần Luyện gi ữ chức Công Cán Ủy Viên của Bộ, trông coi phần văn hóa. Còn tiền bối Lương Vĩnh Thuật luôn được tham khảo ý kiến, giúp đỡ kế sách.
Sau bảy tháng, cuối tháng Giêng 1952 Bộ Nghiên Cứu bị bãi bỏ. Tiền bối Trần Văn Qu ế lúc bấy giờ thự c sự lâm vào cảnh cơ cực, nay ở đậu chỗ nầy mai ở trọ chỗ kia. Biết tình cảnh ấy, gia đình bên vợ từ Hà Nội cho người vào Nam mang theo một số tiền giúp cho con gái và rể. Nhờ số ti ền nầy, tiền bối mua căn nhà số 1044 đường Hui Bon Hoa (Chú Hỏa). Về sau căn nhà nầy được lên hai tầng, chính là số 132 Lý Thái Tổ (quận 10). Quyết chí quên hẳn con đường tham chính mà trở về ngành giáo dục, tiền bối xin dạy học tại trường Sư Phạm mới tái lập tại trường Cao Thắng (trường Máy) số 65 Huỳnh Thúc Kháng, do ông Hồ Văn Huyên làm hiệu trưởng.
Năm 1953 bà Vũ Thị Đỉnh (kế thất) sinh được con trai, đặt tên Tr ần Vũ Bách. Đây là niềm an ủi lớn, tiền bối quyết tâm quên tất cả, chuyên tâm vào nghề giáo và viết sách, nuôi mộng lập nhà xuất bản Thanh Hương Tòng Thơ sau nầy.
Nă m 1961 tiền bối tham gia giảng dạy tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn rồi làm giảng sư môn Việt Sử tại Đại Học Vạn Hạnh. Niề m vui nghề nghiệp trở về với tâm hồn nhà giáo dục. Tiền bối chú tâm nhiều vào việc viết các loại sách giáo khoa, sách khảo cứu, sách triết lý tôn giáo, những bài ký sự và nhiều thể loại khác đăng trên các báo.
Song song với việc dạy học và viết sách, tiền bối Trần Văn Quế đã cùng với các bậc hướng đạo miền Trung như Thanh Long (Lương Vĩ nh Thuật), Bạ ch Hổ (Trần Quang Châu), Liên Hoa (Đ àm Thi) chăm lo việc thành lập Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài thay cho Cơ Quan Truyền Giáo do chính tiền bối làm Hội Trưởng.
Tháng 7 năm 1955 tiền bối cùng hai tiền bối Thanh Long Lương Vĩ nh Thuật và Trần Luyện sang Nhật dự Hội Nghị Tôn Giáo Thế Giới, có cả hai phái đoàn Cao Đài Tây Ninh và Phật Bửu Tự.
(Trích "Hương quế cho đời" - Phạm Văn Liêm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét