Đạt Truyền & Đạt Linh
Tây Ninh là tỉnh biên giới ở miền Đông Nam Bộ, có một thị xã và tám huyện, cách TP.HCM 99km, được khai phá từ thế kỷ thứ 17 do lưu dân từ ba tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định vào. Đất Tây Ninh xưa kia người Miên gọi tên là Rơm Dưm Ray, nghĩa là Chuồng Voi. Đến năm 1837, phủ Tây An được thành lập với hai huyện Tân Ninh và Quang Hóa, sau đổi thành tỉnh Tây Ninh.
Tỉnh Tây Ninh có diện tích 4.035km2, phía Tây và Tây Bắc giáp ba tỉnh Svay Rieng, Prey Veng và Kampong Cham của Campuchia với đường biên giới dài 240km. Phía Đông giáp hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước, ranh giới dài 123km. Phía Nam giáp TP.HCM và tỉnh Long An, ranh giới dài 36km. Đường Xuyên Á từ Phnom Penh qua tỉnh Svay Rieng vào cửa khẩu quốc gia Mộc Bài theo quốc lộ 22 về TP.HCM. Cửa khẩu quốc gia Xa Mát nối liền tỉnh Kampong Cham (Campuchia) với quốc lộ 22A cũng về TP.HCM. Tây Ninh là vị trí cầu nối TP.HCM và thủ đô Phnom Penh (người Cao Đài quen gọi là Kim Biên, tức “biên giới vàng”).
Sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông chảy song song theo hướng Bắc Nam. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ một đồi cao 200 mét ở huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước), làm ranh giới giữa tỉnh Tây Ninh với hai tỉnh Bình Phước và Bình Dương. Phần thượng lưu được chặn lại tạo nên hồ Dầu Tiếng. Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ độ cao 150 mét ở Kampong Cham (Campuchia), dài 220km mà phần ở Tây Ninh dài 150km. Giang Tân hay Thánh Giang, hoặc Cẩm Giang là đoạn sông Vàm Cỏ Đông chảy liền kề trước khi đến Cẩm Giang. Vào thượng tuần tháng Giêng năm Ất Mùi (1955), nhân lễ khánh thành Đền Thánh, Giang Tân đã được rải tro hỏa táng nhục thể của chư liệt thánh tông đồ: Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt, Đức Cao Thượng Phẩm, Đức Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh, Đức Chưởng Pháp Ngọc Trang Thanh. (Phần xá lợi chư liệt thánh được thờ dưới hầm Bát Quái Đài).
Tây Ninh nổi bật có núi Bà Đen hay núi Điện Bà, vì trên núi có điện thờ Đức Linh Sơn Thánh Mẫu rất linh hiển. Núi này cao 986 mét, cách thị xã Tây Ninh 11km, có hình con linh quy đầu hướng vể phía Tây, đang bò trên thế đất khá bằng phẳng. Ngày nay nơi đây là khu du lịch và được khách thập phương đến viếng đông đảo trong các ngày lễ hội Xuân từ ngày 15 đến 18 tháng Giêng âm lịch và lễ hội Vía Bà vào hai ngày mùng 5 và 6 tháng 5 âm lịch hàng năm. Hồ Dầu Tiếng nằm sát núi Bà Đen, có dung tích 1,45 tỷ m3 nước trên diện tích rộng 27.000 ha. Thế núi cao, hồ nước rộng, tương phản, tạo cho Tây Ninh có một phần đất sơn thủy hòa quyện, ẩn chứa tính huyền vi.
Nội ô Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh
Tại làng Long Thành, quận Phú Khương xưa, nay là thị trấn Hòa Thành, Đền Thánh uy nghi có hình con long mã quỳ, tọa lạc trên vùng đất mà Đức Lý Giáo Tông gọi là “Lục Long Phò Ấn”, vì theo lời dạy của Ngài, sâu hơn ba trăm thước, giữa trung tâm đất giáp lại trúng giữa sáu nguồn nước như sáu rồng đoanh nhau.
Xa xa quanh Tòa Thánh, có nhiều nguồn suối từ sáu long mạch hợp sức tưới quanh vùng thánh địa ở khắp các hướng như suối giếng mạch Mít Một ở Tây Nam, suối Vườn Điều, Lâm Vồ ở phía Bắc, suối Đá phía Đông Bắc; suối Cái, suối Con Lươn phía Đông, và còn nhiều suối khác như suối Trà Phi, suối Chà Là, v.v.
Trong nội ô Tòa Thánh đường sá mở rộng 40 mét hay 60 mét, chạy thẳng tắp, hợp thành chữ Càn ☰ và chữ Vương 王. Nhìn từ trên xuống, tổng hợp ngoại hình của Đền Thánh với Đông Lang, Tây Lang hợp thành chữ Sơn 山. Ngoài Đền Thánh, có Đền thờ Phật Mẫu (tạm đặt tại Báo Ân Từ), có các dinh thự nội thuộc như Tòa Nội Chánh (nay chính quyền trưng dụng làm cơ sở 2 Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuỵên), Giáo Tông Đường, Nhà Khách, Hộ Pháp Đường, Văn Phòng Hiệp Thiên Đài, Nam Đầu Sư Đường (nay là Văn Phòng Hội Đồng Chưởng Quản), Nữ Đầu Sư Đường, được kiến thiết theo kiểu đạo đồ cùng các cơ quan ban bộ như Nhà Hội Vạn Linh (nay chính quyền trưng dụng làm Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên), Đạo Đức Học Đường ( nay chính quyền trưng dụng làm trường THCS Lý Tự Trọng), Ban Thế Đạo (nay chính quyền trưng dụng làm trường đoàn tỉnh Tây Ninh), Y Viện Phước Thiện, Y Viện Hành Chánh (nay chính quyền trưng dụng làm bệnh viện Y Học Cổ Truyền), Phước Thiện, Ban Nhà Thuyền, Khách Đình, Sở Công Nghệ, Trai Đường, v.v.
Đền thờ Phật Mẫu (Báo Ân Từ)
Ảnh Đạt Truyền & Đạt Linh
Ở ngoại ô, cách Đền Thánh về hướng Đông 3km theo đường chim bay, từ ngã tư đường Cao Thượng Phẩm và đường Trung Hòa Lộ chạy xuống Quy Thiện là vùng Địa Linh Động. Nơi đây có các dinh thự của trường Quy Thiện do ông Giáo Thiện Đinh Công Trứ lập ngày 26-9 Quý Mùi (1943):
- Trí Giác Cung, là nhà tịnh của các Thời Quân. Ngài Thời Quân Khai Pháp đã nhập tịnh vào tháng 11 năm Nhâm Thìn (1952);
- Đền thờ Phật Mẫu, nơi đầu tiên thờ Đức Phật Mẫu tại vùng Tòa Thánh;
- Hộ Pháp Đường;
- Các cơ sở Tứ Dân, là nơi tu chơn cho cả tín đồ nam lẫn nữ (nay là Nhà Dưỡng Lão).
Đi tiếp về hướng Đông theo lộ Thiên Can, cách Tòa Thánh khoảng 5km là khu Thiên Hỉ Động - Trí Huệ Cung có tòa nhà chánh hình vuông cao 12 mét gồm có tầng ngầm sâu dưới mặt đất 4 mét, được trấn pháp ngày 15-12 Canh Dần (1950). Nơi đây dùng làm nhà tịnh phái nữ. Đức Hộ Pháp đã đại tịnh trong ba tháng tại đây từ ngày 16 tháng Giêng năm Tân Mão (1951), vì lúc nầy Vạn Pháp Cung chưa xây.
Về hướng Tây Đền Thánh (ấp Hiệp Hòa, xã Hiệp Tân) là khu xây bửu tháp của các vị Thời Quân như Bảo Thế Lê Thiện Phước, Bảo Đạo Ca Minh Chương, Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa, Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu, Khai Đạo Phạm Tấn Đãi, Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, Tiếp Pháp Trương Văn Tràng. Gần khu bửu tháp có hai di tích thánh sở khác:
- Cực Lạc Cảnh (xã Hiệp Tân), là nơi lưu niệm các cốt tượng thờ ở chùa Gò Kén (Thiền Lâm Tự) nhân khi làm lễ Khai Minh Đại Đạo với các cảnh Quan Âm Các, Phổ Đà Sơn, Long Nữ Điện, Cực Lạc Quốc, Bồ Đề Ốc, Bá Huê Viên.
- Phía sau thánh thất Thị Xã hiện nay (112 đường 30 Tháng 4, phường 2), có Thảo Xá Hiền Cung, nhà lưu niệm kỷ vật của Đức Cao Thượng Phẩm và mộ phần ngài Cao Quỳnh Tuân và gia đình họ Cao.
Về hướng Bắc, ngày 28 tháng 10 Giáp Ngọ (23-11-1954), Đức Hộ Pháp lên núi Bà Đen chỉ chỗ xây nền Vạn Pháp Cung tại chân đá Ông Văn, và cho hiệu là Linh Sơn Động Vạn Pháp Cung, để làm tịnh thất cho phái nam. Có sáu cơ sở cho người tu chơn (hiện nay khu du lịch Núi Bà đang khai thác hai mẫu sát chân núi).
Tổ chức hành chánh Đạo trong vùng Châu Thành Thánh Địa
Trước 1975, Châu Thành Thánh Địa rộng 20.383 ha. Châu Thành Hạ lấy Tòa Thánh làm trung tâm và Châu Thành Thượng lấy núi Bà Đen làm trung tâm. Đến năm 1975, Châu Thành Thánh Địa đã lập xong 20 văn phòng phận đạo với tên gọi từ Đệ Nhứt đến Đệ Nhị Thập. Mỗi phận đạo có mười hương đạo. Mỗi hương đạo có 3 ấp đạo, Mỗi ấp đạo có 3 liên gia. Mỗi liên gia có 12 nóc gia.
Sau khi có đạo lịnh số 01/HT-ĐL ngày 01-3-1979 giải thể toàn bộ các cơ cấu tổ chức chánh trị đạo, các văn phòng phận đạo đổi thành thánh thất với tên gọi theo tên ấp hoặc xã. Vì vậy, các thánh thất ở các phận đạo không có hai lầu Hiệp Thiên Đài (ngày nay có một số ít đã xây Hiệp Thiên Đài). Văn phòng Phước Thiện của phận đạo trở thành điện thờ Phật Mẫu.
Dân số Tây Ninh có 1.038.616 người (2005), gồm 26 dân tộc, trong đó người kinh chiếm 98%. Số người theo đạo Cao Đài trên 400.000 người, chiếm 42%. Riêng huyện Hòa Thành, số người theo đạo Cao Đài trên 90% (theo tin của của HTV4 ngày 11-11-2007). Vào thập niên 1950, nhân sanh trong vùng thánh địa không quá 1.000 nóc gia, số người theo đạo Cao Đài chiếm hầu hết. Tuy bấy giờ dân số ít oi, phương tiện đi lại không có nhưng các tiền bối Cao Đài đã thiết kế đường sá thật rộng lớn. Ngày nay, ở thị xã và huyện Hòa Thành, mỗi xã đều có ít nhứt một hoặc hai thánh thất kèm theo một điện thờ Phật Mẫu. Cả tỉnh Tây Ninh hiện có 106 thánh sở Cao Đài Tây Ninh, 02 thánh sở Cao Đài Chiếu Minh Vô Vi Tam Thanh, 06 thánh sở Cao Đài Ban Chỉnh Đạo.
Các thánh sở thuộc Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh
Huyện Bến Cầu
1. TT An Thạnh: ấp Chánh, xã An Thạnh.
2. TT Long Giang: ấp Bảo, xã Long Giang.
3. ĐTPM Long Khánh: ấp Long Châu, xã Long Khánh.
4. TT Long Thuận: ấp Long Hòa, xã Long Thuận.
5. ĐTPM Long Thuận: ấp Long Phi, xã Long Thuận.
6. VP họ đạo Lợi Thuận: ấp Thuận Chánh, xã Lợi Thuận.
7. TT Tiên Thuận: ấp Rừng Dầu, xã Tiên Thuận.
Huyện Châu Thành
8. TT Hảo Đước: ấp Sa Nghe, xã Hảo Đước.
9. TT Thanh Điền (tên cũ: Phước Điền): ấp Thanh Sơn, xã Thanh Điền.
10. ĐTPM Thanh Điền: ấp Thanh Sơn, xã Thanh Điền.
11. TT Thành Long (tên cũ: Bến Sỏi): ấp Bắc, xã Thành Long.
12. TT Thái Bình (tên cũ: Cầy Xiêng): ấp Cầy Xiêng, xã Thái Bình.
13. ĐTPM Thái Bình: ấp Cầy Xiêng, xã Thái Bình.
14. TT Trí Bình: ấp Xóm Ruộng, xã Trí Bình.
15. TT Tua Hai: ấp Tua Hai, xã Đông Khởi.
Huyện Dương Minh Châu
16. TT Bàu Năng (đệ lục): ấp Ninh Hiệp, xã Bàu Năng.
17. ĐTPM Bàu Năng (đệ lục): ấp Ninh Hiệp, xã Bàu Năng.
18. TT Bến Củi: ấp Bến Lầy, xã Bến Củi.
19. TT Cầu Khởi: ấp Khởi Trung, xã Cầu Khởi.
20. TT Chà Là: (đệ thập): ấp Ninh Hưng 1, xã Chà Là.
21. TT Lộc Ninh: ấp Lộc Trung, xã Lộc Ninh.
22. TT Phan: (đệ thập nhứt): ấp Phước Long, xã Phan.
23. ĐT.P.M. Phan: (đệ thập nhứt): ấp Phước Long, xã Phan.
24. TT Phước Minh: ấp 2, xã Phước Minh.
25. TT Phước Ninh: ấp Bàu Dài, xã Phước Ninh.
26. TT Suối Đá (đệ thập nhị): ấp Tân Định, xã Suối Đá.
27. ĐTPM Suối Đá (đệ thập nhị): ấp Tân Định, xã Suối Đá.
28. TT Truông Mít (đệ Thập bát): ấp Thuận An, xã Truông Mít.
29. ĐTPM Truông Mít (đệ Thập bát): ấp Thuận An, xã Truông Mít.
Huyện Gò Dầu
30. TT Bàu Đồn: ấp 5, xã Bàu Đồn.
31. TT Bàu Đồn: ấp 1, xã Bàu Đồn.
32. ĐTPM Bàu Đồn: ấp 1, xã Bàu Đồn.
33. TT Cẩm Giang: xã Cẩm Giang.
34. TT Trị Trấn Gò Dầu: ấp Thanh Bình, thị trấn Gò Dầu.
35. ĐTPM Gò Dầu: ấp Thanh Bình, thị trấn Gò Dầu.
36. TT Hiệp Thành (Xóm Bố): ấp Xóm Bố, xã Hiệp Thành.
37. TT Suối Cao (Phước Đông): ấp Suối Cao, xã Phước Đông.
38. ĐTPM Phước Đông: ấp Suối Cao, xã Phước Đông.
39. TT Phước Trạch: tổ 15, ấp Cây Nính, xã Phước Trạch.
40. ĐTPM Phước Trạch: tổ 15, ấp Cây Nính, xã Phước Trạch.
41. ĐTPM Thạnh Đức: ấp Bến Mương, xã Thạnh Đức.
42. TT Thạnh Đức: ấp Bến Mương, xã Thạnh Đức.
Huyện Hòa Thành
43. Đền Thánh Tây Ninh.
44. Đền Thờ Phật Mẫu
45. Cực Lạc Cảnh: ấp Hiệp Long, xã Hiệp Tân.
46. TT Hiệp Định (đệ nhị): ấp Hiệp Định, xã Hiệp Tân.
47. TT Hiệp Hòa (đệ tam): ấp Hiệp Hòa, xã Hiệp Tân.
48. TT Hiệp Long (đệ tứ): ấp Hiệp Long, xã Hiệp Tân.
49. TT Hiệp Tân (Hiệp Ân; đệ nhứt): ấp Hiệp An, xã Hiệp Tân.
50. ĐTPM Hiệp Tân (đệ nhứt): ấp Hiệp An, xã Hiệp Tân.
51. TT Long Hải (đệ thập cửu): ấp Long Hải, xã Trường Tây.
52. TT Long Hoa (Thị Trấn Hòa Thành; đệ ngũ) - Báo Quốc Từ: thị trấn Hoà Thành.
53. ĐTPM Long Thành Bắc: ấp Long Thời, xã Long Thành Bắc.
54. TT Long Thành Nam (đệ cửu): ấp Long Yên, xã Long Thành Nam.
55. ĐTPM Long Thành Trung (đệ thập tứ): xã Long Thành Trung.
56. ĐTPM Phước Thiện (đệ tứ): ấp Hiệp Long, xã Hiệp Tân.
57. TT Trường An: ấp Trường An, xã Trường Đông.
58. ĐTPM Trường An: ấp Trường An, xã Trường Đông.
59. TT Trường Hòa (đệ bát): ấp Trường Xuân, xã Trường Hòa.
60. ĐTPM Trường Hòa (đệ bát): ấp Trường Xuân, xã Trường Hòa.
61. ĐTPM Trường Lưu (đệ thập lục): ấp Trường Xuân, xã Trường Hòa.
