Trụ trì chùa Bích Liên ở Quảng Nam
là sư cụ Huyền Quang, năm nay 90 tuổi, nhưng tinh thần tốt lắm, nhứt là mặt đạo
hạnh thì thật là tấm gương sáng trong cửa thiền. Lạ một điều, về mặt kinh kệ, cụ
không được uyên bác như các vị sa môn khác.
Nguyên cụ là một người lính (tạm gọi theo pháp danh là Huyền Quang). Lúc Tây mới qua, trong xứ ta không được yên ổ n. Ở biên giới phía Bắc thường bị bọn giặc khách quấy nhiễu. Chúng tụ tập ở trong núi, rồi thình lình kéo ra đánh cướp. Vì thế nên chánh quyền phải cho lính đóng đồn ở biên giới ấy để canh giữ. Huyền Quang bấy giờ là lính được đổi đi Móng Cái cùng với một toán quân do viên quan hai người Pháp chỉ huy.
Gần đồn Huy ền Quang đóng có bà già
góa chồng, tuổi ngoài 60, nghèo nàn hết sức, sống bằng cái nghề buôn bán kiếm lời
từng cắc, từng xu. Trong đồn có người lính tên Lợi, rất càn rỡ, rất điêu ngoa.
Thường bà già ấy đem đồ đến bán thì Huyền Quang cũng như các lính khác đều ra mua.
Ngày một ngày hai, đôi bên thành ra quen thuộc. Sự buôn bán c ũng từ chỗ quen
thuộc ấy mà sanh ra thiếu đủ cùng nhau. Nhưng bà ấy là một người nghèo, đồng vốn
của bà chính là tiền vay nợ góp của người khác.
Một hôm thình lình nghe có lịnh chuyển
quân, bà liền tới trước cửa đồn để đón thân chủ của mình đòi món nợ cũ. Người đôi
ba cắc, kẻ một đồng. Huyền Quang biến đâu không thấy, còn Lợi mãi đến nhá nhem
tối mới trả một đồng bạc. Bà cầm đồng bạc ấy về mau mau đem trả người cho vay
tiề n góp. Than ôi, đó là đồng bạc giả. Chủ nợ mắng nhiếc bà thậm tệ, hă m he bắt
bà giải quan vì tội tiêu tiền giả. Bà nghe vậy uất quá, tên Lợi đi xa rồi, lấy
tiền đâu trả cho người ta. Đành rằng bán hết đồ đạc trong nhà đi thì cũng có thể
lo kham được, nhưng sẽ lấy gì mà sống? Nghĩ đi nghĩ lại chỉ còn có nước chết mà
thôi. Bà liền cởi dây lư ng treo cổ mình lên cây trính. Bỗng đâu Huyền Quang
bên ngoài xô cử a bước vào. Huyền Quang lật đật nhấc hổng chân bà lên, rồi cởi
dây đỡ cho bà nằm xuống giường, chạy đi kiếm nước gừ ng đổ cho bà tỉnh lại. Bà
nhìn Huyền Quang khóc nức nở, nói không ra tiếng. Huyền Quang thấy v ậy mới hỏi
nguyên do. Bà vừa khóc vừa kể lại chuyện tên Lợi làm và nông nỗi của mình nghèo
khổ, chủ nợ hăm he. Huyền Quang nghe vậy động lòng nhơn, liền móc lưng lấy ra một
đồng với mấy cắc đưa hết cho bà mà rằng: “Cái đồng bạc của anh Lợi đâu, đưa tôi
tìm ảnh đổi l ại. Còn bây giờ tôi đưa đồng bạc của tôi đây cho bà.” Thế là bà ấy
thoát khỏi thần chết.
Tốp lính kia thì cứ vâng lịnh trên
mà kéo ra mặt trận
Lào Cai. Không ngờ, toán quân ấy đang
quanh co men theo đường núi, bỗng bị quân địch núp trong hốc đá bắn vãi ra. Tên
Lợi là người trước nhứt ngã nhào xuống đất và Huyền Quang cũng trúng đạn ngã
theo. May sao có cứu viện kéo tới đánh lui được bọn giặc và chở các người tử thương
về trại. Lạ thay, Huyền Quang lần hồi tỉnh lại. Thầy thuốc xem xét khắp người
Huyền Quang không có vết thương nào cả. Khi khám tới túi áo Huyề n Quang thấy
có dấu đạn. Lật đật cởi áo ra coi thì đồng bạc ở túi áo văng ra lăn tròn xuống đất.
Huyền Quang lượ m lên, thấy nó bị lõm sâu một l ỗ. Đồng bạc giả kia chính là
cái bia đỡ cho Huyền Quang viên đạn ấy.
Về sau Huyền Quang liền xin thôi
lính, xuống tóc đi tu. (Theo Đào Thiều Thuật, báo Sài Gòn, ngày 16-4-1939)
Bàn
thêm. Có tích một hàn sĩ vác lều chõng đi
thi,
được thầy tướng số danh tiếng cho bi
ết sẽ chết trước khi tới trường, và khuyên anh hãy trở về. Thế mà anh cương quyết
đi tiếp và thi đỗ. Chuyến vinh qui anh lại gặp thầy tướng số. Thầy hỏi anh có
làm việc gì phước lớn không. Anh nói không có. Ông quả quyết rằng ông đoán chưa
hề sai, thì anh mới nhớ lại: Có vớt một nhánh cây bần bị gió bão làm gẫy trôi
sông, vì thấy tội nghiệp đàn ki ến đang bò lúc nhúc trên đó. Cứ u mấy con kiến
còn được phước báo huống gì cứu độ một người thoát nạn, hay khỏi bệnh. Vậy
chúng ta đừng chê việc phước nhỏ mà không làm. Phước nhỏ l ớn là do tâm mình
làm lành vì trắc ẩn hay vì háo danh, vị kỷ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét