Đức Cao Triều Tiền Bối liễu đạo ngày 5/8 Bính Thân (1956) tại Hà Nội. Sau ba lần cải táng ở miền Bắc, di hài được đưa về miền Nam cách đây mấy năm tại tư gia đường Đặng Tất Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguồn: HUỆ Ý
Sau khi Đức Cao Triều liễu đạo, Cụ Bà nhiều lúc dùng hình thức tiểu ngọc cơ để thăm hỏi Đức Cao Triều. Một thời gian sau Đức Cao Triều về lần cuối cùng, tạm biệt gia đình để trở về Nam hướng dẫn Thanh Thiếu Niên. Từ đó về sau Cụ Bà nhiều lần cầu cơ nhưng không tiếp xúc được nữa.
Từ mùa Xuân Đinh Mùi (1967) - Thừa lịnh Đức CHí TÔN, Đức Cao Triều lâm đàn tiếp tục sứ mạng hướng dẫn, huấn luyện, đào tạo thế hệ tiếp nối.
Khi chuẩn bị khánh thành Đài Liệt Sĩ Tông Đồ Tử Đạo ở Mặt Trận Giồng Bốm, Ông Ngô Tâm Đạo có lên xin thỉnh di hài Đức Cao Triều về Minh Hải với lý do "sự có mặt của vị lãnh đạo Mặt Trận Giồng Bốm là điều mong ước của các liệt sĩ". Hôm đó không hiểu sao Cụ Bà chưa chấp thuận. Tối đến Đức Cao Triều báo mộng trách Cụ Bà "Tôi suốt đời hy sinh cho Đạo, nay Đạo rước sao Bà không để tôi đi". Cụ Bà hối tiếc và cho biết lần tới sẽ chia hai, Đạo nửa, gia đình nửa.
Hoài bão, nguyện vọng, hùng khí của Đức Cao Triều truyền lại chúng ta bằng những lời văn cô đọng uy hùng, những vần thơ xúc cảm. Tất cả được kết tập lại thành "Thánh giáo Đức Cao Triều" và giờ học tập Thánh giáo
Thanh Niên là một trọng điểm trong chương trình đào tạo thế hệ trẻ tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý.
Hôm nay chúng tôi xin đề cập đến bốn trọng điểm trong số các lời dạy của Ngài :
- Minh định "Lý tưởng Đại Đạo"
- Xây dựng "thế hệ tiếp nối"
- Tuổi trẻ và ý thức "Thống Nhứt Đại Đạo"
- Hiện tình giáo lý Đại Đạo và trách nhiệm nâng cao tầm mức giáo lý Đại Đạo.
Việc đầu tiên Đức Cao Triều đặt vấn đề cho chúng ta tự vấn, suy ngẫm, lượng giá lại đức tin của mình.
Đối với các em học sinh, tuần nào cũng đến Thánh
Thất, có người đặt câu hỏi "cháu đi chùa để làm gì? " Em trả lời ra sao ?
Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo trong một lần lâm đàn, Ngài soi điển vào số đồng nhi lễ sĩ và thấy lý do các em đến chùa thất như sau:
-(a) Thấy chúng bạn đi đông đảo vui vẻ nên theo.
-(b) Không đi bị cha mẹ đánh đòn nên phải đi.
-(c) Sợ ma quỉ quấy phá nên đi chùa.
-(d) Năm nay đến kỳ thi, đi chùa để Ơn Trên phù hộ thi đậu.
Những lý do trên đều không chánh lý. Đức Giáo Tông không trách lễ sĩ đồng nhi nhưng Ngài buồn vì có bực phụ huynh cũng chưa thông hiểu "Đến chùa thất để làm gì? "
Đức Giáo Tông dạy : đi chùa thất để hoàn thiện hóa bản thân mình và sau đó hoàn thiện hóa anh em, hàng xóm, xã hội.
Sau một thời gian hướng dẫn, Đức Cao Triều kêu gọi Thanh Thiếu Niên mỗi người viết bản tự nguyện hiến dâng. Không có mẫu, mỗi người tự ý viết. Đức Cao Triều tiếp nhận và dạy :
" Bản tự nguyện hiến dâng có bút ký của các em đã đến Tiên Huynh. Tiên Huynh vừa thương hại, vừa tội nghiệp...Các em không biết hiến dâng cho ai ? Hiến dâng với mục đích gì ? Các em nên nhớ không phải hiến dâng cho Thượng Đế đâu nhé. Đức Thượng Đế Chí Tôn không kêu gọi ai hiến dâng cho Ngài mà dạy bảo con người hãy thương yêu và hiến dâng cho nhau. Chỉ có một câu mà Tiên Huynh có thể lưu ý được, đó là các em tình nguyện suốt đời giữ đạo Cao Đài (Cười). Các em ơi, tại sao lại phải giữ Đạo Cao Đài ?
Thế nào là giữ Đạo Cao Đài ?
Vừa rồi tôi có tiếp một chị sắp đi diện H.O đến Cơ Quan xin địa chỉ Thánh Thất ở bên Mỹ. Việc đầu tiên, chị trao tôi tờ Sớ Cầu Đạo từ năm 1950 như một bảo đảm lý lịch. Kế tiếp là xin tôi giúp chị tài liệu để tìm hiểu về Đạo Cao Đài chứ từ trước đến nay chị cũng không nắm vững.
Đâu phải giữ Đạo cao Đài là giữ sớ cầu đạo rồi nói mình vào đạo đã mấy mươi năm. Ơn Trên dạy :
" Tu mà tính tháng kể năm, Chứ không nổ lực chơn tâm dồi mài".
Đức Cao Triều dạy :
" Nếu các em chưa tìm hiểu lý tưởng, mục đích cao cả của Đạo Cao Đài. Cũng như không biết đặt lý tưởng mình dung hợp với Đạo cao Đài để xây dựng những gì cao cả, ích lợi thiết thực cho non sông Tổ Quốc, đạo lý và nhân loại thì sự giữ Đạo Cao Đài không ích lợi gì. Chẳng khác nào các em giữ một món đồ cổ trong muôn ngàn món đồ cổ khác".
Món đồ cổ nằm trong tủ kính, được người ta cất giữ cẩn thận, nhưng nó bàng quang trước thế cuộc thăng trầm, nhân loại nghèo đói, dốt nát bệnh tật nó cũng mặc kệ.
" Trần gian vạn khổ còn kia,
Lòng người Bồ Tát đâu lìa chúng sanh".
nhất định Đạo cao Đài không bao giờ là một món đồ cổ. Vậy thì Đại Đạo là chi ? Đức Cao Triều dạy :
1. ĐạI ĐạO là con đường rộng lớn nhất để đưa nhân
loại đến ĐạI ĐồNG THế GIớI, không kỳ thị phân chia, phù hợp xu hướng văn minh, tiến bộ, tạo cảnh giới an lạc, hòa bình hạnh phúc thế gian và siêu xuất thế gian, đó cũng là chiếc bát nhã thoàn đưa khách năm châu đến cứu cánh tận độ.
2. ĐạI ĐạO là cánh cửa càn khôn rộng mở cho văn minh khoa học loài người đạt đến điểm cao vút để nhìn thấy cơ vi mầu nhiệm của Tạo Hóa mà thành tín trước Đức Háo Sanh mầu nhiệm và Đức Từ Bi sáng tạo vô ngần của THƯợNG Đế, như vậy ĐạI ĐạO là con đường chân lý mà loài người phải vươn tới.
3. ĐạI ĐạO đưa con người tiến hóa lên nấc thang đạo đức tận thiện tận mỹ.
- Chánh pháp Thầy truyền
- Giáo lý các Đấng Thiêng Liêng dạy
- Tình dân tộc nghĩa đồng bào của chư môn đệ
- Cứu cánh tận độ của Đức Chí Tôn đặt để và
- Môi trường xã hội loài người cả thảy đều là yếu tố tích cực rất thuận lợi cho loài người tiến đến đạo đức cao cả, nhứt là vào thời kỳ mạt kiếp.
4. Trong phạm vi khác, ĐạI ĐạO có thể là con đường sứ mạng của dân Việt, vì giáo lý cao Đài là kết hợp tinh thần văn hiến của dân Việt, đó là điều hãnh diện của dân tộc trong công cuộc xây dựng văn minh thế giới chung.
Đức Cao Triều rất dân chủ, không áp đặt chúng ta. Sau khi dạy lý tưởng Đại Đạo hay như vậy, cao đẹp như vậy, đáng lẽ Đức Cao Triều bảo chúng ta " các em vô Đạo Cao Đài đi" đằng này không ? Đức Cao Triều lại đặt vấn đề cho chúng ta tự vấn :
" Vậy thì đó chẳng phải là con đường lý tưởng tối ưu của cả thảy chư môn đệ Đức Chí Tôn, của hàng Thiên Ân Hướng Đạo, của Thanh Thiếu Niên Đại Đạo sao?"
Lý tưởng Đại Đạo sáng tỏ rồi, làm sao hoằng dương Đại Đạo ?
5. Xây dựng thế hệ tiếp nối :
Chúng ta đang chứng kiến và góp phần thực hiện hai sự kiện hy hữu :
- Thứ nhất : Đức Thượng Đế Chí Tôn đến thế gian, khai Tam Kỳ Phổ Độ là sự kiện hi hữu thứ nhất.
- Thứ hai : con người có tiếp nhận và hoằng khai được Đại Đạo hay không là sự kiện hy hữu thứ hai.
Sự kiện hi hữu thứ hai này tùy thuộc vào tín đồ Đại Đạo nói chung, thế hệ trẻ Đại Đạo nói riêng, vì tuổi trẻ là tương lai. là hạt ngọc của Đại Đạo. Các bạn là những hạt ngọc, Đức Cao Triều không muốn các bạn vùi thân trong chốn cát lẫn, bụi lầm, mai một đi căn cơ đạo hạnh.
" Ngọc như đá, ngọc đâu có quí,
Cát là vàng, vàng ví cát thôi"
Tảng đá, cục bùn, nó đi karaôkê, thây kệ nó. Mình là ngọc,là vàng, mình phải học Thánh kinh hiền truyện. Cho nên là ngọc, là vàng, người trẻ Đại Đạo lúc nào cũng khép mình trong khuôn vàng thước ngọc để lành mạnh hóa, rồi cảm tình hoá và điển hình hóa từ cá nhân đến tập thể.
Đức Cao Triều dạy :
" Anh đem thước ngọc khuôn vàng,
Đó là Đạo Lý bảo tồn các em ".
Đức Ngộ Minh Đạo Nhơn dạy :
" Còn các em Thanh thiếu niên thì có nhiệm vụ lành mạnh hóa bản thân mình trong nếp sống đạo đức để cảm tình hóa và điển hình hóa hầu thâu phục nhân tâm trong lứa tuổi đang lên để cùng nhau có một nếp sống lành mạnh, sáng tạo lành mạnh để trở thành những thanh thiếu niên đạo đức gương mẫu và cũng là những mầm non gương tốt cho quốc gia, xã hội, nhân quần ở tương lai đó vậy".
Đức Cao Triều ban cho Thanh Thiếu Niên 5 điều tâm niệm làm phương châm rèn luyện :
1. Khắc khổ, nghiêm chỉnh bản thân và thương yêu tha nhân.
2. Xem mọi người là mình,mình là mọi người.Thương người hoàn hảo hoá người, thương ta hoàn hảo hoá ta.
3. Đặt trọn niềm tin nơi Đấng Chí Tôn và Đại Đạo.
4. Đặt hết sự trọng kính nơi Cơ Quan.
5.Quyết tâm nắm cờ Đại Đạo cắm khắp mọi nơi, ngõ hầu cứu độ toàn nhân loại.
Sau khi khép mình vào khuôn thước, thế hệ tiếp nối còn phải vươn cao trên 4 cột trụ : TÂM, HạNH, ĐỨC, TÀI. Khiếm khuyết bất cứ cây trụ nào cũng làm cho chúng ta chông chênh.
Một số em cho rằng, nay mai tận thế cần gì học, số khác thì nói trong Đạo chỉ cần thấy "HUệ" chứ cần gì trí rồi đâm ra lơ là hoặc chống đối việc học. Các quan niệm quá khích hoặc thiển cận, hoặc lệch lạc này cần phải được uốn lại cho ngay thẳng.
Đức Cao Triều dạy : " đạo đức cao siêu cần thiết thì tâm đức trí năng sâu rộng quyết nhiên không thể lu mờ trong xã hội học vấn tri thức ngày nay".
Đức Lý Giáo Tông dạy :
" Tài với đức đổi trao phụng sự,
Tâm với Tài bực thứ không hai;
Có tâm mà lại có tài,
Đức tâm tài đủ Đạo Thầy hoằng dương"
Tâm, hạnh, Đức, Tài đầy đủ là hành trang sẳn sàng rồi, chúng ta nắm cờ Đại Đạo cắm khắp mọi nơi được chưa ?
6. Thế hệ trẻ và ý thức "THốNG NHẤT ĐạI ĐạO"
Chúng ta bị khối u ở cổ, nuốt không trôi, nhả không được, đó là vấn đề chia chi rẽ phái.
Đức Cao Triều dạy :
" Người tuổi trẻ vẫn còn nhìn thấy một thực tế não lòng, một thực tế rất buồn đau cho những ai ưu tư từ cuộc đời sứ mạng. Ngày nào thực tế ấy còn ngự trị trên tấm thân Đại Đạo là ngày mà Từ Phụ còn buồn thương và nhân sinh còn đau khổ. Thánh Thể của Thầy tại thế gian bị chính tay con cái Ngài phân chia từng manh mún, thì còn gì đau khổ hơn ".
Đức Cao Triều nhấn mạnh :
" Các em hãy gieo ý thức "Thống Nhất Đại Đạo" ngay từ bây giờ và ngay từ tầm sâu tâm não".
Mọi người nhìn thấy điều quan trọng không phải thống nhứt cơ cấu, thống nhứt con người, thống nhứt tổ chức mà hệ trọng ở chỗ "thống Nhứt Giáo Lý"
" Gặp gở nhau trên dòng giáo lý,
Nhìn với nhau tôn chỉ Cao Đài;
Không còn chia biệt Đông tây,
Không còn phái nọ, chi nầy Phật Tiên ".
Đức Cao Triều dạy thế hệ trẻ : "dĩ vãng hãy xếp lại, hiện tại hãy bày ra và tương lai là vấn đề quyết định". Thế hệ trẻ hãy nhìn về tương lai mà chung lưng đâu cật, san xẻ tình thương sự sống cho nhau.
Trước yêu cầu cấp bách về giáo lý thế hệ trẻ có nhiệm vụ gì ?
7. Hiện tình giáo lý và trách nhiệm nâng cao tầm mức giáo lý Đại Đạo :
Đức Cao Triều nhận định : " giáo lý Đạo quá giản lược chưa thỏa mãn sự tìm hiểu của các giới. Tính chất giản lược của giáo lý Đại Đạo có ưu điểm là dễ hiểu, dễ phổ biến, tuy nhiên cũng chưa làm sáng tỏ minh bạch cao độ. Nhìn về nội bộ cao Đài đã bao người am tường yếu lý của Đạo rành mạch thâm sâu nên có một số chư đạo hữu đạo tâm còn ưu tư ngờ vực về tiền đồ cơ Đạo mặc dầu hết sức tin Thầy mến Đạo".
Giản lược có phải chăng là mới phác họa những khung vườn nhưng chưa đầy đủ các bộ phận ? Trong tình hình này Đức Cao Triều trao nhiệm vụ mới cho chúng ta "nâng cao tầm mức giáo lý Đại Đạo".
Đức Cao Triều dạy : " Các em hãy nâng cao tầm mức giáo lý Đại Đạo cho có tính TRIếT HọC - KHOA HọC - VĂN HọC để thêm tính hấp dẫn và phổ biến ".
Ơn Trên dạy nhiều rồi, giờ là lúc chúng ta phải gia tăng nổ lực. Đức Cao Triều dạy :
" Phần phổ biến và phát huy giáo lý không phải là nhiệm vụ của các Đấng hay của chúng Tiên Huynh mà chỉ có thể là của các em với sự soi dẫn của Thiêng Liêng ".
" Hỡi ai đã trung kiên một dạ,
Thì đây nguyền đục đá khai đường;
Trần hòan tận độ đảm đương,
Cõi Thiên phù trợ, lo lường tiến thăng ".
Nhiệm vụ nâng cao tầm mức giáo lý Đại Đạo thuộc về thế hệ trẻ : trong đó có các bạn sinh viên, tu sinh, giáo sinh.
Xin cho phép chúng tôi gạch dưới các ý chính ĐứcCao Triều dạy được trình bày hôm nay :
- Đức Cao Triều đặt vấn đề cho chúng ta minh định "Lý tưởng Đại Đạo" nhằm trang bị cho chúng ta một đức tin vừa trực giác vừa khoa học.
- Thế hệ trẻ, những người thực hiện lý tưởng Đại Đạo, tự mình lành mạnh hoá, để điển hình hóa, và cảm tình hoá những người chung quanh trên 4 cột trụ : TÂM, HạNH, ĐỨC, TÀI và 5 điều tâm niệm.
- Ý thức " Thống Nhứt Đại Đạo" phải được biến thành hiện thực qua công cuộc "Thống Nhứt Giáo Lý", chìa khóa cho sự nghiệp thống nhứt và hoằng dương Đại Đạo ngày mai.
- Hiện tình giáo lý đòi hỏi thế hệ trẻ hoàn thành một nhiệm vụ cấp bách : "nâng cao tầm mức giáo lý Đại Đạo".
HUỆ ÝNguồn: HUỆ Ý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét