Thứ Tư, 23 tháng 6, 2021
ĐỪNG CHO NGÀY THÁNG QUA TRÔI, KIẾP SANH ĐÂU CÓ MẤY HỒI CHỜ MONG..”
Tịnh Đường, 9-9 Ất Tỵ (3-10-1965) Đại Đạo 40
BÀI :106 ĐẾN 110
THI:
Bão khuyên em chị gắng tu trì
Thọ lãnh Pháp Quyền giữ giới quy
Thánh Phật ngày thành đâu phải khó
Nương dây đạo pháp chớ cho ly
Bản Thánh chào chư liệt quý Thiên Ân và toàn thể quý chị em. Bản Thánh xin mời an vị để nghe đôi câu chuyện luận bàn đạo lý.
Bản Thánh lấy làm vui mừng được gặp gỡ một số chị em đã có lòng tưởng nhớ đến ngày kỷ niệm này đã chứng tỏ nỗi lòng kính mến giữa nhau. Mặc dầu trong hoàn cảnh đi lại khó khăn, nhưng với tấm lòng thành, chư tỷ muội đã vượt qua mọi trở ngại về họp mặt nơi đây đấy cũng là một duyên lành hiếm có để đáp lại tình linh sơn cốt nhục, đồng đạo đồng thuyền, Tiểu Thánh xin có vài lời đạo đức tỏ bày cùng chư thân hữu gọi là của lễ hiến nhau giữa kẻ còn người mất đó cũng là chén đạo lý mời nhau cùng uống để chung vui trong ngày kỷ niệm đầy ý nghĩa này.
THI:
Kỷ niệm cho nhau biết lấy gì
Đôi lời đạo đức mối tình ghi
Ghi lòng tạc dạ lo tu niệm
Niệm niệm ngày thành có khó chi
BÀI:
Khó chi mà chẳng tu hành
Để cho phải chịu tử sanh luân hồi
Tu sao mau trở về ngôi
Về ngôi nay phải đền bồi quả công
Trải bao ngày tháng đợi trông
Đợi trông em chị sao không thấy về
Trần gian là chỗ bến mê
Tiên bang Phật quốc mau về trễ chơn
Chị em đày phước đầy ơn
Gặp Thầy gặp đạo gặp cơn duyên lành
Có tu tu giỏi tu nhanh
Tu sao mau đến ngày thành về ngôi
Đừng cho ngày tháng qua trôi
Kiếp sinh đâu có mấy hồi chờ mong
Chưa tu đầu bạc răng long
Chưa tu mà đã đến xong cuộc đời
Dù cho kêu réo đất Trời
Vô thường dẫn dắt ôi thôi còn gì
Còn gì thị thị phi phi
Còn gì ham luyến sân si với đời
Có thân lo luyện chiều mơi
Có tu tu giỏi kẻo trưa trễ tràng
Có tu thân mới được an
Có tu mới được Niết Bàn bước lên
Đường đời gai gốc chông chênh
Có tu thì phải cho bền chí gan
Trải bao khó nhọc đừng than
Muốn nên Tiên Phật chi màng nhọc thân
Ham chi lưu luyến cảnh trần
Để cho kiếp sống chịu phần khổ đau
Mấy ai trọn hưởng sang giàu
Sang giàu phải chịu nặng màu tan thương
Lo tu trở lại Thiên Đường
Vãng sanh Cực Lạc Tây Phương vui nhàn
Ham chi cõi tạm trần gian
Cho tâm vùi dập trăm đàng trần mê
Hôm nay em chị hội tề
Ngày mai kẻ ở người về lo tu
Lo tu công quả công phu
Nợ đời phủi sạch thiên thu hưởng nhàn
Đôi lời đạo lý luận bàn
Chị em ghi nhớ giữ an nơi lòng
Giữ rồi mọi việc lo xong
Lập công tu học để mong về Thầy
Con đường giải thoát sớm xây
Xây mình dựng bạn đủ đầy đôi bên.
T ừ nay Bản Thánh thọ lãnh Quyền Pháp nơi Thầy Mẹ ban cho để dìu dắt chị em trên con đường giải thoát. Ôi! Công việc quá trọng hệ! Bản Thánh đâu đủ đức tài đảm đương trách nhiệm nhưng làm sao chối từ cho được nên Bản Thánh vui lòng nhận lãnh để mong kiếm chút ít công quả trong ngày Tận Độ.
Trải qua thời gian được gần gũi chị em trên công việc góp phần xây dựng tuy chưa đến ngày thành công toại nguyện, nhưng cũng đã đem lại cho nhau nhiều lợi ích trên công việc giải thoát cho chị em. Nầy chị em ôi! Chị em chúng ta đã trót sanh ra chịu làm thân nhi nữ, không ai có thể từ chối được nhiệm vụ làm vợ làm mẹ chịu sống trong vòng ràng buộc của tam tùng ngũ lậu. Mãn cuộc đời phải đem thân làm nô lệ cho đời, chịu làm một công cụ cho hàng nam tử. Cái nỗi khổ ấy mà có mấy ai biết nhàm chán mà mãi cứ a vào để rồi chôn mình vào trong vòng lao khổ.
Phương pháp cứu độ cho hàng nữ lưu ra khỏi cảnh khổ ấy, chỉ có con đường giải thoát, có giải thoát thì chị em chúng ta sống mới được sống trong bầu không khí tự do như chim vượt ra khỏi lồng mặc sức bay nhảy trong bầu trời mênh mông. Giải thoát là một pháp môn tận cứu của chị em, giải thoát là con đường để chị em chúng ta đi thẳng về Thầy không vướng vấy, giải thoát là một phương môn đổi phàm ra Thánh, giải thoát là sự cứu độ của Thầy Mẹ lần Ba.
Ngày xưa Phật ra đời đã đủ Thần thông Phật lực hóa độ tất cả chúng sanh, lòng từ bi vô lượng không bỏ sót một ai mà không cứu độ, thế mà Phật thấy được căn nghiệp của nữ giới quá đỗi nặng nề, không chịu nhận làm đệ tử, sau nhờ A Nan xin Phật từ bi cứu độ, nên Phật mới thể lòng từ bi mà nhận lãnh, nhưng trong thời đó đa số Tỳ Kheo tu hành chớ được mấy người Tỳ Kheo Ni đâu. Như thế biết rằng chị em chúng ta tâm địa nặng nề biết chừng nào.
Ngày nay trong ơn Tận Độ của Thầy Mẹ, chị em được sống trong ơn Quyền Pháp để có chỗ lập công đền tội, mong ngày tiến hóa lên địa vị Thần Tiên, lại còn mở cho chị em con đường giải thoát để cho ai là kẻ sớm giác ngộ nhàm chán cuộc đời ô trược của phàm gian, sớm biết được cái thân xú bì giả tạm nầy không còn mến tiếc nó nữa tự mình quán xét nó là vật toàn chứa những đồ dơ bẩn như cỏ mục, như cây khô, như vật thúi, khi đã chán ghét cái thân bất tịnh nầy rồi thì tự mình mạnh dạn tiến bước lên đường giải thoát. Giải thoát để đổi cái thân ngũ uẩn nầy ra thân chơn như thanh tịnh là pháp thân Phật.
Ôi! Con đườg giải thoát quí hóa biết dường nào! Thế mà có mấy ai chịu sớm giác ngộ để tránh ra khỏi đời ngũ trược ác thế nầy, đặng bước lên nấc thang Tiên Phật. Nầy chị em ôi! Cái cơ hội may mắn sáu vạn bốn ngàn năm mới có một thuở sao chị em không lo, còn ham chi mến chi vui chi với bã đời nầy mà không giải thoát cho sớm, cho mau, cho lanh, cho chóng, chần chờ chậm chạp để cho ngày tháng trôi qua, xác phàm tiêu hủy, Ôi! O hô một giấc huỳnh lương mộng ảo, rồi chịu lấp vùi trong A Tỳ địa ngục, chịu mãi miết làm ngạ quỉ súc sanh muôn đời ngàn kiếp quẩn quanh trong vòng lục đạo, thế ngày nào mới được trở lại với bản lai chơn tánh hỡi các chị em! Bây giờ chị em chúng ta có nhiều hoàn cảnh để giải thoát:
(1) Là hàng chị em tuổi còn non trẻ, sớm giác ngộ con đường đạo pháp không hằng mê luyến trần hồng, phát nguyện thẳng bước trên đường giải thoát đặng một kiếp tu hành về Thầy.
(2) Là số chị em đã có duyên nghiệp gây tạo gia đình, may gặp chung sống trong đườngđạo đức được vị lang quân sớm dứt mối duyên tình đó là một dịp may hiếm có, còn như chị em được cỗi dây oan nghiệp kiếp nầy thì phải sớm tiến bước lên thuyền giải thoát còn chờ chi đợi chi mà không lo đón lấy duyên phước đặng toại hưởng cảnh thanh nhàn lại cứ để cho tâm phải chịu sống trong vòng phiền não
(3) Là số chị em tuổi già đường đời đã chán nợ đời đã rảnh, được gặp đạo Thầy sao không lo tiến bước vào thuyền giải thoát lo tu, lo lập công bồi đức, để rồi được Thầy Mẹ đưa qua bên kia Bờ Giác để được sống cõi đời vô sanh bất diệt? Còn ham mến chi cõi đời phàm trược nầy mà hẹn mà hò, để cho ma vô thường dẫn dắt, rất uổng công một kiếp gặp đạo ra đời mà không được lãnh phần Tận Độ? Tại sao đã thấy đời là khổ, mình lỡ đã chác gây sự khổ mà không chịu thức tỉnh cho con mình cháu mình sớm bước lên đường giải thoát? Còn ép buộc nài nĩ nó chôn vùi nơi bể ái làm gì cho thêm khổ.
(4)Còn số chị em đã được sống chung trong đường giải thoát rồi phải tu hành sao đây để cho xứng với cái tên người tu giải thoát chị em đã bước lên thuyền giải thoát, thuyền có bơi mới cập bến, nếu cứ ngồi yên thì thuyền có bao giờ cập bến được? Bây giờ dù muốn dù không, chị em cũng không thể từ chối sao cho được, mà chị em phải đồng lực đồng tâm, quyết lòng siêng năng tu học, tu học để tự cứu lấy mình rồi còn phải cho tất cả ai là người còn mê mờ đắm đuối trong ao sầu vũng khổ. Ngay bây giờ chị em đã cứu được mình chưa? Hay cũng còn ở trong vòng mê mờ như thiên hạ? Chị em mỗi người nên tự quán xét lấy thân tâm của mình, tu đã được chừng nào rồi? Phiền não tham sân si đã dứt được chưa? Vô minh nghiệp thức còn dấy động nữa không? Chơn tâm tự tánh đã được tỏ sáng chưa? Công đức tu hành đã được chừng nào rồi? So với mọi người chưa giải thoát? Hơn kém như thế nào? Có thể tự hào là Thần Tiên tại thế chưa? Bao cứu độ của mình chị em phải tính làm sao đây để khỏi phụ lòng mong mỏi của chư chúng sanh?
Nếu tu mà trần căn chưa dứt, nghiệp ác còn gây, thì cứu mình chưa được, nói chi đến việc cứu độ cho người? Không phải nói tu giải thoát mà thành Tiên, nhưng muốn thành Tiên Phật phải tu. Tu là sửa, sửa những gì còn phàm phu tục tiểu ở nơi mình. Phật tánh bổn vô sai biệt chứ duyên mê ngộ bất đồng. Hễ mê là chúng sanh, ngộ là Phật, Phật với chúng sanh không khác, nên chị em muốn thành Phật phải sớm giác ngộ với bao nhiêu tội lỗi của mình. Người giải thoát từ sự ăn mặc cho đến cử chỉ đứng đi ngồi nằm đều ở trong khuôn đạo pháp, sáng suốt mà chẳng biết lanh, kỉnh thành mà không dua nịnh, thấy của không ham, thấy danh không mến, chịu nhục chẳng oán hờn, lòng từ bi hỉ xả luôn luôn hiển hiện mỗi người, gặp khổ không than, gặp buồn không chán, người giải thoát là cởi mở tất cả những gì ràng buộc nơi mình, không còn bận tâm đói no lành rách. Dù khổ cảnh cũng vui, dù não phiền cũng giữ được tâm thanh tịnh, giữ trí bình đẳng, giữ dạ vô tư.
Học không để cho mình giỏi mà phát triển lòng kiêu ngạo, học là để cho tâm mình được sáng suốt thông đạo tạo đời để rồi đem sở học của mình mà làm lợi ích cho quần chúng, phải chia nhau kẻ học cái này, người học cái khác, phải cho người học phương pháp nuôi kẻ mồ côi, học phương pháp nuôi người đau ốm, những nghề nghiệp nữ công, con đường giải thoát phải được rộng mở. Không phải chỉ có một số người như thế nầy, rồi cứ lẫn quẩn trong vòng làm ăn như lệ, thì ngày nào xây dựng được hàng ngũ nữ phái lành mạnh hỡi các chị em?.
Về chuyên môn hành chánh, chị em cần phải học nhiều, số chị em nơi đây phải làm nòng cốt trên công việc xây dựng hàng ngũ nữ phái theo lệnh Đức Mẹ đã phán dạy.
Chị em nữ phái còn non kém, đường lối tu hành chưa được dìu dắt cho chu đáo, làm sao phải có một tổ chức đồng đều từ trên xuống dưới, làm sao cho mọi người được tu, được sống trong ơn Quyền Pháp dưới trên phải thắt chặt mối dây thân ái, đói no lành rách tình thương sự sống phải được liên quan không bỏ sót một người nào, giọt nước cam lồ phải được chảy đều nơi sanh chúng. Đã nói “nhân tâm duy nghi, đạo tâm duy vi” sự làm đạo phải thông hiểu lẽ đó, phải luôn luôn biến thông theo thời cuộc và lòng người. Có gần được chúng sanh mới hiểu được lòng của họ, mà tìm cách xây dựng, nếu Thầy một nơi, trò một ngõ, chị một cảnh em một quê, thì làm sao mà mong đem lại cho nhau mối tình thông cảm. Chị em sống trong hoàn cảnh chiến tranh khó phần đi lại. Dù sao Bản Thánh cũng nhận thấy được tấm lòng trung trinh kiên nhẫn của chị em, dám vượt lên mọi trở ngại, để tiến bước trên đường đạo pháp. Cũng khá khen cho đó.
Tùy theo hoàn cảnh của mỗi nơi mà trù phương xây dựng, Trung Khánh có một số chị em tu giải thoát, nhưng còn thiếu phương tiện, Gia trưởng cũng nên lưu ý đến. Trung Thành có một số chị em ở trong vòng trường hợp thứ hai. Đơn nên góp ý với vị hộ trì xây dựng cho họ vào con đường giải thoát để tiến bước lên trên việc tu hành, việc giải thoát luôn luôn được sự khuyến khích. Về hành chánh tùy theo đó mà tiến hành mỗi năm đại hội nữ phái hai lần để dưới trên gặp nhau chung bàn đạo pháp, luôn luôn có sự đi lại thăm viếng nhắc nhở trên việc tu hành. Thôi mọi việc đã có sự góp ý. còn gì?
Bản Nương còn có dịp gặp nữa để chung bàn với chị em, nhân ngày kỹ niệm Bản Nương để lòng cầu nguyện cho quí chư tỷ muội được luôn sống trong ơn điển Quyền Pháp cứu độ của Thầy Mẹ.
Bản Nương chào.
BÀI :107 TU TÁNH LUYỆN MẠNG. NHỮNG GIỚI QUAN TRỌNG CẦN PHẢI TUÂN GIỮ
Tịnh Đường, Tý 8-10 Ất Tỵ (31-10-1965) Đại Đạo 40
THI:
Ngọc hoàng Thượng Đế giáng lần Ba
Khuyên dạy đàn con giữ hiệp hòa
Đạo pháp gắng công tu trọn vẹn
Ngày thành quả đạo được gần Cha
Thầy các con. Thầy mừng các con.
Thầy vui mừng được thấy một số các con có chí nguyện tâm tu để thoát ra cõi đời ô trọc nầy, đặng mong ngày về nơi hư vô tịch diệt, là cõi sống đời đời, cái chí nguyện đó con nào ít nhiều cũng có, nhưng về phần công phu tu hành để đạt được chí nguyện đó, Thầy thấy chưa có mấy con làm được, cũng bởi mỗi con trong thân tâm còn nặng mang một mớ tiền khiên oan trái chưa cởi mở ra được, nó thường khiến cho các con phải náo loạn tâm thần khó mà mở được quan khiếu để cho Chơn Thần thoát ra khỏi cái xát thịt nặng nề trọng trược nầy để được lên nơi thượng giới, cũng bởi các con chưa làm chủ được cái tâm để cho nó duyên theo trần cảnh như vượn leo cây, hết cây nầy sang cây khác mà không biết chán mỏi, cũng chưa có mấy con thấu rõ chữ tu là gì.
Từ xưa đến nay trải qua ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai, chư Phật Thánh Tiên tu hành đắc ngộ chơn truyền đạo pháp cũng không có gì lạ cả, chỉ làm chủ được cái tâm của mình mà thôi, bốn Thánh sáu phàm cũng bởi tâm người mà có, Phật đã nói nhứt thiết do tâm, tâm mê thì ở trong vòng lục đạo, tâm ngộ thì được ở cõi tứ Thánh. Hễ con nào còn sắc dục ái ân thì phải chịu trong vòng luân hồi sanh tử, chịu đời đời làm súc sanh, con nào tham lam bỏn xẻn thiếu lòng từ thiện cứu độ chúng sanh thì phải chịu nghiệp làm ngạ quỉ, con nào ác độc thiếu sự hòa ái thân yêu thì phải bị cái nghiệp quả đời đời ở nơi địa ngục, con nào tâm còn nóng nảy sân hận ưa thích giành giựt cấu xé lẫn nhau thì phải chịu cái nghiệp A tu la. Con nào xử xong phần nhơn đạo quyết dạ tu trì, có công phu tu luyện, nhưng chưa đoạn tuyệt mối nợ ái ân, thì phải chịu làm Thiên Long ở trong ba cõi dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tuy tuổi sống hàng triệu ức kiếp, cảnh sống hưởng đầy đủ mọi sự an lạc, nhưng cuối cùng cũng phải chịu ở trong vòng luân hồi sanh tử, nên Phật gọi một nạn trong bát nạn. Còn những con xử xong được phần nhơn đạo nhưng kém phần tu hành, ít làm phước đức thì phải chịu làm người ở cõi Diêm Phù Đề nầy, chịu trong luật trả vay vay trả, nếu duyên gặp đạo quyết tâm trên đường tu luyện, thì mới thoát ra khỏi vòng trói buộc của luật luân hồi, còn không may thì cũng phải chịu mãi miết trong lăn quay theo bánh xe sanh tử, làm sao thoát ra cho được.
Đó là Thầy nói qua con đường lục đạo cho các con được hiểu, để các con tự mình giác ngộ tìm đường giải thoát ra những cảnh khổ ấy để rồi đưa mình lên hàng Tứ Thánh toại hưởng cảnh thanh nhàn bất sanh bất diệt.
Con đường đạo pháp Thầy ban truyền cho các con lần ba nầy là tu tánh luyện mạng hay là tánh mạng song tu.
Ngày xưa Phật chuyên về phần tu tánh mà không nói đến luyện mạng, là bởi thời kỳ đó cảnh đời còn an lạc, thanh khí còn nhiều bẩm thụ Tiên thiên còn khá, nên không nói luyện mạng, mà mạng của con người bấy giờ vẫn được lành mạnh tráng kiện. Ngày nay các con sanh ở cõi đời Mạt Kiếp, Tiên thiên bị giảm, Hậu Thiên dấy loàn, nên phần nhiều loài người hay sinh ra tật nguyền ốm yếu, nên phương pháp tu hành là phải làm sao cho Tinh Khí Thần được đầy đủ, Tinh Khí Thần có đầy đủ thì thân thể mới mạnh lành, thân thể có mạnh lành thì Tiên thiên Hậu Thiên mới được giao hòa, chơn Thần mới nương theo đó mà biến hóa. Nên tu khổ hạnh là để diệt ma nghiệp bởi xác thân ô trược gây ra, nhưng nếu xác thân quá tiều tụy thì cũng khó luyện thành kim đơn đạo quả. Nên ngày xưa Phật Tổ trải thời gian khổ hạnh, sau cũng phải nhờ bác đề hồ (tức là sửa chưng) sức lực hồi phục đắc được tam minh mà thành chánh đẳng chánh giác, nhưng nói tu mạng không phải là quá dung dưỡng xác thịt để cho bát thức làm chủ thì cũng uổng mất một đời tu chẳng nên gì! Cho nên đạo thơ nói luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa Thần , luyện Thần huờn hư, luyện hư huờn vô, hư vô tức là tịch diệt vậy. Mà hư vô là gì?
Có phải tu tánh luyện mạng đi đôi, nếu vọng tâm bát thức chưa chuyển thành trí, chơn tâm chưa sáng tỏ, hoặc nghiệp còn nặng mang, thì làm sao mà huờn hư huờn vô. Huờn hư, huờn vô có phải là nhờ tu luyện đến được chỗ cực kỳ thanh tịnh chăng? Thầy nói thế là mong con chú tâm về phần tu tánh, tánh tu được thì ngày thành Tiên tác Phật không khó, con tự xét, nếu trong người của con phiền não tham, sân, si, mạng, nghi, thân, kiến, biên kiến, chưa diệt sạch, chưa làm chủ được lục căn, thất tình lục dục dấy động thì làm người còn chưa xong, có mong gì đến hàng tứ Thánh, cho nên phàm cũng tâm con mà ra, nên pháp môn cầu đạt địa vị Tiên Phật, cốt ở tu luyện sao cho tâm tánh mình trở nên thanh tịnh, muốn thanh tịnh thì trước phải trừ khử dục tình, Thanh Tịnh Kinh nói: nhơn năng thường khiển kỳ dục nhi tâm tự tịnh, trừng kỳ tâm nhi Thần tự thanh, tự nhiên lục dục bất sanh, tam độc tiêu diệt, nên tu mà tam độc chưa trừ lục dục chưa diệt, thì mong gì đến chỗ không vô sở không, sở không ký vô, vô vô diệt vô, vô vô ký vô, trạm nhiên thường tịch, tịch vô sở tịch, tức đắc chơn đạo, mà có đắc được chỗ chơn đạo mới mong thành Tiên tác Phật đó con.
Thầy thấy có nhiều con hiểu lầm pháp tu của Thầy, cứ lo về phần luyện mạng nói đó là tu, mà không lo tu tánh, kết quả tâm phàm không chút gì sửa đổi, tu như thế làm sao mong ngày đắc đạo. Trong hai phần tu tánh, tu mạng, nếu phải bỏ lấy một thì nên lấy phần tu tánh, cũng đắc thành quả vị. Xưa các vị La Hán Bồ Tát từng nguyện tu khổ hạnh, có người nguyện suốt đời ngồi ngoài đồng trống mà tu, có người nguyện suốt đời tu không nằm, có người nguyện ngồi nơi hang đá mà tu, kết quả giữ tròn nguyện lực cũng được đắc thành quả vị. Ngày xưa các bậc chơn tu thường hay tìm nơi thanh vắng để tránh khỏi sự xúc động về tinh thần, vào nơi thâm sơn cùng cốc chịu mọi sự khắc khổ, ngày thành mới đem thân cứu độ quần sinh, để làm tròn sứ mạng của người chơn tu đạo đức. Bây giờ các con sống trong cảnh đời náo nhiệt, nơi tu hành còn thiếu phương tiện phân biệt Thánh phàm, đường tu Thầy thấy còn mong manh yếu ớt, không biết ngày nào đổi phàm ra Thánh đó con?
Thầy lấy làm lo cũng vì nghiệp lực của các con còn nặng, Thầy dù hết lòng lo cứu độ các con, nhưng sự tu hành là cốt ở nơi con phải tự lực tự cường mà tinh tiến, Thầy chỉ là người dìu dẫn cho con qua những chỗ quanh co tăm tối mà thôi. Con có chịu đi Thầy mới có phương điều độ chớ con quá nặng nề chậm chạp Thầy dù có thương biết làm sao bồng ẵm cho được. Thầy cũng đồng ý cho các con là đặt nặng vấn đề sám hối, có sám hối thì mới tiêu nghiệt giải khiên, nghiệt khiên oan trái giải được rồi thì thân tâm mới được nhẹ nhàn thanh khiết, đường tu nhân đó được hanh thông. Nhưng phương môn sám hối như thế nào mới thật diệt được nghiệp, tiêu được khiên, có phải là tự mình soát xét lại những điều tội lỗi, hoặc do tam nghiệp: thân, khẩu , ý gây ra, hoặc do phiền não tam độc: tham, sân, si gây ra, hoặc do bởi căn trần cấu nhiễm, hoặc do lục dục thất tình mà có, kiểm điểm thấy được lỗi lầm rồi con dốc một lòng ăn năn sám hối. Ngày xưa A Nan bị sự cám dỗ của ma đen già, sau khi được Phật dùng Thần chú lăng nghiêm cứu độ. A Nan về quì dưới chân Phật khóc lóc thiết tha với tội lỗi của mình, nguyện với Phật dốc lòng lo tu lo học, mong Phật từ bi cứu độ, nhờ đó mà từ một chỗ Thanh Văn phạm tội, không bao lâu A Nan trở thành một vị La Hán được Phật thọ ký làm Tổ thứ hai, phương môn sám hối kết quả hay không là ở lòng biết ăn năn sám hối chừa đổi lỗi lầm, chứ sám hối ngày nầy qua ngày khác kinh đọc mà lòng không chịu cải đổi, bịnh nào tật nấy còn nguyên, thì dù có đọc muôn ức biến kinh, quì cho lỡ gối cũng chẳng thuyên giảm một chút nào. Người tu hành điều cốt yếu là phải giữ giới luật, giới luật có gìn giữ thì nghiệp thức mới bớt dấy sinh: giới là gì? Có phải là điều răn cấm của chư Phật dạy chúng sanh nương theo đó mà tu hành tránh điều tội lỗi không? Ví dụ răn dạy người chừa bỏ dâm, sát, đạo, vọng là bốn món tội nặng có thể đem người vào nơi địa ngục ngạ quỉ, súc sanh, không phương cứu chuộc.
Dâm không phải là trái loạn luân thường mới là dâm, một ý niệm vi tế khởi lên, người tu cũng đã bị rồi, hành dâm có nhiều hình thức, như các Trời ở cõi dục giới, theo hình nam nữ không dục như chúng sinh ở cõi ta bà nầy, còn cõi Trời sắc giới nam nữ nắm tay nhau hay ngó nhau, cười nhau, ở cõi vô sắc giới thì tâm cảm nhau mà thọ sinh, người tu hành nếu không thoát ra những hình thức đó, thì phải phạm giới cấm rồi, mà đã phạm dâm giới thì chịu luân hồi sanh tử, vì còn ham sinh thì phải có sinh mà có sinh thì có tử, có sinh tử thì còn chịu trong vòng lục đạo luân hồi.
Sát không phải chỉ giết người, giết vật mới gọi là sát, mà tất cả những loài bò bay máy cựa như muỗi rệp, giết chúng nó là phạm tội sát rồi, cho đến ý nghĩ về việc sát hại chúng sinh cũng phạm giới phạm giới sát thì người chơn tu đâu còn lòng từ bi bác ái, phạm nặng thì luân hồi làm súc sinh để đền tội, phạm nhẹ thì mất lòng nhơn làm sao chứng quả vị Bồ Tát.
Đạo không phải chỗ trộm cắp mà thôi! Người tu giải thoát xuất gia nguyện phủi tay danh lợi, nhứt trần bất nhiễm mà còn để tâm toan tính việc danh lợi phần mình, thấy của dấy lòng ưa, lòng không tri túc, chơn tâm tự tánh bị vọng tâm bát thức mê hoặc mà ham danh chuộng lợi thì làm sao giữ được lòng thanh tịnh, để tròn sự tu hành mong ngày đắc đạo, phạm nặng thì bị làm ngạ quỉ, nhẹ thì tổn thất công đức tu hành.
Vọng không đợi phải nói lời ác khẩu, nói thêu dệt nói hai lưỡi, mà khi lòng tin còn kém, tâm ý không thật thà cũng đã phạm rồi, mà đã phạm thì dù có được sanh làm người thì cũng bị thiếu lục căn. Đó là Thầy nói qua để cho con chưa trọn giới luật, hoặc hiểu một cách đơn giản mà phạm giới rốt cuộc chẳng thành gì cả thật rất tiếc thương.
Thôi mọi việc Thầy đã chỉ dạy, con nên noi theo để tu học…
Thầy ban bồ đào, ban ơn lành cho các con Thầy thăng.
BÀI :108 GIỚI LUẬT LÀ CON ĐƯỜNG DUY NHẤT ĐỂ ĐI VỀ VỚI THẦY
Tịnh Đường, ngày 8-11 Ất Tỵ (30-11-1965) Đại Đạo 40
THI:
Lý nào Ta cũng quyết làm xong
Thái vận chưa nên chữa hết lòng
Bạch hắc còn đương trong lẫn lộn
Mừng nay sĩ tử có ngày mong
Bần đạo chào chư liệt vị. Hôm nay ngày vui mừng nhất của các đệ, ngày mà Thầy thân lâm đến cõi trần này để lập giới luật cho chư sĩ nữ. Chư hiền ôi! Đời có gì quý trọng hơn vàng bạc, người tu hành có gì quý trọng hơn giới luật. Giới luật là một chiếc thuyền để sang sông, người tu hành muốn qua Bờ Giác bên kia phải nương nhờ ở giới luật, giới luật là cái chưn để cho các hiền đi đến tận cùng Thầy, người tu hành nếu không có giới luật khác nào như người qua sông không có thuyền hay đi mà chẳng có chưn. Ngày xưa đức Phật tổ trước giờ nhập Niết Bàn môn đệ tỏ lòng thương tiếc Phật trối lại rằng: Sau khi ta nhập diệt rồi các ngươi noi theo giới luật mà gìn giữ để tu hành, giới luật là Ta tại thế đó. Từ xưa đến nay tất cả những người tu hành giáo lý của Phật cũng nhờ vâng theo lời chỉ giáo cuối cùng đó mà được thành đạo, kẻ nào tu hành dù cho pháp môn nào mà không gìn giữ giới luật thì khác nào kẻ qua sông mà không có thuyền, kẻ muốn đi mà không có chưn đó vậy. Quan hệ của giới luật như thế đó, thế mà cũng có người coi thường không chịu khép mình là tại làm sao? Không ở trong khuôn khổ giới luật mà làm sao thành được đạo. Ngày xưa Ta chỉ thấy có Phật Ma Duy Cật, nhưng Ma Duy Cật là một vị Cổ Phật xuống thế để hộ trì Phật pháp đó vậy. Không giữ giới luật mà thành được đạo quả chỉ có những bậc Phật tổ Bồ Tát mới giữ trọn được tâm giới mà thôi, vì các bậc ấy đã tự giác tự ngộ không nói đến giới luật mà giới luật tự nhiên đã sẵn có nơi người rồi, các bậc đó đã tự giác viên mãn. Ngoài ra các bậc ấy, nếu không giữ giới luật dù cho phải trải qua một kiếp công phu tu hành gian khổ mấy đi nữa, may ra cũng chỉ khỏi sa vào con đường ác đạo mà thôi, chứ làm sao đắc quả vô sanh chứng ngôi Bồ Tát được, mà đã không chứng ngộ được La Hán Bồ Tát thì còn trong vòng sanh tử luân hồi, làm sao mong ngày đắc đạo. Bởi vậy cho nên ngày xưa đức Phật Tổ mới lập ra giới luật cho Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Phật pháp cũng nhờ đó mà tồn tại đến ngày nay.
Chư hiền nơi đây sự tu hành không được tinh tấn là cũng bởi chưa khép mình trong một khuôn khổ giới luật, tuy cũng có giữ giới luật ít nhiều đó nhưng còn thi hành một cách quá cẩu thả và cũng chưa có một giới luật cụ thể trên mọi hành động, có người nương theo sự dễ dãi đó mà đi vào chỗ phạm giới luật, cũng có kẻ không có một giới luật nghiêm minh để tự cầu tiến bộ, nếu để mãi như vậy thì đời tu của các đệ dù có trải qua bao nhiêu năm công phu khó nhọc mà tâm giới chưa được trọn vẹn thì khó mong ngày thành công kết quả.
Các hiền là những người chưa có một trình độ tự giác tự ngộ thì phải nương nhờ giới luật để tìm phương tu học, nếu Thầy không thể lòng từ bi đến lập giới luật hôm nay thì chưa chắc có một người nào nơi đây tâm giới được giữ trọn, hễ tâm giới không giữ trọn thì ma quỉ sẽ thừa cơ hội mà lôi kéo vào nơi sa đọa của chúng nó, nơi sa đọa ấy là gì?
Kẻ nào ưa danh thì nó cho danh, kẻ nào ưa lợi thì nó cho lợi, kẻ nào nào ưa sắc thì nó cho sắc, khi các hiền đã sa vào danh lợi sắc tài rồi thì lòng mình chỉ còn biết vui sướng đắm đuối theo những vật ấy có còn nghĩ chi đến việc tu hành để thành Tiên tác Phật nữa đâu, các hiền cũng tu đấy nhưng chỉ mặc cái áo tu bề ngoài, còn trong tâm thức thì chỉ toàn là danh lợi sắc tài mà thôi tu như như thế thì làm sao mong ngày đắc quả bồ đề chứng ngôi chánh giác hỡi chư hiền?? Nhưng cũng còn có phước một ít là các hiền nhờ sự chỉ dẫn của Thầy của các đấng Thiêng Liêng và còn có duyên được sống chung trong một đoàn thể nhờ mối dây liên hữu níu kéo lẫn nhau, đã có kẻ xa luật pháp nhưng cũng còn có thể cứu vãn được, nếu không may có Thầy đến lập luật pháp thì các hiền là những kẻ rất vô phước, Ta nói thật nếu kẻ nào bước ra khỏi cửa luật pháp mà khỏi bị sa đọa thì Thầy không phải nhọc lòng lập ra giới luật làm gì.
Sở dĩ phải có giới luật là để cứu vãn cho chư hiền khỏi sa vào con đường tội lỗi, hễ đã sa vào con đường tội lỗi rồi thì phải chịu đời đời chìm đắm nơi sông mê bể khổ. Nói đến việc ban hành giới luật cũng có kẻ lo sợ có giữ được không, nếu không giữ được giới luật thì nguyện tu giải thoát làm gì cho uổng phí một đời, giới luật sở dĩ có ra là để cho các hiền giữ theo đó mà tạo Tiên tác Phật để đè nén vọng tâm bát thức không cho nó tự do theo ý muốn của mình, nếu tu mà xuôi theo chúng nó thì làm sao có ngày chơn tâm làm chủ được, có làm chủ được thì đời tu mới mong ngày đắc quả, nhưng không sao đâu mà lo sợ, chỉ sợ các hiền không cố gắng mà thôi, cái gì có khó mới nên. Hễ không giữ được giới luật là ma quỉ, hễ gìn giữ được giới luật là Phật Tiên tại thế đó vậy. Làm Phật Tiên đâu phải dễ phải hy sinh tất cả những gì ở thế gian cho đến thân mạng cũng không còn thương tiếc ngày xưa đức Phật đã trải qua A Tăng Tỳ Kiếp tu hành, có kiếp bố thí tất cả tài sản cho đến vợ con, có kiếp vì sự giữ giới luật mà đành phải chịu chặc bỏ tay chân, nếu tu mà dễ dàng như các hiền nơi đây thì thế gian nầy có mấy người chịu làm ma quỉ.
Hôm nay là ngày rất quan trọng của đời người tu hành của các hiền phải minh mẫn chí thành chí kỉnh để đón ơn Thầy, giờ Thầy sắp giá lâm, các hiền nghiêm chỉnh đàn trung để đón chờ Ơn Phước. Bần đạo xuất cơ.
Thừa Quân bạch…
TIẾP ĐIỀN:
Cao minh dòm thấy cõi trần gian
Đài cảnh xuống trần luật giới ban
Tiên Phật muốn thành noi giữ lấy
Ông nguyền độ tận đến Thiên Đàng
Thầy các con Thầy mừng các con,
Hôm nay là ngày các con nơi đây được đón lấy ơn điển của Thầy ban cho để được sống với chuỗi ngày đầy ơn tái tạo. Lâu nay các con cũng đã nhiều ơn Thầy ban cho rồi đó, nhưng các con không hưởng được trọn vẹn là vì: các con tâm còn chứa đầy phiền não, tham sân si vv..khác nào như gặp chỗ mưa to mà ghè ảng các con chứa đầy nước đục, kể ra các con cũng đã có lòng ham tu ham học, ham làm công quả, nhưng làm thì nhiều mà phần thâu lượm gặt hái thì ít, cũng bởi chưa có nơi nào làm ký ngụ, cũng như người thợ làm nhà mà không có mực thước thì làm sao khỏi bị quanh co, người nữ công làm bánh mà không có khuôn mẫu, thì làm sao đúng kiểu vuông tròn, người tu hành cũng vậy nếu không có giới luật thì lấy chi mà làm chỗ gìn giữ.
Hôm nay Thầy vị thương các con, thấy các con tu hành đã lâu nhưng phần kết quả về công đức thì chưa có mấy nếu cứ để mãi như thế thì làm sao mong ngày chứng quả vô sanh, chứng ngôi Phật Địa để về cùng Thầy, nên Lý thái Bạch và chư Tiên nữ cầu xin Thầy lập giới luật để cứu độ các con, nên hôm nay Thầy đến với các con để lập thêm giới luật.
Ngày nay là ngày lập giới luật mà cũng ngày các con vui mừng bước lên nấc thang giới luật đặng về thẳng cùng Thầy, giới luật của Thầy lập ra cũng không ngoài giới luật đã sẵn có từ lâu và cũng không ngoài giới luật của Tam giáo đã có, ngày nay Thầy dung hòa các giới luật của các Tôn giáo lại làm một để cho các con nương theo đó mà tu để mong ngày thành đạo, hễ con nào noi theo đó thì được sự cứu độ chắc chắn của Thầy, con nào không noi theo thì Thầy cũng đành để cho ma quỉ dẫn dắt, dù Thầy có lòng thương xót đến đâu nếu các con không giữ gìn giới luật thì Thầy cũng vô phương cứu độ.
Giới luật là con đường của Thầy dựng nên để cho các con đi về cùng Thầy. Giới luật là một nấc thang để các con bước lên Thiên Đàngg, các con có chịu bước thì mới đến, không bước lên mà trụt xuống thì làm sao đến được. Giới luật là một pháp lạ để các con xua đuổi tất cả; loài ma lũ quỉ ra khỏi người các con để các con đắc thành Phật quả, con giữ được phép lạ ấy thì loài ma quỉ kia sẽ tránh xa, con không giữ được phép lạ ấy thì ma quỉ sẽ đến gần các con, rồi các con sẽ là ma quỉ.
Từ xưa đến nay chưa có một kẻ nào không nhờ giới luật mà thành Tiên Phật bao giờ. Nếu có cũng chỉ một số tối thiểu hoặc hiện thân Bồ Tát La Hán mà thôi.
Các con đem Giới Bổn Ni ra đọc từ điều, điều nào Thầy chấm thì dùng để phối hợp với luật của Thầy lập ra sau này, còn điều nào không chấm thì thôi.
Bát kính pháp, nghỉ mười phút lập lại
TÁI CẦU:
Về phần giới luật của Phật lập ra tuy nhiều là vì áp dụng theo hoàn cảnh ở thời bấy giờ nếu đem thi hành cho các con nơi đây thì có điều dư mà cũng có lắm điều thiếu, bây giờ Thầy lập thêm rồi so sánh với bổn của Phật mà làm thành một giới luật cho các con được đầy đủ. Nhưng đầy đủ bây giờ chứ sau phải thêm vào nữa, bây giờ theo thứ tự mà Thầy lập: về phần ăn, ở, mặc, đi, đứng, nằm, ngồi, v.v.. Ăn ;cấm không được đòi hỏi món ngon vật quí:
ĂN:
Cấm không được chê đồ ăn ngon dỡ
Cấm không được nói chuyện nhiều trong lúc ăn
Cấm không được ăn những vật do hóa học chế tạo mà mình không biết chay mặn
Cấm không được ăn hành, tỏi, nén, hẹ, kiệu, cùng các thứ có mùi hôi tương tợ.
Cấm không được ăn các thứ mà mình nghi là mặn
MẶC:
Cấm không được mặc thứ áo không phải của nhà tu
Cấm không được mặc áo khác nhà tu mà ra khỏi cửa
Cấm không được may khác kiểu và chật (áo nhà tu phải may như kiểu áo rộng cổ tràng, bề ngang bốn phân, lai áo của người tu sĩ chính thức gấp lên bốn phân, người mới vào tu thì ba phân, tay áo rộng hai tấc. Mỗi tu sĩ không nhiều quá ba cái áo trắng, nếu cần thì có một bộ đen để dùng trong khi cần, vải may áo quần phải dày không được dùng thứ mỏng. Áo cụt phải may theo kiểu đã dạy trước là bề dài dưới xương cụt một tấc rưỡi, bề rộng phải cho thật rộng.
Cấm không được dùng hàng lụa
Cấm không được dùng hàng vải có trộn chất tơ
Cấm không được dùng đồ thường phục còn lại (nếu tu sĩ nào nghèo thì tổ chức phải sắm, còn tu sĩ đủ khả năng thì có thể tự sắm, nhưng kiểu may phải do tổ chức qui định không được tự tiện may khác kiểu và chật, những đồ cũ còn lại thì có thể cho dùng từ nay đến tháng ba nhưng tuyệt đối phải dùng trong nhà mà thôi)
BÀI :109 NẾU NẶNG PHẦN TU MẠNG MÀ KHÔNG TU TÁNH THÌ SUỐT
ĐỜI CHỈ KẾT QUẢ ĐƯỢC MỘT XÁC THÂN TRÁNG KIỆN MÀ THÔI
Tịnh Đường, Tý, 15-11 Ất Tỵ (7-12-1965) Đại Đạo 40
THI:
Cao minh một Đấng dựng càn khôn
Đài thượng từ nay dễ bão tồn
Tiên Phật đạt thành nhờ tịnh luyện
Ông nguyền độ dẫn đến Thiên Môn
Thầy mừng các con. Thầy ban ơn lành cho cả các con nam nữ.
Thầy cho phép các con được tự ý tọa vị. Giờ nầy Thầy lâm đàn đến chứng lễ của các con, trải qua thời gian tu học của các con kể cũng đã khá lâu đấy, nhưng về phần kết quả chưa được mấy viên mãn vì chưa đoạn tuyệt được các loại phiền não, chưa làm chủ được bát thức vọng tâm, màn vô minh chưa mở được nên chơn tâm tịnh tánh chưa được biểu hiện, nên các con còn ở trong cảnh tiềm long vật dụng, từ đây các con nên cố gắng lên một bước nữa. Cố gắng không phải Thầy bão các con cứ ngồi công phu mãi đâu. Mà cố gắng đây là các con dù làm một việc gì giờ tu cũng như giờ làm giờ nghỉ con nên làm chủ lấy mình, người tu hành-trú-tọa-ngọa lúc nào cũng giữ được thanh tịnh, có thanh tịnh được thì mới làm cho vọng thức không có chỗ dấy lên, mà vọng thức đã không dấy lên thì Chơn Thần của các con ngày còn tỏ sáng, hễ tỏ sáng được rồi thì lục thông được mở, chứng được quả vị vô sanh đó là ngày tu đến chỗ gần đắc thành quả vị Phật Tiên đó vậy.
Bây giờ các con cần phải trải qua nhiều công phu tu luyện nữa, có nhiều con quan niệm sự tu hành quá dễ dãi cho rằng mình đã được thọ lãnh pháp môn của Thầy ban cho mỗi ngày cứ đến giờ thì tu coi như làm một việc có định lệ, ngoài giờ ấy ra cứ để cho tâm thức tự do hoạt động, khác nào như kẻ giữ trâu đến buổi dắt về. Cột rồi mở trâu ra để cho nó tự do phá quấy mà không để tâm giữ gìn, như thế thì làm sao điều khiển được nó. Các con nên hiểu rằng tu hành có nhiều pháp môn tùy theo trình độ căn cơ của mỗi người, điều cốt yếu pháp môn nào cũng chỉ để cho con nương theo đấy mà ngồi luyện, ngồi luyện sao mà cho đến ngày loại trừ tất cả những vô minh phiền não không còn triền phược nơi người của các con nữa mới mong đến ngày thành công kết quả.
Pháp môn của Thầy là tánh mạng song tu nếu nặng phần tu mạng mà không lo tu tánh thì suốt đời chỉ kết quả được một xác thân tráng kiện mà thôi, chứ làm sao thành Tiên tác Phật được. Vì vậy mà hai phần ấy cũng không thể thiếu được. Thầy thấy có nhiều con còn ở trong cảnh mê lầm không chú trọng ở phần trau giồi tâm tánh để cho tâm tánh tự do ra ngoài khuôn khổ giới luật, để rồi mang danh một người tu mà suốt đời chẳng đem lại một kết quả gì khả quan cho mình cả. Thầy khuyên các con nên nhận định đường tu cho được rõ ràng để khỏi phải uổng một kiếp công phu khó nhọc.
Yến: Thầy cũng khen cho đó con đã trải qua một đời tu hành từ nhỏ đến lớn, đã trải qua bao nhiêu sự thử thách vẫn một lòng chung thủy như thế cũng toại được chí nguyện của con rồi, nhưng con phải giữ sao cho ngọc lành khỏi vết, ngọc dù tốt nhưng không thường giồi mài thì ngọc bóng cũng trở nên đen tối, nếu giồi mài được sáng mà còn bị vít thì ngọc ấy cũng không đứng vào hàng ngọc quí được, người tu giải thoát đủ có một chí nguyện xuất gia cởi mở tất cả những gì ràng buộc nơi mình, nghĩa là đoạn lìa dây tiền khiên oan trái không còn để nó trói buộc nơi mình nữa, người tu giải thoát nên nghĩ rằng tất cả những gì có sự dính dáng với mình đều là oan trái cả, chỉ có cha mẹ là người mình phải chịu ơn nên bổn phận làm con là phải hết lòng phụng dưỡng. Ngoài ra như anh em con cháu, ta là người giải thoát không nên quá bận lòng mà làm cho bước tu gặp nhiều trở ngại, bây giờ con nên lấy sự nghiệp của Thầy giao cho là gánh phần xây dựng hàng ngũ Nữ Phái và Nhà Tu là một nhân duyên trọng hệ, con làm tròn được trách nhiệm ấy là một công đức lớn lao, con đường tu hành của con cũng nhờ đấy mà mong được ngày dễ dàng kết quả. Nếu Thầy không giao cho sự nghiệp đó thì đường tu của con chưa chắc mong ngày được về cùng Thầy đâu. Đời của con chỉ có sự nghiệp đó là quan hệ, ngoài ra tất cả chỉ là những giây oan trái để trói buộc con, nếu con không cởi mở ra thì nó sẽ đưa con vào con đường luân hồi sanh tử một cách rất dễ. Người tu giải thoát hễ tâm còn lưu luyến gia đình thế sự tức là còn ở trong sự trói buộc vòng vây sanh tử luân hồi, đó là lý nhất định. Con đã được Thầy giao cho trọng trách đó sao không cố gắng để tinh thần duy nhất vào đó, còn bận bịu những gì không đáng bận bịu nữa, người lãnh đạo một đoàn thể, một việc làm dù lớn hay nhỏ cũng có thể nêu lên bức gương sáng hay tối cho mọi người noi theo. Nói thế không phải Thầy trách con là không hết lòng vì nhiệm vụ đâu, Thầy cũng đã thấy con lo và lo rất nhiều nhưng đường lối làm việc còn kém, tâm giới chưa được hoàn toàn. Thầy khuyên con nên cố gắng sửa chữa những gì còn đương thiếu sót và phải để tâm duy nhất về việc làm của Thầy giao phó cho được trọn vẹn. Ngoài ra công việc nầy ra, không còn có việc gì đáng lo bận cả:
Yến con công quả đã nhiều
Con đường tu niệm bao nhiêu năm trường
Tình đời con chẳng vấn vương
Đạo đồng con giữ tình thương cho đồng
Dù cho nhiều quả nhiều công
Về phần tâm giới phải đồng tiến tinh
Con tu con độ cho mình
Độ mình kíp độ quần sinh mê mờ
Đường tu gặp hội gặp cơ
Con đừng chểnh mảng thờ ơ mất phần
Lo tròn được hưởng trọn ân
Không tròn phải chịu tấm thân đọa đày
Hễ là vật quý vào tay
Không lo gìn giữ có ngày mất đi
Vật con nắm giữ là chi?
Nữ Đoàn, Nữ Phái, nữ nhi trọn quyền
Nếu mà không phước không duyên
Dễ gì Trời, Phật, Thánh, Tiên giao phần
Nữ quyền thọ lãnh Thiên Ân
Từ đây mọi việc chuyên cần đó nghe.
Đường tu con được chở che
Ba năm tám tháng chờ ngày thành công
Bây giờ sen đã trổ bông
Nhưng còn trong chỗ nhụy hồng chưa thơm
Từ đây khuya sớm ấp ơm
Đến ngày hoa mãn quả đơm ngon lành
Là ngày chứng quả Vô Sanh
Chứng ngôi Bồ Tát ngày thành của con.
Đem giới luật ra đọc từng phần. Thôi xả đàn nghỉ mười phút tiếp tái cầu
TÁI CẦU:
Về phần ngủ còn gì nên thêm bớt không
ĐI:
Cấm không được đi quá mau
Cấm không được ngó qua ngó lại
Cấm không được đi vẹo uống thân hình ra vẻ làm duyên
Cấm không được đi ra đường mà ngó thân mình, không được đi đến những nơi đông người
Cấm không được hai người đi ngang hàng và nắm tay nhau.
Cấm không được đi đến chỗ sát sinh vật
Cấm không được đi chung với người đàn ông. Còn gì nữa?
Thái Tuyến Thanh bạch
Cấm không được đi xe đạp.
Cấm không được ngồi chở đi
Chú ý: Đi xe đạp là một phương tiện nhưng người tu sĩ coi không được,các con thấy sao?
Thừa Quân bạch: (đi xe đạp)
Bây giờ cho phép tùy phương tiện sau thấy có hại sẽ thi hành điều này.
Thừa Quân bạch: (trong khi đi xe hơi)
Trường hợp này thì nên ngồi gần người đàn bà hoặc người già cả.
ĐỨNG:
Không được đứng chỗ cửa ra vào, đứng ngay giữa cửa nhà.
Không được đứng trước chỗ thờ phụng
Không được đứng chống nạnh
Không được đứng tréo chân
Không được đứng trước những người lớn hơn mình. Còn gì nữa?
Không được đứng chung với người đàn ông.
NẰM:
Không được nằm chỗ trống trải.
Không được nằm những nơi quá sang trọng.
Không được nằm chỗ dơ uế
Không được nằm chỗ của người thế tục
Không được gặp đâu nằm đó
Không được nằm sải chân tay
Không được nằm xiên xẹo không ngay ngắn.Còn gì nữa?
Thừa Quân bạch:(trong lúc đi ra chỗ giữa người thế tục)
Trừ trường hợp quá đặc biệt.
NGỒI:
Cấm không được ngồi tréo mảy
Không được ngồi chung với người đàn ông
Không được ngồi dựa ngửa ra kiểu phách lối
Không được ngồi chỗ những nơi mua bán chợ búa
Không được ngồi chỗ có tính cách dơ uế
Không được ngồi những nơi có tính cách du hí, ca hát, cờ bạc, rượu chè.
Không được ngồi ngoài đường sá.
Không được ngồi ngang các bậc trưởng thượng.
Không được ngồi cao hơn các bậc trưởng thượng. Còn gì nữa?
Thừa Quân bạch: (về sự ngồi cao)
Cao nghĩa là ghế ngồi cao hơn người khác.
NÓI NĂNG :
Cấm không được nói tiếng to
Cấm không được nói cười lả lơi
Cấm không được nói lời tục tiểu
Cấm không được nói lối ác khẩu
Cấm không được nói hành người khác
Cấm không được nói lời thêu dệt
Cấm không được nói hai lưỡi
Cấm không được đem chuyện lỗi nguời này nói với người kia trừ khi tố cáo lỗi của ban tổ chức. Còn gì nữa?
Cấm không được chuyện có nói không, chuyện không nói có.
Cấm không được cải lẩy, không được khóc khi bị ức.
Cấm không được nói nhiều gây chuyện
Cấm không được nói đi nói lại chuyện đã qua rồi.
LÀM VIỆC:
Thuộc về phần đối xử làm lụng không được làm việc gì riêng cho mình.
Cấm không làm một việc gì cho gia đình mình.
Cấm không được làm một việc gì ngoài việc của tổ chức nhà tu.
Cấm không được làm hàng rứa
Cấm không được làm nhác nhớn
Cấm không được bỏ hư hoại những đồ của mình làm.
Cấm không được tránh trớ những việc làm khó nhọc.
Cấm không được tự ý lựa chọn việc làm sướng khỏe
Cấm cự nự trong lúc cắt một công việc làm.
Thừa Quân bạch:( Ở phần đối với gia đình)
Cấm có thái độ bực dọc trong khi cắt việc làm.
Cấm không được tự ý làm một việc gì mặc dù việc ấy có lợi cho tổ chức.
Cấm không được nạnh nài.
Cấm không được so bì cho rằng người kia làm việc nhẹ còn mình làm việc nặng.
Cấm làm không đúng giờ mà nghĩ trước.Còn gì?
HÀNH ĐẠO:
Cấm từ chối một công tác lãnh đạo của tổ chức phân cắt cho.
Cấm không được từ chối một công tác mặc dù công tác ấy chưa đủ khả năng.
Cấm không được làm việc lơ là chểnh mảng để cho thất bại.
Cấm không được gây ra những gì có tai tiếng không tốt cho tổ chức.
Cấm không được rề rà để kéo dài ngày giờ trong khi thi hành công tác.
Cấm không được lợi dụng thời gian đạo mà làm việc lợi ích cho mình.
Cấm không được ở lại nhà người chưa tu giới thượng thừa, trong khi có chỗ công cộng hoặc nhà tu giới thượng thừa hay chức sắc lớn. Còn gì?
Hậu bạch:…
Nếu trường hợp không có chỗ công cộng hay có mà thiếu phương tiện tu hành thì nên đến nhà những người tu giới thượng thừa, trường hợp bất đắc dĩ không có cũng được ở tạm nhà đạo hữu nhưng phải cẩn thận.
Thừa Quân bạch :Trong lúc đi hành đạo đối với giữa người nam bao giờ cũng phải có hai người nữ cùng đi bởi thế cho nên nữ phái phải tự lập tự thành là vậy, gặp trường hợp cần phải có nam thì chỉ chung sức ở chỗ làm việc còn phần đi lại thì phải được riêng biệt.
Hậu bạch:
Lớn là bậc tu thượng thừa rồi đó.
Thừa Quân bạch:
Đối với tổ chức: Cấm không được trái với tổ chức dù trường hợp nào.
Cấm không được khinh hờn người bề trên của mình.
Cấm không được đàm luận phải trái công việc của người bề trên, trừ khi có góp ý trong các cuộc hội họp.
Cấm không được dua bợ, nịnh hót người bề trên.
Còn gì nữa?
Thừa Quân bạch:
Được góp ý xây dựng trong khi hội họp chứ không được bàn luận riêng rẻ
Thừa Quân bạch:
Hễ ý kiến của Gia Trưởng và Ban Hộ Trì quyết định thì tu sĩ phải vâng theo nếu trái thì phạm luật, nhờ ban hộ trì chứ không phải người hộ trì.
Hậu bạch:………..(về phần ban hộ trì)
Thừa Quân bạch: chức sắc các cơ quan ở đây là ban hộ trì
Phải.
Đạo hữu hộ trì nghĩa là giúp về phần chuyên môn, không hề nhúng tay đến nội bộ cả.
VỀ PHẦN GIA TRƯỞNG:
Cấm không được đối xử khắc khe với kẻ dưới mà phải chan rải tình thương cho đồng đều.
Cấm không được cho phép tu sĩ làm một việc gì phạm giới luật nhà tu.
Cấm không được tự tiện cho người bà con thân thích mình vào nhà tu trái với luật định.
Cấm không được nhận một vật gì của tu sĩ cho mình trừ trường hợp cho chung.
Chú thích: Có đôi khi người tu sĩ còn non kém muốn lợi dụng sự dễ dãi của gia trưởng bằng cách giúp đỡ vật này vật khác để làm món quà mua chuộc, người Gia Trưởng thọ nhận bị mắc vào vòng tình cảm khó tự giải quyết cho công bình. Xưa nay gia trưởng đã vấp phạm chưa?
Yến bạch: Có nhận không?
Yến bạch: Không được, chỉ thực phẩm chứ tiền của đâu mà cho.
Không được nhận của thí chủ cho chuyện làm của riêng mình, nhưng buộc người tu sĩ lúc nào cũng phải thành kỉnh coi người Gia Trưởng như mẹ ruột mình.
Việc còn nhiều, tiếp đàn tối nay để dạy cho xong. Bây giờ hết giờ Đồng yếu điển. Thầy ban Bồ Đào cho tất cả các con nam nữ nhưng vào chai để trước bàn Hậu Thiên cầu nguyện khi nào có lệnh mới được dùng.
Thừa Quân bạch:
Sự ngoại giao là việc cần đã nhiều lần thúc dục nhưng các con thiếu sức nếu gặp cơ hội thuận tiện có lợi cho đạo mà thiếu sự ngoại giao thì rất thiệt thòi như vấn đề trực tiếp các trại tiếp cư các con đã bỏ qua nhiều cơ hội thuận lợi cho đạo hữu. Cơ hội có không làm, qua rồi khó kiếm. Đời đạo phải tương liên, tương đắc, tương thành không để đứng một mình mà tồn tại được. Bây giờ cần thiết là phải chú ý đến công việc ngoại giao mà nhứt là trọng hệ tiếp cư, nếu bỏ qua cơ hội để cho đạo đồ bị thiệt thòi rồi sẽ đâm ra oán ghét làm trở ngại cho công cuộc xây dựng chánh pháp. Việc nầy tùy con xúc tiến.
Châu để đàn sau, chưa trấn.
Thầy ban ơn các con. Thầy thăng.
BÀI :110 GIỚI LUẬT ẤN ĐỊNH CHO NỮ TU SĨ TẠI TU XÁ
Tịnh Đường, tý 16-11 Ất Tỵ (8-12-1965) Đại Đạo 40
THI:
Ngọc Hoàng giáng thế độ quần sanh
Thượng Đế ban ơn trẻ chí thành
Đạo đức trau giồi gìn giới luật
Ngày về lên tận chốn cao xanh
Thầy mừng các con, Thầy ban ơn lành cho cả các con.
Thầy cho phép các con được tự ý an tọa thành tâm nghe Thầy chỉ giáo. Thầy cảm biết được lòng của các con đương phập phồng lo sợ cho ngày gần đây phải khép mình trong khuôn giới luật, các con lo sợ cũng phải đấy, bởi từ lâu các con đã sống trong cảnh quá nhiều tự do, nên phần đông các con phần nào đã vấp phạm phải giới luật, Thầy cũng như chư Phật, Thánh, Tiên, Thần thương xót cho các con không may phải sa vào con đường lục đạo, nên Thầy phải vì các con mà lập nên giới luật, để làm bức tường làm ngăn cản không cho các con sa vào con đường tội lỗi, đành rằng phải thi hành giới luật mỗi con phải ít nhiều chịu sự khắc khổ của luật pháp, nhưng con chỉ chịu khó nhọc trong một thời mà thân con được đời đời vinh hiển, không những được vinh hiển nơi cõi Thiên Đường mà tại cõi phù đồ này con giữ được giới luật cũng được vững sự vinh hiển là Thần Tiên tại thế rồi vậy, con không giữ được giới luật chư Thiên Hộ Pháp sẽ quở trách con, ma quỉ sẽ khinh thường con, Đạo Đồ sẽ khinh bỉ con, người con coi như không còn một giá trị gì nữa, đời cũng không nên đời, đạo cũng không nên đạo, đã mang lấy cái danh là người tu giải thoát mà kết quả chẳng hưởng được gì ân phước của Trời, thì uổng biết chừng nào.
Xưa nay tất thảy mọi người được đắc thành quả vị Phật Tiên cũng nhờ ở nương theo giới luật, không có một người nào ngoài giới luật mà đắc thành quả vị bao giờ, các con nên bình tỉnh không gì mà phải bận tâm lo sợ, giới luật là một phương môn dĩ nhiên phải có với các con, các con coi như đó là một ân phước được hưởng đó vậy, con chỉ chịu khó một lúc đầu, sau quen rồi các con sẽ thấy sung sướng là mình không còn sa vào cảnh tội lỗi nữa, giờ tu con được giao cảm cùng Thầy, lòng con được nhẹ nhàn tươi sáng, giờ cúng trước mặt Thầy cũng như Chư Thiên con không còn hổ thẹn, thấy mình là người mang đầy tội lỗi. Nếu các con giữ gìn được giới luật thì có cần gì phải nhọc công sám hối, sám hối là một phương môn để chuộc lấy tội lỗi đã làm, không phải mãi gây ra tội lỗi rồi để mà sam hối, như thế thì suốt đời các con mãi cứ sám hối hay sao?
Các con hãy vui mừng đặt mình vào trong khuôn giới luật Thầy sẽ cho chư Thần gần bên các con để hộ trì chánh pháp, các con là người không những đóng một vai trò tu sĩ, mà còn là người được Thầy chọn vào hàng giáo sĩ, hoặc chức sắc Giáo Hữu, Lễ Sanh, trong công cuộc xây dựng hàng ngũ Nữ Phái sau nầy. Người các con quan hệ biết chừng nào, tại sao con không chịu tự lập tự thành, để được xứng đáng là người con yêu quí của Thầy, người chị lành của hàng nữ giới, con có chí Thầy ban ơn, con có công Thầy thăng thưởng, từ đây tất cả các con quyết chí lo tu lo học, lo khép mình trong giới luật để rồi được toại hưởng những ân phước vô biên.
Đem giới luật ra đọc.
Không được thờ ơ trên công việc thi hành giới luật của người tu sĩ.
Chú thích: mỗi khi tu sĩ phạm phải giới luật, thì người Gia Trưởng cũng như Hộ Trì phải chịu một phần liên đới trách nhiệm, nếu phải phạt quỳ hương thì gia trưởng cũng như hộ trì cũng phải bị phạt ít nhất một hương để cho người tu sĩ phạm luật động lòng ăn năn sám hối, việc này Yến và Tuyến nghĩ sao?
Yến Bạch…( dĩ nhiên phải chịu )
Thái Tuyến Thanh bạch ( theo lời dạy con xin tuân y)
Phần Gia Trưởng còn gì nữa?
Thừa Quân bạch …
Đã có Thánh ý chỉ dạy rồi, Gia Trưởng chủ trì phần tinh thần gìn giữ giới luật cho nhà tu, Phó gia chủ về phần sinh hoạt của nhà tu, khi thay thế Gia Trưởng vắng mặt thì cũng có quyền thế trách nhiệm, dù trách nhiệm giữa nhau có khác biệt nhưng khi làm phải có sự hội ý thông cảm giữa nhau để cho dưới trên đồng nhất.Thừa Quân bạch
( gia trưởng quỳ hương khi tu sĩ phạm lỗi) đó là về phần chú thích chứ không phải thành luật, đó là kế hoạch, phần đông không bao giờ có trường phạm giới liên tiếp như con tưởng, như thế thì còn giữ giới luật chỗ nào.
Thái Tuyến Thanh bạch..
Vì nữ giới còn non yếu, mọi việc làm còn phải trông cậy vào nam, hộ trì là bão hộ mọi việc làm thiếu sót của phần nhà tu, không một việc gì mà không có sự kiểm soát, tuy không trực tiếp đến việc làm nhưng về phần hội ý không thể một việc gì có tính cách quan trọng mà không biết, nhất là việc tu học của các tu sĩ, vì thế nên phải liên đới trách nhiệm, lâu nay cũng có kẻ mang danh là hộ trì nhưng rồi bao nhiêu công việc đều không biết đến, như thế là làm việc không có tinh thần trách nhiệm.
VỀ PHẦN TU:
Cấm không được tu pháp môn nào ngoài ra pháp môn của nhà tu đã ban cho.
Không được làm trễ nãi bốn giờ công phu đã quy định
Cấm không được người này bắt chước pháp tu của người khác.
Cấm không được nói pháp tu cho người chưa tu đồng giới
Cấm không được đòi hỏi pháp tu mà mình chưa đến trình độ được truyền
Cấm không được khoe khoang rằng mình đã tu khá hơn người khác.
Cấm chê bai người khác tu kém hơn mình.
Cấm không được thiếu tinh thần tương thân tương trợ trên công việc tu hành
Cấm đem những pháp môn tu hành ở kinh sách ngoại đạo so sánh chê bai pháp kia hay pháp mình dở
VỀ PHẦN HỌC:
Cấm không được coi những kinh sách gì mà không được sự cho phép của ban huấn học
Cấm không được coi những truyện tích hay tiểu thuyết
Chú thích: vì truyện tích có việc hay cũng có việc dở nên coi không có lợi
Cấm không được bỏ bậy bạ những kinh sách hay Thánh giáo
Cấm không được lơ là biến nhác trong những giờ học
Cấm không được chê bai người khác học thấp kém hơn mình.
Cấm không được tỏ ra kiêu căng cho mình khá hơn người
Cấm không được so bì đòi học với người có trình độ khá hơn mình
Cấm không được cải lời chỉ huấn của ban huấn học
Thái Tuyến Thanh bạch…đi học ngoài
Theo luật thì không đặt ra, tùy theo sự lợi hại và nhận xét người tu sĩ có đủ sự tin cậy về việc gìn giữ giới luật hay không mà cho phép, người cho phép phải chịu trách nhiệm về phần giữ giới luật của những tu sĩ ấy, chứ việc học tu cầu tiến bộ, cũng cần cho người tu sĩ để góp phần xây dựng sau này, việc học còn gì nữa?
VỀ PHẦN LỄ BÁI :
Cấm không được thiếu lòng thành kỉnh trong giờ cúng
Cấm không được làm mất trật tự trong giờ cúng
Cấm không được mặt áo quần dơ uế trong giờ cúng
Cấm không được lấy đồ cúng dành riêng cho mình
Cấm không được vắng mặt trong các giờ cúng đã quy định
Còn gì nữa?
Thừa Quân bạch:
Về phần lễ bái tu sĩ bao giờ cũng có sự riêng biệt nhưng vì hoàn cảnh phải chịu thế mà thôi nếu chưa có sự sắp đặt chi khác thì từ nay tu sĩ cũng vào giờ tý và giờ ngọ. Giờ Tý và Ngọ do Yến chủ tế,
Thừa Quân bạch …( Cảm Ứng Kinh ) giờ ngọ cũng được. Thừa Quân bạch. ( về Kinh Hôm Kinh Mai ) nếu dùng cũng có một phần lợi và không có hại.
Thừa Quân bạch. (Về phần tế lễ ) nếu có nhà tu riêng biệt thì gia trưởng giữ phần tế lễ cũng tiện.
Thừa Quân bạch. ( về pháp tứ bửu )
Nếu có nhà tu quy mô thì có một chức sắc cao cấp hộ trì phần tế lễ hộ trì đảm nhiệm, nhưng các giờ thường thì gia trưởng tế lễ cũng được.
Thừa Quân bạch ( về thưởng học, hồng thệ, bí pháp ) thiệt ra hoàn cảnh nơi này cũng khó mà giải quyết cho trọn được, cũng tùy theo đó mà phân định sao cho đủ lễ là được, nếu cần thì người tu vô vi sau giờ cúng công cộng sẽ cúng riêng phần mình cũng tiện.
VỀ PHẦN ĐỐI XỬ GIỮA TU SĨ NỮ VÀ TU SĨ NAM:
Cấm không được tu sĩ nữ đến phòng ở cũng như phòng tu nam, dù cho chức sắc, các Hướng Đạo, tu sĩ cũng vậy.
Cấm không được đến những nơi cơ sở làm lụng, ăn uống của nam .
Chú thích: Để giữ phần nam nữ phân biệt thứ cấp, tuyệt đối nữ không được đến vị trí của nam, dù nơi trù phòng cũng vậy, nếu cần có sự giao dịch giữa nhau thì gia trưởng gia phó hoặc những tu sĩ có tuổi và có tư cách đứng đắn được qua lại mà thôi, lâu nay cũng vì sự qua lại tự do mà đi vào chỗ lộn xộn.
Cấm không được gặp gỡ người tu nam để chuyện vãn
Cấm không được mượn người tu nam làm giúp cho mình một việc gì, trừ ra tổ chức nhờ cậy
Cấm không được dùng đồ của người tu nam
Cấm không được đưa đồ của mình cho người nam dùng .
Cấm không được giúp đỡ tiền bạc hoặc đồ vật cho người tu nam.
Chú thích: Người tu nam gồm có chức sắc Hội Thánh, Hướng Đạo, Giáo Sĩ, Tu Sĩ.v.v..Là những người có đủ Quyền Pháp được sự đài thọ giúp đỡ hộ trì của tòan thể đạo hữu, có đủ phương tiện để sống, còn người nữ tu sĩ nguyện giải thoát đến ở nhà tu, sống với hoàn cảnh eo hẹp phải đặt mình trong giới luật thì làm sao có đủ phương tiện để giúp đỡ cho người nam, mà tại sao có sự giúp đỡ ấy, có những lý do không tốt đẹp như sau:
Một là dùng của tiền để mua chuộc người nam đặng cậy dựa nơi quyền thế.
Hai là dùng tài vật giúp đỡ cho người nam để mua chuộc tình thân, vì sự giúp đỡ ấy người tu sĩ sinh ra tư tưởng làm sao cho có tiền mà phải đi đi sai với giới luật nhà tu, đó là cái không lợi cho tâm giới của người tu sĩ, còn cái hại cho người nam là làm cho nữ tu sĩ vì mình mà phải phạm lỗi, không giữ được tình thương bình đẳng với tất cả mọi người nữ tu sĩ rồi sinh ra thân sơ oán hờn giữa nhau.
Cấm không được kiếm cớ để gần người tu nam đặng cầu thân.
Cấm không được kiếm cớ hỏi người nam một việc gì
Cấm không được làm chung với người nam việc gì trong bất cứ trường hợp nào
Chú thích: Ví như gặp trường hợp khi mình đang làm việc gì ở chỗ công cộng người nam đến thì mình phải đi liền.
Cấm không được đứng nói chuyện với người nam trong khi gặp gỡ nơi đàng sá quá ba phút trong khi chuyện vãn không được ngó mặt người nam, hoặc có cử chỉ lã lơi cười cợt.
Đọc lại phần đối xử.
Còn gì nữa không?
Thừa Quân bạch : về phần giữa cha con
Không được, vì người tu sĩ đã nguyện giải thoát đến ở nhà tu tức là không còn phụ thuộc ở gia đình mà là người con em của tổ chức nhà tu rồi vậy, nếu tất cả người tu nam đều có con em ở tu xá rồi dùng để kẻ sai khiến cho mình thì còn gì là tổ chức của tu xá nữa.
Thừa Quân bạch: khám bệnh ở bác sĩ trong lúc đau ốm
Đó là trường hợp đặc biệt có tính cách nhứt thời không có gì hại cả nhưng cũng cấm không được ở lại.
Thừa Quân bạch: giúp đỡ và là học hỏi thêm với người nam.
Những tu sĩ đã lớn tuổi mà đã có một trình độ tu tiến khả quan tin tưởng ở họ là người trọn giữ được giới luật thì được châm chước cho, pháp luật sau này qui định.
Thừa Quân bạch: người nam giúp đỡ tu sĩ nữ trong khi đau ốm nghèo túng.
Được, nhưng phải ở vào những trường hợp có tổ chức nhà tu phải có sự hộ trì của đạo hữu, ví như trường hợp đau ốm thì nhà tu phải mời một số y sĩ y tá thành một ban hộ trì, người nào có thiện chí giúp đỡ thì chỉ góp phần với ban hộ trì về thuốc men đó, chứ nhứt thiết không được giúp trực tiếp với người nữ tu sĩ.
Thừa Quân bạch: về sự tu sĩ giúp đỡ quí anh lớn.
Tại sao tổ chức của nam lại không có sự giúp đỡ mà phải nương nhờ người tu sĩ là nghĩa làm sao? Như thế làm sao giữ được giới luật nhà tu? Việc đã qua rồi thì thôi, còn về sắp tới bao nhiêu công việc dính dáng như chú cháu, anh em đều phải chấm dứt, nếu tình trạng nầy dây dưa thì công việc thi hành giới luật sẽ không thành. Lần này mà không thành được thì sẽ có lệnh bế cơ. Thầy sẽ chuyển đồng tử đến một nơi khác, nơi đây sẽ thu hồi sứ mạng, và sứ mạng bị thu hồi thì các con không còn sống trong ơn cứu độ của Thầy nữa, các con nghĩ sao?
Thừa Quân bạch: về sự kỵ lạp của quí anh lớn.
Chính những ngày giỗ kỵ của các tu sĩ cũng phải có luật định, từ đây chỉ được giỗ kỵ công đồng tại tu xá mà thôi. Còn những trường hợp con vừa trình bày nếu cần thì chỉ để tinh thần cầu nguyện, hoặc tế lễ tại nơi tu xá mà thôi.
Thừa Quân bạch:
Người Hướng Đạo phải coi tất cả mọi người là con em của mình, phải để lòng xây dựng nhà tu cho thành, nếu còn có chỗ riêng rẽ thân sơ thì đời nào xây dựng cho được tổ chức nhà tu lành mạnh.
Thái Tuyến Thanh bạch: về sự thư từ
Đó là luật định, người tu sĩ mỗi khi có thư từ của ai gởi đến cũng phải qua tổ chức hoặc mình gởi đi cũng phải qua tổ chức cả, nếu còn có sự lén lút thì người tu sĩ đó đã phạm luật cho nên trước khi thi hành giới luật phải lập lời hồng thệ trước Thầy và chư Thiên, nếu phạm thì phải bị tội nơi Thiên Đình đó vậy.
Thái Tuyến Thanh bạch….việc thư
Người bề trên gởi cho tu sĩ cũng phải gởi đến tu xá, tu sĩ chỉ nhận ở tu xá mà thôi.
Thái Tuyến Thanh bạch. Giới luật nhà tu nam
Sao hỏi lộn xộn, giới luật nữ còn nhiều điều chưa lập xong
Thừa Quân bạch. Về tu sĩ có những em út
Về phần đối xử giữa nữ và nam còn gì nữa? Hỏi Yến
Yến bạch….việc tẩn liệm người nữ
Cũng nên đào tạo cho có người nữ thì tốt hơn, vì hàng tu sĩ nên tập làm những việc khó nhọc ấy nếu bất đắc dĩ không có thì nhờ người nam cũng được.
Nguyệt bạch.
Yến bạch.
Thượng Hậu Thanh bạch
Thừa Quân bạch
Giới luật này nếu lập xong đêm nay thì từ nay đến 23 các con họp nhau phân thành chương nào, điều nào giữa giới bổn của …và Thầy, hoặc dư hay thiếu cũng được bớt ra, hoặc thêm vào, để ngày ấy Thầy đến chỉ điểm lại.
ĐỐI VỚI GIÁO HỘI:
Cấm mọi người không được khinh lờn Quyền Pháp, cấm không được từ chối một công tác gì của Giáo Hội giao phó.
ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH:
Cấm không được bất hiếu với cha mẹ.
Chú thích: Hiếu đây không phải là kẻ làm con chỉ biết việc vâng lời và phụng dưỡng cho cha mẹ, người tu sĩ nguyện xuất gia tu học để mong ngày thành đạo cứu độ cho cha mẹ và cửu huyền thất tổ. Theo đạo hiếu của Khổng Tử trong Hiếu Kinh có nói: “thân thể phát phu thọ ư phụ mẫu, bất cảm hủy thương, hiếu chi thỉ giả. Lập thân hành đạo dương danh hậu thế dĩ hiển phụ mẫu, hiếu chi chung giả” ấy là đạo hiếu của tu sĩ. Tu sĩ phải làm sao đạt được chí nguyện của mình là tu cho đến ngày đắc thành quả vị, đem thân này ra để giúp ích cho chúng sinh, chung xây nền đạo pháp đó mới là hiếu trọn vẹn.
Cấm người tu sĩ về thăm nhà mình một năm quá bốn lần, trừ trường hợp cha mẹ và anh em ruột đau nặng thì được xin phép về thăm nếu hoàn cảnh gia đình cha mẹ không có con em giúp đỡ thì người tu sĩ được tổ chức cho phép về nuôi dưỡng trong lúc đau nặng, nếu anh em ruột ở trong hoàn cảnh cô đơn thiếu người giúp đỡ do sự nhận xét của tổ chức nhà tu cũng được xin phép nuôi nấng trong lúc đau nặng, nhưng không được cố ý làm trễ nãi thời gian. Trường hợp
cha mẹ đồng tu ở gần một nơi, cấm không được lui tới tự do, không được phụng dưỡng như con lo cho cha mẹ ở nhà, nhưng gặp trường hợp đặc biệt có thể xin phép tổ chức đến thăm viếng nhưng không quá nữa tháng một lần.
Về phần cha mẹ anh em ruột có thể đến thăm một tháng bốn lần, nhưng phải qua mặt tổ chức nhà tu.Về phần kỵ
lạp thì hành lễ tại tu xá chỉ trừ gặp phải cha mẹ mới qui liễu các ngày tuần cửu, tiểu, đại tường, thì được phép về.
Về phần giúp đỡ thì cha mẹ anh em ruột có thể giúp đỡ cho tu sĩ hoặc tiền bạc đồ vật trong lúc tổ chức nhà tu còn nghèo, còn gì nữa?
Yến bạch. Xin đàn
Việc lập giới luật chưa xong cứ xin việc này việc khác hoài, làm xao động điển quangg khó tiếp tục, nhưng Thầy cũng từ bi trả lời cho con, rồi đây từ ngày thi hành giới luật hằng tháng đều có đàn để Diêu Trì Kim Mẫu và chư Tiên nữ về hộ trì giới luật cho các con. Hỏi: tu sĩ về phần đối với gia đình, còn gì nữa không?
Mận bạch …
Theo luật định thì người tu sĩ đi ra ngoài phải có hai người, nếu trường hợp về nhà bà con cô bác đến thăm ở nơi gia đình công cộng thì không có gì trở ngại, luật pháp được châm chế, nhưng người tu sĩ cần phải được đoạn duyên giảm sự thì tốt.
Hương Ngại bạch…
Những tu sĩ tâm giới được trọn thì không cần phải hạn chế, các tu sĩ còn tuổi nhỏ tâm giới còn non chỉ được phép thăm người thân mà thôi.
Vân bạch.
Người tu sĩ trong lúc đường tu còn kém tâm đức chưa được trọn lành thì phải cố gắng khép mình trong kỷ luật, việc đi lại thăm viếng trừ những trường hợp như trên các con không nên đòi hỏi quá dễ dãi thành ra coi như không còn có giới luật nữa, chỉ trừ trường hợp đặc biệt như đau nặng thì mới được về thăm còn người tu đã vào nhà tu dù chính thức hay tập sự cũng phải ở trong khuôn giới luật mà thôi, người tập sự để tiến lên chánh thức nếu không giữ giới luật thì đường tu ngày nào tiến bộ, xưa nay các giới luật của các tôn giáo, tôn giáo nào cũng có một giới luật nghiêm minh để ngăn ngừa sự sai quấy, giữa nam và nữ, người tu sĩ nữ không được gần gũi người nam, hoặc bạn bè với người nam, tất cả những người sa ngã cũng vì bởi lẽ đó.
Hương Ngại bạch: Thăm đạo hữu.
Trong thời gian đi hành đạo thì được nhưng về thăm nhà thì không nên.
Yến bạch: Tu sĩ dự lễ thành hôn anh chị em ruột.
Tạm thời thì được, điều này về sau còn phải nghiên cứu lại.
Thừa Quân bạch. Quyền hạn giữ giới và các tu sĩ (nhận) các nơi.
Về phần phạt người phạm giới luật, phạm nặng thì trục xuất, phạm những luật giới trọng thì cấm phòng bãy ngày, trong bãy ngày đó phải tụng Kinh Cứu Khổ và đọc Lương Hoàng Sám để sám hối, phạm nhẹ nữa thì quì hương 1đến 5 cây, người sơ phạm thì phạt nhẹ, người tái phạm thì phạt nặng hơn, có ba hình thức như vậy, lỗi nhỏ thì do gia trưởng gia phó và ban hộ trì chỉ phạt tội nặng, mà trọng thì phải có ban hộ trì quyết định.
PHẦN ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI NGOÀI:
Về phần gia đình những ngày Tết tu sĩ được về thăm nhà, được phép thăm viếng đạo hữu nhưng phải có tổ chức thành đoàn thể không nên đi lẻ tẻ, người quen biết hay là bà con xa đạo hữu có thể đến thăm tu sĩ nhưng phải được sự chứng kiến của tổ chức mỗi lần không quá 15 phút. Vì sự xin việc này việc khác nên chương điều có phần lộn xộn thiếu sót các con từ nay đến 23 chung nhau sắp xếp cho thành chương điều, để trình lên cho Thầy.
Thôi hết giờ còn gì hỏi không?
Thừa Quân bạch: về xử xóa phạt
Người hộ trì thường trực làm chủ còn biện hộ trong hàng tu sĩ thì sự tín nhiệm người nào nhờ giúp đỡ cho mình, còn khi xử trục xuất phải có mặt cha mẹ.
Thừa Quân bạch: Trường hợp không có cha mẹ, hoặc cha mẹ ở xa.
Đây không phải luật là kiện làm việc như thế gian, sở dĩ có người biện hộ giúp là sợ hàm oan mà thôi, việc xử phạt đây là sự bất đắc dĩ nếu không thì sợ tác hại cho đa số, chứ bao giờ cũng đứng trên cương vị đạo đức và tình thương, nếu gặp trường hợp không được rõ ràng đôi bên dằn co thì chờ có đàn xin quyết định, nếu thời kỳ bế cơ thì đa số trong ban làm quyết định
Thừa Quân bạch
Gia đình để chứng kiến mà thôi, nếu không có cũng không đặt thành vấn đề vì cha mẹ chết, chỉ có đi vắng là phải chờ, nếu cần thì mời vị Đầu Họ ở thất ấy đến dự.
Thừa Quân bạch.
Về phần đối xử giữa nam và nữ hạng nào cũng phải giữ cả, hoặc đi đứng nằm ngồi cũng phải giữ, chỉ có phần đối với gia đình, với đạo hữu các con tùy theo trình độ của chúng nó, lọc ra rồi trình lại cho Thầy xét lại.
Thôi các con hoan hưởng chung bồ đào (hai) để cầu nguyện chờ đến 23 Thầy sẽ ban cho.
Thôi Thầy ban ơn cho các con nam nữ . Thầy thăng.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.
10 phút tìm hiểu ĐẠO CAO ĐÀI .
Tác giả: Đào Công Tâm (Bản PPS) Dương Trọng Thu biên tập lại theo Google Slides
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét