Đại Đạo tạo con đò cứu khổ, Hướng đạo cần tự độ, độ tha. Năm chi bảy phái hiệp hòa, Trương cờ Đại Đạo xây tòa vạn linh.

LỜI GIAO CẢM

LỜI GIAO CẢM
(Kích vào hình ảnh để xem tiếp lời giao cảm)
  Xin chân thành cảm ơn quý huynh, tỷ, đệ, muội và quý độc giả đã ghé thăm NGÔI NHÀ ĐẠI ĐẠO

Thứ Ba, 11 tháng 5, 2021

DƯỠNG CHƠN TẬP

 



24.- MA
Ma, Phật, cũng trong nội tánh mình.
Huờn hư tịnh định thấy tâm linh,
Tâm sanh chủng chủng sanh ma chướng,
Tâm diệt từ nhiên sạch thất tình.

Tình huống người tu biết Phật, Ma,
Tự trong tánh ý vậy thôi mà,
Bỏ tâm theo cảnh tìm ông Phật
Chẳng gặp Phật đâu, chỉ thấy tà.

Tà chánh phâm minh rõ đạo mầu,
Ngưng thần tựu khí khó chi đâu?
Minh tâm kiến tánh là cương yếu;
Tự tiến tự tu chẳng vọng cầu.

Mặt trời hay mặt trăng bị che tối (nhật thực hay nguyệt thực) đều là bị ma chướng cả. Gặp một phen ma chướng thì phải có sanh một lần trí huệ. Có sanh một lần trí huệ mới là được một lần tấn ích. Nếu chẳng lấy trí huệ mà xét thấu, lại sanh lòng phiền não, ắt đại sự hư hoại.
Thường vào cửa chùa thấy 4 vị kim cang hàng phục 4 con quái, đó là cái biểu tượng hàng ma. Khi tới trong đại điện, thấy Phật ngồi đoan trang  ở giữa, đó là cái biểu tượng « tẩy tâm thối tàng ư mật », nghĩa là rửa sạch cái tâm mà đem thối ẩn nơi chỗ kín.
Có người hỏi : một Phật, hai Bồ Tát,  nghĩa ấy ra sao ?
Đáp : Số thuộc dương là lẻ, số thuộc âm là chẳng. Người thế chỉ biết tu riêng một vật (cô âm quả dương), nào có biết đồng loại gặp nhau (hỗ trợ cho nhau) mà thành công đâu ?
Những người tu hành vì tập khí khó quên, nên cần phải học chủ tịnh. Hết thảy tình thức ở khoảng sẽ quên mà chưa quên, cho nên có chư ma phát hiện, thuận thì khiến người tham mến, nghịch thì khiến người khủng kinh. Vậy phải xem xét, chớ để cái tâm này sa vào lưới tà, và thường nhớ rằng chỉ có cái tâm mà thôi chớ không có cảnh giới nào ở ngoài nó được. Có lẽ nào tự mình mà mến, mà sợ cái tâm của mình hay sao ? Xét thấu được như vậy, thì cảnh giới tự nó tiêu diệt.
Tiếc thay cho thánh đạo chẳng được sáng suốt, tà thuyết dấy lên như ong, có người tự tâm mê loạn, vọng xưng làm thầy người ta. Cho nên yêu tinh quỹ quái đều thừa chỗ hở, đem tinh thần phụ dựa vào người ấy, giả xưng là thần. Kẻ ngu không biết lại tin là thiệt, cùng nhau khen ngợi, càng nói càng hay, cả đám theo ma, rốt không tỉnh ngộ. Sống thì làm tôi dân cho ma, chết thì cũng làm hồn quĩ cho ma nữa !
Ô hô, buồn thay ! Không thể cứu được. Huyền và Thích hai Đạo có xảy ra nhiều việc ma mà chẳng biết đối trị. Mỗi lần thành ra chứng điên, đều là bởi thấy lý chưa rõ ràng, cượng chế cái tâm mình mà ra vậy. Duy có nhà Nho không có việc ma, là bởi đem cái công phu cách vật, trí tri (1) ra mà thi hành trước hết.
Bạch-Tẫn lão-nhân nói rằng: “Đại phàm những người học Đạo theo ma là bởi nhìn lý chưa rõ ràng, học xảo qua 2 nhà kia (Huyền và Thích) rồi hạt luyện manh tu (2) nên hay mang thứ bệnh ấy. Duy có nhà Nho không có ma, là bởi đem cái công phu cách vật trí tri ra mà thi hành trước. Lời này phải lắm!
Ô Sào thiền sư nói rằng: “Tâm sanh chủng, chủng ma sanh, tâm diệt chủng chủng ma diệt”. Nghĩa là Tâm sanh thì các thứ ma sanh, tâm diệt thì sác thứ ma diệt.

Vậy thì đủ thấy các thứ ma đều do vọng niệm mà ra cả.


  (1) Cách vật, trí tri: Coi bài chữ Tri ở sau.

 (2) Hạt luyện manh tu: tu đui liuện mù. Ý nói tu luyện bậy bạ, không đúng chi hết.

25.- CẢNH
Tâm động sanh ra cảnh giả trần,
Minh tâm nhận xét giả kề chân,
Cảnh là huyền ảo, tâm chân thật;
Phi Cảnh, phi tâm, hiệp khí thần.

Thần khí qui căn luyện tánh linh,
Bảo tồn thuốc báu ở trong mình,
Tam hoa tụ đảnh thông Huyền Khiếu;
Xuất tánh ly trần thoát tử sinh.

Sinh ra trong cảnh giả trần gian,
Tá giả tu chơn học đạo nhàn,
Liễu cảnh qui tâm gìn bổn giác,
Bổn lại diện mục tỏ linh-quang.

Hết thảy các cảnh trong tam giới, duy có một cái tâm động niệm mà sanh ra, chớ không có phép nào khác. Niệm nếu chẳng sanh, cảnh nó tự dứt. Hay là sức niệm động đến cùng rồi, thì nó cùng trống không vắng lặng. Do đây thì đủ biết , lúc muội mông chẳng mất gì, khi tỏ hiểu cũng không đặng gì, là bởi cái vô trụ chân tâm (ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm) chẳng tăng mà cũng không giảm. Tâm do cảnh khởi: lấy tâm xem cảnh, thấy vật sanh tâm. Tuy ở chốn sơn lâm hãi đảo, đâu đâu cũng là trần lao (1). Người luyến cảnh, cảnh lộng (gạt) người, thì tâm người bất chánh mà phát cuồng. Tình theo vật, vật dẫn tình ắt thần lìa khỏi nhà mà thành si.
Cảnh tốt hay là cảnh xấu đều là cảnh; cảnh tuy đến trùng trùng, chớ không phải là có. Tà niệm hay chánh niệm đều là vọng; niệm dầu nổi lên tán loạn mà cũng là không. Chớ gọi ngũ dục (2) là vui, mê mà quên trở về, thì phải bị thương thân hại mạng. Phải biết chỉ có cái tánh là chân, nắm giữ nó chớ rời, thì tự nhiên tiêu ma chướng, phá hữu chấp, trược thế biến làm Tịnh độ; đem nó về cội tiếp mạng,

thì thân phàm kiết nên thai thánh.
Tam giới chỉ do tâm tạo, sao không dẹp trước cái tâm. Sáu trần nhờ thức mà vào thì phải tuyệt ngay cái thức. Đứa con đỏ hoàn toàn không có thức, trần duyên đổ cuồn cuộn  (như nước đổ) bao giờ cũng chẳng có lỗ hở mà vào. Bậc chân nhân ròng rặc chỉ là trí pháp giới (3) chiếu lào lào,

khắp xứ đều là nơi cực kỳ vui đẹp.
Bạch-Tẫn lão-nhân nói rằng: “Cảnh không có khổ sướng, khổ sướng do tâm khởi. Đồng thời ở lầu Nhạc Dương có người được tâm thư thái, thần đẹp vui, lại cũng có khách cảm kích quá, mà sanh buồn thảm.
Người xưa nói rằng: “Thần tiên vô biệt pháp, chỉ sanh hoan hĩ bất sanh sầu. Nghĩa là : Thần tiên không có phép nào khác, chỉ sanh vui vẻ ở trong lòng mà không sầu muộn đó thôi. Chẳng phải người đạo đức sâu xa, dày chặt, khó mà  nói ra câu  ấy.”


  (1)Trần lao nghĩa tợ như phiền não. Các phiền não như tham, sân ...trần uế (làm dơ) tự tánh gọi là trần, lao (nhọc rối) thân tâm gọi là lao.

 (2) Ngũ dục là 5 điều ham muốn : ham thấy sắc, ham nghe tiếng, ham ngữi mùi, ham nếm vị, ham xúc động thân thể

 (3) Pháp giới có nhiều nghĩa. Nói về lý, pháp giái có nghĩa là pháp tánh, là thật tướng. Nói về sự, pháp giớii là tên của mỗi pháp (vì các pháp đèu có tự thể phân giới hạn chẳng đồng) hay là tên chỉ chung hết các pháp.
Giới lại có nghĩa là ranh hạn, pháp là tận tột ranh hạn của pháp. Ý nói không có gì rộng lớn hay sâu xa hơn nữa. Như nói : châu biến pháp giới, bạt khổ chúng sanh. Nghĩa là khắp cùng các xứ, cứu khổ chúng sanh.
Nghĩa sau này tựa hồ chữ vô trụ, nghĩa ấy dùng trong quyển này vậy.

26.- THỨC
Cái tánh bổn lai vốn tịnh minh,
Đừng lầm sáu thức biến sanh tình,
Lương tri tự biết nguồn minh-triết;
Không học mà thông ấy tánh linh.

Linh tánh chìm sâu bởi thức thần
Thức thần nổi dậy lấp chơn thân,
chỉnh nhờ kéo thức đem về trí,
Đem tánh về Tâm dứt nghiệp trần.

Trần ai, ai biết tánh chân như,
Vốn của Trời cho chẳng thiếu dư,
Trí thức, dồi-dào sanh nghiệp chướng;
Qui không triệt-để kiến tâm từ.

Pháp giới có nhiều nghĩa. Nói về lý, pháp giái có nghĩa là pháp tánh, là thật tướng. Nói về sự, pháp giớii là tên của mỗi pháp (vì các pháp đèu có tự thể phân giới hạn chẳng đồng) hay là tên chỉ chung hết các pháp.
Giới lại có nghĩa là ranh hạn, pháp là tận tột ranh hạn của pháp. Ý nói không có gì rộng lớn hay sâu xa hơn nữa. Như nói : châu biến pháp giới, bạt khổ chúng sanh. Nghĩa là khắp cùng các xứ, cứu khổ chúng sanh.
Nghĩa sau này tựa hồ chữ vô trụ, nghĩa ấy dùng trong quyển này vậy.

 Cái tánh bổn lai vốn chơn tịnh minh diệu, hư triệt linh thông, không thể suy nghĩ được. Nó chẳng khác, chẳng đồng, mà cũng chẳng phân biệt. Tỏ hiểu nó là bến bồ đề, muội mông nó là biển sanh tử.
Đứa con trẻ nhỏ chưa biết cha mẹ nó gọi là phác (còn tự nhiên chơn chất), mà hễ biết mẹ cha rồi thì gọi là tì (đã bị dấu vết rồi). Tì là tâm bệnh. Kiến thức càng rộng thì phát nhiệt (nóng lên), ấy là tâm bệnh, mà thân cũng tùy bệnh. Do đây mà sanh ra  phân biệt gọi là thức.
Trong ngũ uẩn (1) là : sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Tuy thức ở sau rốt mà là gốc vậy, nên phải lo hàng phục nó trước. Muốn hàng phục thức thần, không có gì bằng biến thức ra trí. Tại cớ sao?
Thức thường theo cảnh mà quên về. Trí hiểu được cảnh mà chẳng mê. Theo cảnh mà chẳng hiểu thì trí nào không ra thức. Hiểu cảnh mà không luyến thì thức nào không ra trí?
Luận về cốt yếu, chỉ có một cái tâm mà thôi; phóng nó ra làm thức, thâu nó lại làm trí; chỉ có phân biệt tức là sa vào tình thức, có chút phan duyên (2) tức là phát sanh vọng tưởng. Chẳng biết thì liền xong mọi việc, mới được thanh tịnh.
Bạch-Tẫn lão-nhân nói rằng: “Con trẻ vừa mới biết cha mẹ thì đã trổ cái tài xảo của thức thần. Kiến thức rộng ra thì tâm thọ bệnh. Biết cái bệnh này só mấy ai đâu?
Theo cảnh là thức, thâu lại là trí. Mỗi chữ chỉ dạy thông minh đích xác, có thể nói : Huỳnh Đế  đoán chứng bệnh, Kỳ Bá lập phương trị. Nếu chúng sanh không tin nữa, là tại sao ?”

 (1)Ngũ uẩn là 5 món hòa hợp  thành thân và tâm của con người : 1. Săc là hết thảy hình sắc, 2. Thọ là lãnh nạp cảm xúc trong lòng, 3. Tưởng là tưởng tượng trong trí não, 4. Hành là khuynh hướng hành động (nghiệp), 5. Thức là tâm phân biệt, mới có tùy nghiệp mà sanh thân, sanh cảnh.

 (2)Phan duyên tức là vịn nương nơi sức ngoài chớ chẳng phải dùng lấy sức mình mà khởi động, như người già nương gậy (phan trượng) mà đi, như con khỉ vịn cây (phan mộc) mà leo.
Tâm nếu nhiểm một mảy trần, vịn nơi đó mà khởi động, không còn tự chủ, tức là phát sanh vọng tưởng.

27.- QUÁ
Chủ tâm là ác, tội theo mình,
Chẳng biết lỗi lầm, tránh bất minh,
Tội quá biết rồi mau thức giác;
Tự mình rửa sạch tánh mình linh.

Mình linh nhờ biết phép tư duy,
Thức tánh hồi tâm tự nghĩ suy,
Xét lỗi ba lần trong mỗi nhựt;
Sửa sai hiển lộ trí lương tri.

Lương tri xét lỗi tận nguồn cơn,
Tự giải vô-minh dứt tuổi hờn,
Lập lại quân bình trong bản thể,
Tâm lành tánh sáng có gì hơn.

Tiềm tâm mà làm việc trái gọi là ác (dữ),  vô tâm mà làm việc trái gọi là quá (lỗi).
Ngạn ngữ nói rằng : « Nhân phi thánh nhân thục năng vô quá ?» Nghĩa là : Con người chứ nào phải ông Thánh, mấy ai đâu mà không  lỗi đâu ? Khá lấy lời nói này mà tha thứ cho kẻ khác, chứ đừng vịn teo đó mà tha thứ cho mình.
Cừ Bá Ngọc (1) đương tuổi 50 mà biết cái quấy 49 năm về trước. Ta nay đương tuổi 85 mà cái quấy 84 năm về trước, có thể biết hết không ? Cái quấy qua lâu rồi không biết đã đành, còn cái quấy gần đây cũng không dễ mà biết. Tại sao vậy ?
Mê thì lấy quấy làm phải, lầm thì thấy phải như quấy. Xét nét nào phải chỉ có 3 điều (2), mà biết quấy há để phạm hai lần sao ?
Châu tử nói rằng : Trong việc làm làm hàng ngày, biết vậy là quấy thì đừng có như vậy nữa, tức là phương chữa bệnh. Nếu hỏi do đâu mà được « đừng như vậy nữa », tức là cởi lừa mà kiếm lừa  đó (3).
Kẻ học Đạo chỉ lo tịnh tu tam nghiệp là : nghiệp miệng, nghiệp thân, nghiệp ý mà thôi. Không phạm lỗi ở miệng dễ, không phạm lỗi ở thân khó. Không phạm lỗi ở thân dễ, không phạm lỗi ở ý khó. Kẻ có chí phải đem hết sức mình mà cải đổi chỗ khó đó cho kíp, thì sau này mới mong vào cửa Đạo.
Có kẻ hỏi : người làm tội rồi có sám hối được không ?
Đáp : Cái việc làm trước khi không lớn nhỏ, kiếm nó trong ngoài mà kiếm không được gọi là chân sám hối.
Lại hỏi : người có thệ nguyện sợ phạm thì ra sao ?
Đáp : Muội mông thì nói thệ, tỏ hiểu thì toàn không. Nay thử kiếm xét coi thệ nguyện do chỗ nào mà được đại giải thoát ?
Bạch-Tẫn lão-nhân nói rằng: « Theo lý nhà Nho, bỏ quấy giữ phải. Theo lý nhà Thiền, phải quấy không để ý, vì không để ý (không trụ trước) mới là được giải  thoát. »

 (1) Cừ Bá Ngọc làm quan đại phu nước Vệ, đời Xuân Thu, tên tộc là Viện. Đức Khổng Tử, khi ở nước Vệ, thường ngụ nơi nhà Bá Ngọc, là người hay tỉnh thân khắc kỷ (xét mình chừa lỗi), dường như sợ hoài không làm được tròn phận sự này.

 (2) Xét 3 điều là 3 điều Tăng Tử thường lấy đó mà xét mình : 1. là có vì người ta mưu tính việc gì mà chảng hết lòng chăng ? 2. là chơi với bạn bè mà nói không thật lời chăng ?, 3. là có điều gì thầy dạy mà không tập học chăng ?

 (3) Câu chữ Hán là: Kỵ lư mích lư. Ý nói quên căn bản của mình vốn có mà đi tha cầu.
Thơ Huỳnh Đình Kiên có câu :
Kỵ lư mích lư dân khả tiếu
Dĩ mã dụ mã diệc thành si.
Nghĩa là : Cỡi lừa mà kiếm lừa thì chỉ làm cho thiên hạ cười. Lấy con ngựa mà ví dụ con ngựa  thì cùng thành ra kẻ ngu si.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

  • Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi
  • 10 phút tìm hiểu ĐẠO CAO ĐÀI .
  • Tác giả: Đào Công Tâm (Bản PPS)
  • Dương Trọng Thu biên tập lại theo Google Slides