(Trích Cơ duyên tuổi trẻ - Phạm văn Liêm)
Bảo Cơ Quân Huỳnh Thanh
(Tranh: Phạm Văn Liêm, 1995)
Mùa hạ năm Bính Tuất (1946), sau hai cuộc họp tại thánh tịnh Thanh Quang (phủ Điện Bàn, t ỉnh Quảng Nam), tiền bối Huỳnh Thanh đại diện cho tỉnh Bình Định, tiền bối Thanh Long (Lương Vĩ nh Thuật) đại diện cho tỉnh Quảng Nam, và tiền bối Trần Quốc Luyện đại di ện cho tỉnh Quảng Ngãi thừ a ủ y thác của đồng đạo Trung Kỳ lên tàu ở ga Kỳ Lam để ra Hà Nội. Mục đích chủ yếu là tìm giải pháp ổn định hoàn cảnh tu học và hành đạo của đồng bào theo đạo Cao Đài tại các tỉnh Trung Kỳ trong buổi giao thời.
Đoàn đến thánh thất Hà Nội (số 48, phố Hòa Mã) ngày 21 tháng 6 và được Thượng Phối Sư Phùng Văn Thới (Hội Thánh Ban Chỉnh Đạo) tiếp đãi nồng hậu, trợ giúp nhiệt thành.
Chuyến đi Hà Nội cuối cùng đã đạt được mục đích mong muốn. Sau đó, nhận thấ y nhân sự có mặt tại Hà Nội để gánh vác đạo sự không đủ đếm trên đầu ngón tay, nên anh em phải chia hai văn phòng Truyền Giáo Trung Bộ và Bắc Bộ. Phối Sư Phùng Văn Thới, tiền bối Thanh Long Lương Vĩnh Thuật và Trần Quốc Luyện đại diện lo cho Cơ Quan Truyền Giáo B ắc B ộ. Còn một mình tiền bối Huỳnh Thanh trở về liên khu V để thành lập Cơ Quan Truyền Giáo Trung Bộ.
Dĩ nhiên là tại Trung Bộ, nhân sự rất sung túc. Cơn sóng dập gió dồi đã tan biến, quý bậc hiền giả, trí giả tài đức đã họp vầy chung cùng xây dựng nên cơ đạo phục hưng rất sống động tại Nam, Ngãi, Bình, Phú. Trên thì có Hiệp Lý Trần Nguyên Chất quản lý Dân Đức, Giáo Sư Nguyễn Quang Châu quản lý Dân Trí, Giáo Hữu Nguyễn Đán quản lý Dân Sanh, Tiền bối Trần Hoanh làm Tổng Thư Ký Cơ Quan Truyền Giáo. Còn các tỉnh thì: Cao Hữu Chí làm Đầu Tỉnh Đạo Qu ảng Nam; Lê Thành Tiến, Thư Ký; Nguyễn Chơn Long, Đầu Tỉnh Đạo Quảng Ngãi; Nguyễ n Xuân Kinh, Đầu Tỉnh Đạo Bình Định; Huỳnh Quang Bình, Thư Ký; Nguyễn Khoa Trường, Đầu Tỉnh Đạo Phú Yên; Trần Cư, Thư Ký. Đồng thời quy tụ các thánh thất chăm lo việc đạo rất đắc lực. Đạo hữu khắp nơi hồi hướng tu trì rập ràng trong yên ả.
Hệ thống giáo hội dần dần hình thành từ trên xuống dưới để phát huy nền tân giáo lý với tôn chỉ quy nguyên Tam Giáo, phục nhất Ngũ Chi và đạt hai mục đích đại đồng t ại thế (Thế đạo đại đồng) và siêu thoát xuất thế (Thiên đạo giải thoát).
Cơ cấu Tam Dân Cửu Viện được phát huy để con người ấm no, khôn ngoan và đạo đức. Đặc biệt cùng với cao trào quần chúng tranh thủ độc lập dân chủ, chống mê tín dị đoan, đưa hướng cho mọi người nhìn về ánh sáng văn minh, tín đồ Cao Đài tham gia đắ c lực vào việc xóa nạn mù chữ, dạy và học Bình Dân Học Vụ, hưởng ứng ăn cơm trở đũa hai đầu để giữ vệ sinh và phòng bệnh truyền nhiễm, cổ vũ cho một xã hội đại đồng tại thế gian với sự hỗ trợ của khoa học.
Người Cao Đài truyền cho nhau những bài thánh giáo khích lệ cho một tín ngưỡng dân tộc như:
Đất linh khí sinh người hào kiệt
Đời thái bình nhờ biết tu thân
Đất linh ta há không chăng
Tu thân ta lại sẵn đèn Thiên Quân.
Có bài nêu lên sự bình quyền bình đẳng:
Biết đâu gái cũng như trai
Cũng con Thượng Đế hai vai cũng đồng
Cũng gánh nỗi non sông Tổ Quốc
Cũng cứu cơn dân tộc trầm luân.
Hoặc là:
Dìu dắt nhau lên đàng đạo đức
Dặn dò nhau giữ mực tu thân
Nấu nung khí phách tinh thần
Ở trần mà chẳng nhiễm trần mới ngoan
Gầy giá trị cho đoàn phụ nữ
Đẹp mặt mày cho thứ dân nam
Đẹp mặt mày cho thứ dân nam
Bên trong rửa sạch tâm phàm
Bên ngoài giao hảo Bắc Nam thảy đồng.
Có những bài kêu gọi mọi tầng lớp giữ nước:
Quyền lợi của chung lo giữ nước
Nước nhà yên dân tộc mới yên...
Có thể hiểu đây là tập hợp điển quang của hồn thiêng nòi giống thành những bài thánh giáo văn chương lưu loát,
ý tưởng rất phù hợp thời đại, được tiếp nhận bằng phương tiện cơ bút. Đa phần những bài thánh giáo này là do các bậc anh hùng dân tộc như Trưng Trắc Nữ Vương, Triệu Ẩu, Hưng Đạo Đại Vương, Phan Thanh Giản giáng dạy.
Một đi ều rất lạ nữa là chữa bệnh bằng cầu nguyện. Dù ai có cho là mê tín dị đoan đến mấ y, những khi đã thực chứng, thì không thể phủ nhận hiện tượng lạ lùng có thể xem là mầu nhiệm này.
Một đặc trưng hiếm có trong Cao Đài giáo là tình huynh đệ. Ai đã nhập môn đạo Cao Đài thì đều nằm lòng điều thứ nhất trong 24 điều Thế Luật, đó là: “Hễ thọ giáo với một Thầy thì tỷ như con một Cha, phải thương yêu nhau, liên l ạc nhau, giúp đỡ lẫn nhau, lấy lòng thành thật mà đối đãi nhau, dìu dắt nhau trong đường đạ o và đường đời.” Do đó tình huynh đệ Cao Đài thắm thiết thật ít thấy ở nơi khác.
Khảo đảo
Thời gian để vui câu đạo lý, nghiền ngẫm thánh giáo thánh ngôn không là bao nhiêu, thì chiến tranh Việt Pháp bùng nổ ác liệt. Cơ Quan Truyền Giáo Trung Bắc Bộ ở Hà Nội phải di tản về vùng quê. Văn phòng Cơ Quan Truyền Giáo Trung Bộ được thành lập vào ngày 19 tháng 12 năm 1946 sau đó phải dời vào thánh tịnh Thanh Quang (Điện Bàn, Quảng Nam) rồi dời lên Sở Nông Phước Hội (Quế Sơn, Quảng Nam). Ở đây cũng bị máy bay Pháp oanh tạc, chiến tranh càng khốc li ệt hơn, văn phòng lại phải dời vào thánh thất Trung An ở vùng quê hẻo lánh, thuộc huyện Thăng Bình.
Tuy phải tránh bom, trốn đạn, rày đây mai đó trong cảnh nhà thiêu vườn trố ng, khói súng ngút mù, nhưng lòng người Cao Đài lại được thúc giục nhiều nhất:
Nghe ta dặn mấy lời tâm sự
Đấng tu mi nam tử trên đời
Hiên ngang đạp đất đội trời
Bút nghiên cung kiếm vẽ vời non sông
Ta cũng người đứng trong thổ võ
Ta cũng người máu đỏ đầu đen
Cũng thân, cũng mặc, cũng ăn
Cũng gan óc Thánh, cũng căn ki ếp Thần
Bên ngoài giao hảo Bắc Nam thảy đồng.
Có những bài kêu gọi mọi tầng lớp giữ nước:
Quyền lợi của chung lo giữ nước
Nước nhà yên dân tộc mới yên...
Có thể hiểu đây là tập hợp điển quang của hồn thiêng nòi giống thành những bài thánh giáo văn chương lưu loát,
ý tưởng rất phù hợp thời đại, được tiếp nhận bằng phương tiện cơ bút. Đa phần những bài thánh giáo này là do các bậc anh hùng dân tộc như Trưng Trắc Nữ Vương, Triệu Ẩu, Hưng Đạo Đại Vương, Phan Thanh Giản giáng dạy.
Một đi ều rất lạ nữa là chữa bệnh bằng cầu nguyện. Dù ai có cho là mê tín dị đoan đến mấ y, những khi đã thực chứng, thì không thể phủ nhận hiện tượng lạ lùng có thể xem là mầu nhiệm này.
Một đặc trưng hiếm có trong Cao Đài giáo là tình huynh đệ. Ai đã nhập môn đạo Cao Đài thì đều nằm lòng điều thứ nhất trong 24 điều Thế Luật, đó là: “Hễ thọ giáo với một Thầy thì tỷ như con một Cha, phải thương yêu nhau, liên l ạc nhau, giúp đỡ lẫn nhau, lấy lòng thành thật mà đối đãi nhau, dìu dắt nhau trong đường đạ o và đường đời.” Do đó tình huynh đệ Cao Đài thắm thiết thật ít thấy ở nơi khác.
Khảo đảo
Thời gian để vui câu đạo lý, nghiền ngẫm thánh giáo thánh ngôn không là bao nhiêu, thì chiến tranh Việt Pháp bùng nổ ác liệt. Cơ Quan Truyền Giáo Trung Bắc Bộ ở Hà Nội phải di tản về vùng quê. Văn phòng Cơ Quan Truyền Giáo Trung Bộ được thành lập vào ngày 19 tháng 12 năm 1946 sau đó phải dời vào thánh tịnh Thanh Quang (Điện Bàn, Quảng Nam) rồi dời lên Sở Nông Phước Hội (Quế Sơn, Quảng Nam). Ở đây cũng bị máy bay Pháp oanh tạc, chiến tranh càng khốc li ệt hơn, văn phòng lại phải dời vào thánh thất Trung An ở vùng quê hẻo lánh, thuộc huyện Thăng Bình.
Tuy phải tránh bom, trốn đạn, rày đây mai đó trong cảnh nhà thiêu vườn trố ng, khói súng ngút mù, nhưng lòng người Cao Đài lại được thúc giục nhiều nhất:
Nghe ta dặn mấy lời tâm sự
Đấng tu mi nam tử trên đời
Hiên ngang đạp đất đội trời
Bút nghiên cung kiếm vẽ vời non sông
Ta cũng người đứng trong thổ võ
Ta cũng người máu đỏ đầu đen
Cũng thân, cũng mặc, cũng ăn
Cũng gan óc Thánh, cũng căn ki ếp Thần
Bốn nghìn năm mấy lần đày đọa
Lửa lợi danh đốt cả tâm hồn
Không hồn còn có chi khôn
Không khôn tánh mệnh vùi chôn đã đành
Vạn dặm trường vắng tanh lạc ngựa
Bốn phương trời bùng lửa chiến tranh
Biết chăng tìm lối tu hành
Con đường hạnh phúc còn dành dân Nam.
Tiền bối Huỳnh Thanh chí chăm với nguyện lực của mình. Tiền bối luôn nghĩ rằng con đường cứu thế của Chí Tôn đang cần đượ c nh ững tâm trường gánh vác, xông pha, cho nên cùng hợp sức với Cơ Quan Truyền Giáo, c ố gắng lăn lộn với gian nguy, kết nối tâm đồng cùng chư huynh đệ quyết lòng:
Đem đạo đức lại làm quốc túy
Giục tinh thần phấn chí dân tâm.
Những khóa phổ thông giáo lý được tổ chức khắp nơi.
Các thánh thất có điều kiện đều mở trường văn hóa. Sở Nông Phước Hội, Sở Công nghệ Tứ Trung đã giúp nơi ăn
ở và việc làm cho nhiều đạo hữu lánh cư ở Bắc Quảng Nam. Tại Tý Sé, một bệnh xá được thành lập. Để việc giáo dục phù hợp cho lớp trẻ, Tráng Anh Đoàn được thành hình. Nhất là đoàn giáo hữu phổ thông đã đi khắp hang cùng ngỏ hẻm, các tỉnh Nam, Ngãi, Bình, Phú để an ủi thăm viếng, củng cố tinh thần tiến tu, giữ vững niềm tin trước mọi cơn bão bùng mưa bom gió đạn.
Chính hoạt động sôi nổi này trong khoảng thời gian 1947- 1948 đã gây sự chú ý, nghi ngại của Việt Minh. Nhất là khi nghe những câu trích đoạn thánh giáo có thể bị suy diễn như l ời hi ệu triệu tín đồ làm chính trị , chống nhà nước. Cho nên các giáo sở Cao Đài và các hàng phẩm chức sắc hướng đạo đều bị theo dõi.
Vào cuối năm 1948, C ơ Quan Truyền Giáo chuẩn bị triệu tập cuộc đại hội nhân sinh vào ngày r ằm tháng Giêng Kỷ Sửu (1949) tại Trung An gồm có các chức sắc, chức việc từ cấp thánh thất, để hướng d ẫn lề l ối sinh hoạt giáo hội và ôn dưỡng đường hướng tu hành. Nhưng trước đó một tháng, quý ch ức sắc, chức việc lãnh đạo các tỉnh, thành và Cơ Quan Truyền Giáo đều bị bắt. Số người bị giam giữ lên đến 179 người.
Tiền bối Huỳnh Thanh được li ệt vào hàng quan trọng nên dần dần được đưa lên nhà lao Tiên Hội, Phối Sở Tiên Lập, thời gian trải dài ngót ba năm. Thật là:
Kể sao hết nỗi thảm sầu
Đoạn trường ai có qua cầu mới hay.
Tiền bối Huỳnh Thanh đã kịch liệt chi ến đấu với nội tâm, với hoàn cảnh, luôn luôn trụ tâm tinh tấn, một d ạ chí thành, không bất bình, không oán hận, không than van. Tiền bối luôn nghĩ rằng đây là sự khảo đảo cần thiết cho những người con Cao Đài, là trườ ng thi tuyển chọn. Tiền bối thường nói đùa với mấy người bạn đạo trong lao rằng: Phải ráng để đạt kỳ thi Hội này mới vào thi Đình được. Kỳ thứ nhất thi Hương là quân chủ lưỡng triều khảo hạch, đã được chấm đậu tú tài. Vậy kỳ này thì tú tài phải mang gói lên đường tài tú chứ sao? Đùa cho vui vậy, để vượt khó, để tâm người biết đạo không chỉ sống trong bình yên mà còn phải sống với nghịch cảnh.
Phải cơn đời đạo chinh nghiêng
Dãi dầu sương tuyết há phiền nhọc thân
Dầu gặp cảnh phú bần quý tiện
Dầu gặp cơn nguy hiểm cũng thường.
Ở tại lao xá này không phải thuần túy giam người Cao Đài, mà cũng tập trung một số khá đông tù chính trị, tù phạm pháp. Ban quản trị phạm nhân luôn theo sát từng người để theo dõi tư tưởng, hành động. Trong số cán bộ thường có vài ông thân cận với tiền bối Huỳnh Thanh, đem thuyết duy vật biện chứng bàn bạc, vì họ thấy tiền bối
Huỳ nh Thanh ham tìm hiểu họ c hỏi nhất là luôn biểu lộ tinh thần dung hòa tâm vật bình hành.
Thỉnh thoảng các ông cũng chất vấn về đường lối, mục đích Cao Đ ài muốn đưa nhân loại về đâu? Đến đâu là chỗ hoàn thành sứ mạng Cao Đài?
Gặp lúc sảng khoái tinh thần tiền bối Huỳnh Thanh cười hóm hỉnh bảo:
- Sứ mạng Cao Đài là đưa nhân loại đến ngày vô tôn giáo mới hoàn thành.
Hai ông cán bộ vặn lại:
- Nè, ông nói châm chủ nghĩa đấy phải không? Tiền bối Huỳnh Thanh tươi cười bảo:
- Xin quý ngài đừng chấp lý mà hiểu lầm. Người Do Thái xưa hiểu lầm mà giết Chúa Giê Su đấy. Đối tượng của tôn giáo là người phàm phu tục tử bị ba độc sáu đường dắt dẫn vào nẻo lầm lạc vô minh dẫy đầy tội lỗi. Cao Đài có sứ mạng là phải giúp họ, cứu họ không sót một ai gọi là tận độ. Khi đã tận độ rồi, thì không còn tôn giáo nữa. Ngày đó là đại đồng tại thế.
Tiền bối Huỳnh Thanh lúc nào cũng lấy lòng thẳng thắn thành thật và bày tỏ ý hướng và tâm tu của mình, không ngại vàng thau lẫn lộn.
Thiệt vàng nào phải đồng xuy
Nếu ai thét lửa (cũng) nhận y vàng mười!
Chen vai
Vào tháng 11 năm 1952 tiền bối Huỳnh Thanh mãn tù, trở về l ại với quê hương Bình Định, lo tu hành bảo vệ cơ đạo tại tỉnh nhà khỏi bị ảnh hưởng hoàn cảnh làm tín đồ nản chí ngã lòng, mãi cho đến ngày đình chiến 20-7-1954.
Ngày những ng ười Vi ệt Minh t ập kết ra Bắc, cũng là ngày các bạn đạo ở nhà lao Phối Sở được đưa vô Tuy Phước, Bình Định. Sau đó được Ủ y Hội Quốc Tế can thiệp cho tự do. Ti ền bối Huỳnh Thanh có đến thăm, sau đó vào Sài Gòn gặp quý vị Lương Vĩnh Thuật, Trần Quốc Luyện, Trần Quang Châu... để chuẩn bị mở màn một giai đoạn mới. Ti ếp đến Giáo Sư Nguyễn Quang Châu vào thánh thất Từ Vân, Phú Nhuận, họp chung bàn định kế hoạch phục hưng, xây dựng lại cơ đạo. Lúc này g ặp dịp Tòa Thánh Tây Ninh mời dự lễ khánh thành, tiền bối Huỳnh Thanh và Giáo Sư Nguyễn Quang Châu được đề cử thay mặt Cơ Quan Truyền Giáo đi dự. Sau mười ngày, hai tiền bối về Từ Vân, một số công việ c chung cùng cần giải quyết xong, tiền bối Huỳnh Thanh vội lo trở về quê để an định, củng cố mối đạo tại các cơ sở đã trải thời gian sóng xô gió cuốn.
Một cuộc đại hội toàn đạo trong tỉnh được tổ chức, có mời một chứ c sắc trợ lực t ừ Cơ Quan Truyền Giáo vào, đó là Giáo Hữu Nguyễn Đán.
Vừa xong thì lại được tin Giáo S ư Nguyễn Quang Châu liễu đạo tại thánh thất Liên Thành, Nha Trang, ngày 19-5 Ất Mùi (08-7-1955).
Giáo Sư Châu đang là chức sắc quản lý Cơ Quan Dân Trí của Giáo Hội. Tiền bối nguyên là một tu sĩ Minh Sư quy hiệp Cao Đài trong dịp Tứ Linh đồng tử phổ thông chơn đạo Trung Kỳ. Tiền bối là một trang đạo học lỗi lạc, cả vừa cốt cách tướng mạo, đến đường lối tu hành và tâm trường độ dẫn quần sinh. Tiền bối đã nhại hai câu thơ ngán ngẫm kiếp người của Nguy ễn Công Trứ (*) thành hai câu biểu lộ nguyện lực bồ tát của mình:
Kiếp sau xin nguyện làm người
Tùy duyên hóa độ, giúp đời văn minh.
Nghe hung tin đau đớn này hai tiền bối Huỳnh Thanh và Giáo Hữu Nguy ễn Đán vội vàng hướng dẫn phái đoàn vào thánh thất Liên Thành để chung lo hậu sự và thọ tang. Giáo Sư Châu quy thiên là một mất mát lớn của Giáo Hội. Trong khi Cơ Quan mới vừa mời được tiền bối Huệ Lương Trần Văn Quế làm Hội Trưởng để thêm kẻ lái người chèo, thì một tay thủy thủ tài ba lại buông dầm, cho nên mọi lòng đạo đều thương tiếc không nguôi!
Thời gian này Cơ Quan Truy ền Giáo đang ráo riết lo việc tham dự Hội Nghị Tôn Giáo Quốc Tế tại Tokyo, Nhật Bản. Đây là cơ hội để tiếng nói Cao Đài được hòa với tiếng nói tâm linh chung thế giới.
Ngày 27 -7-1955, phái đoàn Cơ Quan Truyề n Giáo Cao Đài do tiền bối Trần Vă n Quế hướng dẫn cùng với hai tiền bối Lương Vĩnh Thuật và Trần Quốc Luyện lên đường. Hội Nghị khai mạc ngày 02-8-1955 với các phái đoàn đại diện tôn giáo hai mươi tám nước trên thế giới.
Bài phát bi ểu của đạo trưởng Trần Văn Quế trong Hội Nghị nêu cao lập trường đạo đức thuần chơn, không phân chia, không kỳ thị; tách rời chính trị và quân sự ra khỏi nhà đạo, kêu gọi tình yêu thương con người, tương thân tương trợ, bình đẳng mọi chủng, mọi giới; phát huy tầm nhìn tâm linh tiến bộ vào thế giới quan tâm vật bình hành, xây dựng một xã hội đại đồng tại thế và hướng đến con đường giải thoát xuất thế.
Bài phát biểu đ ã đượ c toàn Hội Nghị nồng nhiệt hoan nghênh và sau đó ti ếng vang của Cơ Quan Truyền Giáo Cao Đài lan ra khắp các tôn giáo, đồng thời ánh sáng Kỳ Ba được khêu dậy nhiều nơi. Phái đoàn Cao Đài được các phái đoàn bạn chúc tụng thăm hỏi trao tặng tràng hạt, vòng hoa. Đặc bi ệt có Đại Đức Swami Satyananda, Giáo Chủ Thanh Tịnh Giáo Mã Lai khi trao vòng hoa vào cổ cụ Quế, đã tôn kính gọi cụ là “Mahatma Trần Văn Quế” ý nghĩ a như người ta gọi Thánh Cam Địa (Mahatma Gandhi) vậy.
Từ vượng khí Hội Nghị Đông Kinh, Cơ Quan Truyền Giáo chuyên tâm xây dựng Đền Thánh Trung Hưng Bửu Tòa tại Đà Nẵng. Ngày rằm tháng Mười năm Ất Mùi có lệnh xây cất. Tiền bối Giáo Hữu Nguyễn Đán được lệnh nhập tịnh cầu nguyện, tiền bối Huỳnh Thanh được cử chủ trì đôn đố c phần xây dự ng. Khu đất được chọn là một vũng đầm ngập nước tại trung tâm thành phố Đà Nẵng. Chỉ trong vòng bảy tháng với hoàn cảnh không mấy thuận lợi về vật chất mà đã hoàn thành ngôi Tam Đài và cơ sở hậu điện, nhà Báo Ân. Tuy không đồ sộ nhưng rất uy nghi. Cũng trong thời gian này Linh Tháp tại Quảng Ngãi được kiến thiết để tưởng niệ m những bậc tông đồ đã hy sinh trên bước đường truyền giáo.
Vào ngày 01 tháng 6 năm Bính Thân (1956), lễ khánh thành Đền Thánh Trung Hưng và cũng là ngày thành lập
Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài được long trọng tổ chức, với sự tham dự của các cấp chính quyền, đại diện các phái đạo miền Nam, đại diện các tôn giáo trong nước, đại diện các tôn giáo nước ngoài.
Nhân ngày khánh thành này, Hội Thánh Truy ền Giáo đã ra mắt, tuyên bố tôn chỉ, mục đích, lập trường của đạo Cao Đài. Tôn chỉ, mục đích, lập trường ấy có thể gẫm từ bốn câu thi của Đức Tổng Lý Trần Hưng Đạo:
Chẳng phải xưa mà chẳng phải nay
Trung dung quán nhứt ấy Cao Đài
Tam Kỳ Thượng Đế khai chơn đạo
Ngàn kiếp muôn năm chẳng có hai.
Và nhiệm vụ của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài là:
1. Chỉnh cơ lập pháp, xương minh giáo lý, làm sáng tỏ danh nghĩa Đạo Trời và lập trường thuần chơn vô ngã, thuần túy đạo đức, đem lại mọi sự hiểu biết rõ ràng, sự nhận định chân chính về đạo Cao Đài.
2. Nêu cao tinh thần giải thoát, chủ trương hành đạo và tịnh luyện song đôi, công truyền và tâm truyền hiệp nhất, tánh mạng song tu, giác ngộ quyền pháp bằng tâm linh, mở con đường quy nguyên hiệp nhất để trở về nguồn cội ban sơ.
Lễ khánh thành xong, tờ nguyệt san Nhân Sinh được phát hành làm diễn đàn cho Hội Thánh để “đem Đạo vào đời và độ đời nên đạo”.
Sau bao năm lên thác xuống g ềnh, nay dòng sông Truyền Giáo đã êm đềm lộng bóng người áo trắng. Tiền bối Huỳnh Thanh được phong ban phẩm Bảo Cơ Quân, chức sắc Hiệp Thiên Đài, chăm lo bảo pháp trên tinh thần “Thiên, Nhân hiệp nhất”.
Thời gian sau khánh thành Đền Thánh là giai đoạn
đong đầy ước mơ và nguyện lực của quý chức sắc mẫn cán. Quý tiền bối quyết tâm xây d ựng Giáo Hội về mọi mặt để đạt mục đích giải thoát con người và cải thiện thế gian.
Lúc này tiề n bối Huỳnh Thanh có dịp để chân hành hóa khắp các giáo sở, khắp hàng ngũ nhân sinh để thắm thiết thêm tình đạo, để nhìn dấu tích của Tứ Linh Đồng Tử trên đường mở Đạo Trung Kỳ. Để thăm gặp những tấm lòng son sắt giữ Đạo thờ Thầy và cũng để nghiêng mình tưởng niệm bao chơn linh đã rời chốn biến hiện đổi thay vào cõi vĩnh hằng.
Tiền bối về thánh t ịnh Thanh Quang một ngày nắng ấm để tìm lại hình bóng của Chơn Khai Đạo Sĩ, một nhà tu tâm trường mà mệnh đoản. Đây là giáo sở đầu tiên, một ngôi chùa cải gia vi tự do sự hiến cúng của tiền bối Chơn Khai tại làng Đông Thành, La Kham. Giáo sở này như một chuyển tiếp dòng đạo từ thánh tịnh Đại Thanh của Tiên Thiên, để rồi nối tiếp là thánh thất Từ Quang tại làng Bất Nhị, chuyển hướng cơ đạo miền Trung đặt nền tảng trên Pháp Chánh Truyền, Tân Luật, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Tiền bối đến Bất Nhị, cảm niệm câu thánh giáo:
LONG con hãy nặng phần trách nhiệm
Bảng QUY, LÂN, PHỤNG nhắm rừng non
Lời Thầy gắng nhớ nghe con
Dù chi đi nữa cũng còn Thầy đây.
Lòng tràn ngập nỗi mến tiếc và ngưỡng mộ một gia đình trong thời gian rất ng ắn, đã dâng mình thánh cho bước đầu Khai Giáo Trung Kỳ. Đó là gia đình bà Mục Cưu, chỉ mấy tháng mà bốn người con và rồi chính bà cũng liễu đạo rất đột ngột và cũng rất hiển linh, soi dấu cho bao người lần chân men bước.
Thật có đi mới thấy, có nhìn mới hay. Tiền b ối Huỳnh Thanh đã mở lòng, mở dạ theo t ừng bước chân d ọc sông Thu Bồn, đến các miề n hạ lưu: Đi ện Bàn, Duy Xuyên, Quế S ơn lên đến mạn ngược: Dùi Chiên, Tý Sé... Qua nhánh sông Ô Gia với thánh thất Linh Bử u, đến Hà Nha với thánh thất Vĩ nh Quang, rồi các miền C ẩm Lậu, Thi Lai, Hà Mật, M ỹ Xuyên, Nam Ph ước. Tiếp nối là thánh thất Nam Trung Hòa v ốn là cơ sở liên giao của Cơ Quan Truyề n Giáo buổi đầu với các phái đạo miền Nam. Các thánh thất ở Hội An, ở miền duyên hải Thăng Bình, Bình Nam như Từ Vân, Thái Hòa, Hưng Đông, lên đến Trung Khánh, Trung An, Khánh Vân, Trung Phước... Tiền bối cũng nhiều lần để chân đến. Có dẫm bước trên những đường quê, có tâm tình được với hàng đạo chúng, mới hiểu hết câu “Hiểm lộ nan hành, kiên tác mã; sầu thành dục phá, đạo vi binh”.(*)
Tại Quảng Ngãi, tiền bối đến thăm t ừng thánh thất, từng gia đình có th ể đến được, để chia s ẻ những mất mát, những thương đau. Tiề n bối không khỏi sụt sùi cho sự hy sinh trong kỳ pháp nạn vừa qua. Nhìn ngôi Linh Tháp với tượng Đức Liễu Tâm Chơn Nhơn(10), lòng tiền bối Huỳnh Thanh đầy kính ngưỡng nhà đạo học lỗi lạc Kỳ Ba đã sớm hiến mình trên đường cứu thế. Xa xa núi La Hà Thạch Trận như đoàn người đá đang lăn lóc bò trong đắm chìm muôn đời khổ não, muốn trườn mình tìm về thời pháp siêu sinh. Vào Sông Vệ, qua Sa Hu ỳnh, Tiền bối về lại với quê hương Bình Định. Nhìn màu xanh Tam Quan, tâm h ồn tiền bối cũng lộng gió đong đưa theo bóng dừa lả ngọn để
cùng bát ngát với tình quê, tình đất, tình người. Nơi đây, một xứ đạo rất đông đảo tín đồ, tư chất thuần hậu, chí tâm tu học. Đó là quê hương của Giáo Sư Thái Kiên Thanh với thánh thất Châu Long Đài, một họ đạo chuyển từ Cầu Kho sang. Đến đây, tiền bối cảm thấy ngùi thương tưởng ni ệm một bạn đạo đồng trang đã từ ng chung lao, chung khổ và rồi khi tuổi đời vừa “nhi lập” đã một thân vùi trong giam hãm để vạn thân được niệm câu “Đạo Trời mở rộng Kỳ Ba”. Trước bàn thờ người quá cố, mắt ti ền bối rưng rưng mà lòng tiền bối hoan hỷ. Tiền bối nhẫm lại câu thơ giáng bút như nhắc nhủ một chứng cớ hiệu quả của nguyện lực lập công tu học:
PHẠM môn mở cửa vớt nguyên căn
NGHĨA hiệp chóng lo Đạo hóa hoằng.
Đến Phù Mỹ, tiền bối rất hài lòng với nền nếp của thánh thất Ngọc Linh Đài, n ơi nhi ều công lao của những con người buổi đầu khai phá. Giáo Hữu Ngọc Bình Thanh, Sĩ Tải Đặng Ngọc Dương, những người đã tiếp tay, yểm trợ đắc lực cho tiền bố i trên đường truyền đạo, giữ Đạo. Còn Kim Quang Minh Đài chính là thánh thất tiếp nhận mối đạo đầu tiên do tiền bối mang từ thánh tịnh Đại Thanh về. Các thánh thất Trung Tâm, Trung Hảo, Trung Bình, tiền bối cũng để tâm xây dựng, viếng thăm hướng dẫn.
Tiền bối th ường giao du v ới Giáo Sư Nguyễn Khoa Trường ở Phú Yên, một người bạn đồng song, đồng sự và đồng cảm, để tương quan hành đạo, gìn giữ chơn truyền. Hai người luôn luôn thân thiết gần gũi, nhất là họ hay xướng họa thơ văn, gởi gấm tâm trường hoặc đạo lý trong vần điệu.
Qua giai đoạn đó đây, xuôi ngược, tiền bối Huỳnh Thanh trở lại Kim Quang Minh Đài hướng dẫn Nữ Đoàn Giải Thoát ở đó và hộ trì việc đạo của tỉnh Bình Định do Giáo Hữu Ngọc Bình Thanh trông coi.
Một vi ệc làm mà tiền bối mãn nguyện nhất khi tiền bối an trú tại quê nhà đó là Tỉnh Đạo Bình Đị nh trùng tu lăng mộ của đại thần Ngô Tùng Châu tại Thái Định. Việ c làm này cũng do cơ duyên hiển đạo trợ lự c cho tiền bối trong giai đoạn gặp Đạo và gieo mối Đạo ở Bình Đị nh. Bởi vậy dòng tộc Ngô Tùng mới đem mười mấy mẫu ruộng công thần hỷ hiến cho Tỉnh Đạo Bình Đị nh để Tỉnh Đạo lo việc tế cúng hằng năm và bảo quản lăng mộ.
Cuối đời
Trên một miền cát trắng tương đối rộng, cây cối lưa thưa cằn cỗi, chỉ đó đây dăm ba cây dừa và mấy hàng dương liễu. Ngôi thánh thất Kim Quang Minh Đài chỉ xây dựng phần Hiệp Thiên và Cửu Trùng như ng cũng đ ã thể hiện đượ c nét mới trang nghiêm của nền Đại Đạo. Phía hậu điện là nhà Báo Ân, bên cạnh đó là tư thất của đạo trưởng Bảo Cơ Quân Huỳnh Thanh. Thật ra chỉ là một căn phòng vừa mấy t ủ sách, một giường nằm. Còn bàn viết và bàn khách chung làm một.
Khi vào tu ổi ngoài “tri thiên mạng” tiền bối Huỳnh Thanh ít đi đó đi đây vì gặp nhiều khó khăn. Mỗi nă m tiền bối chỉ về Hội Thánh trong những dịp lễ lớn hoặc có kỳ họp, hay có những đạo sự cần thiết, còn thì tiền bối lo tĩnh dưỡng, tinh luyện pháp môn, viết hồi ký và cô đọng những giáo nghĩ a đã chứng nghiệm trên đường tu học, soạn lục thành tập sách ĐẠO LÝ THANH MINH cống hiến cho hậu nhân, để thấy được như lời tiền bối đã ghi ở đầu sách:
ĐẠO LÝ cổ kim hòa nhất mạch
THANH MINH nam, bắc hiệp đồng nguyên.
Khách đạo tới thăm, lúc nào cũng được tiền bối tiếp đón nồng hậu, han hỏi thân tình. Trong câu chuyện, luôn luôn tùy người mà giãi bày sự lý. Ngoài ra khách cũng được ân cần lưu lại, mời bữ a cơm đạm bạc tương dưa, đặc biệt không thiếu rau muống và canh bầu do quý chị tu giải thoát của tu xá khoản đãi. Một l ần đến thăm là nhớ mãi, như lời người đạo hữu rất xa, từ hải ngoại đã viết về cho một nữ tu:
“Em đã đi xa quá rồi, bây giờ vẫn nhớ về quý chị như in. Mùa hè năm ấy em về thăm tu xá. Bên đầu hiên có một giàn bầu, với những quả xanh non đong đưa trước gió. Ban đêm, ánh trăng chiếu qua khe lá tạo thành muôn ngàn đốm trắng in trên đất mờ ảo linh động vô cùng. Bữa cơm đầu tiên, chị và quý nữ tu thết đãi em, chị đã hái một quả bầu vào nấu canh. Chị biết lúc đó em nghĩ gì không? Nghĩ về mấy câu thơ của Phạm Thiên Thư:
Anh em nhớ đến nhau tìm
Lên đồi trẩy một giỏ sim làm quà
Hứng nước suối thết bình trà
Hái bầu nấu bát canh hoa cười khàn.
Và cũng dịp đó, em nghe bác Bảo Cơ Quân Huỳnh Thanh giảng hai câu trong Đại Thừa Chơn Giáo:
Định tâm chế luyện tinh ba
Biết phương sớt lại sang qua thì thành.
Em đã hiểu lỏm bỏm về đường tu tâm pháp, dụng tam bửu (tinh, khí, thần) để tạo thành kim cương bất hoại. Thích thú quá, trong bu ổi chuyện trò, em đã mạo muội đố tiền bối hai câu thơ như để biểu lộ sự đồng cảm:
- Thưa bác, bác có nhớ câu thơ này của ai không:
Nhân qua trúc viện phùng tăng thoại
Du đắc phù sinh bán nhật nhàn.
Bác cười rất tươi, trầm ngâm một chút rồi nói:
- Của ai thì bác không nhớ, nhưng với họ thì trộm được nửa ngày nhàn, còn với cháu hôm nay thì trộm được bao nhiêu?
Không đợi em trả lời, bác nói tiếp:
- Hai câu thú vị đấy, có thể chuyển thành thơ Việt như vầy:
Nhân qua nhà trúc thăm chơi
Gặp sư trò chuyện thảnh thơi đôi điều
Nửa ngày trộm được bấy nhiêu
Phù sinh nhàn lạc đã nhiều lắm thay!
Sau tháng 4-1975 thì râu tiền bối Huỳnh Thanh đã dài lắm. Ai gặp tiền bối cũng cảm nhận được nét tiên phong đạo cốt, sắc sảo tinh anh. Đúng là vẻ tôn nghiêm của bậc chân tu đã hiển lộ từ đường râu kẽ tóc, từ ánh mắt nụ cười.
Kỳ vào Nam chữa bịnh, lần cuối cùng tiền bối xuất hiện
ở một thánh thất tại Sài Gòn, trong buổi thăm viếng nhân lễ vía Đức Kim Mẫu Từ Tôn, tiền bối đã khẳng định lại nguyện lực của Hội Thánh Truyền Giáo là cùng chung với mọi tâm đạo, gắng gỏi hiệp vầy các hội thánh lại làm một mối. Tuy tuổi đã cao, nhưng tiền bối vẫn sang sảng đọc bài thánh giáo rất thâm thúy:
THI
Gắng lên Thầy sẽ dắt con lên
Sử Đạo nghìn thu rạng tuổi tên
Chí cả muốn toan nên nghiệp cả
Từ bi nhẫn nhịn nhớ đừng quên.
BÀI
Nhớ đừng quên lời Thầy dạy bảo
Dắt dìu nhau gánh đạo Trung Hưng
Con nên Thầy rất vui mừng
Con hư Thầy cũng não nùng vì con
Mấy mươi năm lời son tiếng ngọc
Mấy mươi năm khi khóc, lúc cười
Vì con Thầy xuống cõi đời
Vì con Thầy chịu lắm lời thị phi!
Nghĩ thương con gian nguy chẳng nệ
Nghĩ thương con trần thế dãi dầu
Đời còn lắm cuộc bể dâu
Đạo còn nhiều nỗi cơ cầu mới mong
Hỡi các con! Dốc lòng chạm dạ
Hỡi các con! Chí cả vẫy vùng
Ra tay quét sạch bụi hồng
Làm cho danh Đạo ngoài trong rạng ngời
Không hồn còn có chi khôn
Không khôn tánh mệnh vùi chôn đã đành
Vạn dặm trường vắng tanh lạc ngựa
Bốn phương trời bùng lửa chiến tranh
Biết chăng tìm lối tu hành
Con đường hạnh phúc còn dành dân Nam.
Tiền bối Huỳnh Thanh chí chăm với nguyện lực của mình. Tiền bối luôn nghĩ rằng con đường cứu thế của Chí Tôn đang cần đượ c nh ững tâm trường gánh vác, xông pha, cho nên cùng hợp sức với Cơ Quan Truyền Giáo, c ố gắng lăn lộn với gian nguy, kết nối tâm đồng cùng chư huynh đệ quyết lòng:
Đem đạo đức lại làm quốc túy
Giục tinh thần phấn chí dân tâm.
Những khóa phổ thông giáo lý được tổ chức khắp nơi.
Các thánh thất có điều kiện đều mở trường văn hóa. Sở Nông Phước Hội, Sở Công nghệ Tứ Trung đã giúp nơi ăn
ở và việc làm cho nhiều đạo hữu lánh cư ở Bắc Quảng Nam. Tại Tý Sé, một bệnh xá được thành lập. Để việc giáo dục phù hợp cho lớp trẻ, Tráng Anh Đoàn được thành hình. Nhất là đoàn giáo hữu phổ thông đã đi khắp hang cùng ngỏ hẻm, các tỉnh Nam, Ngãi, Bình, Phú để an ủi thăm viếng, củng cố tinh thần tiến tu, giữ vững niềm tin trước mọi cơn bão bùng mưa bom gió đạn.
Chính hoạt động sôi nổi này trong khoảng thời gian 1947- 1948 đã gây sự chú ý, nghi ngại của Việt Minh. Nhất là khi nghe những câu trích đoạn thánh giáo có thể bị suy diễn như l ời hi ệu triệu tín đồ làm chính trị , chống nhà nước. Cho nên các giáo sở Cao Đài và các hàng phẩm chức sắc hướng đạo đều bị theo dõi.
Vào cuối năm 1948, C ơ Quan Truyền Giáo chuẩn bị triệu tập cuộc đại hội nhân sinh vào ngày r ằm tháng Giêng Kỷ Sửu (1949) tại Trung An gồm có các chức sắc, chức việc từ cấp thánh thất, để hướng d ẫn lề l ối sinh hoạt giáo hội và ôn dưỡng đường hướng tu hành. Nhưng trước đó một tháng, quý ch ức sắc, chức việc lãnh đạo các tỉnh, thành và Cơ Quan Truyền Giáo đều bị bắt. Số người bị giam giữ lên đến 179 người.
Tiền bối Huỳnh Thanh được li ệt vào hàng quan trọng nên dần dần được đưa lên nhà lao Tiên Hội, Phối Sở Tiên Lập, thời gian trải dài ngót ba năm. Thật là:
Kể sao hết nỗi thảm sầu
Đoạn trường ai có qua cầu mới hay.
Tiền bối Huỳnh Thanh đã kịch liệt chi ến đấu với nội tâm, với hoàn cảnh, luôn luôn trụ tâm tinh tấn, một d ạ chí thành, không bất bình, không oán hận, không than van. Tiền bối luôn nghĩ rằng đây là sự khảo đảo cần thiết cho những người con Cao Đài, là trườ ng thi tuyển chọn. Tiền bối thường nói đùa với mấy người bạn đạo trong lao rằng: Phải ráng để đạt kỳ thi Hội này mới vào thi Đình được. Kỳ thứ nhất thi Hương là quân chủ lưỡng triều khảo hạch, đã được chấm đậu tú tài. Vậy kỳ này thì tú tài phải mang gói lên đường tài tú chứ sao? Đùa cho vui vậy, để vượt khó, để tâm người biết đạo không chỉ sống trong bình yên mà còn phải sống với nghịch cảnh.
Phải cơn đời đạo chinh nghiêng
Dãi dầu sương tuyết há phiền nhọc thân
Dầu gặp cảnh phú bần quý tiện
Dầu gặp cơn nguy hiểm cũng thường.
Ở tại lao xá này không phải thuần túy giam người Cao Đài, mà cũng tập trung một số khá đông tù chính trị, tù phạm pháp. Ban quản trị phạm nhân luôn theo sát từng người để theo dõi tư tưởng, hành động. Trong số cán bộ thường có vài ông thân cận với tiền bối Huỳnh Thanh, đem thuyết duy vật biện chứng bàn bạc, vì họ thấy tiền bối
Huỳ nh Thanh ham tìm hiểu họ c hỏi nhất là luôn biểu lộ tinh thần dung hòa tâm vật bình hành.
Thỉnh thoảng các ông cũng chất vấn về đường lối, mục đích Cao Đ ài muốn đưa nhân loại về đâu? Đến đâu là chỗ hoàn thành sứ mạng Cao Đài?
Gặp lúc sảng khoái tinh thần tiền bối Huỳnh Thanh cười hóm hỉnh bảo:
- Sứ mạng Cao Đài là đưa nhân loại đến ngày vô tôn giáo mới hoàn thành.
Hai ông cán bộ vặn lại:
- Nè, ông nói châm chủ nghĩa đấy phải không? Tiền bối Huỳnh Thanh tươi cười bảo:
- Xin quý ngài đừng chấp lý mà hiểu lầm. Người Do Thái xưa hiểu lầm mà giết Chúa Giê Su đấy. Đối tượng của tôn giáo là người phàm phu tục tử bị ba độc sáu đường dắt dẫn vào nẻo lầm lạc vô minh dẫy đầy tội lỗi. Cao Đài có sứ mạng là phải giúp họ, cứu họ không sót một ai gọi là tận độ. Khi đã tận độ rồi, thì không còn tôn giáo nữa. Ngày đó là đại đồng tại thế.
Tiền bối Huỳnh Thanh lúc nào cũng lấy lòng thẳng thắn thành thật và bày tỏ ý hướng và tâm tu của mình, không ngại vàng thau lẫn lộn.
Thiệt vàng nào phải đồng xuy
Nếu ai thét lửa (cũng) nhận y vàng mười!
Chen vai
Vào tháng 11 năm 1952 tiền bối Huỳnh Thanh mãn tù, trở về l ại với quê hương Bình Định, lo tu hành bảo vệ cơ đạo tại tỉnh nhà khỏi bị ảnh hưởng hoàn cảnh làm tín đồ nản chí ngã lòng, mãi cho đến ngày đình chiến 20-7-1954.
Ngày những ng ười Vi ệt Minh t ập kết ra Bắc, cũng là ngày các bạn đạo ở nhà lao Phối Sở được đưa vô Tuy Phước, Bình Định. Sau đó được Ủ y Hội Quốc Tế can thiệp cho tự do. Ti ền bối Huỳnh Thanh có đến thăm, sau đó vào Sài Gòn gặp quý vị Lương Vĩnh Thuật, Trần Quốc Luyện, Trần Quang Châu... để chuẩn bị mở màn một giai đoạn mới. Ti ếp đến Giáo Sư Nguyễn Quang Châu vào thánh thất Từ Vân, Phú Nhuận, họp chung bàn định kế hoạch phục hưng, xây dựng lại cơ đạo. Lúc này g ặp dịp Tòa Thánh Tây Ninh mời dự lễ khánh thành, tiền bối Huỳnh Thanh và Giáo Sư Nguyễn Quang Châu được đề cử thay mặt Cơ Quan Truyền Giáo đi dự. Sau mười ngày, hai tiền bối về Từ Vân, một số công việ c chung cùng cần giải quyết xong, tiền bối Huỳnh Thanh vội lo trở về quê để an định, củng cố mối đạo tại các cơ sở đã trải thời gian sóng xô gió cuốn.
Một cuộc đại hội toàn đạo trong tỉnh được tổ chức, có mời một chứ c sắc trợ lực t ừ Cơ Quan Truyền Giáo vào, đó là Giáo Hữu Nguyễn Đán.
Vừa xong thì lại được tin Giáo S ư Nguyễn Quang Châu liễu đạo tại thánh thất Liên Thành, Nha Trang, ngày 19-5 Ất Mùi (08-7-1955).
Giáo Sư Châu đang là chức sắc quản lý Cơ Quan Dân Trí của Giáo Hội. Tiền bối nguyên là một tu sĩ Minh Sư quy hiệp Cao Đài trong dịp Tứ Linh đồng tử phổ thông chơn đạo Trung Kỳ. Tiền bối là một trang đạo học lỗi lạc, cả vừa cốt cách tướng mạo, đến đường lối tu hành và tâm trường độ dẫn quần sinh. Tiền bối đã nhại hai câu thơ ngán ngẫm kiếp người của Nguy ễn Công Trứ (*) thành hai câu biểu lộ nguyện lực bồ tát của mình:
Kiếp sau xin nguyện làm người
Tùy duyên hóa độ, giúp đời văn minh.
Nghe hung tin đau đớn này hai tiền bối Huỳnh Thanh và Giáo Hữu Nguy ễn Đán vội vàng hướng dẫn phái đoàn vào thánh thất Liên Thành để chung lo hậu sự và thọ tang. Giáo Sư Châu quy thiên là một mất mát lớn của Giáo Hội. Trong khi Cơ Quan mới vừa mời được tiền bối Huệ Lương Trần Văn Quế làm Hội Trưởng để thêm kẻ lái người chèo, thì một tay thủy thủ tài ba lại buông dầm, cho nên mọi lòng đạo đều thương tiếc không nguôi!
Thời gian này Cơ Quan Truy ền Giáo đang ráo riết lo việc tham dự Hội Nghị Tôn Giáo Quốc Tế tại Tokyo, Nhật Bản. Đây là cơ hội để tiếng nói Cao Đài được hòa với tiếng nói tâm linh chung thế giới.
Ngày 27 -7-1955, phái đoàn Cơ Quan Truyề n Giáo Cao Đài do tiền bối Trần Vă n Quế hướng dẫn cùng với hai tiền bối Lương Vĩnh Thuật và Trần Quốc Luyện lên đường. Hội Nghị khai mạc ngày 02-8-1955 với các phái đoàn đại diện tôn giáo hai mươi tám nước trên thế giới.
Bài phát bi ểu của đạo trưởng Trần Văn Quế trong Hội Nghị nêu cao lập trường đạo đức thuần chơn, không phân chia, không kỳ thị; tách rời chính trị và quân sự ra khỏi nhà đạo, kêu gọi tình yêu thương con người, tương thân tương trợ, bình đẳng mọi chủng, mọi giới; phát huy tầm nhìn tâm linh tiến bộ vào thế giới quan tâm vật bình hành, xây dựng một xã hội đại đồng tại thế và hướng đến con đường giải thoát xuất thế.
Bài phát biểu đ ã đượ c toàn Hội Nghị nồng nhiệt hoan nghênh và sau đó ti ếng vang của Cơ Quan Truyền Giáo Cao Đài lan ra khắp các tôn giáo, đồng thời ánh sáng Kỳ Ba được khêu dậy nhiều nơi. Phái đoàn Cao Đài được các phái đoàn bạn chúc tụng thăm hỏi trao tặng tràng hạt, vòng hoa. Đặc bi ệt có Đại Đức Swami Satyananda, Giáo Chủ Thanh Tịnh Giáo Mã Lai khi trao vòng hoa vào cổ cụ Quế, đã tôn kính gọi cụ là “Mahatma Trần Văn Quế” ý nghĩ a như người ta gọi Thánh Cam Địa (Mahatma Gandhi) vậy.
Từ vượng khí Hội Nghị Đông Kinh, Cơ Quan Truyền Giáo chuyên tâm xây dựng Đền Thánh Trung Hưng Bửu Tòa tại Đà Nẵng. Ngày rằm tháng Mười năm Ất Mùi có lệnh xây cất. Tiền bối Giáo Hữu Nguyễn Đán được lệnh nhập tịnh cầu nguyện, tiền bối Huỳnh Thanh được cử chủ trì đôn đố c phần xây dự ng. Khu đất được chọn là một vũng đầm ngập nước tại trung tâm thành phố Đà Nẵng. Chỉ trong vòng bảy tháng với hoàn cảnh không mấy thuận lợi về vật chất mà đã hoàn thành ngôi Tam Đài và cơ sở hậu điện, nhà Báo Ân. Tuy không đồ sộ nhưng rất uy nghi. Cũng trong thời gian này Linh Tháp tại Quảng Ngãi được kiến thiết để tưởng niệ m những bậc tông đồ đã hy sinh trên bước đường truyền giáo.
Vào ngày 01 tháng 6 năm Bính Thân (1956), lễ khánh thành Đền Thánh Trung Hưng và cũng là ngày thành lập
Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài được long trọng tổ chức, với sự tham dự của các cấp chính quyền, đại diện các phái đạo miền Nam, đại diện các tôn giáo trong nước, đại diện các tôn giáo nước ngoài.
Nhân ngày khánh thành này, Hội Thánh Truy ền Giáo đã ra mắt, tuyên bố tôn chỉ, mục đích, lập trường của đạo Cao Đài. Tôn chỉ, mục đích, lập trường ấy có thể gẫm từ bốn câu thi của Đức Tổng Lý Trần Hưng Đạo:
Chẳng phải xưa mà chẳng phải nay
Trung dung quán nhứt ấy Cao Đài
Tam Kỳ Thượng Đế khai chơn đạo
Ngàn kiếp muôn năm chẳng có hai.
Và nhiệm vụ của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài là:
1. Chỉnh cơ lập pháp, xương minh giáo lý, làm sáng tỏ danh nghĩa Đạo Trời và lập trường thuần chơn vô ngã, thuần túy đạo đức, đem lại mọi sự hiểu biết rõ ràng, sự nhận định chân chính về đạo Cao Đài.
2. Nêu cao tinh thần giải thoát, chủ trương hành đạo và tịnh luyện song đôi, công truyền và tâm truyền hiệp nhất, tánh mạng song tu, giác ngộ quyền pháp bằng tâm linh, mở con đường quy nguyên hiệp nhất để trở về nguồn cội ban sơ.
Lễ khánh thành xong, tờ nguyệt san Nhân Sinh được phát hành làm diễn đàn cho Hội Thánh để “đem Đạo vào đời và độ đời nên đạo”.
Sau bao năm lên thác xuống g ềnh, nay dòng sông Truyền Giáo đã êm đềm lộng bóng người áo trắng. Tiền bối Huỳnh Thanh được phong ban phẩm Bảo Cơ Quân, chức sắc Hiệp Thiên Đài, chăm lo bảo pháp trên tinh thần “Thiên, Nhân hiệp nhất”.
Thời gian sau khánh thành Đền Thánh là giai đoạn
đong đầy ước mơ và nguyện lực của quý chức sắc mẫn cán. Quý tiền bối quyết tâm xây d ựng Giáo Hội về mọi mặt để đạt mục đích giải thoát con người và cải thiện thế gian.
Lúc này tiề n bối Huỳnh Thanh có dịp để chân hành hóa khắp các giáo sở, khắp hàng ngũ nhân sinh để thắm thiết thêm tình đạo, để nhìn dấu tích của Tứ Linh Đồng Tử trên đường mở Đạo Trung Kỳ. Để thăm gặp những tấm lòng son sắt giữ Đạo thờ Thầy và cũng để nghiêng mình tưởng niệm bao chơn linh đã rời chốn biến hiện đổi thay vào cõi vĩnh hằng.
Tiền bối về thánh t ịnh Thanh Quang một ngày nắng ấm để tìm lại hình bóng của Chơn Khai Đạo Sĩ, một nhà tu tâm trường mà mệnh đoản. Đây là giáo sở đầu tiên, một ngôi chùa cải gia vi tự do sự hiến cúng của tiền bối Chơn Khai tại làng Đông Thành, La Kham. Giáo sở này như một chuyển tiếp dòng đạo từ thánh tịnh Đại Thanh của Tiên Thiên, để rồi nối tiếp là thánh thất Từ Quang tại làng Bất Nhị, chuyển hướng cơ đạo miền Trung đặt nền tảng trên Pháp Chánh Truyền, Tân Luật, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Tiền bối đến Bất Nhị, cảm niệm câu thánh giáo:
LONG con hãy nặng phần trách nhiệm
Bảng QUY, LÂN, PHỤNG nhắm rừng non
Lời Thầy gắng nhớ nghe con
Dù chi đi nữa cũng còn Thầy đây.
Lòng tràn ngập nỗi mến tiếc và ngưỡng mộ một gia đình trong thời gian rất ng ắn, đã dâng mình thánh cho bước đầu Khai Giáo Trung Kỳ. Đó là gia đình bà Mục Cưu, chỉ mấy tháng mà bốn người con và rồi chính bà cũng liễu đạo rất đột ngột và cũng rất hiển linh, soi dấu cho bao người lần chân men bước.
Thật có đi mới thấy, có nhìn mới hay. Tiền b ối Huỳnh Thanh đã mở lòng, mở dạ theo t ừng bước chân d ọc sông Thu Bồn, đến các miề n hạ lưu: Đi ện Bàn, Duy Xuyên, Quế S ơn lên đến mạn ngược: Dùi Chiên, Tý Sé... Qua nhánh sông Ô Gia với thánh thất Linh Bử u, đến Hà Nha với thánh thất Vĩ nh Quang, rồi các miền C ẩm Lậu, Thi Lai, Hà Mật, M ỹ Xuyên, Nam Ph ước. Tiếp nối là thánh thất Nam Trung Hòa v ốn là cơ sở liên giao của Cơ Quan Truyề n Giáo buổi đầu với các phái đạo miền Nam. Các thánh thất ở Hội An, ở miền duyên hải Thăng Bình, Bình Nam như Từ Vân, Thái Hòa, Hưng Đông, lên đến Trung Khánh, Trung An, Khánh Vân, Trung Phước... Tiền bối cũng nhiều lần để chân đến. Có dẫm bước trên những đường quê, có tâm tình được với hàng đạo chúng, mới hiểu hết câu “Hiểm lộ nan hành, kiên tác mã; sầu thành dục phá, đạo vi binh”.(*)
Tại Quảng Ngãi, tiền bối đến thăm t ừng thánh thất, từng gia đình có th ể đến được, để chia s ẻ những mất mát, những thương đau. Tiề n bối không khỏi sụt sùi cho sự hy sinh trong kỳ pháp nạn vừa qua. Nhìn ngôi Linh Tháp với tượng Đức Liễu Tâm Chơn Nhơn(10), lòng tiền bối Huỳnh Thanh đầy kính ngưỡng nhà đạo học lỗi lạc Kỳ Ba đã sớm hiến mình trên đường cứu thế. Xa xa núi La Hà Thạch Trận như đoàn người đá đang lăn lóc bò trong đắm chìm muôn đời khổ não, muốn trườn mình tìm về thời pháp siêu sinh. Vào Sông Vệ, qua Sa Hu ỳnh, Tiền bối về lại với quê hương Bình Định. Nhìn màu xanh Tam Quan, tâm h ồn tiền bối cũng lộng gió đong đưa theo bóng dừa lả ngọn để
cùng bát ngát với tình quê, tình đất, tình người. Nơi đây, một xứ đạo rất đông đảo tín đồ, tư chất thuần hậu, chí tâm tu học. Đó là quê hương của Giáo Sư Thái Kiên Thanh với thánh thất Châu Long Đài, một họ đạo chuyển từ Cầu Kho sang. Đến đây, tiền bối cảm thấy ngùi thương tưởng ni ệm một bạn đạo đồng trang đã từ ng chung lao, chung khổ và rồi khi tuổi đời vừa “nhi lập” đã một thân vùi trong giam hãm để vạn thân được niệm câu “Đạo Trời mở rộng Kỳ Ba”. Trước bàn thờ người quá cố, mắt ti ền bối rưng rưng mà lòng tiền bối hoan hỷ. Tiền bối nhẫm lại câu thơ giáng bút như nhắc nhủ một chứng cớ hiệu quả của nguyện lực lập công tu học:
PHẠM môn mở cửa vớt nguyên căn
NGHĨA hiệp chóng lo Đạo hóa hoằng.
Đến Phù Mỹ, tiền bối rất hài lòng với nền nếp của thánh thất Ngọc Linh Đài, n ơi nhi ều công lao của những con người buổi đầu khai phá. Giáo Hữu Ngọc Bình Thanh, Sĩ Tải Đặng Ngọc Dương, những người đã tiếp tay, yểm trợ đắc lực cho tiền bố i trên đường truyền đạo, giữ Đạo. Còn Kim Quang Minh Đài chính là thánh thất tiếp nhận mối đạo đầu tiên do tiền bối mang từ thánh tịnh Đại Thanh về. Các thánh thất Trung Tâm, Trung Hảo, Trung Bình, tiền bối cũng để tâm xây dựng, viếng thăm hướng dẫn.
Tiền bối th ường giao du v ới Giáo Sư Nguyễn Khoa Trường ở Phú Yên, một người bạn đồng song, đồng sự và đồng cảm, để tương quan hành đạo, gìn giữ chơn truyền. Hai người luôn luôn thân thiết gần gũi, nhất là họ hay xướng họa thơ văn, gởi gấm tâm trường hoặc đạo lý trong vần điệu.
Qua giai đoạn đó đây, xuôi ngược, tiền bối Huỳnh Thanh trở lại Kim Quang Minh Đài hướng dẫn Nữ Đoàn Giải Thoát ở đó và hộ trì việc đạo của tỉnh Bình Định do Giáo Hữu Ngọc Bình Thanh trông coi.
Một vi ệc làm mà tiền bối mãn nguyện nhất khi tiền bối an trú tại quê nhà đó là Tỉnh Đạo Bình Đị nh trùng tu lăng mộ của đại thần Ngô Tùng Châu tại Thái Định. Việ c làm này cũng do cơ duyên hiển đạo trợ lự c cho tiền bối trong giai đoạn gặp Đạo và gieo mối Đạo ở Bình Đị nh. Bởi vậy dòng tộc Ngô Tùng mới đem mười mấy mẫu ruộng công thần hỷ hiến cho Tỉnh Đạo Bình Đị nh để Tỉnh Đạo lo việc tế cúng hằng năm và bảo quản lăng mộ.
Cuối đời
Trên một miền cát trắng tương đối rộng, cây cối lưa thưa cằn cỗi, chỉ đó đây dăm ba cây dừa và mấy hàng dương liễu. Ngôi thánh thất Kim Quang Minh Đài chỉ xây dựng phần Hiệp Thiên và Cửu Trùng như ng cũng đ ã thể hiện đượ c nét mới trang nghiêm của nền Đại Đạo. Phía hậu điện là nhà Báo Ân, bên cạnh đó là tư thất của đạo trưởng Bảo Cơ Quân Huỳnh Thanh. Thật ra chỉ là một căn phòng vừa mấy t ủ sách, một giường nằm. Còn bàn viết và bàn khách chung làm một.
Khi vào tu ổi ngoài “tri thiên mạng” tiền bối Huỳnh Thanh ít đi đó đi đây vì gặp nhiều khó khăn. Mỗi nă m tiền bối chỉ về Hội Thánh trong những dịp lễ lớn hoặc có kỳ họp, hay có những đạo sự cần thiết, còn thì tiền bối lo tĩnh dưỡng, tinh luyện pháp môn, viết hồi ký và cô đọng những giáo nghĩ a đã chứng nghiệm trên đường tu học, soạn lục thành tập sách ĐẠO LÝ THANH MINH cống hiến cho hậu nhân, để thấy được như lời tiền bối đã ghi ở đầu sách:
ĐẠO LÝ cổ kim hòa nhất mạch
THANH MINH nam, bắc hiệp đồng nguyên.
Khách đạo tới thăm, lúc nào cũng được tiền bối tiếp đón nồng hậu, han hỏi thân tình. Trong câu chuyện, luôn luôn tùy người mà giãi bày sự lý. Ngoài ra khách cũng được ân cần lưu lại, mời bữ a cơm đạm bạc tương dưa, đặc biệt không thiếu rau muống và canh bầu do quý chị tu giải thoát của tu xá khoản đãi. Một l ần đến thăm là nhớ mãi, như lời người đạo hữu rất xa, từ hải ngoại đã viết về cho một nữ tu:
“Em đã đi xa quá rồi, bây giờ vẫn nhớ về quý chị như in. Mùa hè năm ấy em về thăm tu xá. Bên đầu hiên có một giàn bầu, với những quả xanh non đong đưa trước gió. Ban đêm, ánh trăng chiếu qua khe lá tạo thành muôn ngàn đốm trắng in trên đất mờ ảo linh động vô cùng. Bữa cơm đầu tiên, chị và quý nữ tu thết đãi em, chị đã hái một quả bầu vào nấu canh. Chị biết lúc đó em nghĩ gì không? Nghĩ về mấy câu thơ của Phạm Thiên Thư:
Anh em nhớ đến nhau tìm
Lên đồi trẩy một giỏ sim làm quà
Hứng nước suối thết bình trà
Hái bầu nấu bát canh hoa cười khàn.
Và cũng dịp đó, em nghe bác Bảo Cơ Quân Huỳnh Thanh giảng hai câu trong Đại Thừa Chơn Giáo:
Định tâm chế luyện tinh ba
Biết phương sớt lại sang qua thì thành.
Em đã hiểu lỏm bỏm về đường tu tâm pháp, dụng tam bửu (tinh, khí, thần) để tạo thành kim cương bất hoại. Thích thú quá, trong bu ổi chuyện trò, em đã mạo muội đố tiền bối hai câu thơ như để biểu lộ sự đồng cảm:
- Thưa bác, bác có nhớ câu thơ này của ai không:
Nhân qua trúc viện phùng tăng thoại
Du đắc phù sinh bán nhật nhàn.
Bác cười rất tươi, trầm ngâm một chút rồi nói:
- Của ai thì bác không nhớ, nhưng với họ thì trộm được nửa ngày nhàn, còn với cháu hôm nay thì trộm được bao nhiêu?
Không đợi em trả lời, bác nói tiếp:
- Hai câu thú vị đấy, có thể chuyển thành thơ Việt như vầy:
Nhân qua nhà trúc thăm chơi
Gặp sư trò chuyện thảnh thơi đôi điều
Nửa ngày trộm được bấy nhiêu
Phù sinh nhàn lạc đã nhiều lắm thay!
Sau tháng 4-1975 thì râu tiền bối Huỳnh Thanh đã dài lắm. Ai gặp tiền bối cũng cảm nhận được nét tiên phong đạo cốt, sắc sảo tinh anh. Đúng là vẻ tôn nghiêm của bậc chân tu đã hiển lộ từ đường râu kẽ tóc, từ ánh mắt nụ cười.
Kỳ vào Nam chữa bịnh, lần cuối cùng tiền bối xuất hiện
ở một thánh thất tại Sài Gòn, trong buổi thăm viếng nhân lễ vía Đức Kim Mẫu Từ Tôn, tiền bối đã khẳng định lại nguyện lực của Hội Thánh Truyền Giáo là cùng chung với mọi tâm đạo, gắng gỏi hiệp vầy các hội thánh lại làm một mối. Tuy tuổi đã cao, nhưng tiền bối vẫn sang sảng đọc bài thánh giáo rất thâm thúy:
THI
Gắng lên Thầy sẽ dắt con lên
Sử Đạo nghìn thu rạng tuổi tên
Chí cả muốn toan nên nghiệp cả
Từ bi nhẫn nhịn nhớ đừng quên.
BÀI
Nhớ đừng quên lời Thầy dạy bảo
Dắt dìu nhau gánh đạo Trung Hưng
Con nên Thầy rất vui mừng
Con hư Thầy cũng não nùng vì con
Mấy mươi năm lời son tiếng ngọc
Mấy mươi năm khi khóc, lúc cười
Vì con Thầy xuống cõi đời
Vì con Thầy chịu lắm lời thị phi!
Nghĩ thương con gian nguy chẳng nệ
Nghĩ thương con trần thế dãi dầu
Đời còn lắm cuộc bể dâu
Đạo còn nhiều nỗi cơ cầu mới mong
Hỡi các con! Dốc lòng chạm dạ
Hỡi các con! Chí cả vẫy vùng
Ra tay quét sạch bụi hồng
Làm cho danh Đạo ngoài trong rạng ngời
Con làm sao sử đời ghi chép
Con làm sao quyền pháp nhiệm mầu
Đạo mầu rải khắp đâu đâu
Nơi này rồi sẽ năm châu sau này
Chí hộc hồng toan bay muôn dặm
Sức kình ngao toan tắm nghìn khơi
Sá chi một góc phương trời
Mà bày chi phái cho đời mỉa mai!
Con làm sao đáng tay hướng đạo
Con làm sao đào tạo nhân tài
Trông về cơ Đạo tương lai
Mở mang cần phải nhiều tay siêu quần
Con làm sao Nam, Trung hiệp lại
Con làm sao chi phái đồng lòng
Cho tròn SỨ MỆNH TRUNG HƯNG
Mở trang sử Đạo lẫy lừng danh con
Thương nữ phái hãy còn lận đận
Phận quần thoa cũng nặng gánh đời
Gay thuyền tách bến ra khơi
Tiến ghê sóng gió, lui người mỉa mai!
Con gắng lên trí tài chẳng hổ
Con gắng lên đức độ hơn người
Xưa ai luyện đá vá trời
Nay con đem Đạo cứu người trầm luân
Gọi chị em hãy bừng tỉnh dậy
Dậy nhìn xem cho thấy tương lai
Phấn son sánh với râu mày
Điểm tô xây đắp Đạo Thầy vẻ vang
Nghìn thu rạng gái Nam bang.
Lời thánh giáo âm vang như tiếng vỗ hải triều còn v ẳng đó, mà người đã cánh hạc ly trần, bay vút từng cao, chỉ còn lại dấu tích hình hài lặng im ở đồi cát vắng bên dòng suối nóng Hội Vân. Với phần mộ được Hội Thánh Truyền Giáo phụng lập.
Ngày nay ai có dịp về thăm thánh thất Kim Quang Minh Đài, đều đến thắp nén hương, nghiêng mình bên mộ chí và tưởng nhớ câu:
Người đã mất tiếng tăm không mất
Người không còn sự nghiệp hãy còn!
Con làm sao quyền pháp nhiệm mầu
Đạo mầu rải khắp đâu đâu
Nơi này rồi sẽ năm châu sau này
Chí hộc hồng toan bay muôn dặm
Sức kình ngao toan tắm nghìn khơi
Sá chi một góc phương trời
Mà bày chi phái cho đời mỉa mai!
Con làm sao đáng tay hướng đạo
Con làm sao đào tạo nhân tài
Trông về cơ Đạo tương lai
Mở mang cần phải nhiều tay siêu quần
Con làm sao Nam, Trung hiệp lại
Con làm sao chi phái đồng lòng
Cho tròn SỨ MỆNH TRUNG HƯNG
Mở trang sử Đạo lẫy lừng danh con
Thương nữ phái hãy còn lận đận
Phận quần thoa cũng nặng gánh đời
Gay thuyền tách bến ra khơi
Tiến ghê sóng gió, lui người mỉa mai!
Con gắng lên trí tài chẳng hổ
Con gắng lên đức độ hơn người
Xưa ai luyện đá vá trời
Nay con đem Đạo cứu người trầm luân
Gọi chị em hãy bừng tỉnh dậy
Dậy nhìn xem cho thấy tương lai
Phấn son sánh với râu mày
Điểm tô xây đắp Đạo Thầy vẻ vang
Nghìn thu rạng gái Nam bang.
Lời thánh giáo âm vang như tiếng vỗ hải triều còn v ẳng đó, mà người đã cánh hạc ly trần, bay vút từng cao, chỉ còn lại dấu tích hình hài lặng im ở đồi cát vắng bên dòng suối nóng Hội Vân. Với phần mộ được Hội Thánh Truyền Giáo phụng lập.
Ngày nay ai có dịp về thăm thánh thất Kim Quang Minh Đài, đều đến thắp nén hương, nghiêng mình bên mộ chí và tưởng nhớ câu:
Người đã mất tiếng tăm không mất
Người không còn sự nghiệp hãy còn!
15-11 Ất Hợi (1995)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét