Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2021
KIM TIÊN CHỨNG LUẬN
Tổ sư lại còn sợ lúc lâm thời Chân dược sinh tợ như con mãnh hổ khó chế phục,nên phải dùng Võ hỏa, đó là Tiết tận Thiên cơ, với lòng đầy đức từ bi vị chúng.Tu sĩ đời sau họa Phật đều nhờ cái ân mưa móc này.
Võ hỏa là mật pháp tu luyện, là bí cơ thành Phật. Phật Phật tâm thọ,Tổ Tổ khẩu truyền, hiểu thẳng thật khó.Cho nên ngũ tổ mới nói:Sư Sư mật phụ bản âm.
Thế Tôn và Đạt Ma tuy nêu hỏa hóa phong xuy nhưng Văn hỏa và Võ hỏa chưa chép rõ nơi tre lụa. Cho nên người trong giới tu hành đã không Song tu mà cũng không tin tưởng.
Từ sau Đạt ma và Tịch Vô là những bậc Cao Tăng đã được được hình Thần cu diệu.
Có người hỏi: Sao gọi là Võ hỏa nhiếp quy?
Đáp: là dùng khí hô hấp mạnh thu nhiếp Chân dược quy Lư và chẳng hề xa rời Chân ý, lấy Chân ý làm chủ tể. Cho nên nói: Chân khí theo đuổi hai khí, rồi cổ vũ,rổi nhiếp quy, cũng đều tại Chân ý, năng lực của Chân ý.
Chân dược sau khi sanh ra có đặc tính hạ lưu thuận xuất, nên mượn khí hô hấp mà nhiếp thu. Nếu chẳng dùng kinh nghiệm hô hấp mà cổ vũ, thì một thần khó nhiếp mà Chân dược cũng khó quy. Hai khí nguyên có kiêm dụng,
cho nên Thiền sư mới nói: Nhà ngươi có cái trụ trượng tử.
Ta và ngươi cũng đồng có một cái Trụ trượng tử.
Đó là thí dụ hai khí ở cơ đồng dụng.
Theo đúng cơ hô hấp. Chân ý của ta ra từ ngoài âm kiều mà nghinh nhiếp Chân dược quy Lư. Đạt ma gọi Thể thủ. Thể thủ hoặc mươi nghinh, hoặc vài mươi nghinh, nghinh cho đến khi nào ngoại hình đảo thế mới nghỉ.Tiên gia gọi quy túc Suốt thông được hai khí này về cơ hạp tịch và tiêu tức thì Chân tinh tự quy Lư. Lúc vận dụng hai khí,
Chân ý nơi Lư trung không được chấp trước ở hô hấp mà chỉ nương theo Chân dược để Thể thủ.
Chẳng qua cũng chỉ là mượn cơ hô hấp công cụ Thể thủ. Lục tổ gọi: vãng bắc tiếp độ.
Chân dược đã quy Lư, còn phải huân chưng, lấy Chân ý tịnh định mà làm hỏa,
lấy hơi thở để làm gió, nung nấu một lúc thì vật tư của lậu tận hóa thành Chân khí.
Công phu này phải dùng sức mạnh của Chân ý với dạng trì trọng, gọi là Võ hỏa.
Hỏi: Sao gọi là văn hỏa?.Đáp: là bất tồn nhi thủ,
bất tức nhi khư. Thời thời khắ khắc bất muội tỉnh ngộ, miên miên bất đoạn, tức tức qui Lư.
Cổ đức có nói: Trượng vãng truợng lai vô gián đoạn Xá lợi thành toàn hiệp bản sơ.
Tối kỵ hôn mê tán loạn, một niệm chẳng khởi,một khí chẳng tán, tợ như giống Lửa trong lò.
Tu luyện được nhu vậy, lo gì Chân chủng chẳng sinh, Xá lợi chẳng hết, Chánh giác chẳng thành.
thích gia phổ Thế Tôn viết: Đối đẩu minh tinh nhi ngộ Đạo.
đối Trung Hoa gọi là Phản quán.
Đẩu: là bắc đẩu, là thí dụ Đơn diền.
Minh tinh:là Chân khí nơi Đơn điền phát sinh. Chính là cảnh Chân chủng sở sản.
Hưng Dương Thiền sư nói: tạp (một vòng) địa hồng luân (bánh xe)tú.
Hải để tức khai hoa.
viên Thông Thiền sư viết: bắc đảu tàng thân tuy hữu ngộ.Xuất trần tiêu tức thiểu nhơn tri.
Tàng thân: là Chân khí ẩn tàng nơi Đơn điền. Chân khí ẩn tàng nơi nào thì Chơn thần củng ẩn tàng nơi đó. Đó là cách dụng công như vậy, nếu chẳng như vậy thì làm sao xuất li cõi trần được. Xuất trấn là quá quan phục thực, là một bí quyết thâm mật, không được khinh truyền.
Nếu chẳng quá quan hay không biết pháp Quá quan, thì Xá lợi phải bị hao tán, tận phế tiền công. cho nên Hưng Dương Thiền sư mới nói: Thối nhất bộ tắc thất sự.
Nên nói: Xuất trần tiêu tức thiểu nhơn tri.
thử thượng số giả, Huệ mạng kinh chi diệu pháp, hòa hiệp Chân chủng chi Thiên cơ,thà tại tư dư, I kỳ phong hỏa chi công,diệc bất ngoại thị hỉ.
đây là tiết tổng kêt phần văn trên nói về pháp hòa hiệp Chân chủng nơi phong hỏa,
Cổ Thánh chẳng khứng toàn lộ, nên người tu luyện đà rơi vào nẻo vạy.
Ta nay lại nói cạn lời, phân tích tỏ rõ, hầu mong đồng chí được suốt thông,trước khỏi lạc nẻo bàng môn, sau thành Chánh giác. Còn người đời,nếu có ai thích Phật,tì tiềm tâm nơi kinh này, rồi tự tu, tự chứng, để thánh Chánh quả, há chẳng vui sao?.
dư cố viết: Tự thủy ngưng Thần, phản chiếu Long cung, hồn nhiên nhi định tịnh.
Dĩ song vong nhi đải động. Dĩ ý khí nhi đồng dụng. Dĩ thần hỏa nhi hóa.
Dĩ tức phong nhi xuy; dĩ võ nhi luyện, dĩ văn nhi thủ. Cửu cửu huân chưng, khắc khắc vô gián.
Dù khí Lưởng bất tương li. Tắc hòa hệp ngưng tập chi phap đắc hỉ.
Đoạn văn này tổng kết về pháp hòa hiệp ở Chân chủng Phong hỏa, mà Cổ thánh chẳng khứng toàn lộ.
Long cung: là Đơn điền, trong đó có nước. Long cung có nước. Nước có đặc tính trầm trọng và luôn luôn hạ Lưu.
Thần tức là hỏa, hỏa có đặc tính khinh phù, thường thường thượng xung.
Cũng như người đời tâm hỏa thì thượng xung, Thận thủy thì hạ lậu. Hai thành phần đó hằng li cách nhau, hằng phân tán,nên không thành Đạo. Thánh nhân mới dạy lấy tâm hỏa giáng nhập vào Thận thủy, thì tâm tự hư không, mà hỏa cũng không còn thượng lậu. Còn thủy đắc được hỏa, thủy cũng không còn hạ lậu và hóa thành Chân khí.
Chân khí sẽ được thượng thăng.
Trong lúc ngưng Thần thì nội niệm bất xuất, ngoại niệm bất nhập, không không ,lộng lộng chẳng trước chẳng trệ.
Lúc Chân dược sản lập hồi quang phản chiếu thì quên hình quên ý.
Nếu dụng ý tức là chẳng quên nếu quên thì không được lấy ý mà chiếu.
Tâm đã hư không mới gọi là chiếu. Lòng dục đã mất hết mới gọi là vong.
Chiếu với vong tuy hai mà một, tuy một mà hai.
Lúc đáng quên thì tâm phải thật thanh tịnh , mà luôn luôn phải chiếu.
Lúc đương chiếu thì một mảy hình tướng cũng không taọ lập, luôn luôn là quên.
Chiếu với vong đã thuần nhất định tịnh, thiên địa nhơn ngã chẳng cần biết sẽ đi về đâu.
Còn trạng thái công phu chờ động phải thật cực tịnh. Thình lình trong người có trạng thái dung dung, hòa hòa, ngoại hình vũ cử, lập tức dùng Chân ý mà nghinh Chân dược qui Lư, rồi lấy Thần trụ định nơi trong, lấy hô hấp mà thổi.
Lại phải nhớ là chớ trợ Lực,và chớ nên quên.
hành trụ tọa ngọa cũng không được lìa báu vật, lo gì Chân chủng chẳng sản.
bất văn đắc Đạo cổ Nho chi ngôn hồ:
hoảng hốt âm dương sơ biến hóa
nhân luân Thiên địa sạ hồi triền.
từ đây trở xuống nói về thời Chân chủng sở sản.
Cổ nho tức tiên sinh thiệu khương Tiết.
Chúng ta là con nhà thích giáo, thế mà không hiểu không biết về điều Thiên cơ bí mật này, lại cho môn đệ của Nho giáo, không biết Chân truyền của nền Đại đạo.
còn bản thân mình cứ mãi ư lo đả thất, quỳ hương, tham Thoại đầu,
luận công án… và gọi là Đắc đạo Thật là trò cười vậy!.
Hoảng hốt: là trong cơ tịnh định đã đạt thành một khối hồn nhiên, ngoài chẳng thấy có thân, trong không thấy có Tâm. Là trạng thái Thái cực cực tịnh, người như nửa thức nửa ngủ. Công phu đến trạng thái nầy thì khí Chon dương bắt đầu động và phát sinh nguyên khí. Cho đến lúc Chân dương khí bắt đầu triền động thì sinh nguyên tinh.
Nếu người nào đắc được Chân truyền, lập tức Thể Chân dược này thâu quy về Lư.
Thường nhơn không biết, nên Chân dược này biến thành hữu hình tinh rồi tẩu xuất.
lục tổ Đàn kinh viết: Nhân địa quả hườn sinh.
Địa: là đơn điền, là Thần thất, là Linh địa, là nơi quả sinh.
Quả hườn sinh: Tiết trước đả nói; Hữu tình lai hạ chủng là do cơ hòa hiệp mà có.
Công phu đến đây mới có qủa sinh.
Quả tức Bồ đề chủng tử, là Xá lợi tử.
vô Lượng Quang Minh Như Lai viết:
phân minh động tịnh ưng vô tướng.
Bất giác long cung hộng Nhât thinh.
Vô tướng: Thích gia gọi là oai âm, Nho giáo gọi là vô cực.
Bửu vật này nguyên từ đầu vốn không có hình tướng do tịnh định mới sinh.
Long cung: Là đơn điền, là Tổ khiếu, là Nhân địa, là Cốc Thần.
Hộng Nhất thinh: Là quả sinh. Nho gọi: Đổ vũ nhất thinh Xuân hữu.
Là dương khí sinh. Biết được cơ hộng nhất thinh,
thì nước động thủy (Khảm cung) có thể nối dòng,
nuớc tây giang (Ly cung) có thể thu hút, nước bể (khảm thủy), có thể gội đầu.
Lại nói: Địa lôi chấn động tốn môn khai.
Lại nói: lôi tùng địa hướng (gầm).
tử ma Kim Lai viết: Hải để nê tự lộ bán hình.
hải để: là Đơn điền,Hoa Dương thiền sư cũng nói: Hải để là Nguyên quật tàng chứa Huệ mạng. Thế Tôn gọi: Ma ni. Là nơi thần khí hòa hiệp để luyện thành Chân chủng tử.
Lộ bán hình: Là pháp tượng Chân chủng gần sản.
Lúc Chân củng tử mới lộ nửa hình. Tu sĩ phải tịnh, Thần trụ nơi Cốc Thần để chờ, không được gấp Thể thủ. Chờ cho châu nọ lộ toàn hình mới hạ công Thể thủ.nếu gấp và luyện động thì trâu nọ kinh hoảng rồi ẩn tàng vô tông tích.
Viên Thông Thiền sư gọ là bất sanh.
Tích Vô Thiền sư nói: Tất tu nguyên khiếu sinh vật. Tư khả duơng Lư phát hỏa. Cố mạc vi chi Tiên, diệc mạc vi chi hậu.Nhuợc thiên cơ vị chí nhi Tiên trợ tưởng, tắc ngoại tướng tuy hành, nhi nội phù nhị ứng. Thích tự phủ phàn khu chi hung!, nghĩa là:
Cần phải tạo cho huyền quan khiếu sinh bửu vật, Lúc đó thì dương Lư mới phát hỏa, cho nên chẳng được thể trước, mà cũng không đuợc Thể thủ sau.
Nếu Thiên cơ chưa đến mà lo phát hỏa,
dù ngoại tướng tuy có vận hành, nhưng nội phù cũng không ứng theo.
Ngoại tướng là nói vể đường đốc Mạch.
Nội phù là nói về đường Nhâm mạch.
Như vậy chỉ là thiêu đốt cơ thể mà thôi!.
Viên Thông Thiền sư viết:
mai Hoa vị phát thái tảo sanh
mai Hoa dĩ phát thái trì sanh.
Mai Hoa là tín hiệu báo thời Xuân dương sắp đến.
Còn trong người thì thí dụ cái cảnh khí Chơn dương sắp phát sinh.
Vị phát: Là khí Chân dương mới gần phát động, chứ chưa phát động.
Lúc nầy nếu vội thể thủ là sai lầm, vì Chân dược còn non, không kết Đơn, nên gọi: Thái tảo sanh.
Dĩ phát: là khí Chân dương đã phát hiện toàn hình, gọi là triền động, lập tức thể thủ quy Lư.
Nếu Chân dược đã lộ toàn hình mà không thể thủ, đem về trung cung , thì nó sẽ biến thành hữu hình tinh, gọi là Thuốc già sẽ không kết Xá Lợi, nên gọi thái trừ sanh,
Viên Ngộ Thiền sư nói:
Tấn nhất bộ tắc hữu mê lý.
Thối nhất bộ tắc sự tất thành.
Hựu viết: Nhẩm ma tắc phong xương đo khiết tận độc chiếm phổ Thiên xuân.
Nhẩm ma : là thí dụ về thời cơ đúng lệ.
Phong xương khiết tận: là thí dụ âm khí đã tận tuyệt.
Xuân dương là thí dụ khí Thuần dương nơi Đơn điền. Cảnh tượng này.
Cơ thể ta tợ như tắm như gọi châu thân dung hòa sướng khoái, chẳng có gì sánh bằng.
Trong ngoài thảy đều thư thái, đó là Chân cảnh của Chân chủng.
Hựu viết: Thiết tu đạo trước.
Đây là lời của tổ sư dặn dò tu sĩ, nếu thỉ cảnh naỳ đến, tức phải hưng công thâu thủ, nếu chẳng tâu thâu thủ ắt có lỗi lầm trước mắt, là trử vật này sẽ theo đường thục lộ mà ra ngoài.
Hưng Dương Thiền su nói:Thối hậu tắc thất sự.
Công phu Thể thủ Chân dược tợ như kẻtrộm cưỡng đoạt bửu vật nên gọi là: Thiết tu đạo trước.
Lúc này Chân ý phải thật dũng mãnh, dùng hơi thở để thu nhiếp, đem Chân chủng này trở về Đơn Lư.
Sau đó phải dụng công Pháp luân.
Tích vô thiền sư viết: chí ư lục hiệp đồng Xuân, vật vật đắc sở.
Lục hiệp: là châu thân con nguời.
Xuân: Là nói về dạng âm ấm trong con người.
Vật : là tên riêng biệt của Thích giáo.
Nho giáo gọi là Nguyên khí.
Công đáo thời chí: là lúc Chân dược sản, hốt nhiên Đơn điền tợ như âm dương hòa hiệp thẩm thấu, mạch sống trong người khoái sướng, tất cà tám vạn bốn ngàn khiếu nhỏ có dạng ngứa ngáy. Thân tâm dường như vô chủ, Đơn điền lần lần mở ra, ngoại thận đột nhiên cất lên. Long cung hốt nhiên có một tiếng gầm, hô hấp tự nhiên ngắt đoạn,
Tâm và bửu vật hút nhau tợ như có đá Nam châm hút sắt.
Chân ý và hơi thở bao hàm với nhau như loài trùng ẩn trốn.
Thình lình Tâm hồn nhập vào trạng thái Thái cực, như nửa tỉnh nửa mê.
Thiên địa nhơn ngã chẳng biết về đâu. Thần với Khí như xen lẫn chìm ngấm.
Chẳng phải như Thiền khô tịch ngày nay, tâm hồn tợ như hoảng hoảng hốt hốt. Tâm chẳng khứng lìa bỏ linh vật. Linh vật chẳng khứng lìa bỏ tâm.Tương thân , tương luyến kết thành một khối. Cảnh tượng nơi trong tợ như khí Tiên Thiên và Hậu thiên cùng nhau thở hút, nhưng thiệt chưa thấy thở thấy hút.Tợ tiết, tợ lậu, mà thiệt cũng chưa thất tiết lậu, cơ huyền diệu không thể lấy ngôn ngữ để hình dung.
Cho nên tâm kinh giải mới nói:một khí Chân duơng mới động, trong đó vốn có vô số hơi thở vi vi, rồi chỉ rong giây lát hóa thành trạng thái Thái cực, Tâm này trở thành linh diệu.
Cơ hô hấp dấy lên từ Chân khí nơi Đơn diền, tại giáng hạ rồi ra sau đến vỹ Lư, lên Giáp tích, lên Ngọc Chẩm.
Lúc nào Chân khí thật sung mãn thì Nhâm Đốc tự khai.
Khi tấn thì nhanh thể thủ quy nguyên chuyển đại Pháp luân.
Nếu chẳng dụng công như vậy thì Nguyên tinh sẽ tràn đầy và tiết lậu ra ngoài, ắt tiền công tận phế.
Thiên này toàn thiết thiên cơ.
Ta đã trải qua 30 năm mới đắc Diệu đạo.
Tu sĩ đời sau hành công đến chỗ này phải nên nhớ kỹ,
nhớ kỹ, chẳng nên coi thuờng lúc có cảnh tượng tín báo.
chỉ được Dương quang tam hiện, tức là Chân chủng sở sản.
Chẳng cần phải theo quy tắc nào khác, lại còn phân biệt bẩm thọ, hình thể đồng nhau hay khác biệt.
đạt ma Tổ sư viết: nhị hầu hể mâu ni.
Tiền Hượt Tí thời là một hầu.Chân chủng sở sản là một hầu. Là nhị hầu Thề mâu ni.
hựu viết:nhị hầu Thể mâu ni tứ hầu hữu diệu dụng, lụa hầu biệt Thần công.
tiết trước nói hai hầu sanh và hầu sản. Còn đây gọi là hai hầu, là hầu thể thủ và hầu phong cố.
tu sĩ họa phật cần cần nên hiểu rõ, chẳng có một khái luận, như trong
nhở ở hạp tịch thổi thúc.
Xe chờ trục mà chuyển động.
Trục lại chờ bánh mà vận triền. Bánh xe lại chờ hạp tịch mà thôi bức.
Thì sở dụng của xe mới hoàn toàn.
Nếu như chưa thấu hiểu thì tham khảo nơi Lục hầu đồ. Chẳng còn gì kỳ diệu bằng.
Vãng lai bất cùng: là cơ Tiêu tức của hai khí Tiên thiên và Hậu thiên vận chuyển.
Thông: là thông đạt đươc Huyền Quan Tổ khiếu, và cơ Càn Khôn công vận.
Nếu dùng hô hấp của miệng mũi và gọi một hô một hấp là vãng lai bất cùng,
thì cách xa với Tiên Thiên Đại Đạo.
Hòi: Như vậy thì phải dụng công như thế nào?
Đáp: Lấy Hậu thiên phàm tức chế hoá ra Tiên Thiên Chân tức.
Hô cơ vi tịch vi Càn hấp cơ vi hạp vi Khôn.
Càn Khôn là định vị của Thiên Địa.
Ngôi đầu của con ngưiời gọi là Càn, phần bụng gọi là Khôn.
Cơ biến thuộc chủ thể của Càn Khôn, là Chân ý của ta, chủ sử cho hai khí vận chuyển. Lúc lên lúc xuống, lên xuống mãi mãi nên gọi: Vãng lai bất cùng.
Lúc thăng giáng, Chân ý tuy là chủ tể ở Cốc Thần mà Thần lại chú trọng cùng với Tiên Thiên Chân tức đồng hành, chẳng qua cũng là mượn cơ hạp tịch của Hậu thiên để vận chuyển Tiên Thiên khí vậy.
Hỏi: Đệ tử ngu muội, mong cầu lão su Chân truyền chí lý dụng. Chỉ thiệt là điều có lỗi mà nói ra đây,
Đức thế Tôn có nói: Độ tận chúng sanh, rồi mới tu độ thì đâu có lỗi.
Huống chi Thiền giáo ngày nay lại không có Song tu.
Đáp: Đây là bí cơ chuyển Pháp luân, ngàn đời chẳng khứng minh ngôn, tâm Tổ không lời chỉ phá. Trong diệu lại diệu, trong vi lại vi.
Chẳng phải phàm phu mới có thể nghe.
Chẳng có túc duyên Thiện căn, làm sao nghe được.
Lại nói: đệ tử khẩn cầu Hòa thượng thùy ân.
Đáp:Hạp hấp tuy là hạ Khôn, mà Nguyên khí ở nơi Khôn lại thăng lên Càn.
Tịch hô tuy là lên Càn, mà Nguyên khí nơi càn lại giáng xuống khôn.
Đều do hai khí thăng giáng nơi đường Đạo lộ. Cộng với Cốc trụ của càn Khôn, thông với Tiêu tức của Nguyên quan mà chủ tể tại nơi Chân ý.
Vận hành đều ở nơi Thần, một hấp một thăng, một hô một giáng,chẳng được sai một mảy lông, tuân theo qui tắc, hành đúng độ số. Cũng không đựơc thái quá.
Càn cửu Khôn, tứ điệp thành chương, hiệp hồ Tạo hóa, đồng với chuyển luân.
Chẳng thiên, chẳng ỷ, chánh chánh đường đường, nương theo Tam gíao.
Tất cả đều do ở đây.
hựu viết : càn hào dụng cửu,Khôn hào dụng lục.
Tiết này nói về quy tắc và hạn số của Pháp luân.
Càn dụng cửu là: 4x9:36.
Khôn dụng lục là : 4x6: 24.
Từ xưa Cổ nhân nói: Từ thất qui đến lục quy gọi là thăng. Thăng để hiệp với Càn, nên dùng Càn hào, càn sach.
Càn hào dụng cửu, mà tứ điệp là 36. Cho nên Pháp luân thăng cũng dụng cửu, đồng với Tứ điệp của Càn sách. Tổng cộng Lục hào tứ điệp là 216.
Cho nên về thăng tổng cộng ở lục quy cũng 216, gọi là thăng.
Theo nhưng trước đã nói: Từ nhất qui đến lục quy gọi là Giáng.
Giáng để hiệp với Khôn, nên dùng Khôn hào Khôn sách.
Khôn hào dụng lục, kịp với 71 điệp là 24.
Cho nên Pháp luân Giáng cũng dụng lục, đồng vơi tứ điệp của Khôn sách.
Tổng cộng với lục hào tứ điệp là 144.
Cho nên Giáng tổng cộng ở lục quy cũng là 144, goị là Giáng.
Cộng chung lại là 360 tức hoàn toàn độ số của chuyển pháp luân.
Trong đó có Mộc dục 2 quy, nếu chẳng dùng Cửu lục tứ điệp , thì không đủ 360.
Còn có số nhuận dư Châu Thiên 24 mới gọi là Viên mãn Châu Thiên hạp với 384 hào của Dịch lý.
Số nhuận dư Châu Thiêm 24, là số gia vào 2 giờ, Mộc dục bình quân.
Hoa nghiêm kinh viết:Cư Phật định năng hơn thời chuyển diệu Pháp luân.
Đây là pháp thí dụ về Mộc dục nhị quy.
Định năng ứng thời:Là hai giới Địa Mộc dục, Nho gọi là hai thời Mẹo Dậu,Thích cũng gọi là Thời. Nếu chẳng nói thời thì nhân duyên nào có ứng thời.
Định: là gọi hai thời chẳng vận hành hô hấp.
Thần với Khí nương nhau giữ nhau, định rồi lại vận chuyển.
Nho gọi hai giờ đó là phương sanh sát, hại đức, tương phản, chẳng nên hữu sự,
hay định giữ việc không đâu.
Lúc vận hành Pháp luân, trong từng mỗi quy đều có pháp Mộc dục.
Có kẻ hỏi: Chỉ nghe Đông Tây có Mộc dục nhưng chưa được nghe từng mỗi quy đều có Mộc dục, cầu xin Lão sư khải thị?
Hoa Dương nói: lúc chuyển Pháp luân, thì cái khí của hô hập tợ như xe nước bờ sông cứ một bậc là có một miếng ván, một tấm vận lên, một tấm vận xuống.
Nếu như công phu mà chẳng có từng quy, thì lấy gì mà vận cho tới Càn thiên.
Cho dù có vận cũng chẳng hiệp với cốt tuỷ của Pháp luân, và chẳng thành bộ vị của pháp cứ luyện hỗn loạn như vậy thì không thành.
Lại hỏi : Đệ tử ngu muội nên khó ngộ nhập, xin cầu thỉnh vấn.
Đáp: lúc vận hành Pháp luân , thì cái khí hô hấp có cơ hồi chuyển.
Cứ tới chỗ hồi chuyển là có Mộc dục.
Lại hỏi: Sao gọi là Mộc dục?
Đáp: Hô hấp thối là Mộc dục , hô hấp tấn cũng là Mộc dục. Là do sự chia ra trước sau.
Thích gia phổ Thế Tôn viết: nhập trì Mộc dục.Trì: là ao phía Đông phiá Tây
. Thế Tôn sau khi thất mình minh tinh lập tức vào hai sao mà Mộc dục và huân chưng.
Pháp này từ Hán đến nay, những người đắc được đều giấu kín , chỉ có Tịch vô Tổ sư mới lộ.
Hoa Nghiêm Kinh viết: Vi tiển Như Lai sở hành chi Đạo, bất trì bất tấp, sát đế kinh thành.
Đạo: Là đạo lộ là đường Nhâm Đốc.
Bất trì bất tốc: Chẳng chậm chẳng nhanh, lấy hô hấp mà định pháp tắc.
Sát đế kinh hành: Phàm vận hành pháp luân, Thần với Khí đồng hành đồng trụ. Nếu đi lạc đường khác, mịt mờ chẳng theo đúng đạo lộ mà vận hành thì không thể nào thành Xá lợi.
Như Lai viết: Bất đắc cần, bất đắc đải.
Phàm vận hành Pháp luân phải hiệp với tự nhiên, đồng với Đại Đạo. nếu siêng năng đến độ thái quá, thì Phong hỏa Pháp luân chẳng được vận chuyển và Lửa hừng lên không chế phục.
Còn giải đải thì bất cập, tức gió yếu làm sao có công trưởng vượng và biến hóa được.
Nhiên Đăng Phật viết: thường chuyển Pháp luân.
Pháp luân là tiếng Phạn ngữ của Tây phương.
Trung Hoa gọi là tấn thối, thăng giáng. Tiên gia gọi Châu Thiên vận.
là nói về cơ vận hành Chân khí theo đường Đạo lộ Nhâm Đốc.
Các giờ công phu , lúc Thể Chân dược quy Lư, đề chuyển Pháp luân.
Lúc Chân dược phát sinh, nếu không dụng công chuyển Pháp luân thì Chân dược sẽ bị tán thất, lậu tận không thành, Xa lợi không kết.
Thế Tôn viết: Thường chuyển như thị diệu Pháp luân.
Diệu: là huyền diệu, là mầu nhiệm, không thể dùng ngôn từ diễn tả hình dung được, cho nên nói: diệu. Còn nếu không hậu học làm sao ngộ hập được.
Chỉ có hai lẽ là đắc Sư với không đắc Sư.
Đại Đạo quá huyền diệu. Nên có vị nào dám toàn tiết đâu.
Ta thấy trong đời chẳng có ngừơi nào Song tu, nên đặc biệt chỉ xuất ra,
để cho họ thấm thấu đến chỗ tinh vi.
Diệu ở đây là nói về cơ Tiêu tức.
Biết rõ được thì thấy rất giản, rất dị.
chẳng hiểu rõ thì thật khó, thật khó! Thí dụ tự đánh vào chuông tiếng vang, tức là pháp luân.
Thiên địa tạo hóa đều quy vào pháp luân.
Chúng ta có thể xem cái cối xay kia, cũng như cái chuông thì hiểu được pháp luân.
Có kẻ hói: chuông với cối xay, sao ví là Đạo?
Đáp:Chuông có tiếng vang là thí dụ hô hấp.
Lúc đánh chuông thì trong lòng chuông có một chủng tử xoay tròn ,
tức là Nguyên khí.
Còn cối xay kia cũng thí dụ về hô hấp. Cối lúc vận chuyển tương tợ như Chân khí vận chuyển theo đường Đạo lộ.
Cơ hạp tịch Tiêu tức cũng như vậy.
Cối xay thì thấy tấn mà không thấy được thối, nhưng thực trong đó có một luồng không khí thối.
Còn chuông, lúc đánh thì trong lòng có một luồng loang tử,
là có thuận chuyển gọi là tấn, và có nghịch chuyển gọi là thối.
lục Tổ viết: Ngô hữu Nhất vật thượng trụ thiên ,hạ trụ địa.
Vật: Nho gọi Nguyên khí.
Trụ thiên:Tức từ dưới thăng lên Càn đảnh.
Trụ địa:tức từ Càn đảnh giáng xuống Khôn phúc.
thích Gia Phổ viết: Hải thủy quán Thái tử đảnh.
Hải: là Đơn điền. Thủy là Đơn khí.
Thích gia thí dụ là Tào khê thủy, động thủy động, Tây giang thủy.
Quán đảnh: là thượng thăng.
Thái tử: là Đức Thích ca.
thế Tôn viết: hỏa hỏa dĩ hậu, thâu thủ Xá lợi.
Lời nói này là nói về lúc Xá lợi gần thành. Hỏa là Thần.
Xá lợi còn đắc hỏa này mới thành công.Sự thành công này tức là hiệu nghiệm, chẳng phải không hư mà không biết.
Lúc Xá lợi thành thì nhà trống, lúc ban đêm được sáng trắng, Đơn điền nóng, Qui túc,
thì lập tức dùng pháp Quá quan phục thực,
đưa về Trung đình để lo công phu thập ngoạt hoài thai, gọi là Thâu thủ.
Hoa Nghiêm kinh viết: Cụ trượng phu hình, thành tựu Như Lai, mã âm tàng tướng.
Mã âm tàng tướng , thí dụ như con rùa rúc đầu vào mai, nên Tiên gia gọi quy túc.
Lúc nào ngoại Tạân xem như không còn tông tích là Xá lợi đã thành.
Nếu chỉ còn một mảy vi động cũng chưa thành. Tất phải còn luân, còn luyện.
Nếu chẳng vận chẳng luyện thì Chân dược phải còn non, sức còn vi nhược, khó mà xung quan.
Lúc nào có cảnh hiệu nghiệm đến phải lập tực Chỉ hỏa.
Nếu chẳng biết mà cứ mãi vong hành, dù Xá lợi đã thành cũng bị vọng hành dù Xá lợi đã thành cũng bị hỏa bức lậu , có khác nào phàm phu!.
Còn những vị Lão thành hoặc người đã liệt dương nên ngoại Thận không hề dấy lên mà cũng gọi là đã thành công, là điều lầm lỗi!
Có những người do tinh khí quá yếu nên tinh khiếu không cử động, tức phải gia công tu luyện cho chuyên cần thì tinh khiếu ắt động và có hy vọng.
Thế Tôn viết: Năng bất tử A La Hán.
Bất tử là không chết, tức là Chân tánh mạng Tiên Thiên không bao giờ chết. Là nói về những người tu luyện đã được kết Xá Lợi thì đạt bất tử như đức Phật.
Đệ tử của Đức Thích Ca là Ca Diếp trụ thế 700 năm, sau nhờ đức Thế tôn truyền pháp được lên ngôi Nhị tổ. Bửu Chưởng Hoà Thượng trụ thế 1712 năm.
sau gặp Đạt Ma Tổ sư truyền pháp Quá quan mới thành Chánh quả.
Thử dĩ thượng gia ngôn chuyển Pháp luân thành Xá Lợi chi công, nhi Huệ mạng chi đạo tận tại tư dư.
Tiết nay tổng kết thượng văn về pháp tu luyện thành Xá lợi bất tử.
dư viết: thành Xá lợi chi đạo, công pháp thanh đa, viết Chơn Thần, viết Chân ý, viết Chân khí , viết Hô hấp, viết Chủ tể, viết Vận hành, nang dĩ bị ký.
phàm lâm cơ chuyển Pháp luân chi tế, nhất ý ngự nhị khí, nhi vận hành chi pháp, hựu hộ thần hiệp giữ Chân khí nhi đồng hành, bất khả khỉ vu tha.
kiến u thập nhị quy, toàn trựng hô hấp thôi bức.
Dĩ tức số định kỳ pháp tắc tự thể, dĩ chí ư quy căn bất khả, tu du li dả. Lị tắc đoạn nhi bất tục, bất thành Xá lợi hỉ
công pháp luyện thành Xá lợi tuy có nhiều mà thiệt rất giản dị.
Lúc mới công phu thì khó, nhưng khi đã thuần thục thỉ dễ. Thí dụ như người dệt vải. Lúc mới bắt đầu vào việc, tay Chân đầu mắt, trên dưới tả hữu đều chiếu tiếp trợ.
Sơ học sơ tu cũng vậy. Lúc chuyển Pháp luân,Chân ý chủ tại Đơn điền mà làm luântâm, Thần vận Chân khí mà làm luân qua, hô hấp thôi bức là làm luân cảo.
Cũng đều cơ Tiêu tức tự nhiên như nhiên mà ra, có gì là khó.
Tâm không hề nghĩ đến việc khác, ngoài công phu vận chuyển Pháp luân.
Trong dứt tư Lự, ngoài trừ tai mắt.
Chỉ có một điểm Chơn thần điều lãnh Chân khí tuần hườn.
Nếu có một mảy tự niệm thì Chân khí sẽ bị tán thất nơi đường biệt lộ, hóa ra không chuyển luống thành vô ích.
Về độ số thì mỗi bộ có tứ điệp.
Thăng lên là dương, dương là càn.Càn dụng cửu, 4x9:36.
Càn số tổng cộng tứ điệp của sáu hào là 216.
Giáng là âm, âm là Khôn. Khôn dụng lục, 4x6:24.
Khôn sách thì tổng cộng tứ điệp của sáu hào .
Cộng thành 360 là độ số của cơ vận chuyển Pháp luân bộ hạn.
Chẳng có một mảy sai lầm về qui tắc thì có huyền diệu.
Nếu chẳng dụng công giống y như vậy thì vạn vô nhất thành.
Pháp này từ nhà Hán đến nay bí mật không truyền.
Chỉ trong Phật tương ấn.
Tổ Tổ khẩu truyền.
Ta nay toàn bị tiết tận, mong người có chí sớm thành Đại Đạo.
Về độ số 360, thiệt ra chẳng phải là 360 mà chỉ là con số thí dụ mà thôi.
Thí dụ như cái bánh xe có 24 cây chống,nhưng nếu trước sau vận chyển một hồi thì thành ra 48 cây tăm, gọi là nhât hồi Pháp luân, mà luân của ngoại luân là 360 số, thiệt không sai thất.
Cho nên gọi 360 số vậy.
bất văn Thế Tôn dử Ca Diếp chi ngôn hồ: Chánh pháp nhản tạng.
Đây là bí pháp thiên cơ thể Xá lợi nên gọi là Chánh pháp.
Nhản là con mắt, là nơi Thần nương tại Con mắt đến đâu thì thần đến đó.
hựu dử A Nan viết: Nhược bất tri Tâm mục sỡ tại, tắc bất năng hàng phục trần lao.
Đây là diệu chỉ của Lăng nghiêm, và là bí cơ Thể thủ, Xá lợi.
Nếu chẳng dùng tâm mục mà Thể thủ thì Xá lợi làm sao quy Lư.
Cũng như không biết chỗ sở tại của Tâm mục thì Xá lợi quy về đâu.
Sở tại ở đây là Chánh pháp nhản tạng, như tiết trên đã nói.
Công phu Thể thủ thiệt có cái lạ: Thể thủ liên tục, vào khoảng bảy ngày, thì Đơn điền lần lần ôn noãn, kết thành Xá lợi, hình dáng tợ như hỏa châu,
hiệu nghiệm lần lần đến cảnh huyền diệu, chẳng khá ví kịp.
Lúc Thể thủ, Thần dung chuyên thị Đơn diền, không được giây phút gián đoạn chia lìa, nếu xa lìa thì Lửa lạnh khí tán, chẳng thành Xá lợi.
cho nên mới nói: Thất(7) nhất tư duy, há có thể xem thường sao.
Nếu chẳng dùng pháp này thì Xá lợi vạn vô sở kết và cũng không đạt được kết quả Trường sinh.
pháp Hoa kinh viết: Ngã kim vị như bảo nhiệm thử sư, kinh ất hư dả. Nhử đương cẩn Tâm tinh tấn, hành thử tam muội, Ư thất nhật trung, tư duy như thị sự.
sự ở đây là tên riêng của Thích giáo, là Cân khí của Nho gia.
Chân khí nhở pháp được pháp Phong hỏa mà thành Xá lợi, cho nên gọi: Bất hư.
Lại còn ngày đêm không dứt, niệm tư tại tư nên gọi:Cần tâm tinh tấn, muôn điều tư Lự thảy đếu không, một điểm Linh quang chăm chăm Xá lợi, nên nói: Tư duy như thị sự.
Thất nhật là tổng quyết thể Xá lợi, tức Nho gia gọi: Thất nhật, phục kiến Thiên Địa chi tâm.
Lại nói: Thất nhật nhất dương lai phục.
Còn công phu Thể thủ Chân dược vốn không có kỳ hạn, hoặc 5 ngày, hoặc 7 ngày, không định hạn.
thế Tôn viết: lục chủng chấn động.
đây là nói cái cảnh Xá lợi sở sản.
Lục chủng là nói về 6 nơi trong thân ta, chẳng phải là 6 nơi của thế giới bên ngoài.
Con mắt có kim quang, lỗ tai có tiếng gío, lỗ mũi có khí rúc, sau não có tiếng chim thứu kêu, toàn thân có dũng Lực dộng, Đơn điền có hỏa châu. Đó là lục chủng phát động.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.
10 phút tìm hiểu ĐẠO CAO ĐÀI .
Tác giả: Đào Công Tâm (Bản PPS) Dương Trọng Thu biên tập lại theo Google Slides
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét