Đại Đạo tạo con đò cứu khổ, Hướng đạo cần tự độ, độ tha. Năm chi bảy phái hiệp hòa, Trương cờ Đại Đạo xây tòa vạn linh.

LỜI GIAO CẢM

LỜI GIAO CẢM
(Kích vào hình ảnh để xem tiếp lời giao cảm)
  Xin chân thành cảm ơn quý huynh, tỷ, đệ, muội và quý độc giả đã ghé thăm NGÔI NHÀ ĐẠI ĐẠO

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

TƯƠNG QUAN GIỮA TRUNG THIÊN ĐẠO VÀ ĐẠO CAO ĐÀI

(Trích”Nhà Cách Mạng Trần Cao Vân với Trung thiên dịch –Trung thiên Đạo
                     Nguyên tác: Hành Sơn Lương Vĩnh Thuật
                         Tục biên và bổ túc: Trần Công Định

A.NGUYÊN NHÂN VÀ THỜI GIAN XUẤT HIỆN:
Trung Thiên Đạo và Đạo Cao Đài xuất hiện tại Việt Nam vào đầu thế Kỷ XX.
Trung Thiên Dịch-Trung Thiên Đạo phát tích tại Ngũ Hành Sơn,Quảng Nam(1885)thuộc quyền nội trị của triều đình Huế dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp.
Cụ Trần Cao Vân sáng tác Trung Thiên Dịch và hình thành Trung Thiên Đạo phổ truyền tại các tỉnh nam,ngãi,bình,phú 1901.Sau vụ án Trung thiên dịch-Trung thiên Đạo tại tỉnh Bình định năm 1903 thì việc truyền bá Đạo này bị hoàn toàn cấm chỉ.
Khi cụ Trần Cao Vân ngồi tù tại nhà lao Bình định,cụ vẫn tiếp tục sáng tác Trung thiên dịch và hoàn thành Trung thiên Đạo đã được ơn trên ba lần khải thị khai minh Thiên nhãn làm biểu tượng tôn thờ của Đạo Trung Thiên.

“Gốc cây cứng đã từng gặp sắt,
Vạch mây nhìn thấy mắt Trung thiên
Cường tai bất ỷ bất thiên
Năm mươi(50)Hà Lạc tự nhiên an bài…”
Và một lần đã gửi thư cho môn đồ hãy an tâm giữ đạo,sớm muộn Trung Thiên Đạo sẽ được phổ truyền.
Cụ Trần Cao Vân đã nói:
“Dù thấy khổ các con đừng chán nản,
Đạo ta còn Thầy bạn hiếm chi
Chẳng qua ngộ thời nhi dĩ ngộ thời nhi…
Dù tri giả,hay bất tri thì cũng mặc
Lần trải khắp Đông Tây Nam Bắc
Ví kêu bằng ngưu mã cũng ừ xuôi
Sẽ cùng bạn sơn thủy ngồi coi
Chừng Thiên Nhãn mở soi rồi mới tỏ
Đông chấn rõ ràng con đứng giữa
Một ông Vô Cực đứng đầu ngôi
Tứ tượng xây đồng đủ bốn ngôi(1)”
Và kết quả vụ án Trung Thiên Dịch-Trung Thiên Đạo tại Bình Định(1903),cụ Trần Cao Vân bị phạt tù 9 năm giam tại ngục Bình Định,và thân sinh của cụ cũng bị phạt vạ bốn mươi lăm đồng(45$)vì tội”ngày thường không để ý cấm ngăn việc làm phi pháp của con”(bình nhật bất năng cử đệ).Cụ Trần Cao Vân gửi thư về thăm thân phụ với bài thơ cảm tác:
“…Của hậu thiên vay trả một lần,
Bốn mươi lăm trự số tiền thiên(2)
Nợ con cha trả đà nên lạ,
Tội mỗ trời làm phép phải vâng
Bốn điệu sắc vua ban một lệ
Chín năm ơn chúa đội muôn lần
Phước may mừng trả xong rồi nạn
Rủ sách từ đây hết nợ trần.
Rủ sách từ đây hết nợ trần,
Để coi con Tạo mở ngôi Dần(2)
Một tay dựng nổi lò thiên địa
Muôn nước thờ chung ánh mắt thần
Mười bốn đoạn đường xe trở bánh
Ba trăm dư độ ngựa thay đân
Tiên thiên đổi lại Trung thiên đấy
Ló mắt trời ra mới biết Vân
Để chứng minh lời minh thị của vị tiên nhân thọ truyền bi pháp cho cụ Trần Cao Vân tại Ngũ hành sơn,Ngài đã nói:
”Ta là người ở Đông,Tây,Nam,Bắc,Ta đứng giữa trời đất,hình ta dễ thấy,tên ta khó xưng.Ôi trời che ta ! Đất chở Ta,Trời đất sinh ta có ý không ?...Ta đem cái ta là thiên mạng để làm cái tánh của ta,ta tu cái đạo của ta,ta làm sáng tỏ giáo lý của ta.Ta ở đây hay ta đi rồi,thì cũng là ta,ngươi muốn biết ta,mười tám năm sau cũng chưa muộn…”
Quả nhiên năm 1903 Trung thiên dịch và Trung thiên Đạo bị cấm chỉ tại Trung kỳ,tài liệu này bị lục soát và triệt tiêu triệt để.
-Đạo Cao Đài phát tích tại núi Dương Đông,đảo Phú quốc,Nam kỳ(dưới quyền cai trị của bộ thuộc địa Pháp).Vào khoảng tháng 3 năm Tân dậu(1921,Ngài Ngô Văn Chiêu chí thành cầu đạo,bỗng thấy hiện ra trước Ngài một con mắt thật lớn,hào quang chiếu sáng,và hai lần như vậy,Ngài Ngô Văn Chiêu xin tạo Thiên Nhãn để thờ.Biểu tượng thờ Thiên Nhãn của Đạo Cao Đài cũng phát nguyên từ đấy.
Thế là từ ngày Trung thiên dịch-Trung thiên Đạo bị cấm chỉ(1903)đến ngày Đạo Cao Đài thị hiện(1921),cach nhau đúng 18 năm.
Đạo Cao Đài làm lễ Khai đạo chính thức vào ngày rằm tháng 10 năm Bính Dần tại chùa Từ lâm tại Gò kén,Tây Ninh(1926).
B. ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG:
Khoảng thời gian hai nền đạo cách nhau gần hai mươi năm,nhưng tôn chỉ và mục đích cảu Trung Thiên Đạo và Đao Cao Đài không khác biệt,cả đến hình thức và lễ nghi thờ phượng cũng giống nhau.Hai đạo đều tôn thờ Thượng đế,biểu tượng bằng Thiên Nhãn với ngôi Thái Cực đặt vào vị trí trung ương,biểu thị quyền năng tuyệt đối của đấng cha chung thống ngự và hóa sanh muôn loài vạn vật.
Và từ những định số huyền diệu của trung Thiên Đạo:12,36,72,3000 cũng khế hợp với Pháp chánh truyền và tổ chức cửu trùng đài của nền Đại Đại Tam Kỳ Phổ Độ.Đó là chưa kể đến những câu đối liễn được ơn trên minh thị nêu ở Tòa thánh và tại các Thánh đường,Thánh thất khắp nơi trong và ngoài nước.Tất cả đều nhìn nhận:
Thượng đế là đấng cha chung,
Quả đất là ngôi nhà chung,
Nhân loại trong bốn biển năm châu đều là anh em cả.
Đây là những câu tiêu biểu:
    Đạo vẫn không riêng:Gia,Lão,Thích,Hồi,Nho đồng đạo cả,
Trời đâu có phụ:Á,Âu,Phi,Úc,Mỹ vẫn Trời chung.

Và:

Ngọc Đế Tam kỳ:Nam,Bắc,Đông,Tây hưng chánh Đạo,
Cao Đài qui vạn pháp:Thích,Nho,Gia,Lão thống chơn truyền.
Vậy Trung thiên dịch-Trung thiên Đạo của cụ Trần Cao Vân phải chăng đây là một tiền nhân báo hiệu khai minh chơn đạo để chẩn bị cho nền Đại Đạo Cao Đài xuất hiện.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

  • Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi
  • 10 phút tìm hiểu ĐẠO CAO ĐÀI .
  • Tác giả: Đào Công Tâm (Bản PPS)
  • Dương Trọng Thu biên tập lại theo Google Slides