(Trích Cơ duyên tuổi trẻ - Phạm Văn Liêm)
Tiền bối thầm nhủ: Phải chăng thời kỳ này là thời kỳ sau rốt và phải chăng việc chuy ển thần lực nói tiên tri cũng đ ã xả y di ễn. Lòng đang rộn rã trong cơ nhiệm mầu, thì anh Hai của tiền bối từ Sài Gòn lên, mang theo thư nhà, với nội dung lời lẽ rất nghiêm khắc, buộ c tiền bối phải bỏ tu ngay và tiếp tục con đường học vấn. Nếu không nghe, gia đình sẽ vào dẫn về quê không cho học hành gì nữa cả.
Vốn sinh ra trong gia đình lễ giáo, gia pháp tinh nghiêm, anh Hai của tiền bối thấy mình cũng có một phần trách nhiệm về việc bỏ học theo đạo của em, nên anh thúc hối:
- Em phải nghỉ tu, lo trở lại con đường học văn hóa, đừng dại dột mê cuồng, tự ý bỏ học bỏ hành mà bị cha vào đánh mắng. Không nhữ ng mình em mà anh đây cũng bị trách phạt lây. Hoặc giả nếu em quyết chí tu hành thì phải về thưa rõ để gia đình định liệu. Tu mà bất hiếu thì tu làm gì?
Lòng đang phơi phới trên con đường l ập công lập hạnh đầy ước mơ, đầy nguyện lực, bỗng một cơn gió thổi đến làm tiề n bối chới với: “Nếu ở lại học đạo mà không học chữ thì sợ cha nghiêm trị, nếu về thì đường sá xa xôi, lâu ngày mất cả thì gi ờ cần chuyên tu tập.” Như ng trước sự thôi thúc của ông anh, tiền bối phải hứa sẽ thu xếp về ngay.
Chiều hôm đó, tiền bối mang thư nhà đến trình bày để xin ý kiến của Chưởng Pháp Lê Kim Tỵ và ông chủ tịnh Kiều Văn Thê.
Hai người đều cười xòa, đồng một ý kiến, khuyên tiền bối nên về thưa với gia đình cho thông cảm rồi sẽ vào lại tiếp tục tu không muộn.
Ông chủ tịnh Kiều Văn Thê vỗ vai tiền bối bảo rằng:
- Dục tu Thiên đạo, tiên tu nhơn đạo. Nhơn đạo bất thành, Thiên đạo viễn hỹ. Vậy đó em, nhơn đạo không tròn thì Thiên đạo cũng xa. Em nên về trình bày rõ ý nguyện của mình, cũng như đường lối tu hành của Đạo. Nếu được gia đình vui thuận thì sẽ vào tiếp tục tu học.
Tuy lòng tiền bối cũng đã nghĩ rằng phải về, nhưng khi nghe câu “nếu được gia đình vui thuận, thì sẽ vào tiếp tục tu học”, tiền bối cảm thấy chạm vào cái quyết chí, quyết tâm của mình. R ủi gia đình không vui thuận thì sao? Ngày xưa Thái Tử Tất Đạt Đa cãi cha, xa vợ, lìa con thì sao? Thì Thiên đạo có viễn hỹ hay không? Hà Tiên Cô là con một, bỏ cha mẹ già không lo kế hậu, sao vẫn thành Tiên? Ông
Phao Lô theo Chúa, nghe tin cha chết, xin phép v ề chôn cha, Chúa phán: “Kẻ chết có kẻ chết lo.”(2) Phao Lô không dám về sao vẫn thành Thánh?
Nghĩ thì nghĩ vậy nhưng Tiền bối cũng cung kính cúi đầu thưa hai anh lớn xin phép hôm sau về quê ngay.
Ngồi trên tàu lửa suốt một ngày đêm, tiền bối cứ tư tư lự lự, sắp xếp những lý lẽ để trình bày và phương cách để ứng xử trước những cơn thịnh nộ, kể cả đòn roi của nghiêm phụ . Khi tàu đến ga Diêu Trì, lòng người trai trẻ trở nên nôn nao lạ th ường. Tiền bối ngồi thẳng người, mắt lim dim, miệng lâm râm cầu Đức Võ Công Tánh hãy trợ lực, trợ duyên để tiền bối vượt được búa rìu của gia pháp.
Xuống khỏi ga Phù Cát, tiền bối xách va li lội bộ một thôi đường dài bốn cây số mới về đến nhà. Chưa được nghỉ xả hơi, tiền bối đã bị đưa ra trước “hội đồng gia tộc”, gồ m có cụ thân sinh, ông chú, anh Phó Hai con ông bác và bà con thân quyến.
Với vẻ mặt lạnh như tiền, cụ thân sinh của tiền bối xẳng giọng hỏi:
- Tao cho mày vào Sài Gòn để học, để lập thân lập chí hầu nên người, nên danh phận với đời, ai bảo mày đi tu? Tu là cái gì? Tu đạo gì? Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là đi tu. Mày có nghe lời thánh hiền nói như vậy không? Mày theo đạo kiểu Da Tô bỏ ông bỏ bà, không
cúng quải, không khói hương phả i không? Hay tám ngàn tư cũng mặ c(3), vô quân thần phụ tử chẳng ra người. Bởi thế cho nên vua Minh Mạng, Tự Đức cấm dân Nam không được theo đạo Da Tô vì là tả đạo, ai không tuân thì chém, giết, chôn sống. Mày có nghe nói “bình Tây sát tả” không?
Một mặt đánh Tây một mặt giết đạo, mày có biết không?
Cơn lửa thịnh nộ của ông đã chẳng ai xoa dịu bớt, lại còn bị châm dầu thêm. Anh Phó Hai con ông bác của tiền bối cũng lên lớp:
- Mày tu bằng Lương Võ Đế không? Cất bảy mươi hai kiểng chùa, sao bị vây chết đói, Phật đâu không cứu? Còn Da Tô xưng Chúa Cứu Thế, con một Đức Chúa Trời, sao còn mắc lầm để bị Du Dà bán nộp cho kẻ vô đạo, bắt đánh đập sỉ nhục rồi đóng đinh trên thập tự giá ở núi Sọ. Chúa Trời đâu không cứu?
Với lứ a tuổi vị thành niên, như cây non v ừa mới nhú, bỗng gặp một cơn bão táp mưa sa phũ phàng tan tác, tiền bối cúi đầu nhận chịu bao lời nghiêm huấn nặng mùi Nho Gia.
Biện bạch
Tiền bối biết phải trình bày sao đây? Chỉ mới hơn ba tháng học tu, học đạo, vốn liếng thu góp không được bao nhiêu. Mặc dù ti ền bối đã sắp đặt, củng cố trong tâm ý trên suốt dọc đường về, để giờ này ứng phó. Như ng liệu có xoay chuyển tình thế nổi hay không? Cuối cùng có lẽ “hữu thành tắc minh” nên tiền bối đã ôn tồn cung kính thưa trình thao thao. Trong lời lẽ cũng mượn màu Nho Gia để tạo sức thuyết phục:
- Thưa cha, thưa các chú, các anh, chính con đi tu đây là thực hành câu thờ cha kính mẹ. Trong cuốn Hiếu Kinh chương thứ nhất có dạy: “Thân thể phát phu, thọ chi phụ mẫu, bất cảm hủy thương, hiếu chi thủy dã. Lập thân hành
đạo, dương danh ư hậu thế, dĩ hiển kỳ phụ mẫu, hiếu chi chung dã.”(4) Con không theo đạo Phật, cũng chẳng phải đạo Da Tô, con theo một nền đạo mới. Chính đạo này dạy tu để cứu cửu huyền th ất tổ, tu để mà phổ độ chúng sanh. Cho nên tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản. Tu dĩ an bá tánh, tu kỳ thân giả nhi thiên hạ bình. Cách vật, trí tri, thành ý, chánh tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
Còn anh Phó nói rằng Lương Võ Đế cất bảy mươi hai kiểng chùa, sao bị “ngạ tử Đài thành Phật bất năng cứu”. Thưa anh, chính đó mới thấy luật chí công của Trời Phật.
Vì xây chùa bằng tiền của dân, ép dân làm công quả, đói khổ kêu than, nên Trời nào chứng. Vì làm chùa, đúc Phật chưa ph ải là đạo. Áo mão chưa phải là thầy tu. Phật nói “Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai.”(5) Tất cả hữu vi pháp như mộng huyễn, như bào ảnh.
Còn Đức Da Tô bị Du Dà đem bán, bị đóng đinh trên thập tự giá sao Chúa Trời đâu không cứu? Chính Đức Chúa Trời đã cứu Giê Su sống lại để làm chứng muôn đời. Vả l ại Đức Ki Tô phải chịu đóng đ inh, phải chịu đổ máu, phải chịu chết để chuộc tội cho thế nhân. Bởi vậy mới gọi là Chúa C ứu Thế và được thờ kính muôn đời. Còn Du Dà bán Chúa mấy ai phụng thờ. Chúa Giê Su được muôn đời ca ngợi, sùng bái, còn Du Dà muôn đời bị chê bai nguyền rủa. Vậy anh Hai kính Đức Da Tô chịu ch ết vinh danh muôn thuở hay trọng ông Du Dà bán Chúa ô nhục ngàn đời?
Câu hỏi đột ngột ấy làm mọi người phì cười và không khí trở nên êm dịu hơn. Nét mặt nghiêm nghị của ông cụ Nghinh cũng bớt căng thẳng. Ông nói:
- Chà thằng nhỏ này cũng thông Nho lắm. Mày đã biết tu thân tề gia thì mày đã biết đạo rồi. Quân thần, phụ tử, phu thê, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, tam cang, ngũ thường là đủ rồi. Đạo là ở đó, mày xử cho tròn bao nhiêu đó không rồi, mày còn bày đặt theo đạo cũ đạo mới nào nữa? Theo đạo để bỏ ông, bỏ bà không thờ cúng quải đơm, hay theo đạo cái lối hư vô tịch diệt dị đoan chi giáo?
Tiền bối Huỳnh Thanh cảm thấy chiều hướng có phần biến chuy ển, một chút thuyết phục đã nhóm dậy trong cung cách trình bày và biện luận của mình. Tiền bối hăng hái nói tiếp:
- Nếu nói theo đạo không đơm cúng cỗ đầy bàn là bỏ ông, bỏ bà, thì đạo nào cũng có tội với ông bà cả. Bởi vì không đạo nào chủ trương đơm cúng cho đầy bàn mới gọi là hiếu đạo. Chính Nho Giáo nói: “Bất vị tế hưởng nhi giáng phước, bất vị thất lễ nhi giáng họa. Kính quỷ thần nhi viễn chi” (6). Sống chẳng cho ăn, chết làm văn tế ruồi là vậy đó! Còn vi ệc mê tín dị đoan là cũng tại vì âm thanh sắc t ướng, bùa mê thuốc lú, tróc quỷ trừ tà, dưng chay cúng mặn, thế đồ vớt vong... Đó mới là dị đ oan mê tín. Còn con theo đạo đây là nền Đại Đạo do Đức Thượng Đế tá danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát lập ra. Nền Đạo này tổng hợp Thích, Nho, Da, Lão, gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ để cứu nhân loại trong thời buổi hạ nguơn mạt kiếp. Cha và quý chú, quý anh, quý bà con chư a nghe biết, chứ nếu nghe biết rồi, thì có lẽ còn hâm mộ hơn con nữa là đằng khác.
Đến đây, anh Phó Hai cũng như mấy ông chú ngồi gật gật đầu có vẻ tò mò muốn bi ết cái do lai lịch sử của đạo mới như thế nào. Còn ông cụ thì đã xuống nước hẳn. Ông thay đổi thái độ, từ thịnh nộ trở nên ôn tồn. Ông bảo:
- Như vậy mày học cái đạo này đã rành chưa? Mày có thể trình bày được về nền đạo này cho tao và bà con đây nghe thử được không?
Giờ phút trông chờ đ ã đến, tiền bối Huỳnh Thanh biết rằng chỉ có thánh ngôn, thánh giáo, kinh điển mới thuyết phục được cụ ông và mọi người. Tiền bối mừng run lên và lễ phép thưa rằng:
- Thưa, con mới nhập môn, sự học hiểu về đạo chưa được bao nhiêu, tuy nhiên con có một số kinh sách, thánh ngôn, thánh giáo đây. Nếu cha, quý chú, quý anh cho phép thì con sẽ trình bày phần nào theo cái sở đắc của mình.
Ông chú của tiền bối từ đầu đến giờ vẫn ng ồi làm thinh nhưng rất chăm chú nghe, bây giờ ông mới lên tiếng:
- Thôi bây giờ cho cháu nó nghỉ, tắm rửa, ăn uống. Tối nay anh em, bà con sẽ tập trung lại nghe nó nói thử cái đạo mới này ra sao.
Gieo mầm
Bữa cơm chiều hôm đó, tiền bối được cho ăn một bát canh bí ngô và dĩa đậu phọng rang trộn muối, vì tiền bối ăn chay, mà nhà chưa có đồ chay.
Sau đó, nhà lên đèn, bà con chú bác, anh em kể cả xóm giềng tập trung t ới rất đông. Trước là thăm hỏi sau là để nghe ông thầy tu non nói chuyện đạo.
Việc này đối với tiền bối thật rất bất ngờ, vì sự tu học và hiểu đạo của tiền bối nào đã được bao nhiêu. Nay dám đối đầu với cha chú, các bậ c trưởng thượng. Dám đem cái vốn liếng ít ỏi về một mối đạo lớn mà thuyết minh trước bao nhiêu người, trong đó có lắm vị thông Nho kỳ cựu. Tuy vậy lòng tiền bối vẫn không nao núng, tiền bối tự tin vào tâm thành và chí nguyện của mình cũng như tin vào một số giáo thuyết mà tiền bối đã n ắm được. Nó vừa mới, vừa hợp thời, nên tiền bối cảm thấy yên lòng. Thật là:
Nhỏ người nào phải nhỏ tâm
Trái cân bao lớn dám cầm nghìn cân.
Tiền bối đặt lên bàn một s ố kinh sách, thánh ngôn, thánh giáo rồi bắt đầu trình bày từ cái do lai xuất hiện mối đạo, sự tiếp nhận ân điển của Đức Ngô Minh Chiêu, sự phối hợp giữa nhóm xây bàn Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, đến sự truyền biểu tượng Thiên Nhãn để thờ cúng, cũng như l ời giải thích của Ơn Trên về ý nghĩa của sự không thờ hình tượng mà thờ biểu tượng Thiên Nhãn. Tiền bối dẫn cả lời thánh ngôn:
Nhãn thị chủ tâm,
Lưỡng quang chủ tể.
Quang thị Thần,
Thần thị Thiên.
Thiên giả ngã dã.
Tiền bối cũng trình bày về cách thờ phụng lễ bái, đọc một số kinh cúng tứ thời. Đi xa hơn chút nữ a, Tiền bối nói về tôn ch ỉ Tam Giáo quy nguyên, Ngũ Chi phục nhứt, về mục đích Thiên đạo gi ải thoát, thế đạo đại đồng. Tiền bối đề cập đến nh ững tiêu ngữ Thuần chân vô ngã, Vạn giáo nhất lý, Thiên nhân hiệp nhất. Sẵn đà tiền bối nói luôn đến cái vinh hạnh của nước Vi ệt Nam, một nước nhỏ nhoi đã chịu nhiều nguy biến. Nay Thầy đến chọn đất này làm đất Thánh, dân này làm dân Thánh, đặt để non sông dân tộc này trên tầm sứ mệnh của cơ cứu độ Kỳ Ba.
Một nước nhỏ nhen trong vạn quốc
Ngày sau làm chủ mới là kỳ.
Tiền b ối cũ ng trưng dẫn lời tuyên ngôn lập Đạo của Đấng Chí Tôn:
Hảo Nam bang, hảo Nam bang
Tiểu quốc tảo khai hội Niết Bàn
Hạnh ngộ Cao Đài truyền Đại Đạo
Hảo phùng Ngọc Đế ngự trần gian.
Tiền bối cũng nói đến cái diệu dụng cơ bút, dùng văn thơ quốc ng ữ dạy đạo, dùng tình cảm tâm lý, bản sắc dân tộc để khêu đuốc Kỳ Ba. Đặc biệt nhất là cổ súy tinh thần bình quyền bình đẳng, đánh thức l ương tri lương năng của con dân Hồng Lạc mấy ngàn năm đã chịu nhiều thua thiệt áp bức.
Tiền bối khéo minh họa bằng những bài thánh ngôn thánh giáo thích hợp, ví dụ như bài của Lão Thần Phan Thanh Giản:
. . .
Sao vạn quốc liệt cường phú túc,
Sao Ngũ Châu sắp cuộc chiến tranh?
Biết lo kinh tế thực hành,
Kém phần đạo đức mà thành thế ư?
Đem kỷ sử đúc từ thượng cổ,
Mở địa đồ xem chỗ vạn bang,
Đã sanh trên đống đất vàng,
Cái mầm tan hiệp, hiệp tan âu đành.
Tạo nên nước, nước thành nước bại,
Đúc ra người, người dại người khôn,
Trách sao lò Tạo không công,
Hễ sanh giống trắng thì không giống vàng.
Hỡi than ôi! Nam bang một thẻo,(7)
Bốn nghìn năm kẻ kéo người lôi,
Non sông bồi đắp, đắp bồi,
Lập rồi lại xóa, xóa rồi lập nên.
Liếc mắt xem trận nền quốc giới,
Mở miệng kêu này hỡi đồng bào,
Cớ sao mà tại làm sao,
Dân ta hèn yếu phong trào kéo xoay?
Cũng tai mắt mặt mày như kẻ,
Cũng uống ăn sinh đẻ như người,
Á Đông cũng một khoảng trời,
Riêng chi châu Mỹ, chi người Tây Âu.
Cũng đồng sinh trong bầu Tạo Hóa,
Cũng sống chung trên quả địa cầu,
Người sao dân mạnh nước giàu,
Có tàu xuống biển có tàu lên mây.
Chế máy móc dựng gầy công nghệ,
Lập thương nông cứu tế quốc phòng,
Nào là điện tín phi công,
Nghe xa muôn dặm đi không đầy giờ.
Dân tộc ta sao khờ sao dại,
Nước nhà ta sao bại sao hư?
Không nghề nghiệp, không thiên tư,
Văn minh công nghệ bây chừ khuếch trương.
Sĩ trau chuốt văn chương thi phú,
Nông kể chi bần phú tương thân,
Rồng bớt cẳng, rắn thêm chân,
Công tư vặt vãnh, phần dân của làng.
Mạnh hiếp yếu lòng toan gớm ghiếc,
Giàu dọa nghèo chi xiết rên than,
Hỡi ôi con cháu Hồng Bàng,
Cùng là máu đỏ da vàng đầu đen!
Cướp giựt nhau vì ăn vì mặc,
Chém giết nhau vì ghét vì thương,
Còn chi đạo lý luân thường,
Cửa nhà xiêu đổ phong cương suy đồi.
Đọc quốc sử dầu sôi sục sục,
Xem phổ nghi lửa đốt phừng phừng,
Sống chưa đẹp, thác chưa ưng,
Thôi thôi nhơn sự vui buồn cười khuây.
Dại vì dại mà gây cấu xé,
Khôn vì khôn mà đẻ thị phi,
Bó thây khôn dại ra gì,
Dại khôn khôn dại ích chi chăng là?
Trên thượng giới thiết tha kinh khủng,
Dưới hạ dân bủn rủn tinh thần,
Cái mầm vạn quốc chiến tranh,
Bởi không đạo đức mà sanh dập dồn.
Tính cũng tính bảo tồn chủng tộc,
Lo cũng lo bồi đắp dân sanh,
Chế ra máy móc thực hành,
Không ngờ tư bản tung hoành tóm thâu.
Đứng lên hỏi kẻ sau người trước,
Ngồi xuống than này nước nọ non,
Cảm lòng thương lũ cỏn con,
Ăn chi mà chịu hao mòn thân sanh.
Ruộng bỏ hoang cây giành cỏ đoạt,
Chẳng thiếu chi mỏ bạc mỏ vàng,
Không lo khai phá mở mang,
Để lo rỉa góc vẹt đàng gọi khôn.
Đồng bào ơi! Quốc hồn xiêu đổ,
Đồng bào ơi! Thẹn hổ non sông,
Vì thất học vì hiểu nông,
Suy ngoài xác thịt, kém trong tinh thần.
Kìa Thiên Trúc Phật Tôn Thiên đạo,
Kìa Đông Châu Nho Giáo nhân luân,
Trọng Ni xướng thuyết đại đồng,
Có chi phân giống chia dòng mối manh.
Nước nước thảy, trời xanh chưởng quản,
Dân dân đồng, bè bạn ruột rà,
Nga là Đức, Đức là Nga,
Nam là Pháp đó, Pháp là Nam đây.
Dùng khoa học trước gầy đạo đức,
Toan đại đồng cần nhất tu thân,
. . .
Có lẽ vì chí thành thông thần, nên càng nói tiền bối càng sáng mắt lên, giọng vang vang sang sảng.
Chính tiền bối cũng không ngờ mình đã trình bày một cách trôi chảy có hệ thống, mạch lạc như vậy. Tiền bối nhận thấy không khí toàn nhà như bao trùm một sức thu hút. Tất cả những người ng ồi nghe thật rõ ràng: “Khi tựa gối, khi cúi đầu, khi giương mắt ngó, khi chau đôi mày.”
Bấy giờ ông chú của Tiền bối mới chặc lưỡi khen:
- Thật là hậu sinh khả úy, bảy mươi chịu học mười lăm. Rõ ràng con hơn cha nhà có phúc!
Ông cụ Nghinh bật cười ha hả, có l ẽ thỏa mãn cho những điều hiểu biết và trình bày của con. Ông nói:
- Quả là đại nghi, đại ngộ! Nó đã có duyên với đạo thì dòng họ mình cũng có duyên với đạo.
Sau buổi nói chuyện đó, tưởng đâu sẽ thuận buồm xuôi gió để tiền bối vào Sài Gòn tiếp tục tu h ọc. Không ngờ chính cái thỏa thông của gia đình đã giam chân tiền bối ở lại quê. Bởi vì ngay sau tối hôm đó, bà con anh em thân thuộc, cũng như người trong làng bắt đầu xin tiền bối hướng dẫn nhập đạo. Họ thi nhau mượn kinh chép kinh, thiết bàn thờ Thầy theo l ối vô vi và nhà của cụ Nghinh trở thành nơi minh thệ nhập môn không ngớt.
Biến cố
Chỉ trong vòng ba tháng mà đạo h ữu nhập môn đến cả trăm người. Dù có âm thầm đến đâu, cũng không giấu nổi cái xôn xao trong một khu làng quê vốn có cuộc sống bình lặng. Những lời kinh tiếng kệ, những nghi thức cúng kính, nhất là niề m vui về một nền tôn giáo mới đầy ắp cả lòng mỗi người và lan tràn sang người khác, cho nên làng, t ổng bắt đầu để ý. Họ theo dõi rồi trình báo liên miên. Tiền bối đã bị xã, quận bắt lên bắt xuống nhiều lần để tra hỏi.
Vì thấy tiền bối nhỏ tuổi, lại cũng không có lý do gì có thể làm t ội được, nên lần nào tiền bối cũng chỉ viết cam đoan với nội dung là:
“Tôi có gia đình cha mẹ họ hàng ở trong làng nước. Tôi có theo đạo Cao Đài để tu hành, thờ Trời kính Phật ăn chay làm lành, giữ năm điều răn cấm của Tr ời Phật dạy: Không sát sanh. Không trộm cướp. Không tà dâm. Không say sưa rượu thịt. Không nói láo. Và nguyện gi ữ gìn phép nhà luật nướ c, thuế xâu đóng đủ, làm tròn bổn phận công dân. Nếu tôi có làm chi sai với điều khai trên đây và trái với pháp luật trị an nhà nước, tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm.”
Cứ mỗi lần bắt lên rồi thả về như v ậy là mỗi lầ n bà con đến thăm hỏi, lại có dịp để ti ền bối rao truyền giáo lý, củng cố đức tin, thu hút được đạo hữu ngày thêm đông. Chính quyền rất lấy làm ng ạc nhiên, không hiểu tiền bối có tài gì mà lôi cuốn quần chúng nhập đạ o t ấp nập như vậy. Cho nên họ đã đưa mật thám trà trộn để dò la. Biết
vậy nhưng tiền bối vẫn thản nhiên, vẫn cứ thẳng một đường thuần túy tu hành. Thật là:
Thiệt vàng nào phải thau đâu
Nào ai thử lửa nhận thau vàng mười
Giảng đạo cọp dữ cũng cười
Dù cho mật thám cũng người như ta
Chánh khí nào sợ quỷ ma
Đạo cao đức trọng mị tà cũng kiêng.
Sau một thời gian theo dõi, mật thám làng, tổng đã nhận đị nh và trình lên chính quyền lưỡng triều (tức là Tòa Sứ bảo hộ Pháp và Tổng Đốc Nam triều) rằng tiền bối chỉ là một thư sinh không có mưu trí mánh khóe gì, chỉ ham mê tín theo giáo lý c ủa đạo, chứ không có dấu hiệu làm chính trị hay quốc sự.
Thời gian lắng đọng tưởng đã yên thân, không ngờ tiền bối lại có lệnh của quan Tổng Đốc Qui Nhơn Hồ Đắc Ứng cho gọi.
Đối với quan địa phương, tiền bối đã thoát nạn, nay Nam triều Tổng Đốc cho trát đòi, không biết lành dữ thế nào. Tuy lòng nghi ngại lo âu vô cùng nhưng tiền bối vẫn phải đón xe vào Qui Nhơn trình diện.
Được đưa vào phủ, nhìn cảnh bài trí cầu kỳ trong phủ đường với không khí mát lạnh tỏa ra t ừ những câu liễn, những bức hoành phi, những bộ trường kỷ cẩ n xà cừ, tiền bối cảm thấy rờn rợn, nhưng quyết phải vượt cho được vũ môn này. Tiền bối chưa vội nhìn vào ghế chính, Tiền bối biết quan Tổng Đốc đang chăm chú nhìn một cậu trai bạch diện thư sinh, mà đã làm vang dội cả xã, làng, quận, tỉnh về một mối đạo.
Khi được người hướng dẫn cho biết phải thi lễ, tiền bối vội vàng sụp xuống:
- Kính lạy cụ lớn, con được lệnh gọi vào phủ không biết có điều chi dạy bảo?
- À, trò là Huỳnh Thanh ở Cát Hiệp, Phù Cát. Năm nay trò bao nhiêu tuổi?
- Dạ bẩm cụ, con năm nay mười bảy tuổi.
- Nghe trò có học và đã đậu Primaire, tại sao không lo tiếp tục tiến thân, lại nghe lời dụ dỗ theo đạo cấm, truyền bá mê tín dị đoan?
- Bẩm cụ, con tín ngưỡng Trời Phật, ăn chay làm lành, giữ theo tam quy, ngũ giới của đạo Phật, chứ đâu có làm điều chi mê tín dị đoan.
- Nếu trò có lòng tín ngưỡng Trời Phật, ăn chay trường giữ được tam quy, ngũ giới của Đạo Phật như vậy trò nên bỏ đạo Cao Đài theo Phật Giáo thì tốt lắm. Chính Đức Hoàng Thượng làm Hội Trưởng danh dự Phật Học, cùng các quan đây cũng tu nhưng chưa trường chay, chưa giữ tròn ngũ giới của đạo Phật. Nếu như trò giữ tròn thì trò sẽ được mến trọng, ban khen, chứ nào ai có bắt bớ cấm ngăn. Còn đạo Cao Đài là đạo chính phủ không thừa nhận.
C ụ Tổng Đốc sửa lại đôi mục kỉnh, nghiêm mặt nói tiếp:
- Trò có nghe sắc luật của nhà vua không? “Cao Đài thư tịch bất đắc truyền bá Trung Kỳ.” Đó, trò biết chưa?
Bao nhiêu lời khuyên bảo của cụ Hồ Đắc Ứng đã không làm ti ền bối lay chuyển lại khiến cho lòng trai thêm kiêu hãnh. Như trâu ghé không biết sợ cọp, tiền bối biện luận:
- Sở dĩ con giữ tam quy ngũ giới của đạo Phật mà con không theo đạo Phật là vì con nhỏ, dốt kinh sách của Phật Giáo. Đa phần kinh Phật viết bằng tiếng nước ngoài nên con không hiểu được. Ngược lại kinh sách, thánh ngôn, thánh giáo Cao Đài viết bằng tiếng mẹ đẻ nên con hiểu dễ dàng. Còn sắc luật mà quan đọc về thư tị ch Cao Đài không được truyền bá, thì con thấy làm lạ. Tại sao ở Nam Kỳ là thuộc đị a người Pháp thì cho tự do truyền bá, có đến hàng triệu tín đồ. Còn ở đây là Nam triều lại cấm đạo của người Nam.
Cụ Tổng Đốc day qua ngó mặt quan Bố Chánh rồi cười nói rằng:
- Điều đó ta không biết. Làm quan phải tuân lệnh vua, còn trò làm dân không tuân lệnh vua sao?
Tiền bối Huỳnh Thanh hơi lúng túng:
- Dạ... con không hiểu con xin thưa vậy, chứ con đâu có dám không tuân.
Cụ Tổng Đốc nói:
- Trò tuân thì từ nay về sau không được truyền bá đạo Cao Đài nữa nghe chưa.
- Dạ bẩm cụ, con còn nhỏ, con có biết chi mà truyền bá, con chỉ tu tại gia phần con, còn ai họ có lòng tín ngưỡng họ lo phần họ, con nào có quyền ép buộc ai. Xin quan xét lại.
Ông Tổng Đốc g ật đầu rồi bắt tiền bối Huỳnh Thanh phải làm tờ cam kết là tuyệt đối không còn truyền bá đạo nữa mới cho về.
Lần này được trở về tiền bối Huỳnh Thanh không thể xem thường được nữ a. Đây là uy quyền củ a một Tổng Đốc Nam triều không thể dễ duôi được. Tiền bối đã thuật lại cho bổn đạo, bà con và dặn k ỹ, từ nay phần người nào người nấy tự tu. Nếu ai có bị bắt hỏi thì hãy một mự c khai rằng chỉ tin Phật Trời ăn chay giữ giới chứ không do ai truyền bá cả.
Mặc dù cố gắng hạn chế tối đa nhưng hàng ngày nhà tiền bối vẫn có năm, mười người xin nhập môn. Họ đã biết tình hình khó khăn nên tìm đủ mọi cách giữ im ẩ n. Tuy vậy làng, tổng vẫn theo dõi và ra lệnh cấm tuyệt đối không cho tụ tập năm người ba người (qu ần tam tụ ngũ). Tiền bối lại chuyển hướng vận động cải gia vi tự ở các xã, huyện để chi phối vi ệc bổn đạo tín ngưỡng nhập môn. Lần lần các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Bình Khê, Hoài Ân, Long Giang, Thạch Khê, Suối Đá đều có nhà bổn đạo hiến để làm nơi tín ngưỡng chung. Số đạo hữu càng ngày càng đông.
Thấy đã đến lúc cần lập bộ đạo, để tùy nghi củng cố hàng ngũ nhân sinh, nên tiền bối kê danh sách đầy đủ, xin phép gia đình, từ giã bà con, mang bộ đạo vào n ộp cho Hội Thánh Tiên Thiên tại Châu Minh, Sóc Sãi, Bến Tre.
Tiền bối đi chừng một tháng, bổn đạo ở nhà lại càng nhập môn đông thêm. Các ngày sóc vọng không làm sao khỏi cảnh nhộn nhịp, đông người, ở các nhà cải gia vi tự, nhất là nhà cụ Nghinh, do đó tình hình trở nên nghiêm trọng. Tiền bối Huỳnh Thanh có lệnh đòi. Ông cụ Nghinh lo sợ, xuống quận thưa là tiền bối đã vào Nam, không có ở nhà. Thế là họ ra lệnh niêm nhà và tầm nã. Mật thám đưa tên và hình của tiền bối khắp nơi, nhất là các ga xe lử a để truy tầm. Tiền bối đã được gia đình gởi tin cho biết và bảo
ở luôn trong Nam đừng về nữa.
Ăn chi mà chịu hao mòn thân sanh.
Ruộng bỏ hoang cây giành cỏ đoạt,
Chẳng thiếu chi mỏ bạc mỏ vàng,
Không lo khai phá mở mang,
Để lo rỉa góc vẹt đàng gọi khôn.
Đồng bào ơi! Quốc hồn xiêu đổ,
Đồng bào ơi! Thẹn hổ non sông,
Vì thất học vì hiểu nông,
Suy ngoài xác thịt, kém trong tinh thần.
Kìa Thiên Trúc Phật Tôn Thiên đạo,
Kìa Đông Châu Nho Giáo nhân luân,
Trọng Ni xướng thuyết đại đồng,
Có chi phân giống chia dòng mối manh.
Nước nước thảy, trời xanh chưởng quản,
Dân dân đồng, bè bạn ruột rà,
Nga là Đức, Đức là Nga,
Nam là Pháp đó, Pháp là Nam đây.
Dùng khoa học trước gầy đạo đức,
Toan đại đồng cần nhất tu thân,
. . .
Có lẽ vì chí thành thông thần, nên càng nói tiền bối càng sáng mắt lên, giọng vang vang sang sảng.
Chính tiền bối cũng không ngờ mình đã trình bày một cách trôi chảy có hệ thống, mạch lạc như vậy. Tiền bối nhận thấy không khí toàn nhà như bao trùm một sức thu hút. Tất cả những người ng ồi nghe thật rõ ràng: “Khi tựa gối, khi cúi đầu, khi giương mắt ngó, khi chau đôi mày.”
Bấy giờ ông chú của Tiền bối mới chặc lưỡi khen:
- Thật là hậu sinh khả úy, bảy mươi chịu học mười lăm. Rõ ràng con hơn cha nhà có phúc!
Ông cụ Nghinh bật cười ha hả, có l ẽ thỏa mãn cho những điều hiểu biết và trình bày của con. Ông nói:
- Quả là đại nghi, đại ngộ! Nó đã có duyên với đạo thì dòng họ mình cũng có duyên với đạo.
Sau buổi nói chuyện đó, tưởng đâu sẽ thuận buồm xuôi gió để tiền bối vào Sài Gòn tiếp tục tu h ọc. Không ngờ chính cái thỏa thông của gia đình đã giam chân tiền bối ở lại quê. Bởi vì ngay sau tối hôm đó, bà con anh em thân thuộc, cũng như người trong làng bắt đầu xin tiền bối hướng dẫn nhập đạo. Họ thi nhau mượn kinh chép kinh, thiết bàn thờ Thầy theo l ối vô vi và nhà của cụ Nghinh trở thành nơi minh thệ nhập môn không ngớt.
Biến cố
Chỉ trong vòng ba tháng mà đạo h ữu nhập môn đến cả trăm người. Dù có âm thầm đến đâu, cũng không giấu nổi cái xôn xao trong một khu làng quê vốn có cuộc sống bình lặng. Những lời kinh tiếng kệ, những nghi thức cúng kính, nhất là niề m vui về một nền tôn giáo mới đầy ắp cả lòng mỗi người và lan tràn sang người khác, cho nên làng, t ổng bắt đầu để ý. Họ theo dõi rồi trình báo liên miên. Tiền bối đã bị xã, quận bắt lên bắt xuống nhiều lần để tra hỏi.
Vì thấy tiền bối nhỏ tuổi, lại cũng không có lý do gì có thể làm t ội được, nên lần nào tiền bối cũng chỉ viết cam đoan với nội dung là:
“Tôi có gia đình cha mẹ họ hàng ở trong làng nước. Tôi có theo đạo Cao Đài để tu hành, thờ Trời kính Phật ăn chay làm lành, giữ năm điều răn cấm của Tr ời Phật dạy: Không sát sanh. Không trộm cướp. Không tà dâm. Không say sưa rượu thịt. Không nói láo. Và nguyện gi ữ gìn phép nhà luật nướ c, thuế xâu đóng đủ, làm tròn bổn phận công dân. Nếu tôi có làm chi sai với điều khai trên đây và trái với pháp luật trị an nhà nước, tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm.”
Cứ mỗi lần bắt lên rồi thả về như v ậy là mỗi lầ n bà con đến thăm hỏi, lại có dịp để ti ền bối rao truyền giáo lý, củng cố đức tin, thu hút được đạo hữu ngày thêm đông. Chính quyền rất lấy làm ng ạc nhiên, không hiểu tiền bối có tài gì mà lôi cuốn quần chúng nhập đạ o t ấp nập như vậy. Cho nên họ đã đưa mật thám trà trộn để dò la. Biết
vậy nhưng tiền bối vẫn thản nhiên, vẫn cứ thẳng một đường thuần túy tu hành. Thật là:
Thiệt vàng nào phải thau đâu
Nào ai thử lửa nhận thau vàng mười
Giảng đạo cọp dữ cũng cười
Dù cho mật thám cũng người như ta
Chánh khí nào sợ quỷ ma
Đạo cao đức trọng mị tà cũng kiêng.
Sau một thời gian theo dõi, mật thám làng, tổng đã nhận đị nh và trình lên chính quyền lưỡng triều (tức là Tòa Sứ bảo hộ Pháp và Tổng Đốc Nam triều) rằng tiền bối chỉ là một thư sinh không có mưu trí mánh khóe gì, chỉ ham mê tín theo giáo lý c ủa đạo, chứ không có dấu hiệu làm chính trị hay quốc sự.
Thời gian lắng đọng tưởng đã yên thân, không ngờ tiền bối lại có lệnh của quan Tổng Đốc Qui Nhơn Hồ Đắc Ứng cho gọi.
Đối với quan địa phương, tiền bối đã thoát nạn, nay Nam triều Tổng Đốc cho trát đòi, không biết lành dữ thế nào. Tuy lòng nghi ngại lo âu vô cùng nhưng tiền bối vẫn phải đón xe vào Qui Nhơn trình diện.
Được đưa vào phủ, nhìn cảnh bài trí cầu kỳ trong phủ đường với không khí mát lạnh tỏa ra t ừ những câu liễn, những bức hoành phi, những bộ trường kỷ cẩ n xà cừ, tiền bối cảm thấy rờn rợn, nhưng quyết phải vượt cho được vũ môn này. Tiền bối chưa vội nhìn vào ghế chính, Tiền bối biết quan Tổng Đốc đang chăm chú nhìn một cậu trai bạch diện thư sinh, mà đã làm vang dội cả xã, làng, quận, tỉnh về một mối đạo.
Khi được người hướng dẫn cho biết phải thi lễ, tiền bối vội vàng sụp xuống:
- Kính lạy cụ lớn, con được lệnh gọi vào phủ không biết có điều chi dạy bảo?
- À, trò là Huỳnh Thanh ở Cát Hiệp, Phù Cát. Năm nay trò bao nhiêu tuổi?
- Dạ bẩm cụ, con năm nay mười bảy tuổi.
- Nghe trò có học và đã đậu Primaire, tại sao không lo tiếp tục tiến thân, lại nghe lời dụ dỗ theo đạo cấm, truyền bá mê tín dị đoan?
- Bẩm cụ, con tín ngưỡng Trời Phật, ăn chay làm lành, giữ theo tam quy, ngũ giới của đạo Phật, chứ đâu có làm điều chi mê tín dị đoan.
- Nếu trò có lòng tín ngưỡng Trời Phật, ăn chay trường giữ được tam quy, ngũ giới của Đạo Phật như vậy trò nên bỏ đạo Cao Đài theo Phật Giáo thì tốt lắm. Chính Đức Hoàng Thượng làm Hội Trưởng danh dự Phật Học, cùng các quan đây cũng tu nhưng chưa trường chay, chưa giữ tròn ngũ giới của đạo Phật. Nếu như trò giữ tròn thì trò sẽ được mến trọng, ban khen, chứ nào ai có bắt bớ cấm ngăn. Còn đạo Cao Đài là đạo chính phủ không thừa nhận.
C ụ Tổng Đốc sửa lại đôi mục kỉnh, nghiêm mặt nói tiếp:
- Trò có nghe sắc luật của nhà vua không? “Cao Đài thư tịch bất đắc truyền bá Trung Kỳ.” Đó, trò biết chưa?
Bao nhiêu lời khuyên bảo của cụ Hồ Đắc Ứng đã không làm ti ền bối lay chuyển lại khiến cho lòng trai thêm kiêu hãnh. Như trâu ghé không biết sợ cọp, tiền bối biện luận:
- Sở dĩ con giữ tam quy ngũ giới của đạo Phật mà con không theo đạo Phật là vì con nhỏ, dốt kinh sách của Phật Giáo. Đa phần kinh Phật viết bằng tiếng nước ngoài nên con không hiểu được. Ngược lại kinh sách, thánh ngôn, thánh giáo Cao Đài viết bằng tiếng mẹ đẻ nên con hiểu dễ dàng. Còn sắc luật mà quan đọc về thư tị ch Cao Đài không được truyền bá, thì con thấy làm lạ. Tại sao ở Nam Kỳ là thuộc đị a người Pháp thì cho tự do truyền bá, có đến hàng triệu tín đồ. Còn ở đây là Nam triều lại cấm đạo của người Nam.
Cụ Tổng Đốc day qua ngó mặt quan Bố Chánh rồi cười nói rằng:
- Điều đó ta không biết. Làm quan phải tuân lệnh vua, còn trò làm dân không tuân lệnh vua sao?
Tiền bối Huỳnh Thanh hơi lúng túng:
- Dạ... con không hiểu con xin thưa vậy, chứ con đâu có dám không tuân.
Cụ Tổng Đốc nói:
- Trò tuân thì từ nay về sau không được truyền bá đạo Cao Đài nữa nghe chưa.
- Dạ bẩm cụ, con còn nhỏ, con có biết chi mà truyền bá, con chỉ tu tại gia phần con, còn ai họ có lòng tín ngưỡng họ lo phần họ, con nào có quyền ép buộc ai. Xin quan xét lại.
Ông Tổng Đốc g ật đầu rồi bắt tiền bối Huỳnh Thanh phải làm tờ cam kết là tuyệt đối không còn truyền bá đạo nữa mới cho về.
Lần này được trở về tiền bối Huỳnh Thanh không thể xem thường được nữ a. Đây là uy quyền củ a một Tổng Đốc Nam triều không thể dễ duôi được. Tiền bối đã thuật lại cho bổn đạo, bà con và dặn k ỹ, từ nay phần người nào người nấy tự tu. Nếu ai có bị bắt hỏi thì hãy một mự c khai rằng chỉ tin Phật Trời ăn chay giữ giới chứ không do ai truyền bá cả.
Mặc dù cố gắng hạn chế tối đa nhưng hàng ngày nhà tiền bối vẫn có năm, mười người xin nhập môn. Họ đã biết tình hình khó khăn nên tìm đủ mọi cách giữ im ẩ n. Tuy vậy làng, tổng vẫn theo dõi và ra lệnh cấm tuyệt đối không cho tụ tập năm người ba người (qu ần tam tụ ngũ). Tiền bối lại chuyển hướng vận động cải gia vi tự ở các xã, huyện để chi phối vi ệc bổn đạo tín ngưỡng nhập môn. Lần lần các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Bình Khê, Hoài Ân, Long Giang, Thạch Khê, Suối Đá đều có nhà bổn đạo hiến để làm nơi tín ngưỡng chung. Số đạo hữu càng ngày càng đông.
Thấy đã đến lúc cần lập bộ đạo, để tùy nghi củng cố hàng ngũ nhân sinh, nên tiền bối kê danh sách đầy đủ, xin phép gia đình, từ giã bà con, mang bộ đạo vào n ộp cho Hội Thánh Tiên Thiên tại Châu Minh, Sóc Sãi, Bến Tre.
Tiền bối đi chừng một tháng, bổn đạo ở nhà lại càng nhập môn đông thêm. Các ngày sóc vọng không làm sao khỏi cảnh nhộn nhịp, đông người, ở các nhà cải gia vi tự, nhất là nhà cụ Nghinh, do đó tình hình trở nên nghiêm trọng. Tiền bối Huỳnh Thanh có lệnh đòi. Ông cụ Nghinh lo sợ, xuống quận thưa là tiền bối đã vào Nam, không có ở nhà. Thế là họ ra lệnh niêm nhà và tầm nã. Mật thám đưa tên và hình của tiền bối khắp nơi, nhất là các ga xe lử a để truy tầm. Tiền bối đã được gia đình gởi tin cho biết và bảo
ở luôn trong Nam đừng về nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét