Thánh Thất Thái Hòa, ngày 02-8-ĐĐ.30 (Ất Mùi)
(17-9-1955)
THI
ĐÔNG phương mở rộng Đạo từ bi,
PHƯƠNG hướng hòa thân vạn giáo qui;
LÃO luyện pháp mầu siêu ngoại giới,
TỔ truyền tâm ấn chuyển Tam kỳ.
Bần
Đạo chào chư môn đệ.
Buổi hạ nguơn, nhơn loại khắp mười phương thế giới đều chung chịu nạn khổ dập dồn.
Đó
cũng do chúng tạo ra tội ác từ vô thỉ dĩ lai, cái kết quả đến nguơn hội nầy là
kết quả chung, một thảm họa vô cùng đáo để!
Than
ôi! Nếu không nhờ sót đôi chút thiện duyên mà các Hiền Nhân, Thánh Triết ngày
xưa gieo rải nơi đời, còn lại một số hữu căn mầm lành tiềm ẩn, thì mong gì được
ơn cứu độ của Đức CHÍ TÔN. Nếu THẦY không sớm đến đây thì ngày nay nạn ao lửa
núi gươm đã tung dậy khắp nơi, loài người sẽ xô đẩy nhau vào nơi tiêu diệt!
Hân
hạnh cho loài người sớm được đón tiếp nguồn linh điển vô biên trong sạch trọn
lành của Đức CAO ĐÀI phóng chiếu xuống cõi hồng trần, vẹt tan bao nhiêu ác tập
tà khí, dẹp sạch luồng âm quang u ám đương hung hăng hăm dọa loài người.
Thế
mà người nào biết nhận thấy sự mầu nhiệm oai nghi của THƯỢNG ĐẾ làm cho tất
thảy lai sanh, tái tạo một cuộc đời an bình mỹ lệ ngày mai, cho chúng sanh nơi
cõi Diêm phù trở thành tịnh cảnh Niết bàn, chung sống một nguồn sanh lực thiên
nhiên vô tận.
Đã
nói cảnh an bình, thì sao ngày nay, nhơn loại máu còn chảy? Khổ còn chồng? Gươm
đạn còn múa vung khạt đổ? Bốn biển ngồi đứng không yên? Cơm thiếu ăn, áo thiếu
mặc? Nơi nơi tai chất họa chồng? Nạn chiến tranh mỗi phút mỗi hăm he đe dọa con
người, không chóng thì chầy, một sớm một chiều, năm châu sẽ trở thành bể lửa!
Ôi!
Tuy loài người đã thấy vô số bi kịch khổ đau, thấy cái trạng huống vô cùng khốn
khó, dù bước tới, dù đi lui, cũng khó tránh cái cơ tiêu diệt, mà mấy ai tìm
thấy do đâu mà có? Có mấy ai tìm hiểu cõi đời là mộng ảo, thoạt có, thoạt
không, thoạt thấy đó, thoạt mất đi, và tuồng đời ảo hóa, thay trắng đổi đen, có
phải tại người đời gây ra không? Có phải tại ý đời tạo chát, tình đời lưu dục
mà thành nghiệp nghiệp oan oan không?
Hễ
còn nghiệp, còn oan thì khó phần được cứu. Vì mỗi khi oan nghiệp làm thầy, ý
tình sở chủ, thì linh năng tự tánh bị che lấp ám mờ, mà đã thế thì phải chịu
cho nghiệp thức dắt vào nơi khổ hải trầm luân. Dù THƯỢNG ĐẾ có quyền năng, cũng
không thể dụng từ bi mà làm mất lẽ công bằng vô tư được.
Vì
thế, mà loài người phải trả trả vay vay cả vốn lẫn lời, với buổi hạ nguơn không
còn dây dưa mà dứt khoát.
Phương
chi có đau khổ mới rèn luyện được giác quan, mới ăn năn tỉnh ngộ, con người mới
nghĩ xa gẫm lại mà thấy con đường xưa nay của Phật, Tiên là con đường giải
thoát.
Vậy,
chư môn đệ nhận rõ mà lo tròn nhiệm vụ đã được THẦY giao phó, từ đây, chung sức
để tay mà lo vun đắp Chơn truyền Đạo Pháp. Nơi nầy, Đức chÍ TÔN đã Khai Cơ Lập
Pháp, qui trí nhiệm vụ đương vi cho mỗi
môn đệ. Lành thay! Quí hóa thay!
Nếu
cơ duyên sớm đã tạo thành thì các môn đệ nơi HIỆP THIÊN ĐÀI phải được một quyền
hành xứng đáng. Quyền hành cao trọng được trao, thì thân phận con người phải sao
mới xứng người có Quyền Pháp.
Người
phải vô tư, Quyền Pháp ở nơi người, thì người càng phải thanh cao tinh khiết.
Người có thanh cao thì Pháp mới thanh cao, Quyền mới có uy lực. Uy lực không
phải Quyền, thanh cao không phải Pháp, mà thanh cao, uy lực ở nơi người. Người
có công bằng, thì Pháp còn thêm bình đẳng, bác ái, Quyền còn thêm thành tín từ
bi.
Quyền
Pháp linh thiêng là cơ mầu nhiệm. Cơ mầu nhiệm ở nơi Quyền Pháp, nơi người là
THƯỢNG ĐẾ chuyển thân thường trụ. THƯỢNG ĐẾ thường trụ nơi người, người có
huyền linh cách cảm, người là THƯỢNG ĐẾ. Nên Quyền Pháp người đời hằng quí
trọng.
Có
điều nhiều người quí trọng cái danh vô thực, chớ nào quí trọng cái thực vô
danh. Bởi thế, kẻ nói vì Đạo thương THẦY mà hiểu thấu Quyền Pháp thì ít, không
hiểu thấu Quyền Pháp lại nhiều, nên rồi làm nhơ bẩn đến Quyền Pháp hay làm cho
Pháp Quyền không hiện, làm như thế cũng là người trong hàng phá Đạo.
Pháp
là gì? Pháp là một trong hai thể. Trời đất tạo thành do một khí Dương, một khí
Âm, là cơ động tịnh. Cơ động tịnh hợp thành mới có Càn Khôn thế giới chúng
sinh. Thế giới chúng sinh là Pháp. Trời là THƯỢNG ĐẾ. Mà THƯỢNG ĐẾ là chủ thanh
tịnh vô vi. Cái thể tịnh cảm hợp mà sinh ra thể động. Thể động hàm tàng đủ cả
LÝ, KHÍ, nên gọi là Pháp.
Vậy,
Pháp là vật báu trung gian, làm môi giới. Pháp có hình, có luật, có sự là thể,
có tướng, có vật là dụng. Lấy sự để lập luật, dựa Luật để y hình, hình chiếu
theo luật, luật cứ theo sự, sự chứng ở vật, vật hiện nơi tướng, tướng chủ ở
thể, thể đối với hình là pháp.
Người
cầm Pháp, giữ luật phải căn cứ vào nguyên tắc mà tránh sự oan tình, giúp đời tỏ
sáng.
Đã
nói là Pháp thì pháp có cả vô vi và hữu hình, nói là Luật, thì luật có Chương,
Điều, Khoản, Tiết. Chương, Khoản của luật phải căn cứ nơi sự việc rõ ràng. Sự
việc hiện trên vật thể, vật thể phát lộ ở tướng mạo dung nghi. Người cầm luật
phải công bằng, muốn biết công bằng đảm bảo, phải xem xét trong sự vật cụ tượng
mà thôi! Ngoài ra về nhơn quả vô hình, phần ấy nhượng lại Vô vi, có Thiên điều
luật pháp. (…)
Thôi, Bần Đạo chào và ban ơn chư môn đệ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét