Đại Đạo tạo con đò cứu khổ, Hướng đạo cần tự độ, độ tha. Năm chi bảy phái hiệp hòa, Trương cờ Đại Đạo xây tòa vạn linh.

LỜI GIAO CẢM

LỜI GIAO CẢM
(Kích vào hình ảnh để xem tiếp lời giao cảm)
  Xin chân thành cảm ơn quý huynh, tỷ, đệ, muội và quý độc giả đã ghé thăm NGÔI NHÀ ĐẠI ĐẠO

Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2021

Lòng con tin Đấng Cao Đài

                                        

(Trích "Lòng con tin Đấng Cao Đài"- Huệ Khải)

Nhan đề này nguyên là lời Đức Bảo pháp Chơn quân Huỳnh Chơn (thế danh Tạ Đăng Khoa) dạy các nhục tử của Ngài trong lần đầu tiên giáng đàn tại Cơ quan Phổ thông Giáo lý sau khi thoát xác:

Lòng con tin Đấng Cao Đài,
Đạo đời Trời sẽ an bài cho con.



Hai câu lục bát tổng cộng mười bốn chữ nhưng gom lại chỉ còn một chữ tin. Người tu quý chữ tin này lắm nên không gọi là lòng tin hay niềm tin mà gọi là đức tin.

Buổi sáng hôm nay quý đạo tâm, đạo hữu xa gần chịu khó đến đây ngồi chật chội, nóng nực thế này, tức là quý vị đã có đức tin rồi. Giờ đây đem chuyện đức tin nói với quý vị thì có khác gì hai bà nhà giàu đem hột xoàn ra khoe nhau. Quả thực, quý vị đã sẵn có hột xoàn rồi, chính là đức tin của mỗi người vậy.

Lúc giới thiệu đề tài xướng ngôn viên có nhắc đến câu mở đầu bài Niệm hương mà ngày nào vào bốn thời cúng chúng ta cũng đọc: Đạo gốc bởi lòng thành, tín, hiệp. Câu kinh đã minh xác rằng đức tin là g ốc cội, là khởi đầu của con đường đạo. Thế nên bất kỳ một người nào đã chọn cho mình một tôn giáo để theo thì người đó được gọi là tín đồ. Đồ tức là học trò; tín đồ là học trò đến với đấng giáo chủ
bằng đức tin. Hai chữ tín đồ tự thân nó đã rõ ràng như vậy. Ngày hôm nay, mọi người ở đây cùng tự chọn cho mình một con đường, là làm học trò của Đứ c Chí tôn, của Đức Cao Đài Tiên ông, thì không do cái gì hết mà chỉ do trọn lòng tin nơi Ngài thôi. Thế nên tất cả chúng ta đều là tín đồ.

Nói đến đức tin thì khó lắm. Ai đã tin rồi dẫu mình có bác bỏ hay phủ nhận người ta vẫn cứ tin. Trái lại, đối với người chưa tin, nói in ít ng ười ta còn lịch sự, nói thêm chút nữa người ta kiếm cớ kiếu từ.

Tôi có một người bạn học rất giỏi, đậu tiến sĩ và hiện nay làm công tác quản trị ở một nước lớn nằm bên kia đại dương. Anh bạn là một nhà khoa học, viết văn rất hay, viết sử Việt Nam đời Tây Sơn rất tài. Có lần anh viết một tùy bút và gởi tôi đọc. Cuối bài viết anh nhắc l ại câu Kinh thánh: “Phúc thay cho kẻ nào không thấy mà tin.” Ý anh dường như không tán thành câu văn quen thuộc này.

Anh là người có tấm lòng nhân hậu rất tốt, một nhà văn thực học và thực tài, nhưng đồng thời cũng là một nhà khoa học, tức là một người quen căn cứ trên những dữ kiện khách quan, những cái gì có thể nắm bắt được, có thể cân đong đo đếm được, có thể đưa vào phòng thí nghiệm để kiểm chứng được… Do đó dường như anh không tán thành việc “không thấy mà tin”, bởi lẽ không thấy mà tin thì có khác gì tin mù quáng, tin thiếu cơ sở.

Tôi suy nghĩ rằng có thể câu Kinh thánh ấy đã được nói tắt, hoặc qua nhiều tầng phiên dịch và qua nhiều lớp thời gian nên câu văn bị biến mất nghĩa gốc. Tôi hiểu câu nói ấy như sau: Phúc thay cho kẻ nào thấy được cái điều người khác không thấy nên tin mà theo đạo.

Trong câu Kinh thánh vừ a rồi, đức tin liên quan tới mắt nhìn. Trong Phật giáo, đức tin lại liên quan tới tai nghe.

Thực vậy, lịch sử đạo Phật ở Ấn Độ, khi chép về thời kỳ tu chứng của tu sĩ khổ hạnh Cồ-đàm (Gotama), cho biết rằng lúc đắc quả vô thượng chánh đẳng chánh giác, ngồi ở gốc cây bồ đề Ajapala bên bờ sông Ni-liên-thiền (Neranjana), Đức Phật đã trầm tư về vấn đề có nên đem cái đạo pháp giải thoát mà Phật đã t ự chứng đắc truyền bá cho người đời hay không, thì mấy lượt ngài đã do dự. Đức Phật nghĩ rằng:

“Đạo pháp mà Như lai đã chứng ngộ quả thật thâm diệu, khó nhận thức, khó lãnh hội, vắng lặng, cao siêu, không nằm trong phạm vi luận lý, mà tế nhị, chỉ có bậc thiện trí mới thấu hiểu (...) Như lai đã khó khăn lắm mới chứng ngộ được đạo pháp. Không cần phải phổ biến đạo pháp ngay lúc này. Người thế gian còn mang nặng tham ái và sân hận không dễ gì thấu triệt.”

Liền sau đó, một vị Phạm thiên (Brahma) ở cõi trời đọc được tư t ưởng của Phật, liền cầu thỉnh Phật từ bi truyền đạo. Phật trả lời:

“Người đời tham ái chìm đắm trong đêm tối, bị đám mây mù tham ái bao phủ, sẽ không thấy được đạo pháp bởi vì đạo pháp đi ng ược dòng tham ái. Đạo pháp sâu kín, thâm di ệu, khó nhận thức, và t ế nhị. Vì suy gẫm như thế, Như lai chưa quyết định truyền bá đạo pháp.”

Vị Phạm thiên khẩn nài lần thứ nhì, Phật cũng đáp như thế. Mãi đến khi được thỉnh pháp lần thứ ba, Phật mới đồng ý và tuyên bố:

“Cửa vô sanh bất diệt đã mở cho chúng sanh. Hãy để cho ai có tai nghe đặt trọn lòng tin tưởng!”

Sao lạ vậy? Tại sao khi mở ra cánh cửa vô sanh bất diệt cho chúng sanh Đức Phật lại bảo rằng ai có tai thì nghe để mà tin tưởng?

Trong Cao Đài, Ơn Trên dạy rằng thời Tam kỳ Phổ độ, Ơn Trên đưa đến cho chúng sanh một tiếng đàn, một tiếng sáo, mà tiếng sáo đó không có âm thanh, tiếng đàn đó cũng không có âm thanh. Bởi l ẽ cây đàn đó không có dây, cây sáo đó không có lỗ, cho nên đánh đàn lên không nghe tiếng, thổi sáo lên cũng không nghe tiếng.

Ơn Trên còn nhắc tới tiếng nói vô thinh. Tiếng sáo của cây sáo không lỗ, tiếng đàn của cây đàn không dây, hay tiếng nói vô thinh thì không phải ai cũng biết nghe, ai cũng có thể nghe được. Do đó khi Đức Phật nói rằng ai có tai nghe hãy đặt trọn lòng tin tưởng, thì cũng đòi hỏi con người biết nghe những âm thanh người khác không nghe thấy.

Có thấy được điều người khác không thấy, có nghe được điều người khác không nghe, bấy giờ chúng ta mới khởi tín được, mới bước chân vào đường đạo, mới làm được cái chuyện bá tánh bên ngoài tôn giáo thấy sao kỳ quá, có gì đâu mà tin. Còn những người ở trong tôn giáo rồi lại nói sao lạ quá, nó như vầy cớ sao người ta không tin. Đó là chuyện éo le ngang trái cuộc đời.

Quả thật chuyện đức tin khó nói lắm. Mỗi một người chúng ta ngày hôm nay đã trở thành tín đồ của bất kỳ một tôn giáo nào, không riêng gì Cao Đài, là bản thân mình đã tự chứng nghiệm một hay nhiều trường hợp khiến cho mình tin. Tin mãnh liệt.

Bởi tin cho nên mặc dù có thừa điều kiện thưởng thức rượu ngon thị t béo thì lại không ăn, để rồi vui vẻ ăn rau đậu đạm bạc. Bởi tin cho nên mặc dù có thừa điều kiện ghé vô những chỗ vui chơi hoan lạc thì lại không vô, để rồi tự nguyện đến những chỗ khô khan tu học, hành đạo.

Chỉ có đức tin mãnh liệt mới có thể khiến người ta làm được những chuyện ngược đời như vậy.

Nhớ lại năm 1925, chúng ta có ba vị tiền bối. Lớn tuổi nhất là tiền bối Cao Quỳ nh Cư ba mươi bảy tuổi (sinh năm 1888). Nh ỏ nhất là tiền bối Cao Hoài Sang hai mươi bốn tuổi (sinh năm 1901). Ở giữ a là tiền bối Phạm Công Tắc hai mươi chín tuổi (sinh năm 1896), và từng được Đức Chí tôn thương yêu gọi là “thằng áp út”.

Lúc bấy giờ ba vị là những người có ăn có học, có chức phận trong xã hội. Ở Sài Gòn thuở đó ba vị là những người thuộc giới “thầy chú”, nếu muốn thụ hưởng an nhàn sung sướng cũng chẳng khó gì. Vậy mà ba ông thầy chú đó một đêm cùng nhau mặc áo dài khăn đóng và ra ngoài đường Arras (tứ c là đường Cống Quỳnh ngày nay) để vọng Thiên cầu đạo. Ba vị quỳ giữa bao con mắt bàng dân thiên hạ qua lại trên đường. Thiên hạ xúm lại coi một chuyện “nực cười” (chữ của Phạm Hộ pháp).

Một điều lớn lao hơn nữa là năm ba mươi tuổi, đang làm một ông công chức thuộc địa sống giữa chốn Sài Gòn phồn hoa đô hội như vậy, mà đùng một cái Đức Chí Tôn bảo “Tắc, con nghỉ việc để lo hành đạo” thì tiền bối Phạm Công Tắc nghỉ cái rụp, đi tuốt lên làng Long Thành (Tây Ninh) khỉ ho cò gáy, rừng sâu thú dữ. Lên đó rồi kham khổ, chịu đựng những hiểm nguy tánh mạng. Người ta hỏi: Cái gì đã khiến cho mấy ông thầy chú này hy sinh một cách triệt để như vậy?

Chỉ có ba nguyên âm thôi: AĂÂ. Bất kỳ người nào học chữ quốc ngữ vỡ lòng cũng đều học ba nguyên âm đó, như ng có ai thấy điều gì kỳ lạ đâu. Vậy tại sao ba ông thầy chú trẻ tuổi này đùng một cái là dốc lòng theo Đạo, hy sinh tất cả?

Năm 1970, Đức Cao Triều Trực nhắc lại:

“Nhớ lại buổi ban sơ, thoạt tiên chỉ là con số không. Nếu có thì cũng ch ỉ có ba nguyên âm AĂÂ. T ừ con số không và AĂÂ, Chí tôn muốn thành tr ụ tướng Đại đạo Tam kỳ Phổ độ, phải nhờ cậy đến những lớp người có tấm lòng yêu nước thương nòi, có đức tin với Phật Trời, có những bản lĩnh can trường và đức hy sinh, có thế lực uy quyền để lập thành trụ tướng Cao Đài trong buổi ban sơ.”

Đúng là chỉ có ba nguyên âm AĂÂ như vậy thôi, thế nhưng bi ết bao vị tiền bối của chúng ta đã hy sinh tất cả vinh hoa phú quý, tất cả sự an nhàn mà các vị đang có sẵn để đi làm người bần đạo, làm người con hiếu thảo của Đức Chí tôn, hứng chịu bao gian khổ, lao lý.

Nói như vậy cũng chưa hết s ự ly kỳ . Chúng ta hãy suy nghĩ , nếu muốn theo đạo Phật, chúng ta có cả hình ông Phật phương phi tốt đẹp, có ba mươi hai tướng tốt, có cả lịch sử của Đức Phật từ lúc là Thái tử Sĩ-đạt-ta (Siddhata) đi qua bốn cửa hoàng thành thấy đủ tứ khổ (sanh lão bệnh tử), cho đến khi nửa đêm bỏ hoàng cung đi tu, v.v... Như vậy chúng ta có thể thấy được chân dung của Đức Phật, biết được tiểu sử của Đức Phật, hạnh hy sinh của Đức Phật để mình học theo, tu theo.

Nếu chúng ta muốn theo Khổng giáo, chúng ta có thể biết rõ Đức Khổng Tử đã mòn gót đi khắp thiên hạ để dạy người ta nhân nghĩ a, thấy được cái hạnh cả một đời hy sinh của Ngài, thấy được tấm gương vạn thế của Ngài và thấy được chân dung của Ngài.

Nếu chúng ta đọc Kinh thánh, tìm hiểu đạo Thiên Chúa, chúng ta có thể thấy được gương hy sinh đổ máu để chuộc tội cho nhơn loài của Chúa Ki-tô. Chúng ta thấy rõ hình ảnh Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá khiến chúng ta rơi lệ và chúng ta có cả tiểu sử của Ngài để học tập theo Ngài suốt cuộc đời.

Vậy chứ chúng ta theo đạo Cao Đài có ai thấy mặt Đức Cao Đài ra sao không? Có ai biết được tiểu sử của Đức Cao Đài không? Không! Chúng ta không hề thấy gương mặt ông Trời, không hề biết cuộc đời của Trời… Vậy mà bao nhiêu triệu người đùng một cái ồ ạt đi theo Đức Cao Đài. Cái gì vậy? Cái gì đã khiến xảy ra một chuyện ngộ như vậy?

Câu hỏi này không phải bây giờ chúng ta mới nghe. Câu hỏi này vào năm 1973, chính Đức Vạn Hạnh Thiền sư đã hỏi chúng ta. Ngài hỏi như sau:

“Thời kỳ này Đức Huyền khung Thượng đế tá danh Cao Đài Tiên ông Đại bồ tát Ma ha tát đến với nhân loại bằng chiếc đàn không dây, bằng chiếc địch không lỗ để tái tạo dinh hoàn lập thượng nguơn thánh đức. Chỉ có một Thiên nhãn trong sự sùng bái của dân t ộc này dưới bảng hiệu Đại đạo Tam kỳ Phổ độ. Như vậy thì tất cả những người Thiên ân chức sắc, tín đồ, đạo hữu nhắm vào hình thức nào, ảnh hưởng nào, để biết được Đấng mà chư Thiên ân chức sắc, tín đồ, đạo hữu đặt niềm tin trọn vẹn với bao sự hy sinh cao cả từ buổi sơ khai?”

Quả thực, so với các tôn giáo khác, dường như chúng ta thiếu một cơ sở cụ thể để nhìn vào mà tin tưởng, ngoại trừ một biểu tượng đơn sơ. Về biểu tượng ấy, Đức Vạn Hạnh Thiền sư dạy:

“Trước Con Mắt được họa lên bằng giấy bút, không đem đến cho nhân loại chúng sinh một gương mẫu giá trị nào cụ thể như Thích-ca Phậ t tổ, như Khổng thánh Tiên sư, như Da-tô Giáo chủ, chư Thiên ân ch ức sắc, tín đồ, đạo hữu vin vào lý do nào để đặt trọn niềm tin hiện tại mà quên mình hành đạo?”

Chúng ta thấy câu hỏi của Đức Vạn Hạnh Thiền sư vô cùng quan trọng về mặt ý nghĩa, đúng như Kinh thánh nói: Phúc thay cho kẻ nào không thấy mà tin. Chúng ta không thấy gì hết.

Để trả lời câu hỏi của Đức Vạn Hạnh Thiền sư, tôi nghĩ rằng quý vị cao niên ở đây có rất nhiều câu trả lời. Trong sở năng hữ u hạn, tôi tạm nêu lên một câu trả lời nhỏ mà thôi: Đó là do cái duyên chúng ta đã kết, đã se với Trời từ cõi thượng trong tiền kiếp nên ngày nay mới xuống thế gian làm dân một nước nhỏ, nghèo, chịu đựng quá nhiều khổ nạn chiến tranh để làm chi? Để được làm người tín đồ đầu tiên của Đại đạo. Do nhân duyên đó mà chúng ta nghe được tiếng nói vô thinh của Thượng đế, xây dựng cho mình đức tin để hy sinh theo chân các vị tiền bối, chọn cho mình con đường Cao Đài.

Nhưng nói như vậy là chỉ mới một chiều mà thôi. Đức tin có hai chiều.

Chiều thứ nhứt là chiều từ Thiên thượng xuống đến chúng ta, do cái duyên mà chúng ta đã kết với Đức Cao Đài từ ti ền kiếp nên kiếp này chỉ cần một cơ duyên là chúng ta liền được Trời khải ngộ, gieo mầm đức tin, nuôi dưỡng cho đức tin lớn mạnh để theo Đấng Cao Đài.

Trong khi có nhiều tôn giáo khác quy mô hơn, hoành tráng hơn vì lâu đời hơn, mà chúng ta lại chịu đi theo một tôn giáo còn trẻ, trước mắt còn nhiều điều chư a thể so bì với các tôn giáo khác được, vì chưa đầy một trăm tuổi. Giống như có những người không chịu kết bạn với nhà giàu, chỉ kết bạn với nhà nghèo; không muốn kết bạn với nơi quyền quý, chỉ kết bạn với bần dân. Người tín đồ Cao Đài ngày hôm nay thực sự là như vậy. Đó là đức tin từ Trời xuống với người, và làm sao Trời dẫn cho chúng ta vào con đường này được?

Thông thường chúng ta có một hoàn cảnh bất trắc mà không ai cứu mình được, mình cũng không cầu cứu ai được. Lúc đó chỉ có Trời cứu, và quả nhiên chúng ta đã được cứu.

Hoặc, ở hoàn cảnh thứ hai, chúng ta sống trong một tình thế vô cùng éo le: Mình là con, không ai thương mình bằng cha mẹ mình, mình là chồng, không ai thương mình bằng vợ mình, vậy mà tất cả những người thương nhứt, thân nhứt cũng không cứu mình được nữa, chỉ có Trời cứu và mình được cứu.

Tóm l ại, gặp những hoàn cảnh mà chúng ta thúc thủ, trong gia đình, ngoài xã hội… tất cả mọi phương tiện, khả năng đều vô dụng, và chính lúc đó chúng ta được cứu, thế là chúng ta khởi tín, tin Trời, tin Đức Cao Đài.

Khi nhìn vấn đề như vậy, chúng ta mới thấy cách Ơn Trên dạy cho con người khởi đức tin. Thường thường Ơn Trên khuyên con người sơ cơ, khuyên con người chưa có tâm đạo rằng hãy dựa vào đức tin nơi Thiêng liêng để sống an bình trong cuộc đời bất trắc. Thánh giáo Cao Đài dạy rất nhiều về điều này. Đây là bước sơ cơ của người tìm đạo.

Chúng ta, ai không sợ đói lạnh? Ai không sợ thiếu thốn vật chất? Chúng ta sợ thì được Thầy dạy:

Dù cho gặp cảnh cơ hàn,
Con tin Thầy trọn mọi đàng thành công.


Chúng ta từng sống trong một cuộc chiến tranh ác liệt. Ngày nay chúng ta thấy thế giới sống trong một hoàn cảnh nguy hiểm hơn nữa, với khủng bố ở phạm vi đa quốc gia.

Mới đầu thế kỷ 21 đã có dịch SARS, đầu năm con khỉ này (2004) l ại thêm dịch cúm gà. Chỉ cần vài trận dịch bệnh như thế là thấy nhân loại hao rồi. Sống trong một hoàn cảnh kinh sợ như thế thì chúng ta được Đức Mẹ dạy:

“Các con ôi! Đời đã đến lúc mà các con hằng mong đợi từ lâu.”

Vì sao Đức Mẹ dạy như vậy? Là vì mọi ng ười được thánh giáo cho biết rằng cuộc dinh hoàn thay đổi sẽ xóa đi những gì không xứng đáng để tái lập đời thượng nguơn thánh đức, mở hội Long Hoa. Bao nhiêu năm dài rất nhiều người vẫn trông chờ tới hội Long Hoa. Nhưng nó đến với sự báo trước là những cơn khảo thí sảy sàng dữ dằn khốc liệt. Đức Mẹ dạy tiếp rằng:

“Các con hãy cố gắng gìn giữ đức tin tâm đạo để bảo đảm đời con, bảo vệ sinh mạng, sự nghiệp, gia quyến các con.”

Như vậy Đức Mẹ lấy điều gì để dạy ta về đức tin? Bây giờ không phải là đói lạnh nữa mà là sự an toàn cho bản thân và gia đình mình. Tương tự, Đức Giáo tông dạy:

Dầu cho gặp buổi chác hờn,
Vững tâm tin tưởng gội ơn cao dày.
Luôn luôn tin tưởng Cha Già,
Điển lành phò hộ thoát qua cơn nàn.


Hay như Đức Như Ý Đạo thoàn Chơn nhơn dạy:

“Chư hiền sứ mạng sẽ còn gặp nhiều sự khảo lòng. Hãy cố gắng cho trọn vẹn đức tin thì luôn luôn sẽ được hưởng phúc lành của Đấng Từ bi ban bố.”

“Chư hiền sứ mạng sẽ còn gặp nhi ều chuyện khảo lòng” tức là bây giờ người tu không bị ngoại cảnh thử thách nữa. Không phải ngoại cảnh đảo điên mà chính lòng mình đang tự điên đảo. Cái này càng nguy hiểm hơn. Vì vậy Đức Như Ý mới khuyên rằng “Hãy cố gắng cho trọn vẹn đức tin thì luôn luôn sẽ được hưởng phúc lành của Đấng Từ bi ban bố”. Nghĩa là dù cho nội tâm mình điên đảo, mình đang chịu một cơn khảo lòng tưởng rằng khó vượt qua, nhưng nếu vững đức tin ở Trời phật, mình sẽ bằng an vượt qua.

Những thánh giáo dạy như vậy nhi ều lắm, giúp cho chúng ta những bước sơ cơ, giúp giải quyết nỗi lo của chúng ta. Mình thân cô thế cô, mình lạc lõng bơ vơ giữa cuộc đời điên đảo, mình hỏi: Ai cứu tôi? Nhiều khi không thấy ai cứu mình hết. Điều này được Đức Giáo tông dạy rõ:

Nhìn thấy cuộc phong vân bất trắc,
Nghĩ thương người thất đắc bại thành,
Trong trường hỗn loạn vây quanh,
Biết ai là đỡ nâng mình gần xa?



Và nếu chúng ta không thấy ai đỡ nâng mình được hết thì Đức Giáo tông trả lời giúp:

Dưới tay Thượng đế đỡ nâng,
Dầu bao nạn khổ vượt lần cũng qua.


(…)

Dầu cho gặp lúc phong trần,
Nguyện trên Thượng đế đỡ đần tai nguy.


Hay là:

Đạo là một chí sắt son,
Vững vàng tin tưởng vuông tròn tấm thân.


Tóm lại, Đức Giáo tông dạy rằng: Nếu không ai cứu được mình thì cứ một lòng tin ở Trời đi, vạn sự rồi sẽ trôi qua, cái gì rồi cũng sẽ qua hết. Cũng thế, Đức Cao Triều Phát dặn dò:

“Mọi người sẽ vượt qua tất cả mọi hoàn cảnh nếu biết có Thượng đế đang ngự trị ở lòng mình.”

Đó là lời dạy vào năm 1974, trong một hoàn cảnh đất nước mà chúng ta nhớ rằng vô cùng khốc liệt: Có người muốn sống cũng không được sống yên, muốn chết cũng không được chết yên!

Kinh sách bảo đời là biển khổ. Có một câu rất hay: Khổ hải vạn trùng ba. Biển khổ với muôn vàn lượn sóng. Thơ văn cũng ví kiếp nhân sinh mỏng manh của chúng ta với chiếc thuyền nan bé tẻo teo đang dập dềnh giữ a muôn ngàn bão tố đại dương. Trước tình thế này, chúng ta được Đức Chí tôn an ủi:

Cam lòng với cảnh thuyền xê,
Có Thầy con trẻ ủ ê chi mà.


Đó là hai câu kết trong bài kinh Hộ mạng mà Đức Chí tôn ban cho để người Cao Đài yên tâm trên đường tu học và hành đạo. Chúng ta tưởng tượng, sóng đời cứ xô đẩy chúng ta dạt chỗ này sang chỗ kia, trôi nổi dập dồn. Nhưng không sao:

Lòng con tin Đấng Cao Đài,
Đạo đời Trời sẽ an bài cho con.


Thì thôi, chúng ta vững tin mình sẽ vượt qua mọi hoàn cảnh. Tất cả thánh giáo đều dạy chúng ta duy nhứt một hướng như vậy, tức là lấy đứ c tin từ Bề Trên ban xuống để mình vững vàng sống đời, tu học và hành đạo.

Như ng, như tôi đã trình bày, nếu chúng ta chỉ nhìn vấn đề một chiều như vậy thì chưa đủ. Chúng ta chỉ ở mứ c một tín đồ bình thường như bao nhiêu tín đồ của các tôn giáo. Chúng ta cần nhìn thêm một chiều thứ hai của đứ c tin để xứng đáng là người con của Đức Cao Đài trong thời hạ nguơn mạt kiếp.

Chiều thứ hai là chiều đức tin từ chính chúng ta. Bây giờ không phải chỉ riêng một mình chúng ta tin mà thôi. Thay vì độc quyền ơn phước do Trời ban cho mình, chúng ta cố gắng làm sao biến đức tin từ Trời xuống mình trở thành đức tin từ mình đến người. Ta thử tưởng tượng: Một vị môn đệ Cao Đài biến đứ c tin đó thành ra ba vị, rồi ba vị này mỗi vị biến ra thêm ba vị nữa, sẽ nhiều lắm.

Thuở mới khai Đạo, Thầy dạy mỗi con phải độ thêm mười hai con nữa. Bây giờ cứ nhân đức tin lên theo cách như vậy chúng ta sẽ thấy kết quả bài toán này to tát lắm. Đó là chiều thứ hai đúng nghĩa của đức tin. Thực vậy, Đức Giáo tông còn dạy chúng ta một câu như sau:

“Nhân đây, Bần đạo nhắc sơ qua để cho người tu hành chân chính hiểu rằng đức tin sẽ giúp vượt qua mọi trở ngại và người thực hành là người làm gương.”

Đức Giáo tông nói rằng Ngài nhắc s ơ qua cho người chân tu hiểu, nhưng cái câu nhắc sơ qua này chẳng hề sơ sài chút nào. Lời Đức Giáo tông dạy có hai vế:

Vế thứ nhứt, Đức Giáo tông bảo rằng đức tin sẽ giúp vượt qua mọi trở ngại, đó là chiều thứ nhứt.

Còn chiều thứ hai đôi khi chúng ta quên để ý. Đức Giáo tông nhắc chúng ta vế thứ hai: “Người thực hành là người làm gương.”

Làm gương cái gì? Thực hành cái gì? Đọc lại thánh giáo, tôi suy nghĩ và thử trả lời như sau: Chúng ta không chỉ thụ động nhận đức tin từ Thượng đế mà thôi. Chúng ta còn cần phải biến đức tin đó thành cụ thể. Đức Giáo tông bảo người có đức tin ph ải là người gương mẫu trong đời sống tu học, trong cộng đồng. Như vậy chiều thứ hai là chiều tích cực, chi ều mà những người con của Đức Cao Đài ý thức rằng hễ mình đã theo Đức Cao Đài thì phải làm gương thực hành đức tin, tức là sống đức tin để không chỉ có riêng mình mà càng ngày càng có thêm nhiều người khác cũng tin vào con đường giải thoát của Đức Cao Đài.

Chúng ta trở lại với lời dạy ngày 07-6-1973 của Đức Vạn Hạnh Thiền sư đã nhắc trên đây. Đức Thiền sư lưu ý rằng chúng ta không có chân dung của Đứ c Cao Đài, không có tiểu sử của Đức Cao Đài, chúng ta chỉ có một Con Mắt, một Thiên nhãn vẽ bằng gi ấy mực, màu sắc mà thôi. Thế nên Đức Giáo tông mới dạy rằng các bậc chân tu Cao Đài phải nêu gương thực hành đức tin cho người khác. Bởi l ẽ có thể nhữ ng người khác chưa thấy Đức Cao Đài nhưng nếu họ nhìn thấy cụ thể những tấm gương thực hành đức tin của bậc chân tu thì họ có thể cảm thụ được đức tin n ơi Đức Cao Đài và sẽ nối bước theo con đường Cao Đài.

Ngày 01-9-1974 Đức Giáo tông dạy người chân tu phải là người thự c hành nêu gương đứ c tin. Lời dạy này còn liên quan tới lời dạy bốn năm trước đó của Đức Giáo tông.

Thực vậy, khi xây dựng đội ngũ kế thừ a hay thế hệ tiếp nối cho Cao Đài, tức là các thanh thiếu niên Phổ thông Giáo lý, Đức Giáo tông dạy:

“Hiện tại muốn có một đoàn thanh thiếu niên Phổ thông Giáo lý thuần túy, trước hoàn cảnh đau khổ của xã hội, các trò hãy nhắm vào tấm gương hy sinh của những người đi trước để tạo đức tin cho chính mình.”

Giả dụ một lúc nào đó mấy trò thanh thiếu niên hỏi: Nếu như chúng em chưa biết những tấm gương hy sinh của lớp người đi trước thì chúng em nhắm vô đâu để tạo đức tin?

Giả dụ như thế để chúng ta lãnh hội lý do tại sao Ơn Trên quan trọng việc chép sử. Chép sử là chép lại gương hy sinh hành đạo của tiền nhân. Chúng ta hôm nay không sống cùng thời đại các tiền bối của mình nhưng qua những dòng giấy trắng mực đen của sử Đạo lư u lại, chúng ta chứa chan cảm xúc và từ đó chúng ta càng quyết chí nối bước tiền nhân đi theo con đường Cao Đài.

Chuyện chép sử quan trọng như vậy, như ng có lần Ơn Trên dạy C ơ quan Phổ thông Giáo lý không phải chỉ biết chép cái sử tĩ nh tại, tức là cái sử nằm trên giấy trắng mực đen và có thể in ra được, photocopy ra được.

Ơn Trên còn dạy người hướng đạo ngày nay hãy biết viết cái sử sống động tức là mỗi vị hướng đạo hãy là một nhân vật lịch sử và chính mỗi người hướng đạo sẽ làm nên lịch sử.

Như thế, những người thời nay không cần phải nhìn xa tít về quá khứ để thấy gương tiền nhân mà có thể nhìn ngay trong cuộc sống hiện tiền và liền gặp được những tấm gương trước mắt để từ đó người ta hy sinh nối bước theo đàn anh, đàn chị.

Ơn Trên dạy chúng ta hai công việc: chép sử và làm nên lịch sử. Tất cả những điều đó chính là để thể hiện cuộc sống thực hành đứ c tin mà chúng ta đã thọ nhận ơn phước từ Đức Chí tôn và thay vì giữ riêng cho mình thì còn biết tìm cách nhân rộng ra để mỗi ngày đều có thêm nhiều chúng sanh cùng thọ nhận ơn cứu độ kỳ Ba.

Chúng ta thấy trong đời có nhiều trường hợp đời cha đi tu, đời con không tu. Đời cha hiến thân hành đạo, hy sinh nhà đất hiến dâng cho đạo; cha qua đời, tử tôn đòi lại. Trách tử tôn cũng tội người ta. Tại vì người ta không có đức tin, mà tấm gương đức tin ở ngay sát người ta là ông cha đó nhưng người ta không thấy.

Gẫm suy những chuyện như vậy chúng ta càng thấm thía lời dạy của Ơn Trên. Không phải bản thân mình tin là đủ rồi, mà mình còn phải làm sao để đức tin đó từ mình thấm ra người ngoài và trước nhứt là chính những người trong gia đình mình, tử tôn của mình, để tránh những khảo đảo trong nội bộ gia đình mình.

Hơn nữa, nếu một người đã tin theo mình, chịu vô thánh sở làm bạn đạo với mình rồi thì cũng đừ ng thỏa mãn như vậy là đủ. Đức Giáo tông từ ng dè chừng, sợ rằng nếu chúng ta không ý thức thì chính chúng ta sẽ làm mất đức tin của đồng đạo:

Nếu không hòa mục phân minh,
Đạo đồ sẽ mất đức tin nơi chùa.


Mặt khác, nếu chúng ta nghĩ rằng mình chỉ cần độ được mười hai người vô đạo, chỉ cần phát triển về số lượng thì điều đó chưa đúng. Đức Vạn Hạnh Thiền sư dạy:

“Lòng mong độ thêm một người chưa biết đạo phải song song với sự nuôi dưỡng đức tin đối với người bạn đạo. Nếu vô tình hoặc cố ý để mất đức tin một người bạn đạo lâu năm còn quan trọng hơn độ thêm năm, mười người khác nữa.”

Lời dạy rất rõ ràng. Chúng ta có được ông bạn đạo lâu năm nhưng chúng ta lơ đễnh để ông đó mất đức tin rồi bỏ đạo. Chúng ta chăm chăm lo độ thêm năm, mười ông mới, còn cái ông thâm niên cố cựu có mất đức tin thì mình chẳng bận tâm. Nếu việc này xảy ra, phải chăng người tiến dẫn vào đạo, người lãnh đạo thánh sở cũng có phần nào trách nhiệm?

Lời dạy của Đức Vạn Hạnh Thiền sư cho thấy rằng gieo mầm đức tin cho người khác phải song hành cùng ý thức và nỗ lực giúp cho người khác giữ trọn đức tin. Điều này không chỉ là trách nhiệm mà còn là ý thức sứ mạng của người hướng đạo. Đức Như Ý Đạo thoàn Chơn nhơn dạy:

Đã là sứ mạng một anh linh,
Vì đạo giúp đời trọn đức tin,
Quên cái riêng tư, quên bản ngã,
Hầu nêu đức hạnh, đức hy sinh.


Đức Như Ý nhắc nhở: “Đã là sứ mạng một anh linh, / Vì đạo giúp đời trọn đức tin.” Giúp bằng cách nào?

Chúng ta thấy kinh sách Cao Đài dạy giản dị mà xuyên suốt. Khi cúng tứ thời, khởi đầu niệm hương chúng ta đọc: “Đạo gốc bởi lòng thành, tín, hiệp”. Trước tiên Ơn Trên nhắc mình tin. Rồi đến cuối thời cúng đọc Ngũ nguyện:

Nam mô nhứt nguyện Đại đạo hoằng khai.
Nhì nguyện phổ độ chúng sanh.
Tam nguyện xá tội đệ tử.
Tứ nguyện thiên hạ thái bình.
Ngũ nguyện thánh thất an ninh.


Chúng ta không ngờ rằng năm câu nguyện rất quen thuộc đó nếu biết thực hiện đúng cách có nghĩa là ta đang sống đức tin, đang nêu gương đức tin, và đang thực hiện chiều thứ hai là chiều từ người tín đồ có đức tin đi ra những người chưa có đức tin. Đứ c Như Ý Đạo thoàn Chơn nhơn dạy chúng ta ý nghĩa huyền diệu của bài Ngũ nguyện như sau:

Nam mô:
Nhứt nguyện Đại đạo hoằng khai,
Vì đời nào ngại chông gai dữ lành.
Nhì nguyện phổ độ chúng sanh,
Quyết tâm hoằng giáo đạo lành giúp dân.
Tam nguyện xá tội bản thân,
Khoan dung phá chấp cõi trần vô minh.
Tứ nguyện thiên hạ thái bình,
Tịnh tâm chế động muôn nghìn trái oan.
Ngũ nguyện thánh thất bằng an,
Hai ngày sóc vọng đăng đàn thuyết minh.
Trấn an tâm đạo nhân sinh,
Vai trò un đúc đức tin đạo đồng.


Như vậy, việc thuyết minh giáo lý vào ngày mùng một và ngày rằm không hề đơn giản chút nào. Thuyết minh giáo lý là làm một nhiệm vụ trọng yếu, cái nhiệm vụ mà Đức Như Ý đã dạy rõ:

Ngũ nguyện thánh thất bằng an,
Hai ngày sóc vọng đăng đàn thuyết minh.
Trấn an tâm đạo nhân sinh,
Vai trò un đúc đức tin đạo đồng.


Gần bốn mươi năm qua quý đạo tâm, đạo hữ u đã kiên trì ủng hộ hội trường Thuyết minh Giáo lý của Cơ quan Phổ thông Giáo lý. B ằng cách này quý vị đã trợ giúp Cơ quan duy trì một môi trường lành mạnh, hiệu quả để mọi người chúng ta cùng nương nhau, học hỏi lẫn nhau trong lúc thự c hiện lời Đức Như Ý Đạo thoàn Chơn nhơn dạy là trấn an tâm đạo nhân sinh để củng cố đức tin, vun bồi đức tin đồng đạo.

Bao nhiêu năm qua, rất nhiều người không có điều kiện đứng trên diễn đàn thuyết minh giáo lý, nhưng đến ngày mùng một, ngày rằm lại sốt sắng chuẩn bị áo dài khăn đóng đến ngồi chật chội nóng nực nơi đây để nghe thuyết minh giáo lý. Tưởng rằng làm như vậy là việc tầm thường chứ nào biết rằng làm như vậy là mình đã góp phần vào việc thực hiện ngũ nguyện của Cao Đài, góp phần thực thi lời dạy của Đức Như Ý là vun bồi đức tin, trấn an tâm đạo nhân sinh.

Câu chuyện đức tin t ạm thời dừng l ại ở đây. Giờ phút này có lẽ tất cả chúng ta đều ý thức rằng mình đã thọ hưởng rất nhiều ơn phước khi được Ơn Trên soi sáng, dẫn dắt mình vào Đạo bằng đức tin.

Xin cùng cầu nguyện rằng, không phải chỉ có chúng ta hôm nay mà càng ngày càng có thêm rất nhi ều người cũng được đức tin như chúng ta vậy, nghĩa là sẽ thấy được những gì người khác không thấy, nghe được những gì người khác không nghe, để giữa lúc đang diễn ra cơn sàng sảy quyết liệt của đời hạ nguơn mạt kiếp này thì dù cho mức độ có dữ dội đến đâu chăng nữa, mọi người chúng ta và nhân sinh đều an nhiên tự tại, cùng ngâm rằng:

Lòng con tin Đấng Cao Đài,
Đạo đời Trời sẽ an bài cho con.



19-4-2004



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

  • Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi
  • 10 phút tìm hiểu ĐẠO CAO ĐÀI .
  • Tác giả: Đào Công Tâm (Bản PPS)
  • Dương Trọng Thu biên tập lại theo Google Slides