62. TT Trường Lưu (đệ thập lục): ấp Trường Xuân, xã Trường Hòa.
63. TT Trường Tây (đệ thập ngũ): ấp Trường Phước, xã Trường Tây.
64. ĐTPM Trường Tây (đệ thập ngũ): ấp Trường Phước, xã Trường Tây
(có Dưỡng Lão Viện cho người không chức sắc và người đời).
65. Trí Giác Cung - Địa Linh Động: ấp Trường Thiện, xã Trường Hòa.
66. ĐTPM Trường Quy Thiện: ấp Trường Thiện, xã Trường Hòa.
67. Hộ Pháp Tịnh Đường: ấp Trường Thiện, xã Trường Hòa.
68. Trí Huệ Cung: ấp Trường Xuân, xã Trường Hòa.
69. Báo Ân Đường: ấp Trường Xuân, xã Trường Hòa.
70. Văn phòng Ban Kỳ Lão Phạm Môn: ấp Trường Xuân, xã Trường Hòa.
Huyện Tân Biên
71. TT Mỏ Công: ấp Thanh Hỏa, xã Mỏ Công.
72. ĐTPM Mỏ Công: ấp Thanh Hỏa, xã Mỏ Công.
Huyện Tân Châu
73. TT Suối Dây: ấp 4, xã Suối Dây.
74. TT Tân Hưng: ấpTân Đông, xã Tân Hưng.
75. TT Liên xã H.Tân Châu: ấp Thạnh Phú, xã Tân Hiệp.
76. TT Tân Thành: ấp Tân Đông, xã Tân Thành.
- Họ đạo Suối Ngô, xã Suối Ngô.
- Họ Đạo Tân Phú, xã Tân Phú.
- Họ Đạo Tân Hà, xã Tân Hà.
Thị xã Tây Ninh
77. TT Hiệp Ninh (đệ thất): 959 Cách Mạng Tháng 8, phường 3.
78. ĐTPM Hiệp Ninh (đệ thất): 959 Cách Mạng Tháng 8, phường 3.
79. TT Ninh Hòa (đệ thập tam): ấp Ninh Hòa, xã Ninh Thạnh.
80. TT Ninh Sơn (đệ nhị thập): ấp Ninh Trung, xã Ninh Sơn.
81. ĐTPM Ninh Sơn (đệ nhị thập): ấp Ninh Trung, xã Ninh Sơn.
82. TT Ninh Phước (đệ thập thất): ấp Ninh Phước, xã Ninh Thạnh.
83. ĐTPM Ninh Thạnh: ấp Ninh Phước, xã Ninh Thạnh.
84. Phủ thờ Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung: Cách Mạng Tháng 8, xã Ninh Phước.
85. Vạn Pháp Cung - Địa Linh Động (cơ sở 1): ấp Ninh Tân, xã Ninh Sơn.
86. Vạn Pháp Cung (cơ sở 2): ấp Ninh Tân, xã Ninh Sơn.
87. Vạn Pháp Cung - Linh Sơn Động (cơ sở 3): ấp Ninh Tân, xã Ninh Sơn.
88. Anh Linh Cố Tánh: ấp Ninh Tân, xã Ninh Sơn.
89. Vạn Pháp Cung (cơ sở 4): ấp Ninh Tân, xã Ninh Thạnh.
90. Vạn Pháp Cung (cơ sở 5): ấp Ninh Tân, xã Ninh Thạnh.
91. Vạn Pháp Cung (cơ sở 6): ấp Ninh Tân, xã Ninh Sơn.
92. TT Thị Xã Tây Ninh - Thảo Xá Hiền Cung: 112 đường 30 Tháng 4, khu phố 4, phường 2.
93. TT Tân Bình: ấp Tân Phước, xã Tân Bình.
94. TT Thạnh Tân: ấp Thạnh Hiệp, xã Thạnh Tân.
Huyện Trảng Bàng
95. TT An Thới: ấp An Thới, xã An Hòa.
96. TT An Hòa: ấp Hòa Hưng, xã An Hòa.
97. ĐTPM An Hòa: ấp Hòa Hưng, xã An Hòa.
98. TT Bình Thành: xã Bình Thành.
99. ĐTPM Bình Thành: xã Bình Thành.
100. TT Bình Thạnh: ấp Bình Hòa, xã Bình Thạnh.
101. ĐTPM Bình Thạnh (Trà Cau): ấp Bình Hòa, xã Bình Thạnh.
102. TT Gia Bình: ấp Chánh, xã Gia Bình.
103. TT Phước Lưu: ấp Phước Tân (tên cũ: Bến Mới), xã Phước Lưu.
104. TT Thị Trấn Gia Lộc: thị trấn Gia Lộc.
105. ĐTPM Trảng Bàng: ấp Gia Huỳnh, thị trấn Trảng Bàng.
106. TT Trảng Bàng: ấp Gia Huỳnh, thị trấn Trảng Bàng.
Các thánh sở thuộc Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo
1. TT Hiệp Thạnh (tên cũ PhướcTrạch): ấp Cây Da, xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu.
2. TT Hiệp Thạnh 1 (tên cũ Phước Trạch): ấp Cây Da, xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu.
3. TT Long Khánh: ấp Long Châu, xã Long Khánh, huyện Bến Cầu
4. TT Long Thành: ấp Long Yên, xã Long Thành Nam, huyện Hòa Thành.
5. Tỉnh Đạo Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo: ấp Long Yên, xã Long Thành Nam, huyện Hòa Thành.
6. TT Thái Bình Thánh Địa (Nhà Nhóm): 59/4 Cách Mạng Tháng 8, xã Ninh Phước (Thạnh), thị xã Tây Ninh.
Các thánh sở thuộc Cao ĐàiChiếu Minh Vô Vi Tam Thanh
1. Minh Cảnh Thánh Đức Đàn: ấp Ninh Thuận, xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu.
2. Đàn Pháp Bửu: tổ 3/52, ấp Ninh Hiệp, xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu.
Phụ lục:
Sự tích Bà Đen Lý Thị Thiên Hương (Linh Sơn Thánh Mẫu)
Vào thế kỷ 17, tỉnh Bình Định gặp hạn hán mất mùa, dân tình đói khổ. Có bốn người bạn thâm giao cùng đưa gia đình vào Nam lập nghiệp là ông Lý Thiên và vợ là Đặng Ngọc Phụng, ông Đặng Nhượn, ông Ba Sánh và ông Chín Thép. Bốn gia đình vào định cư vùng đất Quang Hóa, nay là huyện Trảng Bàng (Tây Ninh). Quan huyện đương thời là Hà Đảnh thấy bà Đặng Ngọc Phụng trẻ đẹp, tìm cách mưu hại Lý Thiên để ép bà làm hầu thiếp dầu Bà đang mang thai. Bà cố sống chờ sanh con và tìm cách báo thù chồng. Ngày tháng qua nhanh, bà sanh được một gái xinh đẹp, đặt tên là Lý Thị Thiên Hương. Nàng có lòng mộ đạo, thường lên non hành hương lễ Phật. Một hôm bị bọn cướp vây bắt, nàng may nhờ tráng sĩ Lê Sĩ Triệt cứu nạn.
Lê Sĩ Triệt
Nhơn một chuyến đi hóa trai về, nhà sư Trí Tân giữa đường gặp hai tử thi và một đứa bé còn sống ấy là Lê Sĩ Triệt. Nhà sư đem đứa bé lên núi để nuôi và truyền kiếm thuật để cứu nhơn độ thế. Năm 1780 anh em Nguyễn Huệ nổi dậy đánh Nguyễn Ánh ở Quy Nhơn - Bình Định, Lê Sĩ Triệt theo nghĩa quân Tây Sơn giết được quan huyện Hà Đảnh trả mối thù cho cha mẹ chàng và cho thân phụ Thiên Hương. Lê Thị Thiên Hương và Lê Sĩ Triệt kết thành chồng vợ. Hai người thường lên núi lễ Phật và thăm viếng ân sư Trí Tân.
Lý Thị Thiên Hương hiển thánh
Nhân đến ngày lễ dâng hương kỉnh Phật và thăm viếng sư phụ, bà Thiên Hương đến viếng mộ cha mẹ chồng ở dưới triền núi phía nam, chẳng may gặp bọn cướp trong đó có Châu Thiện trước kia là bộ hạ của Hà Đảnh. Bà Thiên Hương chạy vào đường cùng gặp khe núi, thấy thế khó thoát thân, bà nhảy xuống khe núi tử tiết. Sau đó bà về báo mộng cho sư phụ Trí Tân đến nơi bà tử tiết đem xác về hỏa táng. Khi đang làm lễ hỏa táng, một số người hãm hại bà đến xem, bị hộc máu chết liền tại chỗ. Từ đó oai linh hiển thánh của bà được thế nhân tôn sùng là bậc nữ thần Linh Sơn. Năm 1802, vua Gia Long sắc phong cho bà là Linh Sơn Thánh Mẫu.
Đạt Truyền & Đạt Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét