Đại Đạo tạo con đò cứu khổ, Hướng đạo cần tự độ, độ tha. Năm chi bảy phái hiệp hòa, Trương cờ Đại Đạo xây tòa vạn linh.

LỜI GIAO CẢM

LỜI GIAO CẢM
(Kích vào hình ảnh để xem tiếp lời giao cảm)
  Xin chân thành cảm ơn quý huynh, tỷ, đệ, muội và quý độc giả đã ghé thăm NGÔI NHÀ ĐẠI ĐẠO

Thứ Ba, 11 tháng 5, 2021

DƯỠNG CHƠN TẬP

 

17.- TRẦN THẾ
Động lay biến đổi gọi trần dương,
Ở  thế làm nên thế khác thường,
Chẳng động, chẳng lay, tâm tịnh lạc,
Muôn duyên trần thế đáng gì thương?

Thương thân cát bụi có rồi không,
Biết phép tu thân, đạo mặn nồng,
Chơn lý tinh tường sang bến giác,
Linh-quang tự-tại mới thần-thông.

Thông lý đạo mầu giữ vẹn thân,
   Làm nên quân tử ở trong trần,
  Trường thi, tiến hóa cần tu học;
Siêu thoát cõi trần nhuận đức ân.

Động lay gọi là trần, biến đổi gọi là thế.
Thế có trị, có loạn: thời trị quí tài năng thì trổ mặt, thời loạn quí đức hạnh thì ẩn mình (1). Người có trẻ, có già: trẻ tuổi thì quí học hành mà cần siêng, người gìa lớn thì quí tu dưỡng  mà an tĩnh. Đời Đường Ngu (2) có Hứa Do, mới biết ai buồn, ai vui. Đời Thúc Quí (3) không có Nghiêm Quang (tự Tử Lăng), sao rõ ai thanh, ai trược?
Chúng ta trải qua các đời cũng như lội ngang con sông. Phàm gặp chỗ sâu hụt chơn đắm đuối thì phải biết mà tránh.
Lương kí (là ngựa hay đi một ngày một ngàn dặm) rất lẹ, thường mang cái khổ phong trần. Huyền qui (rùa đen) tuy linh, khó trốn sự nguy mỗ ruột.

Xem con chim đang bay kia, thừa gió mà lên cao, lựa cây mà ngừng đậu, thì sướng thích biết bao. Chỉ vì ham ăn mà bị bắt nhốt vào lồng rồi, muốn thoát mà thoát sao được? Nay ta thấy tước lộc, xét coi có phải cái lồng nhốt người đó chăng?

1 Đức Khổng Tử có nói:”Nguy bang bất nhập, loạn ban bất cư; thiên hạ hữu đạo tắc hiện, vô đạo tắc ẩn”. Nghĩa là:”Nước nguy thì đừng vào, nước loạn thì đừng ở, lúc thiên hạ có đạo thì ra mặt, lúc thiên hạ vô đạo thì ẩn mình”. Ý nói:đời trị thì trổ mặt đem tài nghệ của mình ra mà giúp nước, đời loạn thì ẩn mình mà trao dồi cái đức hạnh của mình.

2 Đường Ngu là đời vua Nghiêu, vua Thuấn, đời thái bình.

3 Đời Thúc Quí là chỉ đời sau rốt, suy loạn, tức là ha Lương, hạ Đường, hạ Tấn, hạ Hán, hạ Châu, gọi là ngũ đại. Nghiêm Quang ở đời Đông Hán.

***********************

1 Đức Khổng Tử có nói:”Nguy bang bất nhập, loạn ban bất cư; thiên hạ hữu đạo tắc hiện, vô đạo tắc ẩn”. Nghĩa là:”Nước nguy thì đừng vào, nước loạn thì đừng ở, lúc thiên hạ có đạo thì ra mặt, lúc thiên hạ vô đạo thì ẩn mình”. Ý nói:đời trị thì trổ mặt đem tài nghệ của mình ra mà giúp nước, đời loạn thì ẩn mình mà trao dồi cái đức hạnh của mình.
2 Đường Ngu là đời vua Nghiêu, vua Thuấn, đời thái bình.
3 Đời Thúc Quí là chỉ đời sau rốt, suy loạn, tức là ha Lương, hạ Đường, hạ Tấn, hạ Hán, hạ Châu, gọi là ngũ đại. Nghiêm Quang ở đời Đông Hán.

Đi Xuân Thu mà không dùng Khổng tử, ấy là cái bất hạnh của đời Xuân Thu, mà là cái đại hạnh của hậu thế. Huyền Đức biết dùng Khổng Minh, ấy là cái đại hạnh của Huyền Đức, mà là cái bất hạnh của Khổng Minh. Việc làm của người xưa có tốt, có xấu, với việc làm của người nay có phải, có quấy, cùng là việc làm của mình có đặng, có mất, các việc ấy thuộc về dĩ vãng, đều là chuyện vô ý vị ở trần thế, có nói tới làm gì, nhớ tới ích chi? Chẳng nói, chẳng nhớ thì tâm tịnh vậy. Tâm tịnh tức là Đạo.
Các chỗ  tiêu sái ngày nay đều do chỗ chẳng toại ý năm trước mà ra. Chỗ chẳng toại ý ngày nay, biết đâu là chẳng phải chỗ tiêu sái một ngày kia vậy?
Bạch-Tẫn lão-nhân nói rằng: “Tâm tịnh tức là Đạo, đủ thấy Đạo chẳng xa người. Chỗ mà người thế không đắc ý, chính là lúc bậc cao nhân đặng tiêu sái lâu dài”

18.- DANH LỢI
Danh lợi vương mang một kiếp trần
Rốt cùng chỉ thấy khổ cho thân
Mấy ai học Đạo quên danh lợi
Chắc chắn ngôi Tiên chẳng mất phần.

Phần ai tu luyện hãy coi chừng,
Danh lợi chớ mang khổ tấm thân,
Danh Đạo, danh Đời đều trói buộc;
Lợi Đời, lợi Đạo, hại tinh thần.

Tinh thần sáng suốt chẳng si mê,
Giải thoát muôn duyên, nhẹ bước về,
Vô kỷ, vô công vô sắc tướng;
Vương mang trọng trược khó hồi quê.

Học Đạo chưa được là bởi vọng niệm không dứt, nhiều khi chướng ngại. Vọng niệm không dứt là bởi danh lợi khó quên, có thể khiên triền (buộc ràng). Nếu muốn dứt vọng niệm thì trước  phải xét thấu danh lợi, rồi sau mới dứt được.
Danh là phần tạo vật rất kỵ, lợi là món nhân tình hay tranh. Cho nên nói: “Danh lợi giết người còn hơn gươm giáo”. Sao vậy? Gươm giáo giết người, người còn biết mà tránh. Danh lợi giết người,

chết cũng không chừa.
Người xưa đặng cái đặng cái Đạo rồi hay làm như người si cuồng, là vì không muốn cho người ta biết mình. Người đời nay chỉ học biết chút đỉnh mà muốn biểu bộc ở thế, thiệt là hủ lậu!
Người quân tử học Đạo đem hết những tâm háo thắng khoe tài mà quên phứt hết, âm thầm tu hành. Đạo tuy minh, đức tuy lập mà làm như chưa làm gì được  vậy. Cho nên nói : “Người quân tử có chỗ ta chẳng theo kịp”, có phải chỉ cái chỗ người ta không thấy được đó chăng?
Lợi là một vật không đức mà khiến người ta gần gũi, không lửa mà khiến người ta sốt sắng (hăn hái), không quyền mà khiến người ta chẳng từ lao khổ, không tình mà khiến người ta một khắc chẳng quên. Lợi khiến cho kẻ học Đạo thấy nó mà bại đức,  khiến cho người trị thế (làm quan trị dân) thấy nó mà bỏ luật. Từ xưa đến nay lòng người và phép nước, vì mối lợi đó mà phải bị lụy hại. Ở trong thiên hạ có cái Đại hại ẩn trong cái đại lợi, mà người ta chẳng biết. Chảng phải thiết chẳng biết,

mà vì lợi làm cho tối tăm đi.
Của tang phạm phép nước, cũng như món ăn phạm tạng phũ sinh bệnh vậy. Lúc muốn lấy trộm, sợ lấy không đặng nhiều; mà đến chừng bại lộ ra, lại trông cho có ít. Chỉ có một vật mà sau trước có chỗ khác nhau như thế đó, là bởi lợi với hại nối gót theo nhau.
Giả như lúc thấy lợi mà liền tưởng tới hại thì những niệm cẩu thả tất nhiên phải tuyệt. Quân tử chứa đức, đức hay nhuận thân, lại cũng hay vinh thân. Cho nên bậc đại đức không cầu lộc, vị, danh, thọ, mà lộc, vị, danh, thọ tự nhiên đến. Tiểu nhân chứa của, của hay nuôi thân, lại cũng hay hại thân. Cho nên kẻ có của muốn bỏ lo lắng sợ hãi mà lo lắng sợ hãi bỏ không kham.

Bạch-Tẫn lão-nhân nói rằng: “Danh là phần tạo vật rất kỵ … nói vậy rất hay. Từ chỗ : Lợi là một vật … cho đến ít câu sau, lại còn nói thấu đến cốt tủy. Kẻ thương gia mua bán nghe qua còn phải gật đầu, hà huống là kẻ sĩ, đại phu, cùng là người học Đạo”

19.- SẮC
Kim cổ truyền sắc hại nhân,
Tại mình đắm sắc chẳng toàn thân,
Muốn ra khỏi chốn mê trồn trận;
Phải học phép tiên luyện Khí Thần.

Thần Khí Tinh là ba báu linh,
Bảo toàn phép báu độ thân mình,
Trược tinh biết chuyển thành linh dược,
Nhớ Khí thông lên chốn thượng đình.

Thượng đình có cửa mở lên trời,
Nghịch chuyển phải nhờ ba tấc hơi,
Giải trược lâu ngày tinh hóa khí;
Tinh đầy khí đủ thoát tình đời.

Trời đất là vợ chồng lớn hóa sanh muôn vật. Vợ chồng là trời đất  nhỏ sản sinh gái trai. Đại khái Đạo người thông với Đạo trời. Thuận thì đưa ra có thể sinh con cháu,

nghịch thì dẫn vào có thể thành tiên thánh.
Một vị tiên hồi xưa có nói rằng : « Tử yếu bất lão, hoàn tinh bổ não. »  Nghĩa là : « Người muốn chẳng già, thì đem tinh về bổ óc. Óc là cái biển chứa các thứ tủy. Cái tinh dâm dật do nơi các thứ tủy kia mà hóa ra. Những người háo sắc hay bị nhức đầu, ấy là óc trống rồi đó !
Ôi dầu khô đèn tắt, tủy khô người chết. Quán Sở, lầu Tần chẳng phải chỗ vui, ấy là lưới rập hãm bắt con người. Ca kỷ, vũ nữ chẳng phải là người vui, ấy là quĩ mị phá tan nhà cửa.
Người đều sợ quĩ, duy không sợ thứ quĩ đội lớp ở trong nhà, nó câu thần hồn con người. Người đều sợ cọp, duy không sợ thứ cọp ngũ chung với mình trên giường, nó ăn cốt tủy người. Người đều sợ rắn,  duy không sợ thứ rắn bao quấn người trong mền, nó hút khí huyết con người. Người đều sợ trộm cướp, duy không sợ thứ trộm cướp đoạt khí dương ban đêm, nó hại tính mạng con người. Sắc nó hại người lớn lắm thay ! Chẳng phải không ai biết răn mình, nhưng răn mình rồi lại phạm nữa.
Hay là cho sắc tốt đẹp chăng ? sao chẳng nghĩ trong lỗ tai có cứt ráy, trong con mắt có ghèn, trong lỗ mũi có nước dãi, trong miệng có nước miếng, trong bụng có phẩn đái, trong âm có máu mủ, dơ dáy hôi tanh, chỗ nào cũng đều không sạch cả. Lại thêm ngấm ngầm xảo mị, giả bộ thương yêu mà thật là lang độc.
Kẻ ngu không rõ, say đắm sắc dục, chỉ ham hoan lạc một hồi, mà chẳng kể hình dung khô héo, bại đức tổn thân, làm hại rất lớn !
Phải nên xa lánh nó như xa lánh đạo tặc vậy. Đạo tặc cướp lấy hết tiền bạc của người, thì người phải nghèo. Nữ sắc cướp lấy hết tinh ba của người, thì người phải chết.
Bạch Tẫn lão nhân nói rằng :

« Lữ Động Tân có đề bài thơ như vầy :
Nhị bát giai nhơn thể tợ tô
Yêu huyền lợi kiếm trảm ngu phu
Tuy nhiên bất kiến nhơn đầu lạc
Ám lý giao quân cốt tủy khô 
Nghĩa là :
Hai tám gái tơ dạng mỹ miều
Lưng đeo gươm bén chém nghười yêu
Tuy là chẳng thấy đầu người rụng
Mòn mõi hại chàng cốt tủy tiêu.

Ôi ! Người bậc trung niên trở lên còn không tin chắc lời này, hà huống là kẻ thiếu niên không biết gì ! 

20.- SỰ (việc)
Sanh sự, sự sanh ấy lẽ thường,
Không cầu, sự đến, chẳng tư lương,
Lương tri biến sự, toan hành sự;
Hành sự giúp đời thoát họa ương.

Họa ương vốn bởi tự thân mình,
Chất chứa muôn điều, tánh bất minh,
Ngộ sự không thông điều lý sự
Tánh bung ra cảnh lại sanh tình.

Tình huống người tu có chữ “Không”
Buồn vui hận tủi dẹp theo lòng,
Gìn câu Bác ái quên hơn thiệt.
Lập hạnh từ-bi giữ đại-đồng.

Việc có điều chẳng thể đem ra thi hành cho thân mình được, tức là chẳng thể để mầm móng ở trong lòng. Có điều chẳng thể đem ra mà nói với người ta được, tức là chẳng thể đem ra bẩm cáo cho Trời biết.
Đem bốn cái « chẳng » trên đây, giờ giờ thường kiểm điểm thì sẽ gần cái đạo.
Việc ở trong thiên hạ, khó mà gặp cơ hội. Việc nào liệu làm được thì chẳng nên thối thác, thối thác thì không công đức chi. Việc nào liệu làm không được thì chẳng khá cượng cầu, cượng cầu thì sẽ thất bại.
Việc nó đến với mình không phải không có lý. Người quân tử nghĩ về phải trái,

kẻ tiểu nhân luận về lợi hại.
Con người đang lúc vô sự, thì tâm thường phải ở tại « Xang tử lý » (chỗ trống không), chẳng khá vọng tưởng chỗ mờ ám. Khi có việc thì phải tâm phải chuyên  chú về đường chánh lý, chẳng khá cượng chấp ý kiến của mình.
Trong mình ít việc, tự nhiên ít khổ. Trong miệng ít nói, tự nhiên ít họa. Trong bụng ít ăn, tự nhiên ít bệnh. Trong lòng ít dục, tự nhiên ít lo.
Trong đời, sự khó làm đệ nhất là qua biển và ra trận. Người dường như không sợ hãi hai cái khó này, vì có kẻ làm đến. Còn học Đạo là phản cầu (cầu ngược nơi mình) thì liền đặng, dễ dàng chứ không nguy hiểm như vượt qua biển ; là thiên lý tự nhiên yên ổn chứ chăng phải nguy hiểm như khi đi ra trận. Đã dễ dàng, lại yên ổn mà ít người hay là đến , vậy là tại sao ?

Bạch-Tẫn lão-nhân nói rằng:  « Những việc của bậc cao minh, phần nhiều là từ ngoài đến, bậc này lại có thể ráp việc thì xong việc. những việc của người ngu xuẩn, phần nhiều là ở trong sanh, hạng này hiểu lầm nên gặp việc thì gây việc. Bậc cao minh, khi có việc đến, ứng đối lấy lý công, tự nhiên như tên bào đinh (đầu bếp) xẻ thịt bò, ngũ quan không động, duy có thần hành (). Người ngu xuẩn, khi có việc đến, ứng đối lấy lòng tư (lòng riêng vì mình), tự nhiên như con cò với con ngao trì kéo

nhau để cho ông câu hưởng lợi

Sách Trang Tử, chương 3 luận về “dưỡng sanh chủ”, có nói rằng: Tên đầu bếp của vua Văn Huệ xẻ thịt bò, con dao của nó lạn da, xẻ thịt, dứt mấy chỗ xương lắt léo coi ra vẽ tự nhiên lắm, mà có cách thức, có nhịp nhàng lắm.
Vua thấy xẻ thịt, bèn khen rằng: Hay lắm! khanh giỏi đến bậc ấy sao?
Tên đầu bếp buông con dao mà tâu rằng: Thần mộ là mộ cái đạo, mà tiến lên đến giỏi như vậy.
Khi thần mới xẻ thịt bò, thì thấy cái gì cũng không ra ngoài con bò. Ba năn sau hết còn thấy nguyên con bò nữa.Bây giờ thì thần xẻ thịt bò, chỉ dùng tâm thần, chứ không lấy con mắt thường mà thấy, cho nên ngũ quan không động, duy có thần hành.

Sách Trang Tử, chương 3 luận về “dưỡng sanh chủ”, có nói rằng: Tên đầu bếp của vua Văn Huệ xẻ thịt bò, con dao của nó lạn da, xẻ thịt, dứt mấy chỗ xương lắt léo coi ra vẽ tự nhiên lắm, mà có cách thức, có nhịp nhàng lắm.
Vua thấy xẻ thịt, bèn khen rằng: Hay lắm! khanh giỏi đến bậc ấy sao?
Tên đầu bếp buông con dao mà tâu rằng: Thần mộ là mộ cái đạo, mà tiến lên đến giỏi như vậy.
Khi thần mới xẻ thịt bò, thì thấy cái gì cũng không ra ngoài con bò. Ba năn sau hết còn thấy nguyên con bò nữa.Bây giờ thì thần xẻ thịt bò, chỉ dùng tâm thần, chứ không lấy con mắt thường mà thấy, cho nên ngũ quan không động, duy có thần hành.
Tô Đại đi xứ qua nước Triệu, đặng giảng hòa với vua Triệu, có kể một chuyện sau đây:
Hồi nảy, khi sang đây, thần đi ngang qua sông, có một con ngao lên bờ hóng nắng. Bổng đâu có một con cò bay đến mổ thịt con ngao, ngao khép võ lại kẹp cái mỏ con cò.
Cò mới nói rằng: Nay mai trời không mưa thì ta sẽ đặng một con ngao chết.
Ngao mới ứng tiếng: May mai mày không rút mỏ ra được thì ta sẽ đặng một con cò chết.

Hai con chẳng buông nhau ra, ông câu đến gặp, bắt hết cả hai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

  • Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi
  • 10 phút tìm hiểu ĐẠO CAO ĐÀI .
  • Tác giả: Đào Công Tâm (Bản PPS)
  • Dương Trọng Thu biên tập lại theo Google Slides