Đại Đạo tạo con đò cứu khổ, Hướng đạo cần tự độ, độ tha. Năm chi bảy phái hiệp hòa, Trương cờ Đại Đạo xây tòa vạn linh.

LỜI GIAO CẢM

LỜI GIAO CẢM
(Kích vào hình ảnh để xem tiếp lời giao cảm)
  Xin chân thành cảm ơn quý huynh, tỷ, đệ, muội và quý độc giả đã ghé thăm NGÔI NHÀ ĐẠI ĐẠO

Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2021

Thiêng liêng mở lối đăng trình


(Trích trong "Hương quế cho đời"- Phạm Văn Liêm)
một


Một buổi chiều, sau giờ tan học, ở trường Petrus Ký về, tiền bối Trần Văn Quế được Thượng Giáo Sư Lê Văn Sanh cho biết sẽ có đàn cơ tại nhà tiền bối Vương Quan Kỳ vào đêm đó. Nhân có người anh là Trần Văn Tồn từ Long Thành vào, tiền bối sắp đặt cho hai anh em cùng đế n nhà Vương tiền bối ở đường La Grandière để hầu đàn.

Biết đàn cơ thường thiết lập vào nử a khuya nên hai anh em thong thả, 9 giờ mới đến nơi. Đàn cơ lập trên lầu một. Nhờ mặc đạo phục nên hai anh em không bị người gác cửa cản trở. Trên lầu mọi người đã xả đàn, đang ra ngoài sân thượng đàm luận về bài thơ của Lý Đại Tiên vừa giáng cơ:

Nhứt bôi mỹ tửu sướng tình hoài,
Bá vạn thi từ vân vụ khai,
Thân thử trích tiên thiên địa động,
Nhàn lai hứng cảnh lạc vô nhai.

Ai ai cũng có vẻ khinh khoái về những vần thơ tiên, nói cười rất an hòa tự t ại. Hai anh em tiền bối Trần Văn Quế bước vào chào h ỏi và biết được đàn cơ n ầy do Giáo Sư Ngô Tường Vân và cụ Phán Nguyễn Văn Đức cùng phò loan. Hai vị đang chuẩn bị mười lăm phút sau tái cầu.

Anh em tiề n bối được mời vào đàn trung cùng hầu đàn. Tiền bối cảm thấy lòng hơi nôn nao với không khí của buổi cầu tiên. Một chiếc cầu tâm linh đang bắc nhịp giữa hữu và vô.

Đàn tái cầu, cơ lên, Đức Lữ Tổ giáng cho tiền bối Quế một bài tứ tuyệt:

Đại căn nguyên kiết tự tiền thân,
Nhân quả tạo thành hảo phước nhân,
Chấp nhứt thiện tâm hành chánh đạo,
Hà ưu hậu nhựt bất triêm ân?

Thi hứa Quế
Ngã Lữ Thuần Dương


Tuy đã có tiếp xúc với cầu cơ hồi còn đi học ở Hà Nội, nhưng là cơ ma. Nay với đàn cơ nầy, tiền bối Trần Văn Quế như đang được mở ra một con đường thiêng liêng vừa huyền nhiệm vừa gần gũi.

Nội dung bài thơ của Đức Lữ Tổ như trả lời về tâm nguyện của tiền bối Trần Văn Quế đã thầm khấn trước đó: “Trời Phật hiển linh trợ sứ c cho việc dạy dỗ học trò được tốt đẹp, gây được sự chăm học, vâng lời của học sinh, biết tuân theo sự hướng dẫn đường ngay nẻo thật.” Tiền bối nghiệm ý về sự trả lời ở câu chót của bài thi: “Hà ưu hậu nhựt bất triêm ân.”


Kỳ đàn kế ti ếp sau đó không lâu do đồng tử của bác sĩ Trương Kế An (1899-1983). Tiền bối Trần Văn Quế cũng được thông báo đến hầu. Lần nầy Đức Chí Tôn giáng đàn dạy nhiều việc. Tiền bối được Đức Chí Tôn dạy: “Quế! Nếu Thầy không cho chư Thần theo dắt con trở lại thì con đã đi l ạc hướng rồi. Bây giờ con nghĩ sao? Ráng nhứt tâm sau sẽ thọ lịnh.”


Tiền bối Trần Văn Quế từ đó luôn mong ước được hầu đàn cơ. Nó như có sức thu hút trên đường tìm cầu chân lý. Đàn cơ tại Linh Quang Tự ở Hanh Thông Tây thuộc chi Minh Sư do Đức Thái Lão Trần Đạo Quang (1870-1946) lập. Tiền bối đến dự và được Ơn Trên giáng cho bài thi:

Đại Đạo bất ly mạc viễn cầu,
Tam Kỳ cứu khổ giải tù lao,
Tâm trung ư ngoại thành như nhứt,
Cố thị tương phùng đắc đạo Cao.


Càng say sưa với cơ tiên bút thánh, tiền bối càng chuyên tâm nghiên cứu giáo lý, viết bài bằng tiếng Pháp gửi đăng nguyệt san La Revue Caodaïste. Bài đầu tiên có nhan đề De l’existence de Dieu. Với bài nầy tiền bối được chủ bút Nguy ễn Trung Hậu tặng cho bút danh Tiễn Giác. Từ đó tiền bối Trần Văn Quế được mời viết bài thường xuyên và được mời đăng đàn giảng đạo nhiều nơi.


Rồi ti ền bối được tham gia phái đoàn đại diện thánh thất Cầu Kho vào Hội Đồng Nghị Sự do Thái Chánh Phối Sư Nguyễn Ngọc Thơ (1873-1950) làm chủ tịch. Hội Đồng nầy đại diện cho toàn thể Đại Đạo Tam Kỳ Ph ổ Độ, nhóm thường lệ tại tư gia ti ền bối Thơ ở đường Paul Blanchy, cũng có khi nhóm tại Tòa Thánh Tây Ninh.

Tòa Thánh Tây Ninh b ấy giờ chỉ mới cất tạm bằng cây ván, mái lợp tôn. Khi đến dự họp ở đây, tiền bối Trần Văn Quế hân hạnh tiếp xúc với các bậc đại thiên phong như các tiền bối Lê Văn Trung (1876-1934), Lê Văn Lịch (1890-1947), Lê Bá Trang (1878-1936), Cao Quỳnh Cư (1888-1929), Phạm Công Tắc (1890-1959), Cao Quỳnh Diêu (1884 -1958), Nguyễn Trung Hậu (1892-1961), Trương Hữu Đức (1890-1976), v.v…

Đến với Tòa Thánh Tây Ninh là đến với Tổ Đình của đạo Cao Đài, tiền bối thấy được cái cao trọng lớn lao của nền đạo, thấy được sứ mạng Kỳ Ba trên đất nước mấy ngàn nă m văn hi ến, thấ y được tinh thần hòa hợp Đông Tây kim cổ. Tuy chỉ là một dải non sông bé nhỏ đang bị ngoại bang thống trị nhưng Việt Nam được ân trao mối đạo Trời vô cùng vinh diệu. Tiền bối cả m thấy dường như mình đang chung gánh đạo đời, chung tay sứ mạng.



hai



Tiền bối Trần Văn Quế tiếp cận với Tòa Thánh Tây Ninh b ằng tất c ả lòng nhiệt huy ết, cả ý chí quyết vươn tới. Nhưng cơ đạo lúc nầy lại lâm vào giai đoạn biến động, phân chi rẽ phái.


Trước hết là tiền bối Ngô Văn Chiêu (1878-1932), người Anh Cả của nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ không nhận phẩ m vị Giáo Tông, âm thầm tách khỏi cơ phổ độ vào cuối năm 1926, rồ i về Cần Thơ chuyên tu theo tâm pháp vô vi. Nơi đây lần hồi hình thành chi Chiếu Minh.


Đến năm 1927 Thượng Giáo Hữu Nguyễn Hữu Chính (1890-1946) l ập đàn phù cơ thỉnh tiên ngoài bộ phận Hiệp Thiên Đài, vì vậy Tòa Thánh có biện pháp kỷ luật. Giáo Hữu Chính bèn v ề làng Mỹ Phướ c Tây thuộc quận Cai Lậy lập thánh tịnh Thiên Thai (phái Tiên Thiên).


R ồi ngay gi ữa hàng chức sắc cao c ấp tại Tòa Thánh nảy sinh bất đồng, nghi kỵ nhiều khoả n, nhất là về tài chánh. Sau nhiều l ần có ý kiến can ngăn mà vô hiệu, Thái Phối Sư Nguyễn Văn Ca (1875-1956) và một số lớn chứ c sắc bao gồm thành phần trí thức thuộc thánh thất Cầu Kho đồng loạt rút lui. Thế rồi các chức sắc nầy được bác sĩ Trương Kế An (1899-1983) vận động kết hợp thành Hội Thánh Minh Chơn Lý với Tòa Thánh Định Tường tại Cầu Vĩ, Mỹ Tho, vào năm Tân Mùi (1931). Hội Thánh nầy gồm đủ chức sắc của hai đài hữu hình.


Về Hiệp Thiên Đài, chưởng quản do Thiên Sư Nguyễn Hữu Phùng (1877-1940), người làng Mỹ Phước, quận Châu Thành, tỉnh Long Xuyên, vốn là một đông y sĩ lại giỏi nghề phù thủy. Bộ phận phò loan gồm có hai đồng tử Chơn Tâm (Nguyễn Hữu Thận, 15 tuổi) và Tường Khánh (Nguy ễn Hữu Ki ển, 17 tuổi). Hai đồng tử nầy là con của bà Võ Thị Chỉnh (1892-1930). Tiền bối Võ Thị Chỉnh rất mộ đạo và thông hiểu đạo. Sau khi nhập môn Cao Đài rồi bà về độ c ả gia đình bên chồng nhập môn. Võ tiền bối quy thiên, đắc vị Thể Liên Tiên Nữ tại Diêu Trì Cung. Bài kinh sám hối “Quỷ lụ c dục thất tình cám dỗ…” do Đức Thể Liên Tiên Nữ ban cho.


Về Cửu Trùng Đài, Đức Chí Tôn giáng cơ ban ơn Thái Lão Sư Trần Đạo Quang vẫn giữ nguyên phẩm Ngọc Chưởng Pháp mà tiền bối đã thọ phong trước đây. Thái Phối Sư Nguyễn Văn Ca thăng lên Thái Đầu Sư, thánh danh là Thái Ca Nhựt, Chưởng quản Cửu Trùng Đài. Tiền bối Trần Nguyên Lượng (1877-1968) được phong Th ượng Đầu Sư như ng chưa dám nhận. Tiền bối Nguyễn Văn Kiên được phong Ngọc Đầu Sư.


Các vị đại Thiên phong kể trên đều được ban ơn mỗi vị một bài thơ tứ tuyệt.


Cấp Chánh Phối Sư có ba vị: Thái Chánh Phối Sư Phạm Văn Nhơn (Rạch Giá); Thượng Chánh Phối Sư Đoàn Văn Bản; Ng ọc Chánh Phối Sư Nguyễn Văn Chiêu (Hội Đồng Địa Hạt Tân An).


Cấp Phối Sư được điểm danh chung qua một bài tứ tuyệt:



KỲ, VỊ công lao nghĩ có dư,
MINH, TƯỜNG tua giữ chữ vô tư.
LƯỢNG, NGHIÊM, AN, THIỆU, ĐÂY nên thưởng, Sắc chỉ phong rành chức Phối Sư.


Chín vị được điểm danh trong bài thi trên là: Vương Quan Kỳ (Sài Gòn), Lê Văn Vị (đông y sĩ, Rạch Giá), Trần Quang Minh (thông phán, Sài Gòn), Võ Văn Tường (thông ngôn, Sài Gòn), Trần Nguyên Lượng, Trần Quang Nghiêm (trưởng tòa, Sài Gòn), Tr ương Kế An (bác sĩ, Bạc Liêu), Phan Văn Thi ệu (điền chủ, Phước Long, Bạc Liêu), và Nguyễn Văn Đây (Ký Đây).


Cấp Giáo Sư cũng được điểm danh qua một bài thi:


QUẾ nếm mùi rồi quế chẳng phai,
Công KHANH đâu ví chức Cao Đài,
Lên non đến ĐẢNH xem thêm đẹp,
Phong chức Giáo Sư thật chẳng sai.


Ba vị được điểm danh trong bài thi trên là: Ng ọc Giáo Sư Trần Văn Quế, Thượng Giáo Sư Khanh (Phán Khanh, Sa Đéc), Thái Giáo Sư Nguyễn Văn Đảnh (Phán Đảnh, Long Xuyên).



Tiền bối Trần Văn Quế nghiệm lại điềm chiêm bao đã thấy trước đó hai hôm ở Sài Gòn. Ti ền bối mơ thấy mình đến dưới chân một hòn thổ sơn, trên ấy có một người vẫy tay gọi hãy lên trên đảnh núi xem cảnh chùa. Đi ềm mộng nầy ứng hợp phẩm Ngọc Giáo Sư mà Đức Chí Tôn ban phong cho tiền bối.



Cấp Giáo Hữu được phong đều là người thánh thất Cầu Kho, gồm có: Thượng Giáo Hữu Trần Văn Tân (nhà giáo); Thái Giáo Hữu Phan Văn Hòa; Ngọc Giáo Hữu Lương

Văn Bồi; Ngọc Giáo Hữu Nguyễn Văn Phùng (1893-1961, sếp ga đườ ng sắt Sài Gòn); Thượng Giáo Hữu Mới (đốc phủ); Ngọc Giáo Hữu Thọ (đốc phủ); Ngọc Giáo Hữu Đối (thông phán); Ngọc Giáo Hữu Phan Trường Mạnh (1895-1967).



Sau khi hình thành, Tòa Thánh Định Tườ ng quy tụ nhiều chức sắc cao tr ọng, nên sinh hoạt đạo phát triển mạnh. Các cuộc lễ An Thiên Đại Hội, lễ phong thánh rất đông đảo tín đồ tham dự. Tại đây Ơn Trên đã ban cho nhiều kinh, nhiều thánh giáo nh ư: Tu Chơn Thi ệp Quyết, Chánh Tà Yếu Lý, Chánh Giáo Thánh Truyền, Giác Mê Khải Ngộ, mười bốn bài kinh nhật tụng bằng chữ quốc ngữ, hai bài Thượng Nguơn Phú, Hạ Nguơn Phú, v.v…



Minh Chơn Lý trở thành một phong trào mạnh mẽ lan rộng khắp cả Tam Giang (Tiền, Trung, Hậu) . Nhi ều nơi lập thánh th ất theo hệ thống Minh Chơn Lý. Ở làng Phước Long (quận Long Thành, tỉnh Biên Hòa), quê h ương của tiền bối Trần Văn Quế có thánh thất Phước Hiệp thuộc hệ thống Minh Chơn Lý.



Sau ba năm Hội Thánh Minh Chơn Lý chuyển hướng, canh cải theo cơ bút của Thiên S ư Nguyễn Hữu Phùng (1877- 1940). Minh Chơn Lý hoàn toàn đi ra ngoài Pháp Chánh Truyền, không thờ Thiên Nhãn mà thờ trái tim và Thập Ngũ Linh Đăng. Các nghi thức lễ bái, phẩm phục không hề giống bất cứ một phái Cao Đài nào. Lại thêm một vài nghi thức xa l ạ như khi vào bửu điện thì đến bàn thờ Hộ Pháp quỵ một gối, chấm nước thánh, rồi lấy dấu như bên Công Giáo. Báo Đuốc Chơn Lý ra đời làm diễn đàn cho tất cả những canh cải ấy, và công kích Tòa Thánh Tây Ninh quá nhiều.

Trước tình hình đó các chức sắc lại quay về thánh sở cũ. Chức sắc thánh thất Cầu Kho trở về C ầu Kho, chức sắc Hậu Giang về với Minh Chơn Đạo. Tiền bối Nguyễn Văn Kiên về Tân An lập nhóm tu học Chơn Lý Tầm Nguyên, Nguyên Nguyên Bản Bản. Tiền bối Trần Nguyên Lượng (Thượng Đầu Sư) chuyên về nghiên cứu Thông Thiên Học (Théosophie).


ba


Giáo Hữ u Nguyễn Hữu Chính (1890-1944) khi rời Tòa Thánh Tây Ninh về làng Mỹ Phước Tây (quận Cai Lậy) lập thánh tịnh Thiên Thai, phát triển mạ nh khắp cả Tam Giang. Buổi đầu Giáo Hữu Chỉnh có hợp sức với Phối Sư Thái Ca Thanh ở Minh Chơn Lý lo việc phổ độ, nhưng sau bất đồng với Thiên Sư Nguyễn Hữ u Phùng nên chỉ chăm lo cho thánh tịnh Thiên Thai ở Cai Lậy, tiến đến thành lập phái Tiên Thiên. (Trước khi có Tây Ninh, nhữ ng vị thuộc Tiên Thiên đã tiếp nhận ân điển Đại Đạo từ Láng Biển rồi.)



Tiên Thiên đã tạo ra một sắc thái riêng không giống Tây Ninh, cũng không giống Mỹ Tho (Minh Chơn Lý). Giáo phẩm thì có Thất Thánh, Thất Hi ền. Thánh sở gọi là thánh tịnh. Thoạt đầu Hội Thánh Tiên Thiên có bảy mươi hai thánh tịnh, đến nay đã phát triển nhiều hơn. Có thánh tịnh xây một đài cao gọi là lư bồng. Tòa Thánh Châu

Minh đặt tạ i Sóc Sãi (Bến Tre). Chức sắc Tiên Thiên đều phải trường trai tuyệt dục và có một chuỗi châu mười tám hạt dùng để luyện châu. Ngoài ra còn luyện một số bửu bối khác.



Cơ bút rất thịnh hành. Mỗi thánh tịnh thường có một cặp đồng tử và các cặp phò loan phụ tá. Có thể nói hoạt động của phái Tiên Thiên lúc ấy rất hào hứng, tập trung được rất nhiều nhân vật tên tuổi như Thái Chưởng Pháp Phan Văn Tòng (1881-1945), Thượng Chưởng Pháp Nguyễn Hữu Chính (1890-1944), Ngọc Chưởng Pháp Nguyễn Thế Hiển (1886-1943), Th ượng Chưởng Pháp Lê Kim Tỵ (1893-1948), Thái Đầu Sư Trần Lợi (1879-1946), Thượng Đầu Sư Nguyễn Bửu Tài (1882-1958), và Ngọc Đầu Sư Nguyễn Tấn Hoài (1881-1949). Đó là Thất Thánh.



Ngoài ra còn có Thất Hiền gồm các nhân vật tai mắt như Lê Thành Thân, Nguyễn Phú Thứ, Lâm Quang Tỷ, Đoàn Văn Chiêu, Phan Lương Hiền, Trương Như Mậu, Phan Bá Phước.



Một s ố chức sắc Cầu Kho vào thời điểm đó cũng bị cuốn hút về Tiên Thiên nhưng về sau nhậ n thấy các đàn cơ hoạt động quá sôi nổi nên có phần e ngại.



Riêng tiền bối Trần Văn Quế vẫn chăm lo hành đạo tại Cầu Kho không lưu tâm đến phái Tiên Thiên. Một hôm có người đến trao cho tiền bối một thánh lệnh, dạy đến hầu đàn tại thánh tịnh Bồng Lai (Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương). Nghĩ rằng cơ bút đang bị lạm dụng nên tiền bối không đi.


Vài hôm sau lại có lệnh gọi qua cơ bút ở Bồng Lai:



QUẾ chưa rõ lời Già phán đoán
Gặp ngọc lành ngao ngán đường gai
Khá tua đến viếng đôi ngày
An bề bát nhã ngọc đài thầy ban.

Tiền bối nhớ lại trước đây được điểm danh tại Cao Thiên Đàn (Rạch Giá):


QUẾ minh chơn đạo cầm cân
Chen chân cửa Phật vững thân cậy nhờ.


Và rồi tiền bối nằm mơ thấy mình đến một ngôi nhà ngói lớn rộng ở gần mé sông. Bước vào nhà thấy có nhiều cụ lớn tuổi, khăn áo chỉnh t ề ngồi hai bên chiếc bàn dài dự tiệc. Tiệc gần mãn, nhưng vẫn còn phần cỗ bàn dọn sẵn. Chủ nhà dáng người phốp pháp, râu dài, đến nói với tiền bối: “Mời ông nhập tiệc. Ông đi trễ thì phải cố gắng mà ăn cho kịp người ta.” Tứ c thì tiền bối bỏ đũa xuống, lấy hai tay hốt thức ăn bỏ vào miệng ngốn.


Với điềm chiêm bao nầy và lời thánh giáo khi trước, tiền bối mặc dù dè dặt vẫn quyết định đến hầu đàn tại Bồng Lai để tùy nghi phân định.


Rất lạ lùng, hôm đến Bồng Lai, tiền bối gặp y như trong giấc mộng, ngôi nhà ngói lớn rộng ở gần mé sông, cảnh dọn tiệc. Cũng có ông chủ nhà phốp pháp, râu dài bạc phơ…


Đến gi ờ hầu đàn, Đức Chí Tôn lâm cơ, tiền bối Lê Kim Tỵ trình: “Bạch Thầy, nay có Ngọc Quế Thanh đến hầu lịnh. Xin Thầy ban phận sự cho Ngọc Quế Thanh.”


Ngọn cơ viết: “Đạo của Thầy ngày hôm nay đã mở rộng cửa để người hiền nhân quân tử tự do quan sát rồi dự vào. Con mắt phàm thấy sao đặng Thiêng Liêng cao thấp. Vậy từ nay con đừng như thế nữa.”


Khi ra đàn, tiền bối Lê Kim Tỵ đến dặn tiền bối Trần Văn Qu ế: “Sáng mai ông về, hãy đến Trước Ti ết Tàng Thơ tìm ông chủ tịnh Trương Duy Toản bảo rằng tôi giới thiệu ông.”



Mặc dù không hiểu việc giới thiệu nầy như thế nào, tiền bối v ẫn y lời đến Trước Tiết Tàng Thơ tại Đồng Ông Cộ trong vườn cao su sau dinh chủ tỉnh Gia Định. Ông chủ tịnh Trương Duy Toản ân cần tiếp đón, và mời tiền bối đến hầu đàn kỳ tới.



Tiền bối y lời, được Ơn Trên thâu nhận. Từ đó tiền bối tu theo Tiên Thiên. Được một thời gian ông chủ tịnh cho tiền bối xem bài thánh giáo trường thiên điể m danh ba trăm vị chư a lần nào đặt chân đến Trước Tiết Tàng Thơ, trong đó có tên tiền bối:


QUẾ, đơn quế nổi trôi bến tục...


Và một đoạn thánh giáo vừa tiếp trong ngày 26 tháng 3 Quý Dậu (1933).


“Toản, tối nay con cho QUẾ hầu đàn đặng Thầy dạy việc cho nó. Sau nó s ẽ giúp con tại Tàng Thơ. Con phải cắt nghĩa cho nó hiểu về Thiên Đạo, cho nó hết hoài nghi. Kẻo nó tưởng đâu các con làm quốc sự, nên nó lưỡng lự mà chậm trễ bước đường đạo của Thầy.”


Tiếp theo, đêm đó Thầy giáng đàn dạy:



“Ngọc Hoàng Thượng Đế appelé CAO ĐÀI.

“Mes enfants,

“QUẾ, écoute, mon enfant. Le monde est appelé à être détruit. Tu verras bientôt les événements arriver. La guerre éclatera et les nations civilisées qui possèdent des engins de mort, cherchent, par tous les moyens, à s’en servir pour s’entretuer. Toi et les frères, vous êtes appelés

à diffuser ma haute doctrine autour de vous pour rappeler le monde si méchant à revenir sur ses pas…

“QUẾ, tu sauras à la longue la vérité cachée depuis…

“Coopère avec tes frères Toản et Tỵ qui pourront t’éclairer à la longue.

“Je te donnerai des instructions détaillées à la prochaine séance…”



Tiền bối Tr ần Văn Quế vừa đọc vừa suy nghĩ về lời dạy của Đấng Chí Tôn mà trong tâm khảm cứ cuộn lên những nỗi niềm khó tả. Thánh ngôn tiếng Pháp ấy tạm dịch như sau:

“Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng gọi là Đấng Cao Đài, “Các con,

“QUẾ con, nghe Thầy dạy. Thế giới đang bị đẩy vào đường tận diệt. Con s ẽ thấy sắp đến đây, những tai biến dập dồn. Chiến tranh sẽ bùng nổ và các nước văn minh với vũ khí giết người trong tay đang tìm mọi cách để dùng chúng mà tiêu diệt lẫn nhau. Con và các huynh đệ hãy rao truyền giáo thuyết cao cả của Thầy, để kêu gọi con người hung ác hãy lui bước…

“QUẾ, dần dần con sẽ hiểu một sự thật mà lâu nay kín nhiệm.

“Con hãy hợp tác với hai anh Toản và Tỵ, họ sẽ có thể dần dần soi sáng cho con.

“Thầy sẽ cho con biết thêm các chi tiết trong kỳ đàn tới…”


Như vậ y là Ơn trên đ ã thâu tiền bối vào Trước Tiết Tàng Thơ theo hệ thống Tiên Thiên. Từ đó tiền bối có lệnh luyện pháp riêng. Trướ c hết ngồi nhìn Thiên Nhãn luyện thần trong mười ngày. Tiếp đến được ban cho bốn bửu pháp: ngân lạc chùy (trái chùy lớn bằng trái cam, làm bằng bạc thật), chấn thiên cung (cây cung long trời), xuyên vân tiễn (m ũi tên xuyên mây) và âm dương cảnh (kiếng âm dương). Mỗi bửu pháp phải cần nhiều thời gian luyện tập rất công phu.

Tuy bận rộn luyện pháp ở Trước Tiết Tàng Thơ, tiền bối vẫn dành thì giờ lui tới thánh thất Cầu Kho. Nhiều lần về nghe thuyết đạo tại thánh th ất, ti ền bối lim dim ngủ gật, không khỏi bị các anh lớn quở. Đại để như:


- Tịnh với luyện! Thành cái gì không biết chớ thành cái ngồi đâu ngủ đó là cái chắc.


- Đó! Rồi không khỏi bị tà ma ám ảnh, khùng khùng như chơi.


- Người có trí thức sao không sáng, lại mê như vậy!?


Tiền bối từ tốn đáp: “Thưa các anh lớn, các anh lớn thương em, sợ em đi lạc đường mà khuyên can, em cảm ơn. Nhưng thưa các anh lớn, xin các anh lớn cho em vào hang hùm coi ra sao để rút kinh nghiệm.”


Kể từ đó ti ền bối không về thánh thất Cầu Kho nữa mà chỉ chăm hầu đàn ở Trước Tiết Tàng Thơ, và tiếp tục kín đáo luyện bửu pháp. Ba năm sau Trước Tiết Tàng Thơ chuyển hướng, đồng t ử hết phận sự, ông chủ t ịnh lập thệ tu đơn theo phái Chiếu Minh. Do đó tiền bối bỏ hẳn việc luyện bửu pháp.


bốn



Tại Lái Thiêu (tỉnh Bình Dương), thánh tịnh Bồng Lai cất lại xong. Đạo hữu khắp nơi quy tụ về học pháp, hành pháp rất đông. Bộ phận Hiệp Thiên Đài ở thánh tịnh B ồng Lai do Chưởng Pháp Lê Kim Tỵ hướng dẫn đi lập đàn dạy đạo nhiều nơi.


Tại làng Long Tân (Thành Tuy Hạ, Biên Hòa), Chưởng Pháp Lê Kim Tỵ đưa bộ phận Hiệ p Thiên Đài đến l ập đàn trên một trong bảy ngọn thổ sơn ở địa phương. Nơi đây có một thánh tịnh mới xây cất do ông Đội Trần Văn Tạ (cảnh sát) làm chủ.


Một đàn cơ dạy lập hai thánh tịnh đối diện nhau. Mỗi thánh tịnh ở trên một thổ sơn, cách nhau một thung lũng rộng độ ngàn thước. Hai thánh tị nh ấy mang tên Song Khai Tiền Võ. Thánh tịnh ở hướng Đông Nam do tiền bối Trần Văn Tạ làm chủ. Thánh tịnh ở hướng Tây Bắc do anh tiền bối Trần Văn Quế là Trần Văn Tồn làm chủ. Sau đó, từ một đ àn cơ với đồ ng tử Trần Văn Hoằng (con trai tiền bối Trần V ăn Tạ), có thánh lịnh ban thánh danh cho thánh tịnh hướng Đông Nam là Trung Hưng Thánh Bản và thánh tịnh hướng Tây Bắc là Ngọc Tuyền.


Tại thánh tịnh Ngọc Tuyền việc ban pháp, học pháp, hành pháp có ấn chứ ng rõ rệt nên nhiều đạo hữu phái Tiên Thiên quy tụ về đấy rất đông, như Nguyễn Văn Nghĩa (70 tuổi), Nguyễn Thị Thiết (thánh danh Thanh Trước, ở Cần Giuộc, rất dày công với thánh tị nh Ngọc Tuyền). Tiền bối Huỳnh Trung Nguyên (Thượng Giáo Sư Ban Chỉnh Đạo) thỉnh thoảng đến Ngọc Tuyền hầu đàn và di dưỡng tinh thần. Lại có Nguyễn Văn Phụng và vợ là Trương Thị Hiền; có Võ Văn Thi và hai con gái là Võ Thị Bôn, Võ Thị Bàn; có Mai Văn Tam (làng Nhựt Thanh, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa), Võ Văn Bường và cả gia đình…


Thánh danh Huệ Lương


Tại thánh tịnh Ngọc Tuyền, Đức Lý Đại Tiên ban cho kinh Thiên Thơ Bí Diệu, trong đó có bài thi ban thánh danh cho bốn vị Trần Văn Tồn, Trần Văn Quế, Mai Văn Tam, và Võ Văn Bường:



TỒN tâm HUỆ THÁNH độ nhơn hiền,
QUẾ đức HUỆ LƯƠNG trợ bổn nguyên,
TAM tứ HUỆ KHAI thành quốc đạo,
BƯỜNG tâm HUỆ NGHĨA ngộ Thần Tiên.



Từ khi có thánh tịnh Ngọc Tuyền, tiền bối Huệ Lương Trần Văn Quế thường về đây tu luyện. Miền quê hương sằn dã nầy là một không gian tâm linh rất hợp cho người luyện đạo. Ngoài những giờ tu, tiền bối thả bộ ra ven đồi nhìn nắng ban mai, ngắ m sao trời buổi tối, hưởng ngọn gió trong lành lùa qua vòm lá xanh um…


Tiền bối cũng dành thì giờ để đọc và viết. Một hôm đang thong thả trên ngõ truông bỗng thấy dáng người gầy gầy xương xương đang xă m xăm về phía cổng thánh tịnh Ngọc Tuyền. Đến gần thì rõ ra là Đàm Thi (1912-1998), người bạn đạo gốc Quảng Nam đang làm công tại tiệm cơm chay Long Tân của tiền bối Trần Văn Tạ ở Sài Gòn. Nhân xuống viếng Trung Hưng Thánh Bản, nên ghé qua Ngọc Tuyền thăm tiền bối Trần Văn Quế vì có quen biết tiền bối những lúc tiền bối ghé tiệm cơm chay Long Tân.



Trong khi đang trò chuyện thì ông chủ t ịnh Trần Văn Tồn vào phòng rỉ tai tiền bối Trần Văn Quế rằng có thánh lệnh của Đứ c Lý bảo tiền bối hãy che chở tiền bối Đàm Thi. (Bởi vì tiền bối Đàm Thi đang âm thầm lén học phò cơ chấp bút nên đồng tử Trần Văn Hoằng theo dõi, làm khó dễ.)



Hai tiền bối Trần Văn Quế và Đàm Thi hẹn nhau về Sài Gòn sẽ cộng tác trong lãnh v ực thông công. Cu ộc tương phùng t ương hiệp ấy như rồng gặp mây! Tiền bối Đàm Thi có một năng lực thông công Thiên phú nên tiếp điển phò cơ rất linh diệu. Mỗi kỳ lập đàn tiền bối Trần Văn Quế đều làm pháp đàn.

Một đêm l ập đàn tại ngoại ô Sài Gòn, Ơn Trên ban cho tiền bối Đàm Thi thánh danh Liên Hoa, đồng thời dạy tiền bối Trần Văn Qu ế cùng các vị hầu đàn phối hợp lập một cơ quan liên giao hành đạo giữa các thánh thất, thánh t ịnh quanh vùng Sài Gòn, và các tiểu đàn tư gia như đàn tư gia nhà cụ Hồ Tuất (hiệu là Long Tuyền thánh tịnh), đàn tư gia ông Từ (sở Trước Bạ), đàn t ại thánh t ịnh Long Giang Vân Phụng, đàn tại chùa ông Tư Mắt, đàn tại tư gia cụ Ký Trương, cụ Phủ Kỳ...



Biết được tình hình ấy, ông Đội Trần Văn Tạ bèn đến tư gia cụ Hồ Tuất với ý đồ đón đánh tiền bối Trần Văn Quế. Ông Đội Tạ hùng h ổ nói với cụ Hồ Tuất: “Tôi chờ nó ra, tôi đánh một bạt tay cho biết mặt. Nó làm đạo bỏ túi, đạo ăn cắp!”



Khi ấy có đàn em ông Tư Mắt là Tư Thình đi tới, thấy ông Đội Tạ có vẻ bất thường bèn hỏi: “Anh đi đâu đây?” Ông Đội T ạ lặp lại lời vừa nói v ới cụ Hồ Tuất. Ông Tư Thình cười gằn: “Anh về đi. Đừng nói lôi thôi.”



Ông Tư Thình trước kia vốn là tay anh chị khét tiếng nên ông Đội Tạ kiêng oai, đành rút êm.



Sau việc ấy, trong một đàn cơ tại thánh tịnh Ngọc Tuyền, tiền bối Trần Văn Quế khóc với Đức Lý Giáo Tông: “Bạch Đức Lý Giáo Tông, sở dĩ đệ t ử che chở cho đồng tử Thi là vì việc đạo chứ có riêng chi cho đệ tử đâu mà bị anh con là Trần Văn Tạ hăm đánh con như vậy!”



Đức Lý dạy: “Nên cám ơn ngườ i ta. Có duyên lắm mới đặng người ta rửa ráy [tắm gội] cho như vậy.”



Thấu hiểu lời dạy ấy, tiền bối Trần Văn Quế vui vẻ tiếp tục hành đạo.



Giai đoạn nầy đàn cơ được thiết lập ngày càng nhiều, thu hút đạo hữu rất đông. Ơn Trên cho lập một tổ chức có



mục đích liên kết các chi phái lại, mệnh danh là Cao Đài Đại Đạo Liên Đoàn, lấy thánh thất Cầu Kho vừa chỉnh trang làm trụ sở. Hội trưởng c ủa Liên Đoàn nầy là tiền bối Nguyễn Văn Kiên; Phó Hội Trưởng thứ nhứt là tiền bối Cao Triều Phát; Phó Hội Trưởng thứ hai là tiền bối Đoàn Văn Bản. Hội viên gồm có các tiền bối Vương Quan Kỳ, Trần Quang Nghiêm, Võ Văn Tường, Trần Quang Minh, Huỳnh Trung Tuất, Phan Trường Thọ, Lương Văn Bồi, Phan Trường Mạnh, Trần Thế Tân, Nguyễn Văn Đối, Huỳnh Văn Mới…



năm



Cao Đài Đại Đạo Liên Đoàn sinh hoạt được một năm thì có lệnh Ơn Trên dạy mở Cao Đài Đại Đạo Liên Hòa Tổng Hội (gọi tắt là Liên Hòa Tổng Hội), kết hợp với các chi Minh Lý, Minh Tân, Minh Thiện, và các tổ chức khác cũng do Ơn Trên lập như Hội Trung Hòa, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Liên Đoàn Liên Hòa Hội, Đại Đạo Liên Hòa. Sự kết hợp nầy bắt đầu từ năm 1934. Tiền bối Nguyễn Phan Long (1889-1960) nguyên Phó Chủ Tịch Hội Đồng Quản Hạt Nam Kỳ, được bầu làm Tổng Trưởng. Tiền bối Đoàn Văn Bản (1876-1941) làm Phó Nhứ t. Ti ền bối Trần Quang Nghiêm làm Phó Nhì. Tổng Thơ Ký là tiền bối Trần Văn Quế.



Liên Hòa T ổng Hội có mục đích kêu gọi các chi phái Cao Đài trong Tam Giang hòa hiệp nhau để hoằng dương chánh pháp. Muốn đạt mục đích ấy Tổng Hội phải thiết lập khắp Tam Giang mười hai hội Long Vân để báo cáo mục đích trên. T ổng Hội phát hành nguyệt san Đại Đạo Qui Nguyên, sau thay bằng nguyệt san Đại Đồng. Tổng

Hội t ổ chức các buổi thuyết minh giáo lý ở mỗi hội Long Vân. Ban thuyết minh giáo lý do tiền bối Trần Quang Nghiêm (Phó Nhì) chủ trì với nă m diễn gi ả thay phiên thuyết giảng, gồm có các ti ền bối Trần Văn Quế, Huỳnh Văn Thảo, Lê Thành Thân, Trương Kế An, Phan Trường Mạnh. Người ta thường nói đùa là một bầu gánh và năm kép tuồng.


Mười hai hội Long Vân diễn tiến như sau:


Kỳ đệ nhứt tổ chức ngày 30 tháng 10 đến 02 tháng 11 Ất Hợi (từ 25 đến 28 -11-1935) tại Trước Lý Minh Đài, thánh thất của ông Tư Mắt ở Phú Thọ (Gia Định). Đại hội nầy không thành công vì không đồng thuận về danh hiệu Cao Đài và Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Các đại biểu Cao Đài đề nghị lấy danh xưng Cao Đài. Các chi Minh Lý, Minh Thi ện, Minh Tân yêu cầu nên dùng danh xưng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.



Kỳ thứ hai tổ chức trong ba ngày 14, 15, và 16 tháng 2 Bính Tý (t ừ 07 đến 09-3-1936) tại thánh thất Thái Bửu Quang củ a tiền bối Cao Triều Trực ở ngoại ô châu thành Bạc Liêu. Kỳ hội nầy chỉ tuyên bố công khai mục đích của Liên Hòa Tổng Hội.



Kỳ thứ ba tổ chức trong ba ngày 14, 15, và 16 tháng 6 Bính Tý (từ 31-7 đến 02-8-1936) tại thánh tịnh Trước Mai của tiền bối Phan Lươ ng Báu (kỹ sư) t ại làng Thới Lai, quận Ô Môn (tỉnh Cần Thơ). Kỳ nầy lặp lại công việc của kỳ thứ hai chứ không có gì mới.



Cuối tháng 7 năm Bính Tý (1936) tại Trước Tiết Tàng Thơ có lệnh tiếp nhận bửu kinh Đại Thừa Chơn Giáo do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế truyền lệnh chuyển khai, đồng tử Liên Hoa thủ cơ. Trong vòng không đầy hai tháng, bửu kinh đã hoàn tất, gồm ba phần:


Phần thứ nhất: Cao Đài đại thừa tâm pháp.


Phần thứ nhì: Ngôi Hai giáng sinh, Cao Đài xuất thế, Đại Đạo hưng truyền.


Phần thứ ba: Cao Đài Đại Đạo công truyền.


Tiền bối Trần Văn Quế được lệnh Thiêng Liêng viết “Bài Ca Tụng”, trong đó có đoạn viết:


“Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã hiện ra nơi cảnh sắc giới thì tức nhiên phải chịu dưới luật ấy mà phô diễ n ra làm hai th ể cách hữu hình là Cao Đài Đại Đạo và Cao Đài Tôn Giáo. Hai thể cách này tức là tả chi hữu dực của Đạo Trời để tiếp t ục nhau mà đưa quần linh từ cảnh vô minh khổ não của trần t ục cho đến c ảnh hư vô tịch diệt, để cùng hội hiệp với Đấng Chúa Tể càn khôn.


“Cao Đài Đại Đạo thì hiện nay có chi Chiếu Minh làm đại diện, chuyên về khoa bí truyền, hay là khoa siêu phàm nhập Thánh.


“Cao Đài Tôn Giáo thì hay về khoa phổ hóa mà hi ện nay làm đại diện là các chi phái bên Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ và phái Tiên Thiên.


“Đã là tả chi hữu dực của Đạo Trờ i thì hai cơ thể Bí Truyền và Phổ Hóa phải liên hòa tương tiếp, tương trợ lấy nhau mới có thể chống vững Đạo Trời và làm cho cây Đạo đặng rườm rà sung túc thêm lên là vì:


“Nếu không cơ Bí Truyền thì cơ Phổ Hóa không thể đưa người đến mục đích cuối cùng của chữ Tu đặng. Như v ậy, lý thuyết lấy đâu làm căn cứ cao siêu hầu phổ hóa năm châu sau này?

“Trái l ại, khoa Bí Truyền không khoa Phổ Hóa thì lấy đâu tuy ển chọn sĩ tử vào trường để cùng tuyên truyền mối Đạo vô vi?”


Bửu kinh Đại Thừa Chơn Giáo được ban truyền như nguồn pháp nhũ từ cõi khiết tịnh chảy vào làm bừng dậy sức sống tâm linh khắp t ừng mỗi con cái Chí Tôn. Tổng Hội Liên Hòa như được ươm một khí lực dồi dào bước vào kỳ hội Long Vân thứ tư. Kỳ nầy tổ chứ c trong ba ngày 10, 11 và 12 tháng Giêng Đinh Sửu (từ 20 đến 22-02-1937) tại thánh tịnh Ngọc Minh Đài (Vĩ nh Hội, Sài Gòn). Lần nầy cơ cấu Tổng Hội mới thực sự hình thành, Tổng Trưởng, các Phó Tổng Trưởng, Tổng Thơ Ký và hội viên được bầu lại đầy đủ.


Kỳ thứ năm tổ chức ngày 09 tháng 7 Đinh Sửu (14 -8-1937) tại thánh tịnh Minh Đức bên kia sông Sài Gòn, tại làng Bến Sỏi (quận Thái Bình, tỉnh Tây Ninh). Kết quả bình thường, như kỳ hai và ba.


Kỳ thứ sáu t ại Ngọc Long Cung (quận Giá Rai, tỉ nh Bạc Liêu) nhân dịp lạ c thành thánh tịnh nầy. Đây chỉ là một thánh tịnh nhỏ ít người biết. (Chưa xác định được ngày tổ chức.)


Ba kỳ Long Vân thứ tư , năm, sáu tổ chứ c liên tiếp nhau, thời gian kế cận nhau, và dường như làm cho có mà thôi. Theo dư luận thì các điểm đăng cai nầy không nhiệt tình, không muốn có sự hưởng ứng đông đảo đối với Liên Hòa Tổng Hội nên muốn mau kết thúc mười hai kỳ đại hội để Tổng Hội chóng hết nhiệm kỳ, sớm giải thể.


K ỳ th ứ bảy tổ chức từ ngày 10 đến 15 tháng Chạp Đinh Sửu (từ 11-12- 1937 đến 16 -01-1938) tại Tòa Thánh Châu Minh (xã Tiên Thủy, quận Sóc Sãi, tỉnh Bến Tre) có kết quả tốt đẹp. Các đại biểu toàn cả Tam Giang đều về đủ mặt. Sau kỳ hội nầy nhiều chức sắc cao cấp lâm bệnh nặng, nhiều vị quy thiên.



Kỳ thứ tám được lệnh tổ chức ngoài Trung, nhân lễ khánh thành thánh thất Trung Thành tại Đà N ẵng trong ba ngày 13, 14, 15 tháng 4 Mậu Dần (từ 12 đến 14-5-1938). Kỳ hội nầy tổ chức rất quy mô, kết hợp cả Trung Nam, giống như một đại lễ công khai hóa đạo Cao Đài tại Trung Kỳ.


Kỳ thứ chín lại tổ chức gấp rút tại Hắc Long Môn, một thánh tịnh nhỏ ở quận Giá Rai (tỉnh B ạc Liêu) trong ba ngày 07, 08, 09 tháng 02 Kỷ Mão (từ 27 đến 29-3-1939).


Kỳ thứ mười tổ chức trong ba ngày 13, 14, 15 tháng 3 Kỷ Mão (từ 02 đến 04-5-1939) tại thánh tịnh Kim Thành Long ở Chợ Gạo (tỉnh Tân An) tương đối khả quan, người dự đông.


Kỳ thứ mười một tổ chức tại Tây Tông Vô Cực Cung của tiền bối Nguyễn Bửu Tài ở Bến Tre trong ba ngày 21, 22, 23 tháng 11 Kỷ Mão (từ 31-12-1939 đến 02-01-1940). Có thể nói kỳ nầy thành công rất lớn.


Kỳ th ứ mười hai tổ chức tại thánh tịnh Minh Kiến Đài trong ba ngày 27, 28, 29 tháng 3 Canh Thìn (từ 04 đến 06-5-1940). Đây là kỳ cuối cùng để kết thúc sứ mệnh kêu gọi các chi phái hòa hiệp.


Đúng ra kỳ hội nầy phải được tổ chức chu đáo và quy mô để t ổng kết chương trình mấy năm hoạt động. Nhưng bấy giờ tình hình thế giới và trong nước biến chuyển dồn dập, trận chiến tranh thế giới lần thứ hai giữa phe Trục (Đức, Ý, Nhật) và phe Đồng Minh (Anh, Pháp, về sau có thêm Mỹ, Liên Xô) s ắp nổ ra. Do vậy để khỏi vỡ lỡ nên vừa xong kỳ hội thứ mười một thì bốn tháng sau liền tổ chức kỳ thứ mười hai. Vì quá gấp rút, thông tin không kịp thời, các hội viên đi dự thưa thớt nên kỳ hội cuối cùng không kết quả được mấy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

  • Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi
  • 10 phút tìm hiểu ĐẠO CAO ĐÀI .
  • Tác giả: Đào Công Tâm (Bản PPS)
  • Dương Trọng Thu biên tập lại theo Google Slides