Đại Đạo tạo con đò cứu khổ, Hướng đạo cần tự độ, độ tha. Năm chi bảy phái hiệp hòa, Trương cờ Đại Đạo xây tòa vạn linh.

LỜI GIAO CẢM

LỜI GIAO CẢM
(Kích vào hình ảnh để xem tiếp lời giao cảm)
  Xin chân thành cảm ơn quý huynh, tỷ, đệ, muội và quý độc giả đã ghé thăm NGÔI NHÀ ĐẠI ĐẠO

Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2021

KIM TIÊN CHỨNG LUẬN


KIM TIÊN CHỨNG LUẬN

Hựu viết: mi gian thường phóng Bạch hào quang đây là lúc Xá lợi thành.
Thường: là nói về ám thất thường thấy bạch hào quang phát hiện, hoặc một lần hoặc hai lần, bốn lần ,năm lần, nếu thể thủ thì được.
Thích đạo diệu dụng chính là lúc này.
Lúc Xá lợi gần xuất Lư, thì từ sơn căn đến đơn điền có một luồng bạch quang, sáng tợ ánh Trăng.
Lúc bấy giờ thì ngoại thận tợ như Quy túc.
thế Tôn viết: Lô nha Xuyên tấc.
Lô nha xuyên tấc là xảo dụ về pháp Quá quan, là xuyên quá Tam quan, là dùng Chân ý dẫn đại dược, vượt qua 3 ải: Vỹ Lư, Giáp Tích,và Ngọc chẩm, rồi Thiên môn,
rồi xuống Trung điền và trụ ở đây.
Trong đó có Thiên cơ, phải nhờ Chân sư chỉ truyền, không nên tự dụng. Đây là bí quyết chí yếu của ngàn Phật muôn Tổ, phải nên khẩn thiết cầu sư sau đó mới có hy vọng.
đạt ma sư Tổ viết: chiết lô độ giang.
Chiết lô độ giang cũng là ví dụ về pháp quá quan phục thực, phàm tăng không biết cho là Tổ sư bẻ lá lau làm thuyền qua sông để đến Chân núi Lũng sơn.
Tổ sư giáng sinh nơi nước Thiên Trúc,đã đắc pháp muốn qua đông độ để độ người.
Trước Tiên gặp Lương Võ để bất thành. Sau gặp Thần Quang mới trao Chân truyền.
Chiết: là Thể thủ. Lô: là Xá lợi.
Độ: là vận hành. Giang: là đạo lộ Nhâm Đốc.
tế Tôn viết: nhất tiễn xạ thấu cửu trùng Thiết cổ.
Tiễn : Là Đại dược, là Xá lợi.
Cửu trùng: Thân con người có đường Đốc mạch, đường này có 3 quan: Vỹ Lư, Giáp tích và Ngọc chẩm, mỗi quan ải có ba khiếu, nên gọi cửu trùng, Tiên gia gọi Cửu khúc Minh Châu, Nho gia gọi Cửu Thiên khai hóa.
Quá quan phục thực phải theo con đường này, nếu theo con đường khác thì vạn vô nhất thành, uổng phí tiền công.
hựu viết: Thiền diệt vi thực.
Thiền duyệt: là sự vui đẹp ở công phu Thiền định.
Thực: là ăn, là thí dụ đưa Xá lợi quá Tam quan trờ về trung điền nuôi dưỡng 10 tháng.
Con đường phục thực, Tổ sư còn gọi là đường Tào khê, khúc khuất nguy hiểm, cần phải đề phòng. trước Tiên có hạ Thước kiều. Trên hết có Thương Thước kiều. Hai thước kiều này là nơi nguy hiểm, nếu chẳng biết phòng nguy Lự hiểm, thì Xá lợi phải bị rơi xuống Thước kiều, tiền công tận phế.
hựu viết: Pháp hỉ sung mãn. Công phu Thiền định đạt đến tột gọi là Pháp hỉ sung mã.
Lúc này Chân khí trong người được sung mãn, lần lần không còn muốn ăn,rồi không muốn uống,cũng không muốn ngủ. Là do định Lực thiền công được chuyên chú.
Chân khí sung mãn thì Chơn thần định, tự nhiên chẳng còn ăn uống.
Là điều rất vui mừng.
thế Tôn bản hành kinh viết: nhược khí Hằng hà thủy,
Nam ngạn yên ổn, trụ dịnh như Tu di.
Thủy: là nước, là thí dụ Xá lợi.
Nam ngạn: Là nói về trung điền.
Xá lợi đã về trung điền thì Thần với Khí tợ như đá nam châm và sắt hút nhau, hai thành phần này không còn lìa nhau như truớc. Chân khí và Chơn thần đều an trụ nơi Trung điền, không còn vọng trì, an ổn tự tại, Nho gia gọi: Doãn chấp khuyết trung.
Thức tánh lần lần tiêu ma. Chân tánh lần lần linh giác.
Chẳng còn vọng niệm.Chánh niệm tự tồn, Hoa nghiêm kinh gọi: Yến tọa tịnh thất.
lăng nghiêm kinh viết: hàh dử Phật, đồng thọ Pha phân, như trung âm thân,
tư cầu phụ mẫu, âm tín min thông, nhập Như Lai chủng, dan sinh quý trụ.
Hành: là dụng hành nội công, chẳng phải là hành lộ, hành sự mà là tu dưỡng Thánh thai. Xá lợi đã về Trung cung,thì Thần được thọ tiếp Phật khí và đuợc chế phục,
nên không còn buông ruổi ra ngoài. Thần đắc khí mà định Khí đắc Thần mà trụ.
Tương thân tương luyến, dung hóa hiệp làm một.
Nên gọi: Hành dử Phật, đồng thọ Phật khí.
Phân tánh tức thuộc âm, nên gọi âm thần.
Phật khí tức là cha, khí hô hấp tức là mẹ.
Công phu đến đây không còn gọi là khô tịch.
Phật khí có cái lý sinh hoạt.
Hô hấp có cái cơ tu dưỡng.
Nên cần phải dùng Chân ý mà cầu lấy sư hoàn bị của hai khí.
Lúc Phật khí sinh, phải khiến cho nó quy nguyên, để trợ Thánh thai viên mãn.
Còn cơ hô hấp miên miên là để trợ cơ hóa dục cho Thánh thai.
Nên gọi: Tự cầu phụ mẫu. Lại không đuợc chấp nhất mà mê ở nhị.
Công phu đến đây thì có một luồng Chân khí từ minh đường lại, rồi quy về Trung cung.Chân ý liền cổ động cơ , khiến quy nhập vào Châu thân, trục khử toàn bộ âm khí trong châu thân hay còn gọi là huân hóa âm khí trong Châu thân thành dương khí,và thành Thuần dương Chân khí. 360 đốt xương, tám vạn bốn ngàn mao khiếu, thảy đều thông đạt, nên gọi: âm tín minh thông.
Lúc này xem như Xác phàm đã được quên, Thánh thai tự còn một mạch Thiên Chân, Phật thể, gọi là Như lai chủng.
Tuy là còn ở trạng thái Đạo thai vô hình, vô tượng, nhưng định Huệ viên minh,
nên gọi Sanh quý trụ.
thế Tôn viết: Ư dục, Sắc thiên nhị giới, Trung gian hó thất bửu phòng,
như Tam thiên , Đại Tiên thế giới, thuyết thậm thâm Phật pháp, Linh pháp cửu trụ.
Dục giới, sắc giới, là danh từ của hai cõi do Thích giáo mệnh danh.
Trung Hoa gọi là Trung điền và Hạ điền. Sách chỉ quán gọi: Tây phạn ưu đà na.
Hóa :Thần cơ diệu dụng, là pháp dưỡng Thánh thai.
Hai cõi này hiệp lại thành một cõi hư không.
Nếu Chân ý chấp trụ ở Trung diền, thì Thánh thai sẽ bị trễ nại,
chẳng phải là thất bửu phòng.
Tam thiên Đai thiên thế giới; là lúc Xá lợi thành, Chân ý trụ từng nơi Tam điền,
mỗi điền dụng một nàn thuyết pháp.
Tục Tăng gọi Tam thiên là quá khứ một ngàn, hiện tại một ngàn , vị lai một ngàn há chẳng lầm sao.
Lúc dưỡng Thánh thai,
Chân ý trụ nơi Trung điền có công phu mười tháng nên gọi: Lâm pháp môn cửu tụ.
Cũng gọi là Nhất thiên thuyết pháp.
Lúc xuất Thần hiển hóa, Chân ý trụ nơi thượng đơn điền , có công phu Tam niên nhủ bộ, cũng gọi là Nhật thiên thuyết pháp.
Thời gian nhập đại định, Chân ý cũng trụ nơi thượng điền có công phu Cửu niên diện bích, cũng gọi là nhất thiên thuyết pháp.
Hoa Nghiêm kinh viết: Dĩ định phục tâm, cứu cảnh vô dư.
Định: Chẳng phải là ngột tọa khô thiền, ngoan không cưỡng chế mà được định.
5 thiết có cơ Tịnh định tự nhiên.
Xá lợi đã quy về trung cung thì Thức tánh chết, Chân thánh sống, pháp được vui mừng, Thần được đẹp lòng, Chân an diệu lạc, vô nội vô ngoại, hồn nhiên một khối.
Thiền định này phàm tăng không sao sánh kịp.
Thiền định này, lúc hiệu nghiệm thì rực sáng tợ như trăng thu, dung hoà khắp Châu thân tợ như say khói, Tâm mục nội quán, Xá lợi huân chưng, cả xương thịt như tắm như gội, Tâm và Tánh rổng như Thái hư, đạt đến vô vi và an lạc, lục căn tịnh chiếu, tám thức đều không,ngũ uẩn tuy còn có tuần hoàn, nhưng Chân tánh an nhiên vô dư.
Thế Tôn viết: Như lý Như lai, Như lý nhi khứ.
Tiết văn trên về sự chứng nghiêm của Xá Lợi.
Tiết này nói về tu pháp lúc mới thành Thánh thai.
Lai và khứ là thí dụ về khí hô hấp, là khải thị cho tu sĩ lúc dưõng Thánh thai, phải nương theo hơi thở của mình là Chân tức, sau đó mới được xuất ly trần đạt đến Tịch diệt, nên gọi: Như lý nhi lai, như lý nhi khứ.



Có một Thiền sư nói:
Vị đáo thủy cùng sơn tận xứ.
Thả tương tác bạn quá thời quang.

Con người lúc mới rời khỏi bụng mẹ chỉ dùng khí hô hấp hậu thiên mà sống,
còn Tiên thiên Chân khí thì tán phát ra ngoài.
cứ như thế mà ngày ngày thường dụng, Đơn điền không có một Chân tức nào được trọn vẹn. Chỉ như có Thần ngưng mà Chân khí mới tụ,
Chân khí tụ đến sung mãn mới thành Xá lợi và khí hô hấp cũng quy vế đây.
Chân khí là nguồn gốc kết nên Thánh thai, cón khí hô hấp cũng là nguồn tư dưỡng Thánh thai.
Tu sĩ cần phải dùng Chân ý làm chủ tể mà định Chân tức.
Lúc Chân tức chưa định Chân ý để điều.
Chân tức chẳng điều thì chẳng định và không chứng quả.
Lúc mới nhập thai, không thể thiếu pháp điều Chân tức được.
Như lý nhi lai, như lý nhi khứ, cũng là ý nghiã điều Chân tức.



Cho nên Phó Đại Sĩ nói:
Lục niên tuyết lãnh vi hà đồ.
Chí dịnh điều hòa Khí dử Thần.
Nhất bá khắc trung độ nhất Tức.
Phưong tri đại đạo hiểntam thừa.
như lai viết:Hữu dư Niết bàn.
Hữu: là có, là có Chân tức.

Lúc mới nhập Thánh thai, Chân ý phải nương theo Chân tức.
Chân ý là tâm. Tâm noi theo tức. Tức tuỳ theo Tâm.
Chẳng gấp chẳng buông, lóng nghe ở tự nhiên.
Lại cũng chẳng nên theo hướng mênh mông trôi nổi.
Chẳng biết Chân tức nơi trong là vốn có chân tức của Thánh thai,
mà tợ như không có Chân tức. Chẳng phải quả không có mà thiệt có.



Cho nên Kinh kim Cang có giải thích:
Bât trị thùy giải cưỡng an bài.
Niết tụ y nhiên hựu phóng khai.
Mạc vi Như lai thành đoạn diệt.
Nhất thinh hườn tục nhất thinh lkhai.
Niết : là nắn lại, nắn lại. Gom lại.
Lời nói trên là nói về tâm tức tưong y.

phạn dương giới kinh viết: Như như nhất đế nhi hành, ư vô sinh không, Nhất thiết Phật hiền Thánh, giai đồng vô sinh hông.
Như như nhất đế nhi hành: Là Tiên thiên khí và hậu Thiên thiên khí tương kiệm tương liêm, là cơ khí nhân khí ôn tư bổ cho Thai nguyên. Chẳng gấp, chẳng buông,
thung dung vận hành.
Như ngày nay phàm tăng đả thất tham thiền cũng gọi là nhất đế nhi hành,
há chẳng lầm sao.
Cho nên kinh Hoa nghiêm nói: cái đạo của Như lai của Đại Tiên rất vi diệu,
khó có thể biết được.
Chính lúc khí ềan khí ôn, là hai khí Tiên Thiên phát sinh, thì Thần với khí hỗn hợp, thân người tợ như tắm tợ như say, xương với thịt tợ như doanh hiệp hòa, Chơn thần như đứng giữa hai cõi dục giới và Sắc giới, chẳng thấp chẳng trệ, không không lồng lộng, cho nên nói: vô sanh không.
thế Tôn viết: Chi không bất không, Như lai tạng.
Tiết trên nói: Vô sinh không, lại sợ người theo đó mà dứt sự kến tri, nên tiết này nói: không bất không. Sở dĩ không nhi bất không là tịch nhi thường chiếu.
Nhiên Đăng phật viết: Sanh diệt diệt dĩ.
Sanh diệt diệt dĩ là: Chân tức trong thai chưa tột tịnh định, nhưng còn có cái lý khuất thân ( co duỗi), cho nên nói: sanh diệt phải giữ đến tận không, là không còn co,
còn duỗi nữa, nên nói: Diệt dĩ.
Chỉ biết có thần, mà chẳng biết có khí trong thai, gọi là: vạn pháp quy nhất.
Cái pháp luyện cho tâm được trọn vẹn, phải nương nơi thai mà trụ.
còn gọi qui vu pháp, là qui ở đây.
Nếu như chưa có Linh thai, mà thân ý cưỡng Há lợi, hay Thân nguyên khí tụ,
và gọi là diệt dĩ, là chứng Đạo, tức là sai quấy vậy.
kim cang kinh viết: Bồ Tác đản ưng như sở giáo trục.
Bồ Tác tu Phật tâm, tất nên ưng như sở giáo trụ, mà sau mới chứng Phật.
Cho nên lời kinh có nói: Bồ Tát muốn tu Phật, thì Tâm phải ứng theo như lời phật đã dạy.
Trụ giáo: Tức là Linh thai.
Còn muốn đắc Linh thai và trụ định viên mãn, là trước trụ cái tâm.
Trọng yếu của trụ tâm, điều tất yếu là nương Thân tức Tam muội mà tịnh định,
thì chằng bị đọa vào lục trần, và chạy theo nẽo mê hoặc.
Được như vậy gọi là Chánh định và thành chánh giác,
tức Hoa nghiêm kinh gọi:Sơ thiền niệm thụ, Nhị thiền Tức trụ.
Là như vậy.
Lăng nghiêm kinh viết: Ký qui Đạo thai, thân phụng giác ứng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

  • Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi
  • 10 phút tìm hiểu ĐẠO CAO ĐÀI .
  • Tác giả: Đào Công Tâm (Bản PPS)
  • Dương Trọng Thu biên tập lại theo Google Slides