Cảm Ứng Thiên (Kinh Cảm Ứng) được Phật gia và Đạo gia coi trọng. Trong Cảm Ứng Thiên Trực Giảng của Hứa Chỉ Tịnh do Thượng Hải Phật Học Thư Cục ấn hành, ta đọc được bài tựa của Ngài Ấn Quang Pháp Sư viết vào năm Mậu Thìn nhằm năm Dân Quốc 17 (1928). Ngài hết sức ca tụng Cảm Ứng Thiên và cổ vũ việc ấn tống phổ biến rộng khắp, đăng đàn thuyết giảng kinh này, coi đó là một công đức vô lượng.
Một giai đoạn trong tu nội đan là trúc cơ (đắp nền) mà căn bản của trúc cơ là luyện kỷ tức là rèn luyện bản thân, hàng phục phàm tâm, tu dưỡng chân tâm, giữ gìn tam bảo (tinh khí thần). Người tu hằng ngày tụng Cảm Ứng Thiên để nhớ lý Thiên nhân tương cảm mà hàng phục vọng tâm, nhờ đó tâm hồn trong sạch, linh tánh sáng suốt.
Nhưng kỷ là gì? Đời Thanh, Liễu Hoa Dương Chân Nhân giải thích chữ kỷ trong quyển Kim Tiên Chứng Luận như sau: Kỷ tức là niệm trong tâm ta. Niệm ở đây là vọng niệm hay tạp niệm phát sinh từ tam độc (tham, sân, si). Vọng niệm quấy nhiễu sự thanh tĩnh của người tu, phá hoại tam bảo, kết quả là tinh hao tổn, khí bất túc, và thần không vượng.
Vậy Cảm Ứng Thiên giúp người tu đan luyện kỷ, giữ gìn linh tánh, bảo tồn nguyên tinh, tức là cơ sở của tam hoa tụ đỉnh.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét