( Trích Cơ duyên Tuổi trẻ - Phạm Văn Liêm)
Thánh tịnh Đại Thanh ngày nay
(Ảnh: Đạt Linh, Đạt Truyền)
Vào Sài Gòn l ần này, sau khi nộp bộ đạo cho Hội Thánh Tiên Thiên xong, chưa kịp mừng, thì tin nhà liên tục báo cho biết tình hình cấm đạo nghiêm ngặt, lệnh tầm nã gắt gao. Tất cả các nhà cải gia vi tự đều bị phong bế, đạo hữu bị bắt bớ khủng bố, hăm dọa. Tiền bối buồn và lo âu. Con đường tu thân, lập công hành đạo đang vào giai đoạn thử thách. Tiền bối không dám ở thánh tịnh Đại Thanh mà về Huỳnh Long Phủ, tư thất của Chưởng Pháp Lê Kim Tỵ. Ti ền b ối muốn ẩn nhẫn một thời gian, cũng là dịp có thì giờ học tu cho đến nơi đến chốn, un đúc cho mình một khả năng đạo học vữ ng vàng cũng như ôn dưỡng pháp môn đã thọ trì cho đến chỗ tinh chuyên.
Vì nghĩ rằng chư a phải lúc đủ khả năng thi vi sứ mệnh, tiền bối cố quên t ất cả, xem thường mọi biến cố đang xảy diễn t ại quê nhà, giữ tâm bình l ặng trong giờ học giờ tu. Bỗng có lệnh do đàn cơ ở thánh tịnh Bồng Lai đưa xuống bảo tiền bối phải về Bình Định.
THI
(Cho Huỳnh Thanh Bình Định ở Huỳnh Long Phủ)
Con Huỳnh Thanh, Thầy hằng trông cậy
Cậy con hiền từ bấy nhẫn nay
Châu nhi phục thỉ có ngày
Ớ con chi chí ráng mài đạo tâm
Nơi Bồng Lai canh thâm giáng bút
Kêu con hiền hối thúc tâm son
Quả công khuyên trẻ mót bòn
Đạo lành lo lắng ngòi son Thầy đề.
Con phải về Bình Định, vì nơi đó đạo đồ bị khủng bố.
Thật là bối rối vô cùng, bản thân tiền bối thì đang có lệnh tầm nã, tin nhà thì tấp nập, nào khủng bố, nào bắt bớ liên miên. Những tưởng gieo mối đạo lành để bà con được an lạc, nào ng ờ tai nàn vươn dậy, làm tiền bối xốn xang, rối ruột không biết làm sao. Nay lại có lệnh Thiêng Liêng bảo phải về. Cảm thấy mình bị d ồn ép quá, tiền bối suy nghĩ : Lời xưa có dạy “Nguy bang bất nhập, loạn bang bất cư”. Nay trong cảnh nhà bị niêm, người bị tầm nã thế này mà lệnh Thiêng Liêng bảo “nghị ch hành phản b ổn” thì làm sao đây? Đại Thanh không dám ở, phải ẩn thân nơi Huỳnh Long Phủ, suốt ngày không dám ló mặt ra đường. Chỉ cần đến ga Sài Gòn còn sợ huống là v ề Bình Định. Nghĩ tới nghĩ lui, rồi tiền bối đành vi lệnh, nhưng lòng rười rượi buồn lo!
Cách một tuần sau, ti ền bối lại được lệnh thứ hai ở Ngọc Điện Huỳnh Hà gởi tới, cũng bảo về.
THI
(Lệnh dạy Huỳnh Thanh ở Huỳnh Long Phủ)
THANH con ôi, huyền vi chánh đạo
Con mau lo thông thạo bí truyền
Tầm Đạo tầm biết lời Tiên
Khuyên con ráng giúp mối giềng cùng Cha.
Con nên tuân lệnh về Bình Định nghe con.
Tiền bối bấn loạn cả tâm th ần nhưng cũng chưa có ý định vâng mạng Ơn Trên, thì có lệnh quở trách ở Liên Hoa
Cửu Cung, do tiền bối Phan Thanh gởi tới:
THI
(Gởi cho Huỳnh Thanh ở Huỳnh Long Phủ gấp)
THANH thế cung thềm quế cùng Thanh
Cơ đồ duy vật đã rành rành
Áo kia con mặc qua đầu khỏi
Thì việc Thiên cơ trẻ bỏ đành?
Với lệnh th ứ ba này, đ ã làm cho tiền bối run lên. Ôi phải làm sao? Một bên là cường quyền l ưỡng triều, một bên là lệnh Thiêng Liêng. Tuổi đời mới mười bảy, tuổi đạo chưa quá nửa năm, đứng trước tình huống thế này làm sao có đủ trí lực tâm trường toan tính? Nhớ lại mấy câu thơ của một trang nữ liệt mà tiền bối đã đọc thuộc lòng:
Nhà hình: trường học, tù kia bạn
Gươm ấy con thơ, súng ấy chồng
Xiềng xích: cong cườm, cùm: ngựa cỡi
Dùi cui, roi cặt: lệnh vua ban.
Nghĩ cho cùng, đâu ph ải tiền bối sợ tù đày tra tấn, tiền bối chỉ s ợ mộng lớn chưa thành, chưa làm gì cho Đạo, mà phải nạp mạng thì uổng một nguyện lực, một ước mơ.
Tiền bối thao thức, trăn trở, âu lo, nhưng vẫn chưa thoát khỏi bế t ắc, chưa dám thi hành lệnh Ơn Trên về Bình Định. Để lòng bớt ray rứt, tiền bối xin Chưởng Pháp Lê Kim Tỵ tháp tùng đi Diễn Đông để lập công và lo vận động xin quý anh lớn Liên Hòa Tổng Hội can thi ệp vụ Bình Định. Quý anh lớn có nh ờ Hội Nhân Quyền Bình Dân Pháp can thiệp với Tổng Trưởng Thuộ c Địa, ông George Mandel và Gabriel Gobron có gởi thư hỏi ba vua Đông Dương là Hoàng Đế B ảo Đại và hai vua Miên, Lào về vụ cấm đạo. Ba vua trả lời là không cấm đạo.
Mấy ngày ở Diễn Đông tiền bối cảm thấy như mình đang chạy trốn và hai câu quở trách của Chí Tôn như những lằn roi nghiêm phụ quất mạnh vào thân thể, tim gan.
Áo kia con mặc qua đầu khỏi
Thì việc Thiên cơ trẻ bỏ đành?
Ba cái thánh lệnh cứ ám ảnh từng giờ, từng phút. Tiền bối ăn không ngon, ngủ không yên. Thời kinh nào tiền bối cũng cầu nguyện, mà càng cầu nguyện bao nhiêu càng sợ bấy nhiêu.
Lời Khổng Mạnh đã nói: “Hoạch tội ư Thiên vô sở đảo dã.”(8) Và còn có câu “Trời định trao gánh nặng cho ai, thì bắt trải qua thiên ma bách chiết.” Rồi tiền bối nghĩ “người muốn, Trời sẽ giúp cho” huống chi đây là thánh lệnh thì sao ta lại sợ? Tự nhiên tâm trí tiền bối lóe lên một tia sáng, hùng khí nam nhi như thức dậy. Ti ền bối nắm chặt đôi bàn tay, ngước mặt lên trời xanh: “Ta phải gan bền, chấp hết cả nhứt sinh thập tử.”
Đành liều ba bảy cũng liều
Liều như trẻ nhỏ chơi diều đứt dây
Đứt dây bay phứt về Tây
Ở chi trì níu cù nhây đứt diều!
Tiền bối quyết định đem ba thánh lệnh trình với anh lớn Lê Kim Tỵ để tuân vâng, lo sắp đặt về quê.
Chưởng Pháp Lê Kim Tỵ đã theo dõi biết tin tức bắt bớ, niêm nhà và lệnh tầm nã đối với tiền bối Huỳnh Thanh. Lê tiền bối rất ái ngại, như ng vì thánh lệnh ban như vậy, không biết liệu thế nào. Lê tiền bối biểu lộ lòng mến thương, chia sẻ và bảo tiền bối Huỳnh Thanh nán lại đến kỳ đàn tại Huỳnh Long Phủ, người sẽ trình Đức Lý Giáo
Tông để xin chỉ dạy.
Nghe vậy tiền bối Huỳnh Thanh mừ ng khấp khởi, vì tiền bối muốn có được một chỉ dẫn, một trợ duyên hay hộ trì nào đó để có thể vững tâm trên đường về.
Chỉ còn bốn ngày nữa là đến kỳ đàn. Một mặt tiền bối lo chuyên tâm cầu nguyện, một mặt tiền bối lo sắp xếp hành trang. Tiền bối soạn các tờ Tiên Thiên Tuyên Bố có đăng các bằng chứ ng tin tức do Hội Nhân Quyền Bình Dân Pháp và Tổng Trưởng Bộ Thuộc Đị a can thiệp việc cấm đạo của ba vua Đông Dương, để có cơ sở trình bày khi cần.
Kỳ đàn đã đến. Tiền bối quỳ hầu đàn với lòng chí thành khấn nguyện. Tiền bối Lê Kim Tỵ chưa bạch, Đức Giáo Tông đã dạy:
THANH em nghe lời Tiên dạy bảo
Đủ sở hành mối đạo cùng nhau
Anh em lớn nhỏ giồi trau
Em nào có rõ Thiên Tào định phân.
Tiếp đến, tiền bối Lê Kim Tỵ tâu với Đứ c Lý về việc có ba thánh lệnh bả o tiền bối Huỳnh Thanh về Bình Định trong khi tiền bối đang bị truy nã. Đức Lý dạy:
. . .
Đã biết rằng Đạo cao mà ma còn cao quá Các em lo lập công Đạo cả gội nhuần ân Dầu chi chi nó cũng ở cõi trần Nào mưu kế cũng quần là dưới đất
Ôi mê chi bả lợi danh mùi vật chất
Chuộng phù vân mà chống báng đường tu
Rốt cuộc rồi nó ngu, ôi mới biết.
Thôi, ở địa phương Bình Định có Ngô Tùng Châu và
Võ Công Tánh đã lãnh lệnh nơi Thầy làm Thần Hộ Đạo.
Vậy hiền đệ cầu các vị ấy giúp cho việc động tịnh.
Tiếp điển
THI
VÕ thần đắp núi dựng nên non
CÔNG cán trung cang hiếu nghĩa tròn
TÁNH trực rạng màu gìn xã tắc
Phú Xuân một trận tiếng tăm còn.
Em Huỳnh Thanh có điều chi bạch xin?
Tiền bối HuỳnhThanh bạch:
- Bạch Ngài, con đang bị chính quyền cho tầm nã mà có lệnh Chí Tôn và Giáo Tông bảo về Bình Định. Con rất sợ mà không dám cãi lệnh. Con sợ chỉ cần ra đến Dầu Giây, Xuân Lộc là bị bắt ngay, chứ có đâu về đến Bình Định.
Đức Võ Công Tánh cho một bài thơ:
HUỲNH lành THANH thảo biết bao nhiêu
Chí nguyện như em ý cũng nhiều
Quốc thể lưỡng triều Nam Pháp đổ
Tài nhà như gã trượng phu xiêu
Giăng dây trói lẫn tình không mất
Xách gậy chọc trời tiếng dễ kêu
Em trọn lòng tin Thiên dĩ định
Đổi thay thay đổi đợi gà kêu.
C ười. Thôi, em ở Phù Cát, cầu nguyện Thần Hộ Đạo Ngô Tùng Châu.
Nghe tiếp điển Ngô Tùng Châu:
VIỆT quốc vong tràn biết mấy thu
NAM giang nước chảy biến dòng thu
ĐẠI đồng ngoảnh mặt hồn trơ lãng
THẦN tướng vô hơi khách bác chu
NGÔ rụng tuồng phơi buồn ứa lụy
TÙNG còi cành đượm dấu sương mù
CHÂU đi châu lại như hồn mộng
GIÁNG thế lời ta khuyến bạn tu.
Thanh cầu xin điều chi bạch?
Tiền bối Huỳnh Thanh cũng bạch xin như đã xin với Đức Võ Công Tánh và được dạy một bài thơ như sau:
BÀI
Sau này sẽ tường đâu cội rễ
Tháng ngày qua sẽ kể sẽ phân
Điều chi bạch tấu ân cần
Lệnh trên đủ hiểu mới thân hỏi rày
Tháng năm qua tường tri máy Tạo
Này em hiền nên kiếm nên suy
Chung tâm gian khổ một thì
Điều chi chỉ dạy nhớ ghi nằm lòng
Lời bạch tấu trả xong vừa hỏi
Ngày sau này sẽ hiểu sẽ tường
Trong ngoài xem lẫn vô cương
Dưới trên chung nhất một đường em lo
THANH tâm phát bởi do ý sợ
Quang minh Thần che chở ngày qua
Vững tâm truyền bá Đạo nhà
Ngày sau sẽ được âu ca thái bình
Lão thần chỉ phân minh tỏ rạng
Hành tâm linh em ráng mà nương
Khuyên em nên vững bước đường
Ngày sau sẽ được đài chương tên đề
Sau trước vẫn đề huề chớ ngại
Phận sự tròn là phải với Thầy
Lo xong kinh sách đủ đầy
Mẹo thời thập nhật, tháng này hồi gia
Cười. Vậy em nên gởi bổn thánh giáo em biên những bài thời sự Thiên cơ lại, vì những bài đó đối với pháp luật cấm ngăn.
Vận chuyển
Tuân y l ời dạy của đại thần Ngô Tùng Châu, đúng 6 giờ sáng ngày mồng mười (mẹo thời thập nhật) tháng chín năm Đại Đạo thứ 14 (1939), tiề n bối Huỳnh Thanh vai mang hành lý ra ga xe lửa để mua vé về Bình Định.
Tiền bối t ưởng rằng đến ga sẽ chật ních cả người, nào ngờ vẫn l ưa thưa im vắng. Vào phòng vé mới hay rằng mười bốn giờ mới bán vé và mười sáu giờ tàu mới chạy. Tự dưng tiền bối cảm thấy cô đơn tột cùng, nỗi âu lo phải kéo dài ở phòng đợi này cho đến chiều. Tiền bối buồn bã ngồi ngay tại phòng vé để chi ếm thứ tự ưu tiên. Càng về chiều, người đến lục tục càng đông, họ nối đuôi sau tiền bối để chờ mua vé.
Lòng tiền bối trăm mối tơ vò, không dám nhìn ai và cũng tránh những ánh mắt thiên hạ nhìn mình. Tiền bối luôn luôn cảm thấy như bị dò la tông tích. Chỉ một khua động nhỏ bên cạnh cũng làm tiền bối thắc thỏm. Tiền bối cúi gầm xuống, mặc cho ai nói nói cười cười, xô xô, đẩy đẩy. Bỗng có người đập khẽ vào vai, rồi một giọng nói người Bình Định phía sau lưng:
- Trò mua vé về đâu?
Tiền bối Huỳnh Thanh giật nẩy người, ngước nhìn lên. Ôi thôi, th ất đả m kinh tâm! Ông đội police đang s ừng sững trước mặt. Chiếc mũ kết trên đầu và sắc phục của thầy cảnh sát như một uy quyền chiếu thẳng vào cặp mắt
kẻ đang bị truy tầm. Lại thêm giọng nói Bình Định làm tiền bối tin chắc rằng ông đội này được phái từ Qui Nhơn vào để tìm bắt tiền bối.
Bầu trời như sụp xuống, giữa chiề u nắng hanh mà tiền bối cảm thấy như tối sầm lại. Ôi, Đức Võ Công Tánh, Ngô Tùng Châu, lời các ngài hứa hộ trì, sao chưa được nửa bước, đã sa hầm sụp bẫy? Tiền bối ngước nhìn thầy đội mà ngự c đánh thình thình, âm ư định nói tránh, nhưng rồi tiền bối vẫn nói thật.
- Thưa... thưa ông... con... con mua vé về Bình Định.
Nói xong tiền bối như chịu chấp nhận một sự phũ phàng của định mệnh. Như ng không, thầy đội tỏ vẻ vui mừng, thân thiện vỗ vai tiền bối, giọng nói ôn tồn:
- Bác cũng về Bình Định đây. Cháu nhường chỗ cho bác, bác sẽ mua vé luôn cho.
Trời ơi! Ông không phải là hung thần, mà là hộ thần. Chỗ núp vững chắc trên đường về là đây rồi. Ông nhờ ta thì ta sẽ cậy lại ông. Nghĩ vậy rồi tiền bối lẹ làng bước ra nhường chỗ và giao tiền cho thầy cảnh sát mua hộ vé. Thầy đội trỏ tay về hướng vợ con ông đang ngồi giữ hành lý, b ảo tiền bối đến đó chờ. Vì là đứng đầu nên th ầy đội mua được vé trước, liền ra giao cho tiền bối Huỳnh Thanh một vé, cảm ơn rối rít, đồng thời giới thiệu vợ con cho tiền bối Huỳnh Thanh biết. Th ầy đội lại bảo tiền bối Huỳnh Thanh cùng nhập đoàn với gia đình ông cho vui. Rồi ông nhờ tiền bối Huỳnh Thanh dắt dùm hai đứ a con ông lên tàu để bà rảnh tay bồng em bé, còn ông thì xách hai va li hành lý. Ông đưa cho tiền bối Huỳnh Thanh cái mũ kết có huy hiệu police để khi lên tàu làm vật giữ chỗ cho ông.
Mọi việc đều đã được xong xuôi như ý. Thầy cảnh sát lên ngồi kề bên, vừa cười vừa cảm ơn và khen ngợi tiền
bối Huỳ nh Thanh lanh lẹ và hiền lành. Thấy cơ hội đã đến, tiền bối Huỳnh Thanh bèn thỏ thẻ thưa:
- Thưa bác, cháu muốn hỏi thăm bác, cháu ở Bình Định vào Sài Gòn bốn năm nay. Hồi cháu đi mới mười hai tuổi, không có giấy tờ chi. Nay cháu về quê để làm căn cước và bài chỉ, không biết ra đến nơi soát giấy có sao không?
- Có sao đâu, cháu còn nhỏ chưa có căn cước, bài chỉ thì đưa khai sinh hoặc thẻ học trò cũng được, có mắc mớ gì.
Tiền bối Huỳnh Thanh thưa lại:
- Thưa bác, cháu đi hồi nhỏ nên chẳng có giấy tờ gì hết. Ông Đội xoa đầu bảo:
- Thôi được, khi ra đến nơi soát giấy, cháu đừng đi đâu hết, cứ ngồi đây ngủ với hai em, để bác nhận lãnh cho.
Quả thật ông quan văn Ngô Tùng Châu đã bắt ông quan võ đội cảnh sát bảo vệ cho tiền bối. Khi nhân viên soát giấy đến, th ấy ông police đội mũ cai, liền chào và bắt tay. Ông cai đội chỉ vợ, hai đứa con và tiền bối Huỳnh Thanh, giới thiệu:
- Đây là pha-mi (*) của tôi.
Nhân viên soát giấy chào rồi bỏ đi.
Thật là tương kế tựu k ế, dĩ hồ diệt hồ, tiền bối Huỳnh Thanh đã thoát nạn. Vi ệc làm của ông đội thì rất nhỏ, mà cái ơn thầm rất lớn đối với tiền bối Huỳnh Thanh. Thế mà tiền bối còn được tiếp đãi nồng hậu. Mỗi bữa ăn đều cho nào đùi gà, lạp xưởng, chả lụa, xôi vò. Tiền bối Huỳnh Thanh phải khéo léo tránh trớ để khỏi bị hạch hỏi lôi thôi.
Lần đầu tiền bối giả đau bụng, lần sau chưa đến bữa, tiền bối đã lẫn đi tránh, giả đò tìm bạn.
Ra đến ga Diêu Trì, ông bà cả nh sát sang tàu xuống Qui Nhơn. Trước khi từ giã, bà cảnh sát soạn tất cả lương thực còn lại giao cho tiền bối Huỳnh Thanh. Lần này thì tiền bối không từ chối mà vui vẻ nhậ n và cảm ơn lòng tốt của hai ông bà cảnh sát. Ông Đội lại còn đưa “carte de visite” bảo tiền bối Huỳnh Thanh về Phù Cát, rồi có dịp vào Qui Nhơn ghé nhà ông thăm chơi.
Tiễn ông bà cảnh sát xong, tiền bối Huỳnh Thanh cũng xuống ga Diêu Trì chứ không dám theo tàu ra ga Phù Cát. Tiền bối đến nhà người bà con, cũng là đạo hữu, ở quê gần đó, để hỏi thăm tin tức, động tịnh. Gần chiều tối tiền bối qua Thuận Hạnh, Bình Khê, đến nhà người cháu gái, cũng là tín đồ, nhắn tin về gia đình để vào gặp tiền bối.
Được tin lập tức cụ thân sinh và mấy người có phận sự trong Đạo bươn bả vào ngay. Mọ i tin tức trao đổi qua lại xong, tiền bối Huỳnh Thanh giao kinh sách, báo chí, chia mỗi người cất giữ mang về. Riêng tiền bối thì tiếp tục âm thầm đi thăm gặp, nhắc nhở, an ủi, củng cố tinh thần, phát kinh sách, báo chí cho bổn đạo các nơi như: Lạc Sơn, Thạch Khê, Tài Lương, Mỹ Hội, Vĩnh Phú, Trung Chánh, Gia Thanh, Gia Lạc, Chánh Danh.
Sau hơn một tháng, tiền bối đã t ạo cho bổn đạo một tình đầ m ấ m, nêu một tấm gương khí phách, một chí nguyện cao vời của kẻ đi đầu. Tiền bối đã un đúc cho mọi người, để khi tiền bối xuất đầu trình diện, chấp nh ận mọi hình thức trừ ng phạt, thì mọi người vữ ng lòng tin, không nao núng, vì chi chi cũng có Thầy, có Thiêng Liêng che chở. Sau đó ti ền bối mua nhang đèn đến tậ n lăng ngài Ngô Tùng Châu ở Thái Định làm lễ tạ ơn công đức hộ đạo của vị Lão Thần.
Đâu vào đó xong xuôi, tiền bối cảm thấy tâm hồn thư thái. Cho dù có phải vào tù, vào khám cũng ch ẳng ngại ngùng chi. Tiền bối không l ẫn tránh nữa mà ung dung về nhà cách bình thản an nhiên.
Như đã rập rình sẵn đâu đó, nên tiền bối Huỳnh Thanh vừa đặt chân vào cửa, là hương, lý đến ngay. Một mặt họ ngồi nói chuyện thăm hỏi, nhưng để giam chân, mặt khác họ báo khẩn cấp lên quận. Hai tiếng đồng hồ sau, mật thám và lính đến bắt tiền bối dẫn lên quận lấy khẩu cung và lập biên bản giải về Qui Nhơn giam giữ để tra hỏi.
Hôm sau, tiền bối được đưa ra trước phủ đường. Vị Tổng Đốc c ũng như quan B ố Chánh chẳng có câu hỏi nào quan trọng, chỉ xoay quanh vấn đề là tại sao đã có nhiều lần tiền bối hứa không truyền bá mối Đạo, không tụ t ập đông người, mà không giữ theo lời cam đoan. Nh ư vậy là ương ngạnh với quan trên, xem thường lệnh cấm của nhà vua.
Tiền bối Huỳnh Thanh cảm thấy rất yên lòng, vì chẳng thấy quan trên buộc tội nào đến nỗi nặng nề so với sự bủa giăng niêm nhà, tầ m nã, làm tiền bối khủng hoảng bấy lâu. Tiền bối bình tĩnh thưa:
- Bẩm quan trên, suốt mấy tháng nay, con vào Nam không có ở nhà, việc tụ tập con không hề biết, con không thể có trách nhiệm. Hơn nữa quận, tỉnh đã bắt người, niêm nhà rồi, việc xử phạt là do quận, tỉnh. Nay con mới về đã bị bắt giam, vậy là chính phủ hiếp con. Chính phủ là cha, mẹ của dân, sao lại ép con quá đỗi. Người ta cờ bạc, đánh sòng này qua sòng khác, du thủ du thực, sao không bị bắt, không bị quy tội “quần tam tụ ngũ”, không bị niêm nhà? Còn nhà con bất quá có tụ họp là để tín ngưỡng, lễ bái Phật Trời, cầu nguyện bình an cho nhà cho nước, dạy bảo cho nhau làm lành lánh dữ, chớ có hại gì ai, sao lại bị bắt
bị cấ m? Làng, tỉnh đã bao nhiêu lần soát xét, mật thám đã điều tra, vậy con có điều chi sai với pháp luật, làm mất trị an nhà nước? Tại sao chính phủ Nam Triều là của dân Nam l ại cấm con dân tu hành. Còn người Pháp là chính quyền thuộc địa, bảo hộ mà họ không cấm?
Tiền bối Huỳnh Thanh nói thao thao một cách ngây thơ bộc trực, như đứ a trẻ kể l ể với cha mẹ, làm mấy ông quan chăm chăm nhìn tiền bối, rồi ngó mặt nhau.
Cụ Tổng Đốc lên tiếng nói với Tiền bối bằng một giọng thương hại:
- Tao đã cho mày biết luật nhà vua, cấm Cao Đài không được truyền bá ở Trung Kỳ này, thì các quan phải tuân lệnh vua, còn mày không tuân phải bị bắt, bị cấm chớ sao. Còn mày nói người Pháp không cấm, không bắt mày tu, để tao đưa mày qua Tòa Sứ mày hỏi và cãi với họ.
Tiền bối Huỳnh Thanh nói:
- Thưa cụ con nói tiếng Pháp chưa rành, chứ nếu rành con sẵn sàng trình tài liệu, để xin Tòa Sứ can thiệp với chính phủ, cho con tự do tu hành như Nam Kỳ thuộc địa vậy.
Quan Tổng Đốc nghe nói có tài liệu thì bảo rằng:
- Mày có tài liệu gì đưa đây tao nhờ thông ngôn nói cho.
Tiền bối Huỳnh Thanh không ngần ngại nói:
- Thưa cụ khi vào Nam, con có trình với Hội Thánh về việc cấm Đạo tại Trung kỳ và đã được Hội Thánh cho con tài liệu của Hội Bình Dân Pháp và Tổng Trưởng Bộ Thuộc Địa can thiệp với ba vua Đông Dương, được ba vua trả lời là không cấm Đạo. Con có mang theo đây, xin trình quan lớn xem.
Cụ Tổng Đốc tiếp lấy, xem xong phần Tổng Trưởng Bộ Thuộc Địa George Mandel và ông Gabriel Gobron can thiệp với ba vua Đông Dương, ông giữ lấy tài liệu, rồi cho tiền bối Huỳnh Thanh về, còn dặn rằng:
- Mày được về nhưng tuyệt đối phải ở tại nhà không đi đâu cả. Nếu ra khỏi nhà sẽ bị mật thám bắt ngay.
Tiền bối Huỳnh Thanh biết rằng tuy không bị nhốt, nhưng đã bị quản thúc tại gia. Đầu óc miên man, tiền bối nghĩ đến hai vị quan văn, quan võ Ngô Tùng Châu và Võ Công Tánh. Hai ngài lúc sinh tiền, đã bị vây thành đến chết. Còn tiền bối là một kẻ thư sinh bạch diện đã được hai ngài hộ đạo, không lẽ để bị vây đến chết sao?!
Tiền bối về nằm nhà thúc thủ, hết ngày rồi lại đêm, ôn nhuần kinh sách và hằng tâm cầu nguy ện. Luôn luôn trọn tin rằng Ơn Trên đã hộ cho tiền bối về đến Bình Định, thì cũng sẽ giúp cho tiền bối tự do.
Quả thực “nhân hữu thiện nguyện, Thiên tắc tùng chi”.
Tại Tòa Thánh Châu Minh có lệnh gọi hai anh lớn Ngọc Chưởng Pháp Nguyễn Thế Hiển và Thượng Đầu Sư Đoàn Văn Chiêu. Một vị ở Sóc Trăng, một vị ở chợ Lách (Bến Tre). Lệnh dạy hai tiền bối phải lên Sài Gòn, đến Huỳnh Long Phủ, lục bộ đạo tìm địa chỉ của Huỳnh Thanh để ra Bình Định gấp.
Mỗi người một n ơi, nhưng cùng đến Huỳnh Long Phủ một lúc. Hai vị lục xem bộ đạo thấy Huỳnh Thanh mới mười ba tuổi (tuổi theo bằng tiểu học, còn tuổi thự c đã mười bảy), nên hai vị chán nản không muốn đi, vì cho rằng đạo hữu Huỳnh Thanh là một đứa con nít. Hai vị bèn ở lại lập đàn bạch hỏi Ơn Trên, thì được Huyền Đô Đại Pháp Sư cho một bài thi:
Gió đông lạnh lẽo thấm gan đồng
Khoác tấm hàn y quyết thẳng xông
Trả nợ non sông đâu ngại bước
Đền ơn xã hội dễ nao lòng
Công danh một thuở Trời cao biết
Chí hướng đòi cơn thế sự trông
Rót máu hy sinh tràn khắp chốn
Kêu ca quần chúng hội Hoa Long.
Hiển, Chiêu! Hai hiền ra đến đó sẽ thấy sự vận chuyển của Ơn Trên nghe.
Hai tiền bối Hiển, Chiêu không dám cãi lệnh, mặc dù chưa đến Hội Vân, Thạch Bàn, cũng chư a bi ết mặt cậu đạo hữu non kia bao giờ. Chỉ biết là phải ra đó để gặp Huỳnh Thanh, can thiệp vụ cấm Đạo.
Hai tiền bối đáp tàu lửa ra đến nơi gặp ngày mưa. Những cơn mưa như thác đổ, nước ngập tr ắng đồng. Hai vị lặn lội đến nhà tiền b ối Huỳnh Thanh thì đã sáu giờ tối. Tiền bối Huỳnh Thanh vừa cúng dậu xong, hai bên gặp gỡ, chỉ vừa trao đổi sơ qua mấy điều thì đã thấy ngoài hiên, ngoài rào lố nhố bóng người.
Kể từ ngày được Tổng Đốc Qui Nhơn cho về quản thúc tại gia, thì tiền bối Huỳnh Thanh luôn luôn bị mật thám theo dõi. Cho nên khi hai tiền bối Chiêu, Hiển vừa xuống ga xe lửa Phù Cát là đã lọt vào những con mắt dòm ngó. Họ r ất dễ dàng nhận ra dáng dấp của những môn sinh Cao Đài. Nên họ đã không lầm khi cho lệnh bao vây nhà cụ Nghinh. Đây là một vụ bắt quan trọng, bởi vì trường hợp của tiền bối Huỳnh Thanh đã được các cấp lưu ý. Đặ c biệt, sau khi Tổng Đốc Qui Nhơn xem tài liệu của Tổng Trưởng Thuộc Địa can thiệp với ba vua, ông đánh giá tiền bối Huỳnh Thanh tuy nhỏ nhưng có quan hệ tầm cỡ chứ không phải vừa. Do vậy, thấy có người lạ về, quan Huyện
đã được trình báo ngay và ông đích thân đến bắt, mặc dù lụt lội, tối tăm, đường đi khó khăn, phải qua khe lội suối.
Khi đến nơi ông Huyện thấy hai người khách dáng vẻ ung dung thư thái, giao tiếp bặt thiệp, lời ăn tiếng nói tỏ ra đạo cao đức trọng, nên ông Huy ện không dám lớn l ối. Ông chỉ xin phép làm thủ tục thông th ường là coi giấy tờ. Khi biết được m ột người là Hội Đồng Quản Hạt, một người là Bang Biện, Quan Huyện nói xã giao rằng tình hình Cao Đài ở đây có lệnh ngăn cấm, nếu hai vị muốn can thi ệp thì xin mời ngày mai xuống quận để cùng đi t ỉnh gặp cụ Tổng Đốc. Nếu cụ Tổng Đốc cho phép thì địa phương sẽ tuân hành và không có điề u chi trở ngại. Vì chính quyền địa phương ở đây chỉ biết nghe lệnh trên chứ không khó dễ gì cả.
Những lời nói đãi bôi của quan Huyện chỉ là thâm ý để hai ông khách về tỉnh, sẽ có đủ th ẩm quyền trục xu ất hai ông về Nam. Ngược lại hai tiền bối Hi ển, Chiêu cũng muốn đến phủ đường Qui Nhơn gặp thẳng quan Tổng Đốc nói chuyện sẽ có hiệu lực hơn.
Sáng hôm sau, hai tiền bối Hiển, Chiêu và ti ền bối Huỳnh Thanh xuống huyện đường Phù Cát. Ông huyện Phan Như Phiên tiếp đãi mặt ngoài ân cần, nhưng đã sắp sẵn hai người lính mang giấy tờ mời hai vị lên tàu đi tỉnh. Chính ông Huyện đích thân tiễn khách ra ga và dặn dò hai tên lính đưa hai người đến nơi đến chốn. Thực ra đây là một hình thức áp giải. Trước khi bắt tay từ giã, tiền bối Nguyễn Thế Hiển hỏi ông Huyện rằng:
- Cụ Tổng Đốc tỉnh này tên gì nhỉ? Cụ Huyện trả lời:
- Quan Tổng Đốc tỉnh này là cụ Hồ Đắc Ứng.
Nghe vậy tiền bối Nguyễn Thế Hiển à một tiếng, rồi vội
vàng tên tàu, nét mặt hân hoan rạ ng rỡ. Tiền bối Hiển day qua nói với tiền bối Chiêu và tiền bối Huỳnh Thanh:
- Thật là vi diệu. Chỗ ông Ứng với tôi là thân tình. Chúng ta yên tâm.
Tại công quán tỉnh đường, cụ Tổ ng Đốc tiếp đón mọi người rất nồng hậu và hứa sẽ đưa tất cả qua Công Sứ Pháp để trình bày rõ sự tình và có hướng giúp đỡ bổn đạo. Viên Công Sứ Pháp này lại là bạn quen với Đầu Sư Chiêu nên mọi việc đều thỏa thông. Thật là một sự vận chuyển rất diệu mầu.
Từ đó công việc truyền đạo tại Bình Định được thuận lợi vô cùng.
Bảo Cơ Quân Huỳnh Thanh
(1921-1985)
Phải trái
Cùng với sự phát tri ển mối Đạo phái Tiên Thiên do tiền bối Huỳnh Thanh đưa về, tại Bình Định có các chi phái khác đã hình thành như Cầu Kho, Tây Ninh, Định Tường. Muốn có sự liên kết để cùng chung đường phổ độ đạo Trời, tiền bối Huỳnh Thanh góp danh sách tổng số đạo hữu do tiền bối độ được, thân hành mang ra nộp Hội Thánh Tam Quan hầ u mong lập bộ nhân sinh để duy nhất tinh thần trong lãnh đạo. Ban Cai Quản Tam Quan chấp nhận, định ngày công khai đến các nhà cải gia vi tự thăm viếng, xác minh, đồng thời lập bộ đạo chính thức gởi vào cho các tiền bối Lê Đại Luân, Nguyễn Khế, Nguyễn Lưu.
Với tư cách lãnh đạo Hội Thánh, quý vị này không biết vì duyên cớ gì đã cản ngăn, không chấp thuận việc nhận lãnh phái đạo của tiền bối Huỳnh Thanh.
Có thể các vị ấy suy luận rằng tiền bối Huỳnh Thanh là người độc thân còn trẻ, có mưu toan trên bước đường riêng trong việc truyền đạo, hành đạo, tuy lúc nào cũng hô hào thuần túy tôn giáo, không được tham gia quốc sự. Có lẽ các vị xem tiền bối như một giám sát viên của lưỡng triều, đúng hơn là tay sai của mật thám, luôn luôn giữ gìn tín đồ, theo dõi, hễ có hành động gì ngoài vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng là báo cáo ngay. Bởi vậy tiền bối được tự do thong thả. C ứ lâu lâu có lệnh huyện đòi, tỉnh vời, đó chỉ là hình thức đi báo trình động tịnh của bổn đạo mà thôi.
Nhất là giai đoạn này có nhiều khuynh hướng vận động thân Nhật, rủ rê làm bảo hiểm, bảo kê để nộp cho văn
phòng Đại Sứ Nhật. Họ loan tin rằng ai không có bảo hiểm, bảo kê s ẽ bị Pháp bắt thủ tiêu hoặc bỏ biển. Tiền bối Huỳnh Thanh rất tỉnh táo trước việc này. Tiền bối tâm niệm rằng ng ười Cao Đài không bao giờ làm gì trái với tôn chỉ thuần túy tu hành. Vì vậy có những nguồn tin đồn đãi rằng tiền bối sẽ bị bắt giao cho Nhật mổ bụng.
B ất ngờ Đại Sứ Nhật b ị đưa về nước, Pháp thừa cơ ra lệnh bắt những người thân Nhật, nhất là những người ở xứ bảo hộ Trung Kỳ . Trong sự truy quét này, tiền bối Huỳnh Thanh bị vạ lây, vì họ cho Cao Đài thân Nhật. Tiền bối tìm cách trốn chạy vào Nam, tìm người chủ trương việc bảo kê, bảo hiểm để cầu cứu can thiệp. Khi vào đến nơi thì nghe tin bác sĩ Trương Kế An bị đưa ra tòa. Sau đó lại nghe tin Pháp b ắt đạo trưởng Trần Văn Quế (Huệ Lương) kết án hai mươi năm khổ sai, hai mươi năm biệt xứ, đày đi Côn Đảo, tịch biên gia sản.
Ti ền bối Huỳnh Thanh cảm thấy hụt hẫng, chơi vơi, đành lẫn trốn chung với các b ạn đạo người Bình Đị nh như Huỳnh Kim Ngọc (đồng tử), Nguyễn Hân và một số anh em do Phan Định Công làm huynh trưởng, cùng nhau nhờ anh lớn Trưởng Tòa Trần Quang Nghiêm che giấu ở sau vườn nhà.
Nhờ lanh lợi và dạn dĩ nên tiền bối Huỳnh Thanh lo trách nhi ệm liên lạc tiếp tế, do đó tiền bối biết thêm tại Tiểu Đại Thanh (nhà ông bà Mười Tha) ở ga xóm thôn Gò Vấp cũng có các anh em thanh niên Quảng Nam ẩn trốn như các vị Trần Hoanh, Phạm Trường Xuân, đồng tử Thanh Long cùng một số vị khác cũng lẫn tránh ở căn nhà số 4 sau nhà thờ Huy ện Sĩ. Quý vị Bạch Hổ, Trần Công Ban, Trần Cư Chánh thì lánh ở Xuân Trường gần Liên Hoa Cửu Cung.
Thời gian ẩn náu tưởng tạm thời, không ngờ do tình hình diễn bi ến bên ngoài nên đã kéo dài khá lâu. Ba năm 1942, 1943, 1944 tiền bối Huỳnh Thanh ở chung với hai vị Trần Hoanh, Phạm Trường Xuân tại Ti ểu Đại Thanh. Người thì học tiếng Anh, kẻ trau giồi tiếng Nhật, riêng tiền bối Huỳnh Thanh thì chăm chỉ học thánh ngôn, thánh giáo và quỳ hương tiếp điển. Việc tiếp điển giai đoạn này như một hiện tượng lạ.
Hôm n ọ tiền bối Trần Hoanh đi h ọc về thấy mấy người đang tiếp điển rung chuyển cả mình trước bàn Thầy. Ti ền bối Hoanh không tin có điển, cho là giả dối, làm thất lễ trước điện Thầy, nên lớn tiếng trách đạo huynh Mười Tha:
- Sao anh để tụi nó làm trò thất lễ trước bàn Thầy như vậy? Anh đuổi chúng nó ra đừng làm trò kỳ cục, đâu phải ai cũng tiếp điển được.
Đạo huynh Mười Tha nói:
- Đuổi à, tôi không dám, chú có dám thì vào kéo, đuổi ra.
Tiền bối Trần Hoanh xồng xộc bước vào điện nói:
- Tụi bay làm cái gì trước bàn Thầy vô lễ vậy? Có xéo ra ngay không?
Lời nói chẳ ng có tác d ụng gì cả. Mấy cậu thanh niên vẫn quỳ thẳng đơ và toàn thân cứ rung chuyển ch ẳng nói chẳng rằng. Tiền bối Trần Hoanh tức bực đến nắm tay con ông Mười Tha 12 tuổi định kéo ra thì bỗng tiền bối cũng rung theo. Ôi thôi chẳng bi ết thần điển hay tà điển mà mỗi lúc rung càng mạnh thêm làm tiền bối tháo mồ hôi mà không thể dừng được. Tiền bối Huỳnh Thanh cùng hai vị Mười Tha, Mười Hóa vội thắp nhang cầu xin xả điển.
Kể từ đó tiền bối Tr ần Hoanh không dám đề cập đến việc ti ếp điển nữa. Từ hiện tượng này tiền bối Huỳnh Thanh liên tưởng đến lời kể về ngày Khai Đạo tại Thiền
Lâm Tự, cũng có việc tiếp đi ển nhảy múa ôm nhau xưng Quan Âm, Quan Thánh. Mới hay là tà chánh khó tường, mầu vi khó biết, đúng như câu:
Lẽ chánh tự nhiên có lẽ tà
Chánh tà hai lẽ đoán sao ra
Âm dương trái phải ai phân biệt
Tả hữu xác hồn hợp ở ta.
Đến ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chánh Pháp. Đấy là giai đoạn rối ren khôn lườ ng. Trong giới Cao Đài cũng xảy ra lắ m đi ều. Chỉ sau đảo chánh độ vài tuần thì có một cuộc đại hội các chi phái do Giáo Sư Trần Quang Vinh triệu tập tại Vĩnh Hội mục đ ích để phân công tham chính, nhất là đọc thơ kêu gọi của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Tiền bối Huỳnh Thanh và các tiền bối Trần Hoanh, Phạm Trường Xuân có đến dự.
Tại địa điểm đại hội có trưng hình Kỳ Ngoại Hầu Cường Để thật lớn. Mọi người đến xem chân dung Kỳ Ngoại Hầu đều thán phục. Tiền bối Huỳnh Thanh cũng đến chiêm ngưỡng và buột miệng:
- Đứng về phía Hoàng phái có lòng chống Pháp, hiện giờ còn có đức vua Duy Tân nữa.
Vừ a dứ t lời thì mấy thanh niên Thần Đạo Thuật Tuyển Đoàn đầu đội ca-lô đến gây sự , cho rằng ti ền bối Huỳnh Thanh kích bác Kỳ Ngoại Hầu, chỉ tôn sùng vua Duy Tân, đồng thời họ bắt tiền bối đưa vào phòng chỉ huy.
Người có trách nhiệm tại phòng chỉ huy là Giáo Hữu Oai đã được báo trình, nên khi tiền bối Huỳnh Thanh đến ông hỏi:
- Em là người chi phái nào?
- Thưa anh lớn, em ở Bình Định, tu theo phái đạo Tiên Thiên thuộc thánh tịnh Đại Thanh.
- Em là người có đạo tại sao kích bác đức Kỳ Ngoại Hầu?
- Thưa anh lớn em có nói gì kích bác đâu. Khi xem chân dung của Kỳ Ngoại Hầu, em có lòng kính phục và nói rằng trong vòng Hoàng phái có tinh thần chống Pháp hiện nay còn có vua Duy Tân và cụ.
Chư a giãi bày hết tình ý, thì một số người vào phòng như có nhiều việc cần gấp phải giải quyết, do đó Giáo Hữu Oai bảo:
- Nếu em chỉ nói vậy và không có ý kích bác gì thì thôi, em ra ngoài.
Khi ra đến ngoài, hai tiền bối Trần Hoanh và Phạm Trường Xuân phàn nàn:
- Ai bảo anh nói làm chi, xem thì xem, ai sao kệ, mình thủ khẩu như bình cho yên thân. May có ông Giáo Hữu Oai chứ không thì anh bị nhốt rồi.
Tấm lòng của tiền bối Huỳnh Thanh lúc nào cũng chỉ biết có tu hành đúng theo chơn pháp, nhất tâm nhất đức nhắm thẳng một đường của tôn chỉ Đại Đạo. Tiền bối không bao giờ nghĩ đến việc tôn giáo đội lốt chính trị, hoặc chính trị đội lốt tôn giáo. Tiền bối luôn luôn nhớ lời dạy:
Mượn tiếng nước xu xu nịnh nịnh
Mượn tiếng dân phờ phỉnh gạt đời
Mượn quyền thỏa mãn ăn chơi
Mượn nơi thân thích làm nơi báo thù
Kẻ mượn đạo dối tu cầu lợi
Người mượn ngoài đem tới giết trong
Mua lòng rồi lại bán lòng
Bao nhiêu cái khổ cũng tròng cho dân.
Lời Đức Phật đã dạy: “Những kẻ mượn danh ta, tâng bốc ta, vô tình phản lại ta. Sư tử trùng thực sư tử nhục.”(9)
Và Chúa cũng nói: “Nhà ta là nơi cầu nguyện, mà các ngươi làm thành hang trộm cướp.”
Đứng gi ữa không khí của buổi đại hội này tiền bối ngẩn ngơ không hiểu trọng tâm nó là gì. Bỗng nghe lời kêu gọi của Giáo Sư Trần Quang Vinh mời đạo trưởng Phan Thanh thay mặt các chi phái đạo trình bày ý kiến. Tiền bối Huỳ nh Thanh nhón chân lên để nhìn, lắng tai để nghe ý kiến mà tiền bối cho là quan trọng lắm.
Tiền bối Phan Thanh bước lên bục cao trong b ộ bạch y, dõng dạc tuyên bố với nội dung chính là tín đồ Cao Đài Giáo luôn luôn đến với mọi tầng lớp, với mọi người trong mọi công tác thi ện ích, lợi lạc nhân sinh như văn hóa, xã hội; còn hai việc chính trị và quân sự là quyề n riêng tư của mỗi cá nhân, Giáo Hội không có chủ trương.
Sau đó, Giáo Sư Vinh tuyên bố giải tán đại hội. Cách năm hôm sau, trên tờ báo Tân Á có đăng bài giải tán các chi phái đạo, ngoại trừ một chi phái.
Tiền bối Huỳnh Thanh nhận định rằng hoàn cảnh đang ở giai đoạn phải trái khó phân, đen trắng khó biết. Sợ rằng bổn đạo bị kéo lôi bởi khuynh hướng này, chủ trương nọ nên tiền bối Huỳnh Thanh đã bươn bả về Bình Định để trấn an đạo hữu, gìn giữ tinh thần thuần túy.
Năm tháng sau đó, vào ngày 19 tháng 8 năm 1945 nổ ra cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền của mặt trận Việt Minh, với khẩu hiệu là đánh Pháp đuổi Nhậ t giành lại chính quyền cho nhân dân. Tại th ời điểm này, có một số người trong đạo Cao Đài bị bắt, tù tội, với lý do thân Nhật.
Sau vụ Vĩnh Hội, Tiền bối l ập tức về quê nhà thân lâm đến những gia đình “đầu mối” để củng cố tinh thần thuần chân, lập trường thuần túy. Con đường tôn giáo là con đường muôn thuở, muôn phương, chứ không phải một sớm, một chiều hay chỉ trong làng trong xóm.
Chí hướng của tiền bối Huỳnh Thanh đã được ông Võ Xáng và đốc học Nguyễn Hữu Lộc biết tường tận. Hai người này vốn là cán bộ Việt Minh trong giai đoạn hoạt động bí mật, đã theo sát đường đi nước bướ c của tiền bối Huỳnh Thanh, nên hiểu rõ tín đồ Cao Đài ở đây không hề có dính líu gì đến các tổ chức chính trị thân Nhật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét